Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

HAI: Nỗi Đau Giữa Lòng Quê Hương

13 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 9270)
HAI: Nỗi Đau Giữa Lòng Quê Hương

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba


Hai

 

Nỗi Đau Giữa Lòng Quê Hương

 

 

Ba mươi năm qua, bao lớp người đã ra đi. Có những người ra đi vì bị tù đày lao động trên tận núi sâu rừng thẳm, nơi miền hoang dã cheo leo nước độc. Có những người đã thực sự nằm xuống, không một nấm mồ, không một người thân trong giây phút cuối, không một tiếng khóc tiễn đưa. Ra đi trong cô đơn hiu quạnh, không một lời kinh cầu siêu độ.

Biết bao người đã ra đi lặng lẽ, đơn độc vào lòng quê hương, nhưng tên tuổi còn mãi lưu truyền, muôn đời bất diệt“Anh hùng tử nhưng khí hùng nào tử”. Những người con dân nước Việt đã hòa quyện xác thân vào trong từng gang tấc đất để làm xanh tươi cỏ cây hoa lá, lúa mạ ruộng đồng; hòa quyện trong từng giọt mưa, tia nắng để làm rạng rỡ quê hương yêu dấu, trong tình tự nồng ấm của giống nòi Hồng Lạc, Rồng Tiên. Và bao người đã hy sinh xương máu cho quê hương dân tộc để viết nên dòng sử Việt: “Quê hương tôi nên thơ gấm vóc. Quê hương tôi oai hùng với bao anh hùng liệt nữ. Quê hương tôi có các bậc anh tài tinh hoa dân tộc. Quê hương tôi có các bậc Tổ Đức Thiền gia. Quê hương tôi có hơn bốn nghìn năm lịch sử. Quê hương tôi rạng ngời dưới ánh mặt trời. Quê hương tôi khiêm cung bình dị như ánh nắng sớm mai tỏa nhẹ khắp ruộng đồng nuôi sống giang sơn gấm vóc ngày thêm ấm no hạnh phúc. Quê hương tôi thanh bình như đêm trăng miền thôn dã vóc dáng chân tình hiền hòa.”

Thế nhưng, trước năm 75 ở miền Bắc và sau 75 ở miền Nam, tất cả những nét tinh hoa đặc thù của dân Việt từ truyền thống văn hóa, giáo dục, tôn giáo, lễ nghi, đạo đức cho đến kinh tế, xã hội, từ thiện... đều bị dập vùi phá đổ.

“Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Người có Tông.” Nếp sống cổ truyền của dân tộc đầy tình nghĩa, thuần hậu, chơn chất với ý nghĩa cao đẹp của những ngày đầu năm mới, tạo thành phong tục tập quán, thành Văn hóa mỹ miều của đất nước, được duy trì gìn giữ từ hàng nghìn năm qua của ông bà Tổ tiên. Phong tục, tập quán đó, nói lên tâm tình quê hương dân tộc, mà suốt dòng lịch sử nước nhà luôn vang vọng như âm ba cảnh tỉnh, nhắc nhở đàn con cháu phải luôn tôn vinh truyền thống tốt đẹp ấy. 

 

Chưa thời đại nào của Lịch sử Việt Nam chối bỏ nếp sống cao đẹp ấy. Thế nhưng, khó ai tránh khỏi ngậm ngùi khi đọc Thư Ngỏ của Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Hòa thượng Thích Huyền Quang, viết từ Tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định, ngày 21 tháng 2 năm 2005:

“Cuối năm ngoái tôi bị bệnh nặng, Hòa thượng Thích Quảng Độ và chư Tăng ở Saigon muốn ra thăm bệnh tôi ở nhà thương, nhưng đã bị công an chận xe không cho đi. Nay, Tết là ngày vui sum hiệp của mọi gia đình và của toàn dân, là ngày thăm viếng chúc Xuân sau một năm vất vả làm ăn, hay xa cách vì sinh kế phải tha phương kiếm sống. Nhưng năm nay, tôi rất buồn phiền khi nghe tin Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Đức Chơn, thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng Thống, Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo, cùng chư Tăng ở Saigon dự tính ra Tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định thăm viếng tôi mấy ngày đầu Xuân, nhưng một lần nữa, lại bị ngăn cấm. Các cơ quan công quyền tại các quận Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức v.v... đã đến các chùa liên hệ yêu cầu chư Tăng không được ra Bình Định chúc Xuân, với lý do mơ hồ là “tình hình còn khó khăn, không ổn định” không nên đi, hoặc nói lời vô lý là: “Có kẻ xấu lợi dụng, tổ chức chuyến đi ra Bình Định thăm Hòa thượng Thích Huyền Quang để gây rối. Có ai tổ chức đi thì đừng có đi, vì Nhà nước không cho đi!”. Nhiều ngày qua còn cắt đường dây điện thoại của Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Nước ta từ bao đời, thăm xuân, chúc Tết, mừng thọ là những nghĩa cử văn hóa truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ. Vậy tôi yêu cầu Đảng và Nhà nước điều tra xem do ai, hay do nguyên cớ nào, mà ngăn cấm Hòa thượng Quảng Độ và hàng giáo phẩm ra Bình Định thăm viếng tôi mấy ngày đầu năm. Nếu có lý do chính đáng để ngăn cấm, xin công bố cho Phật giáo đồ trong và ngoài nước cũng như công luận thế giới được biết để mọi người hết thắc mắc, hết nghĩ rằng Đảng và Nhà nước vẫn tiếp tục đàn áp Giáo Hội, tiếp tục cấm đoán các quyền tự do đi lại, thăm viếng, là những quyền được Hiến pháp và các Công Ước Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc bảo đảm. Bằng không, xin hãy thông báo ngay cho Hòa thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh Thiền Viện, Saigon, rằng Hòa thượngchư Tăng Giáo Phẩm có toàn quyền thăm viếng và đi lại tự do, để chúng tôi biết rằng khẩu hiệu “Sống Và Làm Việc Theo Pháp Luật” của Nhà Nước đề ra không là khẩu hiệu suông mà không được áp dụng trong đời sống cho mọi công dân.”

Bản chất của người dân Việt là lòng hiếu hòa, nhân, nghĩa, thuần hậu, hiền lương trong sự tương quan giữa bà con làng nước. Tấm lòng hiền hòa, đôn hậu ấy đã nâng cao giá trị đạo đức cao quý của dân tộc, để đời sống tâm linh được thăng tiến, hướng thượng. Chư vị Tiền Bối hữu công, các anh hùng liệt nữ đã một đời đã hy sinh để bảo vệ đất nước giang sơn, mong đem lại đời sống thực sự thanh bình, thịnh trị, ấm no, hạnh phúc cho người dân. Chư vị Thiền gia, Tổ Đức sống đời thanh đạm, ăn trái cây rừng, uống nước suối trong mà tĩnh tu đạo nghiệp đã hòa quyện vào đời sống nhân sinh, sự hưng thịnh của sơn hà xã tắc. Dầu tĩnh tu trong núi rừng tĩnh mịch, nhưng vẫn không quên lưu tâm đến đời sống nhân quần xã hội, quốc gia làng nước. Tấm lòng ưu tư ấy được thể hiện thành lời qua Thông Điệp Phật Đản 2548 của Đức Đệ Tứ Tăng Thống:

 “.... Như lời Trúc Lâm Đại Sa Môn khuyên bảo vua Trần Nhân Tông: “Trong núi không có Phật, Phật ở tại tâm... phàm là đấng quân vương, hãy lấy ước muốn của thiên hạ làm ước muốn của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình... Xin Bệ hạ chớ quên điều ấy.” Bằng lời khuyên khẩn thiết của vị Sư già sống lẻ loi giữa núi rừng u tịch, một triều đại mới được xác lập, tiếp tục viết thêm những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Xin chư vị lãnh đạo nước nhà hôm nay, hãy can đảm nhìn thẳng vào sự thật của hiện tình đất nước, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trước nhân dânlịch sử, hãy đặt quyền lợi dân tộc và sự phát triển quốc gia lên trên hết; chư vị hãy lắng nghe ý kiến, tôn trọng và chia sẻ tâm tư nguyện vọng của hơn 80 triệu dân, để có thể chung sức xây dựng đất nước, sớm đưa toàn dân thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, chặn đứng sự băng hoại về tinh thầnđạo đức trong xã hộicông luận và các vị thức giả đã nhiều lần cảnh báo.”

 (Tu Viện Nguyên Thiều, ngày 10 tháng 4 năm 2005. Đức Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN (ấn ký) Tỳ Kheo Thích Huyền Quang.)

Bằng những ưu tư về sự tồn vinh của Đạo pháp của quê hương, và sức sống của dân tộc trong hương vị của chánh pháp mà chư vị Lịch Đại Tổ Sư, đã chống tích trượng dấn thân vào đời để thể hiện đại nguyện độ sinh qua hai phạm trù tu chứng quả thánh và hoàn thiện đời sống nhân sinh. Bằng trí tuệ siêu việt, vượt thoát sự tương quan đối đãi, phàm tình của nhân thế; bằng tấm lòng từ bi cao cả vô phân biệt giữa người với người, thân thù đều bình đẳng, đích thực giá trị thực hữu đó.

Đạo Phật đã xây dựng nền văn hóa giác ngộ cho quê hương Việt Nam kể từ thuở đầu đời và chính nền văn hóa đó đã thăng tiến trên dòng lịch sử hơn 4000 năm văn hiến của giống nòi. Đạo Từ Phật Đản 2549 của Hòa thượng Viện Trưởng Viện Hóa Đạo:

 

“Với tinh thần giải phóng tự kỷ và tịnh hóa nhân gian mà đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đưa dân tộc bước lên đường văn hiến như một khẳng định của trí tuệ, từ bitự chủThời cuộcthịnh suy, nhưng đạo Phật chưa thăng trầm trong đại nguyện cứu khổ, mà cứu khổ là đưa người đến bến bờ tự do, giải thoát. Người Phật tử thi hành Đạo Phật cũng là đóng góp xây dựng quê hương. Đây là hai mặt của một thể thống nhất giữa dân tộc và Phật Giáo, mà lịch sử đã chứng minh hơn 2000 năm qua.

Bởi thế không thể tách lìa vận mệnh dân tộc với vận mệnh chánh pháp. Nhà Nho Mâu Bác sang Giao Châu lánh nạn, cuối thế kỷ thứ II sau Tây lịch, đã quy y theo Phật, nhận định rằng: “Bản chất của Đạo Phật là ở nhà có thể đem mà thờ cha mẹ; giúp nước có thể đem mà giáo hóa dân, sống một mình có thể đem mà trị thân.” Lục Độ Tập Kinh phát hành ở nước ta vào thế kỷ thứ III sau Tây Lịch cũng có câu: Bồ Tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than.

Cho nên lòng từ bi của Bồ Tát đã phát động, thì ý chí không dời đổi, dũng tâm cứu độ, ngay cả thân mệnh cũng không tiếc.”

(Thanh Minh Thiền Viện – Saigon, Mùa Phật Đản 2549, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN (ấn ký) Sa Môn Thích Quảng Độ)

Đó là nền văn hóa và sức sống thâm trầm, hùng liệt của Chư vị Tổ đức Tiền nhân. Là niềm tự hào về ý thức dân tộc hướng thân trên con đường kiến tạo cho một quê hương qua hai tâm thức: thăng tiến giác ngộan bình thịnh trị xã hội nhân sinh.

“...Ta biết nền văn hóa Hùng Vương đã đạt được một số thành tựu rực rỡTrước tiên, nền văn hóa này đã xây dựng được một bộ máy công quyền dựa trên luật pháp, để bảo vệ biên cươngđiều hành đất nước. Dấu vết cụ thể là bộ Việt Luật... Việt Luật là một điểm chỉ chắc chắn về sự tồn tại của một chính quyền Hùng Vương độc lập năm 110 trước Tây lịch cho đến 43 sau Tây lịch. Chỉ một tồn tại liên tục lâu dài cỡ đó mới cho phép ra đời một bộ luật hoàn chỉnh và có tác động rộng rãi trong xã hội.”

(Lịch sử Phật Giáo Việt Nam, tập I, Lê Mạnh Thát 1999. Tr. 36-37)

Luật pháp là để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ quyền lợi đời sống cho người dân không bị hiếp đáp, ức chế, bảo vệ lẽ phải, cùng những công bình xã hội, để từ đó gia đình có nề nếp, xã hộitrật tự thái hòa mà thăng hoa cuộc sống cho có ý nghĩa. Dân tộc Việt Nam đang sống trong thế kỷ 21 cùng nhân loại trên thế giới, cùng những quốc gia văn minh tiến bộ, với những luật pháp hiện hành bảo vệ nhân quyền, bảo vệ sự tự do của loài người trên mặt đất. Những người lãnh đạo quốc gia có bổn phận và trách nhiệm về những thoái hóa, suy đồi, hưng thịnh của đất nước để kiến tạo giềng mối nước nhà, ngày thêm vững chắc ngõ hầu theo kịp những tiến bộ tốt đẹp của hoàn cầu. 

“... Về quan niệm “Trị Dân Giữ Nước” thì từ đời Hùng Vương xa xưa ta đã thấy xuất hiện một lý thuyết nhân bản hoàn toàn khác với quan điểm nhân nghĩa của Trung Hoa và được tìm thấy trong Lục Độ Tập KinhTư tưởng nhân nghĩa này đề cập đến lòng thương, nhưng lòng thương này: “Không chỉ giới hạn trong việc thương người, mà còn bao trùm hết cả sinh vật cho chí đến cỏ cây.” (Hoài vô ngại chi bằng nhân, nhuận đãi thảo mộc). Đây là một tư tưởng hết sức rộng lớn, không có trong Nho giáo. Đối với Nho giáo, nhân nghĩa có một nội dung hết sức hạn chế. Thiên Tận Tâm Chương Cú Thượng, Mạnh Tử nói rất rõ: “Lòng nhân của Nghiêu Thuấn không yêu khắp hết mọi người mà trước hết yêu bà con và người tài giỏi.” Cho nên dù Mạnh Tử có thể dễ dàng đồng ý với tư tưởng trong Lục Độ Tập Kinh là: “(Vua) lấy nhân từ trị nước, dung thứ dạy dân” (Vương) trị dĩ nhân hòa dân dĩ thứ cư bỉ) (quyển 4, mục 22a 19; hay “lấy điều nhân để trị nước” (Trị Quốc Dĩ Nhân); vì Mạnh Tử cũng chủ trương: “Tam đại được thiên hạ là nhờ nhân, mất thiên hạ cũng vì bất nhân.” Sđd trang 54-55. Lê Mạnh Thát.

Sau 30 năm cầm quyền, nhà nước CS Việt Nam đã biến quê hương thành nghèo nàn về mọi mặt áo cơm, lẫn tinh thần, đạo đức, dân trí... do hậu quả của nền giáo dục thiếu hoàn chỉnh, chân chính đã gây ra những tệ nạn thảm khốc cho xã hội, làm mất cả lương tri thuần hậu của tình nghĩa Thầy trò.

Hệ thống giáo dục khu biệt khô cằn đó đã đầu độc kiến văn của con người, như cái máy vô lương tri chỉ biết nghiền nát những ai đang đối đầu trước nó. Nền giáo dục toàn diện bị uốn cong, bẻ gẫy bởi chủ thuyết xã hội chủ nghĩa và đảng trị. Trong khi mọi ưu tiên đều dành cho thành phần con cháu đảng viên có “lý lịch tốt” theo tiêu chuẩn của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì thế, nước nhà đã mất đi những cơ hội tận dụng khả năng cũng như phát huy năng khiếu của mỗi người. Do đó, đất nước khó có cơ may phát triển và tìm gặp những nhân tài ưu tú ra giúp nước. Riêng đối với giáo dục tôn giáo, Đại đức Thích Nhựt Chấn viết thành văn bản để nói lên thảm trạng của nền giáo dục Phật Giáo tại Việt Nam như sau:

 

“1.1- Hệ Thống Sơ Cấp Phật Học:

Đây là hệ thống căn bản nhất để hình thành dòng tư duy vững chắc để tiếp nhận những tri thức trừu tượng hơn. Nhưng hiện tại, trong toàn quốc không có một hệ thống cụ thể nào cả. Chương trình giáo dục lớp sơ cấp trong toàn quốc, có cũng được, không cũng không sao. Ở một vài nơi có chúng sa di, sa di ni đông thì được tổ chức vào ba tháng hạ, ở những Tổ đình lớn và chỉ mang tính gia giáo nhiều hơn là giáo dục sư phạm. Ngay cả tỉnh Bình Định có truyền thống Phật Giáo vững mạnh, nhưng cũng không có một trường Sơ Cấp Phật Học nào cả. Còn trình độ Phật học của giáo thọ thì rất yếu kém, ngày đi dạy tối về tập vẽ ngoằn ngoèo vài chữ Hán là chuyện thường thôi; trong khi đó có những Thầy đủ năng lực thì không được mời dạy vì “lý tưởng không trong sạch”. Chỉ cần nhìn vào điểm này cũng thấy giáo dục Phật Giáo đã mất gốc rồi, vì hệ thống Sơ Cấp Phật học mà không được chú trọng đúng mức thì những kiến thức cơ bản sẽ không có là điều tất nhiên.

1.2 - Hệ Thống Trung Cấp Phật Học:

Ở cấp Trung học thì mỗi trường có một giáo trình riêng, có một cách dạy riêng. Như trường Trung cấp ở Đà Nẵng thì Kinh Thập Thiện đến năm thứ tư mới dạy và mỗi tuần chỉ có 3 buổi học mà còn phải nghỉ thường xuyêngiáo thọ bận đi cúng hoặc bận Kỵ Tổ. Trường Trung cấp Phật Học ở Bình Định hiện tại thì mỗi học kỳ đều có một môn học mà nội dung và người giảng cũng do Ban Tôn Giáo Chính phủ chỉ định. Các trường khác ở Huế, Sài Gòn, Tòng Lâm (Bà Rịa, Vũng Tàu), ở Nha Trang, ở Cần Thơ cũng chịu sự tha hóa tương tự như thế.

1.3 - Hệ Thống Học Viện Phật Giáo:

Vì ở các lớp dưới đã mất tính thường nhất cho nên khi vào Học Viện Phật GiáoTăng Ni cả nước tập trung về ba nơi Sài Gòn, Huế, Hà Nội cũng được tổ chức tuyển sinh 4 năm một lần nên trình độ hiểu biết và tuổi tác rất chênh lệch. Đầu vào ba trường rất khó khăn, nhưng đầu ra thì rất dễ dãiChương trình đào tạo lại đưa vào trường những môn học không cần thiết. Ví dụ ở Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh phải học các môn như: Triết học Mác, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng. Chúng con thấy một trường Phật Học tại sao lại phải học các môn học như thế để làm gì, trong khi Tam Tạng Kinh điển Phật Giáo một người xuất gia đọc cả đời cũng chưa hết.”

 

 Sau ba thập niên cưỡng chiếm miền Nam, các chương trình giáo dục học đường cũng như tôn giáo đã bị thay đổi hoàn toàn theo chính sách tuyên truyền, xuyên tạc... của nhà cầm quyền Hà Nội. Với chủ trương “Hồng hơn Chuyên”, nhà nước đã đưa vào học đường tôn giáo những chương trình học thiếu tính cách chuyên môn, tạo nên những suy thoái trong phương cách đào tạo Tăng tài cho đất nước Việt Nam. Một số người thực sự có trách nhiệm lại không có khả năng, kiến thức và không có cả lương tri chức vụ khiến cho hệ thống giáo dục Tăng tài càng thêm khiếm khuyết, thui chột...

“2.1 - Hệ Thống Giáo Dục Cư Sỹ:

Đã nhiều năm, quần chúng Phật tử chịu tác động tuyên truyền từ nhiều thế lực bằng quan niệm đạo Phật là đạo của ông già bà cả, đạo của thế giới sau khi chết, mặc dầu họ có đức tin mãnh liệt vào Phật Giáođức tin ấy luôn chảy mãi trong trái tim họ.

Một hình thức tu tập truyền thống cho giới cư sỹ Phật tử là khóa tu Bát Quan Trai giới, nhưng nội dung chỉ mang hình thức lễ bái nhiều hơn là tập sống một ngày một đêm theo hạnh xuất gia. Còn trong việc sinh hoạt đi chùa tụng kinh, niệm Phật, bái sám, cũng chỉ là hình thức, chứ Phật Giáo chưa có sự giáo dục cụ thể để đưa giáo lý căn bản, chuẩn xác vào sự hiểu biết cho đại đa số quần chúng Phật tử. Có nhiều Thầy còn bóp méo giáo lý, dạy sai lời Phật có chủ ý rõ ràng. Có Thầy đã dạy Phật tử rằng: “Việc gì Phật dạy đúng mà đảng không cho làm thì không được làm, còn việc gì dù sai mà đảng cho phép thì cứ làm.”

Có ai không đau xót trước tâm tình bộc bạch của Đại đức Thích Nhựt Chấn. Tâm nguyện của người xuất gia với lý tưởng phục vụ Đạo pháp, thánh thiện tự thân những mong “mảnh đất tâm có cơ hội hồi sinh, để muôn loài có cơ may sinh sôi nảy nở.” Có lẽ nào các thế hệ trẻ lại phải thừa nhận một nền giáo dục hoang tàn đổ nát? Chắc hẳn ai ai cũng thấy được trách nhiệm giáo dục Tăng tài phát xuất từ đâu? Điều mà ai cũng tha thiết được tiêu tan, được hóa giải những nỗi oan khiên, ngang trái để cho con người được tự do, được tự chủ, độc lập để không bị lệ thuộc ức chế nô lệ bởi sự hà khắc của chế độ.

“Tăng sỹ trẻ như chúng con hiện nay đang được giáo dục trong môi trường nhiều bất cập làm con chú ý nhất là ngành giáo dục Phật Giáo nước nhà, hiện nay chỉ có “giáo” nhưng thiếu “dục”. Nuôi dưỡng xác phàm này đã khó mà nuôi dưỡng tâm hồn thánh thiện để mai hậu tâm hồn ấy trở thành một vị Phật lại càng khó hơn. Vì vậy, người nuôi nó phải là người đã từng tự nuôi mình trong quá khứ mới có đầy đủ kinh nghiệm để trao truyền và nuôi dưỡng. Tất cả những kinh nghiệm đó được trao truyền qua thân giáo của quý Ngài.

 

“Cổ nhân thường nói “thượng bất nghiêm hạ tất loạn” để ám chỉ những người đi sau bị hư là do những người đi trước không gương mẫu, nhưng theo chúng con điều này đúng thì có đúng mà chưa đủ. Bởi lẽ, chúng con đang sống trong môi trường khô khan cằn cỗi như sa mạc cháy bỏng, những cơn mưa dù lớn hay nhỏ chỉ như là muối bỏ bể, không thể nào tìm được vị trí của mình trong đó. Mà cần phải có những cơn “đại pháp vũ”, đem nước và phù sa về nuôi dưỡng cho những mảnh đất tâm có cơ hội hồi sinh, để muôn loài có cơ may sinh sôi nảy nởChúng con không muốn nhận lầm những cơn mưa pháp nhỏ bé là “đại pháp vũ” rồi vội vàng gieo trồng hạt giống, vội nứt mộng nảy lộc thì tất cả sẽ bị ngất ngư và chết ngay sau khi nó đâm chồi ra lá.”

“Chúng con thiết nghĩ, nhân lực Phật Giáo hiện tại không phải là không có. Quý Ngài, quý Thầy không phải không đủ đức độ, không phải không có tài năng tổ chức giảng dạy, không phải không có tâm huyết hy sinh; nhưng tại sao Phật Giáo Việt Nam lại như thế này?

Phải chăng vấn đề then chốt ở chỗ quý Ngài không có tự do trong việc xây dựng một hệ thống giáo dục Phật Giáo vững mạnh, luôn bị các thế lực chính trị thao túng, áp chế sâu vào bộ máy tổ chức nội bộ, giáo dục Phật Giáo đã không cho quý Ngài làm được? Phải chăng Giáo Hội Phật Giáo nhà nước là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc nên không có toàn quyền là điểm then chốt của sự rời rạc trong việc tổ chức nhân sự giáo dục học đường và tính chất bất cập trong hệ thống giáo trình? Phải chăng đấy là vấn đề gốc rễ, là nguyên nhân của mọi khủng hoảng, tha hóa được che bằng hình thức “vết sưng phát triển” của Phật Giáo Việt Nam hiện tại?”

Đó chính là niềm ray rứt khôn nguôi của những người còn chút tâm huyết với tiền đồ Đạo pháp, là nỗi đau giữa lòng quê hương mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu suốt bao năm qua. Để rồi, Phật Giáo Việt Nam cũng lênh đênh theo vận nước nổi trôi với biết bao anh hùng con dân nước Việt cùng các bậc Tổ Đức Thiền Gia đã bị vùi dập oan khiên:

“Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam ngót 2000 năm lịch sử truyền thừa, cùng chung cảnh thịnh suy vui buồn với dân tộc và hành động cũng vì lý tưởng an lạc hạnh phúc đích thực của dân tộc. Thế nhưng, ba mươi năm qua, trong khi khắp các châu lục trên thế giới, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng được nở rộ thăng hoa thì ngay ở trên quê hương Việt Nam, Giáo Hội chúng ta lại bị khủng bố đàn áp khốc liệt, tưởng chừng như không gượng dậy được. Nhưng Giáo Hội không những đã không mai một cùng năm tháng, mà trái lại càng được khẳng định một cách kiên cố trong lòng người và tồn tại vĩnh hằng trong mạch nguồn tâm linh của người con Phật chân chính hiểu đạo.” (Thông Điệp Tết Ất Dậu của Đức Đệ Tứ Tăng Thống)

Nội dung bức Thông Điệp nói lên phần nào thực trạng của quê hương mà Phật Giáo Việt Nam, một tổ chức có hơn 2000 năm tuổi thọ, cũng chịu chung những áp bức nghiệt ngã cùng dân tộc. Điển hình tinh thần bất khuất của dòng máu Tăng Già Việt Nam: 12 Tăng Ni tự thiêu tập thể tại chùa Dược Sư, Cần Thơ năm 1975; cái chết mờ ám của Hòa thượng Thiện Giải ở Lâm Đồng; cái chết của Hòa thượng Thiện Minh trong nhà tù cộng sản năm 1978; cái chết của Hòa thượng Trí Thủ tại bệnh viện Thống Nhất năm 1984; cái chết của Hòa thượng Thanh Trí tại bệnh viện Nguyễn Trãi cùng năm 1984... và còn nhiều cái chết để hy hiến đời mình cho quê hương được thanh bình, dân tộc được ấm no.

Cả dân tộc bị lưu đày ngay trên quê hương, đất nước. Bao nhà tù mọc lên giam cầm con dân nước Việt, những người vì dân vì nước. 30 năm qua, bao người đã vùi thân nơi lòng đất lạnh, bỏ thây nơi chốn rừng thiêng nước độc, nơi những địa danh xa lạ, hay chìm sâu vào lòng biển cả, khiến cho đất nước phải bị thất tán quá nhiều tiềm lực, chất xám cùng với sự tiến bộ văn minh của dân tộc.

 Đất nước bị thoái hóa đạo đức, mất đi nếp sống cao đẹp cùng nền văn hóa cổ truyềnTổ tiên đã dày công gìn giữ hơn 4000 năm qua, tạo nên những tệ trạng thương đau, khốn khó trên quê hương. Làm trì trệ mạch nguồn tâm linh trong sáng:

“...Còn hôm nay, có lẽ động lực thôi thúc Ngài sớm trở về với Tổ Quốc là vì sau 30 năm không còn bom đạn, nhưng những đổ vỡ, bế tắc vẫn còn đó trên quê hương. Đổ vỡ về tinh thần đạo đức dân tộc, đổ vỡ về nếp sống văn hóa, đổ vỡ về một niềm tin trong một số tầng lớp để cho sự nghi kỵthành kiến sai lầm dẫn đến bế tắc gần như đang quờ quạng. Chúng con đã thấy được và rất thương tâm cho cảnh đời đang chết ngắc, đang héo hon vì không tiếp xúc được mạch nguồn của Tổ tiên, truyền thống. Nhiều sinh thể, nhiều con tim đang héo hắt, suy sụp vì dòng máu đã lạc mất lối về.”

 (Lời tác bạch của Chư Tăng Tổ đình Linh Mụ đối với Thiền Sư Nhất Hạnh vào lúc 9:10 phút, ngày 27-02-05)

 

Đấy là tâm tư, là nhận định của cộng đồng Tăng Lữ Thừa Thiên – Huế về quê hương dân tộc Việt Nam. Do đâu lớp người hôm nay bị héo hắt, bị đổ vỡ niềm tin, bị đánh mất mạch nguồn với Tổ tiên Cha Mẹ? Do đâu dòng máu, con tim đã lạc lối về?

Phải chăng những băn khoăn, ray rứt đó là nỗi đau giữa lòng quê hương của những người con dân nước Việt?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19822)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20894)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19230)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40491)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21229)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41015)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24071)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23021)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17798)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26899)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20695)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33582)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20948)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28856)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12672)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25233)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19109)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17498)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25728)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18977)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18945)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28977)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18880)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33271)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38335)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31192)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18195)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24470)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19428)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17871)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22979)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17994)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32119)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17351)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17410)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16049)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18552)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20749)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18037)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20069)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14843)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20872)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15049)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15743)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12927)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14479)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14889)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29342)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12743)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14496)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant