Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 5

17 Tháng Ba 201200:00(Xem: 9111)
Chương 5


NGÕ THOÁT


tức Phương Trời Cao Rộng 3

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996

flowerba


CHƯƠNG NĂM

 

Sau kỳ thi, chương trình và nội qui lớp học càng gắt gao hơn và không khí lớp học có vẻ căng thẳng khi một số tăng sinh viên vì thi rớt mà phải rời chùa Già Lam. Tăng sinh viên nội trú không được ra khỏi chùa ngoại trừ các ngày cuối tuần. Không được tiếp khách ngoài giờ qui định. Thời gian tiếp khách cũng bị giới hạn trong vòng mười lăm phút và chỉ tiếp khách nơi phòng khách của tu viện. Tăng sinh viên nào thường đi ra ngoài, hoặc vắng mặt vài ngày để đi đâu không rõ ràng, hoặc đi vượt biên… đều bị ban giám học khiển trách, thậm chí dùng lời khéo léo mời ra khỏi chùa Già Lam, gạch tên khỏi danh sách tăng sinh viên chính thức… Những người còn lại phải chăm chỉ học bài, làm bài, thức đêm thức hôm nhiều ngày liên tục để thanh toán bài vở. Chỉ có tôi là người ở lại chùa mà không thiết tha gì với chương trình học đó. Tôi đang băn khoăn tự tìm cho mình một lối thoát, một con đường thích hợp nhất để đóng góp một cái gì thực tiễn cho đời.

Ba năm trước, ngày săp rời bỏ Nha Trang, tôi đã có lần nói với Đức, một người bạn tu đáng tuổi anh tôi, rằng tăng sĩ Phật giáo hiện tại phải “đưa thân mình ra mà gánh lấy tủi nhục của quê hương, lấy đại nguyện của mình ra mà rửa nghiệp cho dân tộc…” Tăng sĩ Phật giáo phải thực hiện Bồ-tát hạnh, dấn thân cứu đời, không thể an nhiên ngồi nhìn quê hương thống khổ. Đức nghe tôi nói thì xúc động rớm nước mắt, hưởng ứng ngay. Nhưng chỉ hơn nửa năm sau khi tôi rời Nha Trang, Đức đã trở thành người thiên cổ. Bây giờ, tôi không tìm được người bạn hay một người anh em trong đạo nhiệt tình và hiểu tôi như Đức. Dọc theo hành lang dãy lầu của tăng sinh viên, nhìn vào những cái bàn học riêng trong mỗi phòng, tôi thấy buồn là các bạn mình chỉ biết có mỗi việc học là học, trong khi đó, cả dân tộc phải tròng đầu vào cổ mình cái ách thống khổ nhọc nhằn từ khi chủ nghĩa cộng sản hiện diện trên đất nuớc; đó là chưa kể nguy cơ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị giải thể để nhường chỗ cho một giáo hội do nhà nước chỉ đạo. Các bạn chung lớp với tôi bây giờ, thực ra đều là những người anh trong đạo của tôi. Họ đều lớn tuổi hơn tôi cả -- lúc đó tôi là người nhỏ tuổi nhất lớp --thì đáng ra, họ phải là những người nhạy bén hơn tôi về thời cuộc; đáng ra với lứa tuổi ấy họ phải xem thuờng chuyện học hơn tôi, dấn thân làm việc mới phải! Đàng này, họ chỉ biết học, học, và học… làm như thể bên ngoài cánh cửa chùa này, thế sự êm đềm trôi qua vậy. Tôi không dám có ý chê trách hay khinh rẻ gì họ, nhưng quả thật là tôi rất buồn vì không tìm ra được một người bạn tri âm trong lớp học ấy. Chỉ còn cách là tìm cớ nghỉ học, ra ngoài tìm những người cùng chí hướng.

Điều khổ tâm nhất của tôi lúc ấy là công cuộc vận động thống nhất Phật giáo toàn quốc để thành lập một giáo hội mới dưới sự lãnh đạo của nhà nước, lại do chính Hòa thượng Trí Thủ đứng ra đảm nhận. Nhà nước cố tình dẹp bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (giáo hội truyền thống của Phật giáo, được thành lập với Hiến chương năm 1964 tại miền Nam Việt Nam mà chính quyền mới thì coi như là giáo hội thuộc chế độ nguỵ quyền) nên mới bày ra chuyện giúp đỡ Phật giáo lo việc thống nhất để nhà nước dễ bề kiểm soát, chỉ đạo. Sợ phản ứng mạnh của tăng nitín đồ Phật giáo tại miền Nam, nhà nước lợi dụng uy tín và đức độ của Hòa thượng Trí Thủ để bắt đầu cho âm mưu giải tán giáo hội Phật giáo có trước tại miền Nam. Nhà nước tìm cớ bắt thầy Thiện Minh bỏ tù và giết chết trước khi cưỡng bức Hòa thượng Trí Thủ đảm nhận việc vận động thống nhất Phật giáo. Dù biết Hòa thượng Trí Thủ phải miễn cưỡng làm việc đó, tôi vẫn thấy trong lòng nẩy sinh đôi chút bất mãn đối với công việc mà ngài phải làm. Tính tôi vốn ôn nhu ở mặt ngoài, nhưng lại cương ngạo ngầm bên trong, nên không thể chấp nhận được sự thỏa hiệp với nhà nước, dù bằng bất kỳ hình thức nào. Tôi cho rằng chỉ có mỗi một con đường để cái thiện tồn tại là phải quyết liệt chống lại cái ác. Nhưng tôi mang ơn nặng của Hòa thượng Trí Thủ, được ngài đỡ đầu, nuôi dạy tại chùa Già Lam, tôi phải hành xử thế nào để không phải lỗi đạo. Im lặng đi theo con đường của Hòa thượng tức là chấp nhận để nhà nước giải tán giáo hội truyền thống; chống lại Hòa thượng thì có vẻ vô ơn bội nghĩa. Điều khó xử này dằn vặt tôi nhiều ngày. Cho đến một hôm, Hòa thượng gọi tôi lên tịnh thất riêng của ngài. Hòa thượng nằm trên võng, tay lần chuỗi hạt, mắt nhìn đăm đăm lên trần nhà. Thầy thị giả thông báo, Hòa thượng mới ngồi dậy, bảo tôi đến gần:

“Răng? Lâu nay con có chương trình chi không?”

“Dạ… chương trình chi, bạch thầy?” tôi hỏi.

“Có tính đi vượt biên không?”

Vì đã có lệnh ngầm cấm các tăng sinh viên theo học chương trình của chùa Già Lam bàn nói hoặc có ý vượt biên, mà tự tâm tôi lúc ấy lại chẳng còn mang ý định đó, nên tôi đáp ngay, không cần suy nghĩ:

“Thưa không, con quyết định ở lại không đi đâu nữa, bạch thầy.”

“Thầy Tịch Quang bảo con như vậy hả?”

“Thưa không. Tự con quyết định như thế.”

Hòa thượng lại nằm xuống võng, nói với tôi giọng trách yêu:

“Ở lại làm cái chi chứ!”

“Bạch thầy, tu học và…”

“Tu học chi dưới chế độ ni chứ. Tất cả những gì con thấy hôm ni đều là tạm bợ, vá víu cả. Con đi đi. Sang bên nớ tu họcgiữ gìn đạo. Ở lại đây con chẳng làm gì được chi đâu. Thầy đưa lưng ra cho họ đấm mà che chở các con, nhưng cũng trong giai đoạn nào đó thôi. Chỉ cốt sao cho các con có cơ hội bồi bổ thêm kiến thức, nuôi lớn được bồ-đề tâm, để có thể tồn tại được trong những nghịch cảnh… Phải thấy trước điều đó mà tự chọn lối đi thích hợp. Riêng về phần con, theo ý thầy, con hãy ra đi. Vì nếu con không quyết định hôm nay, sau này cũng phải quyết định. Chi bằng chọn trước, để về sau thì muộn màng mà không chừng lại chẳng dễ dàng như hiện nay. Thầy có xin người ta dành cho con một chỗ. Khi nào đi, họ đến đây báo. Có lẽ cũng sắp sửa rồi. Thầy nói con biết để chuẩn bị.”

“Bạch thầy, nói vậy có nghĩa là thầy khuyên tất cả tăng sĩ trẻ chúng con nên rời khỏi nước để hành đạo và giữ đạo ở nước ngoài, phải không ạ?”

“Không. Đã nói rồi, đây là nói riêng chuyện con. Mấy thầy mấy chú khác, ai đi được thì đi, thầy không có ý kiến. Thầy chỉ có ý kiến về con mà thôi.”

“Tại sao vậy, bạch thầy?”

“Vì… vì cái chi mô! Chỉ vì thầy nghĩ rằng ở ngoài sẽ tốt cho con, yên ổn cho con tu học, làm việc… Tóm lại là cái duyên của con… phải đi xa nữa kia, không có lẩn quẩn ở đây được.”

“Con lại thấy rằng, nếu con ở lại, có thể con sẽ phụ giúp được chút gì đó cho giáo hội. Gíáo hội đang…”

“Xuỵt , chuyện nớ không phải chuyện để con bàn mô. Mỗi người có mỗi việc. Tuổi già có việc của tuổi già, tuổi trẻ có việc của tuổi trẻ. Bổn phận của các con là lo trau giồi giới hạnhtài năng để sau này phục vụ cho đất nước, phụng sự đạo. Đừng gắng gượng chống đối hay đấu tranh làm gì, vô ích. Chẳng làm nên chuyện chi mô. Các bậc cha anh của con sẽ ở lại chống đỡ con thuyền đạo pháp; phần các con, phải tự biết phận vị và cái thế của mình. Căn nhà sắp sụp đổ, những người cha của con đưa vai, đưa lưng ra mà chống chịu, nếu không sớm tìm được ngõ thoát, một khi những người cha đuối sức, đổ quỵ theo căn nhà, các con cũng sẽ chịu chung số phận. Điều này vô ích và làm mất đi ý nghĩa chịu thay của những người cha. Người cha chống chịu để bảo vệ các con, mong muốn các con an ổnkế tục sứ mệnh của tiền nhân, lý đâu lại chịu chết chung phũ phàng oan uổng chứ! Cha mất đi, con phải nối gót, không việc chi phải chết chùm. Tương lai của dân tộc và đạo pháp ở trên vai các con. Phải giữ thân mà thực hiện con đường dang dở của những người đi trước. Con phải đi thôi.”

“Nhưng nhiều thầy, nhiều chú khác đã ra được nước ngoài rồi. Thêm hay bớt con cũng đâu có gì quan trọng. Con biết con có thể làm được cái gì đó trong nước. Con không thể bỏ chạy lúc này được.”

“Không phải là bỏ chạy. Đã nói là mỗi người có một việc. Người đi có việc của người đi, người ở có việc của người ở. Có gì gọi là bỏ chạy chứ. Con tưởng trốn ra nước ngoài là hèn nhát, còn ở lại là anh hùng sao? Hèn nhát hay anh hùng thực ra không phải chỉ xét ở mặt hành xử mà còn ở tâm xử nữa. Chính tâm trí mới tạo nên giá trị của con người. Tóm lại, con không thích hợp để ở lại đâu. Đi đi.”

Nghe Hòa thượng dạy như vậy, tôi giật mình nhớ đến lời thầy bổn sư của tôi ở viện Hải Đức những năm trước. Thầy cũng xua tôi đi, không cho tôi lẩn quẩn bên thầy. Bây giờ, tôi lại bị Hòa thượng dùng lời khuyên, xua đi. Tại sao vậy? Cái số, cái mệnh, cái nghiệp gì nơi tôi mà hết thầy bổn sư rồi đến Hòa thượng, (và cả thầy Tịch Quang, cũng đã có lúc khuyên tôi đi vượt biên), ai cũng xua tôi đi xa? Dù sao, sau lúc hầu chuyện với Hòa thượng, trong tôi càng dậy lên niềm kính trọng, biết ơnthông cảm nỗi lòng của ngài. Có điều, tôi vẫn cứ giữ quan điểm của tôi: cương quyết ở lại.

Những người tổ chức vượt biên mà Hòa thượng gởi gắm tôi là vợ chồng ông Trần ĐứcTrang, những Phật tử thân cận của cố Hòa thượng Thiện Minh trước đây. Họ có giấy đi chính thức do người con gái ở Gia Nã Đại bảo lãnh, nhưng không hiểu sao họ lại tổ chức ghe để vượt biên, có lẽ vì chuyện bảo lãnh chậm trễ quá. Hòa thượng nói với họ là muốn gởi gắm một bà con (tức là tôi), chứ không nói là gởi ai. Không may, chiếc tàu đánh cá của họ bị công an tịch thu, việc tổ chức bị đình trệ. Tôi nghĩ, âu đó cũng là trợ duyên tán đồng ý muốn ở lại Việt Nam của tôi vậy. Hòa thượng lại gọi tôi, bảo là sẽ lo chuyến khác. Tôi chỉ ậm ừ. Tự nghĩ, để đến phút chót, mình không đi thì Hòa thượng cũng đâu ép được. Vậy mà chuyện vượt biên ấy không rõ bằng cách nào, lại đến tai thầy Tuệ Sỹ. Một buổi chiều thấy tôi ngồi bên hồ cá non bộ ở sân chùa, thầy Tuệ Sỹ bước đến, hỏi chuyện:

“Nghe nói chú có ý định vượt biên hả?”

“Thưa, trước đây thì có, bây giờ thì hết rồi.”

Im lặng một lúc, thầy tiếp:

“Nếu vẫn còn ý đó thì dẹp đi. Chuyện ra nước ngoài, tôi và thầy Lê Mạnh Thát có giấy mời và bảo lãnh của một trường đại học Mỹ để đảm nhận phân khoa Phật họcTriết học Đông phương của trường ấy, mà chúng tôi còn không đi, chú ra ngoài làm gì… Dĩ nhiên là có thể có chuyện để học, để làm đó, nhưng làm sao có thể bỏ đi được khi đất nước đang cần mình!”

Tôi nghe vậy thì lòng bỗng run lên, tưởng chừng bắt được một nguồn mạch nào đó cho con đường dấn thân mà mình đang dọ dẫm tìm kiếm. Lâu nay tôi ngỡ thầy Tuệ Sỹ sau đợt ở tù về, sẽ không còn nhuệ khí đấu tranh, sẽ im lặng lo việc dịch thuật kinh điển hoặc dạy học… Vậy mà bây giờ thầy mở lời với tôi như thế. Tôi nhìn thẳng vào mắt thầy ấy. Đôi mắt cha Lào mẹ Việt rất ướt át nhưng cũng đầy cương quyết. Tôi nói dò đường một câu:

“Có ở lại cũng làm được gì đâu. Chúi đầu chúi cổ vào kinh sách, vào ba thứ ngôn ngữ cổ xưa hay tân kỳ chẳng dính nhập gì với máu lệ của dân đen!”

Thầy Tuệ Sỹ cười:

“Lớp học để đào tạo nhân tài nhưng cũng là cơ hội để đãi lọc thôi. Gạo ra gạo, thóc ra thóc.”

“Thế thầy cần gạo hay cần thóc?”

“Thứ nào cũng cần, nhưng gạo thì có thể đem nấu cơm liền; còn thóc thì để dành làm giống, mai sau cũng có lúc cần.”

Im lặng một lúc, thầy Tuệ Sỹ nói tiếp:

“Chú đâu cần phải làm một học giả. Hôm trước tôi có nói điều đó với chú một lần rồi, chắc chú tưởng tôi nói đùa hở? Tôi nói thực đó, chú đâu cần phải theo học lớp học này để làm một học giả nghiên cứu, dịch thuật! Chú có ngòi bút, chú phải làm nhà văn, chừng đó tưởng cũng đủ rồi.”

Nói rồi, thầy dợm chân bước đi, nhưng nghĩ sao, thầy quay đầu lại, nói:

“Cứ mài cho bén ngòi bút, một ngày nào đó sẽ có lúc dùng đến.”

Thầy quay đi. Tôi ngồi nhìn theo, mỉm cười. Dáng thầy ấy mỏng manh và khô đét như bộ xương, vậy mà ý lực cũng từ con người ấy, tỏa ra thật mạnh mẽ. Bất chợt tôi nhớ lại năm ngoái, thầy Lê Mạnh Thát trong môn Hán văn, đã dạy và bình giảng bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi. Thầy dạy đâu được hai tuần thì có lệnh của nhà nước cấm dạy môn ấy (có lẽ trong lớp học của tôi có nhà sư nào đó làm việc ngầm cho nhà nước, đã đi báo cáo chính quyền nên mới có lệnh cấm này). Và từ đó, thầy Thát bị cấm dạy. Nhưng lời hịch của  Bình Ngô Đại Cáo hình như vẫn còn âm hưởng trong tôi. Có lẽ thầy Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát có cùng chí hướng và đang ngấm ngầm thực hiện một chương trình hoạt động bí mật nào đó. Cả hai thầy đều có vóc dáng ốm o, gầy đuột như nhau. Tôi càng cảm mến họ nhiều hơn, dĩ nhiên không phải từ kiến thức quảng bác, từ những tác phẩm trước tác dịch thuật của họ, hay những cái bằng tiến sĩ, mà chính từ tâm hạnh cao cả của họ đối với đạo pháp và dân tộc.

Tuần sau, tôi đến thăm sư cô Trí Hải. Tôi hỏi ý kiến sư cô về tình hình giáo hộitình hình đất nước (vì tôi được biết, vào năm 1977, sư côtham gia lực lượng đấu tranh cho tự do dân chủ của thầy Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát). Sư cô nói:

“Thôi Khang ơi, đừng bàn chuyện đó nữa. Cái quá khứ đó cô đã bỏ quên rồi. Không đuợc chi mô. Mình yếu qúa trong khi họ có cả một hệ thống đảng, hệ thống nhà nước, công an và quân đội…”

“Mình có sáu chục triệu dân…”

“Dân đói nghèo, bị kiểm soát chặt chẽ bởi kinh tế, bị nhà tù và chết chóc đe dọa, chẳng dám làm chi mô.”

“Vậy mình cứ ngồi yên, lo việc tu niệm?”

“Muốn ngồi yên cũng đâu được. Phải làm cái chi chứ. Có điều, làm trong sức mình thôi, làm theo điều kiệnhoàn cảnh thực tế truớc mắt cho phép. Chẳng hạn làm việc từ thiện xã hội. Thực ra công việc đó cũng bị nhà nước ngăn cấm, chứ không phải mình muốn làm là được. Nhà nước muốn độc quyền ban phát cơm ăn áo mặc cho toàn dân. Cả chúng ta cũng chỉ là những người được hưởng ân huệ áo cơm của nhà nước mà thôi. Chúng ta làm việc từ thiện xã hội sẽ bị nhà nước bắt bớ chứ chẳng để yên cho đâu. Họ sẽ nói, đất nước ta hôm nay đã hòa bình, no ấm, cơm gạo thuốc men có nhà nước lo cả rồi, các người làm việc từ thiện là ý gì, bộ các người cho rằng nhà nước để dân đói khổ sao? Các người xuyên tạc chính sách của nhà nước à? Dù sao, công việc từ thiện xã hội cũng không phải là điều phạm pháp trầm trọng như các hoạt động chính trị chống đối nhà nước công khai… Có thể làm trong mức độ nhỏ, âm thầm, miễn đừng quá phô trương hình thức là được. Mỗi tuần cô đều có đi thăm nuôi, ủy lạo các bệnh viện. Có khi vào nhà thương điên hay trại cùi nữa. Tội nghiệp bà con mình, ở bệnh viện thiếu thốn lắm, thuốc men hay thực phẩm đều bị hạn chế…” 

“Nhưng như vậy cũng chỉ giúp được một số bệnh nhân nào quanh thành phố này thôi, còn những nơi khác thì sao? Còn sáu chục triệu dân khác thì sao? Họ đâu có mặt trong nhà thương điên hay trại cùi, nhưng sống dật dờ, khổ đau, uất hận dưới một chế độ… như vầy thì có khác gì người điên, những người cùi?”

“Biết rằng vậy, nhưng chúng ta cứ làm theo sức mình. Mỗi người chỉ cần làm tươi vui và hạnh phúc cho một người khác thì trần gian đã bớt khổ nhiều đi rồi. Cả nước hiện nay lâm bệnh, chúng ta không chữa bệnh được thì cũng phải xoa dịu phần nào niềm đau khổ của họ. Căn bệnh cấp bách, trong khi chờ đợi lương y hay thuốc tiên nào đó, ta cứ tạm thời đắp vá, băng bó cho những vết thương lở lói đó, đỡ được phần nào hay phần nấy. Công việc từ thiện xã hội là như rứa.”

Trở về chùa Già Lam, tôi suy nghĩ rất nhiều về quan điểmviệc làm của sư cô Trí Hải. Một ni cô tay yếu chân mềm còn không chịu ngồi yên, làm sao các thầy tăng trẻ lớp tôi có thể ngồi yên đựơc nhỉ? Không dám đối đầu với chính quyền thì ít ra cũng làm được những công việc nho nhỏ như chữa bệnh, cho cơm ăn áo mặc… khiến cho đời bớt khổ. Trước đây, tôi vẫn thường cố chấp, cho rằng tăng sĩ Phật giáo chẳng cần phải làm những việc từ thiện xã hội ngoài da như thế, mà chỉ cần nỗ lực tu tập, hoặc nếu có cần thiết phải làm gì thì cũng làm như các vị thiền sư thời Lý-Trần đối với đất nước mỗi khi gặp nạn ngoại xâm. Bây giờ, gặp sư cô Trí Hải, rồi tự nghiệm lại, tôi lại thấy khác: bất cứ hành xử nào được tác động bởi lòng từ bi, đều là bồ tát hạnh, cho dù đó là điều nhỏ nhặt, đơn giản như là những công việc chữa bệnh, cứu đói… Chính vì nghĩ vậy, tôi thấy tôi không thể im lặng, không thể ngồi yên được nữa.

Buổi chiều, tôi rủ Tâm Huy đi dạo quanh sân chùa để nói chuyện. Huy là người bạn đã quen biết tôi từ bốn năm trước khi anh từ Phú Yên vào viện Hải Đức Nha Trang để dự khóa an cư. Anh cũng là một con mọt sách có tiếng. Anh hiền lành, dáng điệu lúc nào cũng nghiêm trang, lời nói mực thước, chăm chỉ học hành không biết mỏi mệt. Kỳ thi vừa qua, anh đỗ hạng nhì, có uy tín trong lớp học. Thăm dò vài câu về chuyện học hành, tôi nói:

“Tôi nghĩ rằng chúng ta không thể chần chờ được nữa. Anh nghĩ sao? Đất nước như thế này, giáo hội như thế này, tăng sĩ trẻ bọn mình làm sao ngồi yên được trong hoàn cảnh lửa bỏng dầu sôi đó chứ! Có phải là chúng ta nên bắt tay vào việc ngay, hơn là gằm đầu vào việc đèn sách?”

Huy ngập ngừng một lúc rồi nói:

“Nói chung, những khắc khoải của bạn cũng chính là những gì tôi thao thức, suy tư. Tôi tự ý thức rằng đó là trách nhiệm của mình, không cần ai phải mời gọi hay sách động. Tôi sẵn sàng hưởng ứng bất cứ phong trào hay tổ chức nào có chính nghĩa để đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Có điều, tôi nghĩ rằng tôi cần phải học hỏi thêm nhiều, nhiều nữa, sau này mới có đủ tầm vóc và uy tín để nói được tiếng nói có trọng lượng.”

“Anh nói rất phải. Nhưng anh thử nhìn lại quanh ta xem, những người trí thức trong nước, có những người mà vốn liếng kiến thức của họ đáng là thầy dạy của bọn mình, họ đã làm gì hay chỉ biết bó tay, than vắn thở dài. Anh lo học một thời gian nữa để trình độ của anh ngang bằng với họ hoặc may mắn lắm, có thể hơn họ chút xíu, rồi anh cũng ngồi ì ra đó nếu anh không có ý chí đấu tranh, không quan tâm đến nỗi suy vong của dân tộc. Đâu phải có đầy đủ kiến thức mới làm được chuyện. Vả lại, đã gọi là góp sức với nhau thì ai cũng có một khả năng nào đó để đóng góp, mỗi người mỗi việc khác nhau. Ai cũng lo học để khi nào cảm thấy kiến thức đầy đủ thì mới ra làm việc, lúc đó thì đất nước này chết khô chết cạn rồi, còn gì mà bàn nữa. Đèn không thắp thì không thấy được lối đi, đường không mở thì không có khách qua lại. Học hỏi là nhu cầu cao của đời sống trí thức, nhưng trong một hoàn cảnh và giai đoạn nào đó, nhu cầu ấy phải nhường chỗ cho những sinh hoạt khác quan trọng, cấp báchthiết thực hơn. Giặc đến nhà đàn bà phải đánh, kẻ sĩ phải quẳng bút mang gươm. Đây không phải là lúc tính chuyện đèn sách nữa. Sự học thì không cùng, mà nghĩa vụ lại cần kíp. Chờ học cho đủ mới bắt tay vào việc thì muộn màng quá rồi. Trong khi bao nhiêu người đói khổ lầm than, chúng ta cứ cặm cụi học hành thì quả là điều bất nhẫn! Tôi nghĩ, chúng ta nên bắt tay vào việc là vừa.”

Dù tôi đã đôi ba lần tìm cách thuyết phục, Tâm Huy vẫn cứ giữ lập trường của anh: cần phải bồi bổ thêm kiến thức; sau này có tổ chức nào kêu gọi thì tham gia. Anh không muốn làm một trong những người mở đường để kêu gọi và tập hợp người khác. Thấy tôi có vẻ buồn và sắp quay đi, Huy nói lời an ủi:

“Khang à, bạn còn trẻ nhưng tôi tin nhiệt huyết của bạn có thừa, có thể bạn làm được chuyện chứ chẳng phải không. Khang đi trước mở đường đi. Khang quen biết nhiều lại có sức thuyết phục hơn tôi, Khang có thể bắt tay làm việc được ngay bây giờ. Để tôi học thêm một thời gian. Sau này, học xong, tôi ra phụ giúp Khang.”

Tôi đứng lại cám ơn lời khích lệ của Huy. Tôi nói:

“Thôi vậy cũng được. Hứa nhé, tôi dấn thân trước, chiêu tập nhân sự, tạo cơ sở khắp nơi để dọn đường chờ các anh. Huy ở lại dù có bận học cách mấy cũng cố gắng tạo uy tín để thu phục được anh em trong lớp. Sau này các anh mãn khóa, nên nhớ rằng có tôi chờ đợi ở ngoài.”

Tối đó không ngủ được, tôi tự phác vẽ cho mình một con đường hành động. Con đường ấy phối hợp chủ trương của cả thầy Tuệ Sỹ và sư cô Trí Hải. Nó mang hình thức như một tổ chức từ thiện xã hội, không công khai đối đầu với chính quyền, nhưng nuôi dưỡng và làm khởi phát ý chí dấn thân tích cực của những thành viên tham gia qua bốn phương thức chinh phục nhân tâmphục vụ cuộc đời (tức là Tứ Nhiếp Pháp của Phật giáo). Tôi tin tưởng những thành viên của tổ chức ấy, qua thời gian lâu dài hoạt động cứu tế, thường trực đối diện với niềm đau nỗi khổ của nhân sinh, và qua các khóa huấn luyện đặc biệt chú trọng về bồ đề tâm, bồ tát hạnh, sẽ tự nguyện dấn mình vào con đường cứu nguỵ dân tộc trong tương lai.

Hai giờ khuya, tôi ngồi dậy soạn viết bản sơ thảo của điều lệ nội qui, bản nhận địnhcương lĩnh sinh hoạt của Đoàn Phật Tử Phụng Đạo. Tâm nguyện dấn thân đặt nền tảng trên Bồ đề tâm, lấy kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Thượng Nhân làm chất liệu hành đạo, phương thức hành động thì dựa vào Tứ nhiếp pháp, phương châm cứu đời là Phụng sự chúng sinh tức cúng dường chư Phật.

Sáu giờ sáng, tôi đem bản sơ thảo đến nói chuyện với thầy Tâm Hải, một người bạn học chung lớp tại chùa Già Lam. Tâm Hải hưởng ứng ngay. Cùng ngày đó, tôi lại nói chuyện với Tửu, một người bạn cũ ở Phật học viện Quảng Nam, đang tạm trú tại chùa Bửu Đà ở quận 11 và học dự thính tại khóa học chùa Già Lam. Tửu cũng nhiệt tình hưởng ứng. Hai người bạn này giới thiệu thêm một vài người bạn khác. Trong vòng một tuần lễ, chúng tôi đã thành lập xong cái sườn của ban điều hành tổ chức. Sư cô Trí Hải cũng ủng hộ tôi khá nhiều trong giai đoạn phôi thai. Và trong vòng ba tháng sau, Đoàn Phật Tử Phụng Đạo (gọi tắt là Phụng Đạo) đã kiện toàn được những nhân sự nòng cốt và tạm thông qua các khóa hội thảo về đường hướng nền tảng để bắt đầu hoạt động. Tăng ni và phật-tử ủng hộ càng lúc càng nhiều. Tôi cũng tự động liên lạc với Thượng toạ Nhất Hạnh ở Pháp và sau đó ít lâu, đã được sự hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất của thầy ấy.

Dĩ nhiên trong thời gian đó, tôi không thể tiếp tục theo học chương trình của lớp học Già Lam. Tôi chỉ giữ lại hai môn quan trọng như Câu Xá LuậnTrung Luận do thầy Tuệ Sỹ dạy. Muốn được vậy, tôi phải cáo bệnh, xin rút tên ra khỏi danh sách chính thức của lớp học. Thầy Thái Siêu, lúc đó giữ chức quản chúng, hỏi tôi:

“Sao vậy? Chú học khá ai cũng biết, tự dưng lại nghỉ học?”

“Bệnh quá thầy ơi. Học gì nổi nữa.”

“Bệnh ra sao?”

Tôi ngập ngừng một lúc rồi bịa đặt ra một cái bệnh thật trầm trọng:

“Thì … bệnh đó đó.”

“Bệnh đó là bệnh làm sao?”

Có một bệnh mà phái nam rất xấu hổ phải nói ra, đặc biệt là đối với các nhà tu hành, càng không muốn khai cho bất cứ ai biết. Từ những ngày sau biến cố năm 1975, có khá nhiều sách thuốc nam (còn gọi là thuốc dân tộc) được nhà nước xã hội chủ nghĩa in ra, hết lòng cổ xyú và phổ biến rộng để khỏa lấp hiện trạng khan hiếm thuốc tây, phần khác để thay thế thuốc bắc của kẻ thù Trung Hoa đang xua quân đến biên giới Việt–Trung. Tôi đọc và nhớ được nhiều loại bệnh cũng như cách chữa trị gia truyền từ các sách đó nên biết được cái bệnh buồn cười này. Và tôi phải chọn cái bệnh mà chẳng ông con trai nào muốn nhìn nhận đó để thầy quản chúng và ban giám học tin tưởng là tôi bệnh thực chứ không phải giả đò để nghỉ học:

“Bệnh di tinh đó mà.”

“Thực không? Bị ra sao mà chú nói là di tinh? Có nằm mộng thấy gì không? Đêm nào cũng nằm mộng, phải không?”

“Không, có mộng mị gì đâu. Nằm mộng mà xuất tinh thì gọi là mộng tinh. Còn di tinh thì khác chứ. Di tinh là cứ bị xuất tinh hoài mỗi khi ngủ, ngay cả khi ngủ trưa, mà chẳng mộng mị gì, chẳng có cảm giác gì. Di tinh mà không lo chữa thì sẽ tiến tới hoạt tinh… tức là không thể kiểm soát gì được nữa.”

Thầy quản chúng tức cười, nhưng cũng rán nín, vì không lý lại cười một người bệnh đáng thương. Thế là thầy báo cáo lên ban giám học. Ngoại trừ hai thầy Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát, có lẽ ban giám học giật mình, vừa tiếc rẻ vừa ngậm ngùi thương cảm cho một tăng sinh viên xuất sắc mà phải mang bệnh. Còn Hòa thượng Trí Thủ, nghe được tin ấy, cho thị giả gọi tôi lên tịnh thất ngay.

“Con bệnh chi rứa?”

Tôi có thể khai bệnh dối vơí thầy quản chúng, nhưng lại khó mở miệng qua mặt vị hòa thượng đức độ này. Tôi ấp úng trong miệng không nói được. Hòa thượng đã nghe ban giám học thưa chuyện, nghĩ là tôi xấu hổ việc khai ra cái bệnh quái ác kia nên bỏ qua, không hỏi nữa, chỉ dạy:

“Có bệnh chi thì lên đây nói thầy nghe để thầy đưa tiền đi bác sĩ, mua thuốc uống. Đức Hải ơi, lấy xe đưa chú Khang đi bác sĩ, lấy toa rồi mua thuốc cho chú luôn.”

Trong khi thầy Đức Hải, vị thị giả của Hòa thượng, lo mặc áo dài, Hòa thượng lại nói riêng với tôi:

“Đã nói con nên đi ra nước ngoài, vậy ổn hơn, có bệnh hoạn chi cũng dễ trị. Cha, cái bà Trang sao tổ chức chi mà lâu rứa!”

Tôi ứa nước mắt thầm cảm tạ ơn sâu của Hòa thượng. Tôi may mắn được Hòa thượng quan tâm, lo lắng mọi thứ. Có điều là cái gì tôi muốn làm cũng không đúng ý ngài cả. Ở chùa Già Lam, chỉ có vài người biết tôi được thầy Tịch Quang gởi gắm đến đây, nhưng ai cũng biết tôi được Hòa thượng Trí Thủ chăm sóc như một học trò cưng. Còn chuyện tôi bỏ học, thực ra cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc ăn ở của tôi tại chùa Già Lam cả. Tôi cáo bệnh để Hòa thượng và ban giám học khỏi buồn lòng thất vọng là tôi biếng học mà thôi, chứ không phải cáo bệnh để khỏi bị đuổi ra chùa. Trên thực tế, tôi đến chùa Già Lam đâu phải với mục đích tham gia lớp học. Vậy dù có học hay không, tôi vẫn cứ ở đó, chẳng ai ngoài Hòa thượng có thể đuổi tôi được. Nửa năm trước, khi thầy Đức Chơn – vị trụ trì chùa Già Lam, một cao đồ của Hòa thượngbáo động là ngân quỹ của chùa không đủ để lo cho các tăng sinh viên càng lúc càng tăng nhân số. (Hòa thượng đã lập nên tu viện Quảng Hương Già Lam từ nhiều năm trước, người ta quan gọi ngài là tu viện trưởng. Nay Hòa thuợng đã giao cho thầy Đức Chơn giữ chức vụ trụ trì, trông coi mọi tài sảnsinh hoạt tài chánh của chùa Già Lam). Nghe thầy trụ trì than phiền, Hòa thượng đã triệu tập một buổi họp, tuyên bố trước đại chúng rằng:

“Tôi thương mấy anh em, thấy người nào ham học đến xin học hay xin ở lại đây, tôi cũng hoan hỉ chấp nhận hết. Nhưng thực ra, chuyện học thì có ban giám học quyết định, còn quyết định cho anh em ở lại chùa này hay không là do thầy trụ trì. Thầy ấy sẽ tùy theo khả năng tài chánh của chùa cũng như sự hợp lệ của anh em trên mặt giấy tờ để cho phép anh em ở đây hay không. Tôi không có quyền hạn chi mô, anh em cứ xin phép thầy trụ trì hí. Tôi mà còn phải xin thầy trụ trì huống chi mấy anh em,”

Hòa thuợng cười, cả hội trường cũng cười theo, không hiểu tại sao ngài lại nói vậy. Một lúc, Hòa thượng tiếp, “tôi nói thiệt đó, sẵn có thầy trụ trì, ban giám học và đại chúng ở đây, tôi xin phép thầy trụ trì một điều: tôi muốn bảo lãnh một người thôi, đó là chú Khang. Khang đâu rồi, đứng lên coi. Kìa, chú Khang đó. Thầy trụ trìhoan hỷ chấp nhận không? À, hoan hỷ. Vậy thì dù thế nào thì thầy cũng cho phép chú Khang ở đây tu học nghe.”

Nhờ Hòa thượng tuyên bố như thế mà tôi được yên, mặc dầu bản thân tôi không có một manh giấy tùy thân hợp lệ nào cả. Xin cho tôi ở yên để tu học cũng là ơn Hòa thượng, lo liệu cho tôi vượt biên cũng là ngài. Tôi ray rứt nghĩ rằng một ngày nào đó rất gần, tôi sẽ lên đường rời khỏi nơi này mà không phải là vượt biên theo ý Hòa thượng. Tôi đã chọn con đường theo ý riêng của tôi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10435)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9548)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9249)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31239)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20704)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 23103)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17709)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11619)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21374)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8746)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22145)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13309)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38473)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13384)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24287)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14938)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24601)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10166)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17613)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22718)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22648)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7507)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 14061)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 27039)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26790)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19852)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20810)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21359)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13210)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13337)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29817)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13879)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13927)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32420)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 24031)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29758)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31531)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34170)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18426)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19486)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32803)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18702)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30817)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16127)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26744)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32596)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39352)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40446)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19277)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19278)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant