Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 5

20 Tháng Chín 201200:00(Xem: 7046)
Phần 5

Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh


Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch

truyen_co_phat_giao_cuu_vat_phong_sinh


Phần 5



41. Giết Rắn Hại Đến Con 

Ở vùng đất phía Nam thành Giang Sơn có một nông dân, tính ưa sát sinh. Ông đã hơn bốn mươi tuổi mà bên mình chỉ có một mụn con.

Vào một ngày trong tháng năm, năm Đồng Trị thứ sáu, người nông dân ấy vác cày ra ruộng, bỗng thấy một con rắn lớn. Con rắn ấy thấy người nông dân, liền trừng mắt, le lưỡi, trông vừa có vẻ sợ hãi, vừa có vẻ muốᮠ?ầu cứu.

"Thế này thì nhất định phải giết thôi". - Người nông dân ấy tự bảo thế. Rồi trong chớp nhoáng, ông buông cày xuống, dùng cuốc chặt con rắn đứt làm hai đoạn, không một chút xót thương.

Thế là con rắn kia trở thành một thây chết bất động. Anh ta tỏ ra cao hứng a hát vang trên đường trở về nhà.

Năm ấy, đứa con cưng của y khoảng chừng bảy, tám tuổi. Kể từ ngày y giết con rắn, đứa bé ban đêm thường mộng thấy một con rắn lớn đến cắn rất đau đớn. Rồi một buổi sáng sớm, sau khi kinh hoàng tỉnh dậy, nó phát nóng lạnh, lại bị giấc mộng vừa rồi hành hạ, nó kêu la inh ỏi: "Con đau lắm, đau lắm!"

Người nông dân hoảng hốt không biết vì sao, lòng đau như cắt. Chính lúc đang chuẩn bị mời thầy thuốc đến chữa trị thì thấy đứa con cưng độc nhất le lưỡi ra dài chừng hơn một tấc tựa hồ như hình ảnh con rắn hôm trước, rất đáng sợ.

"Con ôi, con của ta ôi!" - Người nông dân đau đớn kêu la thất thanh. Nhưng mà chỉ trong chốc lát thì đứa bé đáng thương ấy hồn lìa khỏi xác.
 
 

42. Bầy Lươn Báo Thù 

Ở một vùng đất nọ tại tỉnh Quý Châu có một ông họ Lục rất thích ăn thịt lươn; không có bữa cơm nào là không có thịt lươn hầm nơi bàn ăn.

"Phải nói là thịt lươn ngon hết biết". - Hôm nào có bạn bè cùng ngồi ăn thì Lục Mỗ thừơng cao hứng bảo như thế. Năm tháng đưa dần con người đến cõi già, thấm thoát mà Lục Mỗ đã sáu mươi tuổi. Một hôm ông ra chợ định mua một mớ lươn mập.

"Ông muốn mua lươn phải không? Lươn của tôi đều còn sống cả lại rất mập mạp". - Đó là mời khách của người bán lươn.

Lục Mỗ liền xắn tay áo, đưa tay mò vào trong chậu lươn, có ý chọn những con lươn vừa mập, vừa lớn. Theo kinh nghiệm riêng của ông thì chỉ cần rờ vào mình lươn là có thể biết được con nào mập nhất.

Bỗng nhiên nghe tiếng kêu kinh hãi, sắc mặt của Lục Mỗ xanh ngợt, giộng kêu bi thảm như trâu rống. Người bán lươn quày đầu nhìn lại, chợt thấy những con lươn trong chậu nhất loạt bắn mình lên, bám chặt vào cánh tay của Lục Mỗ, tranh nhau rỉa thịt.

Lúc ấy, những người trong chợ vây quanh y đề xem. Trong số đó, có người tốt bụng vội chạy về nhà gọi con ông đến. Rồi họ đêm ông về nhà, ddùng dao bén chặt đứt các con lươn. Nhưng lạ thay, thân chúng tuy bị chặt đứt mà đầu chúng vẫn cắn chặt vào cánh tay Lục Mỗ, không một mảy may nào chịu nhả ra, nên không dễ gì rứt chúng ra được. Rốt cuộc, cánh tay của Lục Mỗ bị rỉa hết thịt, ông kêu vang một lát rồi từ trần.
 
 

43. Hãn Độc Bị Cụt Lưỡi 

Ở ngoài thành Thường Châu có một người họ Vương, biệt hiệu Hãn Độc, ông vốn là người Hoành Lâm.

Tại đất Hoành Lâm này có một ít đám ruộng lau, chim sẻ thường đến đậu ở đây. Vương Mỗ vốn là một tay giăng lưới rất thiện nghệ, thường bủa lưới trong đám lau lách, lại nuôi một chú chim ưng thả vào rừng lau. Do chim ưng đuổi bắt khiến chim sẻ hoảng loạn, bay tứ tung, sa vào trong lưới. Đoạn Vương Mỗ dùng một hòn đá lớn, đè lên bầy chim sẻ, rồi nhặt những con chết đem ra chợ bán trước. Y rất tự hào về lề lối sinh kế của mình, cho rằng không ai có thể làm được. Chẳng hiểu làm nghề này trải qua bao nhiêu năm.

Do đâu mà người ta gọi y là Hãn Độc? Vì bình nhật, tính tình của y hung hãn, dã man, vô lý. Nếu có ai sơ ý động chạm đến việc bủa lưới bắt chim sẻ của y, thì nhất định y phẫn nộ, thốt ra những lời nguyền rủa độc địa, hạ cấp rất chói tai. Y sẽ lầm bầm suốt cả ngày như vậy. Do đó mà người trong làng, ngoài làng không ai là không ngán y.

Về sau, Vương Mỗ mắc một chứng bệnh kỳ quái, khắp cả thân thể đau đớn không chịu nổi, nằm trăn trở trên giường, kêu la ú ớ. Các thầy thuốc đều bó tay, vô phương cứu chữa. Do dó cho nên cái tên Vương Mỗ hung bạo có biết danh là Hãn Độc này không những mất đi cái oai phong ngày thường, mà hễ gặp ai thì y đều bảo: "Xin thương xót tôi, cứu giúp giùm tôi!" Tiếng nói của y phát ra y hệt như tiếng kêu đau thương của chim sẻ không khác tí nào. Chỉ sau mấy ngày mắc chứng bệnh kỳ quái thì người ta phát hiện ra y đã cắn dần đầu lưỡi của mình gần hết. Thất khiếu xuất huyết, y nằm chết rũ rượi, trong một trạng thái rất đáng kinh sợ.
 
 

44 Quét Óc Nhồi Gieo Mầm Phước 

Vào năm Đinh mão niên hiệu Long Khánh, Hàn Thế Long ở Trường Châu ban đêm nằm mộng, thấy một vị thần mặc giáp vàng đến bảo: "Ngươi sắp đựơc hưởng vinh lộc của một viên quan nhất phẩm, ta đến chúc mừng ngươi".

Thế Năng chưa dám tin, tỏ ra nghi ngờ, hỏi: "Do nguyên nhân gì vậy?".

Đoạn, vì thần mặc giáp vàng bèn trình bày một sự kiện công đức như sau: Nhân vì ông nội của ngươi là Hàn Vĩnh Thung gia thế tuy bần hàn, nhưng ưa phóng sinh. Mỗi buổi rạng đông, ông cầm chổi quét gom những con ốc nhồi ở 2 bên bờ một dòng suối nhỏ trước nhà, rồi đem thả chúng vào trong nước, để khỏi bị người ta giẫm đạp mà chết uổng mạng. Có hôm, ông nhịn đói, quét hơn mười dặm đường, rồi đem vô số kể những con ốc nhồi đi phóng sinh.

"Ôi! Ngươi that là một đứa ngốc nghếch! Tuổi còn non trẻ mà nhàn rỗi, vô sự đến thế ư?".

Đại khái đó là những lời đùa cợt, đàm tiếu của thế nhân, nhưng ông đều nhẫn nhục cả. Ông chỉ biết mình đang làm việc tốt là được, còn đối với những lời chê bai của thiên hạ thì chẳng màng để ý làm gì. Huống nữa, trong lúc ông đem hàng trăm con ốc nhồi thả vào trong dòng suối thì tự nhiên cảm thấy lòng mình dâng lên một niềm khoái lạc không gì sánh nổi. Niềm khoái lạc này thực sự không có tiền bạc nào có thể mua được.

Ông nội của ngươi vui thú trong việc làm ấy không biết mỏi mệt, trải qua như thế hơn bốn mưoi năm trường. Chính nhờ công đức phóng sinh ấy mà mấy đời đều quý hiển, âm đức này còn đượm nhuần cho đến nhà ngươi".

Vị thần giáp vàng nói xong thì biến mất. Từ sau giấc mộng ấy, Hàn Thế Năng càng gắng sức làm nhiều việc tốt hơn nữa; quả nhiên ngày sau làm quan đến nhất phẩm, có lần được vua cử đi sứ sang Triều Tiên. Về sau, con cháu ông đều hiển đạt cả.
 
 

45. Bắt Ếch Bị Quả Báo

Vào năm Đạo Quang thứ 16, quan phủ tại Giang Âm ra cáo thị nghiêm cấm nông dân bắt ếch, vì giống ếch xanh vốn là loài động vật bảo vệ lúa má, đối với ngũ cốc đã không có hại mà còn có ích. Những người có lòng tốt liền đem lời cáo thị kia bảo cho Trương A Hỷ - một anh chàng không biết chữ - biết. Nhưng y đáp một cách vô lễ "Hừ! Tôi cứ việc bắt thì đã sao nào?"

Người bàng quang tốt bụng kia nghe thế hết cả hứng thú. Vì vậy về sau không còn ai muốn đem những lời trung thực bảo cho y nữa. Tên Trương A Hỷ bắt ếch này đã không biết chữ mà tính tình lại quê mùa, thô kệch, nói năng lỗ mãng, lòng dạ ác độc. Mỗi năm, chính tay y bắt rồi đem bán vô số kể những con ếch.

"Bắt ếch thì có gì là không tốt? Hừ! Chẳng phải tôi đã dùng việc này làm kế sinh nhai rất thuận lợi đó là gì?". Đại loại, đó là lời tuyên bố huênh hoang của y.

Từ ngày y bắt ếch đem bán, cứ mỗi lần tu vài xị rượu, có chút hơi men chui vào dạ dày rồi, thì y đắc ý bảo với người khác như thế.

Y bất chấp cả lẽ phải, nói: "Ổ! Làm trái mệnh lệnh của quan phủ chẳng tốt lắm ru? Hừ! Có gì bảo là không tốt nào? Trong năm này, những việc làm trái lệnh của quan phủ xảy ra cũng không nhiều lắm! Vả lại, cũng chẳng phải mỗi mình Trương A Hỷ này vi phạm lệnh quan".

Vào một đêm kia, Trương A Hỷ đột nhiên mất tích. Hôm ấy trời không gió, không mưa, rất nhiều người dân ở hai bên bờ sông đổ xô đi tìm y, than thở: "Kỳ quái nhỉ! Vậy chứ hắn đi đâu?".

Đến khi họ tìm thấy tử thi của A Hỷ dưới dòng sông, thì có vô số ếch xanh vây quanh trên xác của y rỉa thịt. Những người trông thấy cảnh tượng ấy không ai là không tán đởm kinh hồn, bản nhau: "Phải chăng đây là quả báo về sự bắt ếch của hắn?".
 
 

46. Kẻ Hung Tàn Bị Ác Báo

Trong quyển sách Quảng Ái Lục của Mãnh Bình Am tiên sinh có kể một câu chuyện như sau:

Chủ nhân của quán "Thiên Ngư Miến" ở vùng Tô Châu chính là Đới Đại Phan. Y vốn là một con người tự tư tự lợi, tàn nhẫn, ưa giết hại. Sự kinh doanh ở hàng quán của y sở dĩ đắc khách hơn so với người khác là vì y có một nghệ thuật nấu nướng rất độc đáo. Y đem lươn bỏ vào một cái nắp bằng sắt rồi đặt cái nắp ấy lên trên nồi, bắc lên bếp chưng, thế rồi y dùng máu đó trộn với mì, hương vị thật thơm ngon.

Đới Đại Phan vừa tính toán vừa cười khanh khách, nói: "Thu nhập càng ngày càng khấm khá nhỉ!"

"Ba ơi, chúng ta đổi nghề khác đi ba. Cái nghề này sao mà tàn nhẫn quá!" Đó là lời nói của Đới Hỷ Tín con trai của y.

"Cái thằng nhỏ u mê kia! Chẳng phải tiền vô nườm nượp là gì? Còn mong thứ gì nữa? Đi đi, đổi nghề gì nào? Đổi nghề khác thì có được nhiều lợi như thế này không? Toàn là ăn nói hồ đồ!" Đới Đại Phan vung tay ra nói với con như vậy.

Thế rồi, năm tháng trôi qua. Một ngày kia, người cha đi đâu không thấy về, Đới Hỷ Tín men theo bờ sông đi tìm kiếm.

"Ôi, cha ôi!". Hỷ Tín đau đớn kêu thất thanh.

Thế là người ta chỉ thấy cái thây của Đới Đại Phan trôi tấp vào bờ, trên thân hàng vạn con lươn đeo bám xung quanh.

Trên bờ sông dần dần vô số người kéo nhau đến xem, không ai là không kinh hãi, cùn nhau bàn tán xôn xao.
 
 

47. Dùng Đồng Tiền Oan Nghiệt, Bị Quả Báo

Triệu Dụng là một người chuyên bắt của đem bán để làm kế sinh nhai. Nhưng ông lại là một người con hiếu thảo. Mỗi ngày bắt cua đổi được tiền, ông liền đi mua dầu gạo và các vật dụng cần thiết khác để cung phụng cho cuộc sống của mẹ già.

Bà cụ già đã không biết dạy con hướng về đường thiện mà còn đem tất cả số tiền do con bắt cua kiếm được tiêu phí hết sạch.

Một hôm, vào lúc hoàng hôn, ánh đèn trong nhà leo lét như hạt đậu. Bà cụ bị bệnh nằm trên giường rên hì hì không dứt.

Triệu Dụng vừa về đến nhà, đi thẳng vào phòng, bỗng một sự kiện xảy ra không khỏi làm ông kinh hồn. Nguyên do, mẹ ông tựa hồ như đang bị bệnh thần kinh, lấy cái dây cỏ mà hằng ngày ông dùng để cột cua, nuốt vào trong bụng, thính mệnh sắp dứt. Triệu Dụng thấy thế kinh hoảng, chạy đến ngăn lại, thì bà cụ đưa tay ra cự tuyệt. Trong chốc lát, bà nuốt hết sợi dây cỏ vào bụng, rồi lại kéo ra, kéo ra rồi lại nuốt vào. Cứ như thế trở đi trở lại hoài hoài.

Sự kiện quái dị ấy làm kinh động những người hàng xóm lân cận, khiến họ vây đến xem đông như kiến.

Bỗng có tiếng kêu kinh hãi phát ra từ trong đám người đó: "Ôi, ôi!". Thế rồi, người ta chỉ thấy máu bẩn từ trong gan phổi của bà theo dây cỏ tuôn ra đầy miệng, từng đợt, từng đợt, tanh tưởi, nồng nặc, ác hình, ác trạng, khiến cho ai nấy đều ghê rợn.

"Những đồng tiền oan nghiệt của con ta, ta đã tiêu pha lãng phí, vì thế mà ta phải chịu quả báo này chăng? Nếu không thế thì ta đâu phải chịu cảnh tượng này!". Bà ấy rơi nước mắt kêu than như thế.

Triệu Dụng ảo não đau xót không thể kể xiết, hai mắt đẫm lệ, ngồi bên cạnh mẹ. Tình trạng bi thương ấy kéo dài không được mấy hôm, thì cuối cùng bà ta cũng vĩnh biệt cuộc đời.
 
 

48. Tội Lỗi, Chết Cũng Không Che Đậy Được

"Mình ơi, bệnh của mình có bớt không?" - Vợ của Tạ Mỗ sốt ruột hỏi y như thế.

Thế nhưng, người chồng lắc đầu không nói.

Nguyên vì trên lưng Tạ Mỗ bỗng nhiên mọc một mụt nhọt bự, bốn phía có vô số những mụt nhọt nhỏ, đắp bất cứ loại thuốc gì cũng đều không có hiệu quả.

"Đó là chứng bệnh "bách điểu triều vương", (trăm con chim chầu một vì vua), một chứng bệnh ký quái!". - Một vị danh y lắc đầu thở ra, nói.

Lại một thầy lang khác xem bệnh rồi cũng phụ họa: "Thực ra chứng bệnh này dù tốn hao tiền bạc bao nhiêu đi nữa cũng không thể nào cứu chữa được".

Tạ Mỗ vốn là một thợ mộc, tính tình cần mẫn, sinh kế lương thiện, tay trắng mà làm nên sự nghiệp. Chỉ có điều anh ta chuyên môn khảo cứu cvề kỹ thuật ăn uống. Do đó, bất luận là dùng để đãi khách hay tự mình thưởng thức, y đều sắm sửa cực kỳ xa xỉ.

Anh ta khoái nhất là dùng cái thực đơn đặc biệt được gọi là "bách điểu triều vương". Món ăn này dùng nhiều chim sẻ nhồi vào bụng con vịt, khi ăn dùng đũa tách bụng vịt ra, sẽ thấy la liệt những con chim sẻ, hương vị rất thơm ngon. Chính và ngày thường chỉ chăm lo cung phụng cho cái miệng và bụng, giết hại vô số chim sẻ mà ngày nay phát sinh chứng bệnh "bách điểu triều vương" này. Nghĩa là mụt nhọt lớn ví như vì vua, những mụt ghẻ ví như đàn chim.

Thế rồi, mụt nhọt ấy vỡ ra, đau noun, khiến y rên rỉ suốt ngày.

Một tháng, rồi hai tháng trôi qua… cho đến nhiều tháng, khắp mình máu mủ túa ra, hôi thối không thể ngửi nổi. Dù gia tài Tạ Mỗ có hàng vain quan tiền, chung cục cũng đành bó tay, mang quái bệnh đau đớn ấy cho đến khi lìa đời.
 
 

49. Sát Sinh Bị Quả Báo Nhãn Tiền

Trần Văn Bảo là một nhân sĩ đất Thái Hồ. Bình sinh ông thích làm việc thiện, cả nhà đều vun bồi công đức, siêng năng bố thí, thường thường phóng sinh.

"Cứ vào buổi trưa đến nhà thợ săn mua được con chim nào đều đem phóng sinh hết cả sao?" - Có người hỏi thế.

"Đúng vậy, lâu nay thường phóng sinh bằng cách ấy". - Bà của y đáp.

"Có làm như thế thì giờ đây bọn chúng mới được tự do, tự tại bay bổng trên bầu trời bao la, hoặc nhởn nhơ nơi rừng sâu núi thẳm được chứ". - Trầm Văn Bảo tỏ ra cao hứng, dương mi chớp mắt, nói một cách tự hào.

Một xóm dân cư ở đất Thái Hồ này phần nhiều làm nghề bủa lưới, cắm câu, chỉ độc nhất nhà họ Trầm không những không ngửi đến mùi thịt cá mà còn thường đến nhà những người kia mua chim về phóng sinh. Vì thế phần lớn người ta đều cho rằng gia đình họ Trầm dùng tiền của vào việc phóng sinh là ngu không thể tưởng tượng được.

"Điều đó có gì là tốt nào?" - Có người cười nhạo bảo như thế.

Thế rồi, vào một đêm tối nọ, Lý Mỗ là người duy nhất rong làng chưa ngủ. Trong lúc mơ màng, ông bỗng thấy hai con quỷ ôn dịch hình trạng rất đáng sợ, mỗi con cầm một lá cờ nhỏ đang đi vào trong xóm; lắng tai nghe thì dường như chúng bảo nhau: "Trừ nhà họ Trầm ra - vì ông ta htường hay phóng sinh - còn các nhà khác thì đều theo thứ tự cắm mỗi nhà một là cờ".

Mấy hôm sau, hơn ba trăm gia đình ở làng Thái Hồ bị bệnh dịch truyền nhiễm, chết hơn phân nửa.

Nói ra thì cũng kỳ, Trầm Văn Bảo và người nhà của ông vẫn khỏe mạnh như thường, bình an sự, chẳng hề hấn gì cả.

"Chung cục, hễ ai làm việc tốt sẽ có sự báo ứng tốt". Có người đã tỉnh ngộ bảo như vậy.

Về sau, Trầm Văn Bảo hưởng thọ rất cao, không bệnh mà mất một cách an nhiên.
 
 

50. Ếch Đòi Mạng 

Tại tỉnh An Huy, huyện Vô Vi có một người làm nghề hớt tóc tên là Lương Gia Thọ. Khi lớn lên, ông có hình dạng đầu cheo, mặt chuột, tướng mạo dị kỳ. Y là người tính toán từng đồng từng cắc, phẩm hạnh không tu dưỡng, và rất thích ăn thịt ếch. Mỗi bữa ăn hằng ngày của y không thể nào thiếu thịt ếch được. Về kỹ thuật bào chế thịt ếch đều do một tay y làm, hoặc ram hồng, hoặc chưng xanh. Đám bạn bè chồn cáo chó lợn của y, khi chứng kiến chính tay y biến chế thịt ếch, không ai là không tấm tắc khen ngợi. Kết quả, được khen ngợi càng nhiều thì y càng giết bạo, tựa hồ loài ếch kia là kẻ thù số một của y. Tập quán ưa ăn thịt ếch được duy trì mãi cho đến năm bốn mươi tuổi mà y vẫn chưa hề chấm dứt.

Mỗi hôm, vào lúc xế chiều, trong lúc y đang ngủ ngon giấc thì bỗng nhiên cảm thấy toàn thân ngứa ngày, mơ màng thấy trên mền, trên chiếu, trên tay áo toàn là ếch. "Thật là kỳ quái xiết bao!" - Y lầm bầm nói. Thế rồi, y bắt tất cả những con ếch đó bỏ vào trong nồi nấu ăn. Xong xuôi, y bèn leo lên giường trở lại, thì lại thấy ếch đầy cả giường. Bị quấy nhiễu như thế suốt cả buổi tối, không thể nào chợp mắt được.

Ngày hôm sau, y mời vài người láng giềng đến nhà, rồi đem chuyện kỳ quái khi hôm kể cho họ nghe. Trong lúc đang đàm đạo cao hứng thì bỗng nhiên y đưa tay rờ sau lưng, nói: "Ếch lại đến nữa rồi!". Trong chốc lát lại kêu: "Ếch nằm trong lông mi của tôi. Ếch ở trên đầu tóc của tôi". Thế rồi, y dùng dao cạo tóc và lông mày sạch nhẵn. Tuy nhiên, mọi người không ai thấy ếch đâu cả. Họ thầm nhủ: "Thằng cha này bị điên mất rồi!".

Từ đó trở đi, ròng rã suốt sáu năm trường không lúc nào là y không bị chứng bệnh kia hành hạ đau khổ. Cuối cùng y phát bệnh điên thật rồi chết. Việc này có người thật, việc thật hẳn hoi, chứ không phải là chuyện bịa đặt.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34314)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16856)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22960)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 13045)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21944)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22169)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14861)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23564)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 24081)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23619)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17138)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19342)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 27032)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14412)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13832)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22675)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14721)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17350)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12658)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13855)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10402)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14669)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17195)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12540)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12689)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10352)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28713)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10687)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11125)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16864)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15762)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13332)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12547)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11351)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 13022)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19303)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12241)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28577)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 10038)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21504)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12781)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17810)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26206)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11697)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10844)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22734)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 12031)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10597)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11382)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11514)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant