Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần I: Mục Đích Của Cuộc Đời

02 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 9076)
Phần I: Mục Đích Của Cuộc Đời

NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC - THE ART OF HAPPINESS

Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt maBác Sĩ Howard C. Cutler
Dịch Giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California, Hoa Kỳ - Phật Lịch 2547 - D.L. 2003

PHẦN I
MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI

 

CHƯƠNG 1
QUYỀN HƯỞNG HẠNH PHÚC

"Tôi tin là mục đích chính của cuộc đời là tìm cầu hạnh phúc. Điều đó thật rõ ràng. Dù ta tin vào tôn giáo hay không, dù ta tin vào tôn giáo này hay tôn giáo kia, tất cả chúng ta đều tìm cầu điều tốt đẹp hơn trong đời sống. Vấy nên, tôi nghĩ rằng, động cơ chính của cuộc đờitiến tới hạnh phúc." 

Bằng những lới nói ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trước một số cử tọa đông đảo tại Arizona cốt lõi thông điệp của Ngài. Nhưng việc cho rằng mục đích của đời sốnghạnh phúc dấy lên câu hỏi trong tâm tôi. Sau này, khi không có ai, tôi hỏi Ngài:"Ngài có hạnh phúc không?" 

"Có" Ngài trả lời. Ngài ngưng một chút và thêm "Có .. chắc chắn có". Có một sự thành thực thanh thản trong giọng nói của Ngài để lại không chút nghi ngờ - một sự thành thực phản ảnhvẻ mặt và trong ánh mắt của Ngài. 

"Nhưng có phải hạnh phúcmục tiêu hợp lý cho hầu hết tất cả chúng ta không? Tôi hỏi, "Có thể thực sự có được không?"

"Được. Tôi tin là hạnh phúcthể đạt được do sự huân luyện tâm" 

Ở mức độ sơ đẳng con người, tôi không thể không trả lời về khái niệm về hạnh phúc là một mục tiêuthể đạt được. Tuy nhiên là một nhà chuyên gia tâm thần học, tôi gánh nặng những khái niệm như niềm tin của Freud là " ta cảm thấy muốn nói rằng cái ý định con người phải được 'hạnh phúc' không được bao gồm trong ý định của Đâng Sáng Tạo". Kiểu dạy dỗ này đã dẫn nhiều người trong nghề nghiệp của tôi tới kết luận tàn nhẫn trong đó kết luận tàn nhẫn nhất mà người ta hy vọng là sự biến cái đau khổ cuồng loạn thành sự bất hạnh chung." Từ quan điểm này, đòi hỏi có một con đường đã được định rõ đưa tới hạnh phúc dường như là một khái niệm hết sức cơ bản. Khi tôi nhìn lại những năm tháng được đào tạo về ngành tâm thần học, tôi có thể nhớ lại là rất hiếm nghe thấy từ "hạnh phúc" cả khi đề cập về mục tiêu chữa bệnh. Đương nhiên có nhiều những bài nói về cách giảm bớt những triệu chứng thất vọng hay lo lắng của bệnh nhân, giải quyết những mâu thuẫn nội tâm hay những vấn đề quan hệ, nhưng không bao giờ bày tỏ rõ ràng mục tiêu tiến tới hạnh phúc

Ở phương Tây quan niệm đạt hạnh phúc thực sự dường như luôn luôn không được rõ ràng, khó nắm bắt và không thể hiểu được. Ngay cả chữ "hạnh phúc" có nguồn gốc từ tiếng Băng Đảo "happ", có nghĩa là vận đỏ hay cơ may mắn. Hầu hết chúng ta, dường như, chia sẻ quan niệm về bản chất huyền bí của hạnh phúc. Vào những lúc vui sướng mà cuộc sống đem lại, hạnh phúc hình như giống cái gì đó đến bất ngờ. Đối với tâm trí Tây Phương của tôi, có vẻ không có loại công việc mà ta có thể phát triển, và duy trì, chỉ bằng cách rèn luyện tâm."

Khi tôi đưa ra lời phản đối, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích ngay." Khi tôi nói 'huấn luyện tâm'; trên phương diện ấy, tôi không có nói là "tâm" chỉ là khả năng nhận thức của trí tuệ người ta. Đúng hơn là, tôi dùng thuật ngữ đó theo nghĩa tiếng Tây Tạng "Sem", nó có một ý nghĩa rộng hơn nhiều, gần với 'tâm thần" hay 'tinh thần' hơn, nó bao gồm cả trí tuệcảm xúc, con tim và khối óc. Bằng một số kỷ luật tinh thần chúng ta có thể làm thay đổi thái độ, lối nhìn, và phương pháp sống của chúng ta

"Khi chúng ta nói về kỷ luật tinh thần, đương nhiên, liên can đến nhiều thứ, nhiều phương pháp. Nhưng nói chung, ta bắt đầu nhận diện những yếu tố dẫn đến hạnh phúc và những yếu tố dẫn đến khổ đau. Làm như vậy, ta có thể dần dần tiến đến loại bỏ các yếu tố dẫn đến khổ đau và vun đắp các yếu tố dẫn đến hạnh phúc. Phương pháp này là thế".

Ngài Đạt Lai Lạt Ma cho rằng Ngài đã tìm thấy một số hạnh phúc cá nhân. Suốt một tuần lễ Ngài ở Arizona, tôi đã chứng kiến Ngài bộc lộ sao mà hạnh phúc đến thế. Khi Ngài chìa tay ra cho người khác, để tạo sự đồng cảm và thiện chí, ngay cả trong các cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhất. 

Một buổi sáng, sau khi thuyết pháp cho đại chúng xong, Ngài đi bộ dọc theo lối dưới hàng hiên trở về khách sạn, bao quanh là đoàn tùy tùng thường lệ. Để ý đến một nhân viên trông nom khách sạn đứng cạnh cầu thang máy, Ngài dừng lại hỏi cô này "Cô là người ở đâu?" Cô có vẻ ngạc nhiên một lát vì ông khách ngoại quốc trong bộ y mầu nấu và có vẻ bối rối vì sự tôn trọng của đoàn tùy tùng. Rồi cô ta mỉm cườibẽn lẽn trả lời "Mễ Tây Cơ". Ngài chuyện trò với cô ta một lúc và bước đi để lại trên gương mặt cô ta niềm hân hoan và hứng thú. Sáng hôm sau, cũng vào giờ đó, cô này cũng đứng tại chỗ như hôm trước với một nhân viên khách sạn nữa, cả hai đều nồng hậu chào Ngài khi Ngài bước vào cầu thang máy. Sự tương tác thật ngắn ngủi, nhưng cả hai hình như phân khởi vì hạnh phúc khi trở lại làm việc. Sau đó cứ mỗi ngày lại có thêm một vài nhân viên khách sạn nữa đến đúng giờ và chỗ ấy, cho đến cuối tuần có nhiều chiêu đãi viên tề chỉnh trong bộ đồng phục xám-trắng đứng thành một hàng dài dọc theo con đường dẫn đến thang máy đứng chào đón Ngài. 

Ngày của chúng ta được đánh số. Vào mỗi khoảnh khắc, hàng ngàn trẻ sinh ra đời, số phận cho một số chỉ sống vài ngày hay vài tuần, và chết một cách bi thảm vì đau yếu hay bất hạnh khác. Số phận cho một số khác sống đến mức của thế kỷ, và có lẽ vượt qua cả mức này một chút, và nếm trải hương vị của cuộc đời phải xẩy ra: chiến thắng, thất vọng, vui sướng, hận thùyêu thương. Chúng ta không bao giờ biết được. Nhưng dù sống một ngày hay sống trăm tuổi, câu hỏi chính bao giờ cũng vẫn là: Mục đích cuộc đời là gì?" Cái gì làm cho đời sống của chúng ta có ý nghĩa?

Mục đích cuộc sống là tìm cầu hạnh phúc. Điều đó ình như là lẽ thường và những nhà tư tưởng Tây Phương từ Aristotle đến William James đều đồng ý về ý tưởng này Nhưng phải chăng đời sống không dựa vào sự tìm cầu hạnh phúc cá nhân bằng bản tính tự cho mình là trung tâm (ích kỷ), thấm chí buông thả (tư vị)? Không cần thiết. Thật ra, hết cuộc khảo sát này đến cuộc khảo sát khác cho thấy chính những người bất hạnh hay thường thu mình lại nhất và thường không thích giao du, ủ rũ, thấm chí thù địch. Trái lại người hạnh phúc, thường thấy thích giao du, linh hoạt, và sáng tạo, và có thể chịu đựng được những khó chịu thường nhật trong cuộc sống dễ dàng hơn người bất hạnh. Và quan trọng nhất là người ta thấy họ thương yêutha thứ nhiều hơn người bất hạnh.

Những nhà nghiên cứu cứu đã nghĩ ra một số thử nghiệm rất hay cho thấy người hạnh phúc biểu lộ một số đức tính như chân thật, sẵn sàng chìa tay giúp đỡ người khác. Chẳng hạn họ xoay trở để mang lại tâm trạng vui vẻ trong một đề tài thí nghiệm bằng cách dàn xếp cho người ta vô tình tìm được tiền trong một phòng điện thoại công cộng. Giả bộ là môt người xa lạ, trong những người thí nghiệm đi ngang qua và tình cờ để rớt nhiều giấy tờ. Người điều tra nghiên cứu muốn biết đối tượng có ngừng lại để giúp đỡ người lạ kia không. Trong một kịch bản khác, tinh thần của các đối tượng được nâng cao bằng cách nghe một bản hợp tuyển hài kịch, thì một người thiếu thốn (giả dạng để thí nghiệm) tiếp cận họ và hỏi vay tiền. Những người điều tra nghiên cứu khám phá ra rằng những đối tượng cảm thấy hạnh phúc thường sẵn sàng giúp đỡ hay cho vay tiền hơn là nhóm đối tượng cũng được đặt vào hoàn cảnh như vậy để giúp đỡ nhưng với tâm trạng không được khích lệ trước.

Trong khi những loại thí nghiệm này mâu thuẫn với khái niệm theo đuổiđạt được hạnh phúc cá nhân đều dẫn đến vị kỷ và tư vị thì chúng ta có thể tiến hành các cuộc thí nghiệm riêng của chúng ta trong phòng thí nghiệm của đời sống hàng ngày. Thí dụ, giả sử chúng ta bị kẹt xe. Sau hai mươi phút, cuối cùng nó bắt đầu chuyển động nhưng với tốc độ chậm như đi diễu hành. Chúng ta nhìn thấy xe bên cạnh bật đèn muốn chuyển làn đường đi trước mặt chúng ta. Nếu chúng ta ở trong tâm trạng vui vẻ, chúng ta sẵn sàng chậm lại và để cho xe ấy sang đi trước chúng ta. Nhưng nếu chúng ta cảm thấy khó chịu, phản ứng của chúng ta là tăng tốc độ để xe kia không sang được."Tôi lúc nào cũng bị kẹt xe nơi đây, tại sao họ không chứ?" 

Chúng ta bắt đầu với tiền đề căn bảnmục đích đời ta là tìm cầu hạnh phúc. Nhìn nhận hạnh phúc như một mục tiêu thực sự, ta có thể bước đi với những bước tích cực để thành công. Và ta bắt đầu nhận ra những yếu tố dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ học hỏi cách tìm cầu hạnh phúc, đem lợi ích không chỉ cho cá nhân mà cho gia đình và cả xã hội nói chung. 

CHƯƠNG 2
NGUỒN GỐC HẠNH PHÚC

Hai năm trước, một người bạn tôi có một sự may mắn bất ngờ. Muời tám tháng trước đó, cô ấy đã bỏ nghề làm y tá để đi làm việc cho hai người bạn bắt đầu mở một công ty y tế. nhỏ Hãng này thành công nhanh chóng, và chỉ trong vòng mười tám tháng họ được một hãng lớn mua lại bằng một món tiền lớn. Vì đã tham gia ngay từ lúc thành lập, dần dần bằng quyền mua cổ phần, bạn tôi đã nổi bật lên sau khi mua hầu hết các cổ phần - đủ cho cô ta có thể về hưu ở tuổi 32. Cách đây không lâu tôi gặp cô và hỏi cô hưởng sự vui vẻ ra sao với sự về hưu của cô. Cô nói " Thật là tuyệt diệu khi có thể đi du lịch và làm những việc mà tôi hằng mong muốn". Nhưng, cô nói thêm," Lạ lùng là sau khi những hân hoan vì được nhiều tiền qua đi, tất cả mọi sự trở lại bình thường. Tôi muốn nói là có những thứ khác biệt - tôi mua một cái nhà và đồ đạc- nhưng nói chung tôi cũng chẳng thấy hạnh phúc nhiều hơn trước đây"

Cũng trong khoảng thời gian mà bạn tôi thu được nhiều lờ lãi trời cho ấy, tôi có một người bạn khác cũng cỡ tuổi ấy phát hiện mang vi rút HIV. Tôi có nói chuyện với anh về việc anh đã phải đối phó với tình trạng HIV" như thế nào. Anh nói: "Đương nhiên đầu tiên tôi rụng rời cả người. Phải mất gần một năm, tôi mới chấp nhận sự thật là tôi thực sự mang vi rút HIV. Nhưng một năm qua mọi việc đã thay đổi. Dường như tôi ra ngoài hàng ngày nhiều hơn trước đây, và trên cơ sở từng lúc, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn trước. Tôi đúng là có vẻ cảm nhận được chuyện hàng ngày nhiều hơn, và may mắn cho tôi là cho tới này chưa có triệu chứngnghiêm trọng về bệnh AIDS cả và tôi có thể thực sự vui hưởng những gì tôi có. Dù cho tôi không mang vi rút HIV, tôi phải công nhận rằng trên một số phương diện nào đó đã biến đổi đời tôi trên những phương diện tích cực." 

"Trên những phương diện nào?" Tôi hỏi anh.

"Chẳng hạn như anh biết tôi thường có khuynh hướng là một nhà duy vật chủ nghĩa đã thành cố tật. Nhưng trên một năm qua đi đến chấp nhận cái chết của tôi đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới. Tôi bắt đầu khảo sát tính chất tinh thần lần đầu tiên trong đời tôi, đọc nhiều sách về đề tài này và nói chuyện với nhiều người... tôi khám phá ra nhiều điều mà trước đây tôi không bao giờ nghĩ tới. Điều đó khuấy động tôi vào buổi sáng khi thức dạy, xem hôm nay sẽ mang lại gì".

Hai trường hợp trên làm sáng tỏ cho vấn đề cốt yếu hạnh phúc được định đoạt do tình trạng của tâm hơn là do những biến chuyển bên ngoài. Thành công có thể dẫn đến cảm giác phân khởi tạm thời, hay thảm kịch có thể đưa chúng ta vào một giai đoạn thất vọng, nhưng sớm muộn thì toàn bộ mức độ hạnh phúc của chúng ta cũng có 

khuynh hướng chuyển trở lại điểm xuất phát nào đó. Các nhà tâm lý học gọi tiến trình này là sự thích nghi, và chúng ta có thể thấy nguyên tắc đó hành động ra sao trong đời sống hàng ngày, lên lương, xe mới, hay sự công nhận từ những người cùng địa vị có thể nâng cao tâm trạng của chúng ta một lúc nhưng chẳng bao lâu chúng ta lại trở về với mức hạnh phúc thường lệ. Cũng giống như vậy, tranh luận với bạn bè, xe đem sửa tại xưởng chữa xe, hay một vết thương nhẹ có thể đưa chúng ta vào một tâm trạng khó chịu, nhưng chỉ chừng vài hôm sau, tinh thần chúng ta lại trở lại bình thường

Khuynh hướng này không bị hạn chế trước những việc vặt vãnh hàng ngày nhưng vẫn còn dai dẳng ngay cả khi ở trong tình trạng hân hoan chiến thắng cực đoan hay thất bại hoàn toàn. Những nhà nghiên cứu khảo sát những người trúng số tại Tiểu Bang Illinois (Hoa Kỳ) và những người thắng trong các cuộc cá độ bóng đá tại Anh chẳng hạn, thấy rằng phân khích cao độ lúc đầu cưối cùng cũng qua đi, và những người thắng trở lại tầm hạnh phúc thường lệ. Và những cuộc nghiên cứu khác đã chứng minh rằng thậm chí cả những người bị đau khổ những vì những hậu quả bi thảm họa điển hình như ung thư, mù, hay tê liệt cũng khôi phục được hạnh phúc từng ngày ở mức bình thường hay gần bình thường sau một thời gian điều chỉnh thích hợp

Cho nên, nếu chúng ta muốn trở về với mức hạnh phúc tiêu chuẩn bất kể những hoàn cảnh bên ngoài ra sao thì điều gì xác định thước đo tiêu chuẩn? Và quan trọng hơn là, có thể thay đổi nó không, sửa ở mức độ cao hơn không? Nhiều nhà nghiên cứu mới đây lập luận rằng mức độ hạnh phúc tiêu biểu của cá nhân hay tình trạng sức khỏe do di truyền quyết định, ít nhất ở một mức độ nào đó. Những cuộc nghiên cứu như cuộc nghiên cứu tìm thấy ở những cặp song sanh (chia sẻ cùng cấu trúc gien) có xu hướng có mức độ sức khỏe rất giống nhau - dù chúng được nuôi dưỡng chung hay riêng - đã đưa những người điều tra nghiên cứu đến mặc nhiên công nhận điểm định vị sinh học cho hạnh phúc, kết nối với bộ não vào lúc sanh. 

Nhưng dù cơ cấu di truyền có đóng vai trò trong hạnh phúc - tuy vẫn chưa có kết luận về vai trò đó rộng lớn đến đâu - có một sự đồng ý chung giữa những nhà tâm lý học rằng bất kỳ mức hạnh phúc nào, chúng ta được phú cho bởi tạo hóa, thì chúng ta cũng có những biện pháp để tạo ra bằng "những yếu tố tâm", để nâng cao cảm tưởng hạnh phúc của chúng ta. Đó là vì hạnh phúc từng lúc của chúng ta chủ yếu được xác định bằng cách nhìn cuộc sống của chúng ta. Thực ra, dù ta cảm thấy hạnh phúc hay không hạnh phúc vào lúc nào đó không có liên quan gì đến mọi mặt hoàn cảnh của chúng ta nhưng, đúng hơn nó là một chức năng của việc chúng ta nhận thức tình thế của chúng ta như thế nào, chúng ta mãn nguyện ra sao với cái chúng ta có. 

TÂM SO BÌ

Cái gì hình thành sự nhận thức mức độ thỏa mãn của chúng ta? Cảm giác thỏa mãn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khuynh hướng so bì của chúng ta. Khi chúng ta so sánh hoàn cảnh hiện tại với quá khứ và thấy khá hơn, chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Chẳng hạn, tình cờ thu nhập của chúng ta bỗng nhiên nhẩy từ $25000 đến $30000 một năm, nhưng không phải tổng số tiền thu nhập làm chúng ta hạnh phúc, rồi chẳng bao lâu khi chúng ta quen với đồng lương mới, lại khám phá ra rằng chúng ta sẽ chưa hạnh phúc vnếu không kiếm được $40000 một năm. Chúng ta cũng nhìn quanh và so sánh mình với những người khác Dù chúng ta kiếm được bao nhiêu, chúng ta vẫn có khuynh hướng không thỏa mãn với thu nhập của mình nếu người láng giềng làm nhiều tiền hơn mình. Những vận động viên nhà nghề phàn nàn cay đắng về lương bổng hàng năm của họ 1 triệu, 2 triệu, hoặc 3 triệu, khi viện dẫn tiền lương cao của đồng đội để biện minh cho bất hạnh của họ. Khuynh hướng này dường như hậu thuẫn định nghĩa của H.L. Menckens về người giàu có: người có thu nhập cao hơn người anh em đồng hao $100 một năm. 

Cho nên chúng ta có thể thấy cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống thường tùy thuộc vào người mà ta so sánh. Đương nhiên, chúng ta so sánh nhiều thứ khác ngoài thu nhập. So sánh không ngừng với những người khôn khéo hơn, đẹp hơn, thành công hơn chúng ta hay sinh ra thèm muốn, đố kị, thất vọngbất hạnh. Nhưng chúng ta có thể sử dụng cũng nguyên tắc này một cách tích cực, chúng ta có thể gia tăng trưởng cảm giác thỏa mãn trọn cuộc sống bằng cách so sánh với những người không được may mắn như chúng ta và suy ngẫm về tất cả những gì chúng ta có. 

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một số thí nghiệm cho thấy mức độ thỏa mãn trong cuộc sống có thể nâng cao dễ dàng bằng cách thay đổi cách nhìn của mình và dự liệu sự việc có thể tồi tế đến như thế nào. Trong một cuộc nghiên cứu, các nữ sinh tại Đại Học Wisconsin ở Milwaukee được cho xem những hình ảnh về tình trạng sống tột cùng khắc nghiệt ở Milwaukee lúc bước ngoặt của thế kỷ này hay được yêu cầu tưởng tượng và viết về sự chịu đựng bi thảm cá nhân như bị bỏng hay mặt mày bị biến dạng xấu xí. Sau khi làm xong bài tập này, các nữ sinh được yêu cầu đánh giá chất lượng đời sống mình. Bài tập này kết quả làm tăng thêm cảm giác thỏa mãn với cuộc sống của họ. Trong một cuộc thí nghiệm khác tại Đại Học Nữu Ước ở Buffalo, các đối tượng được yêu cầu hoàn thành câu "Tôi sung sướng, tôi không phải là ..." Sau 5 lần làm bài tập này, các đối tượng trải nghiệm cảm giác thỏa mãn trong cuộc sống cao rõ rệt.. Một nhóm đối tượng khác được yêu cầu điền trọn nghĩa câu "Tôi ước tôi là ..." Lần này, thí nghiệm làm cho đối tượng có cảm giác bất mãn với cuộc sống của họ.

Những cuộc thí nghiệm này cho thấy chúng ta có thể làm tăng hay làm giảm cảm giác thỏa mãn về cuộc sống của chúng ta bằng cách thay đổi lối nhìn của chúng ta, vạch rõ ưu thế của cách nhìn tinh thần của ta vào cách sống một cuộc đời sống phúc. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích: "Mặc dù có thể đạt hạnh phúc, nhưng hạnh phúc không phải là một việc đơn giản. Có nhiều mức độ. Chẳng hạn trong Phật Giáo có bốn yếu tố làm tròn nhiệm vụ hay hạnh phúc: tài sản, thỏa mãn trần tục, tính chất tinh thần, và giác ngộ. Tất cả những thứ đó bao gồm toàn bộ sự tìm kiếm hạnh phúc của một cá nhân

Chúng ta hãy tạm gác lại một bên khát vọng tôn giáo tối thượng hay tinh thần như sự toàn thiệngiác ngộ mà chỉ đề cập đến niềm vui và hạnh phúc như chúng ta hiểu chúng theo ý nghĩa hàng ngày và thế gian Trong phạm vi đó có một số những yếu tố then chốtchúng ta thường thừa nhận góp phần vào niềm vui và hạnh phúc. Thí dụ, sức khỏe tốt được coi là một trong những nhân tố cần thiết cho đời sống hạnh phúc. Một nhân tố khác mà ta coi như nguồn gốc của hạnh phúc là những tiện nghi vật chất, hay của cải mà ta tích lũy. Một nhân tố phụ nữa là có bầu có bạn hay bạn đường. Tất cả chúng ta đều công nhận muốn vui hưởng một cuộc sống hoàn toàn chúng ta cần đến một nhóm bạn để có thể tỏ bày tâm sự và tin cậy

"Nếu chúng ta sử dụng hoàn cảnh thuận lợi như sức khỏe hay của cải theo đường lối tích cực để giúp người, chúng sẽ là những nhân tố góp phần vào việc đạt dược một đời sống hạnh phúc hơn. Và đương nhiên chúng ta vui thích những thứ này - những tiện nghi vật chất, thành công của ta vân vân... Nếu khôngthái độ tinh thần đúng, không lưu ý đến nhân tố tinh thần, những thứ ấy tác động rất ít đến cảm giác hạnh phúc về lâu về dài. Thí dụ, bạn ấp ủ sâu trong lòng tư tưởng hận thù hay giận dữ nóng nảy ở nơi nào đó, rồi thì nó hủy hoại sức khỏe của bạn bị hại, như vậy một nhân tố đã bị tiêu diệt. Cũng như thế, nếu tinh thần bạn không vui và chán nản, thì nguồn an ủi vật chất cũng không giúp ích gì được nhiều. Ngược lại, nếu bạn có thể giữ được bình tĩnh, tâm trạng an ổn, thì bạn sẽ là một người rất hạnh phúc dù cho sức khỏe của bạn không tốt. Hay, dù bạn có những kỳ vật, khi bạn ở trong cơn thịnh nộ hay sân hận, bạn muốn quẳng chúng hết chúng đi, hoặc đập phá chúng. Vào lúc đó của cải của bạn không nghĩa lý gì. Ngày nay có những xã hội rất phát triển về vật chất, trong lòng những xã hội này, có rất nhiều người không hạnh phúc. Ngay dưới cái bề mặt giàu có đẹp đẽ sung túc hồ như có sự bất an tinh thần, dẫn đến thất vọng, những cuộc cãi vã không cần thiết, trông cậy vào ma túy hay rượu chè, và trường hợp xấu nhất, tự tử. Cho nên chẳng có gì bảo đảm là chỉ có của cải có thể mang lại niềm vui hay cảm giác thỏa mãn mà bạn đang tìm kiếm. Cũng có thể nói như vậy đối với bạn bè của bạn. Khi bạn đang trong cơn thịnh nộ hay sân hận, cả đến người bạn rất thân của bạn xuất hiện thì bạn cũng lạnh nhạt, hờ hững, xa cách, và rất khó chịu. 

"Tất cả những điều này cho thấy ảnh hưởng lớn lao mà tình trạng tinh thần, nhân tố tâm, tác động với kinh nghiệm đời sống hàng ngày của chúng ta. Lẽ tự nhiên ta phải coi nhân tố đó rất quan trọng. 

"Cho nên hãy tạm gác việc xem xét triển vọng của sự rèn luyện tinh thần, thì ngay cả trong điều kiện trần tục, bằng sự vui hưởng sống hạnh phúc từng ngày, mức độ tĩnh tâm càng lớn thì tâm càng an lạc, khả năng vui hưởng cuộc đời hạnh phúcsung sướng càng lớn ."

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng một chút như thể để ý tưởng ấy lắng xuống, Ngài còn nói thêm: "Tôi phải nói là khi chúng ta nói về tình trạng bình tĩnh của tâm hay an lạc của tâm, chúng ta không nên lẫn lộn với hoàn toàn một cảm giác, tình trạng đờ dẫn của tâm vì tâm trong tình trạng bình tĩnh hay an lạc không có nghĩa là hoàn toàn không còn gì hay trống rỗng. Sự an lạc của tâm hay tình trạng bình tĩnh của tâm được phát triển và chịu ảnh hưởng từ tình thương yêu và từ bi. Ở đó có mức nhậy cảm và cảm xúc rất cao." 

Tóm tắt, Ngài nói:"Chừng nào không còn có kỷ luật tinh thần, vì kỷ luật này mang lại bình tĩnh cho tâm, thì dù cho tiện nghi hay hoàn cảnh bên ngoài ra sao, chúng cũng không bao giờ đem đến cho bạn cảm giác sung sướng hay hạnh phúc mà bạn đang tìm cầu. Mặt khác, nếu bạn có đức tính tinh thần này, sự bình tĩnh của tâm thì cho dù bạn có thiếu nhiều tiện nghi bên ngoài mà bạn vẫn thường coi là cần thiết cho hạnh phúc, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống hạnh phúcsung sướng

SỰ THỎA MÃN NƠI TÂM 

Đi qua bãi đậu xe của khách sạn trên dường đi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma một buổi chiều, tôi ngừng lại và ngắm cái xe Toyota Land Cruiser mới toanh, loại xe mà tôi hằng mong ước từ lâu. Đang còn nghĩ về chiếc xe khi tôi bắt đầu cuộc gặp gỡ, tôi hỏi "Đôi khi dường như toàn bộ nền văn hóa của chúng tôi, văn hóa Tây Phương, dựa vào sự thu thập vật chất, chúng tôi bị bao vấy, tân công tới tấp với những quảng cáo cho những thứ mới nhất, xe hơi mới nhất vân vân... Thật khó mà không bị ảnh hưởng bởi điều đó. Có quá nhiều thứ chúng ta muốn, những thứ chúng ta khao khát. Việc này dường như không bao giờ ngưng. Ngài có thể nói một chút về ham thích không?" 

"Tôi nghĩ rằng có hai loại ham thích", Ngài trả lời."Một số ham thích thì tích cực, ham thích hạnh phúc. Điều đó tuyệt đối chính đáng. Khát vọng hòa bình. Ham muốn thế giới hòa hợp hơn, một thế giới thân thiện hơn. Một số ham thích rất hữu ích. 

"Nhưng ở một điểm nào đó, ham thích có thể trở nên không hợp lý. Cái đó thường đẫn đến rắc rối. Giờ đây, thí dụ, đôi khi tôi đến thăm một siêu thị. Tôi thực sự thích đi xem siêu thị vì tôi có thể xem nhiều thứ rất đẹp. Cho nên khi tôi nhìn thấy tất cả những món hàng khác nhau, tôi phát triển cảm nghĩ ham thích và sự thôi thúc đầu tiên của tôi là:tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia". Rồi ý nghĩ thứ hai phát sinh, tội tự hỏi: "Tôi có thực sự cần dùng cái này không? Câu trả lời thường là "không". Nếu bạn theo duổi sự ham thích đầu tiên đó, sự thôi thúc đầu tiên đó, rồi thì chẳng máy chốc túi tiền của bạn sẽ trống rỗng. Tuy nhiên, một sự ham thích khác, căn cứ vào nhu cầu cần thiết về thực phẩm, quần áo, và chỗ ở, là điều hợp lý hơn. 

"Đôi khi dù sự ham thích có là quá mức hoặc tiêu cực hay không còn tùy thuộc vào hoàn cảnh hay xã hộichúng ta sống. Thí dụ, bạn sống trong một xã hội thịnh vượng nơi mà chiếc xe hơi giúp bạn giải quyết công việc hàng ngày, thì lẽ đương nhiên không có gì sai khi ham thích một chiếc xe. Nhưng nếu bạn sống trong một làng nghèo ở Ấn Độ nơi mà bạn có thể giải quyết ổn thỏa công việc mà không cần phải có xe mà bạn vẫn còn ham thích xe hơi, dù cho bạn có đủ tiền mua xe, việc này nhất định đem phiền toái cho bạn. Việc đó có thể tạo ra cảm giác khó chịu cho những người láng giềng bạn và vân vân... Hoặc, nếu bạn sống trong một xã hội phồn vinh hơn và bạn có xe hơi, nhưng cứ muốn có xe hơi sang trọng đắt tiền, cũng dẫn bạn đến cùng một vấn đề".

"Nhưng", tôi lý luận, "Tôi không thể hiểu làm sao mà muốn hoặc mua xe hơi đắt tiền lại dẫn đến phiền hà cho họ khi có tiền mua. Vì có chiếc xe đắt tiền hơn người lối xóm có thể là một vấn đề - họ có thể ganh ghét vân vân... nhưng vì có một chiếc xe sẽ cho bạn, chính bạn, một cảm giác thỏa mãn và vui sướng". 

Đức Đạt Lai Lạt Ma lắc đầu và quả quyết: "Không, Chỉ riêng sự thỏa mãn không thôi không thể xác định được liệu một ham thích hay một hành động là tích cực hay tiêu cực. Kẻ giết người cảm thấy mãn nguyện khi giết người, nhưng không thể biên hộ cho hành động của mình. Tất cả những hành động vô đạo đức - nói dối, trộm cắp, tà dấm vân vân.. vi phạm bởi những người có cảm giác thỏa mãn vào lúc ấy. Ranh giới giữa ham thích hoặc hành động tích cựctiêu cực không phải là vấn đề nó có cho bạn cảm giác thỏa mãn lập tức hay không mà là vấn đề cuối cùng nó dẫn đến kết quả tích cực hay tiêu cực. Thí dụ, trong trường hợp muốn có nhiều của cải đắt tiền hơn, nếu điều đó chỉ là là có ý muốn càng ngày càng nhiều thêm, rồi thì cuối cùng bạn sẽ tiến tới giới hạn cái mà bạn có thể đạt được; bạn sẽ đi ngược thực tế. Và khi bạn tới giới hạn đó rồi, bạn sẽ mất hết hy vọng, và rơi vào thất vọng, vân vân... Đó là một sự nguy hiểm gắn liền với loại ham thích đó. 

"Cho nên tôi nghĩ loại ham thích quá đỗi dẫn đến tham - một dạng thức ham thích quá mức, vì ham muốn thái quá. Và khi bạn ngẫm nghĩ về sự tham lam quá mức, bạn sẽ thấy nó dẫn người ta đến cảm nghĩ nản lòng, thất vọng, nhiều xáo trộn, và nhiều vấn đề

"Khi nói đến vấn đề tham, một điều nổi bật là mặc dù nó đến bởi sự ham thích có được thứ nào đó, nhưng có rồi mà lòng tham vẫn không được thỏa mãn. Cho nên lòng tham trở thành vô hạn, lòng tham vô đáy dẫn đến phiền muộn bất an. Một điều đáng quan tâm về tham là mặc dù động cơ thật sự là mưu cầu sự thỏa mãn, nhưng trớ trêu là ngay cả đến khi bạn đã đạt được điều mong muốn, bạn vẫn chưa thỏa mãn. Thuốc giải độc thực sự của tham là sự bằng lòng Nếu bạn có cảm giác bằng lòng mạnh mẽ, chẳng có gì quan trọng dù bạn đạt được hay không đạt được điều mong muốn, đằng nào bạn vẫn bằng lòng". 

Vậy làm sao ta có thể đạt được sự bằng lòng nội tâm? Có hai phương pháp. Một phương pháp là đạt mọi thứ mà bạn muốn và ham thích- tất cả nào là tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, nào là bạn bè tâm đầu ý hợp, và thân hình toàn hảo. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chỉ rõ sự bất lợi của phương pháp này, nếu những mong muốn và ham thích vẫn không kiểm soát được, không chóng thì chày bạn lại vấp phải thứ mà bạn muốn mà không đạt được. Phương pháp thứ hai,đáng tin cậy hơn, phương pháp không cần phải có thứ mà mình muốn mà đúng hơn là muốn và đánh giá cao cái mà chúng ta có." 

Một đêm nọ, tôi đang xem cuộc phỏng vấn truyền hình với Christopher Reeve, người tài tử bị ngã ngựa năm 1994 và bị thương tủy sống khiến ông ta bị tê liệt hoàn toàn từ cổ trở xuống, phải thở bắng máy dưỡng khí. Khi người phóng viên hỏi ông làm sao ông có thể giải quyết nổi phiền muộn do tàn phế của ông, Reeve tiết lộ ông đã trải qua một thời gian ngắn hoàn toàn thất vọng khi ở trong phòng theo dõi bệnh nặng tại bệnh viện. ông tiếp tục và nói tuy nhiên những cảm nghĩ thất vọng qua đi mau tương đối, và bây giờ ông thành thực coi ông là một người "may mắn". ông kể đến những phước lành có một người vợ và những đứa con thương yêu ông, và cũng nói đến sự biết ơn của ông về những tiến bộ nhanh chóng của y học hiện đại (mà ông đánh giá là sẽ tìm được cách chữa lành bị thương tủy sống bị thương vào thập niên tới), ông cũng nói nếu ông bị thương trước đây vài năm thì chắc chắn ông đã chết vì thương tổn này. Trong khi mô tả quá trình thích nghi với sự tàn phế của mình, Reeve nói trong khi những cảm nghĩ thất vọng được giải quyết khá nhanh chóng, thì lúc đầu ông vẫn còn bị khổ sở bởi từng cơn ghen tị dằn vặt do những lời nói vô tình ngẫu nhiên như:"Tôi sẽ lên gác lấy cái này". Học cách giải quyết những cảm nghĩ đó, ông nói " Tôi nhận ra con đường duy nhất để vào đời là hãy nhìn vào tài sản của mình, thấy những gì có thể vẫn làm được; như trong trường hợp của tôi, tôi may mắn không bị chân thương, cho nên tôi vẫn còn đầu óc để sử dụng." Tập trung sức mạnh của mình bằng cách ấy, Reeve đã quyết định dùng đầu óc của mình để tăng thêm ý thứcgiáo dục quần chúng về thương tổn tủy sống, giúp đỡ những người khác, có những chương trình tiếp tục diễn thuyết cũng như viết văn và đạo diễn

GIÁ TRỊ NƠI TÂM

Chúng ta đã nhìn thấy nhãn quan tinh thần tác động như thế nào khi nó là phương tiện để đạt hạnh phúc hữu hiệu hơn là mưu tìm hạnh phúc qua các nguồn bên ngoài như của cải, địa vị, và thậm chí sức khỏe thể chất. Một suối nguồn bên trong khác của hạnh phúc, liên kết chặt chẽ với cảm nghĩ thỏa mãn trong lòng, là ý thức về giá trị của chính mình. Mô tả cơ sở đáng tin cậy nhất để phát triển ý thức về giá trị của chính mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng giải:

"Bây giờ thí dụ, trong trường hợp của tôi, giả dụ tôi không có cảm nghĩ sâu xa của con người, không có khả năng dễ dàng kiến tạo các bạn tốt. Không có điều đó, khi mất nước, quyền lực chính trị không còn tại Tây Tạng, trở thành một người tị nạn lẽ ra đã là rất khó khăn. Khi tôi còn ở Tây Tạng, vì thể chế chính trị đã được ân định ở một mức độ nào đó người ta tôn trọng Văn Phòng của Đạt Lai Lạt Ma, và những người có liên quan với tôi một cách phù hợp dù họ có mến mộ tôi thực sự hay không. Nhưng nếu điều đó là co sở duy nhất trong mối quan hệ hướng về tôi của người dân thì khi tôi bị mất; điều đó đáng kể là cực kỳ khó khăn. Nhưng có một nguồn suối khác của giá trị và phẩm hạnh mà từ đó người ta có thể cảm thông được với đồng loại. Bạn vẫn có thể cảm thông với họ vì bạn vẫn là con người trong cộng đồng nhân loại. Bạn chia sẻ sự ràng buộc đó. Và sự ràng buộc con người đó đủ đem dến ý thức về giá trị và phẩm cách Sự ràng bưộc này có thể trở thành một suối nguồn an ủi trong biến cố mà khi bạn mất tất cả mọi thứ khác" 

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng lai một lát và nhấp một hớp nước trà, lắc đầu rồi nói thêm: "Không may, khi bạn đọc lịch sử, bạn thấy nhiều trường hợp hoàng đế hay vua chúa trong quá khứ đã bị mất ngôi do biến động chính trị bị đuổi ra khỏi xứ sở, nhưng câu chuyện về sau không mấy tích cực cho họ. Tôi nghĩ rằng không có cảm xúc thương yêuliên hệ với người đồng loại khác, đời sống trở nên cực kỳ khó khăn. 

"Nói chung, bạn có thể trở thành hai loại người khác nhau. Một mặt bạn có thể trở thành một người giàu có thành công, bao quanh bởi thân quyến vân vân...Nếu nguồn gốc về phẩm giá và ý thức về giá trị con người đó chỉ là vật chất, rồi chừng nào vẫn còn của cải, có thể người đó còn thấy yên ổn. Nhưng khi của cải suy tàn, người đó sẽ đau khổ vì không có nơi nương tựa nào khác. Mặt khác, bạn có thể trở thành người có tình trạng kinh tế tương tự và tài chánh thành công, nhưng đồng thời là người nồng hậu, thương yêu trìu mến và có lòng trắc ẩn. Vì loại người này có một nguồn giá trị nữa, khiến cho người này có ý thức về phẩm giá, một nơi nương tựa, ít có khả năng bị phiền não nếu của cải mất đi. Qua kiểu lập luận này, bạn có thể thấy giá trị hết sức thực tiễn về sự nồng hậu và tình thương yêu con người trong việc phát triển ý thức nội tâm về giá trị."

HẠNH PHÚC SO VỚI LẠC THÚ 

Vài tháng sau những cuộc nói chuyện của Ngài tại Arizona, tôi đến thăm nhà Ngài tại Dharmasala. Vào một buổi chiều tháng Bảy, hết sức nóng bức và ẩm ướt, tôi đến nhà Ngài mồ hôi nhễ nhại sau một cuộc leo dốc ngắn ngủi từ dưới làng. Đến từ nơi khí hậu khô, tôi thấy sự ẩm ướt hầu như không chịu nổi vào ngày đó, tôi không ở trong tâm trạng thuận lợi khi ngồi xuống bắt đầu cưộc đối thoại. Ngược lại dường như Ngài có tâm trạng khoan khoái. Sau khi hàn huyên ngắn, chúng tôi quay về đề tài lạc thú. Có lúc trong cuộc thảo luận, Ngài có nhận xét rất quan trọng: 

"Bây giờ, đôi khi người ta lẫn lộn hạnh phúc với lạc thú. Thí dụ, cách đây không lâu, tôi có nói chuyện với cử tọa người Ấn tại Rajpur. Tôi đề cập đến mục đích của đời sốnghạnh phúc, vậy mà môt cử tọa phát biểu là Rajneesh dạy rằng lúc hạnh phúc nhất là lúc hoạt động tình dục, cho nên qua tình dục ta có thể trở thành người hạnh phúc nhất."Đức Đạt Lai Lạt Ma cười thật sự." ông ta muốn biết ý kiến của tôi về quan điểm đó. Tôi trả lời theo quan điểm của tôi, hạnh phúc cao nhất là khi ta đạt được tình trạng Giải thoát, ở tình trạng này không còn đau khổ. Đó là hạnh phúc đích thực và trường cửu. Hạnh phúc chân chính liên quan đến tình cảm và trí huệ nhiều hơn. Hạnh phúc lệ thuộc vào lạc thú vật chất không vững bền, nay có mai không "

Nhìn bề ngoài, điều đó có vẻ giống như là một nhận xét khá hiển nhiên; dĩ nhiên hạnh phúclạc thú là hai thứ riêng biệt. Và chúng ta những con người thường lẫn lộn hai thứ này. Không bao lâu sau khi trở về nhà, trong một buổi chữa bệnh cho một bệnh nhân, tôi đã được chứng minh cụ thể rằng chính nhận thứcsức mạnh đến như thế nào. Heather là một thiếu nữ độc thân làm luật sư tại vùng Phoenix. Mặc dù cô thích làm việc với những đứa trẻ bất hảo, nhưng đến một lúc nào đó cô ngày càng không vừa ý sống tại vùng này. Cô thường phàn nàn nào dân số đông, nạn kẹt xe, và cái nắng gay gắt vào mùa hè. Cô kiếm được một công việc tại một thành phố nhỏ trên núi. Thực ra cô đã thăm thành phố này trước đây nhiều lần và mộng ước được chuyển về đây. Thật là tuyệt diệu. Vân đề duy nhất là công việc của cô dính líu đến khách hàng là người trưởng thành. Trong nhiều tuần lễ, cô đắn đo không biết có nên nhận công việc ở đây hay không. Cô không quyết định được. Cô liệt kê những điều thuận và nghịch, nhưng thật là khó chịu vì cứ có thuận thì lại có nghịch.

giảng nghĩa: "Tôi biết làm việc ở đây thích hơn, nhưng bù lại tôi hoàn toàn thích thú được sống tại thành phố đó, tôi thực sự thích nơi đó. Ở đây làm cho tôi cảm thấy dễ chịu. Tôi chán ngấy cái nóng bức nơi đây. Tôi không biết phải làm gì."

Nghe cô nói đến lạc thú, tôi nhớ lại những lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và để thăm dò một chút, tôi hỏi: "Cô nghĩ dọn về ở nơi đó sẽ mang cho cô nhiều hạnh phúc hơn hay nhiều lạc thú hơn? 

suy nghĩ một lúc, không hiểu rõ về câu hỏi. Cuối cùngtrả lời: "Tôi không biết... ông biết đây, tôi nghĩ rằng ở đó sẽ mang cho tôi nhiều lạc thú hơn là hạnh phúc"... Cuối cùng, tôi không nghĩ rằng tôi thực sự hạnh phúc làm việc với những khách hàng như thế. Tôi thực sự thỏa mãn khi làm việc với những đứa trẻ trong công việc hiện tại của tôi. 

Chỉ cần đóng khung điều khó nghĩ bằng câu của cô "Điều đó có mang lại hạnh phúc không?" hình như làm sáng tỏ một phần nào. Đột nhiên, điều này khiến cho cô dễ dàng quyết định. Cô quyết định ở lại Phoenix. Đương nhiên cô vẫn phàn nàn về cái nóng vào mùa hè. Nhưng, vì đã có một quyết địnhý thức ở lại đó trên cơ sở những gì cuối cùngcảm thấy làm cho cô hạnh phúc hơn, dù sao cũng làm cho cái nóng dễ chịu đựng được hơn. 

Hàng ngày chúng ta phải đứng trước nhiều quyết địnhlựa chọn. Hãy cố gắng khi có thể chúng ta thường không chọn điều mà ta biết là "tốt cho chúng ta", Một phần của điều này liên quan đến thực tế là sự lựa "chọn đúng" thường là sự lựa chọn khó khăn - sự lựa chọn liên quan đến sự hy sinh nào đó về ý thích của chúng ta

Ở mỗi thế kỷ, nam giới và nữ giới đã phải vật lộn để xác định vai trò thích đáng của lạc thú trong đời sống của họ - vô số các triết gia, các nhà thần học, và tâm lý học, tất cả đều khảo sát mối quan hệ với lạc thú của chúng ta. Vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, Epicurus căn cứ vào hệ thống đạo đức của ông đã táo bạo khẳng định là "lạc thú là căn nguyên và là kết quả của một cuộc đời may mắn". Dù Epicurus thừa nhận tầm quan trọng của lẽ phải thông thường và điều độ, ông cũng phải công nhận say mê buông thả theo lạc thú nhục dục sẽ dẫn đến đau khổ. Vào những năm cuối của thế kỷ thứ mười chín, Sigmud Freud bận rộn thiết lập lý thuyết riêng của ông về lạc thú. Theo Freud, động lực căn bản cho toàn thể bộ máy tâm linh là mong muốn giảm bớt tình trạng căng thẳng do ham muốn bản năng không đạt được gây ra, nói một cách khác, động cơ bên dưới là mưu tìm lạc thú. Vào thế kỷ hai muơi, nhiều nhà nghiên cứu đã quyết định tránh xa thêm những suy đoán triết lý, và thay vào,nhiều nhà giải phẫu thần kinh đã chịu khó tìm tòi những vùng chung quanh phía dưới bộ não bằng cực điện, tìm kiếm nơi phát sinh khoái cảm khi kích thích bằng điện. 

Không một ai trong chúng ta còn cần đến những nhà triết gia Hy Lạp không còn giá trị gì nữa, các nhà phân tích tâm lý thế kỷ thứ 19, hay những khoa học gia thế kỷ thứ 20 giúp chúng ta hiểu lạc thú. Chúng ta nhận biết nó khi cảm thấy nó. Chúng tôi thấy lạc thú trong sự ấu yếm hay nụ cười của người yêu, trong một bồn tắm nước nóng hạng sang vào một buổi chiều mưa gió lạnh lẽo, trong cái vẻ đẹp của buổi chiều tà. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại thấy lạc thú trong niềm vui cuồng điên lao vào cocaine (ma túy), trạng thái ngấy ngất say sưa của heroin, trong sự say sưa của rượu chè om sòm, hạnh phúc của nhục dục buông thả quá độ, niềm hồ hởi trong cuộc đỏ đen tại Las Vegas. Cũng có những lạc thú thực sự - lạc thú mà nhiều người trong xã hội chúng ta đi đến chấp nhận.

Mặc dầu không có những giải pháp dễ dàng để tránh những lạc thú tiêu cực, nhưng may mắnchúng ta có chỗ để bắt đầu: chỉ cần nhớ đến cái mà chúng ta đang tìm kiếm trong cuộc sống là hạnh phúc. Như Đức Đạt lai Lạt Ma đã vạch rõ, đó là một thực tế không thể nhầm lẫn. Nếu chúng ta bắt đầu giải quyết những lựa chọn trong cuộc sống mà nhớ tới điều đó, chúng ta có thể loại bỏ những điều rút cuộc có hại cho chúng ta dễ dàng hơn ngay cả khi những điều đó mang đến cho chúng ta lạc thú nhất thời. Tại sao thường là rất khó nói "không", lý do được tìm thấy trong tiếng "không", cách giải quyết này liên quan đến ý thức loại bỏ một cái gì đó,từ bỏ điều gì đó, tự chối bỏ. 

Nhưng có một cách giải quyết tốt hơn: đưa ra bất cứ quyết định nào mà ta phải đối phó bằng cách tự hỏi, "Điều đó có mang lại hạnh phúc cho tôi không?" Cấu hỏi đơn giản đó sẽ là một công cụ mạnh giúp chúng ta điều hành khéo léo tất cả mọi lãnh vực cuộc sống của chúng ta, không chỉ khi quyết định có nên dùng thuốc men thoải mái hoặc quá mức hay không. Nó giúp chúng ta có một thái độ mới về sự việc. Giải quyết những quyết định và sự chọn lựa hàng ngày bằng câu hỏi đó trong tâm, sẽ chuyển trọng tâm từ cái chúng ta tự chối bỏ sang cái chúng ta đang tìm kiếm -- hạnh phúc tối hậu. Như định nghĩa của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một loại hạnh phúc vững vàng và bền bỉ. Một trạng thái hạnh phúc tiếp tục tốn tại, bất chấp sự thăng trầm của cuộc đời và tâm trạng thái thay đổi bất thường như là một phần hoàn cảnh sống của chúng ta. Với cách nhìn này, sẽ dễ dàng hơn để có một 'quyết định đúng' vì chúng ta hành động cho chính mình cái điều gì đó, không chối bỏ, hay giữ cho mình điều gì đó - một thái độ tiến tới hơn là chạy trốn, một thái độ chấp nhận đời sống hơn là bác bỏ nó. Ý thức tiềm ẩn trong sự tiến tới hạnh phúc có thể có hiệu quả rất sâu xa, nó làm cho chúng ta dễ lĩnh hội hơn, cởi mở hơn, trước niềm vui của cuộc sống. 

CHƯƠNG 3
RÈN LUYỆN TÂM ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC 

Nhận biết trạng tình trạng tinh thần là nhân tố hàng đầu để đạt hạnh phúc, đương nhiên việc này không phủ nhận những nhu cầu căn bản như thực phẩm, quần áo, chỗ ở cần phải có. Nhưng một khi những nhu cầu căn bản đã được đáp ứng, lời nhắn nhủ này thật rõ ràng: Chúng ta không cần nhiều tiền hơn, không cần thành công nhiều hay nổi tiếng hơn, không cần một thân hình tuyệt mỹ, hay cả đến người bạn đường hoàn hảo - ngay bây giờ, chính lúc này, chúng ta có tâm, hoàn toàn là trang bị căn bảnchúng ta cần để đạt hạnh phúc trọn vẹn.

Trình bày phương pháp hoạt động bằng tâm, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu: "Khi chúng ta nhắc đến 'tâm' hay 'thức', có nhiều trạng thái khác nhau. Giống như những hoàn cảnh hay các vật thể bên ngoài, một số thật hữu ích, một số rất có hại, và một số trung tính. Cho nên khi đề cập đến vấn đề bên ngoài, đầu tiên chúng ta thường cố gắng nhận biết những chất khác nhau này hay chất hóa học nào tốt để ta có thể chú ý phát trưởng, tăng trưởngsử dụng chúng. Những chất nào có hại thì ta loại bỏ. Cũng giống như vậy, khi chúng ta nói về tâm, có cả hàng ngàn tư tưởng khác nhau hay "tâm" khác nhau. Trong số ấy, một số hữu ích, những cái đó chúng ta phải nắm lấy và nuôi dưỡng. Một số tiêu cực và có hại, những cái đó chúng ta phải cố gắng giảm thiểu.

"Cho nên bước đầu tìm cầu hạnh phúchọc hỏi. Đầu tiên phải biết những xúc cảm và ứng xử tiêu cực có hại cho chúng ta như thế nào và những xúc cảm tích cực có ích ra sao. Chúng ta phải hiểu những cảm xúc tiêu cực này lại không chỉ là rất xấu và có hại cho cá nhân mà còn có hại cho xã hội cũng như tương lai toàn thế giới. Cách nhận thức như thế nâng cao quyết tâm đương đầu và khắc phục chúng. Sau đó sẽ hiểu ra những khía cạnh có lợi của cảm xúc và ứng xử tích cực. Một khi nhận ra điều đó, chúng ta trở nên quyết tâm nuôi dưỡng, phát triển, và làm tăng thêm những cảm xúc tích cực dù khó khăn đến thế nào đi nữa. Hầu như có sự tự nguyện tự phát trong lòng. Cho nên quá trình học hỏi, phân tích những tư tưởng và xúc cảm nào có lợi lạc và có hại, chúng ta dần dần phát triển sự quyết tâm mạnh mẽ thay đổi cảm nghĩ: "Giờ đây chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của chính tôi, tương lai tốt đẹp của chính tôi, ở trong tầm tay tôi. Tôi không được bỏ lỡ cơ hội đó!"

Trong Phật Giáo nguyên lý nhân quả được chấp nhận như qui luật tự nhiên. Đứng trước thực tế, bạn phải lưu tâm tới qui luật đó. Chẳng hạn, trong kinh nghiệm hàng ngày, nếu có những sự việc nào đó mà bạn không thích, thì phương pháp bảo đảm tốt nhất để việc đó không xẩy ra là phải làm cho những điều kiện nguyên nhân thường gây rủi ro cho sự việc ấy chắc chắn không còn phát sinh nữa. Cũng tương tự như vậy, nếu bạn muốn một sự việc hay điều đã kinh qua xẩy ra, thì điều hợp lý phải làm là tìm và thu thập những nguyên nhânđiều kiện có nguy cơ cho sự việc ấy. 

"Việc này cũng đúng với các trạng thái tinh thần và các kinh nghiệm. Nếu bạn ham muốn hạnh phúc, bạn phải tìm ra nguyên nhân gây rủi ro cho điều đó, và nếu bạn không muốn đau khổ, điều phải làm là bảo đảm không để những nguyên nhânđiều kiện gây rủi ro cho điều đó phát sinh nữa. Đánh giá nguyên lý nhân quả rất quan trọng. 

"Giờ đây, chúng ta đã nói đến tầm quan trọng tột bậc của nhân tố tinh thần để đạt hạnh phúc. Cho nên nhiệm vụ kế tiếpquan sát sự đa dạng của các trạng thái tinh thầnchúng ta kinh qua. Chúng ta cần phải nhận biết rõ ràng những trạng thái tinh thần khác nhau, phân biệt và xếp loại chúng xem chúng có mang đến hạnh phúc hay không."

"Ngài có thể cho một vài thí dụ đặc biệt về những trạng thái tinh thần khác nhau và mô tả cách phân loại chúng?" Tôi hỏi Ngài.

Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích: "Bây giờ, ví dụ, sân hận, ganh ghét, và nóng giận vân vân ... đều có hại. Chúng ta coi chúng là những trạng thái tiêu cực của tâm vì chúng phá vỡ hạnh phúc tinh thần của chúng ta, một khi bạn ấp ủ cảm nghĩ sân hận hay cảm nghĩ không tốt với ai, một khi lòng bạn tràn ngập hận thù hay cảm xúc tiêu cực, thì người khác hình như cũng thù nghịch với bạn. Cho nên kết quả là sợ hãi nhiều hơn, sự ức chế và lưỡng lự nhiều hơn, và cảm giác bất an. Những thứ này phát triển, và thấy cô đơn ở giữa một thế giới bị coi là thù nghịch. Tất cả những cảm nghĩ tiêu cực này phát triển vì cảm nghĩ thù hận. Mặt khác những trạng thái tinh thần như ần cần tử tế, và tình thường chắc chắntích cực. Chúng rất hữu dụng..." 

"Tôi đúng là hiếu kỳ" Tôi cắt ngang " Ngài nói có hàng ngàn trạng thái tâm khác biệt. Ngài có thể định nghĩa thế nào là một người tâm lý lành mạnh hay thích ứng tốt không? Chúng ta phải sử dụng định nghĩa này làm nguyên tắc chỉ đạo để quyết định trạng thái tinh thần nào cần phải trau dồi và trạng thái nào cần phải loại bỏ."

Ngài cười, rồi với nét khiêm nhường nổi bật của Ngài, Ngài trả lời: "Là một chuyên gia tâm thần học, ông phải có một định nghĩa hay hơn về người có tâm lý lành mạnh." 

"Nhưng tôi muốn đây là quan điểm của Ngài"

"Được, tôi coi một người có lòng trắc ẩn, nồng nhiệt, tốt bụnglành mạnh. Nếu bạn duy trì được cảm xúc tình thương, lòng từ ái, thì điều gì đó tự động mở cánh cửa bên trong bạn. Nhờ đó bạn có thể giao tiếp với người khác dễ dàng hơn nhiều. Và tính niềm nở hầu như tạo ra sự chân thật cởi mở. Bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi con người đều giống bạn, cho nên bạn sẽ dễ dàng liên hệ với họ. Điều này cho bạn tình thân hữu nghị. Rồi bạn ít cần phải che đậy sự việc hơn, và kết quả là cảm nghĩ sợ hãi, sự nghi ngờ, và bất an tự động bị xua tan. Ngoài ra nó cũng tạo cảm nghĩ tin cẩn đối với những người khác. Mặt khác, thí dụ, bạn tìm được một người rất giỏi và bạn biết rằng bạn có thể tin vào khả năng của người ấy. Nhưng nếu bạn cảm giác người đó không tử tế, rồi bạn phải kìm nén cái gì đó. Bạn cảm thấy "Ồ, tôi biết người đó có thể làm được việc, nhưng thực sự tôi có thể tôi tin người ấy không?" cho nên bạn bao giờ cũng có một sự e sợ nào đó hồ như tạo ra sự xa cách người đó. 

"Cho nên, dù sao, tôi vẫn nghĩ là trau dồi trạng thái tinh thần tích cực như ân cầntình thương nhất định dẫn đến tâm lý lành mạnhhạnh phúc hơn". 

KỶ LUẬT TINH THẦN 

Nghe Ngài nói tôi thấy một cái gì đó rất hấp dẫn về phương pháp để đạt hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Điều này tuyệt đối thực tiễn và hữu lý: Nhận biết và trau dồi những trạng thái tinh thần tích cực, nhận biếtloại bỏ những trạng thái tinh thần tiêu cực. Mặc dù đề xuất của Ngài bắt đầu bằng cách lý giải theo hệ thống các loại trạng thái tinh thần mà ta kinh qua lúc đầu tôi thấy hơi vô vị, tôi dần dần bị kích thích bởi sức mạnh của sự hợp lýlập luận của Ngài. Và tôi thích thực tế hơn là xếp loại những trạng thái tinh thần dựa xúc cảm, hay ham thích dựa trên trên cơ sở cmột phán xét đạo đức nào đó bị áp đặt từ bên ngoài như " Tham là một tội ác" hay "Sân hận là tội lỗi", Ngài xếp loại xúc cảm là tích cực hay tiêu cực chỉ dựa trên cơ sở chúng có dẫn đến hạnh phúc cơ bản của chúng ta hay không.

Tiếp tục đối thoại với Ngài vào buổi chiều hôm sau, tôi hỏi "Nếu hạnh phúc đơn giản chỉ là vấn đề trau dồi trạng thái tinh thần tích cực hơn nữa như lòng tốtvân vân... tại sao lại có quá nhiều người không hạnh phúc?"

"Muốn đạt được hạnh phúc chính đáng, nó đòi hỏi phải thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ, và đó không phải là một vấn đề đơn giản". Ngài nói." Cần phải áp dụng nhiều nhân tố khác nhau từ nhiều hướng khác nhau. Bạn không nên có khái niệm, chẳng hạn như, chỉ có một chìa khóa, một bí quyết và nếu bạn có giải pháp đúng, mọi việc đều tốt đẹp. Nó cũng tương tự như chăm sóc thích hợp thân thể, bạn cần nhiều thứ vitamin và chất dinh dưỡng, không phải chỉ một hay hai. Cũng giống như thế, muốn đạt hạnh phúc, bạn cần có nhiều cách giải quyết và nhiều phương pháp để đối phó và khắc phục một loạt trạng thái tinh thần tiêu cực thay đổi và phức tạp. Và nếu bạn đang tìm cách khắc phục một số cách suy nghĩ tiêu cực, thì không thể nào có thể hoàn tất được chỉ bằng cách áp dụng một tư tưởng đặc biệt nào đó hay một rèn tập kỹ thuật nào đó một hay hai lần. Sự thay đổi cần phảithời gian. Ngay cả đến thể chất thay đổi cũng cần phảithời gian. Chẳng hạn, khi bạn di chuyển từ vùng khí hậu này đến vùng khí hậu khác, có thể cần thời gian mới thích nghi được với môi trường mới. Cũng như vậy, thay đổi tâm bạn cần phảithời gian. Có nhiều nét đặc điểm tinh thần tiêu cực, cho nên bạn cần phải chăm chú và phản ứng từng nét đặc điểm một. Điều này không dễ dàng. Cần phải áp dụng đi áp dụng lại hàng loạt kỹ thuật khác nhau và có thì giờ để tự bạn quen dần với sự thực hành. Đó là tiến trình học hỏi.

"Nhưng tôi nghĩ rằng với thời gian bạn có thể có những sự thay đổi tích cực. Mỗi ngày, ngay khi bạn thức dạy, bạn có thể phát triển một động cơ suy nghĩ tích cực thành thực."Tôi sẽ sử dụng ngày hôm nay theo một đường lối tích cực hơn. Tôi không nên phí phạm ngày hôm nay. Và buổi tối trước khi lên giường, kiểm lại xem bạn đã làm được những gì, hãy tự hỏi "Tôi đã sử dụng ngày hôm nay theo như đã trù tính chưa? Nếu như mọi việc diễn ra đúng, bạn nên vui mừng. Nếu không đúng, hãy hối tiếc việc bạn đã làm và tìm ra lỗi lầm ngày đó. Cho nên, nhờ những phương pháp như vậy, bạn có thể dần dần củng cố khía cạnh tâm tích cực của bạn. "Giờ đây, thí dụ, trường hợp của riêng tôi, là một nhà sư Phật Giáo, tôi tin tưởng vào Phất Giáo, và nhờ kinh nghiệm bản thân mà tôi biết sự tu tập Phật Giáo giúp cho tôi rất nhiều. Tuy nhiênthói quen, qua nhiều tiền kiếp, một số sự việc có thể phát sinh như nóng giận và luyến ái. Cho nên bây giờ những gì tôi cần làm trước nhất là học về giá trị tích cực của sự tu tập, rồi xấy dựng quyết tâm, và rồi cố gắng thi hành chúng. Lúc đầu việc tiến hành tu tập tích cực còn không đáng kể, nên ảnh hưởng tiêu cực vẫn còn mạnh. Tuy nhiên, cuối cùng, khi bạn càng ngày càng củng cố được sự tu tập tích cực, ứng xử tiêu cực tự động giảm thiểu. Cho nên, thực tếthực hành "Pháp" [*] là một cuộc chiến không ngưng ở bên trong, thay thế tính nết hay thói quen tiêu cực trước đây bằng phản xạ tính nết mới tích cực."

[*] Chữ Pháp có nhiều nghĩa rộng mà không có chữ Anh nào tương đương. Chữ này thường được dùng để nói về giáo lý hay học thuyết của Đức Phật, gồm có truyền thống kinh điển cũng như lối sống và sự hiểu biết tinh thần do áp dụng giáo lý. Đôi khi người Phật Tử dùng chữ này trong ý nghĩa tổng quát hơn - có nghĩa là tu tập tinh thần hay tôn giáo trong luật tinh thần phổ biến thông thường, hay bản chất thực sự của hiện tượng - và sử dụng thuật ngữ Buddhadharma (Phật Pháp) để tham chiếu cụ thể hơn về nguyên tắc và sự tu tập của Phật Đạo. Tiếng Dharma trong tiếng Phạn bắt nguồn từ gốc từ nguyên có nghĩa là "giữ" và trong phạm vi vấn đề này nó có nghĩa rộng hơn là hành xử hay hiểu biết dùng để "giữ người ta lại" hay bảo vệ người ta khỏi bị khổ đau và nguyên nhân của nó. 

Tiếp tục Ngài nói: "Dù bạn đang hoạt động nào hay sự tu tập nào, thì cũng không có gì là khó khăn nhờ sự làm quen và rèn luyện liên tục. Nhờ rèn luyện chúng ta có thể thay đổi, chúng ta có thể tự biến đổi. Trong phạm vi tu tập Phật Giáo, có nhiều phương pháp giữ cho tâm bình tĩnh khi nhiều chuyện rắc rối xẩy ra. 

Nhờ tu tập lặp đi lặp lại những phương pháp này, chúng ta có thể đi đến chỗ xáo trộn nào đó vẫn có thể xẩy ra nhưng tác động tiêu cực vào tâm vẫn còn trên bề mặt, giống như làn sóng nhấp nhô trên mặt biển nhưng không có tác động sâu xuống nhiều. Mặc dù kinh nghiệm cá nhân tôi rất ít ỏi, tôi thấy nó rất đúng trong sự tu tập của cá nhân tôi. Cho nên, khi tôi nhận được một số tin tức bi thảm, vào lúc đó tôi có thể chứng nghiệm một vài xáo trộn trong tâm, nhưng rồi nó cũng qua đi rất mau. Hay tôi có thể khó chịu và bực tức, nhưng rồi nó cũng biến đi rất nhanh. Không có tác động vào tâm khảm. Không sân hận. Việc này đạt được nhờ tu tập dần dần, không thể chỉ qua một đêm mà thành công được". Nhất định là không. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rèn tập tâm từ khi Ngài bốn tuổi. 

Huân tập tâm có phương pháp - sự vun trồng hạnh phúc, sự thay đổi đích thực nội tâm bằng cách chọn lựa và tập trung một cách có mục đích vào trạng thái tinh thần tích cựcchống lại trạng tinh thái thần tiêu cực - có thể thực hiện được vì chính cấu trúc và chức năng của bộ não. Chúng ta sinh ra với bộ não được kết nối về mặt di truyền với một số mô hình hành xử có thiên hướng bẩm sinh chúng ta có khuynh hướng tìm cách phản ứng lại môi trường để sinh tồn về mặt tinh thần cảm xúcthân thể. Những tập hợp chỉ dẫn căn bản được mã hóa trong vô số hoạt hóa mô hình tế bào thần kinh bẩm sinh, sự phối hợp đặc biệt của tế bào não phát ra đáp ứng bất cứ sự việc, kinh nghiệm, hay suy nghĩ nào. Nhưng kết nối trong não không phải là tĩnh, không phải là cố định không thay đổi được. Bộ não của chúng ta có khả năng thích ứng. Các nhà khoa học thần kinh đã chứng minh bằng tài liệu một sự việc có thật là bộ não có thể lập mô hình mới, những phối hợp khác hẳn của các tế bào thần kinhthần kinh truyền tải (hóa chất chuyển thông tin giữa những tế bào thần kinh) đáp ứng dữ kiện mới truyền vào. Thực ra, bộ não của chúng ta dễ uốn nắn, thay đổi, cấu hình lại kết nối cho phù hợp với tư tưởngkinh nghiệm mới. Do học tập, chức năng của chính tế bào thần kinh cá nhân thay đổi, cho phép những tín hiệu điện chạy theo chúng dễ dàng hơn. Các khoa học gia gọi khả năng thay đổi vốn có của bộ não là " tính mềm dẻo" 

Khả năng thay đổi kết nối của bộ não để phát triển những liên hệ thần kinh mới, đã được chứng minh trong các cuộc thí nghiệm như một thí nghiệm của các Bác Sĩ Avi Karni và Leslie Underleider tại Viện Tấm Thần Quốc Gia. Trong cuộc thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu đã để các đối tượng thí nghiệm thi hành một nhiệm vụ đơn giản về dấy thần kinh vận động, dùng bài tập gõ nhẹ ngón tay xuống, và xem những phản ứng của các bộ phận của não liên quan đến tác động ấy bằng máy cắt lớp não MRI. Những đối tượng thí nghiệm thực hành bài tập ngón tay hàng ngày trong bốn tuần, càng ngày càng hữu hiệu hơn và nhanh hơn. Cuối cùng sau giai đoạn bốn tuần, chụp cắt lớp não được làm đi làm lại cho thấy khu vực não dính líu tới nhiệm vụ này đã mở rộng, cho thấy thực hành đều đặn và lặp đi lặp lại một nhiệm vụ đã tổ chức được những tế bào thần kinh mới và thay đổi mối liên hệ thần kinh đầu tiên dính líu vào nhiệm vụ này. 

Nét đặc biệt đáng chú ý này của bộ não có vẻ là cơ sở tâm lý cho khả năng thay đổi tâm. Bằng cách vận động tư tưởngthực hành cách suy nghĩ mới, chúng ta có thể tái định hướng các tế bào thần kinh và thay đổi cách hoạt động của bộ não. Đó cũng là cơ sở cho khái niệm thay đổi bên trong bắt đầu bằng học hỏi (nhập liệu mới ) và kéo theo kỷ luật dần dần thay thế những "tính nết tiêu cực " (tương đương với mô hình hoạt hóa tế bào thần kinh riêng của chúng ta bằng "tính nết tích cực" (hình thành mạch thần kinh mới). Nhu vậy, khái niệm huân luyện tâm để đạt hạnh phúc trở thành khả năng có thể làm được thực sự.

KỶ LUẬT ĐẠO ĐỨC 

Trong lần thảo luận sau này đề cập đến việc huân luyện tinh thần để đạt hạnh phúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân mạnh "Tôi nghĩ rằng cách ứng xử đạo đức là một nét đặc thù khác thuộc loại kỷ luật nội tâm dẫn đến cuộc sống hạnh phúc. Ta có thể gọi nó là kỷ luật đạo đức. Những đại đạo sư tinh thần như Đức Phật khuyên chúng ta thực hiện những hành động thiện và tránh vui thích những hành động bất thiện. Liệu hành động của chúng ta là thiện hay bất thiện điều đó tùy thuộc vào hành động hay hành vi ấy phát sinh từ một trạng thái tâm thức có kỷ luật hay không có kỷ luật. Người ta cho rằng tâm kỷ luật dẫn đến hạnh phúc và tâm vô kỷ luật dẫn đến đau khổ, và thực tế người ta nói rằng đưa kỷ luật vào tâm là bản chất giáo lý của Đức Phật.

"Khi tôi nói kỷ luật, tôi tmuốn nói đến kỷ luật tự giác, không phải là kỷ luật do một người nào đó bên ngoài áp đặt cho bạn. Tôi nói đến thứ kỷ luật được áp dụng để khắc phục những đức tính tiêu cực. Một băng 

đảng tội phạm có thể cần kỷ luật để ăn cướp thành công, nhưng thứ kỷ luật ấy thật vô ích

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng lại một lúc dường như để phản ảnh tập trung tư tưởng của Ngài. Hoặc có lẽ chỉ là Ngài tìm từ bằng tiếng Anh. Tôi không biết. Nhưng nghĩ về cuộc đàm thoại buổi chiều hôm đó khi Ngài ngừng lại, một cái gì đó về toàn bộ cuộc nói chuyện liên quan đến tầm quan trọng về học tập và kỷ luật bắt đầu làm cho tôi thấy khá nhạt nhẽo khi nó tương phản với những mục tiêu cao quý của hạnh phúc thực sự, tăng trưởng tinh thần và sự thay đổi hoàn toàn nội tâm. Dường như sự tìm cầu hạnh phúc bằng cách này hay cách khác là một tiến trình tự phát. 

Đưa ra vấn đề, tôi xen vào "Ngài mô tả những xúc cảm ứng xử tiêu cực là "bất thiện" và ứng xử tích cực là "thiện". Hơn nữa, Ngài nói tâm không được huân luyện hay vô kỷ luật nói chung đưa đến kết quả ứng xử tiêu cực hay bất thiện, cho nên chúng ta phải học và rèn luyện mình nhằm tăng trưởng ứng xử tích cực. Cho đến bây giờ mọi điều đều tốt đẹp

"Nhưng điều làm cho tôi băn khoăn là sự xác định của Ngài về ứng xử tiêu cực hay bất thiện là những ứng xử dẫn đến khổ đau. Và Ngài định nghĩa một ứng xử thiện dẫn đến hạnh phúc. Ngài cũng bắt đầu với tiền đề căn bản là tất cả chúng sanh với mong muốn tránh khổ đau và đạt hạnh phúc - sự ham thích này là bẩm sinh; điều này không cần phải học. Vậy thì câu hỏi là: Nếu tự nhiênchúng ta mong muốn tránh khổ đau thì tại sao chúng ta không càng ngày càng bị đẩy lui một cách tự nhiên bởi ứng xử tiêu cực hay bất thiện khi trở về già? Và nếu là tự nhiên muốn có hạnh phúc thì tại sao chúng ta không hàng ngày càng ngả về ứng xử thiện một cách tự động và tự nhiên để rồi được hạnh phúc hơn khi đời ta tiến về phía trước? Tôi muốn nói là nếu những ứng xử thiện tự nhiên dẫn đến hạnh phúcchúng ta muốn có hạnh phúc, liệu điều đó có xẩy ra như một tiến trình tự nhiên không? Tại sao chúng ta cần nhiều đến giáo dục, huân luyện và kỷ luật để tiến trình ấy xẩy ra? 

Lắc đầu, Ngài Đạt Lai Lạt Ma trả lời " Ngay cả đến trong những điều kiện thông thường, trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta coi giáo dục là một nhân tố rất quan trọng để bảo đảm một cuộc sống thành cônghạnh phúc. Và kiến thức không thể có được một cách tự nhiên. Chúng ta phải rèn luyện, chúng ta phải trải qua một loại chương trình huân luyện có hệ thốngvân vân.. Và chúng ta coi giáo dục và huân luyện thông thường này là hết sức khó, nếu không tại sao các học sinh lại cần đến nhiều kỳ nghỉ như vậy? Tuy nhiên chúng ta biết loại giáo dục đó rất quan trọng nhằm bảo đảm một cuộc sống thành cônghạnh phúc

"Cũng giống như vậy, muốn làm việc thiện cũng không đến một cách tự nhiênchúng ta phải có ý thức rèn luyện để hướng tới nó. Đúng vậy, nhất là trong xã hội hiện đại, bởi vì có một khuynh hướng tin rằng vấn đề việc thiệnbất thiện - làm gì và không nên làm gì - được coi là trong phạm vi hoạt động của tôn giáo. Theo truyền thống tôn giáo được coi là có trách nhiệm của tôn giáo qui định cách ứng xử nào là thiện và bất thiện. Tuy nhiên trong xã hội ngày này, tôn giáo đã mất uy tínảnh hưởng của nó ở một mức nào đó. Và đồng thời, không có sự lựa chọn nào, như đạothế tục xuất hiện để thay thế vào. Cho nên dường như ít có sự lưu tâm đến sự cần thiết phải có lối sống thiện. Chính vì điều này mà tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải gắng sức nhiều và có ý thức làm việc tiến tới đạt loại kiến thức này. Thí dụ, mặc dù cá nhân tôi tin tưởng bản chất con người chúng ta căn bảnhòa nhã và giàu lòng thương, nhưng tôi cảm thấy không đủ vì bản chất tiềm ẩn của chúng ta, chúng ta cũng phải phát triển sự đánh giá cao và tỉnh thức về sự thật đó. Và thay đổi cách nhận thức chính mình, nhờ học tập và hiểu biết, có thể có tác động thực sự vào cách chúng ta tương tác với những người khác và cách chúng ta sống hàng ngày ". 

Vờ không đồng ý để nêu ra vấn đề, tôi phản kháng " Tuy nhiên Ngài đã sử dụng sự tương đồng của hệ thống giáo dụcrèn luyện lý thuyết thông thường. Điều đó là một việc. Nhưng nếu Ngài nói chuyện về cách ứng xử nào đó gọi là thiện hay tích cực, dẫn đến hạnh phúc, và những ứng xử khác dẫn đến khổ đau thì tại sao phải học nhiều đến thế mới nhận biết ra chúng và phải rèn luyện quá nhiều mới thực hiện được cách ứng xử tích cựcloại bỏ ứng xử tiêu cực? Tôi muốn nói là nếu bạn đưa tay vào lửa, bạn sẽ bị bỏng. Bạn rụt tay lại, bạn đã biết cách ứng xử này dẫn đến khổ đau. Bạn đâu cần học hay rèn luyện nhiều mới biết đừng đụng vào lửa nữa. 

"Vậy thì, tại sao tất cả những cách ứng xử hay cảm xúc dẫn đến khổ đau lại không như vậy? Chẳng hạn, Ngài cho rằng nóng giận và sân hận rõ ràng là những cảm xúc tiêu cựccuối cùng dẫn đến khổ đau. Nhưng tại sao ta phải được giáo dục về những hậu quả có hại của nóng giận và sân hận để loại bỏ chúng? Vì nóng giận trực tiếp gây ra cảm xúc khó chịu cho con người, chắc chắndễ cảm thấy trực tiếp cái khó chịu ấy, tại sao ta không tự nhiên và tự động tránh nó trong tương lai? 

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma chú ý nghe những lập luận của tôi, đôi mắt thông minh của Ngài như mở rộng ra, như thể Ngài hơi ngạc nhiên, hoặc thậm chí thích thú về tính ngấy thơ trong câu hỏi của tôi. Rồi với một chuỗi cười lớn, đầy thiện chí Ngài nói:

"Khi bạn nói về kiến thức dẫn đến tự do hay giải pháp của một vấn đề, bạn phải hiểu rằng có nhiều mức độ khác nhau. Thí dụ, con người ở vào Thời Đại Đồ Đá không biết nấu thịt nhưng vẫn có nhu cầu sinh học về ăn, cho nên họ ăn giống như thú hoang. Khi con người tiến bộ, họ học cách nấu và nêm các loại gia vị khác nhau làm cho đồ ăn ngon hơn và làm thành nhiều món. Và ngay cả thời đại ngày nay, nếu chúng ta bị bệnh đặc biệt nào đó và nhờ kiến thức chúng ta biết được loại đồ ăn nào không tốt cho chúng ta, thì dù chúng ta thích ăn món đó, nhưng chúng ta cũng tự kiềm chế không ăn. Cho nên rõ ràng là mức độ kiến thức càng tinh vi thì chúng ta sẽ đương đầu với thế giới tự nhiên càng hiệu quả

"Bạn cần có khả năng xét đoán hậu quả trong tương lai gần và xa về cách ứng xử của bạn và cân nhắc cả hai. Thí dụ, khắc phục nóng giận, mặc dù thú vật cũng chứng nghiệm nóng giận, nhưng chúng không biết nóng giận là tai hại. Tuy nhiên con người ở một mức độ khác, khác ở chỗ bạn có sự tự ý thức để bạn ngẫm nghĩquan sát khi nóng giận phát sinh, nó làm hại bạn. Cho nên bạn có sự phán xét nóng giận là tiêu cực. Bạn cần phải biết suy luận. Cho nên không phải là đơn giản như đưatay vào lửa, và để rồi bị bỏng, và để rồi biết không bao giờ làm điều đó trong tương lai nữa. Học vân và kiến thức về những gì dẫn đến hạnh phúc và những gì gây khổ đau càng tinh vi thì bạn sẽ có nhiều kết quả hơn trong việc đạt hạnh phúc. Cho nên, chính vì điều đó tôi nghĩ rằng giáo dụckiến thức là rất quyết định." Tôi cho là Ngài cảm thấy tôi vẫn phản kháng khái niệm về giáo dục đơn giản là một phương cách để thay đổi nội tâm, Ngài nhận xét " Một vấn đề trong xã hội hiện nay là thái độ của chúng ta hướng về giáo dục như thể nó chỉ làm cho bạn tài giỏi hơn. Đôi khi dường như những người ít học, ít tinh vi hơn về đào tạo giáo dục, thì họ lại càng chất phác và ngay thật hơn. Mặc dù xã hội chúng ta không nhân mạnh vào việc này, nhưng việc sử dụng kiến thứcgiáo dục lại quan trọng nhất là giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc làm các hành động thiện và đưa kỷ luật vào tâm chúng ta. Sử dụng thích hợp trí thông minhkiến thức sẽ đem lại sự thay đổi từ bên trong để phát triển lòng tốt". 

CHƯƠNG 4
GIÀNH LẠI TÌNH TRẠNG HẠNH PHÚC BẨM SINH

BẢN CHẤT CƠ BẢN CỦA CHÚNG TA 

Giờ đây, chúng ta được làm người để tìm cầu hạnh phúc. Rõ ràngcảm giác yêu thương, tình cảm, gần gũi, và từ bi mang lại hạnh phúc, tôi tin là mỗi người trong chúng ta có cơ sở để có hạnh phúc, để đi vào trạng thái tâm trìu mếntừ bi, những trạng thái mang đến hạnh phúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định."Thật ra, đó là một trong những niềm tin chủ yếu của tôi mà chúng ta vốn có không chỉ là khả năng từ bi mà tôi tin là bản chất căn bản tiềm ẩn trong con người là tính hòa nhã"

Niềm tin đó của Ngài dựa vào cái gì? 

"Học thuyết Phật Giáo về "Phật Tánh" cung cấp một số điểm về niềm tin này là bản chất cơ bản của tất cả chúng sinh thực chấthiền hòa và không gây gỗ." Nhưng ta có thể tiếp nhận quan điểm ấy mà không cần phải dùng đến học thuyết Phật Giáo về Phật Tánh." Niềm tin của tôi còn dựa vào những điểm khác. Tôi nghĩ rằng vấn đề tình cảm hay từ bi của con người không phải chỉ là vấn đề tôn giáo, nó còn là một nhân tố cần thiết cho đời sống từng ngày của con người 

"Cho nên, trước hết nếu chúng ta nhìn vào chính mô hình cuộc sống từ lúc tuổi nhỏ đến lúc chết, chúng ta có thể thấy cách chúng ta được cơ bản nuôi dưỡng là tình cảm của người khác. Nó bắt đầu ngay lúc mới sinh. Sau khi sinh ra, hành động thực sự đầu tiên của chúng ta là bú mẹ hay sữa của người nào đó. Đó là một hành động của tình cảm, của tình thương. Không có hành động đó chúng ta không thể tồn tại. Điều ấy thật rõ ràng. Hành động ấy không thể thực hiện được nếu khôngcảm giác yêu mến lẫn nhau. Từ phía đứa trẻ, nếu khôngcảm giác tình cảm, không có ràng buộc gì với người cho sữa thì đứa trẻ có thể không bú sữa. Và nếu không có tình cảm về phần người mẹ, hay người nào khác, sữa không tự nhiên có được. Cho nên, đó là cách sống. Đó là thực tế

"Rồi, cấu trúc thân thể dường như phù hợp hơn đối với cảm giác tình yêu thươngtừ bi. Chúng ta dều thấy tình trạng bình tĩnh, tình cảm, lành mạnhtác dụng tốt cho sức khỏehạnh phúc thể chất. Ngược lại, những cảm giác thất vọng, sợ hãi, bồn chồn và nóng giận có thể hủy hoại sức khỏe của chúng ta

"Trong triết học Phật Giáo, "Phật Tánh" nói đến bản chất tiềm ẩn, căn bản, và tinh tế nhất của tâm. Trạng thái tâm này, hiện hữu ở mọi con người, hoàn toàn không bị hư hoại bởi cảm xúc hay tư tưởng tiêu cực

"Chúng ta cũng có thể thấy sức khỏe cảm xúc của chúng ta được nâng cao bởi cảm giác tình cảm. Muốn hiểu việc này, chúng ta chỉ cần nghĩ xem chúng ta cảm thấy ra sao khi những người khác tỏ ra nhiệt tình và tình cảm với chúng ta. Hoặc hãy quan sát cảm giác tình cảm hay thái độ của chính mình đã tác động một cách tự động và tụ nhiên ảnh hưởng đến bên trong chúng ta ra sao, chúng làm cho chúng ta cảm thấy ra sao. Những xúc cảm hiền hòa và ứng xử tích cực đi kèm với chúng ta dẫn đến gia đìnhđời sống cộng đồng hạnh phúc hơn. 

"Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kết luận bản chất cơ bản của con người là tính hòa nhã Và nếu đúng như vậy, nó làm cho tất cả có ý nghĩa hơn khi có lối sống phù hợp hơn với bản chất căn bản hòa nhã của con người chúng ta". 

"Nếu bản chất cốt lõihòa nhãtình thương, Tôi hỏi "Tôi chỉ băn khoăn làm sao Ngài có thể giải thích tất cả những xung đột và cách ứng xử hung hăng chung quanh chúng ta

Đức Đạt Lai Lạt Ma gật đầu tư lự một lúc rồi trả lời " Đương nhiên chúng ta không thể bỏ qua sự thực là luôn luôn có những mâu thuẫncăng thẳng, không chỉ trong phạm vi tâm trí cá nhân mà còn trong phạm vi gia đình, khi chúng ta tác động qua lại với người khác, và ở mức xã hội, mức quốc gia, và mức toàn cầu. Cho nên nhìn vào đây, một số người kết luận bản tính con người căn bản là hung hăng. Họ có thể chỉ vào lịch sử con người đem so sánh với các loài có vú khác, ứng xử của con người hung hãn hơn nhiều. Hay, họ có thể nói, "Tuy tình thương là một phần của tâm, nhưng nóng giận cũng là một phần của tâm. Chúng đồng đều là một phần bản tính của chúng ta, cả hai ít nhiều đều ở cùng một mức độ"."'Tuy nhiên, nhoài người về phía trước, ra sức một cách tỉnh táo, Ngài quả quyết "Tôi vẫn vững tâm bản tính con người chủ yếu là tình thương, hòa nhã. Đó là nét đặc thù trội hơn hẳn trong bản tính con người." Nóng giận, bạo lực, và hung hãn có thể phát sinh, tôi nghĩ nhưng điều đó chỉ là phụ, hay ở bề ngoài nhiều hơn,về một ý nghĩa nào đó chúng phát sinh khi chúng ta nản lòng trong cố gắng muốn giành được tình yêu và tình cảm. Chúng không phải là phần bản tính căn bản tiềm ẩn của chúng ta

"Cho nên mặc dầu sự gây hân có thể xẩy ra, nhưng tôi tin là những xung đột này không nhất thiếtbản tính con người mà đúng hơn là kết quả của tri thức con người - trí thông minh con người mất quân bình, sử dụng sai trí thông minh của chúng ta, khả năng sáng tạo của chúng ta. Bây giờ hãy nhìn vào sự tiến hóa của loài người, tôi nghĩ rằng nếu đem so sánh với một số thú vật khác, thể chất của chúng ta có lẽ rất yếu. Nhưng vì sự phát triển của trí thông minh con người, chúng ta đã có thể sử dụng nhiều dụng cụ và khám phá ra nhiều phương pháp để chiến thắng những hoàn cảnh môi sinh có hại. Khi xã hội loài ngườiđiều kiện môi sinh càng ngày càng trở nên phức tạp, vấn đề này đòi hỏi trí thông minh và khả năng nhận thức của chúng ta đóng một vai trò to lớn hơn để đáp ứng được những đòi hỏi không ngưng của môi trường phức tạp. Cho nên, tôi tin tiềm ẩn hay bản tính cơ bản hay tiềm ẩn của chúng ta là tính hòa nhãtrí thông minh là cái phát triển sau. Và tôi nghĩ rằng nếu khả năng con người, trí thông minh con người, phát triển theo chiều hướng không quân bình, không được cân bằng bằng tình thương, thì nó sẽ trở thành phá hoại. Nó sẽ dẫn đến thảm họa. 

"Nhưng, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải công nhận rằng nếu những xung đột của con người gây ra do sử dụng sai lầm trí thông minh thì chúng ta cũng có thể dùng trí thông minh để tìm ra cách thức và phương tiện để khắc phục những xung đột ấy. Khi trí thông minh con ngườilòng tốt hay tình cảm con người được sử dụng cùng với nhau, tất cả những hành động của con người trở thành xấy dựng. Khi chúng ta phối hợp một trái tim nồng hậu với kiến thứcgiáo dục, chúng ta sẽ biết tôn trọng quan điểm và quyền của người khác. Điều này trở thành cơ sở cho tinh thần hòa giải nhằm khắc phục sự gây hân và giải quyết những vụ xung đột của chúng ta

Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng lại và nhìn vào đồng hồ của Ngài."Cho nên, Ngài kết luận, dù cho bạo lực nhiều đến đâu hay bao nhiều điều tồi tệ mà ta phải chịu đựng, tôi tin là giải pháp tối hậu cho những xung đột, cả bên trong lẫn bên ngoài, nằm trong sự quay về của bản tính cơ bản hay tiềm ẩn của con người, đó là hòa nhãtình thương 

Lại nhìn vào đồng hồ, Ngài bắt đầu cười một cách rất thân mật " Vậy, chúng ta ngưng tại đây, quả là một ngày dài!". Ngài xỏ lại đôi giầy Ngài đã cởi ra trong lúc đàm thoại, và trở về phòng. 

VẤN ĐÈ BẢN TÍNH CON NGƯỜI 

Trên vài thập kỷ qua, quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về bản tính từ bi tiềm ẩn của con người dường như tiến bộ rất chậm tại Phương Tây, mặc dầu đã có sự tranh đấu. Khái niệm về cách ứng xử của con người chủ yếu là ích kỷ, cơ bản là tìm kiếm cho chính mình, đã ăn sâu vào tư tưởng Tây Phương. Tư tưởng ấy không chỉ chúng ta vốn ích kỷ mà còn hung hăng và thù nghịch là một phần bản tính căn bản con người đã ngự trị văn hóa chúng ta nhiều thế kỷ. Đương nhiên, theo lịch sử có rất nhiều người có quan điểm đối nghịch. Chẳng hạn, vào giữa thế kỷ thứ 17, David Hume viết rất nhiều về "lòng nhân từ tự nhiên" của con người. Và vào thế kỷ sau, ngay chính Charles Darwin cho rằng " bản năng đồng cảm" là của loài người. Nhưng vì một lý do nào đó, quan điểm bi quan hơn về nhân tính đã bén rễ trong nền văn hóa của chúng ta, ít nhất từ thế kỷ thứ 17, dưới ảnh hưởng của các triết gia như Thomas Hobbes, người đã có một quan điểm khá tối tăm về loài người. ông hình dung loài người như là hung bạo, tranh đua, luôn luôn trong xung đột, và chỉ quan tâm đến quyền lợi bản thân. Hobbes nổi tiếng coi nhẹ bất cứ khái niệm nào về lòng tốt căn bản của con người, một lần bị bắt gặp đang cho tiền cho một người ăn xin tại hè phố. Khi được hỏi về sự bốc đồng rộng lượng đó, ông nói "Không phải tôi làm như vậy để giúp đõ hắn, tôi làm vậy là để giảm bớt khổ đau của tôi khi nhìn thấy sự nghèo nàn của người đó".

Tương tự như vậy, vào đầu thế kỷ này, George Santayana, một triết gia sinh ra tại Tây Ban Nha, viết rằng những thôi thúc hào phóng, giúp đỡ, trong thời gian người ta tồn tại, thường là rất yếu, phù du, và không vững vàng trong bản tính của loài người nhưng, "chỉ cần phanh phui một chút dưới bề mặt đó bạn sẽ thấy một con người tàn bạo, cố chấp, hết sức ích kỷ ." Bất hạnh thay, khoa học và tâm lý học Tây Phương chộp lấy khái niệm đó, thừa nhận thậm chí khuyến khích quan điểm ích kỷ ấy. Ngay trong những ngày đầu của khoa học tâm lý hiện đại, đã có sự thừa nhận cơ bản chung tiềm ẩn là tất cả các động cơ thúc đẩy của con người chủ yếu là ích kỷ, hoàn toàn dựa vào quyền lợi bản thân

Sau khi hoàn toàn chấp nhận tính ích kỷ chủ yếu của chúng ta là một tiền đề, một số khoa học gia lỗi lạc hơn trăm năm qua đã tăng thêm niềm tin vào điều này về bản tính thực chất hung hăng của con người. Freud nói rằng "khuynh hướng hung hăng là một thiên hướng trước tiên, tự tồn tạibản năng." Ở cuối thế kỷ này, hai nhà văn, Robert Ardrey và Konrad Lorenz, nhìn vào kiểu hoạt động sinh vật ở một số loài ăn thịt sống, kết luận con người căn bản cũng là loài ăn thịt sống, có ham muốn bẩm sinh hay bản năng tranh giành lãnh thổ.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, xu thế có vẻ chống lại quan điểm hết sức bi quan về nhân loại tỏ ra gần hơn với quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về bản tính tiềm ẩn của chúng tahòa nhãtình thương. Trên hai hay ba thập niên qua, đã có đến hàng trăm nghiên cứu khoa học cho thấy tính hung hăng không nhất thiết là bẩm sinh và cách cư xủ bạo lực bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố về sinh học, xã hội, địa dư và môi trường. Có lẽ báo cáo bao quát nhất về nghiên cứu mới nhất được tổng kết trong bản Tuyên Bố Seville 1986 về Bạo Lực do 20 khoa học gia đứng hàng đầu trên khắp thế giới soạn thảo và ký. Đương nhiên trong tuyên bố này họ thừa nhận cách cư xử bạo lực đang xẩy ra, nhưng họ khẳng định là theo khoa học khi nói rằng chúng ta kế thừa khuynh hướng để gây chiến tranh và bạo lực là sai. Cách cư xử ấy không phải do di truyền đặt vào bản tính con người. Họ nói rằng dù chúng ta có bộ máy thần kinh bạo hành thì cách cư xử ấy cũng không tự động hoạt động. Không có gì trong sinh lý học thần kinh bắt buộc chúng ta bạo hành. Khảo sát vấn đề bản tính căn bản của con người, hầu hết các nhà nghiên cứu trong lãnh vực này hiện cảm thấy cơ bản là chúng ta có tiềm năng phát triển thành người hòa nhã, chu đáo hay bạo lực, hung hăng, khuynh hướng hành động được nhân mạnh nhiều vào vấn đề huân luyện. 

Những nhà nghiên cứu đương đại nay đã bắt bẻ không chỉ khái niệm về tính hung hãn bẩm sinh của con người, mà cả khái niệm con người bẩm sinh vị kỷích kỷ cũng bị công kích. Những người điều tra nghiên cứu như C. Daniel Batson hay Nancy Eisenberg của Đại Học Tiểu Bang Arizona đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu trong những năm vừa qua cho thấy con người có khuynh hướng về cách đối xử vị tha. Một số nhà khoa học như Tiến sĩ xã hội học Linda Wilson cũng tìm cách khám phá tại sao điều này lại như vậy. Đức tính vị tha theo lý thuyết của bà là một phần bản năng sinh tồn - hết sức đối lập với lý thuyết của những nhà tư tưởng trước đây cho rằng thái độ thù nghịch và hung hãn là tiêu chuẩn xác nhận bản năng sinh tồn của chúng ta. Nhìn vào trên hàng trăm thảm họa tự nhiên, Tiến sĩ Wilson tìm thấy một mẫu hình mạnh mẽ về lòng vị tha trong số những nạn nhân thảm họa dường như là một phần của tiến trình khôi phục. Bà thấy rằng cùng nhau làm việc giúp đỡ lẫn nhau có khuynh hướng tránh các khó khăn tâm lý sau này có thể xẩy ra do chân thương. 

Khuynh hướng liên kết chặt chẽ với những người khác, hành động vì phúc lợi của người khác cũng như cho chính mình, đã ăn sâu trong bản tính con người, được tôi luyện trong quá khứ xa xăm khi người ta cùng liên kết lại và trở thành thành viên của một nhóm có cơ may sống sót cao hơn. Nhu cầu thiết lập quan hệ xã hội chặt chẽ vẫn còn dai dẳng cho đến ngày nay. Trong những cuộc nghiên cứu, như trong cuộc nghiên cứu của Tiến Sĩ Larry Scherwitz, khảo sát những nhân tố rủi ro về bệnh động mạch vành tim, cho thấy những người thích nổi bật (những người thường nhắc mình bằng cách dùng những đại từ như "Tôi", và "của tôi" trong các cuộc phỏng vấn) dễ bị bệnh động mạch vành nhiều hơn, cả khi những cách đối xử đe dọa sức khỏe được kiềm chế. Các nhà khoa học khám phá ra rằng những người ít có mối liên hệ xã hội, dường như bị kém sức khỏe yếu, mức độ bất hạnh phúc cao hơn, và dễ bị căng thẳng hơn. 

Chìa tay giúp đỡ người khác có thể là cần thiết cho bản tính chúng ta cũng như giao tiếp. Ta có thể làm một sự so sánh với sự phát triển ngôn ngữ, giống như khả năng có tình thươnglòng vị tha, là một trong những nét đẹp của loài người. Những khu vực đặc biệt của bộ não dành riêng cho tiềm lực về ngôn ngữ. Nếu chúng ta được đặt vào hoàn cảnh môi trường phù hợp, tức là, một xã hội biết nói, thì những nơi kín đáo của não bắt đầu phát triển và hoàn thiện và khả năng về ngôn ngữ tăng trưởng. Cũng giống như vậy, tất cả ai cũng được phú cho "hạt giống của tình thương". Khi được đặt vào hoàn cảnh thích hợp - ở nhà, hay ở ngoài xã hội nói chung, và sau đó nhờ vào những cố gắng rõ rệt của mình - "hạt giống" ấy sẽ thăng hoa. Với khái niệm ấy trong tâm, các nhà nghiên cứu hiện đang tìm cách khám phá ra những hoàn cảnh môi sinh tốt nhất để hạt giống quan tâmtình thương chín muồi nơi con cái. Họ đã nhận biết một số nhân tố: có những bậc cha mẹ có thể điều hòa được cảm xúc, làm gương về cách đối xử chu đáo, dạy bảo giới hạn về tư cách đạo đức của con cái, truyền đạt cho chúng hiểu trách nhiệm về tư cách của chúng, và dùng lý luận để giúp con cái hướng sự lưu tâm tới các trạng thái cảm xúc hay những hậu quả về cách đối xử của chúng đối với người khác. 

Nhìn lại sự thừa nhận cơ bản của chúng ta về bản tính tiềm ẩn của con người, từ bản tính thù nghịch đến có ích, có thể mở ra nhiều khả năng. Nếu chúng ta bắt đầu bằng việc thừa nhận mô hình tư lợi trong tất cả các cách ứng xử của con người, thì một đứa trẻ nhỏ có thể là một thí dụ hoàn hảo làm "bằng chứng" cho lý thuyết này. Sanh ra, đứa trẻ hình như đã được lập trình việc duy nhất trong tâm chúng: thỏa mãn nhu cầu của chính chúng, đồ ăn, tiện nghi vật chấtvân vân...Nhưng nếu chúng ta không theo sự ích kỷ căn bản này, một búc tranh hoàn toàn mới sẽ hiện ra. Chúng ta có thể dễ dàng nói đứa trẻ này sanh ra đã được lập trình cho một điều duy nhất: có khả năng và mục đích là đem lạc thú và niềm vui đến cho người khác. Chỉ cần quan sát một đứa trẻ khỏe mạnh, rất khó có thể chối bỏ bản tính hiền hòa tiềm ẩn của con người. Từ ưu thế mới này, chúng ta có thể tán thành khả năng mang niềm vui cho người khác, người chăm sóc, là bẩm sinh. Thí dụ, ở đứa trẻ sơ sinh,khứu giác phát triển chỉ bằng 5 phần trăm của người lớn, và vị giác phát triển rất ít. Nhưng ở các trẻ sơ sanh cái tồn tại ở những giác quan đó hướng về mùi và vị của sữa mẹ. Việc cho con bú không những cung cấp dinh dưỡng cho đứa trẻ, mà còn làm giảm căng thẳng cở ngực. Cho nên chúng ta cũng có thể nói đứa trẻ sinh ra với khả năng bẩm sinh đem lạc thú cho người mẹ bằng cách giảm thiểu sự căng thẳng của nhũ hoa. 

Về mặt sinh học, đứa trẻ sanh được lập trình là để nhận biếtphản ứng trước các gương mặt, chỉ có một số ít người không tìm thấy niềm vui đích thực khi thấy trẻ nhỏ ngấy thơ nhìn vào mắt họ, và mỉm cười. Một số nhà dân tộc học đã đề ra lý thuyết về điều này, cho rằng khi một đứa trẻ mỉm cười với người chăm sóc nó hay nhìn thẳng vào mắt người này thì đứa trẻ đó đang theo đuổi " kế hoạch sinh học" sâu xa theo bản năng, "đưa ra" cách ứng xử quan tâm, hòa nhã, dịu dàng từ người chăm sóc nó, người đó cũng đang tuân hành snhiệm vụ bản năng bắt buộc tự nhiên. Vì có thêm nhiều nhà điều tra nghiên cứu phấn đấu khám phá một cách khách quan bản tính của con người, khái niệm đứa trẻ ít có tính ích kỷ, một bộ máy ăn và ngủ, đang phải nhường chỗ cho cách nhìn nhận một con người ra đời với bộ máy bẩm sinh là để làm vừa lòng người khác, chỉ cần đến điều kiện môi trường thích hợp để cho "hạt giống tình thương" tiềm ẩntự nhiên được nẩy mầm và phát triển. 

Một khi chúng ta kết luận bản tính căn bản của nhân loạitình thương hơn là hung hăng, mối quan hệ với thế giới chung quanh chúng ta thay đổi tức khắc. Nhìn những người khác như căn bảnthương yêu thay vì thù nghịchích kỷ giúp chúng ta bớt căng thẳng, tin tưởng, sống thoải mái, làm chúng ta hạnh phúc hơn. 

SUY NGẪM VỀ MỤC ĐÍCH CUỘC ĐỜI 

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi ở sa mạc Arizona tuần này, nghiên cứu bản tính con ngườiquan sát tâm con người với sự xem xét kỹ lưỡng của một khoa học gia, một sự thật đơn giản dường như lóe lên và sáng tỏ mọi bàn cãi: mục đích cuộc đờihạnh phúc. Cấu nói đơn giản này có thể sử dụng như một công cụ có sức mạnh giúp chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Từ viễn cảnh ấy, nhiệm vụ của chúng taloại bỏ những điều dẫn đến khổ đau và tích lũy những điều dẫn đến hạnh phúc. Phương pháp, thực hành hàng ngày này dẫn đến tăng dần dần ý thứchiểu biết của chúng ta về những gì thực sự dẫn đến hạnh phúc và những gì không dẫn tới hạnh phúc

Khi đời sống trở nên quá phức tạpchúng ta cảm thấy không chịu nổi, thường là rất hữu ích nếu chúng ta dừng lại và nhớ lại toàn bộ mục đích, toàn bộ mục tiêu của chúng ta. Khi đương đầu với cảm giác trì trệ và bối rối, bỏ một giờ hay một buổi chiều, thậm chí vài ngày chỉ nghĩ xem điều đó thực sự đem hạnh phúc sẽ giúp ích cho chúng ta nhiều, và rồi thì sắp đặt lại sự ưu tiên trên cơ sở đó. Việc này sẽ đem cuộc sống của chúng ta trở lại khung cảnh thích hợp có một cái triển vọng mới, và giúp chúng ta nên đi hướng nào. 

Thỉnh thoảng chúng ta phải đương đầu với những quyết định then chốt có thể ảnh hưởng suốt cuộc đời. Chẳng han ch úng ta quyết định lập gia đình, có con, hay theo một môn học để trở thành luật sư, nghệ sĩ, hay thợ điện. Quyết tâm mạnh mẽ để đạt được hạnh phúc - biết những nhân tố dẫn đến hạnh phúc và làm những bước tích cực để xấy dựng một cuộc sống hạnh phúc hơn - đúng là một quyết định như vậy. - Chỗ ngoặt hướng tới hạnh phúc vì một mục tiêugiá trịquyết địnhý thức tìm cầu hạnh phúc theo một cách thức có hệ thống có thể thay đổi sâu xa phần còn lại cuộc đời của chúng ta

Sự hiểu biết về những nhân tố sẽ dẫn đến hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma dựa vào suốt cuộc đời quan sát tâm có phương pháp của Ngài, khảo sát bản chất thân phận con người, và điều tra nghiên cứu những sự việc này trong khuôn khổ mà Đức Phật lần đầu tiên thiết lập từ trên 25 thế kỷ qua. Và từ quá trình này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi đến kết luận rõ ràng về những hoạt độngtư tưởng nào có giá trị nhất. Ngài tóm tắt niềm tin cuả Ngài vào những lời nói sau có thể dùng làm sự suy ngẫm.

Đôi khi gặp những bạn cũ, nó nhắc nhở cho tôi thời gian qua mau như thế nào. Và điều này cũng làm cho tôi băn khoăn tự hỏi liệu chúng tasử dụng thì giờ đứng đắn hay không. Sử dụng đứng đắn thì giờ rất quan trọng. Trong khi chúng ta có thân xác này, và nhất là bộ óc con người hết sức đáng ngạc nhiên này, tôi nghĩ rằng mỗi phút là thứ gì quý báu. Cuộc sống từng ngày quá nhiều hy vọng, mặc dù không có gì bảo đảm cho tương lai. Không có gì bảo đảm là ngày mai cũng vào giờ này chúng ta vẫn ở đây. Nhưng chúng ta vẫn làm việc vì điều đó hoàn toàn trên cơ sở hy vọng. Cho nên chúng ta cần phải sử dụng thì giờ hữu hiệu nhất. Tôi tin rằng sử dụng đúng thì giờ là như thế này: nếu bạn có thể phục vụ người khác, những chúng sinh khác. Nếu không, ít nhất hãy kiềm chế đừng làm hại chúng, tôi nghĩ đó là toàn bộ căn cứ triết lý của tôi. 

"Cho nên, hãy suy ngẫm về những gì có giá trị thực sự cho đời sống, những gì đem ý nghĩa cho đời sống, và hãy đặt sự ưu tiên trên cơ sở ấy. Mục tiêu cuộc sống cần phải tích cực. Chúng ta sinh ra không phải có mục đích gây rắc rối làm hại người khác. Để đời sống chúng tagiá trị, tôi nghĩ rằng chúng ta phải phát triển những đức tính tốt căn bản của con người - nhiệt tình, tử tế và từ bi. Rồi đời sống của chúng ta sẽ trở nên có ý nghĩaan lạc hơn - hạnh phúc hơn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17295)
Trời tu viện rộng và đẹp, sáng nay mây ngoài biển đã kéo vào chưa? Thôi, xin mời thầy hãy vào cốc Trăng Lên, nhóm lửa và thêm chút củi vào cho ấm... Nguyễn Duy Nhiên
(Xem: 46368)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 9566)
Ghi chép lại những bài giảng của Chư Tôn Đức cho các Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPTVN... Tâm Minh Vương Thúy Nga
(Xem: 8747)
“Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt, Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”... Thích Chân Tính
(Xem: 15784)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15409)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18201)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 9569)
Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thươngtuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.
(Xem: 9608)
Tập truyện Thường Ðề Bồ Tát (Bồ Tát Hay Khóc) được trích dịch trong cuốn “Vô Thanh Thoại Tập” của Pháp sư Long Căn... TT Thích Chân Tính biên dịch
(Xem: 18372)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 15593)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 10884)
Bản thảo của tập tiểu luận này đã được viết xong từ mùa hè năm 1974, nhưng chưa kịp in thì biến cố 30.4.1975 xảy ra... Hạnh Cơ
(Xem: 8875)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông... Tuệ Sỹ
(Xem: 10387)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10164)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 9336)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không... Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 11426)
Hương Lúa Chùa Quê là tập sách Hoài Niệm về Tuổi Thơ của hai anh em là HT Thích Bảo Lạc ở Úc Châu và HT Thích Như Điển ở Âu Châu
(Xem: 10043)
Hoà Thượng vào bậc Cao Tăng nổi tiếng hiện nay rằng: “Được học và hành theo Phật pháp là một sự hưởng thụ tối cao nhất trong tất cả mọi sự hưởng thụ trên thế gian…” Quảng Huy
(Xem: 22909)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 9563)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả... Alexander Berzin; Tuệ Uyển
(Xem: 17206)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 16611)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 18962)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 10132)
Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này.
(Xem: 19363)
Lão tửtriết gia đầu tiên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguyên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo... Nguyễn Hiến Lê dịch
(Xem: 9418)
Trên căn bản của thực tại, hạnh phúc bao giờ cũng cưu mang trong chính nó một sức sống tràn đầy sinh lực của cảm xúc an bình được sinh khởi từ bản thể của nội tâm... Khải Thiên
(Xem: 12253)
Quyển Liễu Phàm Tứ Huấn là sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín... Ấn Quang Đại Sư; Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch
(Xem: 11937)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 19702)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 12662)
Hạnh Phúc Là Điều Có Thật - Tác giả Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
(Xem: 13085)
Sống Một Đời Vui - The Joy Of Living; Nguyên tác Yongey Mingyur Rinpoche, Diệu Hạnh Giao Trinh & Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 14303)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 32319)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 12932)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 11916)
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ là cẩm nang của người tu Thiền. Nguyên tác Mindfulness, Bliss and Beyond của Ajahn Brahm; Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch
(Xem: 20718)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 40594)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
(Xem: 10053)
Những Chuyện Nhân Quả - Nguyên tác: Thích Hải Đảo, Đạo Quang dịch
(Xem: 9538)
Chú Tiểu Ngắm Sen là tuyển tập các truyện ngắn của tác giả Ngô Khắc Tài
(Xem: 18954)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
(Xem: 8803)
Chánh Niệm - Bhante Henepola Gunaratana; Mindfulness in Plain English; Lương Thanh Bình dịch
(Xem: 8300)
Tập truyện dài 2 tập của Vĩnh Hảo - CHIÊU HÀ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1997
(Xem: 10433)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11658)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30602)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 11459)
Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo gồm có 2 tập do Chư Tôn Đức Tăng Ni và Chư vị thân hào nhân sỹ Phật giáo góp bài để tập thành... Nhiều Tác Giả
(Xem: 10418)
Mở Rộng Cửa Tâm Mình và những mẫu chuyện Phật Giáo nói về Hạnh phúc, Opening The Door Of Your Heart and other Buddhist Tales of Happiness, Nguyên tác: Ajahn Brahm; Chơn Quán Trần Ngọc Lợi dịch
(Xem: 15977)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 25556)
“Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng” là tên của một quyển sách, do thầy Phạm Công Thiện đặt cho. Bây giờ Thầy đã lên tới đỉnh cao, bỏ lại sau lưng là hố thẳm... Nguyên Siêu
(Xem: 10007)
Đây là câu chuyện được phóng tác từ nhân vật Phật giáo có thật trong lịch sử cận đại, thời nhà Nguyễn gầy dựng đế nghiệp ở kinh đô Huế từ nửa đầu thập niêm 80 của thế kỷ 18.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant