Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tri Thức Và Hành Động Trong Thơ Tĩnh Thất Của Thiền Sư Tuệ Sỹ

30 Tháng Năm 201200:00(Xem: 10151)
Tri Thức Và Hành Động Trong Thơ Tĩnh Thất Của Thiền Sư Tuệ Sỹ


TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2002
Tái bản lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba


Tri Thức Và Hành Động Trong Thơ Tĩnh Thất

Của Thiền Sư Tuệ Sỹ


Lê Mộng Nguyên


Cho tôi một hạt muối tiêu
Bờ môi em nhạt nắng chiều lân la
Tôi đi chấn chỉnh sơn hà
Hồng rơi vách đá mù sa thị thành


Donne-moi un grain de sel et de poivre
Car la lumière du soir
A fané les commissures de tes lèvres
Je vais réparer les erreurs de ma patrie
Alors que tombe le démon rouge sur la falaise
Et que la brume enveloppe la ville entière…


Cuộc đời của Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thật tương tự cuộc đời vua Trần Nhân Tông (1258-1308) thấm nhuần Phật Giáo ngay từ thuở thiếu thời, tham hiểu Thiền định dưới sự dạy bảo của Tuệ Trung Thượng Sĩ (bút hiệu Tuệ Sỹ Thầy tự đặt lấy để kính ngưỡng Ngài là Thiền Sư nhà Trần). Năm 36 tuổi, Điều Ngự Giác Hoàng nhường ngôi cho Trần Anh Tông; xuất gia năm 41 tuổi và viên tịch tại am Ngọa Vân, núi Yên Tử năm 1308, hưởng thọ 51 tuổi…

Nghìn năm trước lên núi
Nghìn năm sau xuống lầu
Hạt cải tròn con mắt
Dấu chân người ở đâu

Mille ans avant j’escaladai la montagne
Mille ans après j’en descends pour secourir les gens

Je t’ai attendue en vain néanmoins
La pupille de mes yeux te cherchant
Et les empreintes de tes pieds
Où sont-elles maintenant ?


Người hay em trong Tĩnh Thất là mệnh danh đất nước thương yêu, người tình của Thiền Sư Tuệ Sỹ: Cũng như vua Trần Nhân Tông, Thượng Tọa không những là một nhà biên khảo thông minh, một nhà văn uyên bác, một tư tưởng triết gia lỗi lạc, một thi nhạc sĩ tài hoa mà còn là một nhà ái quốc chân chính (đã nhiều lần - với tinh thần bất khuất trước bạo tàn - chống cự cộng sản đang gieo rắc tang tóc trên miền Nam tự do nên bị kết án tử hình năm 1984…). Tương tự vua Trần Nhân Tông… đã tổ chức Hội Nghị tại Điện Diên Hồng (Thần Dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến !…), thực hiện đại đoàn kết nhân dân và triều đình, viết một trang sử nước Nam huy hoàng, Thượng Tọa Tuệ Sỹ ôm mộng Trường Sơn với ý chí kháng chiến của đồng bào hải ngoại cùng quốc nội và sự chống đỡ của nhân quyền quốc tế, đặng giải thoát dân mình. Là môn đệ tinh thần của Tuệ Trung Thượng Sĩ và cũng như Điều Ngự Giác Hoàng Nhân Tông, Thiền sư đã tâm thức (theo bài của Tỷ Kheo Thích Chơn Thiện nói về Trần Nhân Tông, tháng 03-2003): « một thể cách giải thoát thực hiện trong đời sống chính trị, xã hội rất thiết thực, rất nhân bản và rất trí tuệ… »: Tình yêu đồng bào và đất nước đối với Thầy, có thể đưa đến hy sinh cả cuộc đời:

Lặng lẽ nằm im dưới đáy mồ;
Không trăng không sao mộng vẩn vơ.
Tại sao người chết, tình không chết?
Quay mấy vòng đời, môi vẫn khô

Một hai ba
những ngày quên lãng;
Tôi vùi đầu trong lớp khói mù.
Khói và bụi
chen nhau thành tư tưởng;
Nhưng bụi đường lêu lỏng bến thâm u…

Silencieusement mon corps repose au fond de la tombe
Pas de lune, ni d’étoiles mais un rêve vagabond
Pourquoi l’homme meurt-il, mais non l’amour ?
De plusieurs vies j’ai beau faire le tour,
Mes lèvres sont aussi sèches.

Un deux trois
Tant de jours dans l’oubli;
Je plonge ma tête dans la couche épaisse de fumée,
Fumée et poussière
S’entremêlent en idées;
Mais la poussière de rue en vagabondage
S’envole vers l’autre monde sans rivage.


Đúng như Paul Mus đã viết trong sách «Vietnam, sociologie d’une guerre » (Việt Nam, xã hội học của một chiến tranh, 1952): Mỗi khi nói đến Việt Nam, cái câu để giải nghĩa vấn đề lịch sử, nằm đúng trong cái tinh thần kháng cự, liên kết một cách nghịch thường với những năng lực lạ lùng
đồng hóa, một ý chí quốc dân không sờn trong thử thách của thất bại, những cắt xẻ đất đai và những chinh phục lẫy lừng. Trong sứ mệnh hòa hợp Đạo học và Thế học, Thiền Sư Tuệ Sỹ là gương mẫu trung thành của cái tinh thần nước Việt (la vietnamité), có nghĩa là: Một phương pháp tư tưởng, một cách viết, nói và hành động theo truyền thống tổ tiên, đã làm cho nước ta hùng tráng với quyết chí vững bền bất khuất phục trước một quyền lực độc tài trải qua những khúc quanh co của một lịch sử đầy thống khổ. Cái tinh thần nước Việt này là di sản của ông cha trong sự bất dịch của toàn dân:

Người đi đâu bóng hình mòn mỏi
Nẽo tới lui còn dấu nhạt mờ
Đường lịch sử
Bốn nghìn năm dợn sóng
Để người đi không hẹn bến bờ

Où allez-vous, voyageur usé par le temps?
Un aller et retour sur le même chemin
Tout en laissant vos empreintes
De plus en plus floues…
La voie de l’histoire
De quatre mille ans dans la tourmente
Vous laisse partir dans votre errance
Sans esprit de retour.


Trong năm câu thơ trên, Thiền Sư có ý trách móc những người tuy căm hận trước cảnh sông núi điêu tàn, đã từ bỏ ý chí đấu tranh với mục đích tái lập dân chủ tự do cho đất nước và một đời ấm
no cho đồng bào. Như nhà thơ Nguyễn Huệ Nhật đã viết (Nước Mắt Việt Nam 1999, Lời Ngỏ): Tự thấy cá nhân mình quá bé nhỏ giữa một giai đoạn lịch sử đen tốivô cùng đau thương của dân tộc Việt Nam, nhưng tôi không cảm thấy con người mình hoàn toàn bất lực trước những trái ngang lịch sử đó. Với tinh thần vươn lên của dân tộc, tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn còn nhiều hy vọng cho thế hệ mai sau. Nỗi đau của Việt Nam là bài học lịch sử cho cả dân tộc mình, nhà thơ Tuệ Sỹ không ngần ngại, nói lên từ nơi ẩn dật cưỡng bách, nỗi lòng mình
muốn hành động cho dân tộc thoát khỏi bọn quỉ đỏ vô thần:

Giữa Thiên đường rong chơi lêu lổng
Cõi vĩnh hằng mờ nhạt rong rêu
Ta đi xuống quậy trần hoàn nổi sóng
Đốt mặt trời vô hạn cô liêu

Au sein du Paradis je me promène en vagabondage
L’éternité semblant légèrement assombrie
Par la mousse et les algues sauvages
Je decends sur terre
En remuant le monde de poussière
Pour le transformer en tsunami
Et brûler le soleil rouge solitaire, à l’infini…


Sau ngày 30 Tháng Tư Năm 1975, Thiền Sư bị đày đi làm rẫy tại rừng núi Vạn Giả: Đó cũng là cơ hội cho Thầy suy ngẫm (tự đáy lòng) về phương cách giải thoát giang sơn tổ quốc đang quằn quại dưới chế độ áp bức của độc tài đảng trị (Tôi đi chấn chỉnh sơn hà/ Hồng rơi vách đá mù sa thị thành)… «Tĩnh Thất» là một trường ca bút pháp tinh về vận mệnh tổ quốc Việt Nam của một thiền sư sống ẩn dật trong tâm tư (Voyage dans mon univers tranquille): Ngoại cảnh (thời gian đi làm rẫy, thời gian khổ sai, thời gian quản thúc từ 1998…) không nao núng tinh thần yêu nước thương nòi của một môn đệ tinh thần tu chứng của Tuệ Trung Thượng Sỹ, thế kỷ thứ 13 (lý thuyết Đạo và Đời):

Ơ kìa nắng đỏ hiên chùa
Trăng non rỏ máu qua mùa mãn tang
Áo thầy bạc thếch bụi đường
Khói rêu ố nhạt vách tường dựng kinh

Voilà du soleil sur la véranda de la pagode
La lune à peine apparue s’égoutte de sang,
la saison de deuil étant révolue
Votre toge, Maître, blanchit
en raison de tant de poussières de vie,
la fumée de mousse décolorant le mur des Prières


Đất nước lầm than, Thiền Sư sau những năm tù tội, nhìn thảm cảnh quê hương trở thành một nhà tù vĩ đại, gông cùm cả một dân tộc bất khuất trước một chế độ man rợ, lỗi thời…

Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
Từng con sông từng huyết lệ lan tràn… (Những Năm Anh Đi, trong «Giấc Mơ Trường Sơn»)


Cũng như trong «Tĩnh Thất», nhà chí sĩ đã diễn tả tinh thần chiến đấu của mình bằng thơ, nhẹ nhàng, tuyệt vời:

Nghe luyến tiếc như sao trời mơ ngủ
Đêm mênh mông để lạc lối phù sinh
Ánh điện đường vẫn nhìn trơ cửa sổ
Ngày mai đi ta vẽ lại bình minh

Je m’attarde aux vains regrets du passé
comme les étoiles rêvent de dormir
dans la nuit immense en se trompant de chemin
pour une vie éphémère
Les lampadaires des rues éclairant
impassiblemnt les fenêtres fermées
Passé le lendemain,
je redessinerai l’aube de l’humanité…


Ngày mai đi ta vẽ lại bình minh: Thiền Sư Tuệ Sỹ đã tư tưởng và hành động theo lời giảng dạy của Hòa Thượng Sa Môn Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo… : Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và trong cương vị Tăng Sĩ, chúng tôi không làm chính trị, không tham gia chính trị.
Nhưng chúng tôi phải có thái độ chính trị. Thái độ này thể hiện giáo lý nền tảng của đạo Phật, là cứu chúng sinh ra khỏi mọi nạn ách, khổ đau để tạo điều kiện giác ngộ. Tuy không làm chính trị, nhưng Giáo Hội ủng hộ mọi nỗ lực chính trị nhằm bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn minh nòi giống, âu lo cho mỗi con người được sống đời no ấm, tự do, được hưởng trọn các quyền con người cơ bản… Và nghe tiếng kêu gọi của sơn hà nguy biến:

Ta không buồn,
Có ai buồn hơn nữa?
Người không đi,
Sông núi có buồn đi?
Tia nắng mỏng soi mòn khung cửa;
Để ưu phiền nhuộm trắng hàng mi.
Ta lên bờ, nắng vỗ bờ róc rách,
Gió ở đâu mà sông núi thì thầm?
Kìa bóng cỏ nghiêng mình che hạt cát
Ráng chiều xa, ai thấy mộ sương dầm?

Je ne suis pas triste,
qui peut être plus triste que moi?
Tu ne pars pas,
ton pays n’ayant jamais l’intention de te quitter!
Les fragiles rayons de lumière
éclairent en élimant l’encadrement de ta porte
pour laisser les chagrins blanchir mes sourcils.
Je monte sur la rive,
le soleil illuminant les eaux qui clapotent doucement.
Où est le vent qui accompagne mon pays
dans son chuchotement?
Voilà l’ombre inclinée de l’herbe
qui cache les grains de sable
et les nuages rouge pâle du soir arrivés,
qui peut voir la tombe couverte de rosée?


Ráng chiều xa, ai thấy mộ sương dầm? Lẽ dĩ nhiên là hồng quân hay xã hội chủ nghĩa đã làm điêu đứng cả một dân tộc, phần đông nay rời cõi đời vì ác nghiệt của quỉ đỏ xâm lăng… Khác hẳn với thi hào VICTOR HUGO đã hận thù bạo tàn Nã Phá Luân Đệ Tam (trong phần hai thế kỷ 19) bằng cách không trở lại cố hương ngày nào tự do chưa được hồi phục, nhà thơ Tuệ Sỹ bị quản thúc tại quốc nội, chỉ diễn tả nỗi sầu vương, một cách nhẹ nhàng, thấm thía, của mình, nhưng qua mấy vần thơ… gián tiếp huy động đồng bào hãy tỉnh thức:

Cho xin chút hạt buồn thôi;
Để cho ngọn gió lên đồi rắc mưa.
Gió qua ngõ phố mập mờ;
Mưa rơi đâu đó mấy bờ cỏ lau.
Nắng trưa phố cổ úa màu,
Tôi đi qua mộng đồi cao giật mình…

Donnez-moi un peu de tristesse seulement
Pour que le vent se lève sur la colline environnante
en répandant la pluie.
Le vent souffle à travers l’impasse diffuse;
La pluie tombe çà et là sur les touffes d’herbe et de roseau.
Le soleil de midi brillant sur la cité ancienne de couleur fanée,
Je marche à travers mon rêve
tout en haut de la colline en tressautant…


Xem dưới góc cạnh này, Thiền Sư Tuệ Sỹ là một nhà thơ «lãng mạn» mà theo Victor Hugo (Tựa kịch bản Hernani) là một «chủ nghĩa tự do trong văn chương», vừa thuộc vào hạng biểu hiện (expressionnisme) nghĩa là một hình thức nghệ thuật mà giá trị của miêu tả nằm toàn trong sự biểu lộ tâm tình cực điểm, và hạng ấn tượng (impressionnisme) với đôi nét chấm phá, nhưng lời thơ đượm tình cảm, thấm thía, làm độc giả rung động, bâng khuâng:

Chờ dứt cơn mưa ta vô rừng
Bồi hồi nghe khói lạnh rưng rưng
Ngàn lau quét nắng lùa trên tóc
Ảo ảnh vô thường, một thoáng chưng?

J’attends que la pluie ait cessé pour entrer dans la forêt
Afin d’écouter avec émotion la fumée froide se réchauffer
Et les touffes de roseaux balayer le soleil qui pénètre dans tes cheveux;
Illusion extraordinaire,
Qui nous apparaît en l’espace d’un instant?


Hoặc đầy nhung nhớ, dịu êm:

Anh đi để trống cụm rừng
Có con suối nhỏ canh chừng sao Mai
Bóng anh dẫm nát điện đài

Ôi nỗi buồn
Thần tiên vĩnh cửu
Nhớ luân hồi
Cát bụi đỏ mắt ai

Vous partez en laissant vide une partie de la forêt
Où le ruisseau veille en permanence
Sur l’Étoile du Matin
Et votre ombre écraser palais et châteaux

Ô ma tristesse
Dans le monde légendaire de l’immortalité
Ô ma nostalgie de la métempsycose
Dans laquelle sable et poussière rendent tes yeux rouges?


Trường ca «Tĩnh Thất» có thể dịch Pháp ngữ«Méditations d’un Ermite» mà trong đó Thiền Sư ẩn sĩ đã gom góp nỗi lòng mình đối với tổ quốc mà Thầy xem như một người tình yêu dấu. Tương tự LAMARTINE trong thi tập «Méditations Poétiques» (1820) và qua bài LE LAC (Hồ Kỷ Niệm) đã thốt tự đáy lòng nỗi đau khổ của mình khi nhắc nhớ lại người xưa (vừa mất) với những giờ hạnh phúc đã trải qua trên cái hồ lãng mạn bây giờ vắng bóng:

Ôi thời gian, xin đừng bay, đứng lại!
Và những giờ thuận tiện không vận hành
Cho chúng ta thưởng thức không ngần ngại
Ngày hạnh phúc mau chóng thuở xuân xanh!


Đất nước thương yêu của ta bây giờ ở đâu? Chịu đựng một cuộc đời nô lệ đã từ lâu mà sao em chưa nỗi dậy chống bạo tàn? Thời gian qua… Thời gian không trở lại:

Khói ơi bay thấp xuống đi
Cho ta nắm lại chút gì thanh xuân
Ta đi trong cõi vĩnh hằng
Nhớ tàn cây nhỏ mấy lần rụng hoa

Ô fumée, vole encore plus bas
Pour que je puisse retenir par la main
Un peu de ma jeunesse
Je marche dans le monde supraterrestre
En pensant à mon petit arbre flétri
Qui perd ses fleurs maintes fois depuis.


Lê Mộng Nguyên
PARIS – Saint Hippolyte (01 avril 2006)

--------------------------------------

* Nhạc sĩ, Giáo sư- Tiến sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính trị, Viện sĩ Hàn Lâm Viện Khoa Học Hải Ngoại Pháp, nguyên Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32661)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31460)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20011)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23778)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15039)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14969)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant