Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 13

17 Tháng Ba 201200:00(Xem: 8046)
Chương 13


BỤI ĐƯỜNG

tức Phương Trời Cao Rộng 2

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996

oOo


CHƯƠNG MƯỜI BA

 

Đồi Trại Thủy, đặc biệt là trên con đường Hoàng Hôn và những con đường dẫn lên viện Hải Đức, có hoa nở bốn mùa rất đẹp. Hoa ở đây không phải chỉ nở trong những chậu kiểng trang trí trước sân chùa, quanh các thiền thất và các dãy tăng phòng, mà là hoa rừng. Hoa rừng đây cũng không phải là các loài hoa dại vô danh mọc chen nhau khắp lưng đồi. Hoa rừng đây là hoa phượng, bằng lăng, hòe, mai và anh đào… Vì được trồng rất nhiều dọc hai bên con đường Hoàng Hôn, cũng như khắp vòng đai quanh viện, nên được coi như là hoa rừng. Chúng thay nhau trổ hoa vào mỗi mùa nhất định. Mùa hè có phượng vĩ, mùa thu có bằng lăng, mùa đông có sầu đông và hòe, mùa xuân có mai và đặc biệt nhất là anh đào. Như vậy, cứ nhìn màu hoa trổ sắc trên những chòm cây thì biết là mùa nào vừa đến; nhìn những xác hoa tơi tả rơi trên đường đồi thì biết mùa nào sắp trôi qua. Mùa hè, đồi Trại Thủy sáng lên màu cam phượng vĩ. Mùa thu, buồn lắng với màu tím của bằng lăng. Mùa đông lại tê tái ủ dột vói màu vàng của hòe và sầu đông. Và mùa xuân thì rực rỡ hoa mai, nhưng nổi bật nhất vẫn là anh đào với những cành nhánh khô gầy tưởng như đã bị chìm khuất từ ba mùa trước đó. Nhìn từ xa, màu hoa kết thành từng dải, tụ lại hoặc bảng lảng tỏa ra khắp ngọn đồi. Và khi dạo bước trên đường Hoàng Hôn, khách bộ hành sẽ cảm thấy như đang dạo dưới những tán mây tuyệt sắc.

Bây giờ là mùa xuân của năm 1978. Hoa lá mùa đông chưa mục hẳn trên lớp đất màu mỡ của những ngày đầu năm. Nhưng tôi biết có một khối u tình đã được chôn đi theo năm tháng.

Từ ngày rời chùa Linh Phong, không còn đi cúng đám suốt ngày nữa, tôi đã trở lại làm việc nơi hãng vị trai, mỗi tuần ba ngày, mỗi ngày từ tám giờ sáng đến mười hai giờ trưa. Tôi trở lại sinh hoạt bình thường, không còn đeo mang hình bóng Như Như thường xuyên và nặng nề như những tháng trước. Chỉ thỉnh thoảng mới thấy gợn lên một chút buồn nhẹ trong lòng, rồi cũng trôi qua. Công việc của tôi bây giờ lại càng nhàn rỗi hơn trước, có lẽ do Thượng tọa giám đốc thương quí, cất nhắc tôi làm những công việc nhàn rỗi như vậy để có thì giờ đọc và học thêm—vì công việc tôi làm là công việc duy nhất của xưởng mà người làm có thể vừa làm việc vừa đọc sách. Công việc mới nhận này có thể nói là chẳng khác gì với công việc của các tiểu đồng ngồi canh lò luyện đan cho Thái Thượng Lão Quân trong truyện Tây Du Ký, nhưng thực tế thì nhàn hơn nhiều. Vì cái lò tôi phải ngồi canh là lò đốt bằng dầu cặn, có công tắc kiểm soát; còn nồi thì là nồi gang lớn, có nắp đậy, xiết ốc tán, trên nắp có đồng hồ đo nhiệt. Bên trong chẳng phải là thứ cao đơn hay tiên dược gì; chỉ là mấy chục cái bình sê-rum trong đó nhét đầy mạt cưa (sau khi chưng nấu ba tiếng đồng hồ, các bình này được đem vào phòng thí nghiệm, để bỏ meo nấm vào). Hễ thấy đồng hồ lên cao quá thì vặn lửa bớt xuống một chút. Đủ giờ thì tắt lò, và vì lò còn nóng, cứ để đó cho nguội, rồi sẽ có các thầy các cô trong ban làm meo nấm lo tháo ốc, mở nắp ra, đem các bình mạt cưa vào phòng thí nghiệm. Suốt nhiều ngày ngồi canh cái nồi mạt cưa ấy, tôi đã đọc được khá nhiều sách. Làm việc như vậy cho đến ngày hai mươi ba Tết, tôi được cho nghỉ để lo dọn dẹp ở viện.

Ba mươi Tết, sau khi hoàn thành những công tác tại viện, tôi theo thầy bổn sư lên chùa Diên ThọDiên Khánh để cùng chú Quyết lo dọn dẹp, trang hoàng cho mấy ngày đầu năm. Nơi đây, có các nữ Phật tử ngang tuổi tôi, cũng là đệ tử của thầy tôi, đến phụ giúp công việc cho chùa. Thỉnh thoảng, các cô ấy cũng chuyện trò thân mật, vui vẻ với các chú ở chùa trong tình đồng đạo, đồng sư. Họ cũng có nét xinh tươi quyến rũ của nữ phái và đôi khi, có cô có ý làm quen, kết bạn với tôi mà lòng tôi cảm thấy lạnh băng, không hứng thú, không rung động. Có lẽ tim tôi cũng có điều kiện và lý lẽ riêng của nó: giống như cây rừng trên đường đồi Trại Thủy, chỉ nở hoa cho một mùa và một không gian nhất định nào đó. Cũng có thể nó khác cây rừng ở chỗ nó chỉ trổ sắc một lần rồi chết luôn. Nếu thực là vậy thì tâm tư tôi sẽ thoải mái, dễ chịu hơn, và cuộc đời tu hành của tôi may ra có triển vọng được sáng sủa hơn.

Mồng hai Tết, tôi về thăm nhà. Hai năm rồi, những người trong gia đình tôi vẫn không thay đổi, không có tiến bộ gì hơn về chuyện sinh nhai. Cho nên không khí Tết ở nhà vẫn tiêu điều ảm đạm như hai năm trước tôi về thăm. Ba tôi lúc ấy đã trên sáu mươi. Nếu ông ấy còn khả năng làm việc, ông cũng không chịu làm việc cho chế độ mới này. Nghe mẹ tôi nói, những người bạn văn thơ cũ của ông từ Bắc vào như Chế Lan Viên, Vũ Đình Liên, Phạm Huy Thông, Trần Thanh Mại, Trần Thanh Địch… đã đến thăm và có nhã ý sẽ đề bạt ông một vài công việc gì đó trong viện kiểm sát của thành phố, nhưng ông đã chối từ. Ông thà chết đói, ngồi vấn thuốc rê ở xó bếp, nhìn bâng quơ lên trời, hoặc nhìn đăm đăm vào một vết ố nào đó trên vách bếp. Anh Hậu, giáo sư trung học, đi theo toán phu kiều lộ để làm đường, chỉ kiếm được gạo ăn tiêu chuẩn (mỗi tháng chừng mười kí lô), ngoài ra, chẳng có lương hướng gì. Chị Thuần thì đi dạy các lớp bổ túc văn hóa trong khóm phường. Dạy miễn phí. Dạy để được nhà nước nhìn nhận là gia đình này sẵn sàng làm việc chứ không ai muốn ở không ăn bám xã hội. Chị Hồng, cũng giáo sư trung học và đã từng là ca sĩ có danh một thời ở Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của chế độ cộng hòa, tìm việc làm mãi không được, bèn trở vào Sài Gòn nhờ bạn bè kiếm việc giúp. Hiếu và Hữu, anh và em trai kế của tôi, đã tình nguyện đi kinh tế mới Nhiễu Giang sau khi trải qua bao khổ nhọc từ đoàn Thanh Niên Xung Phong, từ đủ các nghề lao động tay chân mà vẫn không đủ sống và không được nhìn nhận là công nhân chính thức, cán bộ nhà nước muốn sa thải lúc nào tùy hứng. Ba đứa em khác của tôi thì hãy còn nhỏ. Cả lô người ấy, quần tụ trong một căn nhà nhỏ để ăn Tết, tuy rằng ấm cúng thật đó, nhưng cũng se lòng làm sao. Ở nhà chỉ có trà để tiếp khách. Và có lẽ tôi là “người kháchduy nhất của gia đình trong thời gian ấy. Người ta ái ngại không dám đến thăm gia đình tôi không phài vì sợ vạ lây với một gia đìnhngụy quyền” mà còn sợ vô tình đụng chạm đến thể diện của gia đình tôi nữa—họ không muốn gây khó xử cho gia đình tôi trong việc tiếp đãi họ vào những ngày đầu năm mà theo tập tục truyền thống, ít nhất cũng phải có bánh mứt hay rượu thịt gì đó để chung vui. Tôi ngồi uống trà với ba tôi một lúc ở cái bàn gỗ duy nhất còn lại trong nhà. Chừng nửa giờ sau, tôi không chịu đựng nổi nữa, đứng dậy, có bao nhiêu tiền lương, tiền thưởng ăn Tết của hãng vị trai, tiền lì xì của thầy, tôi móc ra hết, đưa cho mấy đứa em, dặn chia cho cả nhà, rồi tôi về. Tôi đâu có dám đưa tiền cho ba mẹ hay các anh chị lớn của tôi. Chỉ có thể mượn danh nghĩa “lì xì” đầu năm mấy đứa em để giúp được gia đình chừng nào tốt chừng đó. Trên đường về, tôi còn hối hận đã từng tốn tiền mua đàn, sáo, và quá nhiều sách… trong hai năm trước. Đáng ra, tôi phải sống hết sức đạm bạc và không nhu cầu như tôi đã từng đơn giản vậy từ những ngày ở Hội An. Nếp sống đạm bạc, đơn giản, không những là một phương thức để chế ngự thân tâm rất cần thiết cho những kẻ xuất trần, mà còn là cách hay để chia sẻ niềm đau với những người khổ nạn, nghèo đói trên cuộc đời. Cứ nhìn gia đình tôi thì tự khắc biết ngay dân tộc tôi, đất nước tôi hiện nay như thế nào. Hiện trang ấy, không cho phép tôi sống theo ý thích bản thân nữa.

 

 

Ô

 

Trước khi về viện, tôi ghé thăm chú Đức ở tịnh thất của chú. Thấy tôi từ xa, Đức vui mừng bước ra đón:

“Chào thiền sư thi sĩ năm mới.”

“Xì, đừng nói vậy nghe xấu hổ quá. Mấy ngày Tết chú nằm nhà chứ không đi đâu hở?”

“Không. Chú còn có gia đình ở đây để đi thăm chứ tôi có ai đâu. Nằm nhà đọc sách thôi.”

“Vậy còn sướng nhiều. Thăm gia đình chỉ thấy lòng nặng trĩu thêm mà chẳng giúp được gì.”

“Sao vậy? Ở nhà có chuyện hả?”

“Chuyện gì đâu. Thất nghiệp đó mà.”

Đức nấu nước sôi chế trà, lấy mứt và hạt dưa ra mời tôi. Tôi buồn bã nói tiếp:

“Chẳng hiểu họ sẽ đối xử với quân nhân và giới chức của chế độ trước bằng thái độ thù hằn như vậy cho đến lúc nào mới dứt. Chú biết không, mợ tôi có ba người con gái lấy ba người chồng sĩ quan. Ba anh đều là thiếu tá. Một anh ngành Quân y, một anh Công binh Chiến đấu, một anh Không quân. Ba anh đều bị bắt đi tập trung cải tạo. Khiếp thật! Ba năm rồi, chẳng thấy về. Vậy mà ở nhà ai cũng tưởng đi chừng một, hai tuần. Cứ xét từ gia đình thân quyến của tôi thì phỏng đoán được trong cả nước ít nhất cũng phải có hàng trăm ngàn người bị bắt đi tập trung như vậy. Thực là một sự phí phạm. Chắc chú cũng biết là sĩ quan và công chức cao cấp của chế độ trước đa phần có khả năng, học thức. Giam hết họ vào tù và bạc đãi họ hàng thân quyến của họ thì đất nước này lúc nào mới ngóc đầu lên được!”

Đức góp lời:

“Đúng là một chế độ ấu trĩ, xuẩn ngốc!”

“Không phải xuẩn ngốc. Phải nói là bệnh hoạn! Đức à, máu gì chảy trong thân tôi sao mà nóng quá…”

“Thôi, nhịn đi chú ơi. Cái nghiệp của dân tộc như vậy, phải chịu thôi.”

“Nói vậy đâu được. Cái gọi là nghiệp dĩ, tức là nghiệp đã được định, đã kết thành quả thì không đổi được, nhưng cái nghiệp nhân chưa gieo, hoặc mới gieo, thì đổi được chứ. Đứng vào thời điểm này mà nói, miền Nam hay cả nước lọt vào tay cộng sản là cái nghiệp dĩ của dân tộc, phải chịu, tôi đồng ý. Còn từ bây giờ về sau thì sao? Còn về chính sách của một chế độ thì sao? Cái đó lúc nào cũng có thể trở lại bước đầu và được coi như là nghiệp nhân mới gieo, hoặc sắp gieo, có thể sửa đổi được chứ. Nếu họ không muốn sửa thì người dân phải sửa. Nếu họ không muốn làm, người dân phải làm.”

Đức ngó tôi, sửng sốt, xua tay nói:

“Thôi chú ơi. Họ sử dụng bạo lực sắt máu như vậy thì dân nào mà dám hó hé. Uống trà đi. Nói chuyện khác cho khuây khỏa. À, lâu nay chú có gặp chú Thể không?”

“Không, chú ấy sao rồi?”

“Tôi mới gặp hôm qua. Dạo này chú ấy sướng rồi.”

“Gì mà sướng?”

“Thầy Trừng Hùng cho tiền chú Thể và chú Xứng đi học kèm toán và Anh văn.”

“Cái gì? Có chuyện đó thực sao?”

“Thực, ai nói dối chú làm gì. Chú Thể khoe với tôi như vậy mà.”

“Lạy Phật! Tạ ơn trời đất đã xoay chuyển cục đá thành đóa hoa. Hay quá! Nguyên do nào khiến thầy Trừng Hùng thay đổi dữ vậy?”

“Chẳng biết nữa. Có thể nghe Phật tử thân tín nào đó đề nghị. Cũng có thể do gia đình thầy ấy yêu cầu. Chú Xứng em ruột thầy Trừng Hùng từ Huế vào ở lại chùa Linh Phong mà. Lo cho em thì phải lo luôn cho chú Thể chứ.”

“Dù là vậy cũng quý hơn xưa nhiều lắm. Mừng cho chú Thể.”

“Chưa hết đâu, thầy Trừng Hùng còn có một thay đổi lớn nữa đó.”

“Gì nữa?”

Đức nói nhỏ giọng xuống:

“Chú Thể nói là thầy Trừng Hùng đang lo cho chú Xứng và cả chú Thể đi vượt biên.”

“Quá hay! Vậy là tôi tin thầy Trừng Hùng đã thay đổi hoàn toàn thành con người khác rồi đó. Chú thấy không, cách nay nửa năm thôi, tụi mình hãy còn khốn đốn với thầy ấy, vậy mà bây giờ thầy ấy cởi mở, tiến bộ… hỏi sao không mừng. Dĩ nhiên là chuyện thay đổi của thầy ấy không còn ảnh hưởng hay quan hệ gì đến tụi mình nữa, nhưng từ nay các chú ở chùa Linh Phong sẽ thoải mái nhiều.”

 

Ô

 

Nửa năm trước, tôi đang ở viện thì chú Thể từ chùa Linh Phong qua, đem theo lệnh của thầy Trừng Hùng:

“Thầy Trừng Hùng bảo chú và chú Đức bắt đầu từ đêm nay phải về ngủ tại chùa Linh Phong. Ban ngày đi đâu làm gì thì làm, ở đâu thì ở, nhưng ban đêm phải về ngủ bên đó. Chú có gặp chú Đức thì nhắn giùm chuyện đó luôn nghe. Thầy ấy còn nói mấy chú không chịu về ngủ đêm ở chùa Linh Phong thì tên các chú bị gạch khỏi sổ hộ khẩu ngay. À, thầy còn dặn là các chú phải về chùa trước tám giờ tối.”

“Được rồi. Cám ơn chú. Để tôi nhắn chú Đức. Tối nay chúng tôi qua. À, lâu nay có ai đến hỏi tôi không?”

“Có mà không.”

“Là sao?”

“Có là người đó có đến. Không là vì người đó không vào chùa, cứ lảng vảng ở bậc tam cấp một lúc rồi về, không chịu hỏi ai hết. Phải chi người đó vào chùa hỏi tôi một tiếng thì có câu trả lời rõ ràng của tôi rồi, đàng này… không chịu vào. Tôi đâu dám tự động bước ra hỏi thăm. Người đó đến chừng ba, bốn lần, rồi không thấy đến nữa.”

Kể từ hôm đó, cứ bảy giờ tối, chúng tôi cùng đến chùa Linh Phong, mỗi đứa một cái đãy, mang theo cái y (ca-sa), mùng và một cuốn sách để đọc. Ba giờ rưỡi khuya, khi thầy Trừng Hùng và chú Thể tụng thời công phu, tôi và Đức rời chùa trở về viện và tịnh thất. Mấy đêm đầu chúng tôi bật đèn nê-ông bên dãy nhà Đông để ngồi đọc sách nơi cái bàn lớn. Nhưng một đêm nọ, thầy Trừng Hùng bảo chú Thể gọi chúng tôi qua dãy nhà Tây.

“Thầy bảo các chú có học hay đọc sách gì thì qua bên nhà Tây ngồi đọc nơi bàn khách cho đỡ tốn điện. Đèn nê-ông bên đó có sáu tấc thôi, đèn bên này mươi hai tấc tốn điện lắm. Với lại cũng là học với đọc sách thôi sao không dồn lại một chỗ lại chia làm hai bên tốn hai cái đèn!”

Chú Thể nói mà giọng nghe có vẻ mỉa mai, buồn cười. Tôi và Đức đành theo chú, đem sách qua nhà Tây mà đọc. Thấy chúng tôi cũng có vẻ ngoan ngoãn, biết sợ, thầy Trừng Hùng được trớn, lấn lướt thêm:

“Thằng Đức đọc sách gì vậy?”

“Pháp Hoa Huyền Nghĩa”, Đức đáp

“Còn thằng Khang?”

“Sách của… Krishnamurti,” tôi đáp.

“Là ai, sách Tây hả?”

“Không, sách bằng tiếng Việt.”

“Chứ mi mới nói chi mà kít-na kít-ni đó. Đưa tao coi. Sách này đó à? Ông này là ai, có phải Phật giáo không?”

“Không,” tôi đáp.

“Vậy sao mi đọc? Không lo đọc kinh. Bộ kinh Phật không đủ cho mi đọc hở? Bộ mi đọc hết tam tạng kinh điển của Phật giáo rồi sao?”

“Đâu phải đọc hết kinh Phật rồi mới được đọc sách ngoài! Cũng phải đọc sách này sách nọ mới mở rộng được kiến văn chứ!”

“Không có cãi! Tao nói mà mi cãi à? Không phải trong Luật Sa-di nói là sa-di bọn bây không được đọc sách ngoài sao! Bọn mi học luật rồi mà không biết chuyện đó ư?”

“Biết chứ, nhưng cũng có trường hợp biệt lệ; vả lại luật Sa-di đó cũng xưa lắm rồi, có nhiều điều cần phải sửa đổi cho hợp với thời nay thì mới ổn,” tôi nói.

“Không có biệt lệ cho ai hết. Mi học ai, học ở đâu mà nói có biệt lệ mà còn đòi sửa chữa luật? Luật của Phật nói mà mi muốn sửa à?”

“Giới thì không sửa được, nhưng luật, nhất là các oai nghi, các nghi thức sinh hoạt, đâu phải lúc nào và chỗ nào cũng giống nhau, cho nên phải tùy theo thời đại, theo hoàn cảnh mà châm chước chứ. Mà cuốn luật Sa-di Oai Nghi trích từ Bách Trượng Thanh Quy, chỉ là một cuốn nội quy sinh hoạt thôi. Nội quy ấy được đặt ra cho các thiền viện bên Tàu thời xưa, mình lấy theo đó mà thôi, có phải chính xác của Phật dạy đâu! Các Tổ đã có thể tự đặt ra luật được thì chư tăng thời nay cũng có thể thay đổi được chứ sao không.”

“Không nói nhiều. Tao muốn hỏi cuốn luật Sa-di mi thuộc hết chưa?”

“Dĩ nhiên là thuộc từ lâu rồi. Thầy cũng đã biết là trước khi rời Nha Trang ra Hội An tham dự Phật học viện ngoài đó thì con đã thuộc hết các cuốn luật rồi mà,” tôi đáp.

“Vậy đọc tao nghe từ đầu đến cuối xem,” thầy Trừng Hùng bảo.

“Tại sao thầy muốn con đọc chứ?” tôi hỏi lại.

“Cứ đọc hết đi rồi tao nói.”

“Để khi nào có giới đàn tỳ-kheo, con đọc tại giới trường cho thầy nghe,” tôi bướng bỉnh nói.

“Không, đọc tao nghe ngay bây giờ, coi mi có thuộc luật, có hiểu kinh Phật không mà đòi đọc sách ngoài,” thầy Trừng Hùng gắt.

Tôi không kềm được vô lễ, nói cứng:

“Tôi không có bổn phận phải trả bài cho thầy,” (lần đầu tiên tôi dùng chữ tôi để xưng hô với thầy ấy), hơn nữa, học luật chủ yếu là để thực hành, chứ thực ra đâu cẩn phải thuộc lòng; miệng thuộc mà tâm ý, lời nói hành động chẳng có chút oai nghi, chẳng đúng chánh pháp thì thuộc lòng cũng vô ích mà thôi.”

“Mi nói xéo tao đó hả?”

“Sao thầy lại nghĩ là tôi nói xéo nói xiên? Đó là sự thực. Đến một lúc nào đó, giáo sản, giáo chế, và ngay cả giáo lý cũng cần phải được cải cách, tu chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnhcăn cơ của con người thời đại. Thầy Nhất Hạnhngỏ lời kêu gọi như vậy trong Đạo Phật Hiện Đại Hóa, thầy đọc rồi mà?” (tôi phải mượn oai thầy Nhất Hạnh để đánh thức thầy Trừng Hùng, vì thầy Trừng Hùng luôn ngưỡng mộ và hãnh diện đã được xuất gia ở chùa Từ Hiếu, Huế, nơi xuất gia thuở xưa của thầy Nhất hạnh).

“Thực có điều đó sao? Thầy Nhất Hạnh mà có ý làm chuyện đó sao? Ừ, mà nếu có thì cũng đúng. Thầy Nhất Hạnh học rộng hiểu nhiều, có thể và có quyền làm chuyện đó; còn mi, mi chỉ là thằng điệu thôi, phải lo trau dồi bốn cuốn luật, học chứ Hán, đọc kinh… đọc suốt đời cũng chưa hết kinh Phật, làm sa-di suốt đời chưa chắc nên thân, bày đặt đòi hỏi cải cách cái chi!”

“Tôi không có đòi cải cách. Tôi nói vậy chẳng qua chỉ muốn nhắc thầy biết rằng, tôi không có bổn phận phải đọc kinh luật kiểu trả bài cho thầy nữa. Tôi có mặt ở đây không phải để thầy dạy những bài học vỡ lòng của thời còn chú tiểu nữa đâu.”

“Vậy thì đi khuất mắt tao, đừng bao giờ bén mảng đến chùa này nữa, đừng có bất cứ liên hệ gì với chùa này nữa,” thầy Trừng Hùng dằn từng tiếng.

Tôi hiểu ý thầy muốn hăm dọa tôi về chuyện hộ khẩu. Cãi lời thầy thì thầy sẽ đến công an khóm phường xin gạch tên tôi. Điều này trước đây tôi rất sợ, bỗng dưng lúc này, tôi đâm liều, nói:

“Thầy cứ nói thẳng ra là thầy muốn gạch tên tôi khỏi sổ hộ khẩu đi, phải vậy không? Đâu cần phải nói úp mở! Thưa thầy, nếu thầy làm vua của cả cõi Ta bà này thì một ngày nào đó thầy cũng phải từ bỏ nó để giải thoát; nói chi cái tên ghi trong một cái hộ khẩu! Thực ra… tại sao tôi phải dính vào cái chùa này chứ? Tại sao mỗi đêm tôi phải xách mùng từ viện qua đây ngủ chứ? Nói cho cùng thì cũng chỉ vì bảo vệ cho một cái tên mà thôi. Bây giờ tôi không cần cái tên đó nữa. Thầy cứ mặc tình bôi xóa, gạch tẩy gì đó thì cứ làm.”

Nói rồi tôi đứng dậy, rời khỏi bàn, bước ra sân. Tôi còn nghe tiếng thầy Trừng Hùng nói vói phía sau:

“Ừ giỏi, đi luôn đi. Ngày mai mi sẽ không còn cái tên ở hộ khẩu chùa này nữa.”

Nghe vậy, tôi càng mạnh dạn đi luôn xuống núi, trở về viện. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi nói nhiềungang ngạnh nhất để bày tỏ quan niệm, bày tỏ sự bất mãn của mình đối với cung cách giáo dục của thầy Trừng Hùng.

Khoảng bốn giờ rưỡi khuya hôm ấy, chú Đức đến gõ cửa phòng tôi. Đức nói đêm trước chú tính chạy theo tôi nhưng bị thầy Trừng Hùng ngăn cấm.

“Chú liều quá, lỡ ông ấy làm thiệt thì phiền lắm. Có cứng thì cũng phải cứng đúng lúc, khi nào có hộ khẩu chỗ nào đó cho yên thân đã rồi mới bỏ hộ khẩu ở chùa Linh Phong được.”

“Tôi nghĩ là đúng lúc để nói điều đó rồi. Còn chờ đến bao giờ nữa. Thầy ấy cứ lấy cái hộ khẩu để kiểm soát, hăm dọa mình hoài. Làm vậy chẳng khác gì mượn oai chính quyền để chèn ép huynh đệ trong chùa mà thôi.”

“Thì biết vậy rồi, nhưng mình cũng phải ẩn nhẫn một chút chứ, chú từng nhắc tôi điều đó mà! Ẩn nhẫn. Chưa phải lúc đâu. Gắng giữ cái hộ khẩu cho đến khi có hộ khẩu khác hoặc ít nhất cũng phải đến lúc làm xong cái giấy chứng minh nhân dân chứ không thì phiền lắm. Ra đường công an hỏi tới là dính vô tù ngay.”

“Vô tù cũng được có sao đâu. Tôi muốn vào tù để tu một thời gian.”

“Thôi đi chú à. Đừng có đùa như vậy có ngày bị tù thực đó.”

“Tôi đâu có đùa. Không phải rằng hiện tại chũng ta cũng đang bị tù sao? Chú không thấy cái hộ khẩu cũng là một hình thức tù đày à? Có vô tù thì chẳng qua cũng chỉ là chuyển hộ khẩu thôi, có khác gì đâu chứ!”

“Ừ thì bản chất cũng có vẻ giống nhau đấy, nhưng dù sao, ở ngoài vẫn thoải mái hơn ở tù mà. Gắng thêm một thời gian đi. Tối nay qua đó ngủ lại. Nhịn ông ấy cũng giống như tránh voi, chẳng hổ mặt đâu. Ông ấy cũng đáng tuổi sư huynh mình mà. Hồi nãy trước khi tôi rời chùa, ông ấy có kêu tôi lại nói chuyện.”

“Nói cái gì vậy?”

“Nói rằng: từ nay mấy đứa bây muốn làm chi đó thì làm, tao không nhắc nhở kiểm soát chuyện học hành hay đọc sách báo chi nữa; nhưng nói thằng Khang buổi tối qua đây ngủ.”

“Vậy thì cũng có gì đổi thay đâu.”

“Có đó chứ. Chuyện học, đọc sách, ổng cho mình tự do rồi đó, không kiểm soát nữa. Mình chỉ về đó để ngủ đêm cho khỏi phiền chuyện hộ khẩu mà thôi.”

“Trời đất! Cái quyền tự do học và đọc sách là cái quyền của tôi, tôi phải có cái quyền đó, thầy ấy đâu có cho tôi được. Nói điệu đó sao nghe giống mấy ông cộng sản quá. Cứ cấm ngặt mọi thứ rồi lâu lâu nới ra một chuyện nhỏ, coi như là đã cho người ta cái quyền tự do rồi vậy!”

“Thôi thì người ta cho mình được cái gì thì hưởng cái đó, từ từ rồi được thêm cái tự do khác. Nhịn thêm một thời gian đi. Thầy ấy nói vậy là đã nhường chú một bước rồi đó, chú nhường lại một bước cũng đâu có sao, phải không? Hơn nữa, không lẽ chú đành để tôi đi một mình sao! Mỗi tối xách mùng qua đó ngủ mà không có chú đi chung để trò chuyện, tôi thấy chán lắm đó.”

Cuối cùng, tôi cũng xiêu lòng. Và đêm hôm đó, tôi lại cùng chú Đức đem mùng qua chùa Linh Phong ngủ. Không bị ràng buộc bởi chuyện tập trung tại nhà Tây để học và đọc sách, tôi và Đức thấy không cần thiết phải đến sớm; vì vậy, thay vì đến chùa Linh Phong trước tám giờ như trước đó, chúng tôi đến trước mười giờ đêm—giờ mà theo người ta nói, công an bắt đầu các cuộc lùng xét, kiểm tra hộ khẩu. Đến chùa vào giờ đó, chúng tôi không bao giờ giáp mặt thầy Trừng Hùng. (Từ chín giờ tối, thầy ấy có khóa trì tụng thần chú Chuẩn Đề trong phòng riêng đâu chừng một giờ trước khi ngủ. Thời khóa ấy được thầy tinh tấn gìn giữ, không bao giờ bỏ qua—và có thể nói đây là đức tính cao quý duy nhất có được nơi thầy ấy đến nỗi dù đã nhiều lần bất bình, tỏ vẻ cứng đầu, nói nghịch ý thầy ấy, tôi vẫn dành phần quý kính thầy ấy về cái hạnh tinh tấn này.) Chúng tôi chỉ cần gõ cửa bên nhà Đông, chú Thể mở cho chúng tôi vào giăng mùng ngủ. Ba giờ rưỡi khuya, khi chú Thể thỉnh đại hồng chung thì chúng tôi rời chùa. Thầy Trừng Hùng chỉ biết được chúng tôi có mặt tại chùa qua lời trình của chú Thể. Nhưng một đêm nọ, chúng tôi gõ cửa nhà Đông như thường lệ thì chú Thể mở hé cánh cửa, ló đầu ra nói:

“Mấy chú ơi, thông cảm cho tôi nghe. Tôi không dám để mấy chú vào. Thầy Trừng Hùng dặn đến chín giờ tối thì đóng cửa, khóa kỹ, không cho ai vô nữa. Thầy nói mấy chú đến trước giờ đó thì cho vô, không thì thôi. Nếu mấy chú đến trễ mà tôi cho vô thì thầy ấy đuổi cổ tôi ra khỏi chùa.”

“Không sao đâu, tôi hiểu mà, chú cứ đóng cửa đi. Thầy Trừng Hùng có hỏi thì nói có chúng tôi đến, ngủ ngoài hiên này cũng được,” tôi nói với chú Thể.

Thế là chúng tôi bẻ mấy nhánh táo nhơn mọc đầy phía sau núi, làm chổi quét sơ thềm hiên phía sau cửa nhà Đông, giăng mùng ngủ dưới đất. Chú Thể ló đầu ra cho chúng tôi mượn chổi, lại còn cung cấp giây cho chúng tôi nối thêm mà mắc mùng vào mấy trụ hiên to lớn của dãy nhà Đông. Thềm hiên này hướng về phía biển, có gió lồng lộng suốt đêm. Không có chiếu, chúng tôi phải dùng sách cùng với đôi dép để chận cho chân mùng khỏi bị gió tốc lên. Hai tháng đầu, kể ra cũng khá thú vị khi được nằm ngoài hiên nhìn ngắm trăng sao trước khi ngủ; nhưng mấy tháng liền tiếp theo đó thì trời đã vào đông, thỉnh thoảng lại có một đêm mưa, chúng tôi thường bị mưa tạt ướt sũng cả mùng màn và áo quần, phải chạy băng trong mưa, vòng qua mé hiên trước cửa nhà Đông mới khỏi bị ướt thêm và mới tránh bớt được những cơn gió lạnh cắt. Dù vậy, chúng tôi vẫn cứ run lên cầm cập. Ngay cả các phương pháp tập trung hữu hiệu nhất cũng không chế ngự được cơn run lạnh ấy. Chúng tôi đứng co ro như vậy mà chờ sáng. Có lần đứng nấp mưa dưới mái hiên, Đức nói: “Đôi lúc thấy mình giống như bọn trẻ mồ côi. Xa gia đình mà rồi ở chùa lại chẳng được yên thân tu học.” Tôi lặng thinh, chẳng biết nói gì để an ủi chú. Chú ấy lớn hơn tôi những sáu tuổi mà tình cảm gia đình hãy còn nặng lắm. Hễ có chuyện gì buồn tủi thì lại nhắc đến gia đình ruột thịt. Có lẽ vì gia đình chú ở xa hơn gia đình tôi.

Dù sao, chính nhờ thời gian ngủ ngoài hiên một cách tự do và có vẻ như chẳng còn liên hệ gì đến những người trong chùa, chúng tôi dần dần cảm thấy không cần thiết phải có mặt ban đêm ở cái hiên sau của nhà Đông nữa. Tôi cứ việc ngủ lại ở bên viện Hải Đức và chú Đức thì cứ việc ngủ lại ở tịnh thất của chú. Chuyện mang mùng đi ngủ đêm đã chấm dứtcâu chuyện về hộ khẩu cũng không còn được nhắc đến một cách nghiêm trọng nữa ngoại trừ khi có đợt bầu cử; lúc đó, chúng tôi được chú Thể thông báo phải qua chùa Linh Phong lấy thẻ cử tri từ thầy Trừng Hùng để đi bầu.

Cũng không thể quên được là sau đó một thời gian ngắn, có lần chú Thể bị thầy Trừng Hùng đánh bằng roi khá nặng tay, phải chạy xuống núi, không dám quay trở lại. Nguyên do gì thì chẳng biết. Tôi chỉ nghe chú Đức kể lại là chú Thể bỏ chùa Linh Phong, lang thang và ngủ đêm ở thềm hiên chùa Tỉnh hội, đói khát nóng lạnh chẳng ai hay biết. Cuối cùng, vì chẳng biết phải đi đâu và cũng vì sợ bị gạch tên khỏi sổ hộ khẩu, chú Thể đã quay về với thầy Trừng Hùng…

 

Ô

 

Ôn lại những chuyện xảy ra tại chùa Linh Phong thời gian gần nhất, tôi sung sướng nghe được tin thầy Trừng Hùng cuối cùng cũng đã thay đổi. Ít ra cũng phải có người hoặc một hoàn cảnh đặc biệt nào đó làm lung lay cái khối sắt ấy. Tôi hứng cảm nói với Đức:

“Chú thấy chưa, thầy Trừng Hùng có thể thay đổi được thì suy ra, cái nghiệp khổ đau của dân tộc này cũng cơ hội chuyển hóa được. Tôi tin rằng với tấm lòng cùng trải ra một cách chân thành và tha thiết với quê hương, có ngày người dân sẽ rửa nghiệp được cho cả nước.”

Đức nhìn tôi một lúc rồi nói:

“Chú dạo này sao hay nhắc đến chuyện quê hương, dân tộc, với rửa nghiệp… quá há? Tôi e có ngày chú không thèm làm thi sĩ hay thiền sư nữa mà sẽ làm chí sĩ đó!”

Tôi cười, từ giã Đức để về viện. Đức tiễn một đoạn, rồi bỗng nói:

“Có người hỏi thăm là Tết này chú có về Nha Trang thăm chùa và gia đình không.”

“Ai vậy?”

“Như Như chứ còn ai nữa. Tội nghiệp cô ấy, cứ nghĩ là chú đi Hội An.”

“Như Như đâu có gặp chú Thể, làm sao nghĩ được là tôi đi Hội An?”

“Tôi nói. Chú cũng có dặn tôi nói vậy, không nhớ à? Tôi đành phải nói dối với cô ta chứ sao.”

Tôi thở dài, và bỗng dưng lại nghe quặn lên một mối đau nhẹ trong lòng.

“Tôi đâu còn biết phải làm sao,” tôi nói với Đức.

“Làm vậy là đúng rồi chứ làm sao nữa. Có điều chỉ tội nghiệp cho Như Như. Trông cô ta buồn lắm. Mỗi lần thấy tôi đến là mắt cô ta như chực khóc. Thấy tôi thì nhớ chú đó mà.”

“Vậy chú đã trả lời Như Như thế nào?”

“Trả lời cái gì? À, trả lời chuyện chú về Nha Trang ăn Tết đó hả? Trả lời không biết.”

“Ừ, vậy đi. Không biết gì hết. Để cô ấy chôn luôn tôi đi, như tôi đã chôn cô ấy vậy.”

“Nói gì nghe thấy ghê quá! Chôn! Nói quên nghe được hơn chứ.”

Tôi cười ruồi, không nói, đi thẳng về hướng viện. Vừa đi tôi vừa nghĩ: đâu thể quên được cái không thể quên; chỉ có thể chôn lấp nó bằng gió bão thời gian và đất cát không gian mà thôi. 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17073)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38589)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21890)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21970)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69751)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6854)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38674)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43942)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44027)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42846)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44370)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23044)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39148)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21708)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42331)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35547)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46455)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30072)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30773)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26160)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20320)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25515)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18432)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17082)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40711)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21687)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25856)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41381)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24864)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23737)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15029)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19939)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37771)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19063)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17670)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23505)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36237)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40323)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19449)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21671)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46114)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35873)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28524)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28827)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32134)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26225)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33361)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24056)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24781)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54457)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant