Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Sáng suốt, dịu dàng và cởi mở

17 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 8023)
4. Sáng suốt, dịu dàng và cởi mở


SÁNG SUỐT, DỊU DÀNG VÀ CỞI MỞ

Trong việc thực tập Thiền định và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có ba đức tính mà chúng ta cần phải nuôi dưỡng, khai thác và phát huy. Chúng ta đã thực sự có những đức tính này rồi nhưng chúng nên được làm cho chín muồi. Đó là: Sự sáng suốt, sự dịu dàng và tính cởi mở. 
 
Khi thuyết pháp, đức Phật không dạy chúng ta là những người xấu xa hay chúng ta đã phạm phải một vài lỗi lầm nào đó–dù bẩm sinh hay không– đã làm cho chúng ta trở nên ngu ngốc, không sáng suất, nóng nảy hơn là dịu dàng, bảo thủ hơn là cởi mở. Ngài chỉ dạy rằng có một sự hiểu lầm ngờ nghệch ở nơi mỗi chúng taChúng ta đều có chung những gì có thể thay đổi, có thể nhận biết như thử chúng ta đang ở trong một căn phòng tối và ai đó chỉ ngọn đèn cho chúng ta. Chúng ta không có lỗi lầm gì khi chúng ta ở trong phòng tối. Đó chỉ là một tình huống si mê, ngờ nghệch, nhưng thật may là đã có người chỉ ngọn đèn cho chúng ta. Nó đã thật sự thắp sáng cuộc đời chúng ta. Chúng ta đã có thể đọc sách, nhìn ngắm mọi người, nhận biết màu sắc của những bức tranh trên tường, xem những con vật bé nhỏ ra vào căn phòng...
 
Tương tự như vậy, nếu nhận thấy được những hạn chế của chúng ta một cách sáng suốt, dịu dànghòa nhã, nhận thức một cách đầy đủ, rồi biết cởi mở, cởi mở hơn nữa, chúng ta sẽ thấy rằng thế giới bao la hơn nhiều, tươi sáng và đẹp đẽ hơn những gì chúng ta nhận thấy trước đây. Nói cách khác, chiếc chìa khóa để nhận thức hoàn hảo và ít thiển cận hơn chính là khả năng nhìn nhận một cách rõ ràng chúng ta là ai và chúng ta đang làm gì.
 
Cái lỗi lầm ngờ nghệch làm cho chúng ta bị kẹt trong cách sống thiển cận, u mê và xuống dốc là chúng ta không bao giờ tự khuyến khích để nhận biết mọi sự với tinh thần hòa nhã. Thay vào đó, lại có một sự hiểu lầm căn bản rằng chúng ta cần phải cố gắng hết mình để trở thành một con người tốt hơn con người sẵn có của mỗi chúng ta, rằng chúng ta phải cải thiện chính mình, rằng nếu chúng ta biết cách trốn khỏi những khổ đau, chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc. Đó là sự hiểu lầm ngờ nghệch mà tất cả chúng ta đều có, nó đã làm cho chúng ta không hạnh phúc. 
 
Thiền tậpnhận thức rõ về thân thể chúng ta đang có, về tâm trí chúng ta đang là, về những tình huống chúng ta đang gặp phải, về công việc chúng ta đang làm và về mọi người xung quanh ta. Tức là chúng ta phải nhận thức chúng ta phải sống như thế nào đối với các sự vật hiện tượng trong thế giới này. Chúng ta phải nhận thức được tư tưởng và tình cảm hiện có của chúng ta, ngay chính ở giây phút này, tại căn phòng này, trên chiếc ghế này. Thiền tập không phải là cố gắng xua tan đi tất cả, không phải là cố gắng trở nên một con người khác hơn con người hiện hữu của chúng ta, mà phải nhận thức được tất cả một cách sáng suốt, rõ rànghòa nhã. Qua khóa Thiền tập này, chúng ta sẽ khơi mở được tính hòa nhã, sự sáng suốt bẩm sinh và khả năng cởi bỏ những tâm niệm hẹp hòi, phải cởi mở cả đối với những tư tưởng và tình cảm của chính mình, cởi mở đối với tất cả những ai mà chúng ta gặp trên thế gian này, phải làm sao cho đầu óc và con tim của chúng ta được rộng mở. 
 
Đây không phải là một kế hoạch cải thiện, nó không phải là một dự tính mà trong đó chúng ta cố gắng để trở nên tốt hơn con người đang là của chúng ta. Nếu bạn có tính nóng nảy và bạn cảm thấv rằng nó làm hại bạn và những người khác, bạn có thể nghĩ rằng bạn ngồi một tuần hay một tháng bạn sẽ loại bỏ được tính nóng nảy của bạn–bạn sẽ trở thành một con người hiền lành mà bạn luôn muốn trở thành. Một lời mắng nhiếc sẽ không bao giờ được thốt ra từ đôi môi xinh tươi như hoa huệ trắng của bạn. Vấn đề là sự mong mỏi đổi thay sẽ trở thành một hình thức nóng giận trong bạn và trở thành một chướng ngại cho chính sự thực tập của bạn. Một vấn đề khác là sự âu sầu của chúng ta, dù muốn hay không, cũng ảnh hưởng sức khỏe của chúng ta. Các chứng loạn thần kinh và sự khôn ngoan của chúng ta cũng được tạo ra bởi cùng một thứ chất liệu. Nếu bạn ném đi các chứng loạn thần kinh thì bạn cũng ném đi trí khôn của bạn. Một người trong khi giận dữ họ tiêu hao rất nhiều năng lượng, năng lượng đó là những gì làm cho anh ta trở nên quá bực bội trong mình nhưng đó cũng là thứ năng lượng cần thiết cho sự sống. Đó là lý dochúng ta phải yêu thương con người đó. Ý tưởng ở đây không phải là bạn phải nỗ lực vứt bỏ cơn giận dữ của bạn mà bạn phải làm quen hay trở thành bạn của nó, quan sát nó một cách rõ ràng với sự sáng suốt và lòng chân thành và cũng quan sát nó với sự hòa nhã, dịu dàng. Điều đó không có nghĩa là tự phê phán bạn là một con người xấu, cũng không có nghĩa là nên bênh vực chính bạn bằng cách nói rằng: “Như vậy là tôi đúng, tôi làm vậy là tốt. Những người kia thật là khủng khiếp và tôi thật sự đúng khi luôn nổi giận với họ”. Sự hòa dịu ở đây không phải là bạn phải đè nén cơn giận dữ cũng không phái là để cho nó bộc lộ ra ngoài. Nó là một cái gì đó dịu dàng hơn và cởi mở hơn. Sự hòa dịu này liên quan đến việc làm thế nào để bạn nhận thức được những cảm giác của sự giận dữ, và có ý niệm về bản thân bạn là ai và bạn đang làm gì để cởi bỏ cơn giận đi. Bạn cũng có thể cởi bỏ dần những điều nhỏ nhặt đáng tiếc thường đi đôi với cơn giận và bắt đầu nhận thức rõ ràng phương pháp mà bạn sử dụng để xử lý mọi việc. Như vậy, cho dù đó là một cơn giận, một sự khao khát, một nỗi tị hiềm, một nỗi sợ hãi hay một nỗi chán chường–bất cứ nó là gì–điều quan trọng là bạn không nên cố gắng vứt bỏ nó đi, mà phải trở nên thân thiện với nó. Điều đó có nghĩa là hãy nhận biết nó một cách đầy đủ, với một sự mềm mỏng và làm thế nào để một khi bạn đã hiểu được nó một cách đầy đủ thì hãy buông bỏ nó đi.
 
Kỹ thuật Thiền tập thật ra là sự trau dồi tính chính xác, hòa dịu và khả năng cởi mở–chúng là những tính chất vốn đã hiện hữu trong mỗi chúng ta. Chúng không phải là những gì chúng ta cần phải đạt được mà là những gi chúng ta cần phải khơi mở, khai thác và phát triển trong thân tâm mình. Bây giờ tôi xin trình bày về kỹ thuật Thiền tập và xin chỉ ra phương thức để khơi mở những đặc tính này.

Sự chính xác
 
Đầu tiên bạn phải có một tư thế ngồi vững chãi và sau đó hãy chú ý đến từng hơi thở ra của bạn. Đây chỉ là những hơi thở ra bình thường của bạn chứ không phải là những hơi thở được vận chuyển hoặc điều khiển bởi một cách thức nào đó. Hãy hòa cùng với hơi thở ra của bạn, cảm nhận và dường như xúc chạm được nó khi nó thoát ra. Điều này có vẻ đơn giản nhưng để thực sự hòa vào hơi thở đó và cứ thế đối với từng hơi thở đòi hỏi phải có một sự nỗ lực thật sự và sự chính xác. Khi bạn ngồi xuống và bắt đầu thực tập Thiền, sự kiện bạn luôn luôn quay về với hơi thở sẽ giúp bạn có được tính chính xác, rõ ràng và sự sáng suốt của trí óc. Chỉ với một sự kiện là bạn luôn luôn quay trở lại với hơi thở và bạn cố gắng với một cách thức dịu dàng, hòa nhập sâu sắc với mỗi hơi thở sẽ giúp làm minh mẫn trí óc của bạn.
 
Phần tiếp theo của kỹ thuật này là khi nhận thấv bạn đang suy nghĩ, bạn hãy tự nói với chính mình: “Suy nghĩ” . Việc này cũng đòi hỏi sự chính xác cao độ. Thậm chí nếu bạn thức dậy từ một giấc mơ và nhận thấy rằng mình đang suy nghĩ, bạn hãy lập tức quay trở về hơi thở của mình và ngay lúc đó bạn nên dừng lại một chút và tự nói với chính mình: “Suy nghĩ”. Dùng từ ngữ này như việc đính một nhãn hiệu lên một vật nào đó, bởi vì nhãn hiệu đó giúp bạn tạo được sự chính xác. Nó được đính đúng vào lúc bạn nhận thấy rằng bạn đang suy nghĩ, và chỉ điều đó thôi, không thêm không bớt, chỉ “Suy nghĩ”. Hòa nhập vào hơi thở của bạn giúp bạn khơi mở
sự chuẩn xác trong tâm trí bạn. Tâm trí bạn trở nên sáng suốt và ổn định. Khi bạn ngồi Thiền bạn có thể ý thức về điều này.

Sự dịu dàng
 
Nếu chúng ta chỉ nhấn mạnh ở sự chuẩn xác, việc thực tập của chúng ta có thể sẽ trở nên quá khắt khe và quá mang tính chiến đấu. Nó cũng có thể là quá nhắm đến mục đích. Vì thế chúng ta cũng nên nhấn mạnh về sự dịu dàng. Một điều rất hữu ích trong khi thực tập Thiền là bạn hãy vun đắp và khơi mở một ý niệm đầy đủ về sự thư giãn.
 
Tôi nghĩ bạn sẽ chú ý rằng khi trở nên tập trung hơn, chú tâm hơn và nhận thức rõ ràng hơn thì bạn cũng sẽ nhận thấy phần bụng của bạn có vè căng thẳng và đôi vai của bạn có xu hướng trở nên quá cứng chắc. Sẽ rất hửu ích nếu bạn nhận thấy điều này và nhẹ nhàng thư giãn phần bụng, vai và cổ của bạn. Nếu bạn cảm thấy khó thư giãn, bạn hãy thư giãn từ từ, dịu dàng
kiên nhẫn.
 
Khi hơi thở đi ra, nó không những làm chín muồi sự chuẩn xác trong trí óc của bạn, nó còn mang lại đặc tính dịu dàng tự nhiên của nó. Đặc tính này mang tính chất của yêu thương, ấm áp và dịu dàng, bởi vì sự chú ý đối với hơi thở là một sự chú ý rất nhịp nhàng. Nếu bạn đang thực tập một phương pháp dạy rằng: “Hãy tập trung vào hơi thở và hãy chú ý 100% vào hơi thở” (cũng có những phương pháp như vậy và chúng rất hữu ích), phương pháp đó có thể phát triển, trau dồi sự chính xác nhưng nó không có sự hoà dịu. Nhưng vì phương pháp này có thể đạt đến sự chuẩn xác và cả sự dịu dàng, nên chúng ta chỉ tập trung khoảng 25% sức chú ý vào hơi thở, một
tỉ lệ tương đối nhỏ. Sự thật của vấn đề là nếu bạn tập trung vào hơi thở và chỉ vào hơi thở mà thôi, bạn sẽ không nhận biết được về người ngồi kế bên bạn, về những ngọn đèn tắt hay đỏ, về âm thanh của đại dương. Tuy nhiên, trong phương pháp này, bởi vì bạn nhìn, cái nhìn không quá chăm bẳm và bởi vì cá quá trình thực tập là một quá trình cởi mở, mặc dù bạn đang chú ý vào hơi thở, bạn cũng không phải bỏ ra ngoài tất cả những gì đang xảy ra. Vì vậy, bạn chỉ cần tập trung 25% vào hơi thở của bạn. Những sự nhận thức khác thì không đặc biệt lắm, chỉ đơn giản là bạn đang sống trong căn phòng này với tất cả những điều khác đang xảy ra ở đây. Cho nên chúng tôi đưa ra sự hướng dẫn: “Hãy chú ý đến hơi thở của bạn, hãy sống với mỗi hơi thở”, và đó là những gì chúng ta cần phải làm. Nhưng sự chỉ dẫn rằng sự chú ý chỉ khoảng 25% thật sự là một ý tưởng cho thấy đó không phải là một bài tập về sự tập trung tâm ý khi nó có một sự xúc chạm rất nhẹ nhàng lên hơi thở đi ra. Hãy tiếp xúc với mỗi hơi thở và để nó đi ra một cách tự nhiên. Sự tiếp xúc là một sự chính xác và cũng là sự êm dịu. Hãy xúc chạm nhẹ nhàng với hơi thở và để nó thoát ra một cách nhẹ nhàng.
 
Nếu đối tượng của Thiền tập là một cái gì đó cụ thể, một cái gì đó không biến dạng và có thể nắm bắt được–một hình ảnh, một bức tượng hay một dấu chân trên nền nhà hoặc là một ngọn nến–thì nó sẽ là một bài tập có tính tập trung hơn. Nhưng hơi thở là một thứ rất khó nắm bắt; ngay cả nếu bạn muốn tập trung sức chú ý 100% cũng sẽ rắt khó, vì nó rất phù du quá nhẹ nhàng, hư ảo và mênh mang. Khi hơi thở là đối tượng của Thiền tập, nó mang lại một ý niệm về sự dịu dàngmềm mỏng. Điều đó giống như bạn tập trung tâm ý vào một cơn gió nhẹ, nhưng trong trường hợp này nó là hơi thở bình thường không có sự sắp đặt. Phương pháp dùng hơi thở này được xem là một phương pháp không có đích đến. Bạn không thực tập nó để đạt được điều gì, ngoại trừ là bạn ý thức đầy đủ những giây phút hiện tại ý thức về hiện tại không phải là một đìều gì đó xảy ra và rồi bạn đạt được nó; nó chỉ đơn thuầný thức về sự dao động, sự trôi chảy, sự vận chuyển và sự tạo lập của sự sống; bạn sống với chính tiến trình của sự sống. Điều này cũng có đặc tính êm dịu của nó. Nếu có một mục đích mà bạn cần phải đạt đến như là “vô tưởng” (một trong những cấp bậc Thiền chứng–ND) thì đó không phải là một sự êm dịu vì bạn phải tranh đấu để loại bỏ đi tất cà những ý nghĩ và có lẽ bạn cũng khó thành công được. Sự kiện không có mục đích sẽ làm tăng thêm yếu tính êm dịu. 
 
Giây phút lúc bạn đính cho những suy nghĩ của bạn nhãn hiệu “suy nghĩ” có lẽ là lúc mà theo phương pháp thì bạn có thể trau dồi, phát triển tính hòa dịu, thông cảm và lòng yêu thương. Rinpoche thường nói rằng: “Hãy để ý giọng điệu khi bạn nói “suy nghĩ””. Nó có thể là rất nghiêm trang, nhưng thật ra nó chỉ là một lối chuyển ngữ của câu: “Chết tiệt! Mày lại suy nghĩ rồi–Tệ thật, mày thật ngu ngốc”. Bạn có lẽ sẽ nói rằng: “Mày thật ngu, mày đúng là một người thực tập đáng nguyền rủa, mày không còn hy vọng nữa”. Nhưng điều đó không là gì cả, tất cả những gì xảy ra là bạn phải để ý. Thật tốt nếu bạn thật sự để ý được. Bạn cảm nhận được tâm trí của bạn đang
suy nghĩ liên tục và thật tuyệt vời nếu bạn cảm nhận được như vậy. Cảm nhận như vậy rồi hãy để cho những suy nghĩ đi qua và nói: “Suy nghĩ”. Nếu bạn cảm thấy là mình quá khắc khe, hãy nói thêm một lần nữa chỉ để cho thấy rằng bạn có thể nói điều đó với sự hòa dịu và tử tế. Nói cách khác là bạn đang khơi mở một thái độ không có tính phán xét. Bạn không phải đang tự phê phán mình, bạn chỉ xem đó là gì với sự chuẩn xác và hòa dịu, quan sát những suy nghĩ như chính những suy nghĩ đó. Điều này giải thích tại sao phương pháp này khơi mở không chỉ tính chuẩn xác mà cả sự mềm mỏng, hòa dịu, một ý thức cảm thông với chính người thực hành. Sự chân thật của tính chính xác và sự tốt đẹp của tính hòa dịu là những đặc tính có thể làm bạn trở nên thân thiện với chính bạn. Vì vậy, cùng với sự sáng suốt mà bạn có, giai đoạn này đã thật sự nhấn mạnh tính chất mềm mỏng và êm dịu của kỹ thuật thiền tập. Nếu bạn cảm thấy thân thể quá căng thẳng, hãy thư giãn. Nếu bạn cảm thấy trí óc quá căng thẳng, hãy thư giãn. Hãy cảm nhận sự hòa nhập của hơi thở vào không gian. Khi các ý nghĩ nảy sinh, hãy tiếp xúc chúng thật nhẹ nhàng như một chiếc lông chim trôi nổi nhẹ nhàng trên sóng biển. Hãy để cho mọi điều trở nên êm dịu và hài hòa, nhưng đồng thời cũng
thật chuẩn xácsáng suốt.

Cởi mở
 
Yếu tố thứ ba của phương pháp thực tập này là đức tính cởi mở. Kỹ thuật dường như đơn giản này sẽ giúp chúng ta khơi mở khả năng cởi mở đối với những tính cách nhỏ mọn và để cởi bỏ bất kỳ kiến chấp nhỏ hẹp hay mê muội nào đó. Sự chuẩn xác và sự hòa dịu là những điều rất rõ ràng. Bạn có thể trở nên tinh tế hơn đối với hơi thở của bạn, tinh tế hơn đối với việc đính nhãn hiệu. Bạn có thể dễ dàng thư giãn phần bụng, phần vai và cả cơ thể bạn. Bạn cũng có thể dịu dàng hơn đối với hơi thở và dễ đồng cảm hơn trong việc đính nhãn hiệu cho mỗi ý nghĩ của bạn. Nhưng cởi mở thì không đơn giản chút nào. Đôi lúc nó như là kết quả của việc thực tập sự chuẩn xác và hòa dịu. Nói cách khác, khi bạn thật sự chân thành với phương pháp làm việc chính xácchuyên cần, khả năng cởi mở dường như sẽ đến với bạn. Sự khám phá của bạn về khả năng cởi mở cũng dần dần gia tăng; bạn không cần phải dùng áp lực đối với nó. Bạn không cần phải dùng áp lực đối với sự chính xác và đối với sự hòa dịu. Tuy nhiên, trong khi bạn có thể tạo một dự án từ sự chính xác và có thể tạo một dự án từ sự hòa dịu, bạn lại rất khó có một dự án được tạo nên từ sự cởi mở. Tuy vậy, tôi sẽ miêu tả phương pháp nào có thể giúp bạn khám phá khả năng cởi mở của chính bạn.
 
Bạn có thể phân vân tại sao chúng ta lại chỉ chú ý đến hơi thở ra và chỉ hơi thở ra của chúng ta. Tại sao chúng ta không chú ý đến hơi thở ra và hơi thở vào? Có những kỹ thuật thật tuyệt vời hướng dẫn người thực tập chú ý đến hơi thở ra và hơi thở vào. Nó thật sự làm tinh tế trí óc của chúng ta và mang lại một trạng thái tập trung liên tụcduy nhất. Nhưng trong kỹ thuật này, chúng ta chỉ chú ý đến hơi thở ra; không có sự chỉ dẫn đặc biệt nào cả cho đến hơi thở ra tiếp theo. Cái cố hữu trong kỹ thuật này là khả năng cởi mở vào cuối hơi thở ra, bởi vì không có hướng dẫn nào cả về những gì cần phải làm. Có một khả năng mà Rinpoche thường gọi là “sự gián đoạn”: Bạn tập trung chú ý vào hơi thở khi nó đi ra và rồi chú ý khi nó đi vào. Nó như thể là bạn dừng lại. Thật vô ích khi nói rằng: “Đừng chú ý đến hơi thở vào”–cũng giống như nói rằng: “Đừng nghĩ về một con voi màu hồng”. Khi bạn được dạy là không được chú ý về một điều gì, điều đó sẽ trở thành một nỗi ám ảnh. Tuy nhiên,sự chú ý là ở hơi thở ra và có một ý niệm về sự chờ đợi hơi thở ra tiếp theo, không có một đối tượng nào cả. Người tập có thể chỉ cởi mở vào cuối hơi thở ra. Hơi thở đi ra và hòa vào hư không, từ đó có một ý niệm cởi bỏ hoàn toàn không có gì để bám víu cho đến hơi thở ra tiếp theo.
 
Cho dù nó có khó thực hiện khi bạn làm việc với sự chú ý vào hơi thở ra, sự dừng nghỉ và chờ đợi vào sự chú ý đối với hơi thở ra tiếp theo, cảm giác về sự cởi mở sẽ dần dần hiện ra trong trí óc bạn. Vì vậy bạn không cần mong đợi gì cao xa hơn–chỉ thực tập phương pháp này. Khi năm tháng trôi qua, quan niệm của bạn về thế giới cũng dần dần thay đổi. Bạn sẽ biết điều gì cần cởi bỏ và điều gì cần cởi mở về phía những tín điều và những quan niệm hẹp hòi của bạn về sự vật.
 
Qua thời gian, kinh nghiệm về sự đính nhãn hiệu “suy nghĩ” trên những ý nghĩ của bạn cũng dần dần trở nên rõ ràng hơn. Bạn có thể sẽ bị cuốn hút vào một ảo tưởng, vào sự nhớ nghĩ về quá khứ hay vào những dự định của tương lai, như thử bạn đã lên máy bay và bay đến một nơi nào đó. Bạn có thể đang ở một nơi nào đó với những người khác; bạn đang trang hoàng lại căn phòng của bạn hay đang vừa chợt có một niềm vui hay sự buồn chán về những kinh nghiệm mà bạn đã có, hay cũng có thể bị cuốn hút vào nỗi lo nghĩ về những gì có thể xảy ra hay vào những niềm vui về những gì có thể xảy đến với bạn. Bạn hoàn toàn bị cuốn hút vào những điều đó, như thể bạn đang ở trong một giấc mơ. Rồi bỗng nhiên bạn nhận ra và bạn chỉ cần hồi tỉnh lại. Điều đó xảy ra một cách tự động. Bạn chỉ cần nói với chính mình “suy nghĩ”; “nhớ nghĩ”, và ngay khi bạn đang nói, những gì bạn cần làm là hãy cởi bỏ đối với những ý nghĩ đó của bạn. Bạn không nên kềm chế những ý nghĩ của bạn. Bạn nhận biết chúng như là những “ý nghĩ” một cách rõ ràng và rồi để chúng trôi qua. Một khi bạn đã nắm được điều này, nó thật sự có năng lực làm bạn có thể quan sát được những hy vọng, những sợ hãi và tất cả những loại ý nghĩ của bạn và bạn có thể nhận ra là bạn đang nghĩ gì–mà không phán xét nó–chỉ để nó đi qua. Đây có lẽ là một trong những phương thức đáng ngạc nhiên nhất mà bạn được hướng dẫn–khả năng buông bỏ những suy nghĩ của bạn–để khỏi bị mắc kẹt vào những ý nghĩ giận dữ hay vào những ý tưởng đam mê, lo lắngbuồn chán của chính bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10368)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9485)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9197)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31104)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20643)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22970)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17562)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11539)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21252)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8676)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22016)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13237)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38317)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13262)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24110)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14878)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24404)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10087)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17517)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22534)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22522)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7424)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13983)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26926)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26710)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19726)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20677)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21218)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13147)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13283)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29698)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13825)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13850)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32295)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23833)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29643)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31370)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34086)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18349)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19375)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32686)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18627)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30691)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16050)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26647)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32476)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39211)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40314)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19199)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19209)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant