Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sơ Bộ Nghiên Cứu Tự Đức Thánh Chế Tự Học

17 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 11939)
Sơ Bộ Nghiên Cứu Tự Đức Thánh Chế Tự Học

SƠ BỘ NGHIÊN CỨU TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC

CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19


Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch


1. Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu, những sách này do người Hán soạn (như Nhất thiên tự, Tam tự kinh…) hay do chính người Việt biên trứ. Trong số những sách vỡ lòng được sử dụng phổ biến nhất trong trường học của các học giả Việt Nam, có “những cuốn từ điển mang tính văn hóa” [Nguyễn Đình Hòa 1987] như Nhất thiên tự [NĐH 1963 & 1989], Tam thiên tự [Nguyễn 1973 & 1989], Ngũ thiên tự… Đây thường là những tác phẩm của các tác giả khuyết danh, là bảng kê chữ Hán và các từ tương đương trong tiếng Việt, được trình bày bằng thơ, có thể là sử dụng lục bát hay tứ ngôn, các thể thơ này tồn tại với tư cách là phương thức học thuộc lòng và giúp nhớ chữ.

 Vua Tự Đức (1829 - 1883) triều Nguyễn (1802 - 1945), người đã trị vì từ năm 1847 đến năm 1883, nổi tiếng với tư cách của một nhà Nho uyên bác, ông viết cuốn từ điển Hán Việt bằng thể thơ lục bát: Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca. Bài viết cố gắng phân tích chi tiết cuốn từ điển song ngữ này thông qua việc giới thiệu những nét đại quan về cấu trúc của chữ Nôm và thảo luận xem chữ Nôm ghi âm tiếng Việt thời đó như thế nào và các phương thức vay mượn đã ảnh hưởng đến việc dạy tiếng ra sao ở một đất nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán trong suốt giai đoạn dài như vậy.

 2.Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca được khắc in năm 1898, nhưng cũng giống như các tư liệu khác, văn bản này đã được chuyển khỏi Hà Nội vào năm 1954 và lưu trữ tại chi nhánh Đà Lạt, Thư viện Quốc gia Nam Việt. Hai thập kỷ sau, hai bản in mới của cuốn tự điển này đã được xuất bản, hai bản này đều được biên tu và phiên âm toàn bộ sang quốc ngữ, một bản của giáo sư Trần Kinh Hòa (Hồng Kông 1971) và một bản của Phương Thủ Nguyễn Hữu Quỳ (Sài Gòn 1971).

 Trần Kinh Hòa, giáo sư thỉnh giảng môn lịch sử tại đại học Huế từ năm 1958 đến năm 1962, chủ nhiệm Quỹ dịch thuật các tư liệu lịch sử triều Nguyễn, đã phiên âm toàn bộ văn bản này trong cuốn Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca dịch chú (Đại học Hồng Kông 1971). Bản sau do Nguyễn Hữu Quỳ thực hiện, xuất bản dưới sự tài trợ của Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hóa; bản này chỉ cung cấp bản phiên Nôm phần đầu của quyển 2 Kham dư cùng với nguyên bản của năm quyển đầu, tức là chỉ có Kham dư và ba phần của Nhân sự. Mặc dù những chú thích giá trị của Nguyễn Hữu Quỳ đã đưa ra một số từ ghép dưới mỗi một tự mục Hán, nhưng những phân tích trong bài viết này chỉ dựa trên văn bản phiên âm của Trần Kinh Hòa [177-392] và phần phụ chú [393-404].

 3. Vua Tự Đức (tên là Hồng Nhậm, miếu hiệu là Dực Tông) là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị (miếu hiệu là Hiến Tông, trị vì từ năm 1840-1847). Trong khi hoàng tử Hồng Bửu (anh trai ông) là một người ham vui thì Hồng Nhậm lại tỏ ra thông minh ham học, phụ hoàng đã trao ngôi báu cho ông khi ông mới mười tám tuổi. Trong suốt 36 năm dưới triều Tự Đức, quân Pháp đã chiếm đánh Đà Nẵng (1858), sau đó là ba tỉnh miền Đông (1862) và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867) trước khi bắc tiến chiếm Hà Nội và thiết lập chính quyền bảo hộ trên toàn cõi An Nam (1884). Cũng giống như các tiền vương Minh Mạng (1820- 1840) và Thiệu Trị (1840-1847), những người đã để lại các thi văn tập cho đời sau, Tự Đức cũng được biết đến bởi kiến văn uyên áo cũng như sự phản đối quyết liệt đối với đạo Thiên Chúa. Đắm mình trong Khổng học, ông là tác giả của Việt sử tổng vịnh (1877) gồm mười cuốn thơ về lịch sử Việt Nam và tám thi tập khác. Nhưng không ở đâu, những quan tâm sâu sắc của ông đến giáo dục lại thể hiện rõ ràng như trong Luận ngữ thích nghĩa ca Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca. Tập sách sau được bộ Lễ trình lên vua Thành Thái (1889- 1907) vào năm 1896 và được khắc in sau đó (từ 1898) theo đúng như di nguyện của Tự Đức-người khởi xướng, tức là mười lăm năm sau khi ông băng hà.

 4. Như cuốn Nhất thiên tựNgũ thiên tự, cuốn tự điển này (mà văn bản do chính Tự Đức chọn) dùng thể lục bát (gồm chữ Hán đọc theo âm Hán Việt và lời chua nghĩa bằng chữ Nôm được xếp liền kề nhau):

Thiên

=

trời

địa

=

đất

vị

=

ngôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phú

=

che

tái

=

chở

lưu

=

trôi

mãn

=

đầy

 

 

 

滿

 

Cao

=

cao

bác

=

rộng

hậu

=

dày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thần

=

mai

mộ

=

tối

chuyển

=

xây

di

=

dời

 

 

 

 

 tam_thien_tu 5. Theo từng liên, từ cuối cùng của câu sáu (ngôi) bắt vần với từ thứ sáu của câu tám dòng sau (trôi), rồi từ thứ tám - từ cuối của câu tám (đầy) lại bắt vần với từ cuối cùng – từ thứ sáu của liên tiếp theo (dầy), và đến lượt từ này bắt vần với từ thứ sáu của câu tám (xây). Thi luật thể thơ này quy định chỉ dùng thanh bằng, không dùng thanh trắc. Hơn nữa, với dòng thứ hai trong liên, nếu từ thứ sáu (trôi) là thanh ngang thì từ thứ tám (đầy) là thanh huyền [Huỳnh Sanh Thông 1979:xxxii-xxxiii; Nguyễn 1989]. Tuy nhiên, một số dòng trong cuốn từ điển này không tuân theo luật bằng trắc trên.

 Cấu trúc nội tại của các liên sáu tám đã tiềm ẩn sẵn trong dân ca, có lẽ thể thơ lục bát là sự thành công từ những phép lặp bất tận của các liên sáu tám này, như thơ Nôm (Truyện Kiều) chẳng hạn hay như các cuốn từ điển như Nhất thiên tự, Ngũ thiên tự… và cả cuốn từ điển ngự chế này.

 6. Phần đầu của cuốn sách ghi lời tưởng nhớ của bộ Lễ và Quốc sử quán. Tác phẩm được soạn theo bảy mục; 1.Kham dư 堪輿 cuốn 1-2; 2.堪輿 cuốn 1-2; 2.Nhân sự 人事 cuốn 3-5; 3.人事 cuốn 3-5; 3.Chính hóa 政化 cuốn 6-7; 4.政化 cuốn 6-7; 4.Khí dụng 器用 cuốn 8-9; 5.器用cuốn 8-9; 5.Thảo mộc 草木 cu?n 10-11; 6.草木cuốn 10-11; 6.Cầm thú 禽獸cuốn 12; 7.Trùng ngư 蟲 魚cuốn 13. Mỗi trang chia năm cột, đọc từ phải sang trái. Mỗi cột có từ ba đến bảy chữ Hán (tính theo ngôn ngữ nguồn). Mỗi chữ Hán khắc to đều có chữ Nôm (khắc nhỏ hơn) liền ngay dưới mé phải. Có thể có một số chú thích (khắc nhỏ nhất) liền ngay sau để chua nghĩa cho những chữ Hán khó, âm đọc của những chữ này thường được chú bằng một từ đồng/gần âm hoặc bằng hai từ theo phép phiên thiết.

 7. Trong cả Tam thiên tự Ngũ thiên tự, câu lục có ba chữ Hán, câu bát có bốn chữ Hán; ví dụ trên cũng như vậy, dòng đầu giới thiệu ba chữ thiên, địa, vị, dòng dưới là bốn chữ phú, tái, lưu, mãn và trọng âm rơi vào các âm tiết chẵn hai, bốn, sáu, tám. Tuy nhiên, các dòng thơ không phải lúc nào cũng được cấu trúc theo lối như vậy: có năm trường hợp câu sáu trong cuốn sách chỉ có hai chữ Hán, vì cả trước và sau chỗ ngắt giọng có cụm ba âm tiết, trong đó từ Nguyệt (hữu trọng) được chua bằng từ song tiết Mặt trăngnhật- mặt trời. Tương tự như vậy, dòng bảy gồm hai vế đối nhau được chia đều bằng nhịp ngắt giọng ở giữa: sócmồng một, vọng ngày rằm 朔蒙没,望勜斚. Dòng mười cũng theo luật ấy, chỗ ngắt giọng chia câu thành hai vế tiểu đối bốn âm tiết bằng nhau: ngũ giờ chính ngọ, giờ quá trưa 日午, Nhiều dòng chỉ có giải một chữ, như: muội khi ban sáng lờ lờ ; hay như: dâm là mưa quá mười ngày chửa thôi 氵蕌; hay như: lâmlà mưa tự ba ngày trở lên 羅氵蕌自. Một điểm mạnh của cuốn từ điển này là “tác giả của nó đã gia công sử dụng một lượng lớn tính từ và trạng từ để định nghĩa danh từ và động từ, điều này hết sức hữu ích đối với những người học chữ Hán”. [ Nguyễn Hữu Quỳ 1971:6]. Thực tế, một số tự mục đòi hỏi không chỉ có từ tương đương trong ngữ đích mà còn yêu cầu những định nghĩa dài dòng giới hạn trong thể sáu tám. Người đọc tưởng như đang nghe thầy giáo giảng bài với những định nghĩa súc tích về các từ Hán Việt (đơn tiết, song tiết). Điều này rất thích hợp với phương pháp học thuộc lòng được sử dụng trong các lớp học xưa ở Việt Nam, nơi mà một trường tư thục do một số cá nhân (thầy đồ) trong làng thành lập để khai tâm cho con trẻ.

 8. Cho đến tự biểu Hán Việt được chú ý, cuốn từ điển chuyên đề này đã giới thiệu trên dưới chín ngàn tự mục, hầu hết là các từ đơn tiết, một số là “các từ kép”, ví như từ đa tiết kết hợp giữa danh từ và động từ. Đáng chú ý là các tự mục sau: long đồng 曨曈 được định nghĩa là mặt nhật độ gần sáng ra [Ch’en 183], cv đồng lông trong Thiều Chửu [1942:276,277]. Long đồng 朧月童- trăng mới lờ mờ rạng đông [Ch’en 185]. Hàng giới 沆瀣-khí mù nửa đêm [Ch’en 184]; cv hãng dới trong Thiều Chửu [1942:335]. Tích lịch  - tiếng gió [Ch’en 184]. Long tòng - khí mây [Ch’en 184]. Biệt biệt - mặt nhật chen chen lần vào [Ch’en 184]. Phái phái - mưa lớn [Ch’en 184] cv bái bái trong Thiều Chửu [1942:750]. Châu trương 目壽目長- mắt máy [Ch’en 217]. Liêu yếu - tai bùng [Ch’en 217]. Sảo sảo 身少身少 - dáng dài mình [Ch’en 217]; phản noản - dáng mặt nhăn [Ch’en 217]; ảo xảo - mặt méo [Ch’en 217]; huyền vân - mắt lòa [Ch’en 217]; bát thích  – cái áo tơi[Ch’en 310]; thu thiên  – đu rút [Ch’en 310]; lan lao liên lũ 口連- nói bàn líu lo[Ch’en 232].

 Với tư cách là một cuốn tự điển chuyên đề hoặc tự biểu, cuốn sách này đã cung cấp một lượng lớn vốn từ vựng về bộ phận cơ thể (tóc, răng, tai…), thực phẩm, đồ gia dụng [Ch’en 250], nhân luân, bệnh tật, trên ba mươi loại thuyền [Ch’en 295], xe cộ [298], vật phẩm, khí dụng [313-315], … Chỉ có một số hư từ (công cụ từ) được tìm thấy trong đó: ví dụ hai dòng dưới đây giới thiệu bảy từ Hán cổ: giảấy vậy vay, hồ ôi chỉ vậyta nàyý kia (,).

 9. Các từ tương ứng ở ngữ đích có khi không được kê ra trong cuốn sách, mà thay vào đó một câu giải thích đặt sau hệ từ “là” trong một câu định nghĩa theo phương trình X = Y, như: chí lễ vật cầm tay[Ch’en 283]; giao  là đắp đàn tế trời[283]; lữ   là lễ tế sơn xuyên [283], vu  là lễ tế cầu mưa[283]. Liên từ “rằng ” cũng được dùng để định nghĩa: sao rằng ngọn tóckiến 月建 rằng đầu gân[217]. Cả “là” và “rằng” được dùng trong một câu: độn là đi trốn, nô rằng ở thuê[275]. Quan hệ từ “mà ” cũng được dùng trong những câu định nghĩa diễn giải khi nó nối hai động từ với nhau: như trong: thụy ngồi mà ngủ, lưu nằm mà trông[223]. Đôi khi dùng so sánh như dòng mô tả sau: thục 木兄 hình như thể cái thùng[297]. Một số ít trường hợp, câu bát lại có chín từ, do các âm vô quy tắc, ví dụ: mạt 食末 là đuôi ngựa, bộc người hầu ngựa xe[287].

 10. Cuốn từ điển song ngữ này còn hơn cả một bảng từ, nó còn cung cấp các tự vị của tiếng Việt thế kỷ 19 và tự dạng Nôm của chúng. Một ví dụ là chữ buông lung 木奔籠 được dùng để dịch từ Hán dịch đảng (là kẻ buông lung khác người). Hay như từ nốc (thuyền nhỏ) [295] và xấp xỏa [297] mà âm hiện nay là chập chõa/chập cheng. Hai bản in thường đưa ra âm phiên (âm Hán Việt và âm Nôm) và tự dạng Nôm khác nhau, ví dụ như: 朒羅嶎朔斏筃, 月羅嶎晦斏群渉西, có hai bản quốc ngữ khác nhau: nục là bữa sóc trăng non, thiếu là bữa hối trăng còn mái tây [Ch’en 182] và Nọc đêm sóc trăng non; chiếu đêm hối, trăng còn mái tây [Nguyễn Hữu Quỳ 87].

 11. Chữ Nôm dùng để ghi từ “ruộng” và “well” cung cấp một cứ liệu thú vị về sự phát triển loại văn tự bình dân này: từ dùng để ghi từ ruộng, còn được tìm thấy trong Bảng tra chữ Nôm [1976] nhưng không thấy trong Tự điển chữ Nôm [1971], dường như phản ánh ngữ âm Trung Bộ xưa gần với âm lộng , trong khi tự dạng khác phản ánh âm / uô / của miền Bắc, âm này gần với âm / wa / của từ quảng (phần thanh phù của chữ Nôm này) hơn.

 12. Ch’en [1971:17] cho rằng: tự biểu này hay hơn Nhất thiên tự, Ngũ thiên tự- những tác phẩm mà vua Tự Đức dựa vào đó để ngự chế tác phẩm này. Chúng ta cũng nhất trí với ông rằng: giống như hai tự biểu của tác giả khuyết danh trên - và cũng như Tam thiên tự mà Ngô Thì Nhậm (1786-1803) được coi là tác giả của nó, cuốn từ điển Hán Việt của vị vua của triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam này xứng đáng có thể được đặt cạnh nhau với tư cách là các tài liệu tra cứu tham khảo hữu dụng. Nó có thể được coi là “cuốn từ điển quan phương của triều Nguyễn xưa”, và chỉ ra hệ thống âm chuẩn của giáo dục thời bấy giờ [17]. Thực tế, đây còn là “cứ liệu chứng tỏ ước muốn của nhà vua và Nho sĩ nhằm dựng lại âm đọc truyền thống” , một mặt là để quy phạm hóa ngữ âm lưu hành trong giới quý tộc của đất thần kinh vào thế kỷ 19 [17]. Hơn nữa, những phân tích trên có thể phát lộ ra những yếu tố từ vựng và ngữ âm thú vị của tiếng Việt vào thời điểm đầu của giai đoạn thực dân.

NĐH.1995

TTD dịch

(Dịch từ nguyên bản tiếng Anh A Preliminary Study of TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC- a 19th-Century Chinese-Vietnamese Dictionary của Gs.Nguyễn Đình Hòa đăng tải trên Mon-Khmer Study 26:207-216.www.sealang.net/mks/copyright.htm)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ch’en Ching Ho, ed. Tự Đức Thánh chế tự học giải nghĩa ca dịch chú, Original Text and Transcription in chữ Quốc ngữ with Introduction and Annotation. Hongkong, The Chinese university of Hongkong, 1971.

Đào Duy Anh, Giản yếu Hán Việt Từ Điển, Minh Tân, Paris, 1950 (Tái bản).

Huỳnh Sanh Thông, The Heritage of Vietnamese Poetry, New Haven, CT: Yale University Press, 1979.

Nguyễn Đình Hòa, Nhất thiên tự, Văn hóa nguyệt san 12.10. 1665-1678, 1963.

Nguyễn Đình Hòa. On “Cultural” Dictionaries in Vietnamese. Lexicographica.3, 1987, tr. 142-157.

Nguyễn Đình Hòa. 1989a. The Book of One Thousand Characters (Tam thien Tu). Carbondale, IL: Asia Books.

Nguyễn Đình Hòa. 1989b. The Book of Three Thousand Characters (Tam thien Tu) by Ngô Thì Nhậm. Carbondale, IL: Asia Books.

Nguyễn Đình Hòa, Graphemic Borrowing from Chinese: the Case of Chữ Nôm- Vietnamese’s Demotic Script. The Bulletin of the Institute of History and Philology. Academia Sinica. Vol.LXI, Part II. Taipei, Taiwan, China, 61: 383-432. 1990.

Nguyễn Đình Hòa, An 18th –Century Chinese-Vietnamese Dictionary: the Book of Three Thousand Characters. Paper given at the 183rd Annual Meeting of the Americal Oriental Society,1973.

Nguyễn Hữu Quỳ, Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca, tập I, Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách văn hóa, Saigon, 1971.

Nguyễn Phúc Hồng Nhậm [Tự Đức], Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca, Huế, Quốc sử quán, 1898.

Nguyễn Quang Xỹ-Vũ Văn Kính, Tự điển chữ Nôm, Trung tâm học liệu, Saigon, 1971.

Thiều Chửu, Hán Việt tự điển, Đuốc Tuệ, Hanoi, 1942 [tb: Khai Trí, Saigon, 1960].

Thompson, Laurence C. 1965. A Vietnamese Grammar. Seattle: University of Washington Press [Reprint Edition as A Vietnamese Reference Grammar (ed.Stephen O’Harrow), Honolulu: University of Hawaii Press, 1987.]

Viện ngôn ngữ học, Bảng tra chữ Nôm, , Khoa học Xã hội, Hanoi, 1976.

Ý kiến bạn đọc
05 Tháng Tám 201608:01
Khách
Xin lỗi, ông Trần Kinh Hòa là người Đài Loan.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20849)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19154)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40365)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21165)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 40953)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24015)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 22973)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17756)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26796)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20630)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33501)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20868)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28719)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12634)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25083)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19061)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17410)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25585)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18914)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18897)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28878)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18836)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33172)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38252)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31100)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18150)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24395)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19387)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17821)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22872)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17963)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 31990)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17300)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17332)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16008)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18513)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20697)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 17945)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20024)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14775)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20801)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15015)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15689)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12869)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14443)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14836)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29247)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12694)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14436)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
(Xem: 34228)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant