Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 10: Nhu cầu nhận thức

11 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 8010)
Chương 10: Nhu cầu nhận thức


Chương 10

NHU CẦU NHẬN THỨC

Trong nghiên cứu về phát triển luân lýtâm linh, chúng ta đã từng nói rất nhiều đến nhu cầu về giới luật hoặc kỷ luật. Tuy rằng điều đó có vẻ như lỗi thời, thậm chí khó chấp nhận, trong một thời đạivăn hóa quá nhấn mạnh đến mục đích của sự thành tựu cá nhân. Nhưng lý do người ta có nhãn quan tiêu cực về kỷ luật là vì, theo tôi, phần lớn do sự hiểu biết thông thường về từ Ngữ đó. Người ta thường có xu hướng kết hợp kỷ luật với điều gì áp đặt chống lại ý muốn của họ. Tuy nhiên, tưởng cũng đáng lặp lại, điều chúng ta nói lên khi nhắc đến giới luật tâm linh chính là điều ta tự nguyện thọ nhận trên căn bản nhận thức trọn vẹn lợi lạc của nó. Đó không phải là một khái niệm xa lạ. Chúng ta không ngần ngại chấp nhận kỷ luật khi nó có lợi cho sức khỏe vật lý.

Theo lời khuyên của y sĩ, chúng ta tránh các thức ăn có hại ngay dù có thèm muốn. Thay vì vậy, chúng ta chỉ ăn các thức có lợi cho mình. Trong khi quả thật trong bước đầu tiên, kỷ luật bản thân, ngay dù tự nguyện chấp nhận, có thể liên hệ đến sự nhọc nhằn và ngay đến một mức độ phấn đấu nào đó, nhưng nó sẽ nhẹ nhàng hơn qua thời gian, nhờ sự quen thuộcáp dụng chuyên cần. Nó hơi giống như là làm chuyển hướng một dòng nước. Đầu tiên, chúng ta phải đào kênh và đắp bờ. Kế đó, khi nước được dẫn vào trong, chúng ta còn cần phải điều chỉnh chỗ này chỗ khác. Nhưng khi dòng nước đã hoàn toàn tạo lập, thì nước sẽ chảy theo chiều ta mong muốn.

Giới luật luân lý cần thiết bởi vì nó là phương tiện nhờ đó ta nối kết được các sự cạnh tranh quyền hạnh phúc của ta và người. Dĩ nhiên là có những người giả định quyền hạnh phúc của họ quan trọng hơn đến đỗi bất cần đến hậu quả đau khổ của người khác. Nhưng đó là thiển cận. Nếu độc giả chấp nhận sự đặc trưng hóa hạnh phúc do tôi nêu ra, tiếp theo đó là, không ai thật sự hưởng lợi lạc từ việc làm hại người khác. Bất cứ lợi ích trực tiếp đạt được qua sự tổn hại của người khác bắt buộc chỉ là tạm bợ. Về lâu dài, làm hại người khác, và phá rối an bình cùng hạnh phúc của họ tạo cho chúng ta lo lắng. Bởi vì hành động của ta có ảnh hưởng trên chính mình và người khác, khi ta thiếu giới luật, dần dà lo âu khởi dậy trong lòng, và sâu tận thâm tâm, ta sẽ cảm thấy không yên tĩnh. Ngược lại, dù nhọc nhằn cách mấy, giới luật các phản ứng của ta trước các ý niệmcảm xúc tiêu cực về lâu về dài sẽ bớt tạo ra phiền phức như khi dung dưỡng các hành động ích kỷ.

Tuy nhiên, cần lặp lại một lần nữa, giới luật luân lý không phải chỉ bao hàm sự kềm chế. Nó còn tiếp nối bằng việc đào luyện đức hạnh. Tình thươngtâm từ bi, khoan dung, tha thứ, vân vân là các phẩm chất cốt yếu. Khi chúng hiện hữu trong cuộc đời, mọi thứ ta làm đều trở thành một dụng cụ tạo lợi lạc cho toàn thể gia đình nhân loại. Ngay trong công việc hàng ngày của ta — dù chỉ là giữ trẻ tại nhà, làm việc trong hãng xưởng, hoặc phục vụ cộng đồng như bác sĩ, luật sư, doanh gia, hay giáo sư — tất cả hành động của ta đều có phần đóng góp vào sự an sinh chung. Và bởi vì kỷ luật luân lý giúp cho các phẩm chất dễ phát triển, tạo ý nghĩagiá trị cho cuộc đời, nên nó là một điều hiển nhiên được người biết nhận thức thọ hành trong sự phấn khởi và tinh tấn.

Trước khi xét đến phương cách áp dụng thứ giới luật nội tại đó vào các tương quan cùng người khác, cần lược lại về các nền tảng xác định hành vi luân lývô tác hại như thế nào. Như chúng ta đã thấy, thực tế có tánh chất phức tạp, cho nên khó nói rằng một hành động riêng tư nào đó, hoặc một loại hành động nào đó tự nó đúng hay sai. Hành vi luân lý do đó chẳng phải điều chúng ta dấn thân vào, chỉ vì tự riêng nó là đúng. Chúng ta làm thế vì nhận ra rằng nếu như ta muốn hạnh phúc và tránh đau khổ, người khác cũng vậy. Vì lý do đó, khó nghĩ được một hệ thống luân lý ý nghĩa tách rời khỏi vấn đề kinh nghiệm của ta về hạnh phúcđau khổ.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta muốn hỏi đủ loại câu khó khăn đặt căn bản trên siêu hình học, thì luận thuyết về luân lý sẽ trở nên quá phức tạp. Trong khi thật hành luân lý không thể giảm thiểu thành một loại thực tập lý luận, hoặc chỉ đơn giản là các điều lệ phải theo; thì bất cứ nhìn vào nó cách nào, cuối cùng ta cũng trở lại câu hỏi nền tảng về hạnh phúcđau khổ. Tại sao hạnh phúc lại tốt và đau khổ lại xấu cho chúng ta? Có lẽ không có được câu trả lời kết luận. Nhưng có thể quán sát rằng, bản chất chúng ta vốn thích thứ này hơn thứ kia, giống như là thích cái tốt hơn thay vì cái chỉ tốt. Chúng ta chỉ bị thu hút bởi hạnh phúc và tránh xa đau khổ. Nếu đi xa hơn và hỏi tại sao như vậy, chắc chắn câu trả lời sẽ đại khái như, Đó là như thế đó, hoặc đối với người có đức tin, Thượng đế tạo chúng ta cách đó.

Cho đến đây, đặc trưng của luân lý trong hành động được đề cập đến, chúng ta đã thấy nó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thời gianhoàn cảnh có tầm quan trọng lớn đến vấn đề. Nhưng, sự có hoặc mất tự do của cá nhân cũng thế. Một hành động tiêu cực có thể xem như trầm trọng nhất khi kẻ làm việc đó với trọn vẹn tự do, đối lại với người bị bắt buộc phải làm trái với ý muốn của họ. Tương tự, sự thiếu lòng hối hận cũng phản ánh được điều đó, hành động tiêu cực cứ được dung dưỡng tái lập có thể xem như trầm trọng hơn là hành động đơn lẻ. Nhưng ta cũng phải xét đến ý định đằng sau hành động, cũng như nội dung của nó. Tuy vậy, câu hỏi vượt lên trên có liên hệ đến trạng thái tâm linh của cá nhân, trạng thái tâm và trí (kun long) toàn bộ trong giây phút hành động. Bởi vì, nói chung, đây là lãnh vực chúng ta có quyền kiểm soát nhiều nhất, đây là thành phần ý nghĩa nhất để xác định đặc tánh luân lý trong hành động. Như chúng ta đã thấy, khi ý định của ta bị ô trược bởi ích kỷ, hận thù, từ tham vọng đến thất vọng, tuy rằng đa số các hành động bộc lộ ra ngoài có vẻ xây dựng, nhưng ảnh hưởng không thể tránh của chúng sẽ là tiêu cực, cho cả ta lẫn người.

Bằng cách nào chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc vô tác hại khi đối diện cùng một vấn đề luân lý tiến thoái lưỡng nan? Đây là lúc năng lực phán đoán và tưởng tượng của chúng ta làm việc. Tôi đã ừng mô tả hai điều trên như hai nguồn quý báu nhất, và đề khởi việc sở hữu chúng là điểm khác biệt giữa loài ngườithú vật.

Chúng ta cũng đã thấy chúng quan trọng ra sao khi cần phải học đối phó cùng đau khổ. Trong việc thật hành luân lý, hai phẩm chất này cho phép chúng ta phân biệt giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn; lượng định mức độ luân lý qua các hành động khác nhau; và các hậu quả của hành động, để từ đó ta có thể chọn lựa đạt đến các mục tiêu giá trị và bỏ lại các mục tiêu thấp hơn. Trong trường hợp khó tiến thoái, từ ngay phút đầu, chúng ta cần phải nhận xét về đặc điểm của hoàn cảnh, trong một thứ ánh sáng, mà theo truyền thống Phật giáo gọi là "phối hợp phương tiện thiện xảotri kiến." "Phương tiện thiện xảo" có thể được hiểu như là nỗ lực của ta tùy theo hoàn cảnh để đảm bảo các việc làm theo đúng động lực của từ bi. "Tri kiến" là cơ năng tối yếu của ta và cách thức — nhằm phản ứng cùng các yếu tố liên hệ khác nhau — ta chấn chỉnh mức độ theo lý tưởng vô tác hại sao cho thích hợp với khuôn khổ của hoàn cảnh. Chúng ta có thể gọi đó là cơ năng của nhận thứcminh tuệ.

Sử dụng cơ năng này — vốn đặc biệt quan trọng khi không có sự kêu gọi của tín ngưỡngliên hệ thường xuyên đến việc kiểm soát nhãn quan của chúng ta và tự đặt câu hỏi rằng, Ta có đại trí hay tiểu trí. Ta đang đặt vào hoàn cảnh tổng quát hay là chỉ chú ý đến các chi tiết đặc biệt? Nhãn quan của ta ngắn hạn hoặc dài hạn? Ta có thiển cận quá hay lu mờ quá chăng? Động cơ của ta có thuần từ bi chăng khi quán xét mối liên hệ đến mức toàn thể loài người? Hoặc là từ bi của ta chỉ hạn hẹp trong vòng gia đình, bạn hữu, và một số người xem như thân cận? Cũng như trong việc khám phá bản chất chân thật của ý niệmcảm xúc, chúng ta cần phải nghĩ, nghĩ, nghĩ.

Dĩ nhiên, không thể luôn luôn bỏ thời gian vào việc nhận thức thận trọng. Thỉnh thoảng chúng ta phải hành động tức khắc. Đó là tại sao sự phát triển tâm linh của chúng ta ở tầm mức quan trọng trong sự đảm bảo các hành động của ta được lành mạnh về luân lý.

Hành động càng tự khởi, thì chúng càng có khuynh hướng phản ánh lại thói quenxu hướng của chúng ta trong thời điểm đó. Nếu có điều gì bất thiện, hành động của ta sẽ nối vào sự phá hủy. Đồng thời, tôi tin rằng rất cần thiết phải có một loạt các giới huấn luân lý nhằm hướng dẫn chúng ta trong đời sống hàng ngày. Điều này có thể giúp ta tạo thành thói quen tốt. Tuy nhiên, tôi phải đưa thêm ý kiến của mình là, khi chấp hành các giới huấn đó, tốt nhất nên ít nghĩ về chúng như là các khuôn khổ đạo đức, mà xem như các nhắc nhở thường xuyên đến tha lợi trong tâm khảm và trước lý trí.

Về nội dung của các giới luật, chúng ta thật khó đưa ra điều gì hơn các chỉ dạy luân lý căn bản của mọi tôn giáo lớn trên thế giới hoặc ngay cả của các truyền thống triết lý nhân bản. Sự thỏa hiệp giữa các điều trên hầu như bắt buộc, mặc dù có khác biệt giữa các ý kiến liên hệ đến nền tảng siêu hình. Tất cả đều đồng ý về sự tiêu cực trong việc sát sanh, trộm cắp, dối trá, và tà dâm.

Thêm vào đó, trên quan điểm yếu tố động cơ, tất cả đều đồng ý về sự cần thiết phải tránh oán hận, kiêu mạn, tà ý, phóng dật, cầu vọng, tham lam, dâm dật, các lý tưởng tác hại (như kỳ thị), và vân vân.

Một số người có thể nghĩ không hiểu sự giới chế tà dâm có là điều cần thiết trong thời đại việc phòng ngừa sanh sản quá giản dị và hữu hiệu này. Tuy nhiên, như là con người, chúng taxu hướng bị ngoại vật thu hút, dù thọ cảm bằng mắt, khi bị thu hút bởi hình tướng; bằng tai, khi sự thu hút khởi dậy qua âm thanh; hoặc qua bất cứ giác quan nào khác. Mỗi một thứ đều có khả năng trở thành một nguồn khó khăn cho chúng ta. Thế mà thu hút dục tình bao gồm cả ngũ quan. Kết quả, trong khi sự ham muốn tột độ đi kèm theo sự thu hút của dục tình, nó có thể tạo cho chúng ta những vấn đề to tát. Tôi tin sự kiện được nhận thức theo chiều hướng luân lý chống tà dâm đều được các tôn giáo lớn xiển dương. Và, ít nhất trong truyền thống Phật giáo, chúng ta được nhắc nhở rằng xu hướng ham muốn dục tình sẽ trở thành ám ảnh. Nó nhanh chóng đi đến điểm một người không còn chỗ nào cả cho sinh hoạt xây dựng.

Một thí dụ về sự liên kết đó, trường hợp ngoại tình. Như đã nói trên, hành vi luân lý thiện lành sẽ tạo ảnh hưởng không những đối với chúng ta mà còn trên người khác nữa, do đó luôn luôn cần xét đến cảm xúc của một thành phần thứ ba liên hệ. Ngoài hành động bất thiện đối với người phối ngẫu, phải lưu ý đến thực tế của hành động này còn tạo ra mức ảnh hưởng lâu dài như là sự rối loạn trong gia đình sẽ gây bất ổn cho con cái. Giờ thì hầu như sự kiện phổ thông được nhìn nhận là con cái là nạn nhân của cả gia đình tan vỡ lẫn các liên hệ thiếu lành mạnh trong nhà. Viễn ảnh về chính ta như là người hành động, cần nhận biết rằng rất có thể sẽ chịu một ảnh hưởng tiêu cực của sự tiêu hao dần dà lòng tự trọng.

Cuối cùng, có một sự kiện trong việc bất trung, những hành động tiêu cực nghiêm trọng khác có thể là hậu quả trực tiếp — nói dốilừa đảo là những điều tối thiểu. Và sự thụ thai ngoài ý muốn có thể dễ dàng khiến người mẹ tuyệt vọng đó đi tìm cách phá thai.

Khi nghĩ theo cách này, rõ rànglạc thú tạm bợ đến từ sự liên hệ ngoại tình không thật sự nhỏ nhặt so với các hậu quả bất trắc tạo ảnh hưởng tiêu cực từ hành động cho chính ta và người. Vì thế, thay vì xem các giới luật cấm tà dâm như là một hạn chế sự tự do, tốt hơn nên xem chúng như một sự nhắc nhở theo lẽ thường rằng các hành động đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an sinh của cả ta lẫn người khác.

Như thế, phải chăng việc tuân hành giới luật nằm trên cả việc nhận thức sáng suốt? Không. Trên diện luân lý, hành vi phải tùy thuộc vào việc chúng ta áp dụng nguyên tắc vô tác hại. Tuy nhiên, có những trường hợp trong đó hành động có thể dính dáng đến việc phải phạm một giới luật nào đó. Trong trường hợp này, chúng ta phải dùng trí thông minh hầu thẩm định phải làm hành động nào ít tác hại nhất trong dài hạn. Lấy thí dụ, một trường hợp trong đó ta chứng kiến một người đang bỏ chạy trốn một đám đông cầm dao đuổi theo rõ ràng với ý định làm hại người đó. Ta nhìn thấy người bỏ trốn nấp sau cánh cửa. Một lúc sau, một trong số người đuổi theo đến và hỏi ta người kia chạy hướng nào. Bấy giờ, một mặt ta không muốn nói dối, vì sẽ làm thiệt hại lòng tin của người hỏi. Nhưng mặt khác, nếu nói lên sự thật, ta nhận biết rằng mình có thể góp phần vào sự thương vong của một người đồng loại. Dù quyết định cách nào, ta cũng đều dính dấp đến một việc làm tiêu cực. Trong trường hợp như thế, vì chắc chắn rằng mình làm cách nào có thể phục vụ được một mục tiêu cao hơn — bảo vệ mạng sống cho một người bị hại — cho nên rất thích đáng khi phải nói, "Ồ, tôi không nhìn thấy ai" hoặc mơ hồ hơn, "Tôi nghĩ anh ta theo lối khác." Chúng ta phải xét tình trạng tổng quát và cân nhắc lợi ích giữa việc nói dối hoặc nói thật, và làm điều ta nghĩ rằng ít hại nhất. Nói cách khác, giá trị đạo đức của một hành động có thể thẩm định trong liên hệ cả thời gian, không gian cùng trường hợp, và sự lợi ích toàn diện của tất cả mọi khía cạnh khác trong tương lai cũng như hiện tại. Nhưng trong khi có thể xét thấy rằng một hành động về luân lý có vẻ lành mạnh trong một trường hợp đặcbiệt nào đó, cùng hành động đó ở một thời giankhông gian hoặc một trường hợp khác, lại không như thế.

Như thế, điều gì ta phải làm khi hành động đến từ người khác? Điều gì ta phải làm khi hầu như rõ rệt là sẽ thực hiện một hành động mà ta cảm thấy sai quấy? Điều trước tiên cần phải nhớ là trừ phi biết rõ từng chi tiết của trường hợp, cả nội diện lẫn ngoại diện, ta không bao giờ có thể hiểu rõ đầy đủ về hoàn cảnh cá nhân hầu có thể đưa ra phán đoán vững chắc về nội dung đạo đức của hành động đến từ người khác. Dĩ nhiên, có các trường hợp cực đoan khi đặc tánh tiêu cực của hành động người khác rất rõ rệt. Nhưng trường hợp này hầu như rất hiếm. Đó là lý do tại sao hữu ích hơn khi tri kiến về một trường hợp đơn phương đến với chúng ta hơn là biết đến hàng ngàn trường hợp của người khác. Vì nếu lỗi lầm là của ta, ta phải đặt mình vào vị trí phải sửa đổi.

Tuy nhiên, cần nhớ có một phân biệt căn bản giữa một người và các hành động đặc biệt nào đó của họ, chúng ta có thể vượt qua hoàn cảnh để lưu ý thích đáng hơn về hành động. Trong đời sống hàng ngày, rất thường khi phải chấp nhận ở một mức độ nào đó hành động của bạn bè quen biếttôn trọng ước vọng của họ. Khả năng làm điều đó có thể xem như một phẩm chất tốt. Nhưng khi ta nhập nhằng cùng kẻ quá buông lung trong thái độ tiêu cực, chỉ tìm tư lợibỏ quên tha lợi, ta có thể mất định hướng của chính mình. Kết quả, khả năng giúp đỡ người khác của ta có thể bị lạc hướng. Có một câu tục ngữ Tây tạng nói rằng, khi ta nằm trên một núi vàng, sẽ bị dính chút vàng; chẳng khác nào dính đất khi nằm trên núi đất. Tốt nhất là nên tránh các người đó, mặc dù tốt hơn phải cẩn thận đừng cắt đứt hoàn toàn. Thật vậy, có đôi lúc thích đáng nên ngăn họ lại đừng cho hành động cách nào đó — dĩ nhiên là động cơ của chúng ta phải thuần thànhphương pháp vô tác hại. Lại nữa, nguyên tắc chủ yếu là từ bitri kiến.

Điều này cũng đúng trong các vấn đề tiến thoái lưỡng nan mà ta có thể gặp trên trình độ xã hội, đặc biệt là các câu hỏi đầy khó khăn và thách đố do xã hội khoa học và kỹ thuật đặt ra. Thí dụ, trong lãnh vực y khoa, hầu như có thể kéo dài đời sống thêm vài năm cho một số trường hợp bệnh lý mà trước đây không lâu có vẻ như vô vọng. Việc này, dĩ nhiên, là một nguồn hạnh phúc lớn. Nhưng lại thường làm trổi dậy các vấn đề phức tạptế nhị liên hệ đến sự chăm sóc tồn dưỡng. Tôi nghĩ cho đến nay chưa có một lề luật nào liên hệ đến điều này. Trái lại, còn có hàng loạt các việc phải suy xét, mà ta phải thận trọng dùng ánh sáng của lý tínhtừ bi soi dọi. Khi cần lập một quyết định khó khăn thay cho một bệnh nhân, chúng ta phải xét đến tất cả các khía cạnh yếu tố khác biệt. Có rất nhiều thứ khó khăn cho từng trường hợp. Thí dụ, nếu ta kéo dài đời sống cho một người lâm trọng bệnh mà đầu óc còn tỉnh táo, tức là tạo cơ hội cho người đó suy nghĩcảm giác theo một cách mà không người nào có thể làm. Mặt khác, ta phải xét khi làm như thế, họ có phải sẽ chịu đựng quá nhiều đau đớn thể xác và tinh thần như kết quả của các biện pháp quá độ hầu giữ mạng sống cho họ. Tuy nhiên, điều này chưa phải là yếu tố vượt trội. Là một người tin vào sự tồn tục của tâm thức sau cái chết của thân xác, tôi lập luận rằng, tốt hơn là nên chịu đựng đau đớn với thân xác người hiện tại. Ít ra chúng ta có thể hưởng lợi lạc từ sự chăm sóc của người khác, nếu chọn cái chết, ta có thể tìm thấy rồi sẽ phải chịu đựng các đau khổ dưới mọi hình thái khác.

Nếu bệnh nhân không còn ý thức và do đó không thể tham gia vào tiến trình lập quyết định, đó lại là một vấn đề khác. Và trên cả mọi sự, là vấn đề ước mong của gia đình, cùng với các vấn đề lớn của sự chăm sóc kéo dài đối với họ và người khác. Thí dụ, rất có thể vì cần kéo dài mạng sống của một người, phải dùng tài khoản lẽ ra lợi ích cho nhiều người khác. Nếu có một nguyên tắc tổng quát, tôi nghĩ giản dị nhất là chúng ta phải nhìn nhận sự quý báu tối thượng của đời sống, và cố gắng đảm bảo rằng khi thời gian phải đến, người sắp chết được ra đi trong sự thanh tịnhan bình càng đầy đủ càng tốt.

Trong các lãnh vực khác như di truyền học hoặc sinh vật lý học, nguyên tắc vô tác hại cũng giữ phần quan trọng vì có liên hệ đến sanh mạng. Khi động cơ phía sau việc nghiên cứu chỉ là để hưởng lợi, hoặc nổi tiếng, thậm chí cả đến nghiên cứu chỉ vì tư lợi cá nhân, rất cần phải đặt các câu hỏi về mục tiêu chính yếu. Tôi đặc biệt nghĩ đến sự phát triển các thứ kỹ thuật tác động vật lý phụ thuộc, như giống phái hoặc ngay cả màu tóc hay màu mắt, có thể chỉ dùng vào thương mại nhằm khai thác khía cạnh kiến chấp của cha mẹ. Thật vậy, trong khi rất khó phân loại về các hình thức của thí nghiệm di truyền học, lại có một lãnh vực tế nhị chủ yếu được tiến hành một cách thận trọng và khiêm tốn. Đặc biệt phải cảnh giác về khả năng bị lợi dụng. Điểm quan trọng là cần luôn ghi nhớ trong đầu các áp dụng rộng rãi có thể dùng, và chủ yếu là đảm bảo động cơ chính phải hoàn toàn từ bi. Vì nếu nguyên tắc tổng quát phía sau việc làm đó chỉ là tiện ích, do đó có điều thoạt nhìn như vô ích lại có thể làm lợi cho các điều hữu ích hiển nhiên hơn; như thế lại không có gì ngăn ta đặt quyền của người thuộc loại trên thấp hơn quyền của người thuộc loại dưới. Tính chất tiện ích không bao giờ có thể biện minh cho sự tước đoạt quyền lợi của một cá nhân nào. Đó là điều nguy hiểm và tuột dốc.

Mới đây tôi xem một chương trình tài liệu của đài BBC về việc sanh sản vô tánh. Dùng ảnh tượng bằng máy điện tử, cuốn phim này trình bày một động vật các nhà khoa học đang thử nghiệm chế tác, một bán-nhân với đôi mắt to và nhiều nét khác giống con người, nằm trong một cái lồng. Dĩ nhiên, đó chỉ là tưởng tượng, nhưng, họ giải thích, có thể tiên liệu vào một thời điểm nào đó, người ta có thể chế tác ra các động vật như thế. Chúng có thể được tạo ra, và các cơ phận cùng thành phần khác trong cơ thể sẽ được dùng làm "phụ tùng" giải phẫu cho tiện ích của loài người. Tôi quả thật khiếp đảm trước việc đó. Ồ, ghê quá. Chắc chắn điều đó sẽ đưa sự cống hiến của khoa học đến cực điểm? Ý tưởng một ngày nào đó, chúng tathể chế tạo ra các chúng sanh chỉ cho mục đích đó cũng đủ làm tôi kinh hoàng. Tôi cũng cảm thấy như thế, khi nghĩ đến ý tưởng làm thí nghiệm liên hệ đến các thai nhi.

Đồng thời, thật khó thấy điều đó có thể được ngăn ngừa một khi cá nhân thiếu kỷ luật trong hành động. Vâng, chúng ta có thể ban hành luật lệ. Vâng, chúng ta có thể đưa ra các mã số quốc tế cho hành vichúng ta quả thật cần cả hai loại đó. Tuy vậy, nếu các nhà khoa học không có một cảm nhận nào về điều mà họ đang làm là thô bỉ, phá hoại, và tiêu cực đến tột độ, thì không có một viễn tượng nào cho sự kết thúc của các thứ cống hiến nhiễu loạn như trên.

Còn về các vấn đề như mổ xẻ sống, trong đó thú vật phải chịu đau đớn khủng khiếp trước khi bị giết hầu con người được mở rộng kiến thức khoa học? Ở đây tôi chỉ nói theo nhãn quan của Phật giáo, trong đó các hành xử như thế quá đả kích. Tôi chỉ hy vọng vào sự tiến bộ thần tốc của kỹ thuật điện tử, sẽ giúp cho việc sử dụng thú vật làm thí nghiệm khoa học ngày càng giảm bớt. Một sự phát triển tích cực trong xã hội hiện đại, theo cùng đà phát huy sự tôn trọng nhân quyền, là sự quan tâm đến thú vật nhiều hơn. Thí dụ, có sự tiến triển trong việc thừa nhận sự thiếu nhân đạo trong kỹ nghệ chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, càng ngày nhiều người càng thích ăn chay và cắt giảm việc dùng thịt. Tôi rất hoan hỉ trước sự kiện đó. Hy vọng của tôi là trong tương lai, mối quan ngại này sẽ triển khai mạnh mẽ, đến cả các loài thú nhỏ nhặt nhất ngoài biển cả.

Ở đây, có thể lời tôi nghe giống như một khuyến cáo. Các chiến dịch bảo vệ người và vật có mục tiêu cao thượng. Nhưng chủ yếu là chúng ta không thể cho phép mình bị lôi cuốn theo cảm thức bất công nào đó, khiến lại bỏ quên quyền lợi của người khác. Chúng ta cần phải đảm bảo đã nhận thức một cách sáng suốt trong khi theo đuổi lý tưởng.

Thật hành các cơ năng trọng yếu trong phạm trù luân lý đưa đến việc nhận lãnh trách nhiệm cả hành động bên trên lẫn động cơ bên dưới. Nếu chúng ta không nhận lãnh trách nhiệm do động cơ của mình, dù tích cực hoặc tiêu cực, thì khả năng tác hại sẽ lớn hơn.

Như ta đã thấy, cảm xúc tiêu cực là nguồn của hành động vô luân. Mỗi hành động ảnh hưởng không những trên các người thân chung quanh ta, mà còn cả bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng, và, trên hết, toàn thế giới.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19758)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20848)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19153)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40360)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21165)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 40951)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24014)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 22970)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17755)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26793)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20629)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33501)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20868)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28718)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12628)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25080)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19058)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17408)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25580)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18913)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18896)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28876)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18836)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33171)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38251)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31099)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18150)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24393)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19387)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17818)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22870)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17957)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 31987)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17299)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17331)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16007)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18511)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20697)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 17942)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20023)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14773)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20801)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15015)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15689)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12868)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14441)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14836)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29246)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12693)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14435)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant