Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Gặp Lại Sa-môn Đầu-đà

30 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6639)
06. Gặp Lại Sa-môn Đầu-đà
HÀNH HƯƠNG TÂM LINH
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


GẶP LẠI SA-MÔN ĐẦU ĐÀ

Đi? Nhưng đi đâu? Một câu hỏi lóe lên làm cho Triết Hựu lúng túng. Làm thế nào để có đời sống và cơm áo? Rồi mình sẽ làm gì? Rồi mình sẽ tư tưởng ra sao? Điều mà chàng tưởng là đã giải thoát rồi, nhưng khi bắt gặp thực tế, với hiện hữu tương quan, dính liền với mọi sinh hoạt xung quanh, chàng lại bị trói chặt lại y như cũ - nghĩa là vẫn còn những cái gọi là ràng buộc, hữu hạn, bóng tối và khổ đau.

Triết Hựu bần thần dừng chân lại. Sự giải thoát không phải chỉ giản dị như trong tư tưởng thôi, như tư và tưởng thôi - mà là một cái gì khác thế - một cái gì được thể hiện rỗng rang, tự dovô ngạitrong đời sống cụ thể - một cái gì sờ nắm được, ngửi được, tiếp xúc được như sự vật, thân xác, chén cơm và hơi thở nồng nặc của mọi người. Kẻ giải thoát họ làm gì? Họ uống ăn sinh sống ra sao để khỏi hệ lụy, mưu toan và thúc phược? Ngồi một chỗ - giải thoát toàn diện, vô duy - đợi sự chết đến lôi đi một cách bình thản? Có lẽ không phải thế. Là một cái gì tối thượng, nhiệm mầu hơn nhưng không khác lắm với cái bây giờ, chàng nghĩ.

Bước chân vô định dẫn chàng đến một đám đông. Người ta vừa nghỉ ngơi sau một đám rước các ngẫu tượng. Người ta tìm kiếm gì ở phía đằng sau hai tượng trưng âm dương linh thánh của thần Shìva? Những khuôn mặt đầy no thỏa mãn kia có đạt được một phần mười sáu bình an và chân phúc? Những tiếng: “aum, aum, aum...” từ sông Gangµ vọng lên - vọng lên từ ngàn đời có tẩy uế được tội lỗi? Đấng Krishna có hiện hữu đâu đây, trong thân xác trần tục nào - để nhìn ngắm công trình của Brµhma đã đến hồi rối ren và và ảo diệu. Phải chăng, con đường nào rồi cũng dẫn về nhất thể? Con đường hành động (karma yoga) không đã là một hình thức đại ngã đó sao? Con đường chiêm ngưỡng thờ phượng (bhakti yoga) không đã là hình thức vong ngã đó sao? Con đường trầm tư, thiền định (inana yoga) không đã từng cô lập mình trong một thế giới cách biệt, riêng tư, khoanh tay ở ngoài cuộc đời đó sao? Nó có thể là vong ngã hoặc đại ngã - con đường trầm tư, thiền định này - nhưng cả hai đều chẳng phải là chân phúc.

Triết Hựu uể oải lắc đầu bởi những câu tự vấn, tự giải liên tiếp tuôn tràn ra. Phải có thầy. Phải có một đấng Guru cho tâm hồn mới mong dẫn lộ cho ta từng bước một. Lý trí, kiến thức, kinh điển, hiểu biết chẳng dẫn ta đi đến đâu. Chúng đi vòng quanh!

Triết Hựu định quay lưng tránh một cuộc tranh luận giữa đường, nhưng có một giọng nói quen thuộc làm chàng chú ý: giọng nói của vị sa-môn đầu-đà. Một đám đông thanh niên đang vây lấy cội cây nhỏ.

- Chư hiền hỏi bần tăng thế nào là Thượng đế, bần tăng xin thưa là bần tăng không biết gì về ngài. Chư hiền hỏi bần tăng thế nào là nhất thể, bần tăng cũng xin thưa là chưa lần nào bần tăng tìm hiểu nhất thể để làm gì, nó có ích cho bần tăng ra sao. Đấng hằng cửu là ai? Tồn tại thế nào? Ngài hiện thân nhập thếy báo, chánh báo hay vô sở bất tại? Có một điều, phải rồi, có một điều duy nhất thôi, là bần tăng tu hành để thoát khổ, để thoát khổ và giác ngộ đời sống - còn ngoài ra - xin thưa là bần tăng không biết gì đâu.

Triết Hựu đã đứng chen chân trong đám đông. Và nhìn vị sa-môn đầu-đà, chàng nghe lòng mình dâng lên một cảm xúc vô hạn.

Vị sa-môn nói xong, đám đông thanh niên bà-la-môn chợt cười rộ. Một người hỏi:

- Tôn giả không biết tại sao mình xuất gia làm sa-môn Thích tử? Lại không biết cả mình đang nói gì và nói với ai?

- Chư hiền – vị sa-môn chậm rãi đáp - Quả thật vậy, giới vọng ngữ là giới thứ tư mà một người cư sĩ áo trắng phải hành trì, nếu muốn được gọi là một Phật tử chơn chánh. Bần tăng là kẻ đã phát nguyện thọ trì những giới luật thù thắng hơn thế nữa. Chư hiền không tin ư?

- Chúng tôi xin rửa tai để nghe lời tôn giả.

Đôi mắt của vị sa-môn già chợt lóe sáng lên, đảo quanh một vòng - rồi gật đầu:

- Chư hiền, quý hóa thay, bần tăng sẽ nói. Chư hiền bảo bần tăng xuất gia nhưng bần tăng là cái gì mới được chứ! Nếu thân xác là bần tăng thì thân xác ấy là cái vô tri, nếu đắp y mang bát cũng không thể gọi là “xác chết xuất gia” được. Cái thân xác này thì, một bà-la-môn hay một thủ-đà-la thì cũng không khác mấy. Còn tư tưởng - thì cái tư tưởng ấy niệm niệm sinh diệt... Niệm này là bần tăng hay niệm nọ là bần tăng? Chư hiền ơi, thú thậtbần tăng đã bất khả tri. Đã không biết ngã thì làm sao biết về ngã sở? Suy lý ra thì quả thật, bần tăng nói mình không biết gì, đâu phải là lời nói dối?

Có một thanh niên bà-la-môn tức giận, nhưng bạn y đã lấy tay ngăn lại, hỏi tiếp:

 - Cái thân xác thì ông Cù-đàm hoặc đống rác cũng giống nhau. Đồng ý. Rig-Veda dạy rằng: ý thức, ngươi phải im đi thì Atman mới hiển lộ. Nhưng Minh triết giáo chúng tôi nói rõ ràng hơn: Đấng ấy là thân xác và tư tưởng.

- Còn con người?

- Cũng thân xác và tư tưởng.

- Có gì khác nhau không giữa Đấng ấy và con người?

- Có chứ. Đấng ấy trong sạch, vắng lặng, thanh tịnh, sáng láng và thánh thiện. Đấng ấy là cha muôn loài, là bậc sáng-hóa-chủ, đại tự do, đại giải thoát, đại tự chủ, đại tự tại. Còn con ngườinhiễm ô, tục lụy, ồn ào, não động, tối tăm, nô lệ, tử sinhtội lỗi.

Vị sa-môn chắp tay lên trán nói:

- Cao thượng thay Đấng ấy. Vĩ đại thay Đấng ấy. Phúc lành thay Đấng ấy. Bần tăng chúc chư hiền lên đường để đến với ngài.

- Sao tôn giả không cùng lên đường với chúng tôi? Giáo lý Minh triết giáo và con đường nhập thể vô thượng?

- Vì bần tăng là kẻ tầm thường nên chỉ xin làm những việc tầm thường trong cuộc đời tầm thường.

- Tôn giả chịu an phận, đắm mình trong chốn bùn nhơ thế tục mà không chịu vươn ra cõi ngoài bằng phạm hạnh cao thượng ư?

- Cõi ngoài thì cao siêu quá. Cõi ngoài là ở ngoài cuộc đời chứ không phải ở trong cuộc đời. Bần tăng với thân xác và tư tưởng hữu hạn - ở trong cuộc đời - nên chỉ xin trọn vẹn, phận mệnh, tính thể với những gì hữu hạn.

- Chẳng khác gì một kẻ đang sống đời thân xác. Té ra tôn giả chỉ ngụy trang là sa-môn thôi?

- Bần tăng đang sống đời mở rộng! Chư hiền, bần tăng không có sống đời để đi đến cõi ngoài, cõi vô tự tính, cõi “chẳng liên hệ gì đến trần gian” này, mà quả thật, bần tăng chỉ sống đời mở rộng để đón nhận hài hòa muôn vạn ân sủng của cuộc đời.

Cuộc đối thoại đến đây đã làm cho đám thanh niên bà-la-môn không còn chịu đựng được nữa.

- Vậy ra tôn giả là một tên “khất cái” vô loại - một người thanh niên mỉm nụ cười độc địa nói - tôn giả sống trên tài sản và máu xương của kẻ khác. Sống và hưởng thụ. Sống và tiêu cực. Sống và thủ lợi. Sống và vị ngã. Sống và tham dục. Đấy có phải là sở tri, sở hành, sở đắc của những sa-môn Thích tử?

- Một Đấng-biếng-lười - bạn y tiếp với nụ cười khinh mạn - Một bậc thất nghiệp cao thượng!

- Một thân xác vật chất được quàng chiếc áo tinh thần, phạm hạnh để ngụy trang che mắt mọi người. Thượng đế sẽ không dung thứ cho những kẻ mạo danh là con cái của ngài như vậy.

- Một du thủ vô công rỗi nghề đang thực hành cái vô công rỗi nghề của y: hạnh “du thủ”. Hạnh du thủ phải chăngmật hạnh của tôn giả?

Tiếng cười đắc thắng, ngạo mạn của đám thanh niên môn sinh Minh triết giáo vọng vào tai Triết Hựu làm chàng lùng bùng nhức nhối khó chịu. Chúng đã sống đời xa hoa, thân xác lại dám chỉ trích kẻ sống đời tinh thần phạm hạnh bằng lý luận tinh thần phạm hạnh. Thật chẳng có nghịch lý nào nghịch lý hơn thế nữa. Phải mà! Giáo chủ chúng cũng đã không từ bỏ đời phạm hạnh để tranh danh đoạt lợi như kẻ thế tục đó sao? Những lý luận về cái gọi là cầu an, tiêu cực, thụ hưởng - quả thậtấu trĩ và thối tha không chịu được. Hay chúng đã thật sự bị sa-tăng cám dỗ? Sa-tăng đã đầu độc rỉ tai chúng nó - là loại khỏi cuộc đời những hình ảnh tâm linh, tự do và vô dục - để cho thế gian phóng túng vô độ, giết người, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, ích kỷ, tham lam, giật giành, vật chất, nhục thể…? Minh triết Vệ-đà, Áo-nghĩa-thư có dạy cho chúng như vậy đâu. Trái cây ngon ngọt của Adam và Eva là nọa tính từ uyên nguyên, từ đó lưu đày xuống trần gian thống khổ - thì không ai mà không hiểu rằng: Sa-tăng là ông tổ của duy vật luận - từ đó đánh mất thiên đàng. Không ăn trái cấm là chối từ sa-tăng và duy vật, là đi ngược dòng nghịch lưu, là hoàn nguyên bản mạt, là quy hồi nhất thể, là về bên chân Chúa. Ăn trái cấm là bắt tay với quỷ dữ, đồng lõa với ma vương để gieo rắc tai họa, lầm than và bóng tối lên trần gian. Chiếc thuyền Noe có còn không để chúng nó thấy rõ cơn phẫn nộ của Thượng đế? Tất cả chỉ là vật chất và thân xác, không có kiếp này và kiếp kia, đấy là lời rao của quỷ. Và đấy cũng là tư tưởng dẫn đạo cho những đời sống phi nhân, vô đạothú vật.

Cơn phẫn nộ của Triết Hựu chẳng khác gì cơn phẫn nộ của Thượng đế. Chúng đụng chạm đến cái thánh thiện bên trong chàng, đụng chạm đến nhân cách vời vợi của vị sa-môn - là chúng đã khai chiến sinh tử với chàng rồi. Bao nhiêu kiến thức mang theo từ cẩm nang của Thượng đế, chàng quên hết, chỉ còn nghe một tiếng rống duy nhất của con sư tử bên trong: “Hãy nhai nuốt lý luận của bọn chúng”. Thế là chàng chững chạc, hiên ngang, xô vẹt đám thanh niên, bước vào…

Triết Hựu cúi mình thật thấp đảnh lễ vị sa-môn - mà chàng vẫn đinh ninh là đấng Guru duy nhất của mình, là Người-xin-lửa trong đêm.

- Xin đức thầy cho phép con tranh luận với quý ngài môn sinh minh triết giáo đây về minh triết. Xin đức thầy cho phép con dùng đôi cánh tay của thần Sh×va để bẻ gãy lý luận của sa-tăng, của các bậc kim tiền này. Bạch đức thầy sa-môn! Lũ chúng chẳng hiểu gì minh triết, lại chẳng dám làm đồ đệ của sa-tăng - vì sa-tăng đã dám công khai khiêu chiến với Thượng đế, tách đôi vũ trụ ra làm hai - còn chúng thì ở ẩn, giấu mặt ở bên sau Thượng đế, sống trong ân sủng của ngài rồi phản bội ngài, sự phản bội còn đê hạ hơn Giu-đa đối với Christ, hơn Devadatta đối với Gotama. Minh triết là sống đời xa hoa, lòe loẹt, thắt đai tía, đai hồng, áo mão sặc sỡ, vợ con thê thiếp, là kẻ cầm muỗng ở các chiếu tiệc tùng, là võng lọng, ngựa xe, là cừu dê, là tôi tớ. Minh triết của chúng là vậy. Còn ngôn ngữ chữ nghĩa kia, chỉ là lớp trí thức cặn bã, thời thượng, rơm rác, uế trược, đã bị quẳng ra bãi hoang, xông lên mùi xác chết đã mấy ngàn năm chôn lấp lại… Mỗi danh từ, ngữ ngôn của chúng sử dụng là mỗi con rắn độc hai đầu đối với cuộc đời. Chúng lý luận với đức thầy là như nhổ nước miếng giữa hư không, như tung bụi trước đầu gió ngược...

Triết Hựu say sưa nói, quay lưng với đám thanh niên và thái độ thật là vô cùng lễ độ đối với vị sa-môn già lúc ấy đang trong tư thế kiết già thanh tịnh. Đám thanh niên đã đổ xô lại, vung tay múa chân, mắt trợn ngược, chân mày xếch lên, răng nghiến lại - nhưng quả bọn chúng không phải là kẻ vũ phu!

Một người thanh niên chững chạc, bệ vệ, có lẽ là huynh trưởng trong bọn, trang nghiêm cúi đầu chào Triết Hựu:

- Tôn huynh đã mạt sát chúng tôi quá thậm tệ.

Những lỗi lầm của huynh đệ chúng tôi chưa đến nỗi phải nhận chịu quá nhiều bóng tối, sự nguyền rủa đến như vậy. Quốc độ này, truyền thống minh triết không có chỗ cho những kẻ tiểu nhân ác khẩu, nhưng cho phép các cuộc tranh luận hiên ngangthẳng thắn giữa nhau. Tôn huynh có thể dạy cho chúng tôi những lời có tính cách đứng đắn hơn, có văn hóa hơn, quân tử hơn, cao thượng hơn, được chăng?

Triết Hựu thẹn mặt liếc nhìn người thanh niên. Phải rồi. Trong bóng tối, có ánh sáng. Thần Vichnou cũng có mặt ở đây, trong việc bảo tồn tạo hóa.

Triết Hựu quay qua vị sa-môn đầu đà chờ đợi.

Bây giờ, vị sa-môn mới bắt đầu mở mắt, im lặng nhìn quanh một lượt, chậm rãi khoác bình bát lên vai, cầm chiếc gậy trong tay, đứng dậy:

- Xin ăn bần tăng đã có bát gia truyền của đức Phật. Bước đi, bần tăng đã có đôi chân già nua trần tục. Hiểu biết, bần tăng đã có trí-vô-tri vay mượn của càn khôn. Chư hiền! Bần tăng không thấy thiếu thốn gì trên trần gian. Người tuổi trẻ, bần tăng không thấy cần thêm gì trên trần gian. Bần tăngcụ túc tỷ-kheo. Cụ túc tỷ-kheo là tên gọi của bần tăng. Kính chào và tạ ơn tất cả các người tuổi trẻ!

Nói xong, vị sa-môn hướng theo con đường lớn, bước đi.

Đám đông lại được dịp nhạo báng Triết Hựu.

- Truyện kể rằng: trong vườn chơi của Thượng đế có một loài bò bụng to được sủng ái. Cóc kia thấy vậy, về hạ giới tu hành, hít hơi phình bụng hy vọng thành bò. Ngàn năm sau y đến chầu Thượng đế và xin được vào ở trong vườn chơi của ngài. Thượng đế ngạc nhiên hỏi:

- Ngươi là cóc mà!

- Muốn thành bò có khó gì, chỉ cần hít hơi, phình bụng thôi. Ngài hãy xem.

Thế rồi cóc phình bụng lên. Thượng đế cười rồi phán:

- Bụng ngươi to thì to thiệt đấy. Nhưng ngươi có phình bụng đi nữa cũng chỉ là “loài cóc bụng to thôi”, chẳng phải là bò!

Thế rồi cóc bị đuổi xuống trần gian!

Lại có tiếng cười phụ họa:

- Đấy là quyển thượng, trang 7, dòng 15, tiết 1 - quyển hạ còn chép tiếp rằng: Sau đó, cóc thất vọng, qua xin làm tôi tớ bộ hạ sa-tăng. Sa-tăng bảo:

- Ngươi tưởng làm tôi tớ của ta dễ lắm sao? Muốn làm tôi tớ ta thì không được hít hơi, phình bụng, rống to mà phải ngậm miệng, cắn răng lại.

Cóc nghe lời, một ngàn năm tinh tấn hành theo hạnh ngậm miệng, cắn răng.

Gặp sa-tăng, sa-tăng bảo:

- Ngậm miệng, cắn răng thì được rồi, nhưng trong hàng tôi tớ nhà ta chẳng có đứa nào là cóc cả. Ta không nhận.

Một thanh niên khác chợt “chậc, chậc” lưỡi rồi gật đầu đầy vẻ hiểu biết:

- Hèn gì, vĩnh kiếp nay cóc chỉ còn biết ngậm miệng cắn răng thôi! Phình bụng to cũng bị đuổi, xẹp bụng lại cũng bị đuổi. Ôi! Cóc ôi! Khổ thay!

Triết Hựu nghe râm ran và lùng bùng trong lỗ tai. Chúng nó cũng độc địa, thâm trầm, sâu sắc lắm chứ không vừa đâu. Chàng đã bị hạ phong rồi, khi xuất chiêu đầu tiên. Mũi tên đã lìa khỏi cung rồi, chẳng thể nắm lại. Phải nắm lại. Phải nắm lại mới là bàn tay đại xạ thủ. Làm một con cóc cắn răng ngậm miệng cũng được chứ không sao. Và chàng lại nghe bên trong tiếng cừu non nói dịu dàng: “Hãy nín, hãy nín.”

Khi chàng từ giã đám đông, thất thểu ra đi, thì hai môi đã bị hàm răng cắn chặt đến rướm máu. Chàng biết là chàng vừa chiến thắng trong thất bại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19759)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20848)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19153)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40363)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21165)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 40951)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24015)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 22970)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17756)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26793)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20630)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33501)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20868)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28718)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12633)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25082)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19058)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17409)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25585)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18914)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18896)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28877)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18836)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33171)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38251)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31100)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18150)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24393)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19387)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17819)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22872)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17963)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 31987)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17299)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17332)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16008)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18511)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20697)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 17942)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20023)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14774)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20801)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15015)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15689)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12869)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14441)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14836)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29246)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12694)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14436)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant