Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI

09 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 8343)
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI



CHƯƠNG 3

CƠ HỘI

Hãy tưởng tượng một cái ách màu vàng lênh đênh trên một đại dương mênh mông. Tận đáy biển có một con rùa mù bơi một mình, nó trồi lên mặt nước trăm năm một lần. Việc con rùa nổi lên mặt nước và chui đầu vào cái lỗ trên cái ách thì hiếm hoi như thế nào ? Đức Phật dạy rằng có được một tái sinh làm người quý báu thì còn hy hữu hơn cả điều đó.

Ta được biết rằng ngay cả các vị Trời cũng ước ao được làm người như ta, bởi đó là hình thức hiện hữu tốt nhất để thực hành Pháp. Có khoảng năm tỉ người trên thế giới này. Tay chân, bộ óc và thân thể họ hoàn toàn giống nhau. Nhưng nếu chúng ta thử xem tất cả nhân loại có cơ hội để thực hành không, thì ta sẽ thấy có một khác biệt to lớn. Chúng ta được tự do đối với những nghịch cảnh ngăn cản sự thực hành Pháp, những nghịch cảnh như tái sinh với các tà kiến, tái sinh làm súc sinh, ngạ quỷ, một chúng sinhđịa ngục, làm một vị Trời ham mê hoan lạc, hoặc làm người khó được nghe giáo lý, hay sinh vào một nơi không có Phật pháp. Những nghịch cảnh khác là sinh trong một miền đất man dã nơi mà tư tưởng để sống còn thiêu đốt tất cả năng lực của con người, hoặc sinh vào một thời đại không có Phật xuất hiện.

Ở mặt tích cực, chúng ta được phú cho nhiều điều khiến có thể thực hành Pháp. Ví dụ như chúng ta sinh ra làm người có khả năng lãnh hội giáo lý và sinh trong một miền đất có Giáo pháp. Chúng ta không phạm vào tội ác ghê gớm nào và có đủ tin tưởng vào Phật pháp. Mặc dù không được tái sinh trong thế giới khi Đức Phật còn tại thế, chúng ta đã gặp được những vị Thầy có thể truy nguyên dòng truyền thừa của các giáo lý mà các ngài thọ nhận bằng mọi cách bắt đầu từ Đức Phật. Giáo pháp vẫn vững bền và phát triển là nhờ có các hành giả tuân thủ các giáo lý này. Chúng ta cũng sống trong một thời đại có những thí chủ tốt lành cung dưỡng cho tăng ni những vật phẩm cần thiết để tu hành, như thực phẩm, quần áo và chỗ ở.

Giáo pháp của Đức Phật làm lợi lạc cho hằng hà sa số chúng sinh, nhờ thực hành họ thành tựu những chứng ngộ cao siêu và tiệt trừ được những mê lầm trong tâm thức. Nhưng nếu chúng ta tái sinh làm thú vật hay chúng sinhđịa ngục hoặc ngạ quỷ (được miêu tả trong chương 5), thì sự hiện diện của Phật Pháp trong thế giới này sẽ không giúp đỡ được gì cho ta. Ví dụ như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở Ấn Độ, đạt được sự Toàn Giácchuyển Pháp luân ba lần. Nếu chúng ta có được đời người quý báu vào lúc đó và được Đức Phật dẫn dắt, thì số phận hiện tại của chúng ta hoàn toàn khác hẳn, và giờ đây, ta có thể đã thoát khỏi sự tái sinh. Nhưng sự việc không như vậy, và mãi đến tận bây giờ, giáo lý của ngài không lợi lạc gì cho ta. May mắnchúng ta không sinh vào cõi thấp, nhưng nếu chỉ bàn về sự tái sinh trong một hình thức con người và không bị trói buộc vào sự luân hồi của loài phi-nhân thì không đủ. Giả sử chúng ta tái sinh ở một nơi mà Pháp phát triển, nhưng nếu chúng ta được sinh ra hoàn toàn không có năng lực tinh thần thì Pháp sẽ không ích lợi gì cho ta. Các khiếm khuyết thể chất không cản trở việc thực hành Pháp, nhưng tâm thức không đầy đủ năng lực thì cũng chẳng thể làm gì được. Cho dù chúng ta không có những khiếm khuyết, nhưng nếu ta sinh vào một cộng đồng nơi mà người ta phủ nhận định luật nhân quả thì nhận thức của ta đầy ắp tà kiến. Nhưng với chúng ta thì không phải như vậy. Nếu chúng ta tái sinh vào những thời đại không hề có Phật Pháp, thì chúng ta sẽ không có một con đường chuyển hóa tâm thức để chấm dứt đau khổ. Nhưng cũng không phải như vậy. Chúng ta nên nhận thức rằng ta đã may mắn được tái sinh vào một thời đại giáo lý của Đức Phật đang tồn tại. Chúng ta nên quán chiếu về điều này, thật hạnh phúc khi may mắn thoát khỏi những bất lợi như thế. Khi suy nghĩ lần lần theo đường lối như vậy, cuối cùng ta sẽ có nhận thức rằng ta đã có được một thân người độc nhất vô nhị. Nếu chúng ta xem xét điều đó bằng một phương cách chi tiết như thế thì sau cùng, chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa đích thực của đời người. Chúng ta sẽ quyết định phát một lời nguyện hết sức mãnh liệt để thực hành nghiêm cẩn Phật pháp.

Ta được biết giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ tồn tại năm ngàn năm. Nếu chúng ta tái sinh sau thời gian đó, ta sẽ không còn được lợi lạc từ Pháp. Nhưng chúng ta đã được tái sinhthế giới này trong một kiếp sáng tỏ khi giáo lý của Đức Phật vẫn còn tồn tại. Nếu muốn chuyển hóa tâm thức, bạn phải được thuyết phục để sử dụng toàn bộ lợi thế của đời bạn với tư cách là một con người.

Cho đến thời điểm này, chúng ta sống cuộc đời mình, ăn uống, may mặc, tìm kiếm chỗ ở. Nếu chúng ta tiếp tục trong cách thức y như thế, chỉ ăn để sống thì điều đó mang lại cho đời ta ý nghĩa gì ? Tất cả chúng ta đã có được một thân người quý báu, nhưng chỉ có được một thân người thôi thì không có gì để tự hào. Có hằng hà sa số hình thức sống khác trên hành tinh nhưng không loài nào mê đắm, buông thả trong sự tàn phá như con người. Nhân loại đe dọa tất cả đời sống trên hành tinh. Nếu chúng ta để cho lòng bi mẫn và một thái độ vị tha hướng dẫn cuộc đời chúng ta, thì ta sẽ có khả năng thành tựu những điều vĩ đại – là điều mà những hình thức sống khác không thể làm được. Nếu ta có thể sử dụng thân người quý báu này trong một cách thế tích cực, thì nó sẽ có được giá trị lâu dài. Khi đó đời người sẽ trở nên thực sự quý báu. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng năng lực con người của mình và khả năng của óc não trong những phương cách tiêu cực để hành hạ con người, bóc lột người khác và gây nên sự hủy diệt thì đời sống con người của ta sẽ là một nguy hiểm cho chính chúng ta trong tương lai cũng như cho người khác ngay bây giờ. Nếu được sử dụng một cách tiêu cực, đời sống con người sẽ có khả năng hủy diệt mọi thứ mà ta biết. Ngược lại, nó có thể là cội nguồn để thành Phật.

Cho tới nay ta không tiến triển nhiều trong tiến bộ tâm linh của ta. Hãy tự hỏi: “Cho tới bây giờ, ta đã làm được việc tốt lành nào; ta đã dùng những thực hành gì để điều phục tâm và khiến cho ta tự tin trong tương lai ?” Nếu bạn không tìm được bất kỳ điều gì có thể cho bạn một xác quyết về số phận tương lai của bạn, thì bấy giờ, mọi việc ăn uống để duy trì sự sống của bạn từ trước tới nay hầu như là một phung phí quá đỗi. Như thi sĩ Ấn Độ thế kỷ thứ tám Shantideva đã nói, sự sinh ra của ta chỉ để đem lại nỗi đau đớn và khó nhọc cho mẹ ta, nó đã không được dùng cho mục đích nào khác.

Ngài Shantideva nói rằng đã có được một thân người quý báu như thế, nhưng tôi thật ngu xuẩn không chịu thiền định và tích tập đức hạnh. Nếu do lười biếng tôi vẫn còn trì hỗn việc thực hành, thì khi chết tôi sẽ bị trói chặt bởi sự ăn năn và bận tâm to lớn về những nỗi khổ tôi sẽ chịu đựng trong những cõi thấp của sinh tử luân hồi. Nếu có được một đời người quý giá như thế mà ta lại lãng phí nó, thì giống như đi tới xứ châu báu mà đành trở về tay không. Hãy quán chiếu về sự kiện tất cả các đấng Đạo sư vĩ đại trong quá khứ đã thành tựu Giác ngộ chỉ trong một đời – Nagarjuna, Asanga, và các vị thầy Tây Tạng vĩ đại như Milarepa – cũng chỉ có một đời người y như chúng ta bây giờ. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng ta và các ngài là chúng ta thiếu sự chủ động của các ngài. Nhờ thiền định về sự hy hữu có được cơ hội may mắn của chúng ta, ta có thể nuôi dưỡng một động lực tương tự.

Mặc dù một con chó sống ở một nơi Pháp đang phát triển, nhưng con chó không thể hưởng được lợi lạc tích cực từ đó. Thú vật còn bị thống trị mạnh mẽ bởi những mê lầm và không có khả năng như chúng ta để chọn lựa giữa những loại hành xử khác nhau. Chúng dễ chìm đắm hơn trong những hành động và tư tưởng xấu như sự oán ghét, ham muốn và khó có những thiện hạnh hơn. Nếu tôi tái sinh làm một thú vật hay bất kỳ hình thức nào của sự luân hồi ở cõi thấp, thì làm sao tôi sẽ có được dịp may để thực hành Pháp ? Sẽ rất khó tích tập đức hạnh, và tôi sẽ không ngừng tích tập ác hạnh khiến cho ngay cả sau khi chết, tôi sẽ bị quay cuồng trong một chuỗi phản ứng của sự tái sinh không dứt ở những cõi thấp của sự luân hồi. Nếu đúng là ngay cả một hành động tiêu cực trong phút chốc cũng có năng lực tạo ra sự tái sinh trong những cõi thấp trong vô lượng kiếp, thì do bởi hằng hà sa số ác hạnh mà tôi đã từng tích lũy trong quá khứ, làm sao tôi có thể nghi ngờ về việc tôi sẽ phải tái sinh trong những cõi thấp? Một khi bạn tái sinh trong những cõi thấp, thì mặc dầu nghiệp lực gây nên sự tái sinh đó có thể bị cạn kiệt do những đau khổ bạn phải gánh chịu, nhưng thật khó có bất kỳ hy vọng nào để bạn có thể thoát khỏi các cõi thấp đó, bởi vì trong một vòng lẩn quẩn, bạn sẽ buông thả trong những ác hạnh, rồi chúng sẽ lại gây nên sự tái sinh khác ở cõi thấp. Khi đã quán chiếu về sự khó được của một đời người như thế, và quán chiếu về sự ngu xuẩn nếu tiêu phí nó, bạn phải quyết định sử dụng tốt nhất cuộc đời bạn bằng cách thực hành Pháp.

Các Phật tử thường nói rằng cuộc đời làm người bình thường chúng ta hiện có đây đòi hỏi một sự trì giữ giới luật trong sạch trong một đời trước như là một nguyên nhân trước kia của nó. Hơn nữa, đặc biệt để có được một thân người với khả năng thực hành Pháp, điều hết sức quan trọng là dù chỉ một thiện hạnh cũng cần được bổ túc bởi những hành động khác như sự rộng lượng (bố thí) và những ước nguyện trong đời trước. Nếu xem xét điều này, bạn sẽ thấy là rất hiếm ai có được tất cả những yếu tố này. Nhờ suy nghĩ về sự hy hữu của nguyên nhân có được thân người, bạn sẽ nhận ra rằng khó khăn biết bao mới có được một thân người quý báu. Và nếu bạn so sánh sự sống làm người với những loại hiện hữu khác, như các thú vật, thì những thú vật và côn trùng đông đúc hơn con người rất nhiều. Ngay trong sự sống con người, một đời người có được đặc ân là sự nhàn nhã và cơ hội để thực hành Pháp thì thực sự hết sức hiếm hoi. Nếu bạn thấu hiểu sự quan trọng của đời người quý báu này, thì mọi nhận thức khác sẽ đến một cách tự nhiên. Nếu người ta đang có vàng trong tay mà lại ném đi rồi sau đó cầu xin để ngày mai được thêm vàng, thì người đó sẽ là một anh hề. Tương tự như vậy, mặc dù chúng ta có thể già yếu, nhưng khả năng để thực hành Pháp của chúng ta vẫn cao hơn những chúng sinh khác nhiều. Ít nhất chúng ta có thể trì tụng thần chú OM MANI PADME HUM của Bồ Tát của lòng Bi Mẫn. Cho dù một người đang cận kề cái chết, người ấy vẫn có năng lực để suy tưởngnuôi dưỡng những thiện niệm.

Các hoạt động của Đức Phật – từ lúc khởi đầu là sự nuôi dưỡng ước nguyện giúp đỡ người khác cho tới sự tích tập công đứcthành tựu Giác ngộ cuối cùng của Ngài – tất cả đều được làm vì sự lợi lạc của chúng sinh. Hạnh phúc của chúng sinh được phân làm hai loại: hạnh phúc nhất thời, là sự thành tựu một tái sinh thuận lợi, và hạnh phúc tối hậu, là sự thành tựu giải thoáttrạng thái Toàn Giác. Mọi giáo lý liên kết với sự thành tựu một tái sinh thuận lợi trong tương lai được cho là thuộc về loại phạm vi nhỏ hẹp. Khi chúng ta nói về mục đích tối hậu của ta, thì có hai loại: giải thoát khỏi nỗi đau khổ, và sự Toàn giác. Tất cả những giáo lý liên quan tới sự thực hành để đạt được giải thoát cá nhân là những giáo lý của phạm vi trung bình. Do mục đích này, các hành giả của phạm vi trung bình đi vào sự thực hành giới luật, thiền định, và trí tuệ, và sau đó, tiêu trừ những mê lầmđạt được sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ và sự tái sinh. Tất cả những giáo lý vạch ra các kỹ thuật để thành tựu sự Toàn Giác của Phật Quả, gồm cả Kinh thừa và Mật thừa, là những giáo lýliên quan tới các hành giả của phạm vi lớn. Một người thuộc phạm vi lớn là người có tâm thức được thúc đẩy bởi lòng bi mẫn lớn lao đối với mọi chúng sinh, và là người muốn đạt tới sự Giác ngộ để làm lợi lạc cho người khác. Như vậy một nhóm có thể chỉ nghĩ tưởng tới một cuộc đời tương lai; đây là những người thuộc phạm vi nhỏ. Những người trong nhóm thứ hai không chỉ bận tâm tới đời sau mà còn có thể nghĩ tới điều xa rộng hơn là giải thoát khỏi sự tái sinh; đây là những người thuộc phạm vi trung bình. Tuy thế, có những người không chỉ quan tâm tới hạnh phúc của riêng mình mà còn can đảm hơn nữa. Họ cũng quan tâm tới hạnh phúc của chúng sinh khác, và đây là những người thuộc phạm vi lớn.

Ngài Tsong-kha-pa nói rằng mặc dù chúng ta phân chia sự thực hành ra làm ba loại, sự thực hành thuộc phạm vi ban đầu, phạm vi trung bình, và phạm vi lớn, hai phạm vi trước được bao gồm trong những thực hành thuộc phạm vi lớn, vì chúng giống như những chuẩn bị cho sự thực hành của phạm vi lớn. Khi ta tu hành tâm thức mình để nhận ra được sự quan trọng của đời người quý giá và sự hy hữu của nó, chúng ta quyết định sử dụng sự ích lợi của đời người này. Thân thể chúng ta, được kết hợp bởi thịt, xương, máu, giống như một cây chuối không có cốt lõi, và là nguồn gốc của mọi thứ đau khổ thể xác. Vì vậy, chúng ta đừng quá quan tâm tới thân thể mình. Thay vào đó, noi theo gương mẫu của các Đại Bồ Tát, chúng ta nên làm cho sự sinh ra làm người của ta có ý nghĩasử dụng thân thể ta để làm lợi lạc chúng sinh.

Nói cách khác, các cơ hội quý báu và hiếm hoi đang ở quanh ta, ta nên nhận thức giá trị của chúng. Chúng ta đã có được thân người quý báu này, được phú cho những đặc tính này. Nếu chúng ta lãng phí nó, chỉ mê mải trong những bận tâm và hành động tầm thường thì thật đáng buồn. Khi đã nhận ra được giá trị của thân người quý báu, điều quan trọng là quyết định lợi dụng nó và sử dụng nó để thực hành Pháp. Nếu không, hầu như không có bất kỳ khác biệt nào giữa đời sống làm người của ta và đời sống của những thú vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26477)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32658)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31460)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20010)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20194)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23777)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15038)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14969)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant