Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8: Luận lý về từ bi

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 8363)
Chương 8: Luận lý về từ bi


Chương 8

LUÂN LÝ VỀ TỪ BI

Chúng ta đã ghi nhận trước đây rằng mọi tôn giáo chính trên thế giới đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc vun bồi tình thươngtâm từ bi. Trong truyền thống triết lý Phật giáo, các trình độ thành đạt khác nhau được mô tả. Ở trình độ căn bản, từ bi (nying je) được hiểu theo nghĩa chủ yếu là thiện cảm (hoặc cảm thông) — khả năng đi vào, và ở một mức độ nào đó, chia sẻ đau khổ của người khác. Nhưng Phật giáo — và có thể các tôn giáo khác — tin rằng khả năng này có thể phát triển đến một trình độ không những từ bi khởi dậy chẳng cần chút cố gắng, mà còn vô điều kiện, vô phân biệt, và ở một phạm vi toàn cầu. Một tình cảm mật thiết đối với tất cả chúng sanh muôn loài, dĩ nhiên kể cả những kẻ làm hại ta, được phát ra, tương tự như tình yêu của người mẹ dành cho đứa con duy nhất.

Nhưng ý nghĩa về sự bình hòa đối với tất cả mọi người không thể xem như đi đến một điểm kết. Đúng hơn, nó còn được xem như một thứ lò xo đẩy bật lên một tình yêu cao cả hơn nữa. Bởi vì khả năng thiện cảm vốn nội tại, và lý luận cũng là cơ năng nội tại, từ bi chia sẻ cùng các đặc điểm với chính tâm thức. Vì thế, chúng ta có khả năng triển khai từ bi rất vững chắcliên tục. Đó không phải là một nguồn có thể dùng cạn — như nước bị cạn khi ta đun sôi. Và mặc dù từ bi có thể được mô tả như một sinh hoạt, nhưng lại không giống như sinh hoạt vật lý, chẳng hạn như nhảy cao, chỉ rèn luyện được đến một mức độ nào đó không thể vượt hơn.

Trái lại, khi tăng tiến sự nhạy cảm trước khổ đau của tha nhân qua sự rộng mở tâm, cá nhân đồng thời triển khai được từ bi đến mức có thể rất cảm động chỉ vì một nỗi khổ vi tế nhất của tha nhân, do ý thức trách nhiệm đối với họ. Điều này khiến người có tâm từ bi sẽ tận hiến hầu giúp đỡ kẻ khác thoát khổ lẫn các duyên tạo khổ. Ở Tây tạng, trình độ tối thượng này được gọi là nying je chenno, dịch sát nghĩa là "đại từ bi".

Ở đây, không phải tôi đề nghị mỗi cá nhân đều phải đạt đến trạng thái cao của sự phát huy tâm linh mới dẫn đến một đời sống thiện lành. Tôi đã mô tả nying je chenno không phải vì đó là điều kiện tiên khởi của hành vi luân lý, đúng ra vì tôi tin khi đưa lý luận về từ bi đến trình độ cao nhất có thể biến thành một nguồn cảm hứng mãnh liệt. Nếu chúng ta chỉ cần giữ cảm hứng đó để triển khai nying je chenno, hoặc đại từ bi, như một lý tưởng, tự nhiên nó sẽ có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến quan điểm của ta. Căn cứ trên nhận thức đơn giản là, cũng như tôi, mọi người khác đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ, cho nên cần sử dụng nó như một sự nhắc nhở thường xuyên chống lại ích kỷphân biệt. Nó nhắc nhở rằng, nếu ta tử tế và rộng rãi chỉ vì hy vọng sẽ được báo đáp, thì chỉ thu hoạch rất ít ỏi. Nó nhắc nhở rằng, các hành có động cơ cầu vọng danh thơm cho mình vẫn còn ích kỷ, tuy rằng bề ngoài trông như hành vi tử tế. Nó còn nhắc nhở rằng, không có gì đặc biệt trong các hành động từ thiện đối với các người thân thuộc. Và nó giúp chúng ta nhận thức thiên kiến dành cho gia đình và bạn bè, vốn là điều không đáng tin cậy hầu thẩm định hành vi luân lý. Nếu chỉ dành hành vi luân lý cho các người ta cảm thấy thân thuộc, nguy cơ là ta sẽ bỏ quên bổn phận đối với những người bên ngoài vòng.

Tại sao thế? Một khi các cá nhân đó tiếp tục đáp ứng kỳ vọng của ta, thì mọi việc tốt đẹp. Nhưng nếu họ làm hỏng, thì người mà ta xem như bạn thân hôm nay, ngày kia có thể trở thành kẻ thù tệ hại nhất. Như chúng ta từng thấy, ta có xu hướng phản ứng xấu đối với tất cả người tạo đe dọa khiến ta không được thỏa mãn các ham muốn thân yêu nhất, cho dù họ là thân cận của ta. Từ lý do đó, từ bi và tương kính đề ra một căn bản vững chắc hơn cho liên hệ con người. Điều này đúng trong tình bạn đời. Nếu tình yêu ta dành cho người nào đặt căn bản trên sự hấp dẫn, cho dù đó là bề ngoài hoặc các đặc điểm giả tạo nào đó, thì cảm tình ta dành cho người đó sẽ tan biến qua thời gian. Khi họ mất đi phẩm chất ta cảm thấyquyến rũ, tình trạng có thể hoàn toàn thay đổi, mặc dù họ vẫn cùng là một người. Đó là tại sao liên hệ đặt nền tảng thuần trên sự hấp dẫn vốn bất định. Mặt khác, khi ta bắt đầu kiện toàn lòng từ bi, thì bề ngoài hoặc thái độ của người đó không ảnh hưởng đến cách cư xử bên trong của ta.

Lại nữa, cảm tình của ta đối với người khác thường tùy thuộc nhiều vào hoàn cảnh của họ. Đa số người ta, khi nhìn thấy kẻ tàn tật, đều cảm thông cho họ. Nhưng khi thấy người giàu có hơn mình, hoặc học thức hơn, hoặc có địa vị cao, lập tức sẽ cảm thấy ganh tỵcạnh tranh cùng họ. Cảm xúc tiêu cực sẽ ngăn chúng ta không nhìn thấy sự giống nhau giữa chúng ta và người khác. Chúng ta quên rằng, cũng như ta, dù may dù rủi, dù xa dù gần, họ cũng đều mong hạnh phúc và tránh đau khổ.

Như thế, mục đích của phấn đấu là để vượt khỏi các cảm xúc thiên lệch đó. Chắc chắn, triển khai được từ bi chân thật cho các người thân yêu vẫn là nơi chốn hiện thậtthích đáng để bắt đầu. Ảnh hưởng của hành động chúng ta trên người thân thường lớn hơn trên kẻ khác, do đó, trách nhiệm của ta đối với họ cũng nặng hơn. Dù vậy, ta cần nhìn nhận rằng, cuối cùng, không có nền tảng nào để thiên vị dành ưu quyền cho họ. Trong ý nghĩa này, chúng ta tất cả đều đứng ở vị trí của một y sĩ trước mười bệnh nhân cùng mắc phải một chứng bệnh. Họ đều đáng được trị liệu ngang bằng nhau. Tuy nhiên, điều được biện luận ở đây không phải là trạng thái lạnh nhạt cách biệt. Thách đố căn bản khác, khi ta bắt đầu nới rộng từ bi đến tất cả mọi người, là bảo quản được cùng một trình độ thân thiết mà ta cảm thấy cho các người gần nhất. Nói cách khác, điều đề nghị là ta cần phải phấn đấu cho sự bình hòa trong khuynh hướng dành cho tất cả mọi người, ở một mức độ nền móng trên đó ta có thể gieo hạt giống của nying je chenno , của đại từđại bi.

Nếu chúng ta có thể bắt đầu liên hệ với người khác trên căn bản bình hòa như thế, từ bi sẽ không còn tùy thuộc vào sự kiện người này là chồng tôi, người kia là vợ tôi, thân nhân, bạn bè... Đúng hơn, một cảm giác thân thuộc đối với tất cả mọi người sẽ phát triển trên nhận thức đơn thuần là, cũng như tôi tất cả đều muốn hạnh phúc và tránh đau khổ. Nói cách khác, chúng ta sẽ khởi sự liên hệ cùng người khác trên nền tảng họ là chúng sanh. Chúng ta có thể nghĩ về điều đó như một lý tưởng, một điều rất khó đạt đến. Nhưng theo tôi, điều đó là nguồn cảm hứng vô cùng sâu xalợi lạc.

Giờ ta thử quán xét vai trò của tâm từ bi và lòng tử tế trong đời sống hàng ngày. Có phải lý tưởng phát huy nó đến mức trở thànhđiều kiện có nghĩa là ta phải bỏ trọn vẹn các lợi ích cá nhân? Không hẳn vậy. Trái lại, đó là cách tốt nhất để phục vụ chúng — đúng ra có thể bảo đó là xây dựng cách trọn vẹn cho tự lợi khôn ngoan nhất. Bởi vì nếu xác nhận các phẩm tánh như tình thương, nhẫn nại, bao dungtha thứthành phần của hạnh phúc, thì cũng có thể xác nhận nying je, tức từ bi, vừa là căn nguồn vừa là kết quả của các phẩm tánh đó; như thế, khi ta càng từ bi, thì lại càng cung ứng nhiều cho hạnh phúc. Mọi ý tưởngliên hệ các tha nhân nếu chỉ thuộc phạm vi đời sống cá nhân, cho dù đó là một phẩm tánh cao thượng, cũng chỉ thành thiển cận. Từ bi nằm trong từng phạm vi của sinh hoạt, bao gồm cả nơi làm việc.

Ở đây, tôi phải nói đến một nhận thức được nhiều người nhìn nhận là, từ bi, nếu không phải là một chướng ngại, thì ít ra cũng là điều không thích hợp cho đời sống nghiệp vụ. Cá nhân tôi nghĩ rằng, chẳng những thích hợp, mà nếu thiếu từ bi, sinh hoạt của chúng ta bị đe dọa hủy hoại. Điều này là vì, khi ta bỏ quên vấn đề ảnh hưởng của hành động đối với an sinh của người khác, ta không thể nào tránh khỏi làm hại đến họ. Luân lý của từ bi giúp tạo ra một nền tảng và động cơ cần thiết cho cả giới luật lẫn vun bồi đức hạnh. Khi ta bắt đầu thật sự quý trọng giá trị của từ bi, nhãn quan của ta đối với người khác tự động thay đổi. Chỉ riêng điều này có thể là tạo một ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi trong đời sống của ta. Chẳng hạn như, khi cám dỗ của sự lừa đảo người khác khởi dậy, từ bi dành cho họ sẽ ngăn ta không thực hiện ý định. Và khi nhận thức được việc làm của mình có thể đang bị nguy cơ do kẻ khác lợi dụng, từ bi sẽ giúp ta tháo gỡ khỏi khó khăn đó. Thử tưởng tượng trường hợp một khoa học gia đang nghiên cứu một việc có thể trở thành nguồn đau khổ cho người khác, nhờ từ bi, họ sẽ nhận ra và hành động thích đáng, thậm chí có thể bỏ luôn cả kế hoạch.

Tôi không phủ nhận vấn đề thật sự có thể khởi dậy khi ta tận hiến đời mình cho lý tưởng từ bi. Trong trường hợp khoa học gia tiếp tục làm việc theo chiều hướng cũ, có thể tạo thành các hậu quả nghiêm trọng cho chính họ và gia đình. Cũng thế, những người làm các dịch vụ chăm sóc — y tế, cố vấn, xã hội, vân vân — hoặc những người trông nom tại nhà đôi khi có thể mệt mỏi vì công tác vượt quá sức mình. Sự tiếp xúc thường xuyên cùng đau khổ, đôi lúc sẽ tạo nên một cảm xúc như phải chịu đựng, có khi đi đến cảm thấy mất năng lực, và tuyệt vọng. Hoặc trong trường hợp cá nhân làm hành động tử tế đó chỉ vì công tác phải làm — chỉ làm theo vận chuyển đòi hỏi. Dĩ nhiên còn tốt hơn là không có mục tiêu gì.

Nhưng nếu không tự kiểm thảo, việc này có thể dẫn đến sự mất cảm giác đối với đau khổ của người khác. Nếu nó khởi sự, tốt hơn là nên tạm rời bỏ một thời gian, và nỗ lực cẩn trọng hầu đánh thức sự nhạy cảm đó. Cần nên nhớ rằng tuyệt vọng không bao giờ là một giải pháp. Điều đó, theo một thành ngữ Tây tạng nói, ngay dù sợi dây bị đứt làm chín khúc, ta cũng phải nối nó lại mười lần. Bằng cách đó, cho dù đến cuối cùng ta vẫn thất bại, ít nhất sẽ không có cảm xúc hối tiếc. Và khi phối hợp cái nhìn này cùng một sự nhận thức rõ rệt về khả năng lợi tha của mình, ta sẽ có thể bắt đầu vãn hồi hy vọng và tự tin.

Vài người có thể phản đối lý tưởng này trên căn bản là, khi đi vào nỗi khổ của tha nhân, ta sẽ mang lại khổ cho chính mình. Ở một hạn định nào đó, điều đó đúng. Nhưng tôi đề khởi rằng, không ó một phân biệt thẩm định chủ yếu nào giữa kinh nghiệm khổ của chính ta và kinh nghiệm khổ khi chia sẻ cùng người khác. Trong trường hợp nỗi khổ của riêng ta, cho là không tự nguyện đi, vẫn có một cảm thức bị áp chế: dường như nó đến từ bên ngoài ta.

Ngược lại, chia sẻ đau khổ cùng người khác có một trình độ tự nguyện nào đó, nhưng tự nó cho thấy một thứ nội lực. Vì lý do đó, sự phiền nhiễu nó tạo nên còn ít khiến cho ta cảm thấy phân liệt hơn là do đau khổ của riêng ta.

Đương nhiên, cho dù là một lý tưởng, khái niệm về phát huy từ biđiều kiện rất dễ gây nản lòng. Hầu hết mọi người, kể cả tôi, phải tranh đấu mới có thể đạt đến điểm dễ dàng đặt lợi ích của kẻ khác ngang hàng với lợi ích của mình. Tuy nhiên, chúng ta không thể để cho điều đó khiến ta bỏ cuộc. Và trong khi chắc chắn có nhiều trở lực trên con đường phát huy được một trái tim thật sự ấm áp, ta lại có một sự an ủi sâu xa khi biết được làm như thế ta đang tạo các điều kiện cho hạnh phúc của chính mình. Như tôi đã nói đến, khi ta càng thật lòng mong muốn lợi tha, thì năng lực và tự tin càng được phát huy, và ta sẽ được kinh nghiệm càng lớn lao về an bìnhhạnh phúc. Nếu còn nghi ngờ, thử đặt câu hỏi còn có cách nào khác chăng. Với bạo lực và tranh chấp? Dĩ nhiên là không. Với tiền tài? Có thể đến một mức nào đó, nhưng không xa hơn. Nhưng với tình thương yêu, chia sẻ đau khổ của người khác, nhận thức rõ rệt sự hòa đồng cùng người khác — đặc biệt là các người không may và không được tôn trọng nhân quyền — bằng cách giúp đỡ họ hạnh phúc: đúng vậy. Qua tình thương, qua lòng tốt, qua từ bi, chúng ta thiết lập sự hiểu biết giữa ta và người. Đó là cách rèn luyện sự hợp nhất và hài hòa.

Từ bithương yêu không phải là các xa xỉ phẩm. Đó là nguồn an bình cả bên trong lẫn bên ngoài, nền tảng cho sự tồn tục của loài người. Một mặt, chúng thiết lập hành động bất bạo lực. Mặt khác, chúng là nguồn cội của tất cả các phẩm chất tâm linh: của tha thứ, bao dung, và mọi phẩm tánh khác. Hơn nữa, đây quả thật là điều mang lại ý nghĩa cho mọi sinh hoạt của ta, tạo tính cách xây dựng. Không có gì lạ khi học cao; không có gì lạ khi giàu có. Chỉ có cá nhân với một trái tim ấm áp mới có thể làm các điều thật sự có giá trị.

Đối với các vị cho rằng Đạt lai Lạt ma thiếu thực tế khi biện luận cho thứ lý tưởng về tình thươngđiều kiện, tôi mời gọi họ hãy thử kinh nghiệm cùng nó. Họ sẽ khám phá ra rằng, khi chúng ta vượt trên sự hạn hẹp gò bó của ngã lợi, trái tim ta sẽ ngập tràn một thứ năng lực. An bình và niềm vui sẽ trở thành bạn hữu thường trực của ta. Nó phá vỡ mọi thứ hàng rào và cuối cùng tiêu hủy khái niệm về ngã lợi vốn dĩ độc lập cùng tha lợi. Nhưng quan trọng nhất, ít ra trên bình diện luân lý, nơi nào có được tình thương, sự quý trọng, lòng tốttâm từ bi dành cho đồng loại, nơi đó sẽ tự động có hành vi luân lý. Các hành động luân lý thiện lành khởi dậy tự nhiên trong khuôn khổ của từ bi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26638)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20012)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18201)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32855)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18798)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31655)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32580)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20147)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20330)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23798)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23910)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15130)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant