Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cảm Niệm Về Mẹ

29 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 17294)
Cảm Niệm Về Mẹ

CẢM NIỆM VỀ MẸ


(Kính dâng mẹ cụ bà Nguyễn thị Sáu)
Hư Thân Huỳnh Trung Chánh

cam_niem_ve_me

THAY LỜI TỰA


Mẹ tôi có ba người con: Con trai lớn là Huỳnh lê Tiến, cô gái út là Huỳnh thị Mỹ Dung, tức văn sĩ Huỳnh Dung, và chúng tôi là Huỳnh trung Chánh. Trong ba anh em, nếu kể đến lòng hiếu thảothương yêu mãnh liệt có lẽ tôi không sánh bằng anh em tôi, nhưng tôi là đứa con có cơ duyên gần gũi với bà, chia sẽ đắng cay với bà vào những giây phút hiểm nguy trên cuộc đời như lần đi xuồng chèo trên giòng Cửu Long giữa cơn binh lửa từ Trà Vinh về Cao Lãnh năm 1945, lần gay go vượt biển đến trại tị nạn Mã Lai năm1977, và lần cuối cùng đưa bà rời cõi Ta Bà đầy khổ lụy nầy. Tôi cũng là đứa con thích cười giỡn với bà, ngắm nhìn bà và thường lắng nghe bà thổ lộ chuyện ngày xưa. Nhờ vậy, giờ đây những kỹ niệm thân thương đó mới có thể tự động tuần tự hiện về, để cô đọng thành những giòng cảm niệm cho tập sách mỏng manh nầy.

Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng, ngọt ngào đậm đà như “chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau...”

Riêng tôi, một hôm ngắm nhìn mẹ, tôi bỗng khám phá rằng mẹ tôi chính thực là một “Quan Thế Âm Bồ Tát”, người lúc nào cũng thường trực nghe ngóng theo dõi từng đứa con, đứa cháu cùng bao kẻ thân sơ khác để sẵn sàng xả thân mình chở che, chăm sóc mọi người. (Tôi đã viết truyện ngắn hư cấu tựa đề “Quan Âm tóc rốidựa vào cảm xúc nầy)

Tóm lại, với tôi mẹ là tất cả, dẫu có thời giờ tôi cũng không đủ khả năng, ngôn từ để mô tả tấm lòng bao la của mẹ, huống vì trong phạm vi ngắn ngủi của phần Thay Lời Tựa nầy, nên tôi chỉ xin trích sơ lược vài đặc điểm của bà như dưới đây :

Mẹ tuân lệnh nghiêm đường lập gia đình năm 19 tuổi, chồng vĩnh viễn ra đi năm 29 tuổi, ở lứa tuổi nhan sắc vẫn mặn mà, bao người rấp tâm tán tỉnh, mà mẹ tôi vẫn tạc lòng tạc dạ, thờ chồng nuôi con. Lòng thủy chung chân chất của bà lúc nào cũng bền bĩ không phai, cho dù đến khi tuổi đã gần 90 bà vẫn yêu chồng tha thiết đậm đà như xưa. Vào tuổi nầy, tuy đầu óc đã lẫn quên nhiều, nhưng ký ức về thời gian trẻ thơ, kỹ niệm những ngày chung sống với chồng, lễ vấn danh, lễ cưới... thì bà vẫn nhớ từng chi tiết nhỏ. Mắt bà vẫn sáng ngời, tràn ngập hạnh phúc mỗi khi kể tôi nghe chuỗi ngày xưa ấm êm ấy. Có lần bà nói nhỏ với tôi : “Má có bài thơ nầy viết về ba, con nên ghi lại kỹ niệm”. Rồi bà chậm chậm đọc cho tôi chép trọn bài thơ ba mươi hai câu. Tôi xin trích ra bốn câu kết như sau : 

Anh hãy chờ em chốn cữu tuyền
Cùng nhau dìu dắt đến cung thiên
Nơi miền Tiên cảnh lòng vui thỏa
Đây chốn nghìn thu giấc ngủ yên.

Bài thơ thương nhớ chồng mong tái ngộ với chồng ở suối vàng nầy bà sáng tác vào năm 44 tuổi mà đến khi 88 tuổi bà vẫn còn nhớ rõ, đúng là mối tình chung thủy vĩnh viễn không phai. (Điều kỳ lạ là bà đã sáng tác hơn trăm bài thơ, tôi đánh máy in thành tập để bà tặng thân hữu, nhưng bà quên tuốt luốt không nhớ bài nào khác, kể cả chuyện in sách nữa.) 

Lòng hiếu thảo của mẹ tôi cũng cao cả hiếm có. Trong thời chiến tranh, khi hoa lợi ruộng vườn yếu kém, ông bà ngoại tôi già yếu bệnh hoạn triền miên, cần có đứa con sớm hôm gần gũi. Chị em không ai đáp ứng được, nên mẹ tôi quyết định hi sinh về quê báo hiếu mẹ cha ròng rã hơn mười năm trời. Trong thời gian nầy, mẹ tôi phải gánh chịu bao nỗi nhọc nhằn gian khổ khi bà ngoại bị bệnh liệt giường đến ba năm, ông ngoại cũng nằm một chỗ đến sáu tháng, mà mẹ vẫn không tiếng thở than trách móc chị em. Ông bà ngoại từ trần, mẹ tôi hoan hỷ bàn giao tất cả tài sản của ngoại cho người chị, rồi về Saigon hẩm hiu sống với đám con.

Tôi không có thời giờ kể lể dài dòng về lòng tận tụy hi sinh của bà đối với con cháu, chỉ xin nhắc lại một điều là, với ai, dù thân hay sơ mẹ tôi đều đối xử ngọt ngào đầy ấp tình thương, đến nỗi sau ba mươi năm mất liên lạc, mà cô Nguyễn thị Rê người làm công năm xưa vẫn cảm động rưng rưng nước mắt khi nhắc về bà, và tôn xưng bà là bậc có hạnh Bồ Tát.

Năm sau cùng nầy, sức khỏe của mẹ tôi suy sụp nhanh chóng. Thú thật là có nhiều lúc, tôi tự cảm thấy xấu hỗ vì nghĩ mình chưa lo cho mẹ vuông tròn như lòng mong muốn. Niềm an ủi lớn lao của tôi, là mẹ tôi biết thành tâm “Niệm Phật”. Mẹ con chúng tôi ước nguyện sẽ gặp lại nhau ở cõi Phật, nên dù bệnh hoạn yếu đuối như thế nào, mẹ con chúng tôi cũng cùng Niệm Phật với nhau. Ngày 18.05.2007, mẹ tôi yếu lắm không nói nổi lời nào, vậy mà, trong khi ngồi cạnh bà Niệm Phật, mấy lần tôi lắng nghe được tiếng thì thào của bà Niệm Phật theo tôi. Hôm sau thì bà lìa trần nhẹ nhàng ngủ yên trong tư thế ngồi dựa. Sau tám giờ hộ niệm, theo ni sư Như Phương và nhận xét riêng tôi thì mặt bà vẫn tươi nhuận, lưỡi bà có phần tươi hơn, và khi nhà quàn cho bà nằm xuống để chuyển đi, thân thể vẫn mềm mại bình thường.

Sau đó, hằng ngày trước bàn thờ bà, tôi vẫn “động viên” bà : “Má ơi! Giờ nầy dù má đã hay đang về cõi Phật, xin má thương con tiếp tục Niệm Phật nghen má. Má Niệm Phật cho má mà cũng Niệm Phật để ủng hộ con nữa, thì mới mong mẹ con mình cùng sanh về cõi Phật!”

Trong khi thỏ thẻ với bà, vào ngày thứ hai sau khi bà lìa đời, tôi bỗng cảm ứng ra một bài kệ nôm na, mà bạn đọc có thể đánh giá như là một bài thơ con cóc ngô nghê. Riêng tôi khi đọc tụng bài kệ nầy, tôi cảm thấy lòng mình ấm áp, tràn ngập thương yêuniềm tin, nên xin ghi lại để cống hiến quý đọc giả :

Má thương con thì má Niệm Phật
Con thương má thì con Niệm Phật 
Mẹ con mình đồng Niệm Phật 
Nam mô A Di Đà Phật 
Nam mô A Di Đà Phật 
Nam mô A Di Đà Phật 

Tôi hy vọng bạn đọc nào có hoàn cảnh tương tợ như tôi xử dụng bài kệ nầy trao cho thân nhân cũng đón nhận mối giao cảm sâu xa của người mình thương như tôi vậy.

Mẹ lìa trần tuy mất mát, nhưng tôi không buồn.Thật ra thì tôi rất hoan hỷ, hoan hỷtin tưởng rằng mẹ tôi không bao giờ chết cả, và như hai mẹ con tôi đã ước hẹn với nhau, chúng tôi sẽ còn gặp lại nhau nơi cõi Phật.

-oOo-

Trên đây chỉ là vài nét phát họa về mẹ trong tập cảm niệm. Tập sách nầy gồm bốn bút ký viết rải rác từ năm 2003 đến nay: Tản mạn về Cần Thơ, Ngày tháng già nua, Sống bù cho con và Năm tháng cuối đời, nội dung là những mẩu chuyện chấp nối ghi lại vài hình ảnh sống thực của mẹ tôi ngày xa xưa cho đến khi từ giả cõi Ta bà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 20005)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18199)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32848)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18797)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31651)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32576)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20144)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20329)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23796)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23908)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15128)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant