Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Niên Biểu Phật Giáo Việt Nam

20 Tháng Hai 201300:00(Xem: 22534)
Niên Biểu Phật Giáo Việt Nam


Niên Biểu Phật Giáo Việt Nam

Trần Tri Khách


anh_dep_phat_giao___84_

 

LỜI NÓI ĐẦU


Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp. Ðiều đáng nói là điển tích Phật Giáo Việt Nam tuy không kém phần phong phú nhưng hầu như bị các ngài lãng quên. Chẳng hạn hiếu hạnh của đại sư Chân Dung Tông Diễn (1640- 1709), Liễu Quán (1670- 1742), Nhất Ðịnh (1784- 1847) ... là những gương sáng vằng vặc ngay cả so với Phật Giáo Trung Quốc mà hầu như không được nhắc nhở tới trong dịp Vu Lan Báo Hiếu. Trong bài Lễ Tháng 7 Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt được phổ biến trên nhiều trang nhà Internet vào dịp Vu Lan vừa qua, TT Tuệ Sỹ nêu nhận xét: Các thầy vì sính chữ Hán nên ít chịu nghe khoa nghi tiếng Việt. Cho nên tuy Văn Thỉnh Thập Loại chữ Hán văn từ phần nhiều sáo rỗng, nhiều điển tích vô hồn mà được cho là hay vì thói quen và cũng do trình độ thưởng thức văn chương của người nghe. Sính chữ Hán tới mức ít chịu nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo Việt Nam phải được xem là trở lực lớn cho việc điều hành các đạo tràng theo sứ mạng: Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông (HT Mãn Giác, Nhớ Chùa).

Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc. Nó không nổi trôi một cách thụ động theo sự thăng trầm của mệnh nước mà luôn luôn tích cực đóng góp vào những nỗ lực nhằm chận đứng sự bập bềnh này, tạo ổn định và an lạc cho đất nước. Tinh thần Bồ Tát nêu trong Lục Ðộ Tập Kinh (bản kinh xuất hiện sớm nhất tại nước ta) " Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi hà khắc cứu dân khỏi lầm than" đã được giới xuất gia thực hành ngay từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại chế độ đô hộ tàn bạo của thái thú Tô Ðịnh, và xuyên suốt trong mọi thời nhân dân lầm than vì sự cai trị hà khắc. Thời đô hộ của nhà Hán, nhà Ðường, nhà Minh, thời Pháp đô hộ, luôn luôn có sự tham dự dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau của giới tăng sĩ để vận động Phật tử dấn mình vào công cuộc vận động dành độc lập cho dân tộc.

Phật Giáo Việt Nam do đó từ căn bảnPhật Giáo dấn thân; cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các HT Huyền Quang và Quảng Ðộ kiên trì trước mọi áp bức để tranh đấu cho tự do tôn giáohạnh phúc của nhân dân Việt Nam. HT Huyền Quang (năm 1981) và Quảng Ðộ (năm 2000 và 2001) đã được nhiều trí thức và yếu nhân trên thế giới đề nghị làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình vì cảm phục nỗ lực tranh đấu bất bạo động của các ngài.
Bài viết này nhằm giới thiệu một số sự kiện quan trọng trong hành trình dấn thân của Phật Giáo Việt Nam vào dòng sinh mệnh của dân tộc. Nó chỉ là một sơ thảo, thiếu sótđiều chắc chắn có và sai lầm là điều không thể tránh khỏi ở một số chỗ. Tác giả chân thành biết ơn sự chỉ bảo của chư thiện tri thức về những sai sót để có thể bổ túc cho ấn bản sau hoàn chỉnh hơn.


T.T.KH.

(Các chữ viết tắt: BC : trước Thiên Chúa Giáng Sinh. ÐÐ, TT, HT: Ðại Ðức, Thượng Tọa, Hòa Thượng. VN: Việt Nam. Những chữ tắt trong ngoặc là tên tác phẩm tham khảo. Những tên trong ngoặc đơn là thế danh hoặc pháp hiệu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19892)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18123)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32664)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18735)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31467)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32403)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20016)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26179)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20200)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23701)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23783)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15043)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14974)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant