Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 7

17 Tháng Ba 201200:00(Xem: 9300)
Chương 7


NGÕ THOÁT


tức Phương Trời Cao Rộng 3

truyện dài của Vĩnh Hảo

Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996

flowerba


CHƯƠNG BẢY

 

 

 Long lôi khẩu súng Colt 45 dắt nơi thắt lưng ra, để lên bàn đánh “cộp” một cái, ra dấu bảo Hùng cất giùm – hình như đó là một cách để khủng bố tinh thần người đang bị hỏi cung – rồi hướng về tôi, Long hỏi:

Vấn đề thành lập Đoàn Phật Tử Phụng Đạo, làm việc từ thiện xã hội của anh, thực ra chỉ là một cách để vận động nhân sự, tạo thanh thế cho anh để tiến đến việc thành lập một lực lượng phản cách mạng nào đó, chẳng hạn Hội Lạc Long… phải không?

Chẳng có sự liên hệ nào giữa Phụng Đạo và Hội Lạc Long cả. Khi thành lập Phụng Đạo, tôi không hề nghĩ đến Lạc Long; khi lập Lạc Long, tôi không còn nghĩ gì về Phụng Đạo, vì trên thực tế, tôi đã giải tán Phụng Đạo từ cuối năm 1983, trong khi Lạc Long lại khởi động từ cuối năm 1984. Còn nữa, Lạc Long chỉ là một hội thề, không phải một tổ chức, một lực lượng.

Long cười khẩy:

“Phụng Đạo bị anh tuyên bố giải tán chỉ là giải tán trên nguyên tắc, trên mặt hình thức, vì anh sợ bị kết tội thành lập hội đoàn bất hợp pháp đối với nhà nước, chứ còn mặt trong, Phụng Đạo vẫn âm thầm sinh hoạt, có chết đâu! Bằng chứng là bản thân anh đó: vẫn còn ở kinh tế mới, làm việc từ thiện xã hội để mua chuộc lòng dân, gây uy tín trong hàng tăng nitín đồ Phật giáo, và để kết cấu với các tu sĩ phản động ở hải ngoại như Thích Nhất Hạnh! Phụng Đạo đã giải thể, nhân sự Phụng Đạo không còn sinh hoạt, nhưng cái tinh thần của Phụng Đạo vẫn còn sống đấy chứ! Phụng Đạo chính là anh đấy thôi! Anh mà còn thì Phụng Đạo vẫn cứ còn, rồi cái tinh thần Phụng Đạo ở trong anh mà các hoạt động phản động sẽ nẩy sinh, đẻ ra các lực lượng hay tổ chức khác! Cái mầm nó còn tốt quá thì làm sao không sinh hoa sinh trái!

Tôi giật mình nghe Long nói vậy. Câu nói ấy, lối kết luận ấy, hình như tôi đã nghe một nguời bạn nào đó của tôi nói qua một lần, chỉ khác là ở cách nói và giọng nói, chứ nhận định thì chỉ là một. Tôi cố nhớ lại xem người nào đã nói với tôi câu nói đó mà trong nhất thời không nhớ nổi. Tôi nhìn Long nói:

“Các anh đâu thể kết tội một cái mầm, mà cũng không thể nào bắt hay tiêu diệt được cái tinh thần. Cái tinh thần của Phụng Đạo đâu phải là do tôi nặn để ra hay cấy mầm nơi người khác. Nó đã có sẵn, đã tiềm tàng sẵn nơi mọi người rồi. Vả lại, nếu cho rằng công việc cứu tế xã hội của Phụng Đạo là bất hợp pháp thì điều này hàm nghĩa nhà nước cấm đoán người dân thành lập hội đoàn, cấm đoán các việc làm từ thiện hữu ích cho nhân dân sao? Thế thì đâu là hiến pháp của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hả?

“Anh đừng có lo! Chúng tôi đâu có bắt bớ gì mấy người linh tinh trong tổ chức Phụng Đạo! Chỉ vì anh là kẻ phạm tội phản cách mạng nên chúng tôi phải điều tra bất cứ cái gì và những ai liên quan trực tiếp đến các hoạt động của anh mà thôi. Ừ thì cứ cho là Phụng Đạo chẳng phải là thứ tổ chức gì quan trọng hoặc có liên quan đến các hành vi chính trị, nhưng cái gọi là Hội Lạc Long, anh bảo không phải là một tổ chức, vậy chứ nó là thứ gì đây? Từ hai người trở lên, có cùng một lý tưởng và đường hướng hoạt động thì đã là tổ chức rồi. Đàng này, Hội Lạc Long có những bảy người, kết nghĩa lập hội, thề thốt chống lại cộng sản, anh nghĩ nó là thứ gì đây?

Tôi lại thêm một lần giật mình vì Long nói chính xác con số bảy người của Lạc Long. Điều này chứng tỏ trong số bảy người của hội thề ấy, có người là nội gián của công an. Người này phải tận tình báo cáo tất cả sinh hoạt của tôi, của những bằng hữu khác cho nên Long mới nắm vững vấn đề như vậy. Vấn đề còn tế nhị ở chỗ: trong ba tổ chức có mặt tôi, không phải tổ chức nào cũng có đủ mặt nhân sự của tổ chức kia. Những nhân sự theo tôi làm việc từ thiện xã hội trong Đoàn Phật Tử Phụng Đạo, không một ai biết gì về chuyện tôi lập Hội Lạc Long và liên kết với lực luợng Phục quốc của ông Trần Văn Lương; những người bạn kết nghĩa trong Hội Lạc Long với tôi, không ai là nhân sự của Đoàn Phật Tử Phụng Đạo và họ cũng chỉ biết rất mơ hồ về tổ chức từ thiện này; cùng tôi liên kết với lực lượng Phục quốc thì chỉ có hai người thuộc Hội Lạc Long; còn phía Phục quốc của ông Trần Văn Lương, ngay cả bản thân ông Lương, không ai biết gì về Đoàn Phật Tử Phụng Đạo và Hội Lạc Long cả. Vậy, kẻ nội gián này phải là người rất thân cận với tôi, biết rất rõ về các hoạt động của tôi từ năm 1981, khi Đoàn Phật Tử Phụng Đạo mới hình thành. Hắn là ai? Hình ảnh những người của Hội Lạc Long lướt nhanh qua đầu tôi. Hiền, anh ruột của tôi, không biết gì về Phụng Đạo, chỉ biết về Lạc Long và Phục quốc, hiện đang ẩn lánh tại một vùng quê Nha Trang: không phải. Tâm Huy, người bạn tu cũng là bạn học cùng lớp tại chùa Già Lam, có tham gia Phụng Đạo một thời gian ngắn, không liên can gì đến lực lượng Phục quốc, hiện đang lẩn trốn tại Sài Gòn: không thể nào. Nguyên Thể, người bạn tu vai em của tôi, từng chung sống với tôi ở chùa Linh Phong Nha Trang trước khi tôi vào Sài Gòn, có biết sơ về Phụng Đạo, không can hệ gì đến Phục quốc, hiện đang lẩn trốn ở đâu không biết: không phải. Thiện Lạc, một người bạn tu nhỏ tuổi khác của tôi, cùng sống chung với tôi ở chùa Hải Đức Nha Trang những năm cộng sản mới cầm quyền tại miền Nam, biết sơ về Phụng Đạo, không biết gì về Phục quốc, hiện đã hoàn tụcẩn náu tại nhà một người thân: cũng không phải. Dũng, võ sư, một người bạn do Hân giới thiệu, rất nhiệt tình, ngay thẳng, không biết gì về Phụng Đạo, không biết gì về Phục quốc, hiện đang ở Sài Gòn: có lẽ cũng không phải. Và cuối cùng là Hân, người bạn tôi mới quen từ năm 1981, không tham gia nhưng biết rõ về sinh hoạt của Phụng Đạo (có lần anh ủng hộ tiền bạc cho tổ chức từ thiện này), cùng tôi hỗ trợ cho lực lượng Phục quốc. Phải rồi, Hân. Tự dưng đến lúc này, dù muốn dù không, tôi cũng phải nghĩ đến Hân. Hân là kẻ đáng ngờ nhất trong bảy người của Hội Lạc Long.

 

oOo

 

Từ mấu chốt ấy, tôi lại sực nhớ ra, nhận định của Long về tinh thần Phụng Đạo, hình như trùng hợp với câu Hân nói với tôi từ hai năm trước. Chưa hết, từ khi tôi bỏ vùng kinh tế mới về Sài Gòn để đi lẩn trốn sự lùng bắt của công an tỉnh Đồng Nai, các bạn tôi ở thành phố ai cũng cảnh giác tôi hãy đề phòng Hân, vì trong thời gian tôi lẩn trốn, Hân là người ráo riết đi tìm tôi nhiều nhất (trong khi những bạn có liên hệ dù nhiều hay ít với tôi, đều thu mình, ẩn lánh, không dám chường mặt ra đường). Rất có thể Hân chính là kẻ phản bội. Nhưng yếu tố này cũng chưa đủ kết luận là Hân có ý xấu. Tôi thoáng ôn lại những lời nói, cử chỉ, những hoài bão và quan niệm sống mà Hân từng trao đổi với tôi… Ồ, có thể Hân ráo riết đi tìm tôi trong thời gian đó là muốn giúp tôi chỗ ẩn náu an toàn – như Hân đã giải thích cách đây vài ngày khi tôi tự động đến tìm gặp anh ấy… Tự dưng tôi muốn xua đi hết những điều nghi kỵ của mình. Khó có thể tin được rằng một con người hiểu biết nhiều, đối xử rất tốt với tôi như thế… lại là kẻ phản bội, bán đứng tôi và bằng hữu cho cộng sản… Ừ mà cũng có thể lắm. Hân phản bội chứ không thể là ai khác. Tôi có vài luận cứ để tin như vậy…

Nhưng nếu cái nghi vấn của tôi về Hân là một sự thực, tôi nên giữ thái độ thế nào cho thích đáng trong khi khai cung với Long hoặc những công an khác? Một khi Hân, người bạn thân đã biết tất cả mọi hoạt động của tôi trước đây, lại làm việc cho công an, hoặc có thể chính Hân là một đảng viên cộng sản, thì tôi sẽ khai cung như thế nào? Chấp nhận hết hay là chối bỏ những gì mình đã làm? Và thế nào là anh hùng trong lao ngục?

Cái chết thường tình và hợp lý cho những kẻ làm cách mạng là cái chết trong lao tù. Và “cọp chết để da, người ta chết để tiếng”thái độ thông thường của bao anh hùng đi trước. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chữ anh hùng không bị ép khuôn trong phạm trù cương hay nhu của thái độ mà được thể hiện qua sự khôn khéo của trí thông minh và sự bền bĩ của ý chí. Chọn cái chết bất khuất đúng là thái độ anh hùng, nhưng chọn đường sống để tiếp tục đeo đuổi lý tưởng và mưu thành đại sự thì cũng là một nghĩa cử anh hùng khác, không hơn không kém.

Nhưng đối với tôi bây giờ, sự việc không đơn giản như vậy. Tôi không cần làm anh hùng theo cách chết hoặc sống nói trên. Điều mà tôi phải cân nhắc lúc này chính là mối an nguy cho những người bạn khác của tôi đang còn ở ngoài xã hội mà thôi. Tôi chấp nhận vào tù hay chấp nhận cái chết không có nghĩa rằng tôi có quyền kéo theo những người khác vào hoàn cảnh của tôi. Tôi mà khai tất cả sự thật thì có thể nhiều người bạn khác của tôi cũng sẽ sa vào tù tội ngay. Nhưng khai dối thì có vẻ hèn quá. Hân biết tất cả về tôi. Sau lưng Long, là Hân. Tôi đang khai cung với Long nhưng cũng giống như tôi đang đối khẩu với Hân. Khai thực hay khai dối? Nếu tôi cứ chối quanh, chối co trước mặt Long thì còn gì hèn nhục bằng! Khai thực với hy vọng đựơc ân giảm, khoan hồng là điều nhu nhược, thấp hèn. Nhưng khai dối, theo quan niệm của tôi, cũng có vẻ hèn nhát (vì từ hồi nhỏ, đọc cuốn Tâm Hồn Cao Thượng, tôi đã quen tôn thờ hình ảnh người học trò đứng dậy chịu lỗi thay cho bạn, đến nỗi đã có nhiều lần tôi nhận tội thay cho người khác, và nếu có lầm lỗi, tôi cũng nhận chứ không bào chữa). Ngoài ra, trường hợp khai dối còn mang một ý nghĩa tế nhị thâm trầm khác liên quan đến lĩnh vực luân lý, hay đúng hơn, lãnh vực giới luật của tôn giáo mà tôi thấm nhuần đến độ trở thành một thói quen, không cần cố gắng. Khai dối là gì nếu không phải là sự quanh co, vọng ngữ, có nói không, không nói có. Mà cái thói quen nói dối này, tôi đã từ bỏ khá lâu, từ khi mới xuất gia làm chú tiểu mười lăm năm trước. Không được nói dối là một điều răn cấm căn bản trong đạo đức của những môn đồ Phật giáo. Tuy thế, Phật giáo vẫn cho phép việc nói dối trong điều kiện sự nói dối đó có mục đích cao cả, hoặc có lợi cho số đông, hoặc vì bảo vệ sinh mạng cho kẻ khác.

Các quan điểm mâu thuẫn, đối nghịch làm chông chênh đầu óc tôi. Lời khai của tôi chắc chắn là có liên can bất lợi cho người anh ruột của tôi và một số người khác. Anh tôi hiện vẫn còn lẩn trốn ở một nơi nào đó tại thành phố biển Nha Trang. Sự thành thật của tôi chính là việc mở cửa mời anh tôi vào tù. Nhưng nếu với sự tiếp tay của Hân, công an đã có đầy đủ chi tiết để kết tội hai anh em tôi thì việc tôi chối quanh là điều vô ích và cũng là tự phơi bày sự hèn nhát, run sợ của mình trước bạo lực.

Tóm lại, chỗ then chốt của vấn đề là làm sao đánh giá chính xác đựơc rằng công an đã biết hay chưa biết gì về những đóng góp khác của tôi trong tổ chức Phục quốc. Hân đã cung cấp cho công an tất cả sự thật về tôi hay chỉ một phần sự thật? Và một phần sự thật mà Hân cung cấp cho công an là phần nào?

Tôi nhìn thẳng vào mắt Long, nói:

Định nghĩa một tổ chức theo cách của anh thì nhân dân cả nước này chỉ còn sống như những thây ma vất vưởng ly tán, chẳng có tinh thần hợp quần tương thân tương ái nữa. Chỉ có đảng cộng sản là được độc quyền thành lập, phát triển đến con số hai triệu đảng viên hoặc sẽ hơn nữa… còn người dân thì tụ họp hai người trở lên thì bị coi là lập hội bất hợp pháp?

Long nghiêm giọng nói nhanh như học thuộc lòng:

Hiến pháp nhà nước có qui định rõ rệt việc tự do thành lập các tổ chức và hội đoàn, đâu phải không có, nhưng cũng phải có sự xét duyệt và thông qua của nhà nước, chứ đâu phải muốn lập cái hội nào thì lập để rồi xã hội lại rối beng cả lên như các xã hội Âu - Mỹ!

Tôi lắc đầu nói:

Các nhà nước Âu - Mỹ cũng đòi hỏi người dân xin phép chuyện lập hội hay tổ chức các sinh hoạttính cách tập thể đấy chứ! Nhưng hễ dân xin phép thì ắt nhà nước phải cho. Còn trong xã hội chủ nghĩa, người dân biết họ không thể nào được nhà nước cho lập hội nên họ không dám lập hội, và nếu thấy cần thiết phải lập, họ đành phải lập hội kín, lập hội kín thì bị bắt bớ, kết tội. Rối loạn xã hội một phần cũng từ đó mà ra cả. Hiến pháp của nhà nước nói cho phép tự do này, tự do nọ, mà trên thực tế, người dân có hưởng được bất kỳ thứ tự do nào đâu! Nếu tôi xin phép nhà nước thành lập Đoàn Phật Tử Phụng Đạo để làm công tác từ thiện xã hội, giúp cho những nơi nghèo đói, anh thực lòng trả lời giùm cho một tiếng, có được nhà nước chấp thuận không vậy?

Long hơi lúng túng một chút, rồi bỗng tự tin nghểnh mặt lên, nói như máy:

Từ khi đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của đảng và nhà nước từ thượng tầng đến hạ tầng cơ sở, mọi sinh hoạt của nhân dân trong nước được tiến hành nhịp nhàng và đồng bộ trong guồng máy chỉ đạo chung, không nơi nào mà không có sự quan tâm của trung ương đảng; hạ tầng có chỗ nào bị thiếu hụt hay yếu kém thì lập tứcbáo cáo trình lên trung ương, sau đó mọi vấn đề sẽ được giải quyết. Những tệ trạng bất công, bóc lột của chế độ phong kiếntư bản đều bị chế độ ta quét sạch, nhân dân hồ hởi tiến lên xã hội chủ nghĩa vinh quang. Đảng và nhà nước hết lòng ban phát và bảo vệ đời sống ấm no hạnh phúc cho dân, ngăn chặn và triệt tiêu mọi phần tử địa chủ, cường hào hà hiếp bóc lột sức lao động của người dân… Trong diễn trình đó, mỗi người dân đều được ổn định đời sống cơm áo, việc làm. Có cần thiết phải lập những tổ chức từ thiện nữa không nhỉ? Tổ chức từ thiện xã hội là kết quả tự nhiên thoát thai từ những xã hội tư bản bóc lột nhân dân đến tận xương tuỷ. Điển hình là nước Mỹ, hàng triệu người thất nghiệp, ăn xin, không nhà ở, lang thang đầy đường, cũng chỉ vì bị tư bản bóc lột. Rồi để xoa dịu sự căm phẫn của dân, họ mới bày đặt nặn đẻ ra các hội từ thiện này nọ mà thôi. Xã hội chủ nghĩa là một xã hội được hình thành từ giai cấp công nhân vô sản chống bất công, lại thêm sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, làm gì có chuyện đói thiếu bóc lột nữa mà anh đòi lập hội từ thiện! Nếu có một gia đình nào, một người nào đói khổ, thiếu ăn, chẳng qua chỉ vì họ không chịu lao động đúng mức mà thôi.”

Nghe đến đây thì máu huyết trong tôi sôi sục lên. Tôi muốn chỉ thẳng vào mặt Long để nói một câu gì đó, nhưng xét lại thấy cũng chẳng cần thiết, đành tự trấn tĩnh, thở dài:

Thôi, khỏi bàn nữa. Nói tóm một câu, năm 1981 tôi đã lập Đoàn Phật Tử Phụng Đạo để làm việc từ thiện một cách bất hợp pháp.

Long thêm vào:

Chưa hết, anh còn lập Hội Lạc Long với chủ đích kết tập bằng hữu chống lại đảng và nhà nước, đây cũng là việc làm phạm pháp.

Vâng, đối với các anh thì phạm pháp. Nhưng mục đích của Lạc Long không phải là chống lại đảng và nhà nước mà là đấu tranh để đòi hỏi tự do cho người dân. Nếu có chống thì chống lại bất kỳ chủ thuyết nào, phe phái nào, tập đoàn thống trị nào chà đạp lên quyền lợi của dân tộc Việt Nam chứ không phải chỉ chống đảng cộng sản.

Thì cứ nói đại là các anh chống cộng sản đi. Các anh lập hội thề ngay trên mảnh đất này, đúng vào giai đoạn này, cái giai đoạn mà chúng tôi đang nắm quyền, không phải nhắm vào chúng tôi thì nhắm vào ai! Các anh thù hận cộng sản nên mới làm thế!

Người theo Phật chúng tôi không thù hận bất cứ con người nào. Chúng tôi không có kẻ thù như những con người. Chúng tôi chỉ có kẻ thù là lòng tham lam, ích kỷ, thù hằn, cố chấp, cuồng tín… Chúng tôi không thù hận các anh, nhưng sẽ chống các anh nếu các anh ôm ấp những tham lam, sân hận, cuồng tíngieo rắc khổ đau cho đất nước.”

Cũng chẳng có gì khác giữa cách nói này hay cách nói kia. Tóm lại là anh thù hận cộng sản, muốn chống lại cộng sản.

Thù hận là tâm lý hèn mạt của những kẻ mà dù ở trong hoàn cảnh thuận lợi hay bất lợi cũng không vói tay được đến cái cao cả của đối phương nên mới lấy nó làm khí giới trả đũa. Tâm lý thù hận đó chỉ có trong xã hội cộng sản và trong lòng người cộng sản mà thôi. Thù hận thì không thể lắng nghe, không thể thông cảm, không thể thương yêuxây dựng cho nhau được. Thù hận là tâm lý thành kiến một chiều, què quặt, tầm thường, chẳng làm nên trò trống gì cho cuộc đời dù có nắm quyền bính trong tay. Người theo Phật chúng tôi coi thườngthương hại cho những con người luôn mang tâm lýthái độ thù hận, làm gì chúng tôi lại ôm lòng thù hận ai!

Long vẫn ngoan cố:

Đó là trên lý thuyết thôi, còn trên thực tế, các anh phải thù hận chúng tôi mới có thể chống đối chúng tôi một cách hữu hiệu được.”

Tại sao anh lại muốn ép tôi phải nhận hai chữ thù hận ấy nhỉ? Có cần phải đồng hoá chúng tôi trở thành một đối thủ, một chiến sĩ cách mạng khác chính kiến nhưng cùng tâm lý thù hận nhỏ mọn không vậy? Để làm gì? Để dễ kết tội hơn sao? Chứ không phải rằng sự kết tội của các anh chỉ nhắm vào hành vi chứ không nhắm vào tâm lý à?

Long giương mắt ngó tôi, giận dữ, nhưng anh cũng cố kìm hãm lại một lúc bằng cách lấy thuốc đưa lên môi, quẹt lửa. Phà một hơi thuốc, Long cúi xuống ghi gì đó vào biên bản. Xong, y ngước lên, nói gằn:

Còn nữa, dù anh khai rằng anh không đảm nhận bất cứ chức vụ nào trong lực lượng Phục quốc của ông Trần Văn Lương, nhưng việc anh giúp họ quay in truyền đơn, soạn viết các văn kiện của lực lượng… đều là các hành vi phạm tội chống đối chính quyền cách mạng. Anh có nhận rằng anh đã làm những việc ấy không?

.”

Câu hỏi chót: có sự liên hệ nào giữa Lực Lượng Việt Nam Tự Do của Tuệ Sỹ với các tổ chức Phụng Đạo, Lạc Long và Phục quốc? giữa cá nhân anh và ông Tuệ Sỹ?

Không có bất cứ sự liên hệ nào giữa các tổ chức. Còn về liên hệ cá nhân thì tôi là học trò của thầy ấy như bao nhiêu tăng sinh viên khác, vậy thôi.

Tuệ Sỹ đánh giá anh cao lắm mà. Chẳng lẽ anh có tham dự lớp Già Lam do Tuệ Sỹ điều hành mà ông ấy chẳng kết nạp anh vào lực lượng của ông ấy sao?

Không. Tôi có con đường của tôi, thầy ấy có con đường của thầy ấy. Tôi đã rời bỏ chùa Già Lam từ năm 1982. Thầy Tuệ Sỹ làm việc gì tại Già Lam sau giai đoạn đó thì tôi không biết.

Thế lúc anh còn ở chùa Già Lam thì sao? Ông ấy làm gì và có mời anh cọng tác chứ?

Không hề. Thầy ấy chỉ vào lớp dạy học, và tôi học.

Thế khi ông ấy bị bắt vào năm 1984, chẳng phải ông ấy đã hóa thân thành anh để rồi ở bên ngoài, anh lại tiếp tục vận động tổ chức, thành lập các lực lượng đấu tranh khác hay sao?

Tôi lại thêm một lần giật mình. Cách Long ví tôi như một hóa thân của thầy Tuệ Sỹ trong vấn đề tranh đấu tự dưng lại khiến trong tôi nẩy lên một nỗi nghi hoặc buồn bã. Rõ ràng là cách ví ấy không phải chỉ là phỏng đoán hay thăm dò. Long biết cái liên hệ xa hơn giữa tôi và thầy Tuệ Sỹ trong vấn đề đấu tranh, chứ không phải chỉ là liên hệ thầy trò. Mà cái liên hệ đấu tranh đó, thực ra chỉ có những bạn bè thân của tôi, trong đó có Hân, mới biết được.

Đầu năm 1984, Tuệ Sỹ nhờ thầy Tâm Hải – một người bạn học của tôi ở chùa Già Lam, cũng là Đoàn phó Đoàn Phật Tử Phụng Đạo – lên kinh tế mới nhắn tôi về Sài Gòn gặp thầy. Tôi đuợc sắp xếp để gặp riêng thầy Tuệ Sỹ tại một căn nhà của một Phật tử thân tín chùa Già Lam. Sau vài lời thăm hỏi, thầy Tuệ Sỹ nói ngay mục đích cuộc tiếp xúc này là muốn giao tôi đứng ra đảm nhận việc tổ chức và điều hành Lực Lượng Việt Nam Tự Do. Tôi hết sức ngạc nhiên, một mực khước từ, tự cho mình không đủ khả năng để đảm nhận việc ấy. Nhưng thầy đưa ra hai lý do khiến tôi không thể từ chối. Lý do thứ nhất: Tuệ Sỹ và Lê Mạnh Thát đang bị công an để ý, theo dõi, không thể tiếp tục hoạt động. Họ muốn rời khỏi chùa Già Lam và rút vào một vùng rừng núi nào đó để ẩn cư; còn tôi thì thay mặt hai thầy ấy, đứng ra tiếp tục điều hành mọi hoạt động của Lực Lượng Việt Nam Tự Do trên mặt nổi. Cương lĩnh và đường hướng sinh hoạt sẽ do hai thầy soạn thảo từ bên trong. Lý do thứ hai: tôi là tăng sĩ trẻ tuổi, chưa phải là đối tuợng của công an, tôi có thể âm thầm hoạt động để mở rộng phong trào dễ dàng và hữu hiệu hơn hai thầy ấy. Cuối cùng, tôi đồng ý. Vậy là thầy Tuệ Sỹ sắp xếp cho tôi gặp cả thầy Lê Mạnh Thát để cùng thảo luận về những gì cần làm trong những ngày sắp tới. Tôi trở về vùng kinh tế mới, rồi đảo một vòng quanh các cơ sở mà tôi có lúc ấy để thử tìm một chỗ tương đối kín đáo cho hai thầy ấy rút vào. Một khu đất sâu trong vùng núi ở vùng kinh tế mới Bàu Cạn; một mẫu đất và một hang động của thầy Quảng Hiền trên núi Thị Vải; một cơ sở trồng điều ở Hố Nai; một cơ sở trồng cà phê và điều ở chân núi Gia Lào; một cơ sở cà phê khác ở Long Khánh… Tôi chưa quyết định chọn cơ sở nào và cũng chưa kịp bàn kỹ về kế hoạch đưa hai thầy ấy rời chùa Già Lam để rút đi an toàn thì vào sáng sớm một ngày cuối tháng 3 năm 1984, công an bao vây chùa Già Lam, đọc lệnh bắt thầy Tuệ Sỹ, Mạnh Thát và Nguyên Giác. Một vài bạn bè thân của tôi tức tốc lên kinh tế mới báo tin và thúc tôi đi lánh sớm. Tôi tạm ẩn ở xã Ông Quế, Long Khánh. Một tuần sau thì được tin Hòa thượng Trí Thủ bị mất trong bệnh viện. Sáu tháng sau, tôi vận động bạn bè thân thành lập một lực lượng mới lấy tên Hội Lạc Long thay vì tiếp tục khai triển Lực Lượng Việt Nam Tự Do. Tôi không muốn sử dụng lại cương lĩnh và danh xưng của một lực lượng đã bị thất bại và bị truy tố ra tòa – vì điều này sẽ bồi thêm án nặng cho Tuệ Sỹ trong tù mà cũng bất lợi cho tôi trong khi hoạt động. Mặt khác, tôi không hề có ý làm hậu thân của một ai khác.

Cho nên, niềm tự hào, hay đúng hơn, một thứ tự ái vặt nào đó của tôi, không vừa lòng với lối ví von của Long. Từ lâu, tôi vốn kính trọng và ngưỡng mộ các vị cao tăng thạc đức, hay bậc thức giả uyên bácnghĩa khí như thầy Tuệ Sỹ, nhưng tôi chưa hề bao giờ muốn mình là cái bóng hay là cánh tay phải, tay trái, hậu huệ, hậu thân gì của ai cả. Tôi là tôi với lối đi tự tạiđộc lập của tôi. Có chăng một sự tương đồng tương hợp nào, tôi nghĩ rằng, đó không phải là sự mô phỏng, nối gót của kẻ sau đối với người trước mà là sự động dụng tất nhiên của những kẻ từng thấm nhuần bồ đề tâm. Vâng, cái tâm bồ đề, nói như Hoà thượng Trí Thủ, khi đã kết thành hoa trái thì ở đâu cũng tìm thấy an lạc. Và một khi đã khởi phát, nó tự nẩy ra những lối đi thênh thang của nó giống như những nụ mầm trên cùng một nhánh cây, tùy theo thời tiếthoàn cảnh mà nở rộ những hoa lá tinh nguyên mới mẻ. Những hoa lá ấy, cái nào lại chẳng giống nhau, nhưng không phải hoa này là hậu thân của hoa kia, lá này là hoá thân của lá nọ. Chúng chỉ nở trước hoặc sau với cùng một thứ dưỡng chất do nhánh cây hút lên từ gốc rễ và dung hóa, nhào nặn thành.

Tôi không dám xác quyết rằng cái tâm lý nhột nhạt khó chịu khi bị ví như một thứ hậu thân nào đó có phải là thứ mặc cảm tự ái nhỏ nhen, hay đó là phản ứng của một tâm thức muốn vươn tới tự do. Mà cái tự do nào còn sót lại ở đây? Phải chăng nó lẩn quẩn loanh quanh giữa bốn vách của các phòng giam? Phải chăng nó đang la đà trước mặt những nhân viên công lực cặm cụi thực hiện chức năng bắt bớ, giam cầm những kẻ đòi hỏi đấu tranh cho nó? Tự do đâu? Có sự quan hệ nào giữa tự do và một cái hậu thân? Tôi ngước lên, nhìn thẳng vào mặt Long, và bất chợt, trong một ngẫu nhiên khó hiểu, tôi bỗng nhớ đến câu nói lừng danh của thiên sư Lâm Tế: “Phùng Phật sát Phật, Phùng Tổ sát Tổ” ( gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ). Tôi bật cười lên một tiếng.

“Anh cười cái gì?”

“Không, không có gì. Chẳng liên hệ gì.”

Anh có nghe câu hỏi của tôi không? Có phải anh nối gót ông Tuệ Sỹ để tiếp tục vận động mấy ông thầy chùa phản động chống lại chính quyền cách mạng không?

Tôi khẳng định:

Không làm gì có chuyện đó. Tôi chỉ làm công việc của tôi, theo tôi, chẳng liên hệ gì đến thầy ấy cả.

“Thế anh có liên hệ gì với ông Tịch Quangthỉnh thoảng anh lại thăm ông ấy ở Ấn Quang? Tại sao ông ấy lại tiếp anh trong khi đóng cửa nhập thất?”

Rõ ràng là Long theo dõi tôi khá kỹ, hoặc là Hân đã báo cáo về tôi rất tường tận. Tôi hơi nẳn, nói:

Tôi là đệ tử cầu thầy ấy làm y chỉ sư.

Y chỉ sư? Là thầy thế nào?

Là vị thầy mà tôi nương tựa để tu học khi bổn sư tôi mất hoặc ở quá xa.

Nghe nói ông ấy khó tính lắm mà, đâu có thâu nhận đệ tử, sao lại nhận anh?

Không biết. Cái đó tuỳ nhân duyên tu học mà thôi, mà nhân duyên này thì chẳng dính nhập gì đến chuyện vấn cung hôm nay cả.

Im lặng một lúc, Long hỏi tiếp:

Anh cầu ông Tịch Quang làm thầy, vậy chứ chuyện anh hoạt động chống phá cách mạng, bộ ông ấy không hay biết sao? Ông ấy có sai bảo anh làm không? Hoặc khi anh làm, có hỏi ý ông ấy không?

Không can dự gì đến thầy ấy cả.

Vậy chứ anh bái ông ấy làm thầy để làm quái gì mà thầy trò ai làm việc nấy chẳng biết gì nhau hết vây?

“Có cần thiết là tôi phải trả lời câu hỏi không dính dự gì đến việc khai cung không vậy?”

Có dính dự chứ sao không. Chúng tôi muốn điều tra về tất cả những ai có liên hệ với anh nếu xét thấy đó là đối tượng đáng tình nghi. Chúng tôi muốn biết anh được cái lợi ích gì khi bái ông ấy làm thầy để rồi anh hứng gì làm đó, chẳng thưa trình gì với ông ấy? Hay là mọi hành vi của anh đều do ông ấy chỉ đạo, cố vấn?

Tôi mỉm cười, đáp:

Tăng sĩ Phật giáo chúng tôi hoàn toàn được tự do trong vấn đề hành xử của mỗi cá nhân, không bị lệ thuộc vào vị thầy bổn sư hay bất cứ vị thầy y chỉ nào. Việc tôi làm, tôi đâu cần phải báo cáo mọi thứ cho thầy ấy như cách các anh báo cáo cấp lãnh đạo chỉ huy. Việc thầy ấy làm, tôi đâu nhất thiết phải biết đến tất cả.

Vậy thì đâu là lý do để có cái liên hệ thầy trò?

Câu hỏi của Long đẩy tôi quay trở lại với câu nói thời danh của Lâm Tế. Gặp Phật giết Phật, Gặp Tổ giết Tổ. Đâu là cái lý do, là chất keo trong liên hệ thầy trò? Cái liên hệ thầy trò trong Phật giáo là cái liên hệ bình đẳng trong căn để. Tiến trình giác ngộ giải thoát là tiến trình của sự dẫm đạp, vượt qua. Không vượt qua được Phật, không vượt qua được Tổ, thì không làm sao có được giải thoát cả. Nhưng ý niệm này, thực ra, có cần thiết đối với biên bản khai cung, với ngục tù? Có. Tôi mím môi tự nhủ, cho dù những vách ngục của thế gian này có sụp đổ lên đầu lên cổ tôi, dìm sâu tôi vào nỗi thống khổ vô hạn của kiếp người, thì tâm thức tôi cũng phải vươn lên, dẫm đạp, vượt qua, vượt qua tất cả, vượt qua mọi đối tượng, mọi ảo tưởng, mọi thần tượng, mọi lý niệm, mọi ác niệm và thiện niệm, mọi bóng dáng của ác quỷ hay thiện thần, mọi thứ giá trị tinh thần và ngay cả cái tôn tượng mà tôi hằng quy kính là đức Phật… phải vượt qua hết. Bởi cái tâm thức này mà còn quỵ luỵ, nối gót, mô phỏng một cách trung thành những thứ trên thì dù có đóng kịch làm kẻ nhàn du rao giảng lý nhiệm mầu thênh thang của đạo giác ngộ, thì vẫn cứ là tâm thức của một kẻ nô lệ mà thôi. Vậy thì, thà cứ bị giam trong bốn vách… Nhưng dù gì, tôi cũng phải trả lời câu hỏi của Long, anh công an đại diện cho pháp luật thế gian đang chờ đợi tôi:

Anh muốn biết điều này lắm sao? Anh muốn ghi vào biên bản không, thì đây, hãy ghi rằng tôi bái ông Tịch Quang làm thầy chỉ vì ông ấy quá siêu việt, và ngày nào tôi còn tin tưởng nơi sức mạnh tâm linh từ ông, từ cái diệu dụng của sự bất động nơi ông, thì ngày ấy chân lý còn tồn tại, không thể huỷ diệt. Thế thôi.”

Long ngó sững tôi, hai mắt trợn ngược một lúc rồi bỗng đờ đẫn ra một cách khó hiểu. Tôi chẳng làm sao đoán được trong cái đầu thật lớn của y đang chứa đựng những ý tưởng u ám mê muội nào mà khiến đôi mắt trông ngây dại hẳn ra như vậy. Một chặp sau, Long chớp chớp đôi mắt rồi cúi xuống tờ biên bản, hí hoáy ghi. Biên bản viết rất sơ sài về Đoàn Phật Tử Phụng Đạo và Hội Lạc Long. Tôi có cảm tưởng là Long chỉ nhắm vào việc tôi có cọng tác với lực lượng Phục quốc của ông Trần Văn Lương mà thôi. Ừ, vậy thì tốt quá đi chứ. Các nhân sự Phụng Đạo và Lạc Long sẽ chẳng bị liên can gì đâu. Tôi yên lòng nghĩ vậy. Và tôi đặt bút ký vào biên bản.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34360)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16872)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22971)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 13052)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21967)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22187)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14866)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23583)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 24109)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23641)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17145)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19360)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 27071)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14425)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13844)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22691)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14751)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17360)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12672)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13870)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10411)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14707)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17200)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12549)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12710)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10364)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28718)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10703)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11135)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16881)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15769)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13342)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12556)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11360)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 13028)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19311)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12252)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28610)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10052)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21525)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12795)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17825)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26235)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11707)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10852)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22749)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12038)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10607)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11411)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11526)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant