Phần C: KẾT LUẬN
Khoa học không lương tri chỉ là sự tàn lụi của tâm linh. Đó là câu châm ngôn Pháp: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme ” thường được nhắc nhở đến, mỗi khi người đời gặp tai nạn do khoa học gây nên.
Tuy nhiên, không phải tất cả những phát minh của khoa học đều đem lại khổ đau cho con người. Từ thế kỷ 15, 16 có những phát minh như phát minh về ấn loát, về hơi nước, về điện v.v... đã đem lại rất nhiều lợi ích cho nhân loại, đã làm cho cuộc sống của con người trên quả đất càng thêm tươi đẹp. Do đó chúng ta thấy rằng nếu vì lợi ích chung mà chúng ta áp dụng khoa học để sáng tạo thì đó là tiến bộ về cả 2 mặt vật chất lẫn tinh thần, còn nếu vì quyền lợi riêng tư của 1 số ít cá nhân, của 1 số nước mà phát minh những vũ khí giết người hàng loạt thì đó là tàn phá, hỗn loạn, hủy diệt.
Nhưng trên thực tế, dù các tôn giáo, các tổ chức từ thiện, các nhà hiền triết, từ lâu đã lớn tiếng kêu gọi các lãnh tụ trên thế giới hãy thương yêu nhau, hãy tương trợ lẫn nhau, chiến tranh đến ngày nay vẫn còn lan tràn, hết khu vực này lại sang khu vực khác, ngay trong 1 nước hoặc trong nhiều nước. Đau thương, tang tóc vẫn sờ sờ trước mắt. Như đã nói, bao lâu khổ đau còn dày vò chúng sanh thì pháp Quán Thế Âm còn phải được hành trì liên tục, không gián đoạn. Pháp Quán Thế Âm chính là cứu khổ, cứu nạn, pháp vô úy cần phải được phổ biến khắp nơi, khắp chốn. Sở dĩ chúng sanh đau khổ là vì lục căn còn nhiễm lục trần, vì tâm của chúng sanh còn bị nhiễm ô, còn bị cuốn bởi ngoại cảnh.
Nhưng muốn cho lục căn khỏi bị nhiễm ô thì chúng ta phải tu tập pháp nhỉ căn viên thông của Bồ Tát Quán Thế Âm vốn là 1 pháp dễ hành nhứt, dễ giúp đạt kết quả nhanh nhứt. Trong 6 căn chỉ có nhỉ căn là căn có nhiều công đức hơn hết, đúng như lời nhận xét của Bồ Tát Văn Thù khi Ngài chọn lấy pháp này làm pháp tu chánh yếu cho chúng sanh mai sau trong số 25 pháp tu chứng của các vị A La Hán và Bồ Tát.
Nhưng để cho thích hợp với người đời nay, Chân sư chúng tôi không ngần ngại gọi nó dưới 1 cái tên khác, đó là pháp lắng nhìn, lắng nghe vô sở thọ. Nói cách khác, đó là pháp nghe như không nghe mà lại nghe như thật, pháp thấy như không thấy mà lại thấy như thật.
Tuy chúng ta sống trong đời, lúc nào cũng nghe, cũng thấy, nhưng chúng ta không khổ, không lo, không sợ, đó là vì chúng ta biết cách nghe, biết cách thấy theo pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Nếu chúng ta không khổ, không lo, không sợ tức là chúng ta đã được giải thoát khỏi các phiền não đang trói buộc người đời. Mà giải thoát được tức là chúng ta đả được an vui và hạnh phúc ngay trong đời này, chớ không cần phải đợi đến lúc lâm chung, lìa bỏ thân xác mới trở về cõi Cực Lạc hay Thiên Đàng để được hưởng hạnh phúc đời đời như các tôn giáo thường dạy.
An vui, hạnh phúc khổ đau, sầu thảm, tất cả đều ở nơi tâm mình. Nếu tâm mình đã vô sở thọ, đã vô trụ rồi thì đâu còn phân biệt an vui hay khổ đau ?
Vì thế mới nói rằng thành tựu được pháp lắng nhìn, lắng nghe vô sở thọ rồi thì chúng ta liền được tự tại, tức là được tự do trong hiện tại, chúng ta liền được an nhiên trước mọi diễn biến của cuộc đời.
Song song với việc hành pháp bất nhiễm như trên, chúng ta còn phải chiếu soi nội tâm để kịp thời giác các tạp niệm và vọng niệm luôn xẹt ra trong đầu.
Áp dụng chơn lý Ngũ uẩn giai không, nói cách khác, vọng tức chơn, chúng ta mới thấu rõ vọng niệm, tạp niệm cũng đều là chơn niệm. Áp dụng thường xuyên chơn lý đó, chúng ta lần hồi sẽ chứng ngộ vô phân biệt trí, bình đẳng tánh trí. Mà chứng ngộ như thế là chúng ta đã hòa nhập được Chơn Như, đã hoàn tất lộ trình đi từ Sắc trở về Không.
Lộ trình này tuy dài và khó nhưng chúng ta không nên ngại núi e sông, chúng ta hãy vững tâm từng bước, từng bước tiến lên bằng cách phát huy tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả của Bồ Tát Quán Thế Âm qua pháp Phổ Môn cứu khổ cứu nạn của Ngài. Chúng ta không cần phải đợi đến khi hòa nhập được Chơn Như hoàn tất lộ trình tu Huệ, mới phát đại nguyện độ sanh, bởi lẽ thế giới, đất nước khổ đau đang chờ đôi bàn tay cứu vớt của chúng ta. Chỉ cần tỏ ngộ được Phật tâm nơi lòng thì chúng ta có thể bắt đầu song tu Phước Huệ. Phước ở đây không phải là báo mà người đời thường mong cầu khi họ bố thí, giúp người, trái lại song tu phước huệ có nghĩa là song tu công đức và trí huệ.
Công đức ở trong Chơn Như mà Chơn Như thì vô hình, vô tướng, trùm khắp vũ trụ bao la, nên công đức cũng vậy, cũng vô biên, không bờ, không bến, không thể suy lường.
Nhưng muốn tạo dựng công đức và trí huệ, chúng ta phải giữ tâm vô sở thọ, vô trụ khi đối cảnh, đối pháp, khi làm việc hay rảnh rỗi nghĩa là tâm chúng ta lúc nào cũng bình thường, không loạn động.
Mà hễ tâm không loạn động, được bình thường thì huệ khai, trí huệ hiện bày. Nhờ vậy mà chúng ta có thể tùy duyên ứng phó mọi việc trên đời để đem lại lợi lạc cho người.
Vì thế chúng ta mới thấy rằng công đức tức là trí huệ. Tuy phân tách làm hai nhưng công đức và trí huệ chỉ là 1 mà thôi. Lúc đầu khi chúng ta còn chấp thì việc tu phước chỉ nhằm mục đích hưởng phước báo. Nhưng khi 1 niệm đã ngộ, tâm không còn chấp nữa, thì phước báo năm xưa liền biến thành rừng công đức.
Hành pháp Phổ Môn cứu khổ, cứu nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm với tâm vô trụ tức là song tu Phước huệ, song tu công đức và trí tuệ.
Sau cùng, nếu muốn gia tốc việc xây dựng, củng cố và hoàn mãn công đức, chúng ta không thể không hành trì Mật Tông với các câu chú của Bồ Tát. Tùy sở thích, chúng ta có thể trì niệm 1 thần chú mà thôi như thần chú Bát Nhã hay thần chú Chuẩn Đề. Thành tựu 1 thần chú tức là chúng ta sẽ thành tựu tất cả bài chú còn lại của Ngài, bởi lẽ lúc đó chúng ta đã có đủ thần lực để có thể thành tựu mọi thần chú khác. Lúc đó lực tâm của chúng ta đã hòa nhập cùng với lực của vũ trụ, cả 2 lực nay thành 1 lực.
Dù không móng tâm mong cầu thần thông, nhưng lúc đó chúng ta có thể diệu dụng Chơn Như, nghĩa là chúng ta có thể hiển bày các đại thần thông tam muội, khó thể nghĩ bàn.
Chúng
tôi nghĩ rằng trong thời kỳ đấu tranh dai dẳng như hiện
nay, thời kỳ mà nhân loại còn đang chìm đắm trong đau khổ,
quyển sách nhỏ này sẽ đem lại nhiều lợi lạc cho những
ai đã nuôi sẵn chí hướng giải khổ cho mình và cho người,
chí hướng tự độ và độ tha.
HẾT.
10
ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA
NGƯỜI
TU ĐẠI THỪA
Người tu Đại Thừa cần phải hiểu biết đúng Phật pháp vì có hiểu biết đúng mới hành động đúng, mà hễ hành đúng thì đạt kết quả đúng, tức là được an vui và hạnh phúc, được giải thoát khỏi các phiền não, khổ lụy ngay trong kiếp sống hiện tại. Do đó, chúng ta cần phải nhớ và thực hành 10 điều căn bản sau đây:
Điều 1. Lìa đời để đi tìm đạo giác ngộ là 1 hành động vô bổ giống như đi tìm sừng thỏ, lông rùa. Vì thế xuất gia tâm cần thiết hơn xuất gia tướng.
Điều 2. Quy y Tam Bảo có nghĩa là nương theo Phật, Pháp, Tăng nơi lòng mình, mà Phật, Pháp, Tăng chính là Pháp thân, Báo thân và Hóa thân, cũng là Giới, Định, Huệ và cũng là Không, vô tướng, vô tác.
Điều 3. Vạn Pháp đều lá Phật pháp, là pháp giải thoát vì chúng hiển thị lẻ diệu của Pháp Hoa. Khi đối cảnh, đối pháp mà mình có cái nhìn bình đẳng, không hai, vô phân biệt, không chấp chánh, tà, lành dữ, vui buồn thì ngay lúc đó tâm mình đã được bình thản, rỗng rang, tự tại thoát khỏi sự lôi cuốn của ngoại cảnh, lục căn của mình không còn nhiễm lục trần. Tâm đó chính là tâm vô trụ nơi các pháp, trong tư duy, lời nói và việc làm.
Điều 4. Tâm vô trụ, tâm không chỉ có thể thành tựu được khi mình đã thực hành lâu ngày pháp tu nhĩ căn viên thông còn gọi là pháp lắng nhìn, lắng nghe vô sở thọ.
Điều 5. Khi tâm đã thật sự vô trụ rồi thì liền đó 4 trọng giới Dâm, Sát, Đạo, Vọng đều vắng lặng, tâm không bị loạn động, luôn ở trong Định bởi lẽ mình đã thâm nhập diệu lý vạn pháp đều không, đều lưu xuất từ chỗ CHƠN KHÔNG MÀ DIỆU HỮU. Giới, Định, Huệ lúc đó được tròn đầy.
Điều 6. Chấp ngã là chấp thân tâm này là Ta thật để rồi suốt đời lao tâm nhọc trí tìm cách củng cố cái Ta và phát triển những gì thuộc về Ta. Muốn dứt trừ tâm chấp ngã, chúng ta cần phải hành chánh niệm tức là thường xuyên trì niệm chơn ngôn hoặc niệm 6 chữ Di Đà.
Chánh niệm không phải chỉ gồm đơn thuần những niệm lành Từ, Bi, Hỉ, Xã, trái lại nó còn có nghĩa là khi khởi niệm tưởng các việc đã qua để làm dữ kiện cho tư duy hiện tại, thì đừng để cho tất tình khởi theo niệm tưởng đó. Như thế mới gọi là niệm mà vô niệm.
Ngoài ra, mình còn phải chánh giác, luôn tỉnh táo để kịp thời biết được các tạp niệm vừa mới xẹt ra trong đầu.
Điều 7. Chánh kiến là tỏ ngộ và thâm nhập 4 đặc tánh Thường hằng, Năng sanh, Chiếu soi và Thanh tịnh của Chơn Như, từ đó mới thấy được vạn pháp như thật, viên dung tướng tánh và không còn mê mờ trước các ảo ảnh, ảo giác của cuộc đời.
Điều 8. Ngồi mãi để trụ tâm, quán tịnh là bệnh, không phải là Thiền. Định, Huệ hay Thiền là chiếu soi nội tâm. Pháp chiếu soi chính là pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không.
Điều 9. Cần phát huy hạnh nhẩn nhục đối với mọi người vì nó có công năng dứt trừ tâm phân biệt. Đừng bao giờ phản đối, tranh cải với bất cứ ai, đừng chấp chặt ý kiến của mình để áp đặt lên người khác, bởi lẽ những điều thấy, nghe, hay, biết của mình chưa chắc là đúng, mà dù cho có đúng cũng chưa chắc gì được dễ dàng chấp nhận.
Điều
10. Kiến tánh là thấy được ánh sáng của Đạo trong đời
sống, thấy được tánh năng sanh, năng hóa của Chơn Như tức
là sự diệu dụng không thể nghĩ bàn của pháp giới nhằm
thúc đẩy sự tiến hóa chung của vạn vật và muôn loài chúng
sanh.
Ðảnh
Chú Đại Bi
(Maha
Karuna Dharani) Vô Ngại Đại Bi Tâm DALANI
“ Nay con xin sám hối tất cả tội lỗi mà con đã gây nên từ trước đến giờ bởi tham, sân, si, và thân, khẩu, ý. Con thành tâm nguyện tiêu trừ hết, không còn tái phạm. “
Nay con xin nguyện cầu Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi độ cho con được…
Nam mô Hội Thượng Phật, Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Quán Thế Âm, quảng đại, viên mãn, vô ngại Đại Bi tâm Ðàlani.
1.
Namah Ratnatrayaya. 43.Sara Sara.
2.
Namo Arya- 44.Siri Siri.
3.
VaLokitesvaraya. 45.Suru Suru.
4.
Bodhisattvaya 46.Bodhiya Bodhiya.
5.
Mahasattvaya. 47.Bodhaya Bodhaya.
6.
Mahakaruniakaya. 48.Maitriya.
7.
Om. 49.Narakindi.
8.
Sarva Rabhaye. 50.Dharsinina.
9.
Sudhanadasya. 51.Payamana.
10.Namo
Skrtva i Mom Arya- 52.Svaha.
11.Valokitesvara
Ramdhava. 53.Siddhaya.
12.Namo
Narakindi. 54.Svaha.
13.Herimaha
Vadhasame. 55.Maha Siddhaya.
14.Sarva
Atha. Dusubhum. 56.Svaha.
15.Ajeyam. 57.Siddhayoge
16.Sarva
Sadha. 58.Svaraya.
17.Namo
Vaga. 59.Svaha.
18.Mavadudhu.
Tadyatha. 60.Narakindi
19.Om.
Avaloki. 61.Svaha.
20.Lokate. 62.Maranara.
21.Karate. 63.Svaha.
22.Ehre. 64.Sirasam Amukhaya.
23.Mahabodhisattva. 65.Svaha.
24.Sarva
Sarva. 66.Sarva Maha Asiddhaya
25.Mala
Mala 67.Svaha.
26.Mahe
Mahredhayam. 68.Cakra
Asiddhaya.
27.Kuru
Kuru Karmam. 69.Svaha.
28.Dhuru
Dhuru Vajayate. 70.Padmakastaya.
29.Maha
Vajayate. 71.Svaha.
30.Dhara
Dhara. 72.Narakindi Vagaraya.
31.Dhirini. 73.Svaha
32.Svaraya. 74.Mavari Samkraya.
33.Cala
Cala. 75.Svaha.
34.Mamavamara. 76.Namah Ratnatrayaya.
35.Muktele. 77.Namo Arya-
36.Ehe
Ehe. 78.Valokites-
37.Cinda
Cinda. 79.Varaya
38.Arsam
Pracali. 80.Svaha
39.Vasa
Vasam 81.Om. Siddhyantu
40.Prasaya. 82.Mantra
41.Huru
Huru Mara. 83.Padaya.
42.Huru
Huru Hri. 84.Svaha.
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam
Mô Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Tự Tại Quán
Thế Âm.
Ðảnh
Chú Đại Bi
(Maha
Karuna Dharani) Vô Ngại Đại Bi Tâm DALANI
“ Nay con xin sám hối tất cả tội lỗi mà con đã gây nên từ trước đến giờ bởi tham, sân, si, và thân, khẩu, ý. Con thành tâm nguyện tiêu trừ hết, không còn tái phạm. “
Nay con xin nguyện cầu Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi độ cho con được…
Nam mô Hội Thượng Phật, Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Quán Thế Âm, quảng đại, viên mãn, vô ngại Đại Bi tâm Ðàlani.
Namo
ratnatràyàya.
Namo
Aryà valokiteshvaràya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.
Om.
Sarva rabhaye Sudhanadàsya.
Namo
Skritva I mom Aryà Valokitesvara Rambhava.
Namo
Narakindi Herimahà Vadhàsame.
Sarvà
athas Dusubhum ajeyam sarva sarva namovarga Mavàdudhu. Tadyathà.
Om.
Avaloki lokite karate.
Ehre,
Mahà bodhisattva Sarva Sarva, Mala Mala.
Mahe
Mahredhayam kuru kuru karman.
Dhuru
Dhuru, vajàyate Mahà vajayate.
Dhara
Dhara, Dhirini Svaràya.
Chala
Chala, Mamavamara Muktele
Ehe
Ehe, Cinda Cinda. Arsam prachali.
Vasa
Vasam, prasàya Huru Huru Mara.
Huru
Huru Hri, Sara Sara, Siri Siri, Suru Suru.
Bodhiya
Bodhiya, Bodhaya Bodhaya.
Maitreya,
Narakindi Dharsinina.
Payamana
svaha, Siddhaya svàhà.
Maha
Siddhàya svaha.
Siddhayoge
Svaraya svaha. Narakindi svàhà.
Marànarà
svaha. Sirasam Armukhàya svaha.
Sarva
Mahà Asiddhaya svaha. Chakra Asiddhaya svaha.
Padmakastaya
svaha. Narakindi Vagaraya svaha.
Mavari
Samkraya svaha.
Namo
Ratnatràyàya.
Namo
Aryàvalokiteshvaraya svaha.
Om,
Siddhyantu mantra pàdàya. Svàhà.
Nam
Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam
Mô Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Tự Tại Quán
Thế Âm.
TÂM
CHÚ LỤC TỰ ĐẠI MINH
Om
Ma Ni Pad Me Hum
PHẬT
MẨU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ
Phần
Qui Kính
Khởi
thủ quy y Tô Tất Đế
Đầu
diện đảnh lễ Thất Cu Chi
Ngã
kim xưng tán Đại Chuẩn Đề
Duy
Nguyện từ bi thường gia hộ.
(1
lạy)
Tâm
Chú
Namo
saptanam samyak sambodhi Kothinam Tadyatha.
Om
chale chole chunde svaha. Bhrum.
KỆ HỒI HƯỚNG
Quán
Thế Âm tức Diệu Âm,
Từ
Bi cứu khổ che trăm vạn người.
Thế
Âm tuy ở xa vời.
Bao
trùm khắp cõi như Triều Hải Âm.
Thế
Âm cũng tức Phạm Âm.
Yêu
thương sanh chúng ngàn năm dạy đời.
Pháp
Ngài như ngọc sáng ngời,
Hành
trì khuya sớm chẳng dời đổi tâm.
Cốt
sao làm chủ hai tâm,
Sanh
sanh diệt diệt âm thầm truy ra.
Những
mong khắp chốn, khắp nhà,
Phổ
Môn tu tập Ta Bà độ sanh.
Nam
Mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam
Mô Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Tự Tại Quán
Thế Âm.
Avalokiteshvara
Mandala
Nam
Mô Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Tự Tại Quán
Thế Âm
WP: Nguyên Tín và Tịnh Hương
Bài Đọc Thêm:Nguồn gốc tích truyện Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện
Source: thuvienhoasen