Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 5: Cảm xúc tối thượng

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 7454)
Chương 5: Cảm xúc tối thượng


Chương 5

CẢM XÚC TỐI THƯỢNG

Nhân chuyến Âu du gần đây, tôi đến viếng một trại tập trung của Đức quốc xã ở Auschwitz. Dù được nghe và đọc khá nhiều về nơi này, tôi cảm thấy mình hoàn toàn thiếu chuẩn bị cho kinh nghiệm. Phản ứng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy các lò thiêu mấy trăm ngàn người đó là một sự ghê tởm rúng động. Tôi sững sờ trước sự tính toán thuần lý và tách biệt khỏi cảm xúc của loài người, mà các chứng cớ khủng khiếp đang nằm ngay đó. Rồi, trong viện bảo tàng như thành phần của trung tâm thăm viếng, tôi nhìn thấy một sưu tập giày. Rất nhiều đôi vá víu hoặc nhỏ bé, rõ ràng là thuộc về trẻ con hoặc người nghèo. Điều đó khiến cho tôi thật buồn bã.

Có gì sái quấy khiến "họ" có thể làm điều đó, điều tác hại nào? Tôi dừng lại và cầu nguyệnxúc động sâu xa vì cả các nạn nhân lẫn các kẻ phạm tội bất công này — mong rằng một điều như thế đừng bao giờ tái diễn. Trong sự hiểu biết rằng, bởi vì chúng ta ai cũng có khả năng hành xử quên mình cho lợi lạc của người khác, cho nên chúng ta ai cũng có khả năng làm kẻ sát nhân hay kẻ hành hạ, tôi nguyện không bao giờ trong bất cứ hoàn cảnh nào lại đóng góp vào một tai ương như thế.

Những biến cố như đã diễn ra tại Auschwitz nhắc nhở mạnh mẽ đến điều gì có thể xảy ra khi các cá nhân — hoặc nới rộng, các xã hội — mất đi sự tiếp xúc cùng cảm giác cơ bản của con người. Nhưng mặc dù cần có luật lệ và nghị định quốc tế sẵn sàng phòng vệ ngăn chống tai ách loại đó, chúng ta vẫn thấy các bạo ngược cứ tiếp tục diễn ra. Hữu hiệu và quan trọng hơn cả luật lệ chính là sự tôn trọng của chúng ta dành cho cảm xúc của tha nhântrình độ đơn thuần của loài người.

Tuy nhiên, khi tôi nói đến cảm xúc cơ bản của loài người, không những tôi chỉ nghĩ về một điều gì nhất thờimơ hồ, mà muốn nêu lên thứ khả năng khiến chúng ta ai cũng có thiện cảm lẫn nhau, từ ngữ Tây tạng gọi là "shen dug ngal wa la mi so pa". Dịch từng chữ, nghĩa là "không thể chịu đựng khi nhìn thấy sự đau khổ của một người khác." Với thứ đó, chúng ta có thể chia sẻ, hoặc đi vào trong nỗi đau của người khác ở một mức độ nào, đó là một trong các đặc tánh có ý nghĩa nhất của chúng ta. Nó khiến ta phải giật mình khi vừa nghe tiếng kêu cứu, bật dậy khi nhìn thấy nguy hiểm cho người khác, và đau lòng khi nhìn thấy người khác khổ đau. Và nó bắt buộc chúng ta phải nhắm mắt cảm xúc, cho dù muốn làm ngơ trước sự khốn khổ của người khác.

Ở đây, hình dung quý vị đang đi một mình trên đường, không lưu ý đến một người già đi phía trước. Thình lình, người đó trượt chân và ngã xuống. Quý vị sẽ làm gì? Tôi đoan chắc là phần đông các độc giả sẽ đến xem có thể giúp gì được chăng. Hẳn không phải tất cả. Nhưng trong khi nhìn nhận là không phải ai cũng đến giúp đỡ cho người gặp cảnh khốn khổ, tôi không ngụ ý một số ít còn lại đó lại thiếu vắng hoàn toàn khả năng thiện cảm, điều mà tôi đề khởi là có tánh phổ quát toàn cầu. Ngay trong trường hợp những người không đến giúp, chắc chắn họ cũng có cùng thứ tình cảm quan tâm, cho dù rất mơ hồ, đã thúc đẩy đa số đến đề nghị giúp đỡ. Rất có thể tưởng tượng ra những người, sau nhiều năm chịu đựng chiến tranh, không còn cảm động khi nhìn thấy người khác đau khổ. Điều này cũng đúng đối với những người sống trong một bầu không khí bạo lực và vô tình đối với kẻ khác. Nhưng không thể chứng minh khả năng thiện cảm không còn hiện hữu trong lòng họ. Tất cả chúng ta, ngoại trừ một số rất ít những người quá rối loạn, đều thích thể hiện lòng tốt, điều đó cho thấy dù trở thành cứng rắn đến đâu vì hoàn cảnh, khả năng thiện cảm vẫn tồn tại.

Đặc tánh ưa thích sự quan tâm của người khác là phản ánh của khả năng "không thể chịu đựng khi nhìn thấy sự đau khổ của một người khác" nói trên. Tôi nói điều đó vì cùng với khả năng tự nhiênthiện cảm cùng người khác, chúng ta còn có một nhu cầu cần lòng tốt của người khác, chạy dài như một sợi chỉ xuyên qua suốt trọn đời. Điều đó rất hiển hiện khi ta còn bé và khi ta về già. Nhưng chỉ khi ta ngã bệnh mới được nhắc nhớ sự kiện được yêu thương và chăm sóc thật quan trọng làm sao, cho dù trong lúc đang thành tựu nhất. Mặc dù nó có vẻ như một đức tánh có thể thực thi mà không cần đến thiện cảm, nhưng trên thực tế, một cuộc đời thiếu vắng chất liệu quý báu này hẳn là đời khốn nạn. Chẳng phải sự trùng hợp khi đời sống của đa số các kẻ phạm tội hung ác nhất đều cô đơn và thiếu tình thương.

Chúng ta thấy sự ưa thích lòng tử tế biểu hiện qua phản ứng tự nhiên của ta trước nụ cười. Đối với tôi, khả năng cười của loài người là một trong các đặc tánh đẹp đẽ nhất. Đó là điều mà thú vật không thể làm được. Chó, hoặc cả cá ong hay cá heo, những con thú thông minh nhất có nhiều ưu điểm giống loài người, cũng không thể cười như chúng ta. Cá nhân tôi, tôi cảm thấy hơi là lạ khi tôi cười với người nào mà họ vẫn nghiêm trang và không đáp lại. Mặt khác, tâm tôi rất hoan hỉ khi họ đáp ứng. Ngay trong các trường hợp đối với một người không có dính dáng gì đến tôi, khi họ cười cùng tôi, tôi cũng cảm động. Nhưng tại sao? Câu trả lời chắc chắn là nụ cười chân thật đó đụng đến một thứ gì nền tảng trong lòng chúng ta: sự tự nhiên ưa thích lòng tử tế hảo tâm.

Mặc dù có một thành phần đưa ý kiến đề nghị rằng bản chất con người trên căn bản vốn bạo độngcạnh tranh; nhãn quan của cá nhân tôi là sự ưa thích thiện cảmtình thương của chúng ta quá sâu xa đến mức có thể đã khởi sự ngay trước khi ta chào đời.

Thật vậy, theo một số khoa học gia bằng hữu của tôi, có chứng cớ vững chắc cho thấy trạng thái tinh thầncảm xúc của người mẹ ảnh hưởng lớn đến sự an sinh của thai nhi; và rất có lợi cho đứa bé nếu bà giữ được một trạng thái tâm ấm áp nhẹ nhàng. Một bà mẹ hạnh phúc có mang một đứa con hạnh phúc. Mặt khác, sự dồn nén và giận dữ rất tai hại cho sự phát triển lành mạnh của đứa bé. Tương tự, trong các tuần đầu tiên sau khi sanh, ấm cúngyêu thương tiếp tục đóng vai trò quan trọng tối thượng trong sự phát triển vật lý của đứa bé. Ở thời kỳ này, não bộ phát triển rất nhanh, một sinh hoạt mà các bác sĩ tin tưởng là phần nào có sự tham gia của sự sờ chạm của bà mẹ hay cô đỡ. Điều này cho thấy mặc dù đứa bé không thể biết hoặc không cần biết ai là ai, nhưng nó có một sự cần thiết vật lý rõ rệt vào thiện cảm. Có thể điều đó cũng giải thích tại sao ngay đến các cá nhân rã rời, bất ổn, và cuồng loạn nhất cũng phản ứng tích cực trước hảo cảm và sự chăm sóc của người khác. Khi còn sơ sanh, hẳn họ cũng được một người nào đó chăm nuôi. Nếu một đứa bé bị bỏ rơi trong giai đoạn nghiêm trọng nhất đó, chắc là nó khó sanh tồn.

Cũng may trường hợp đó rất hiếm hoi. Hầu như không phân biệt ai, hành động đầu tiên của bà mẹ là nuôi con bú sữa — một hành động biểu tượng cho tình thương yêu vô điều kiện. Tình thương của bà ở đây hoàn toàn chân thật và không toan tính: bà không chờ đợi thứ gì đáp trả. Trong khi đứa bé, bị thu hút tìm đến bầu sữa mẹ một cách tự nhiên. Tại sao? Dĩ nhiên chúng ta có thể nói đó là bản năng sanh tồn. Nhưng thêm vào đó, tôi nghĩ rất hữu lý khi đặt một mức độ tình cảm nào đó của đứa hài nhi dành cho người mẹ. Nếu nó cảm thấy không ưa thích, chắc chắn nó sẽ không mút sữa. Và nếu người mẹ cảm thấy không ưa thích, dòng sữa của bà khó tuôn chảy tự do. Điều chúng ta thấy chính là một liên hệ đặt nền tảng trên tình yêu thươngâu yếm hỗ tương, gần như hoàn toàn tự khởi. Nó không cần được học hỏi từ người khác, không tôn giáo nào đòi hỏi, không luật lệ nào áp đặt, không trường sở nào giáo dục. Nó khởi dậy một cách hoàn toàn tự nhiên.

Sự chăm sóc theo bản năng của mẹ dành cho con — được đa số các loài thú cùng chia sẻ — rất hệ trọng, vì nó đề khởi rằng, theo cùng với sự cần tình thương cơ bản của đứa bé để sanh tồn, có sự hiện hữu của một khả năng nội tại của người mẹ để trao tặng tình yêu thương. Thứ tình cảm đó quá mạnh đến độ hầu như chúng ta có thể giả thiết một yếu tố sanh lý nào đó đang làm việc. Dĩ nhiên có thể lý luận rằng tình yêu hỗ tương đó không có gì khác hơn là một cơ năng sanh tồn. Cũng có thể đúng vậy. Nhưng điều đó không phủ nhận sự hiện hữu của nó. Cũng không thể làm tiêu hao sự xác tín của tôi rằng, nhu cầu và khả năng thương yêu đề khởi chúng ta vốn có bản chất thiên nhiên biết yêu thương.

Nếu điều đó còn có vẻ chưa chắc, thử quán xét đến phản ứng tự nhiên của chúng ta trước lòng tử tế và sự bạo hành. Đa số chúng ta thấy bạo hành là điều đáng lánh sợ. Ngược lại, khi được cho thấy lòng tử tế, chúng ta phản ứng bằng nhiều tin tưởng hơn.

Tương tự, quán xét giữa an bình — là điều xem như quả của tình thương — và sức khỏe tốt. Theo sự hiểu biết của tôi, thể chất của chúng ta thích hợp với sự an bình và yên tĩnh hơn là bạo hànhcông kích. Chúng ta đều biết căng thẳnglo âu có thể đưa đến bệnh áp huyết cao và các triệu chứng tiêu cực khác. Trong hệ thống y khoa Tây tạng, các rối loạn tinh thần và xúc cảm được xem như nguyên nhân đưa đến nhiều bệnh chứng thể chất, kể cả ung thư. Hơn nữa, an bình, yên tĩnh, và các sự quan tâm khác là điều cần thiết để điều dưỡng khỏi bệnh. Chúng ta còn có thể nhận diện ra một vọng cầu cơ bản được an bình. Tại sao? Vì an bình nói lên sự sống và phát triển, trong khi bạo động chỉ nói lên khốn khổ và cái chết. Đó là lý do tại sao ý tưởng về Tịnh Độ, về Thiên Đàng lại thu hút chúng ta. Nếu có một chỗ nào mô tả như là một nơi của loạn lạctranh chấp không dứt, hẳn chúng ta chọn ở lại thế giới này cho xong.

Cần lưu ý đến cách chúng ta phản ứng trước hiện tượng thiên nhiên của đời sống. Khi mùa xuân đến sau mùa đông, ngày trở thành dài hơn, có nhiều ánh mặt trời, cây cỏ xanh tươi vươn lên: tự nhiên tinh thần chúng ta cũng phấn khởi hơn. Mặt khác, khi mùa đông đến cận kề, lá rơi từng chiếc từng chiếc, hầu hết cây cỏ chung quanh trở thành như chết đi. Tự nhiên chúng ta cảm thấy lòng hơi chùng xuống vào thời gian đó trong năm. Chỉ dấu này cho thấy chắc hản bản chất của ta ưa thích sự sống hơn cái chết, phát triển hơn hoại diệt, xây dựng hơn phá hoại.

Hãy quan sát thái độ của trẻ con. Chúng ta có thể thấy chúng có đặc tánh tự nhiên của con người, trước khi bị che phủ bằng các ý niệm học hỏi. Chúng ta thấy các trẻ sơ sanh thật bé thường không khác nhau mấy. Chúng nấn níu vào tầm quan trọng của nụ cười nơi người khác trước mặt chúng hơn bất cứ thứ gì. Ngay khi vừa bắt đầu lớn lên, chúng cũng không để ý đến sắc dân, quốc tịch, tôn giáo hoặc bối cảnh gia đình gì cả. Khi gặp gỡ các trẻ khác, chúng không bao giờ bàn cãi về các vấn đề đó. Chúng lập tức khởi đầu công tác chơi đùa vốn hệ trọng hơn. Đó cũng không phải là vấn đề tình cảm. Tôi thấy thực tế này khi đến viếng một trong các làng trẻ em tại Âu châu, nơi nhiều trẻ em Tây tạng được học từ đầu thập niên 1960. Các làng này được thiết lập để chăm sóc cho trẻ em mồ côi đến từ những quốc gia đang giao chiến với nhau. Điều làm cho người ta rất ngạc nhiên là, mặc dù bối cảnh khác biệt, khi các trẻ em này được đặt cận kề, chúng sống rất hòa hợp cùng nhau.

Bây giờ, có thể phản đối là trong khi con người có thể cùng chia sẻ khả năng hảo tâm-thương yêu, nhưng một bản chất khó tránh là xu hướng chỉ dành riêng điều đó cho những người thân nhất cạnh mình. Chúng ta thiên vị cùng gia đìnhthân hữu. Tình cảm dành cho những ai ngoài cái vòng đó tùy thuộc nhiều vào trường hợp cá nhân: người cảm thấy bị đe dọa tất không thể có nhiều thiện chí đối với kẻ đe dọa họ. Tất cả điều đó khá đúng thật. Tôi không phủ nhận là dù có khả năng cảm xúc quan tâm đến đồng loại, nhưng khi sự sanh tồn của chúng ta bị đe dọa, hiếm khi khả năng đó vượt trên bản năng tự bảo toàn. Tuy thế vẫn không có nghĩa là khả năng đó không còn nữa, tiềm chất đã mất hẳn sự tồn tại. Ngay cả các chiến sĩ sau trận đánh vẫn thường giúp đỡ kẻ thù thu nhặt người chết và bị thương.

Trong tất cả mọi điều đã nói về bản chất cơ bản, tôi không ngụ ý tin tưởng không hề có các diện tiêu cực. Nơi nào có ý thức, thì hận thù, vô minh, và bạo lực cũng khởi dậy một cách tự nhiên. Đó là tại sao, cho dù bản chất vốn đặt nền tảng trên lòng tốttâm từ ái, chúng ta ai cũng có thể hận thùghen ghét. Đó là lý do khiến ta phải tranh đấu để cải thiện đức hạnh của mình. Điều đó giải thích tại sao có người lớn lên trong một môi trường hoàn toàn không bạo lực lại trở thành tay đồ tể ghê tởm nhất. Liên hệ đến điều này, tôi nhớ lại chuyến viếng thăm vài năm trước đây tại Đài Tưởng niệm Washington, vinh danh các vị tử đạo và các người hùng của Holocaust, vụ Hỏa thiêu dân Do thái trong tay Đức quốc xã. Điều khiến tôi bị đả kích nhất trong đài tưởng niệm này là bản liệt kê các hình thức khác nhau của hành vi con người. Một mặt, nó kê khai các nạn nhân của các hành động tàn ác không thể tả. Mặt khác, nó ghi nhớ các hành động anh hùng do lòng tốt của các gia đình Thiên Chúa giáo và nhiều người khác, đã chấp nhận nguy nan khủng khiếp khi chứa chấp các anh em Do thái của mình. Tôi cảm thấy hoàn toàn thích đáng và rất cần thiết: nó cho thấy cả hai khía cạnh của tiềm chất con người.

Nhưng hiện hữu của loại tiềm chất tiêu cực này không thể khiến chúng ta giả định rằng bản chất cố hữu của con ngườibạo động, hoặc ngay cả được an bài để hướng về bạo động. Có thể một trong những lý do khiến nhiều người tin bạo độngbản chất con người vốn dĩ nằm ở hiện tượng quá nhiều tin xấu được phơi bày qua hệ thống truyền thông. Nguyên do của điều này chắc chắn là vì, tin tốt không phải là tin tức.

Bảo rằng bản chất cơ bản của người không chỉ bất bạo động mà thật ra còn được an bài hướng về yêu thươngtừ bi, tử tế, dịu dàng, chăm sóc, sáng tạo, và các thứ, dĩ nhiên cần đến một nguyên tắc tổng quát có thể, qua định nghĩa, áp dụng cho từng cá nhân. Thế thì, điều gì sẽ phải nói về trường hợp các cá nhân hầu như trọn đời chỉ dành riêng cho bạo lực và công kích? Chỉ nội thế kỷ vừa qua cũng đã có quá nhiều thí dụ hiển nhiên để tra cứu. Hitler và kế hoạch tận diệt toàn giống dân Do thái thì sao? Stalin và cuộc tàn sát Do thái cùng các vụ thanh trừng? Chủ tịch Mao, người tôi từng được biết đến và nể phục, và sự man rợ bệnh hoạn của Cách mạng Văn hóa? Pol Pot, kiến trúc sư của Cánh đồng Tàn sát? Và còn những kẻ xem hành hạ và giết chóc là trò vui?

Ở đây tôi phải thú thật là không thể nghĩ ra một giải thích đơn thuần nào cho các hành động khủng khiếp của những kẻ đó. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận hai điều. Thứ nhất, những kẻ đó không phải đến từ không đâu, mà đến từ một xã hội đặc biệt nào đó, vào một thời điểm đặc biệt và trong một nơi chốn đặc biệt. Hành động của họ cần được xét trên mối liên hệ với các trường hợp này. Thứ nhì, chúng ta cần nhìn nhận vai trò của năng khiếu tưởng tượng trong hành động của họ. Các mưu lược của họ được thực hiện theo một cái nhìn nào đó, cho dù là cái nhìn tội lỗi. Mặc dù không gì có thể biện minh cho sự đau khổ do họ gây ra, với bất kỳ giải thích nào về bất cứ ý định tích cực nào đưa ra, Hitler, Stalin, Mao và Pol Pot mỗi người đều có một mục đích mà họ nhắm đến. Nếu quan sát các hành động đó như là hoàn toàn của loài người, mà thú vật không thể làm được, chúng ta thấy năng khiếu tưởng tượng đóng vai trò trọng yếu. Năng khiếu này là tài sản riêng của loài người. Nhưng cách sử dụng nó sẽ quyết định là hành động phát khởitính cách tích cực hay tiêu cực, luân lý hoặc vô luân. Động cơ cá nhân (kun long) là yếu tố quản trị.

Trong khi với nhãn quan có động cơ đúng — nhìn nhận ý muốn và quyền hạnh phúc cùng tránh đau khổ của người khác — có thể dẫn đến các điều tuyệt vời; thì ngược lại, một khi tách rời hẳn cảm xúc cơ bản của loài người, thứ tiềm chất hoại diệt sẵn có không thể xem như được đánh giá quá cao.

Đối với những kẻ giết người mua vui, hoặc còn tệ hơn, không vì lý do gì hết, chúng ta chỉ có thể ước đoán về một sự chìm lắng xuống quá sâu của thứ động cơ căn bản hướng về sự quan tâmthiện cảm đối với người khác. Tuy vậy điều đó không có nghĩa nó hoàn toàn bị tắt lịm. Như tôi trình bày ở trên, trừ những trường hợp quá cực đoan, không thể tưởng tượng ra ngay cả những kẻ đó lại không thích được nhận sự tử tế. Xu hướng vẫn còn đó.

Thật ra độc giả không nhất thiết phải chấp nhận đề nghị của tôi về bản chất con người trên căn bản có khuynh hướng tình thươngtâm từ bi, cũng có thể thấy được khả năng thiện cảm tiềm ẩn quả thật hệ trọng khi cần nói đến luân lý. Chúng ta đã thấy bên trên, tại sao một hành động luân lý là một hành động vô tác hại. Nhưng làm sao xác định được thế nào là một hành động thật sự vô tác hại? Chúng ta thấy trên thật hành, nếu không thể liên hệ với người khác ở một tầm mức nào đó, nếu không thể ít nhất tưởng tượng được ảnh hưởng tiềm tàng của hành động ta đối với người khác, như thế chúng ta sẽ không có phương tiện phân biệt giữa đúng và sai, thích đáng hay không, hại và vô hại. Tuy nhiên, ngược lại nếu chúng ta có thể tăng cường khả năng — tức sự nhạy cảm trước đau khổ của người khác — thì càng nâng cao, ta lại càng ít chịu đựng được khi nhìn thấy nỗi đau của người khác và càng chú trọng đảm bảo mọi hành động không tác hại cho người.

Sự kiện chúng ta có thể tăng cường khả năng thiện cảm trở nên rõ rệt hơn khi quán xét đến bản chất của nó. Chúng ta kinh nghiệm nó đa phần như một cảm xúc. Và, như tất cả chúng ta đều biết, ở một giới hạn rộng hay hẹp nào đó, không những có thể kềm hãm cảm xúc bằng lý luận, mà còn có thể tăng cường với cùng phương thức. Sự ham muốn một vật nào đó — chiếc xe mới chẳng hạn — được tăng cường bằng cách cứ nghĩ tới nghĩ lui trong trí tưởng tượng. Tương tự, khi chúng ta hướng cơ năng tinh thần vào thứ cảm xúc thiện cảm, sẽ thấy chẳng những có thể tăng cường chúng, mà còn có thể chuyển hóa chúng thành tình thươngtâm từ bi.

Tương tự, khả năng thiện cảm nội tại là nguồn của các phẩm chất quý báu nhất của con người; ở Tây tạng chúng tôi gọi là "nying je". Trong khi có thể dịch nghĩa đơn giản là "từ bi", chữ "nying je" có một ý nghĩa phong phú rất khó chuyển dịch ngắn gọn, mặc dù các ý tưởng nó chứa đựng được hiểu biết phổ cập. Nó bao gồm tình thương, lòng tốt, thân ái, dịu dàng, rộng lượng, và ấm áp. Nó còn được dùng như một từ chỉ cả thiện cảm lẫn sự thân thương. Mặt khác, nó lại không ngụ ý "thương hại". Không có ý nghĩa gì về sự hạ mình. Trái lại, "nying je" nói lên thứ cảm xúc liên kết cùng người khác, phản ánh được căn nguyên của nó trong sự thiện cảm. Do đó, trong khi chúng ta có thể nói, "Tôi thương cái nhà của tôi" hoặc "Tôi có cảm xúc thân ái cùng nơi này," lại không thể nói, "Tôi có tâm từ bi" đối với các thứ trên.

Đồ vật không có cảm xúc, chúng ta không thể bày tỏ thiện cảm cùng đồ vật. Do đó, chúng ta không thể nói là có lòng từ bi với chúng.

Mặc dù qua sự mô tả này, rõ ràng là "nying je", hoặc tình thươnglòng từ bi, được hiểu như một cảm xúc, nó thuộc vào loại cảm xúc của nhận thứctrình độ cao hơn. Một số cảm xúc, như là sự ghê tởm chúng ta thường cảm nhận khi nhìn thấy máu, là thứ bản năng nền tảng. Thứ khác, như sợ nghèo, có một cấu tạo nhận thức phát triển hơn. Từ đó có thể hiểu "nying je" trong ý nghĩa của phối hợp giữa thiện cảmlý trí. Chúng ta có thể nghĩ thiện cảm như đặc tánh của một người rất chân thật; còn lý trí là một người rất thực tiễn. Khi cả hai đặt chung với nhau, sự phối hợp này rất công hiệu. Như thế, "nying je" khá khác biệt cùng các cảm xúc ngẫu nhiên, như giận và tham, vốn không mang lại hạnh phúc, chỉ làm phiền và phá hoại an bình tâm trí.

Đối với tôi, điều này đề xướng, bằng phương tiện quán chiếu chuyên cần, và sự thân thuộc hóa cùng tâm từ bi, bằng sự thật tập và thật hành, chúng ta có thể phát huy khả năng nội tại liên hệ cùng người khác; một sự kiện vốn có tầm quan trọng tối thượng tạo thành khuynh hướng luân lý như tôi đã mô tả. Càng phát huy được tâm từ bi, hành vi của ta càng có luân lý chân thật.

Như chúng ta từng thấy, khi hành động khởi đi từ sự quan tâm đến người khác, sẽ tự động tích cực. Đó là bởi chúng ta không có sự nghi ngờ vì trái tim đã đầy ắp tình thương. Tựa hồ như cánh cửa nội tại đã mở, cho phép ta được tiếp xúc với bên ngoài. Quan tâm đến người khác phá vỡ được các hàng rào ngăn cấm tác động lành mạnh cùng họ. Không phải chỉ có thế. Khi ý định của ta đối với người khác tốt, ta sẽ thấy mọi thứ cảm xúc như e thẹn hoặc bất an cũng có thể giảm bớt rất nhiều. Theo cùng mức độ mở được cánh cửa nội tâm, ta sẽ kinh nghiệm được một ý nghĩa tự do thoát khỏi các bận bịu thường xuyên cùng cái ngã. Một cách nghịch lý, chúng ta thấy điều đó làm gia tăng một cảm xúc tự tin mạnh mẽ. Ở đây, nếu có thể đưa ra thí dụ của kinh nghiệm bản thân, tôi xin nói là bất cứ nơi nào tôi gặp được người mới và có khuynh hướng tích cực nói trên, không hề có hàng rào ngăn cách giữa chúng tôi. Bất kỳ người đó là ai, tóc vàng hoặc tóc đen, hoặc tóc nhuộm xanh, tôi cũng cảm thấy mình chỉ gặp một bạn đồng loại với cùng ý muốn hạnh phúc và tránh đau khổ như chính tôi. Và tôi có thể trò chuyện cùng họ như bạn bè lâu ngày của mình, cho dù mới gặp lần đầu. Khi giữ trong tâm trí rằng, cho đến cùng thì mọi người ai cũng là anh chị em, không có sự khác biệt thực tế nào giữa chúng ta, và cũng như tôi, tất cả mọi người đều chia sẻ ý muốn hạnh phúc và tránh đau khổ; như vậy tôi có thể trình bày cảm xúc của mình một cách sẵn sàng, như là nói với người nào đó đã thân quen từ nhiều năm. Và không phải chỉ qua vài lời dễ thương hay vài cử chỉ, mà là tâm truyền tâm, bất kể hàng rào ngôn ngữ.

Chúng ta cũng thấy được, khi hành động phát từ sự quan tâm đến người khác, an bình tạo ra trong tâm ta có thể mang an bình đến cho mọi người liên hệ. Chúng ta mang an bình đến cho gia đình, an bình đến bằng hữu, đến sở làm, đến cộng đồng, và cứ thế đến cho thế giới. Như thế, tại sao có người lại không muốn phát huy phẩm chất đó? Có thứ gì siêu diệu hơn là có thể mang đến an bìnhhạnh phúc cho tất cả? Riêng phần tôi, khả năng của loài người biết ca ngợi tình thương yêu và tâm từ bi chính là tặng phẩm quý báu nhất.

Đổi lại, không phải chỉ có độc giả đa nghi nhất mới nghĩ, hòa bình cũng có thể đến như kết quả của các sự tranh chấpvô ý thức, tức là, các hành động vô luân. Dĩ nhiên nó không thể. Tôi còn nhớ rõ đã học bài học riêng biệt này từ khi còn là một đứa bé ở Tây tạng. Một trong các thị giả của tôi, Kenrab Tenzin, nuôi một con két làm bạn, thường cho ăn hạt. Mặc dù anh là một người nghiêm nhặt với đôi mắt lộ và dáng vẻ hơi khó chịu, chỉ cần nghe tiếng bước của anh, hoặc tiếng ho, con két đã biểu lộ dấu hiệu phấn khích. Khi con chim nhảy lên ngón tay anh, Kenrab Tenzin vỗ nhẹ đầu nó, khiến cho nó có vẻ say sưa. Tôi rất ganh tỵ cùng mối liên hệ đó, và ước mong con chim sẽ biểu lộ cùng thứ tình bạn đó đối với tôi. Nhưng khi tôi thử tự tay cho nó ăn trong vài dịp, tôi cũng chẳng nhận được phản ứng tốt gì. Vì thế tôi thử chọc phá nó bằng que cây với hy vọng tạo một phản ứng tốt hơn. Không cần phải nói, kết quả hoàn toàn tiêu cực. Thay vì làm cho nó xử tốt hơn đối với tôi, con chim đâm ra sợ hãi. Một chút viễn ảnh thiết lập liên hệ bạn hữu có thể có đã hoàn toàn triệt tiêu. Từ đó tôi học được, tình bạn đến không phải như kết quả của sự cứng rắn mà là kết quả của tâm từ bi.

Các truyền thống tôn giáo chính của thế giới đều lấy việc phát triển tâm từ bi làm vai trò then chốt. Bởi vì nó vừa là cội nguồn vừa là kết quả của nhẫn nại, bao dung, tha thứ, và tất cả mọi phẩm tánh tốt; tầm quan trọng của nó được xem như mở rộng suốt từ đầu chí cuối trong việc thật hành tâm linh. Nhưng cho dù không có các phối cảnh của tôn giáo, tình yêu thươngtâm từ bi rõ rệt có tầm quan trọng cơ bản đối với tất cả chúng ta. Tạo cơ ngơi nền tảng cho một hành vi luân lý bao gồm việc không làm hại người khác, tiếp theocần phải quán xét cảm xúc của người khác, nền tảng cho điều đó chính là khả năng thiện cảm nội tại của chúng ta. Và khi ta chuyển hóa khả năng này thành tình thươngtâm từ bi, bằng sự kềm giữ các yếu tố gây rối tâm từ bi và vun bồi các yếu tố tiếp dẫn nó, đó chính là phát triển được sự thật hành luân lý. Điều này, chúng ta sẽ thấy, dẫn đến hạnh phúc cho cả ta và người khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17034)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38468)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21822)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21906)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69642)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6795)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38590)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43870)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43957)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42773)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44268)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22994)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39068)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21656)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42227)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35425)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46363)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29969)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30696)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26114)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20270)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25464)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18393)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17027)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40635)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25766)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41304)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24807)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23671)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14992)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19878)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37668)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19018)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17607)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23444)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36154)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40238)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19415)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21634)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46044)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35796)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28441)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28734)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32035)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26135)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33303)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24022)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24736)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54359)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant