Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đi dọc dòng sông Phật giáo: Những mỹ tục và nét bí ẩn huyền ảo trên đất nước chùa Vàng

30 Tháng Chín 201000:00(Xem: 15038)
Đi dọc dòng sông Phật giáo: Những mỹ tục và nét bí ẩn huyền ảo trên đất nước chùa Vàng
Đi dọc dòng sông Phật giáo:
NHỮNG MỸ TỤC và NÉT BÍ ẨN HUYỀN ẢO
TRÊN ĐẤT NƯỚC CHÙA VÀNG
Đạo Phật đã góp phần quyết định trong việc hình thành bản sắc dân tộc, tính cách con người, nghệ thuật kiến trúc, tạo hình cùng với bộ mặt tín ngưỡng của xã hội người Myanmar. Cũng chính đạo Phật đã tô điểm cho núi sông hùng vĩ, hoang dã và thơ mộng của đất nước này thêm lung linh huyền ảo bằng những công trình tôn giáo rải rác khắp nơi, làm cho nó vốn đã bí ẩn càng trở nên kỳ lạ và bội phần diễm lệ...

Tục dán vàng lên tượng Phật

Trong các ngôi đền có tượng Phật lớn (thường là cao ba, bốn mét trở lên), liên tục diễn ra một cảnh tượng lạ lùng mà chúng tôi chưa hề nhìn thấy ở bất cứ nước nào, đó là cảnh Phật tử dán vàng lá cực mỏng lên tượng. Mỗi lá vàng có kích cỡ 3cm x 3cm giá khoảng trên ba ngàn đồng tiền Việt. Vì lá vàng siêu mỏng nên nó không thể tồn tại độc lập mà phải được trải trên một miếng giấy hết sức đặc biệt. Bạn cầm miếng “giấy vàng” đó trên tay, áp mặt có vàng vào tượng. Vàng sẽ dính hết vào tượng, tay bạn chỉ còn miếng giấy không còn vàng. Người nghèo vào đền thường mua một, hai miếng; người giàu mua vài ba chục miếng như vậy. Cùng lúc bạn có thể nhìn thấy hàng chục người bao quanh bức tượng Phật khổng lồ để dán vàng. Vì tượng lớn nên người ta phải bố trí thang hoặc dàn dáo để Phật tử trèo lên thực hiện công việc thiêng liêng của họ. Tất nhiên, với hàng trăm hàng ngàn người liên tục dán như vậy, sẽ có hàng trăm hàng ngàn lớp vàng chồng đè lên nhau. Nếu khi dán không khéo, tay chạm vào tượng, lập tức có một lớp vàng mỏng dính vào da tay bạn, nhìn lấp lánh ánh kim hoàng. Thông thường về đêm khuya, khi vắng vẻ, người ta mới lấy khăn lau hết bột vàng trên tượng, giặt vào một chậu nước lớn. Vàng chìm xuống đáy chậu, thu hồi rồi đem tới xưởng, chế lại thành vàng lá cực mỏng như trước, kết thúc một chu kỳ.

Chúng tôi tới thăm một xưởng dát vàng thủ công. Công việc của họ là làm ra những lá vàng “mỏng”, “cực mỏng” và “siêu mỏng” để dùng vào nhiều công việc khác nhau, như dát vàng lên các bức tượng Phật bằng đồng, dát vàng lên nhiều bộ phận của một bức tượng Phật bằng cẩm thạch, làm thành những lá bồ đề bằng vàng cực mỏng, mỗi lá bán 5 đô la Mỹ. Độ mỏng của chúng hoàn toàn khác nhau: loại “mỏng vừa” là để dát lên các bộ phận của bức tượng Phật bằng cẩm thạch, không bao giờ bị bong ra. Loại “cực mỏng” để làm những lá bồ đề, có thể tồn tại độc lập, được bọc trong một lớp giấy bóng. Còn loại “siêu mỏng” chỉ để bán cho Phật tử dán lên tượng Phật như vừa kể. Cần phân biệt hai từ “dát” và “dán”. Loại mỏng vừa để cho thợ “dát” lên tượng, loại “siêu mỏng” để cho Phật tử “dán” lên tượng. Kỳ công nhất là loại “siêu mỏng”. Loại này tiêu thụ mạnh nhất. Hãy tưởng tượng một quy trình công nghệ: đầu tiên dùng máy cán vàng thật mỏng như tờ giấy, cắt thành miếng khoảng 2cm2 , dùng búa đập liên tục 1 giờ thành miếng 16cm2. Chồng 2.000 mảnh x 16cm2 đó lên nhau đập liên tục 5 giờ nữa để được 2.000 mảnh x 64cm2 rồi mới cắt ra thành những mảnh nhỏ, mỗi mảnh 9cm2 (3cmx3cm) để bán cho Phật tử. Giá bán được tính theo công thức: tiền vàng và tiền giấy đỡ lá vàng chiếm 20%, tiền công 80%, tiền lời 30%. Tổng cộng giá bán là 130%. Công nghệ làm giấy nền đỡ cho lá vàng cũng cực kỳ phức tạp: một loại tre đặc biệt được đem chẻ nhỏ ngâm nước 3 năm để biến thành bột, dát mỏng, phơi nắng rồi đập như vàng cho tới khi tờ giấy tre trong suốt có màu hơi vàng mới dùng được. Vì sức tiêu thụ rất lớn nên công việc dát vàng siêu mỏng đã trở thành một nghề thủ công truyền thống rất nổi tiếng ở Myanmar.
 

Nghề đúc tượngtạc tượng Phật
Cảm giác chung của chúng tôi là, ở đây đền chùa xây bao nhiêu cũng thiếu, tượng Phật tạc, đúc bao nhiêu cũng không đủ. Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch) và những xưởng đúc tượng Phật bằng đồng. Chúng tôi đã tới thăm một xưởng đúc tượng đồng, sản phẩm là hàng ngàn bức tượng Phật nhỏ từ nửa ký tới vài ba ký, cỡ trung bình cũng vài ba chục ký, lớn thì hàng trăm ký, loại cực lớn theo đơn đặt có khi nặng hàng chục tấn. Nhiều xưởng đúc thường tập trung trong một khu vực, một làng, hoạt động từ nhiều thế kỷ nay. Riêng nghề tạc tượng Phật từ đá thường tập trung lại thành phố, thành phường. Có những phố dài tập hợp hàng trăm xưởng sản xuất liên tục, tượng Phật bày đầy vườn, đầy nhà, tràn ra lề đường kéo dài cả cây số. Bạn có thể lang thang ở những “phố dài tượng Phật” như thế này cả ngày không chán, ngập chìm trong muôn vàn mẫu mã sản phẩm khác nhau, tha hồ chiêm ngưỡng hàng chục ngàn bức tượng Phật để chọn mua những bức ưng ý nhất. Tất nhiên có những bức nặng hàng trăm ký, thậm chí hàng tấn, hàng chục tấn thì chỉ đền chùa mới là đối tượng để tiêu thụ. Một đặc điểm chung của các xưởng đúc và tạc tượng này là hầu như chỉ có một mặt hàng duy nhấttượng Phật, các sản phẩm khác hoặc không hề có hoặc hoàn toàn không đáng kể. Chính vì chuyên tâm vào một loại sản phẩm như vậy nên các người thợ ở đây có một tay nghề rất cao, tạo ra những bức tượng thực sự sinh động.

tuong-phat-myanmar-content


Những pho tượng niết bàn khổng lồ
blankƯu thế của tượng nằm là người ta có thể chế tạo được kích cỡ lớn hơn hẳn tượng ngồi và tượng đứng, nhưng lớn như ở Myanmar thì quả thật chúng tôi chưa hề thấy ở đâu có trên tất cả các nẻo đường làm phim. Một tờ báo của ta đưa tin, bức tượng niết bàn trên núi Tà Cú ở Bình Thuận dài 49m, và cho đó là bức tượng nằm dài nhất Đông Nam Á. Khi sang tới Myanmar chúng tôi mới hiểu rằng kích cỡ tượng ở Tà Cú chẳng thấm vào đâu. Người ta đưa chúng tôi tới xem 2 bức tượng Phật niết bàn được coi là lớn thứ 3 và thứ 4 của Myanmar:

- Tượng Phật niết bàn ở Yangon dài 73m, cao 35m, được chế tác vào năm 1.107 theo trường phái Môn. Miền đất Nam bộ Myanmar xa xưa là vương quốc của người Môn, một sắc tộc rất tôn sùng đạo Phật. Người ta phải xây một ngôi nhà cực lớn, cao ngất để thờ tượng, đủ chỗ cho hàng ngàn người tới dâng lễ và chiêm bái.


blank

- Tượng Phật niết bàn ở Bagô (một bang láng giềng của Yangon) cũng là một xứ sở của người Môn. Thành phố thủ phủ bang này xưa là kinh đô của vương quốc Môn, hiện đang tồn tại một hoàng cung lộng lẫy và một chùa vàng 113m cao nhất Myanmar. Tượng Phật nằm ở đây dài 54,88m, cao 16m, khuôn mặt dài 6, 86m, mắt dài 1,14m do nhà vua Miga Depa cho xây dựng năm 944, chất liệu bằng gạch. Đây là bức tượng nằm cổ kính sinh động nhất hiện nay, đặc biệt là khuôn mặt hết sức tươi tắn và từ bi. Từ thế kỷ thứ XI, tác phẩm nghệ thuật này hoàn toàn bị bỏ hoang phế hơn 800 năm. Mãi tới năm 1852 một số nhà sư mới phát hiện, trùng tu rồi xây nhà để thờ.

Lại còn có 2 bức tượng niết bàn khác lớn hơn hẳn 2 bức tượng vừa kể trên. Đó là bức tượng dài 160m ở Mandalay được hoàn thành cách đây 8 năm, và một tượng khổng lồ dài 300m xây dựng suốt 18 năm nay vẫn chưa hoàn thành vì thiếu kinh phí. Tất cả mọi tượng Phật nằm đều được xây đặc. Rõ ràng để có được những công trình lớn như vậy, không chỉ có tiền mà phải có một niềm tin mãnh liệt, một niềm đam mê cuồng nhiệt và lòng tôn kính thật sự chân thành.

Đường lên đỉnh núi đá vàng thiêng

Biết chúng tôi quan tâm nhiều tới nền văn hóa Phật giáo suốt chiều dài sông Mê Kông và các nước lưu vực của nó, các bạn Myanmar khuyên nên tới chiêm ngưỡng “Tảng đá vàng” ở trên độ cao 1.100m so với mặt biển tại miền rừng núi hẻo lánh của Bang Môn, miền Nam đất nước. Từ Yangon tới đó xe chạy phải mất nửa ngày đường. Tới chân núi, xe chúng tôi phải để lại rồi thuê xe tải chở cả đoàn lên tới độ cao khoảng 700m, đường đèo ngoằn ngoèo, cực dốc. Con đường nguy hiểm này từ xa xưa đã từng là nơi bỏ xác của biết bao Phật tử hành hương, vì đây là vương quốc của voi, tê giác, hổ, báo, sư tửác thần. Ven đường đèo còn thấy những miếu thờ để cầu nguyện cho những người xấu sốcầu an cho những khách bộ hành. Phong cảnh núi đồi vừa có dáng dấp Chùa Hương âm u nơi đất Phật, vừa hùng vĩ như những con đường đèo lên Đà Lạt, với rừng rậm vực sâu, suối nước và những ngôi chùa. Từ điểm cao 700m xe ngừng chạy để người leo bộ lên độ cao 1.100m. Đường leo bộ được đổ bê tông bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, có lan can bảo hiểm, đẹp hơn hẳn đường lên Chùa Hương của ta. Phần lớn du khách nước ngoài đều ngồi cáng vì không leo nổi. Riêng chúng tôi chỉ thuê người mang hành lý vì còn phải vừa đi vừa quay phim. Vừa lúc “sức tàn lực kiệt” thì chốn Thiên Thai xuất hiện. Chúng tôi hoàn toàn bị bất ngờ trước vẻ nguy nga tráng lệ, cực kỳ lộng lẫy và to lớn của cả một quần thể kiến trúc mênh mông trên đỉnh núi được trải rộng trên một mặt bằng lớn như sân vận động, dài tới vài ba cây số bao gồm đền đài, miếu mạo, tượng thờ, nhà hàng, khách sạn tọa lạc trên một mặt bằng lát gạch bông sạch bóng, với hàng ngàn Phật tử khói hương nghi ngút, tay cầm những dây hoa lài hoặc những bó hoa huệ thơm phức, ngây ngất trong tiếng chuông chùa, tiếng tụng kinh vang vang núi đồi, thành kính chiêm bái Đức Phậtmọi nơi mọi chốn trong khuôn viên rộng hàng chục hec-ta rực ánh chiều tà.

blank

 
Đối tượng chính được tôn thờ trong toàn bộ quần thể kiến trúc Phật giáo này chính là tảng đá vàng kỳ lạ chênh vênh bên mép vực, nằm nghiêng như sắp rơi xuống hẻm núi sâu bởi chỉ hơi dính mép núi. Diện tích mà tảng đá tiếp cận với mép núi chỉ chiếm 1,4% diện tích đáy của nó. Kỳ lạ là nó luôn ở tư thế “chuẩn bị rơi” như vậy đã hàng chục triệu năm, nhưng người ta lại hiểu là nó chỉ tồn tại từ khi có Đức Phật tới đây, nên rất thiêng. Sở dĩ gọi là đá vàng vì hàng ngày luôn có hàng ngàn Phật tử liên tục dán vàng lá mỏng lên toàn bộ bề mặt của nó, nhất là phần thấp nhất dễ với tới của tảng đá. Từ xa vài cây số chúng tôi đã nhìn thấy hình dáng và tư thế của nó. Màu vàng chói lọi của nó đã được ánh nắng ban chiều chiếu vào làm ánh lên một ánh kim kỳ diệu giữa nền trời xanh mây trắng bên trên và núi rừng xanh thẳm ở bên dưới. Từ chân tảng đá vàng có thể nhìn bao quát cả một vùng rừng núi bao la xung quanh với hàng loạt đền đài Phật giáo ẩn hiện lấp lánh dưới ánh mặt trời, tạo cho ta một cảm giác mơ màng, thoát tục, đặc biệt là vào những lúc mây trắng dưới chân lớp lớp trôi đi phủ kín núi đồi.
Chúng tôi quyết định lưu lại một đêm trên cõi Phật để tận hưởng cho hết cái cảm giác lâng lâng như ở chốn thiên đường.

Tam giác vàng huyền bí và những dấu ấn Phật giáo
Tam giác vàng lừng danh luôn được hiểu theo hai khái niệm: Thứ nhất, đó là một vùng lãnh thổ âm u rừng núi rộng tới 195000 km2, lớn hơn cả nước Campuchia, bao gồm phần đất của cả bốn nước Trung Quốc, Myanmar, Lào và Thái Lan. Thứ hai là trung tâm Tam giác vàng. Đó là một khu vực có đường kính khoảng vài chục cây số với tâm điểm là ngã ba biên giới Lào-Thái-Myanmar nơi con sông Maesai là biên giới giữa Thái Lan và Myanmar đổ nước ra Mê Kông từ bên hữu ngạn. Đoạn này bên tả ngạn Mê Kông là đất Lào, bên bờ hữu gồm đất Myanmar ở phía Bắc và đất Thái ở phía Nam. Hầu hết lãnh thổ Tam giác vàng trước kia là vương quốc của cây Anh Túc, là sào huyệt của đám thảo khấu giang hồ, của các thủ lĩnh quân sự nằm ngoài vòng pháp luật chuyên chế biến và phân phối thuốc phiện. Có những ông trùm như Khun Xa dưới trướng có tới 15 ngàn tay súng hùng cứ một phương. Đã từng có những nhà thám hiểm, những nhà báo thâm nhập vào đây rồi không trở về. Hiện nay tình hình đã sáng sủa hơn nhiều do cố gắng hợp tác triệt phá ma túy của 4 chính phủ sở tại. Tuy nhiên, việc biến Tam giác vàng thành một khu vực phi ma túy còn là một vấn đề nan giải, và là một viễn cảnh. Trong kịch bản phim Mê Kông ký sự, Tam giác vàng là một trường đoạn quan trọng bởi đây vừa là đoạn kỳ bí của Mê Kông vừa là một vùng đất luôn ở bên kia bức màn bí mật, không ngừng gợi trí tò mò của cả thế giới. Với tầm quan trọng đặc biệt đó, chúng tôi đã có hai chuyến đi tới khu vực trung tâm Tam giác vàng vào các năm 2003 và 2004. Sông Mê Kông chảy trên đất Myanmar dài 300 cây số, hoàn toàn nằm trong khu vực Tam giác vàng, trong đó có 20 cây số phía Bắc là biên giới với Trung Quốc và 280 cây số phía Nam là biên giới với Lào. Tháng 5 năm 2003, chúng tôi thuê thuyền đi dọc 150 cây số phần phía Nam cho tới tận ngã ba biên giới tức trung Tâm Tam giác vàng. Đây là vùng sông nước biên thùy hẻo lánh hoang vu, cực kỳ hùng vĩ và thơ mộng. Ngồi trên xuồng cao tốc lao như bay theo đám thác ghềnh lởm chởm giữa rừng núi Tam giác vàng hiểm trở, lòng dạ vừa bâng khuâng vừa thực sự hãi hùng. Đó là lần đầu tiên mà hình ảnh của miền đất Bang Shan - lãnh thổ chủ yếu của Tam giác vàng hiện ra trước mắt, bên bờ hữu của đoạn sông Mê Kông - được miêu tả trên sách báo vừa nên thơ vừa rùng rợn, vừa là thiên đường vừa là địa ngục đối với con người. Xin trích một đoạn ngắn: “ Sông Mê Kông đoạn chảy qua Tam giác vàng vừa là phúc vừa là họa. Dòng nước đỏ ngầu ấy vừa là mạch sống vừa lẫn máu của những xác chết trôi lềnh bềnh. Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu cũng có thể nổ ra những vụ xung đột, thường là đẫm máu, giữa các đám thảo khấu vốn là chân tay các lãnh chúa thuốc phiện. Ra khỏi Tam giác vàng, dòng sông hoang dã mới trở lại thanh bình rồi mất hút vào những khu rừng rậm về phía hạ nguồn…”. Vì tiếng gầm rú vang trời của xuồng máy nên chúng tôi không hề nghe thấy tiếng súng của bọn vận chuyển ma túy bắn nhau trên bờ hay tiếng chuông chùa ven sông, nhưng thỉnh thoảng trên bờ con sông hoang vắng, cả bên Lào và bên Myanmar, vẫn thấy xuất hiện những ngôi chùa thấp thoáng giữa rừng già xanh thẳm. Thì ra sức sống lương thiệntừ bi của đạo Phật vẫn kiên cường và bất tử. Đôi khi chúng tôi cho thuyền dừng lại trước một ngôi chùa Myanmar ở những đoạn sông không có những xoáy nước khổng lồ cuồng loạn để ngắm nhìn cảnh vật và có cảm giác như đó chính là chốn thiên thai lọt giữa miền đất quỷ. Mãi sau này khi thâm nhập sâu vào lãnh thổ Tam giác vàng huyền bí, chúng tôi mới hiểu rằng, trên miền đất lạ lùng này luôn tồn tại song song hai thế giới, tôn thờ hai triết lý sống trái ngược: một của những Phật tử hiền hòa với những tâm hồn thánh thiện, hiển hiện ngay trước mắt; và một là của thế giới ngầm, vô hình, tôn thờ đô la và bạo lực.
Kỳ tới: Chân dung Tam giác vàng- Ngôi chùa cổ giữa ngã ba biên giới- Tượng Phật bên sòng bạc- Xa lộ xuyên Tam giác vàng- Hai trấn biên thùy hẻo lánh- Những ngôi chùa ở Keng Tông. 

(Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo)

Đạo Phật đã góp phần quyết định trong việc hình thành bản sắc dân tộc, tính cách con người, nghệ thuật kiến trúc, tạo hình cùng với bộ mặt tín ngưỡng của xã hội người Myanmar. Cũng chính đạo Phật đã tô điểm cho núi sông hùng vĩ, hoang dã và thơ mộng của đất nước này thêm lung linh huyền ảo bằng những công trình tôn giáo rải rác khắp nơi, làm cho nó vốn đã bí ẩn càng trở nên kỳ lạ và bội phần diễm lệ...

Tục dán vàng lên tượng Phật

Trong các ngôi đền có tượng Phật lớn (thường là cao ba, bốn mét trở lên), liên tục diễn ra một cảnh tượng lạ lùng mà chúng tôi chưa hề nhìn thấy ở bất cứ nước nào, đó là cảnh Phật tử dán vàng lá cực mỏng lên tượng. Mỗi lá vàng có kích cỡ 3cm x 3cm giá khoảng trên ba ngàn đồng tiền Việt. Vì lá vàng siêu mỏng nên nó không thể tồn tại độc lập mà phải được trải trên một miếng giấy hết sức đặc biệt. Bạn cầm miếng “giấy vàng” đó trên tay, áp mặt có vàng vào tượng. Vàng sẽ dính hết vào tượng, tay bạn chỉ còn miếng giấy không còn vàng. Người nghèo vào đền thường mua một, hai miếng; người giàu mua vài ba chục miếng như vậy. Cùng lúc bạn có thể nhìn thấy hàng chục người bao quanh bức tượng Phật khổng lồ để dán vàng. Vì tượng lớn nên người ta phải bố trí thang hoặc dàn dáo để Phật tử trèo lên thực hiện công việc thiêng liêng của họ. Tất nhiên, với hàng trăm hàng ngàn người liên tục dán như vậy, sẽ có hàng trăm hàng ngàn lớp vàng chồng đè lên nhau. Nếu khi dán không khéo, tay chạm vào tượng, lập tức có một lớp vàng mỏng dính vào da tay bạn, nhìn lấp lánh ánh kim hoàng. Thông thường về đêm khuya, khi vắng vẻ, người ta mới lấy khăn lau hết bột vàng trên tượng, giặt vào một chậu nước lớn. Vàng chìm xuống đáy chậu, thu hồi rồi đem tới xưởng, chế lại thành vàng lá cực mỏng như trước, kết thúc một chu kỳ.

Chúng tôi tới thăm một xưởng dát vàng thủ công. Công việc của họ là làm ra những lá vàng “mỏng”, “cực mỏng” và “siêu mỏng” để dùng vào nhiều công việc khác nhau, như dát vàng lên các bức tượng Phật bằng đồng, dát vàng lên nhiều bộ phận của một bức tượng Phật bằng cẩm thạch, làm thành những lá bồ đề bằng vàng cực mỏng, mỗi lá bán 5 đô la Mỹ. Độ mỏng của chúng hoàn toàn khác nhau: loại “mỏng vừa” là để dát lên các bộ phận của bức tượng Phật bằng cẩm thạch, không bao giờ bị bong ra. Loại “cực mỏng” để làm những lá bồ đề, có thể tồn tại độc lập, được bọc trong một lớp giấy bóng. Còn loại “siêu mỏng” chỉ để bán cho Phật tử dán lên tượng Phật như vừa kể. Cần phân biệt hai từ “dát” và “dán”. Loại mỏng vừa để cho thợ “dát” lên tượng, loại “siêu mỏng” để cho Phật tử “dán” lên tượng. Kỳ công nhất là loại “siêu mỏng”. Loại này tiêu thụ mạnh nhất. Hãy tưởng tượng một quy trình công nghệ: đầu tiên dùng máy cán vàng thật mỏng như tờ giấy, cắt thành miếng khoảng 2cm2 , dùng búa đập liên tục 1 giờ thành miếng 16cm2. Chồng 2.000 mảnh x 16cm2 đó lên nhau đập liên tục 5 giờ nữa để được 2.000 mảnh x 64cm2 rồi mới cắt ra thành những mảnh nhỏ, mỗi mảnh 9cm2 (3cmx3cm) để bán cho Phật tử. Giá bán được tính theo công thức: tiền vàng và tiền giấy đỡ lá vàng chiếm 20%, tiền công 80%, tiền lời 30%. Tổng cộng giá bán là 130%. Công nghệ làm giấy nền đỡ cho lá vàng cũng cực kỳ phức tạp: một loại tre đặc biệt được đem chẻ nhỏ ngâm nước 3 năm để biến thành bột, dát mỏng, phơi nắng rồi đập như vàng cho tới khi tờ giấy tre trong suốt có màu hơi vàng mới dùng được. Vì sức tiêu thụ rất lớn nên công việc dát vàng siêu mỏng đã trở thành một nghề thủ công truyền thống rất nổi tiếng ở Myanmar.

Nghề đúc tượngtạc tượng Phật
Cảm giác chung của chúng tôi là, ở đây đền chùa xây bao nhiêu cũng thiếu, tượng Phật tạc, đúc bao nhiêu cũng không đủ. Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch) và những xưởng đúc tượng Phật bằng đồng. Chúng tôi đã tới thăm một xưởng đúc tượng đồng, sản phẩm là hàng ngàn bức tượng Phật nhỏ từ nửa ký tới vài ba ký, cỡ trung bình cũng vài ba chục ký, lớn thì hàng trăm ký, loại cực lớn theo đơn đặt có khi nặng hàng chục tấn. Nhiều xưởng đúc thường tập trung trong một khu vực, một làng, hoạt động từ nhiều thế kỷ nay. Riêng nghề tạc tượng Phật từ đá thường tập trung lại thành phố, thành phường. Có những phố dài tập hợp hàng trăm xưởng sản xuất liên tục, tượng Phật bày đầy vườn, đầy nhà, tràn ra lề đường kéo dài cả cây số. Bạn có thể lang thang ở những “phố dài tượng Phật” như thế này cả ngày không chán, ngập chìm trong muôn vàn mẫu mã sản phẩm khác nhau, tha hồ chiêm ngưỡng hàng chục ngàn bức tượng Phật để chọn mua những bức ưng ý nhất. Tất nhiên có những bức nặng hàng trăm ký, thậm chí hàng tấn, hàng chục tấn thì chỉ đền chùa mới là đối tượng để tiêu thụ. Một đặc điểm chung của các xưởng đúc và tạc tượng này là hầu như chỉ có một mặt hàng duy nhấttượng Phật, các sản phẩm khác hoặc không hề có hoặc hoàn toàn không đáng kể. Chính vì chuyên tâm vào một loại sản phẩm như vậy nên các người thợ ở đây có một tay nghề rất cao, tạo ra những bức tượng thực sự sinh động.
Những pho tượng niết bàn khổng lồ
blankƯu thế của tượng nằm là người ta có thể chế tạo được kích cỡ lớn hơn hẳn tượng ngồi và tượng đứng, nhưng lớn như ở Myanmar thì quả thật chúng tôi chưa hề thấy ở đâu có trên tất cả các nẻo đường làm phim. Một tờ báo của ta đưa tin, bức tượng niết bàn trên núi Tà Cú ở Bình Thuận dài 49m, và cho đó là bức tượng nằm dài nhất Đông Nam Á. Khi sang tới Myanmar chúng tôi mới hiểu rằng kích cỡ tượng ở Tà Cú chẳng thấm vào đâu. Người ta đưa chúng tôi tới xem 2 bức tượng Phật niết bàn được coi là lớn thứ 3 và thứ 4 của Myanmar:

- Tượng Phật niết bàn ở Yangon dài 73m, cao 35m, được chế tác vào năm 1.107 theo trường phái Môn. Miền đất Nam bộ Myanmar xa xưa là vương quốc của người Môn, một sắc tộc rất tôn sùng đạo Phật. Người ta phải xây một ngôi nhà cực lớn, cao ngất để thờ tượng, đủ chỗ cho hàng ngàn người tới dâng lễ và chiêm bái.

blank

- Tượng Phật niết bàn ở Bagô (một bang láng giềng của Yangon) cũng là một xứ sở của người Môn. Thành phố thủ phủ bang này xưa là kinh đô của vương quốc Môn, hiện đang tồn tại một hoàng cung lộng lẫy và một chùa vàng 113m cao nhất Myanmar. Tượng Phật nằm ở đây dài 54,88m, cao 16m, khuôn mặt dài 6, 86m, mắt dài 1,14m do nhà vua Miga Depa cho xây dựng năm 944, chất liệu bằng gạch. Đây là bức tượng nằm cổ kính sinh động nhất hiện nay, đặc biệt là khuôn mặt hết sức tươi tắn và từ bi. Từ thế kỷ thứ XI, tác phẩm nghệ thuật này hoàn toàn bị bỏ hoang phế hơn 800 năm. Mãi tới năm 1852 một số nhà sư mới phát hiện, trùng tu rồi xây nhà để thờ.

Lại còn có 2 bức tượng niết bàn khác lớn hơn hẳn 2 bức tượng vừa kể trên. Đó là bức tượng dài 160m ở Mandalay được hoàn thành cách đây 8 năm, và một tượng khổng lồ dài 300m xây dựng suốt 18 năm nay vẫn chưa hoàn thành vì thiếu kinh phí. Tất cả mọi tượng Phật nằm đều được xây đặc. Rõ ràng để có được những công trình lớn như vậy, không chỉ có tiền mà phải có một niềm tin mãnh liệt, một niềm đam mê cuồng nhiệt và lòng tôn kính thật sự chân thành.

Đường lên đỉnh núi đá vàng thiêng

Biết chúng tôi quan tâm nhiều tới nền văn hóa Phật giáo suốt chiều dài sông Mê Kông và các nước lưu vực của nó, các bạn Myanmar khuyên nên tới chiêm ngưỡng “Tảng đá vàng” ở trên độ cao 1.100m so với mặt biển tại miền rừng núi hẻo lánh của Bang Môn, miền Nam đất nước. Từ Yangon tới đó xe chạy phải mất nửa ngày đường. Tới chân núi, xe chúng tôi phải để lại rồi thuê xe tải chở cả đoàn lên tới độ cao khoảng 700m, đường đèo ngoằn ngoèo, cực dốc. Con đường nguy hiểm này từ xa xưa đã từng là nơi bỏ xác của biết bao Phật tử hành hương, vì đây là vương quốc của voi, tê giác, hổ, báo, sư tửác thần. Ven đường đèo còn thấy những miếu thờ để cầu nguyện cho những người xấu sốcầu an cho những khách bộ hành. Phong cảnh núi đồi vừa có dáng dấp Chùa Hương âm u nơi đất Phật, vừa hùng vĩ như những con đường đèo lên Đà Lạt, với rừng rậm vực sâu, suối nước và những ngôi chùa. Từ điểm cao 700m xe ngừng chạy để người leo bộ lên độ cao 1.100m. Đường leo bộ được đổ bê tông bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, có lan can bảo hiểm, đẹp hơn hẳn đường lên Chùa Hương của ta. Phần lớn du khách nước ngoài đều ngồi cáng vì không leo nổi. Riêng chúng tôi chỉ thuê người mang hành lý vì còn phải vừa đi vừa quay phim. Vừa lúc “sức tàn lực kiệt” thì chốn Thiên Thai xuất hiện. Chúng tôi hoàn toàn bị bất ngờ trước vẻ nguy nga tráng lệ, cực kỳ lộng lẫy và to lớn của cả một quần thể kiến trúc mênh mông trên đỉnh núi được trải rộng trên một mặt bằng lớn như sân vận động, dài tới vài ba cây số bao gồm đền đài, miếu mạo, tượng thờ, nhà hàng, khách sạn tọa lạc trên một mặt bằng lát gạch bông sạch bóng, với hàng ngàn Phật tử khói hương nghi ngút, tay cầm những dây hoa lài hoặc những bó hoa huệ thơm phức, ngây ngất trong tiếng chuông chùa, tiếng tụng kinh vang vang núi đồi, thành kính chiêm bái Đức Phậtmọi nơi mọi chốn trong khuôn viên rộng hàng chục hec-ta rực ánh chiều tà.

blank

 
Đối tượng chính được tôn thờ trong toàn bộ quần thể kiến trúc Phật giáo này chính là tảng đá vàng kỳ lạ chênh vênh bên mép vực, nằm nghiêng như sắp rơi xuống hẻm núi sâu bởi chỉ hơi dính mép núi. Diện tích mà tảng đá tiếp cận với mép núi chỉ chiếm 1,4% diện tích đáy của nó. Kỳ lạ là nó luôn ở tư thế “chuẩn bị rơi” như vậy đã hàng chục triệu năm, nhưng người ta lại hiểu là nó chỉ tồn tại từ khi có Đức Phật tới đây, nên rất thiêng. Sở dĩ gọi là đá vàng vì hàng ngày luôn có hàng ngàn Phật tử liên tục dán vàng lá mỏng lên toàn bộ bề mặt của nó, nhất là phần thấp nhất dễ với tới của tảng đá. Từ xa vài cây số chúng tôi đã nhìn thấy hình dáng và tư thế của nó. Màu vàng chói lọi của nó đã được ánh nắng ban chiều chiếu vào làm ánh lên một ánh kim kỳ diệu giữa nền trời xanh mây trắng bên trên và núi rừng xanh thẳm ở bên dưới. Từ chân tảng đá vàng có thể nhìn bao quát cả một vùng rừng núi bao la xung quanh với hàng loạt đền đài Phật giáo ẩn hiện lấp lánh dưới ánh mặt trời, tạo cho ta một cảm giác mơ màng, thoát tục, đặc biệt là vào những lúc mây trắng dưới chân lớp lớp trôi đi phủ kín núi đồi.
Chúng tôi quyết định lưu lại một đêm trên cõi Phật để tận hưởng cho hết cái cảm giác lâng lâng như ở chốn thiên đường.
Tam giác vàng huyền bí và những dấu ấn Phật giáo
Tam giác vàng lừng danh luôn được hiểu theo hai khái niệm: Thứ nhất, đó là một vùng lãnh thổ âm u rừng núi rộng tới 195000 km2, lớn hơn cả nước Campuchia, bao gồm phần đất của cả bốn nước Trung Quốc, Myanmar, Lào và Thái Lan. Thứ hai là trung tâm Tam giác vàng. Đó là một khu vực có đường kính khoảng vài chục cây số với tâm điểm là ngã ba biên giới Lào-Thái-Myanmar nơi con sông Maesai là biên giới giữa Thái Lan và Myanmar đổ nước ra Mê Kông từ bên hữu ngạn. Đoạn này bên tả ngạn Mê Kông là đất Lào, bên bờ hữu gồm đất Myanmar ở phía Bắc và đất Thái ở phía Nam. Hầu hết lãnh thổ Tam giác vàng trước kia là vương quốc của cây Anh Túc, là sào huyệt của đám thảo khấu giang hồ, của các thủ lĩnh quân sự nằm ngoài vòng pháp luật chuyên chế biến và phân phối thuốc phiện. Có những ông trùm như Khun Xa dưới trướng có tới 15 ngàn tay súng hùng cứ một phương. Đã từng có những nhà thám hiểm, những nhà báo thâm nhập vào đây rồi không trở về. Hiện nay tình hình đã sáng sủa hơn nhiều do cố gắng hợp tác triệt phá ma túy của 4 chính phủ sở tại. Tuy nhiên, việc biến Tam giác vàng thành một khu vực phi ma túy còn là một vấn đề nan giải, và là một viễn cảnh. Trong kịch bản phim Mê Kông ký sự, Tam giác vàng là một trường đoạn quan trọng bởi đây vừa là đoạn kỳ bí của Mê Kông vừa là một vùng đất luôn ở bên kia bức màn bí mật, không ngừng gợi trí tò mò của cả thế giới. Với tầm quan trọng đặc biệt đó, chúng tôi đã có hai chuyến đi tới khu vực trung tâm Tam giác vàng vào các năm 2003 và 2004. Sông Mê Kông chảy trên đất Myanmar dài 300 cây số, hoàn toàn nằm trong khu vực Tam giác vàng, trong đó có 20 cây số phía Bắc là biên giới với Trung Quốc và 280 cây số phía Nam là biên giới với Lào. Tháng 5 năm 2003, chúng tôi thuê thuyền đi dọc 150 cây số phần phía Nam cho tới tận ngã ba biên giới tức trung Tâm Tam giác vàng. Đây là vùng sông nước biên thùy hẻo lánh hoang vu, cực kỳ hùng vĩ và thơ mộng. Ngồi trên xuồng cao tốc lao như bay theo đám thác ghềnh lởm chởm giữa rừng núi Tam giác vàng hiểm trở, lòng dạ vừa bâng khuâng vừa thực sự hãi hùng. Đó là lần đầu tiên mà hình ảnh của miền đất Bang Shan - lãnh thổ chủ yếu của Tam giác vàng hiện ra trước mắt, bên bờ hữu của đoạn sông Mê Kông - được miêu tả trên sách báo vừa nên thơ vừa rùng rợn, vừa là thiên đường vừa là địa ngục đối với con người. Xin trích một đoạn ngắn: “ Sông Mê Kông đoạn chảy qua Tam giác vàng vừa là phúc vừa là họa. Dòng nước đỏ ngầu ấy vừa là mạch sống vừa lẫn máu của những xác chết trôi lềnh bềnh. Bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu cũng có thể nổ ra những vụ xung đột, thường là đẫm máu, giữa các đám thảo khấu vốn là chân tay các lãnh chúa thuốc phiện. Ra khỏi Tam giác vàng, dòng sông hoang dã mới trở lại thanh bình rồi mất hút vào những khu rừng rậm về phía hạ nguồn…”. Vì tiếng gầm rú vang trời của xuồng máy nên chúng tôi không hề nghe thấy tiếng súng của bọn vận chuyển ma túy bắn nhau trên bờ hay tiếng chuông chùa ven sông, nhưng thỉnh thoảng trên bờ con sông hoang vắng, cả bên Lào và bên Myanmar, vẫn thấy xuất hiện những ngôi chùa thấp thoáng giữa rừng già xanh thẳm. Thì ra sức sống lương thiệntừ bi của đạo Phật vẫn kiên cường và bất tử. Đôi khi chúng tôi cho thuyền dừng lại trước một ngôi chùa Myanmar ở những đoạn sông không có những xoáy nước khổng lồ cuồng loạn để ngắm nhìn cảnh vật và có cảm giác như đó chính là chốn thiên thai lọt giữa miền đất quỷ. Mãi sau này khi thâm nhập sâu vào lãnh thổ Tam giác vàng huyền bí, chúng tôi mới hiểu rằng, trên miền đất lạ lùng này luôn tồn tại song song hai thế giới, tôn thờ hai triết lý sống trái ngược: một của những Phật tử hiền hòa với những tâm hồn thánh thiện, hiển hiện ngay trước mắt; và một là của thế giới ngầm, vô hình, tôn thờ đô la và bạo lực.
Kỳ tới: Chân dung Tam giác vàng- Ngôi chùa cổ giữa ngã ba biên giới- Tượng Phật bên sòng bạc- Xa lộ xuyên Tam giác vàng- Hai trấn biên thùy hẻo lánh- Những ngôi chùa ở Keng Tông. 

(Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14226)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14503)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11803)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14278)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13170)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14548)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12573)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 24942)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27627)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26211)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17099)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16455)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15821)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 21934)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17013)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24692)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21758)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 18977)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16071)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21571)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16685)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14581)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16562)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 24930)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18695)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21129)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14711)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14286)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16515)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 17922)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12826)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14857)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12625)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13811)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14487)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27724)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 26939)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14261)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20752)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14590)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 23985)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28444)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14673)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13208)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16346)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27026)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 11914)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 15990)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21244)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12303)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant