Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng

Tuesday, November 9, 201000:00(View: 20405)
Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng

CON ĐƯỜNG ĐN T DO VÔ THƯỢNG
Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14
Nguyên bản: THE WAY TO FREEDOM by His Holiness, The Dalai Lama of Tibet
Thorsons An Imprint of Harper Collins Publishers, 1997
Bản dịch Việt ngữ: Liên Hoa - Bản Hiệu đính tháng 5-2006

 con_duong_den_tu_do_vo_thuong

DN NHP

Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.

Không có những cột mốc vật chất để đo lường sự tiến bộ trong cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm thức. Sự chuyển hóa bắt đầu khi trước hết bạn nhận diệnnhận thức được những lầm lạc của bạn, như tính giận dữganh tỵ. Sau đó người ta cần hiểu biết những cách đối trị sự lầm lạc, và sự hiểu biết đó có được là nhờ nghe các giáo lý. Không có một phương cách đơn giản để tẩy trừ những lầm lạc. Chúng không thể được nhổ sạch bằng cách mổ xẻ. Chúng phải được nhận thức, và sau đó, nhờ sự thực hành những giáo lý này, chúng có thể từ từ giảm bớt và rồi hoàn toàn bị tiệt trừ.

Những giáo lý này đem lại các phương tiện để giải thoát bản thân ta khỏi sự lầm lạc – một con đườngcuối cùng đưa tới sự tự do đối với mọi đau khổ và dẫn tới sự phúc lạc của Giác ngộ. Ta càng thông hiểu Pháp, hay giáo lý đạo Phật, thì sự áp chế của tánh tự cao, oán ghét, tham lam và những cảm xúc tiêu cực khác gây nên bao nhiêu đau khổ càng giảm bớt. Việc thực hành sự hiểu biết này trong đời sống hàng ngày trải qua một thời gian nhiều năm tháng sẽ từ từ chuyển hóa tâm thức, bởi tâm thức vẫn chịu sự biến đổi, dù thường thì nó có vẻ không phải thế. Nếu bạn có thể so sánh tâm thái hiện tại của bạn với tâm thái sau khi đọc cuốn sách này, thì bạn có thể nhận ra một vài sự tiến bộ. Nếu như thế, các giáo lý này sẽ đáp ứng được mục đích của chúng.

Trong kiếp này, Đức Phật đã xuất hiện từ hơn 2500 năm trước trong thân tướng Thích Ca Mâu Ni, hiền giả của bộ tộc Thích Ca. Ngài xuất gia làm một nhà sư và dấn mình vào những thực hành du già gian khổ. Tọa thiền dưới một gốc cây ở nơi gọi là Bodh Gaya ở miền bắc Ấn Độ, Ngài thành tựu sự Toàn Giác. Sau đó Ngài ban rất nhiều giáo lý để khế hợp với những lợi lạc và khuynh hướng khác nhau của chúng ta. Trong một số giáo lý, Ngài dạy cách thức để có được một sự tái sinh tốt đẹp hơn và trong những giáo lý khác, Ngài dạy làm thế nào để đạt được giải thoát khỏi sự luân hồi của sinh và tử. Những bản văn sâu rộng chứa đựng những giáo lý này được gọi là Kinh (sutra), phác thảo những phương phápphương tiện để đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Lưu xuất từ kinh nghiệmPháp âm mạch lạc của Đức Phật, những giáo lý này có thể được thực hànhchứng nghiệm bởi bất kỳ ai.

Tây Tạng, các giáo lý Phật giáo đã được biên tập trong một cuốn sách duy nhất để khám phá những giai đoạn của toàn thể con đường đi đến Giác ngộ. Trong quá khứ, nhiều người đã có thể thành tựu trạng thái Toàn Giác nhờ nương tựa vào chính những giáo lý này; chúng thích hợp với bất kỳ những ai có tâm thức chưa được điều phục. Mặc dù chúng ta nhận ra sự tai hại do những lầm lạc của mình, như mối họa hại cho chính ta và người khác khi ta hành động từ sự giận dữ, nhưng chúng ta vẫn còn rơi vào ảnh hưởng của chúng. Vì vậy một tâm thức chưa được điều phục ném chúng ta xuống vực thẳm một cách hung bạo thay vì nó dừng lại khi nhìn thấy bờ vực.

Chúng ta đã từng trôi lăn trong vòng luân hồi đau khổ này do những lầm lạc của ta và những hành động do chúng kích động, được gọi là nghiệp. Do tương quan nhân-và-quả giữa những hành động và kinh nghiệm của ta, chúng ta dùng đời mình để chịu đựng đủ loại thăng trầm trong phiền não và rối rắm. Hoàn toàn thoát khỏi gánh nặng của các hành vi trong quá khứ và sự áp chế của tham, sân, và si, điều đó được gọi là giải thoát, hay Niết bàn. Khi chúng ta có thể tẩy trừ những lầm lạc và nghiệp nhờ chứng ngộ sự thanh tịnh tự nhiên của tâm, sự an lạc hoàn toàn sẽ phát khởichúng ta đạt được giải thoát toàn triệt khỏi sự luân hồi đau khổ.

Nếu chúng ta làm các thiện hạnh như cứu sống những con vật, thì ta có thể tích tập những điều kiện cần thiết để được tái sinh làm người. Nếu chúng ta thực hành Pháp nghiêm cẩn, ta có thể tiếp tục sự tiến bộ tâm linh của ta trong những đời sau. Nhưng cuộc đời này thật quý báu và không thể tiên đoán được, và dấn mình vào sự thực hành khi chúng ta có cơ hội là điều quan trọng. Ta không bao giờ biết được cơ hội đó sẽ kéo dài bao lâu.

Theo định luật nghiệp báo hay nguyên lý nhân quả thì những gì chúng ta làm bây giờ sẽ có kết quả ở tương lai. Tương lai chúng ta được quyết định bởi tâm thái của ta trong hiện tại, nhưng tâm thái hiện tại của ta thì bị tàn phá bởi những mê lầm. Chúng ta nên khao khát thành tựu sự Giác ngộ. Nếu điều đó không thể được, chúng ta nên cố gắng đạt được giải thoát khỏi sự tái sinh. Nếu không được nữa thì ít nhất, ta gieo trồng hột giống để có một tái sinh thuận lợi trong đời sau, mà không bị rơi vào một cõi luân hồi thấp. Trong thời cơ tốt lành này, khi chúng ta được nghe và thực hành Pháp mà không bị ngăn ngại, chúng ta đừng để cho cơ hội hiếm có đó qua đi.

Tuy nhiên, tự giải thoát khỏi nỗi đau khổ chỉ là một phần của cuộc truy tìm. Giống như ta không muốn có ngay cả nỗi đau khổ nhỏ bé nhất và chỉ mong muốn hạnh phúc, thì những người khác cũng vậy. Tất cả chúng sinh đều bình đẳng trong ý nghĩa là ai cũng có khuynh hướng tự nhiên ước muốn hạnh phúcgiải thoát khỏi đau khổ. Mọi chúng sinh đều có quyền giống nhau là được hạnh phúcthoát khỏi đau khổ. Hiểu rõ điều này mà vẫn làm việc chỉ vì sự giải thoát cho riêng mình sẽ khiến cho sự thành tựu trở thành cái gì thật nhỏ bé. Nhưng nếu động lưc nền tảng của chúng ta là làm sao có đủ khả năng giúp đỡ người khác, thì chúng tathể đạt tới trạng thái Toàn Giác và đủ năng lực để làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Và nhờ đó bản thân chúng ta có thể thành Phật.
Nếu tâm thái hiện tại của ta nghèo nàn và khả năng thì giới hạn, làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành những ước nguyện của người khác ? Chỉ đơn thuần muốn giúp đỡ họ thì không đủ. Đầu tiên chúng ta phải có khả năng nhận thức những khát khao của người khác. Để nhận thức của ta được trong sáng, ta phải giải trừ tất cả lỗi lầm ngăn cản chúng ta trong việc nhìn các sự vật như chúng là. Những chướng ngại cho sự Toàn Giác là những ô nhiễm do những lầm lạc như lòng ham muốn, giận dữ, kiêu ngạovô minh để lại. Ngay cả sau khi các lầm lạc đã được tẩy trừ, tâm thức vẫn còn những dấu vết của chúng. Nhưng bởi bản tánh thật sự của tâm thức thì trong sáng, thanh tịnh, và tỏ biết nên ta có thể tịnh hóa tâm thức một cách hoàn hảo và bởi thế, đạt được sự trong sáng của sự tỉnh giác được gọi là Toàn Giác.

Động lực chính yếu thúc đẩy Đức Phật thành tựu tất cả những phẩm tính vĩ đại của Ngài về thân, ngữ và tâm là lòng bi mẫn. Cốt tủy của sự thực hành của chúng ta cũng nên là ước nguyện giúp đỡ người khác. Một ước nguyện vị tha như thế hiện diện tự nhiên trong lòng chúng ta bằng sự thấu hiểu rằng cũng như chúng ta, những người khác ước muốn được hạnh phúc và né tránh đau khổ. Cũng như một hột giống, chúng ta có thể giữ gìn và khiến cho ước nguyện tăng trưởng nhờ sự thực hành. Về cơ bản, mọi giáo lý của Đức Phật đều nỗ lực phát triển thiện tâmlòng vị tha này. Con đường của Đức Phật được đặt nền tảng trên lòng bi mẫn, là ước nguyện người khác được giải thoát khỏi khổ đau. Lòng bi mẫn này đưa chúng ta tới sự nhận thức rằng hạnh phúc của người khác là tối hậu, nó quan trọng hơn hạnh phúc của chính ta, và không có họ, chúng ta sẽ không có sự thực hành tâm linh, không có cơ hội để Giác ngộ. Tôi không tự cho là mình đã đạt được sự hiểu biết vĩ đại hay chứng ngộ cao siêu, nhưng để tưởng nhớ tới thiện tâm của những vị Thầy của tôi là những người đã ban cho tôi các giáo huấn này, và với mối quan tâm tới hạnh phúc của mọi chúng sinh, tôi trao tặng những giáo lý này cho các bạn.

Source: thuvienhoasen

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 28786)
Phương Trời Cao Rộng - Truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1993, tái bản năm 1995
(View: 6928)
Tiếng nói của những người con Phật có tấm lòng từ bi và trí tuệ đi vào đời...
(View: 9109)
Báo Chánh Pháp - bộ mới Số 43, tháng 06 năm 2015
(View: 9674)
Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
(View: 16119)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(View: 8587)
Báo Chánh Pháp Số 41 Tháng 4/2015
(View: 9009)
Tuyển tập những bài viết về mùa Xuân trong nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015...
(View: 17230)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(View: 27913)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(View: 19449)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(View: 16212)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(View: 23250)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(View: 20201)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(View: 19087)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(View: 16868)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(View: 26349)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(View: 13356)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(View: 38463)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
(View: 20814)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(View: 11081)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(View: 10597)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(View: 10855)
Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(View: 10797)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(View: 11340)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(View: 15846)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(View: 11138)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(View: 20449)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(View: 12147)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(View: 11209)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(View: 11631)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(View: 10424)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(View: 11008)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(View: 12011)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(View: 11265)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(View: 11984)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(View: 12668)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(View: 11531)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(View: 13372)
Chủ đề: 50 năm xuất giahành đạo của HT. Thích Như Điển
(View: 18435)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(View: 15920)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(View: 16531)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(View: 11408)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(View: 12568)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(View: 11423)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(View: 22878)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(View: 12521)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(View: 9491)
Kỷ Yếu Kỷ Niệm Chu Niên 20 Năm Thành Lập Tu Viện Quảng Đức, chính thức ra mắt nhân dịp Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15 của Giáo Hội, được tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức từ ngày 1 đến 11 tháng 7 năm 2014...
(View: 20573)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
(View: 17841)
Đi đến nước cùng non tận chỗ, Tự nhiên được báu chẳng về không... Thích Tâm Hạnh
(View: 10459)
Tôi chia sẻ các phương pháp điều trị ung thư không phải để khoe khoang kiến thức về bệnh tật, y khoa và thiền học... Chân Pháp Đăng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant