Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Pháp Trong Đời Sống Hằng Ngày

06 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 14127)
Phật Pháp Trong Đời Sống Hằng Ngày

PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

Nguyên tác: Dharma in Daily Life
Tác giả: Alexander Berzin, Morelia, Mexico, June 6, 2000
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển, 13/06/2010

MỤC LỤC

1. Giáo pháp như những phương sách phòng ngừa
2. Những hoàn cảnh không toại ýnguyên nhân của chúng
3. Bất giác như cội nguồn của những rắc rối
4. Tự giải thoát sự mê muội của chúng ta
5. Thiền tập
6. Giáo pháp là một nghề nghiệp toàn thời gian
7. Tránh những cực đoan
8. Nhận lấy trách nhiệm
9. Tiếp nhận sự truyền trao năng lực gia trì
10. Hãy thực tế
11. Tiếp cận Phật Pháp đối với những người vốn là con chiên Thiên Chúa giáo La Mã
12. Tránh việc đặt lòng trung thành nhầm chỗ
13. Kết luận

1- GIÁO PHÁP NHƯ NHỮNG PHƯƠNG SÁCH PHÒNG NGỪA

Tôi đã từng được yêu cầu nói về sự thực tập Giáo Pháp trong đời sống hằng ngày. Chúng ta cần biết ý nghĩa Giáo Pháp là gì. Giáo Pháp hay Pháp bảo là một từ ngữ tiếng Phạn mà có nghĩa đen là một “phương sách phòng ngừa”. Nó là điều gì ấy mà chúng ta hành động để tránh khỏi những rắc rối. Để có bất cứ niềm thích thú nào trong việc thực hành Giáo Pháp, chúng ta cần thấy rằng có những rắc rối trong đời sống. Điều này cần một sự can đảm mạnh mẽ. Nhiều người không tổ chức họ hay xếp đặt đời sống của họ một cách nghiêm khắc. Họ làm việc vất vả nặng nhọc suốt ngày và rồi thì lãng quên chính mình với những thú vui,… vào ban đêm bởi vì họ mệt nhọc. Họ không thật sự nhìn vào bên trong, sự thầm kín, đến những rắc rối trong đời sống của họ. Ngay cả nếu họ nhìn vào những chuyện ấy, thì họ không thật sự muốn thừa nhận rằng đời sống của họ là không vừa ý bởi vì nó quá là căng thẳng. Phải can đảm kiểm soát thật sự phẩm chất đời sống của chúng ta và để thừa nhận một cách thành thật khi chúng ta thấy nó là không toại ý.

2- NHỮNG HOÀN CẢNH KHÔNG TOẠI ÝNGUYÊN NHÂN CỦA CHÚNG

Dĩ nhiên, có những cấp độ của sự không hài lòng. Chúng ta có thể nói, “Thỉnh thoảng tôi có những tâm trạng xấu và đôi khi mọi việc trôi chảy tốt đẹp, nhưng tốt thôi, okay thôi. Đấy là đời sống.” Nếu chúng ta bằng lòng với điều ấy, tốt thôi. Nếu chúng ta có một niềm hy vọng nào đấy rằng chúng ta có thể làm cho mọi việc tốt đẹp hơn một tí, nó sẽ đưa chúng ta đi tìm một phương cách để làm như thế. Nhằm để tìm ra những phương pháp để cải thiện phẩm chất đời sống của chúng ta thì chúng ta cần xác định cội nguồn của những vấn đề rắc rối. Hầu hết mọi người nhìn vào phía bên ngoài đối với nguyên nhân của những rắc rối. “Tôi đang có khó khăn trong mối quan hệ với anh/chị là bởi vì anh/chị! Anh/chị đã không hành động với cung cách mà tôi muốn anh/chị làm.” Chúng ta cũng có thể phàn nàn những khó khăn của chúng ta trên những hoàn cảnh chính trị hay kinh tế. Theo một số nhà tâm lý học, chúng ta có thể nhìn vào những sự kiện chấn thương tinh thần trong thời niên thiếu của chúng ta khi những nguyên nhân nào đấy đã đưa chúng ta đến những rắc rốichúng ta có. Thật dễ dàng để đổ thừa những sự không hài lòng của chúng ta lên kẻ khác. Đổ lỗi những nhân tố cho những người khác hay xã hội hay kinh tế không thật sự đưa đến một giải pháp. Nếu chúng ta có khuôn mẫu nhận thức thế này, thì chúng ta có thể là dễ dãi và nó có thể có một lợi ích nào đấy, nhưng hầu hết mọi người thấy rằng chỉ làm điều này không thể làm chúng ta yên lòng bao nhiêu về những vấn đề tâm lýbất hạnh.

Đạo Phật nói rằng mặc dù những người khác, xã hội, và v.v… đưa đến những rắc rối của chúng ta, nhưng họ thật không là cội nguồn sâu xa nhất của chúng. Để khám phá nguồn gốc sâu thẩm nhất về những khó khăn của chúng ta thì chúng ta cần nhìn vào bên trong. Cuối cùng, nếu chúng ta cảm thấy không vui trong đời sống, nó là một phản ứng lại hoàn cảnh của chúng ta. Những người khác nhau đáp ứng đến những tình cảnh giống nhau một cách khác nhau. Ngay cả nếu chúng ta chỉ nhìn vào chính mình, chúng ta thấy rằng chúng ta phản ứng một cách khác nhau đến những khó khăn từ ngày này đến ngày nọ. Nếu trong nguồn cội của vấn đề chúng ta chỉ là hoàn cảnh ngoại tại, chúng ta nên đáp ứng trong cùng một cung cách trong mọi lúc, nhưng chúng ta không làm như thế. Có những nhân tố mà chúng tác động đến sự đáp ứng của chúng ta như thế nào, chẳng hạn như có một ngày làm việc vui vẻ tại sở làm, nhưng đây chỉ là những nhân tố trên bề mặt đưa đến. Chúng không đi vào chiều sâu đúng mức.

Nếu chúng ta nhìn, chúng ta bắt đầu thấy rằng những thái độ của chúng ta đối với đời sống, chính chúng ta, và hoàn cảnh của chúng ta cống hiến rất nhiều đến cảm nhận của chúng ta như thế nào. Thí dụ, chúng ta không cảm thấy lấy làm phiền muộn cho chính mình khắp mọi lúc, giống như khi chúng ta đang có một ngày tốt lành; nhưng khi chúng ta không có một ngày vui vẻ, cảm giác về tự thương hại trở lại trong trí óc. Thái độ căn bảnchúng ta đối với đời sống ảnh hưởng rất nhiều đến việc định hình sự trãi nghiệm đời sống của chúng ta như thế nào. Nếu thẩm tra sâu xa hơn, chúng ta thấy rằng quan điểm của chúng ta bị căn cứ trên sự bất giác hay mê muội hay vô minh.

 3- BẤT GIÁC NHƯ CỘI NGUỒN CỦA NHỮNG RẮC RỐI

Nếu chúng ta khảo sát bất giác hay mê mờ, chúng ta thấy rằng một khía cạnh bị mê muội về nhân quả hành trạng (tiến trình của nhân quả). Chúng ta mê mờ về những gì chúng ta làm hay nói và về những gì sẽ xãy ra như một kết quả. Chúng ta có thể rất mờ mịt về loại nghề nghiệp nào sẽ có được, nên kết hôn hay không, nên có con cái hay không, v.v… Nếu chúng ta có một mối quan hệ với một người nào đấy, kết quả sẽ là thế nào? Chúng ta không biết. Những ý kiến về những điều chúng ta sẽ tiến hành từ những sự chọn lựa của chúng ta thật sự hoàn toàn kỳ quặc. Chúng ta có thể nghĩ rằng nếu chúng ta tiến sâu vào mối quan hệ với một người nào đấy, chúng ta sẽ sống một cách vui vẻ hạnh phúc như chưa từng có, đời sống là một câu chuyện thần tiên. Nếu chúng ta khó chịu trong một hoàn cảnh, chúng ta nghĩ rằng la hét sẽ làm cho tình cảnh dễ chịu hơn. Chúng ta có một ý tưởng vô cùng rối rắm về việc người kia sẽ đáp ứng như thế nào đến những gì chúng ta làm. Chúng ta nghĩ rằng nếu chúng ta la lối và nói lên những tư tưởng của chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và mọi thứ sẽ hoàn toàn đúng như ý muốn, nhưng mọi thứ sẽ không như thế. Chúng ta muốn biết điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta chán nản nhìn vào tử vi hàng tuần hàng tháng hay ném những đồng xu như trong Quyển Sách của Sự Thay Đổi, Kinh Dịch. Tại sao chúng ta làm những việc như thế? Chúng ta muốn kiểm soát những gì xãy ra.

Đạo Phật nói rằng mức độ sâu sắc của si mê là sự mờ mịt về việc chúng ta và những người khác hiện hữu như thế nào và về vấn đế thế giới sinh tồn như thế nào. Chúng ta mê mờ về toàn bộ vấn đề kiểm soát [đời sống của mình]. Chúng ta nghĩ rằng có thể hoàn toàn kiểm soát những gì xãy ra cho chúng ta. Điều đó không thực tế. Hiện thực rất phức tạp. Nhiều thứ tác động đến những gì xãy ra, không phải chỉ những gì chúng ta làm. Nó cũng không phải là chúng ta hoàn toàn không có sự kiểm soát hay chuyển vận bởi những năng lực ngoại tại. Chúng ta cống hiến đến những gì xãy ra, nhưng chúng ta không là nhân tố duy nhất quyết định những gì xãy ra. 

Do bởi sự mờ mịt và bấp bênh của chúng ta, chúng ta thường hành động một cách tai hại mà thậm chí không biết rằng đó là thái độ phá hoại. Điều này là bởi vì chúng ta ở dưới sự ảnh hưởng của những cảm xúc phiền não, thái độ phiền não, và những sự thôi thúc cưỡng bức đến từ thói quen của chúng ta.

4- TỰ GIẢI THOÁT SỰ MÊ MUỘI CỦA CHÚNG TA

Hãy để chúng ta nói rằng chúng ta có thể nhận ra cội nguồn của những rắc rối của chúng tabối rối hay si mê hay mờ mịt hay vô minh hay bất giác. Điều này không quá khó khăn. Nhiều người đi đến mức độ nói rằng, “Tôi thật sự bối rối. Tôi bấn loạn cả lên.” Sau đó là gì? Trước khi đi ra và tiêu dùng tiền bạc cho khóa này hay lớp nọ, chúng ta cần quyết định một cách thật nghiêm chỉnh chúng ta thật sự tin chắc rằng có thể giải thoát khỏi sự si mê của chúng ta không. Nếu chúng ta không tin rằng có thể ra khỏi sự mê muội, thế thì chúng ta đang cố gắng để làm việc gì? Nếu chúng ta chỉ hy vọng rằng có thể thoát khỏi sự bối rối, điều ấy không thật sự ổn định. Đó là một suy nghĩ của sự cầu may hay ước muốn.

Chúng ta có thể nghĩ rằng tự do hay giải thoát có thể xãy đến trong nhiều cách. Chúng ta có thể nghĩ rằng ai đấy sẽ cứu giúp chúng ta. Đấy có thể là một thánh thần cao thượng như Thượng Đế chẳng hạn, và thế là chúng ta trở thành những tín đồ mới được sinh ra. Bằng không trái lại, chúng ta có thể tìm cầu đến một vị thầy tâm linh, một người phối ngẫu – [một thiện tri thức], hay ai đấy cứu giúp chúng ta ra khỏi sự mịt mờ, bối rối của chúng ta. Trong những hoàn cảnh như thế, thật dễ dàng để trở thành lệ thuộc trên những người khác và cư xử một cách ấu trỉ. Chúng ta thường tuyệt vọng hay kinh khủng tìm ai đấy để cứu giúp chúng tachúng ta không phân biệt đến người mà chúng ta gởi gắm chính mình. Chúng ta có thể chọn ai đấy mà họ cũng không tự do hay giải thoát khỏi chính sự si mê ám tối của chính họ và người ấy, do bởi chính những cảm xúcthái độ phiền não của chính họ, lợi dụng sự ngu ngơ lệ thuộc của chúng ta. Đây không phải là một cách bảo đảm để tiến hành. Chúng ta không thể ngưỡng vọng đến một vị thầy tâm linh hay một mối quan hệ để xóa tan tất cả những sự mê mờ của chúng taChúng ta phải tiêu trừ sự si mê của chính mình.

Một mối quan hệ với một vị thầy tâm linh hay với một người phối ngẫu – hay thiện tri thức - có thể cung ứng những trường hợp hữu ích, nhưng chỉ khi mối quan hệ ấy là lành mạnh. Khi nó không lành mạnh, nó chỉ làm cho tình cảnh trở nên tệ hại hơn. Nó đưa đến một sự mê muội rối rắm hơn. Vào lúc bắt đầu, chúng ta có thể là ở trong một trạng thái sâu xa của phủ nhận [việc lầm lẫn này và], nghĩ rằng vị thầy là toàn hảo, người phối ngẫu [thiện tri thức] là toàn thiện, nhưng cuối cùng sự ngây thơ của chúng ta mất dần đi. Khi chúng ta bắt đầu thấy sự yếu kém của người kia và rằng người ấy sẽ không cứu giúp chúng ta khỏi tất cả sự mê muội của chúng ta, chúng ta đổ ụp xuống [như đất trời sụp đổ]. Chúng ta cảm thấy bị phản bội. Niềm tin tưởng và sự trung trinh của chúng ta đã bị đánh lừa. Đó là một cảm giác kinh khủng! Thật quan trọng trong việc cố gắng tránh khỏi điều đó ngay lúc đầu. Chúng ta cần thực hành Giáo Pháp, những phương sách để phòng ngừa. Chúng ta cần thấu hiểu những gì có thể và những gì không thể. Những gì vị thầy tâm linh có thể làm và những gì vị thầy tâm linh không thể làm? Chúng ta tiếp nhận những phương sách [thực tiển] để tránh khỏi đổ vở [tinh thần trong hiện tại và tương lai].

Chúng ta cần phát triển một thể trạng của tâm thức để giải thoát khỏi những mê muộiKẻ thù đối kháng của si mêhiểu biết [tuệ trí], sẽ ngăn ngừa mê muội sinh khởi. Hành hoạt của chúng ta trong Giáo Phápnội quánchú tâm đến thái độ, xúc tình phiền não, và sự thúc đẩy cưỡng bách,hay thái độ kích động tinh thần của chúng ta. Điều ấy có nghĩa là thể hiện ý chí để thấy mọi thứ trong chính chúng ta là không dễ thương cho lắm, mọi thứ mà chúng ta phủ nhận là đúng hơn. Khi chúng ta chú ý đến mọi thứ tạo nên những rắc rối của chúng ta hay là triệu chứng của những vấn đề, chúng ta cần áp dụng những điều đối trị để chiến thắng chúng. Tất cả những điều này là căn cứ trên sự học hỏithiền tậpChúng ta phải nghiên cứu để xác định những cảm xúcthái độ phiền não và chúng đến từ nơi đâu.

5- THIỀN TẬP

Thiền tập có nghĩa là chúng ta thực hành việc áp dụng những phương thức đối trị đa dạng trong một tình thế kiểm soát vì thế chúng ta trở nên quen thuộc với việc áp dụng chúng như thế nào và rồi có thể hành động như thế trong đời sống thực tếThí dụ, nếu chúng ta giận dữ với những người khác khi họ không hành động trong một phương cáchchúng ta muốn họ thực hiện, trong thiền quán chúng ta nghĩ về những tình cảnh như thế và cố gắng để nhìn vào chúng ta từ một quan điểm khác biệt. Người kia đang hành động trong những phương thức khó chịu vì nhiều lý do khác nhau. Người ấy không cần thiết hành động một cách hằn học bởi vì người ấy không thương chúng ta, chúng ta cố gắng hóa giải những thái độ như thế: “Người ấy không còn thương tôi nữa bởi vì người ấy đã không gọi tôi.”

Nếu chúng ta có thể thực tập qua những loại tình cảnh này với một tình trạng tâm thức mà nó thoãi mái hơn, hiểu biết hơn, và kiên nhẫn hơn, thế thì nếu người kia không gọi chúng ta một tuần chúng ta sẽ không phải quá khó chịu. Khi chúng ta bắt đầu bực bội, chúng ta nhớ rằng người này chắc chắn là rất bận rộn và thật là ích kỷ để nghĩ rằng chúng ta là người quan trọng nhất trong đời sống của người kia. Điều này giúp chúng ta trầm lặng cơn bực tức của chúng ta.

6- GIÁO PHÁP LÀ MỘT NGHỀ NGHIỆPTOÀN THỜI GIAN

Thực hành Giáo Pháp không phải là một sở thích. Nó không là điều gì đấy mà chúng ta hành động như một môn thể thao hay để thư giản. Chúng ta không chỉ đến một Trung tâm Phật Pháp (một nơi tu tập) để là một thành viên của một nhóm hay để ở trong một không khí xã hội. Có thể rất thú vị để đến nơi ấy, nhưng đó không phải là mục tiêuCũng thế, chúng ta không đến một trung tâm tu học giống như một kẻ nghiện tiếp nhận một sự chạy chửa – một sự chửa trị truyền cảm hứng từ một vị thầy hoan hỉ hấp dẫn người làm chúng ta cảm thấy vui tươi phấn chấn. Nếu chúng ta làm như thế, rồi thì chúng ta trở về nhà, cảm thấy dã dượi rất nhanh (như hết pin), và sau đó chúng ta cần một sự trị liệu khác. Pháp bảo không phải là một loại thuốc lắc. Những vị đạo sư không phải là những loại thuốc lắc. Sự thực hành Giáo Pháp là một nghề nghiệp toàn thời gian (full-time job). Chúng ta đang nói về việc hoạt động trên những thái độ của chúng ta đối với mọi thứ trong đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta đang nói về việc phát triển lòng từ ái yêu thươngtoàn thể chúng sinh, thí dụ, chúng ta cần áp dụng nó trong gia đình của chúng ta. Nhiều người ngồi trong phòng của họ thiền quán về lòng từ ái, hay yêu thương, nhưng lại không thể hòa đồng cùng với cha mẹ hay người phối ngẫu của họ. Điều này thật buồn làm sao.

 7- TRÁNH NHỮNG CỰC ĐOAN 

Trong cố gắng để áp dụng Giáo Pháp đến những tình cảnh thực tế tại nhà và tại nơi làm việc, chúng ta cần tránh những cực đoan. Một cực đoan là nhận toàn bộ trách nhiệm hay đổ vấy tất cả lên kẻ khác. Cực đoan kia là nhận hoàn toàn trách nhiệm lên chính mình hay chỉ trách mình mà thôi. Những gì xãy ra trong đời sống là rất phức tạp. Cả hai phía cùng cung ứng: những người khác; và chính chúng taChúng ta có thể cố gắng để làm cho những người khác thay đổi cung cách cư xửthái độ của họ, nhưng tôi chắc chắn là tất cả chúng ta biết từ kinh nghiệm của cá nhân rằng điều ấy không quá dễ dàng – đặc biệt nếu chúng ta tiếp cận vấn đề trong một cách công bằngthánh thiện của chính chúng ta (một cách chủ quan) và đẩy những người khác thành những kẻ tội lỗi. Điều dễ dàng hơn là cố gắng để thay đổi chính chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể gợi ý đến những người khác, nếu họ là người dễ tiếp thu và nếu họ không trở thành kẻ công kích do bởi sự gợi ý của chúng ta, nhưng hành động quan trọng vẫn là trên chính chúng ta.

Trong việc làm của chính mình, chúng ta phải quán sát một cặp cực đoan khác: chúng ta hoàn toàn bận tâm với những cảm giác của chúng ta và không tỉnh thức về chúng ta gì cả. Đầu tiên là sự bận tâm ích kỷChúng ta chỉ quan tâm về những gì chúng ta cảm nhận. Chúng ta có khuynh hướng không quan tâm đến những gì người khác đang cảm nhận. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng những gì chúng ta cảm nhận là quan trọng sâu xa hơn bất cứ những gì người khác đang cảm nhận. Mặt khác, chúng ta có thể hoàn toàn quên lãng những cảm giác của chúng ta hay chẳng cảm thấy gì, giống như những cảm xúc của chúng ta bị tiêm thuốc tê. Tránh những cực đoan này đòi hỏi một sự quân bình tế nhị. Điều ấy không phải quá dễ dàng.

Nếu chúng ta luôn luôn nhìn chính chúng ta nó tạo nên một bóng dáng nhị nguyên – chính chúng ta và những gì chúng ta cảm giác cùng hành động – và vì thế chúng ta không thật sự đang liên hệ đến ai đấy hay biểu hiện với người nào đấy. Nghệ thuật thật sự là để liên hệ và hành động trong một cung cách tự nhiênchân thành, trong khi phần vụ của sự chú ý của chúng ta là trên động cơ của chúng ta và v.v… Chúng ta cần cố gắng làm điều này, tuy thế, không có nó, một sự phân cách hành động như thế thì chúng ta không hiện hữu với người khác. Tôi cũng nên chỉ ra rằng nếu chúng ta kiểm tra lại động cơ và cảm giác của chúng ta trong suốt tiến trình liên hệ với người nào đấy, đôi khi nó hổ trợ trong việc nói cho người ấy. Tuy vậy, như thế thì cảm thấy rằng chúng ta quá quan trọng khi phải nói với người ấy. Thường thì, người kia không thích thú trong những gì chúng ta nói đến nhưng thật vô cùng quan trọng với chính mình (một cách chủ quan) để cảm thấy rằng họ muốn biết. Khi chúng ta chú ý rằng những gì chúng ta đang bắt đầu hành động một cách vị kỷ, chúng ta khó có thể dừng lại. Chúng ta không phải tuyên bố điểu ấy.

Một cặp cực đoan khác là chúng ta hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt. Nếu chúng ta đặt quá nhiều nhấn mạnh trên những khó khăn của chúng ta, rắc rối của chúng ta, hay những cảm xúc phiền não của chúng ta, chúng ta bắt đầu cảm thấy rằng chúng ta là những con người xấu. Điều này thối bộ một cách dễ dàng thành tội lỗi. “Tôi nên thực tập. Nếu tôi không làm thế, tôi sẽ là một người xấu.” [Nhưng] điều này là một căn bản kích thích thần kinh rất nhiều cho sự thực hành.

Chúng ta cũng cần tránh một cực đoan khác, đấy là đặt nặng quá nhiều trên phía tích cực của chúng ta. “Chúng ta toàn hảo. Hãy nhìn Phật tính của quý vị. Mọi thứ là diệu kỳ.” Điều này rất nguy hiểm, bởi vì nó có thể hàm ý rằng chúng ta không cần từ bỏ bất cứ thứ gì, chúng ta không cần dừng lại những thứ bất thiện hay tiêu cực bởi vì tất cả những gì cần thiết hành động là để thấy Phật tính của chúng ta. “Tôi là kỳ diệu. Tôi là toàn hảo. Tôi không cần phải chấm dứt thái độ tiêu cực của chúng ta.” Chúng ta cần một sự quân bình. Nếu chúng ta cảm thấy quá hạ thấp mình, chúng ta cần nhắc nhở chính mình về Phật tính của chúng ta; nếu chúng ta cảm thấy hơi bất cần một ít, chúng ta cần nhấn mạnh trên những khía cạnh tiêu cực của chúng ta.

 8- NHẬN LẤY TRÁCH NHIỆM

Một cách căn bản, chúng ta cần nhận lấy trách nhiệm về chính mình: cho sự tiến bộ của chúng ta và cho sự lìa bỏ những rắc rối của chúng taDĩ nhiên, chúng ta cần sự giúp đở. Tự mình thật không dễ dàng để làm điều này. Chúng ta cần sự giúp đở từ những vị thầy tâm linh và từ cộng đồng tâm linh của chúng ta, những người cùng tư tưởng và những người hành động với chính họ và không đổ lỗi cho người khác đối với những vấn đề của họ. Đấy là tại sao trong mối quan hệ đồng hành thiện tri thức (hay người phối ngẫu tâm linh), điều quan trọng là cùng chia sẻ một loại thái độ, một cách đặc biệt rằng không đổ thừa cho người khác cho bất kỳ những vấn đề nào phát khởi. Nếu trong mối liên hệ với nhau cả hai cùng đổ lỗi cho nhau, điều đó sẽ không đi đến đâu. Nếu chỉ một người trong mối quan hệ tay đôi hành động đơn phương và người kia chỉ đổ lỗi, điều này cũng không làm nên điều gì tốt đẹp. Nếu chúng ta đã ở trong một mối quan hệ mà người kia đang tố cáo hay phê phán, nhưng chúng ta đang nhìn vào những gì chúng ta có thể đang cống hiến, vì thế nó không có nghĩa là chúng ta cần phải chấm dứt mối quan hệ, nhưng nó khó khăn hơn. Chúng ta phải cố gắng đế tránh là nạn nhân trong mối quan hệ này. “Tôi đang chịu đựng tất cả những điều này! Nó thật là khó khăn?” Toàn bộ vấn đề có thể rất là phiền toái não loạn.

 9- TIẾP NHẬN SỰ TRUYỀN TRAO NĂNG LỰC GIA TRÌ

Hình thức của sự hổ trợ mà chúng ta có thể tiếp nhận từ một vị thầy tâm linh, từ một cộng đồng đồng tư tưởng tâm linhthiện hữu tri thức đôi khi được gọi là “sự truyền cảm hứng” hay “năng lực gia trì”. Giáo huấn Phật giáo đặt nhiều sự nhấn mạnh trên việc truyền năng lực gia trì từ Tam bảo, từ đạo sư, và v.v…Tạng ngữ “jinlab”, thường được diễn dịch là “gia hộ” (blessing), đấy không phải là sự diễn dịch thích đángChúng ta cần sự truyền lực gia trìChúng ta cần một loại sức mạnh để tiếp tục.

Con đường Giáo Pháp không phải là lối mòn dễ dãi. Nó là sự đối trị đến những xấu xa của đời sốngChúng ta cần những nguồn cội vững vàng ổn định của năng lực gia trì. Nếu căn nguyên sự truyền tiếp cảm hứng gia trì là sự kể những câu chuyện khó tin về sự mầu nhiệm của những vị thầy và tất cả những thứ loại này – về chính các ngài hay về những người khác trong lịch sử Phật giáo nó sẽ không phải là một nguồn gốc thật vững chắc về năng lực truyền tiếp gia trì. Nó chắc chắn có thể là rất hấp dẫn, nhưng chúng ta phải thẩm tra nó tác động thế nào đến chúng ta. Trong nhiều người, nó thúc đẩy một thế giới tưởng tượng hay kỳ hoặc mà chúng ta đang ao ước cho sự cứu độ qua phép mầuChúng ta tưởng tượng rằng một nhà đại huyển thuật nào đấy sẽ cứu độ chúng ta với phép mầu của vị ấy, hay chúng ta sẽ bất ngờ có thể phát triển những điều kỳ diệu cho chính mình. Chúng ta phải rất cẩn thận với sự tôn trọng đến những câu chuyện kỳ dị. Chúng có thể truyền cho chúng ta sự tin tưởng, và v… và điều ấy có thể lợi ích, nhưng nó không phải là căn bản vừng vàng ổn định cho sự gia trìChúng ta cần một cơ sở kiên định.

Một thí dụ điển hình là của Đức Phật. Ngài không cố gắng để truyền lực “gia trì” hay làm chúng ta ấn tượng bằng việc kể những câu chuyện kỳ dị. Người không bay lên hư không và đi chung quanh để gia hộ cho mọi người hay những thứ như vậy. Sự tương tựĐức Phật dùng, được lập lại qua khắp những giáo thuyết của Đức Phật, là Đức Phật như mặt trờiMặt trời không cố gắng đề sưởi ấm mọi người. Một cách tự nhiên, từ phương cách của mặt trời là nó tự đông mang đến hơi ấm cho mọi người. Mặc dù chúng ta có thể tiếp nhận sự phấn chấn từ việc nghe một câu chuyện kỳ thú hay bằng việc được xoa đầu với môt bức tượng hay đón nhận một giải dây đỏ đỏ đeo chung quanh cổ, nó không ổn. Một cội nguồn vững chắc của sự gia trì là cung cách vị thầy một cách tự động và tự nhiên là như một người – đặc tính của vị ấy, cung cách mà vị ấy là như một kết quả của sự thực hành Giáo Pháp – thân giáo – đạophong. Đây là những gì đang gia trì, không phải là một hành động nào đấy mà người ấy đề ra để tiếp nhận chúng ta. Mặc dù điều này có thể không hấp dẫn như một câu chuyện kỳ bí, nó sẽ cho chúng ta một cảm giác ổn cố của sự gia trì truyền lực.

Như tiến trình của chúng ta, chúng ta có thể tiếp nhận sự gia trì của chính mình từ sựtiến bộ của chính chúng ta – không phải từ sự đạt được những năng lực mầu nhiệm kỳ ảo, mà từ những đặc tính của chúng ta thay đổi một cách chậm rãi. Những giáo huấn luôn luôn nhấn mạnh sự hoan hỉ trong những hành vi tích cực của chính chúng ta. Điều này vô cùng quan trọng để nhớ rằng sự tiến bộ không bao giờ là đường phẳng lặng. Nó không chỉ tiến bộ hơn mỗi ngày. Một trong những đặc tính của luân hồi là những tình cảm của chúng ta lên và xuống cho đến khi mà chúng ta hoàn toàn giải thoát khỏi vòng sinh tử mà đấy là một thể trạng siêu việt không thể tin được. Chúng ta phải chắc rằng đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và đôi khi không hài lòngChúng ta đôi khi sẽ không thể hành động trong những cung cách tích cực và những lúc khác những thói quen kích động sẽ lấn áp. Nó sẽ đi lênđi xuống hay thăng trầm qua ngày tháng. Thông thường phép lạ không xãy ra.

Giáo huấn trên sự xa tránh tám pháp thế gian (bát phong) nhấn mạnh đừng kiêu căng khi mọi việc đều tốt đẹp và đừng trở nên thất vọng nếu mọi thứ chẳng hài lòng. Đấy là cuộc sống. chúng ta cần nhìn vào những tác động lâu dài. Nếu chúng ta đang thực tập đã được năm năm, thí dụ thế, so sánh với năm năm trước có rất nhiều tiến bộ. Mặc dù chúng ta đôi khi khó chịu, nếu chúng ta thấy rằng chúng ta có thể đương đầu trước những hoàn cảnh với tâm tư và con tim tĩnh lặng hơn, trong sáng hơn, điều ấy cho thấy rằng chúng ta đã làm được một số tiến bộ. Điều này là sự truyền lực, là sự gia trì. Nó không lãng mạng như kịch tính, mặc dù chúng ta thích nó là kịch tính gây ấn tượng sâu sắc và được phấn chấn trên những cuộc phô trương. Đấy là năng lực gia trì kiên cố vững vàng.

10- HÃY THỰC TẾ

Chúng ta cần hết sức thực tế, khôn ngoan và hợp lý. Khi chúng ta thực hiện những sự thực hành tịnh hóa, như thực hành Kim Cương thừa, điều quan trọng là đừng nên nghĩ nó như là những Thánh giả Kim Cương Tát Đỏa Bồ tát tịnh hóa chúng ta. Không phải là những nhân tố ngoại tại nào đấy, một vị đại thánh sẽ cứu độ chúng tagia hộ chúng ta với sự tịnh hóa. Đó hoàn toàn không phải là tiến trình. Kim Cương Tát Đỏa biểu trưng cho sự tịnh hóa tự nhiên của tâm tịnh quang mà vốn không bị nhiễm ô bởi si mê. Ô nhiễm có thể được tẩy trừ. Đấy là bằng sự thân chứng tính bản nhiên thanh tịnh của tâm qua những nổ lực của chính chúng tachúng ta có thể xua tan tội cấu, những khả năng tiêu cực, và v.vĐiều ấy có thể làm cho tiến trình tịnh hóa chuyển vận.

Xa hơn thế, trong việc thực hành tất cả những sự thực tập này và cố gắng áp dụng Phật Pháp vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta cần nhận rahiểu biết cấp độ mà chúng ta hiện hữu. Điều ấy là thiết yếu và không thể là sự giả vờ hay cảm thấy rằng chúng ta phải ở tại cấp độ cao hơn vị trí chúng ta hiện tại.

11- TIẾP CẬN PHẬT PHÁP ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI VỐN LÀ CON CHIÊN THIẾN CHÚA GIÁO LA MÃ

Hầu hết quý vị ở đây vốn là tín hữu Thiên chúa giáo La Mã. Khi chúng ta tiếp cận Phật Pháp và bắt đầu nghiên cứu học hỏi, chúng ta không nhất thiết cảm thấy rằng chúng ta cần phải từ bỏ Thiên Chúa giáo và đổi sang Phật giáoTuy nhiên, điều quan trọng là không lẫn lộn hai sự thực hànhChúng ta không lạy phủ phục ba lần trước bàn thờ trước khi ngồi xuống trong một thánh đường. Giống như thế, khi chúng ta thực hành Phật Pháp, chúng ta không tưởng tượng Thánh nữ Maria, mà chúng ta quán tưởng những hình tướng của Phật PhápChúng ta thực tập mối thứ một cách cá biệt. Khi chúng ta đi đến thánh đường, chúng ta chỉ đi đến thánh đường; khi chúng ta thực tập thiền quán Phật giáo, chúng ta thể hiện thiền quán Phật giáo. Có nhiều đặc trưng thông thường, thí như sự nhấn mạnh trên từ ái, hổ trợ người khác, và v.v…Không có sự đối kháng trên cấp độ cơ bản. Nếu chúng ta thực tập từ ái, từ thiện, và hổ trợ người khác, chúng ta là con chiên ngoan đạo lẫn Phật tử thuần thànhTuy thế, cuối cùng, chúng ta phải có sự lựa chọn, nhưng điều ấy chỉ khi chúng ta thật sự sẳn sàng để đặt toàn bộ nổ lực trong việc thực hiện một tiến trình tâm linh siêu tuyệt. Nếu chúng ta muốn đi lên đến tầng chóp đỉnh của một tòa nhà, chúng ta không thể đi lên hai cầu thang cùng một lúc. Tôi nghĩ rằng đấy là một minh họa rất hữu ích. Nếu chúng ta chỉ thực hiện trên cấp độ nền tảng căn bản, ở nơi hành lang, điều ấy tốt thôi, chúng ta không phải lo lắng về nó. Chúng ta có thể lợi lạc cả hai.

12- TRÁNH VIỆC ĐẶT LÒNG TRUNG THÀNH LẦM CHỖ

Trong việc áp dụng Phật Pháp đến đời sống của chúng ta, chúng ta phải cẩn thận để không phủ nhận tôn giáo truyền thống bản địa của chúng ta như là xấu xí hay thấp kém. Đó là một lỗi lầm lớn. Sau đó chúng ta có thể trở thành một Phật tử cực đoan và một phần tử chống Thiên Chúa giáo cuồng tín, thí dụ thế. Người ta cũng có thể làm điều đó với chủ nghĩa cộng sản và dân chủ. Cơ chế tâm lý học gọi đấy là lòng trung kiên đặt lầm chỗ lấn áp. Có một xu hướng muốn trung thành với gia đình chúng ta, quá khứ của chúng ta, và v.v…, vì thế chúng ta muốn trung thành với Thiên Chúa giáo mặc dù chúng ta đã từ bỏ nó. Nếu chúng ta không trung thành với quá khứ chúng tahoàn toàn phủ nhận chúng như xấu xí, chúng ta cảm thấy chúng ta hoàn toàn không đẹp. Bởi vì điều này cực kỳ khó chịu, chúng ta cảm thấy trong tiềm tàng sự cần thiết để tìm kiếm điều gì trong quá khứ chúng ta để mà chúng ta có thể trung thành.

Khuynh hướng tiềm tàng là trung thành đến những khía cạnh kém lợi ích nào đó của quá khứ chúng taThí dụ, chúng ta có thể phủ nhận Thiên Chúa giáo, nhưng chúng ta mang một cảm giác sợ hãi mạnh mẽ về những hỏa ngục vào trong Phật giáo. Một người bạn của tôi rất mạnh mẽ về Thiên Chúa giáo, biến thành một Phật tử rất sùng một Phật giáo, và rồi thì có một sự biến cố hiên hữu. “Tôi đã từ bỏ Thiên Chúa giáo vì thế bây giờ tôi sẽ đi vào hỏa ngục của Thiên Chúa giáo; nhưng nếu tôi từ bỏ Phật giáotrở lại Thiên Chúa giáo, tôi sẽ đi vào địa ngục của Phật giáo!” Mặc dù điều ấy nghe có vẻ buồn cười, nhưng thật sự, nó hoàn toàn là một vấn đề nghiêm trọng đối với cá nhân của người ấy.

Chúng ta thường tiềm tàng mang những thái độ nào đấy từ Thiên Chúa giáo vào trong sự thực hành của Phật giáo. Những điều thông thường nhất là tội lỗi và tìm cầu một phép lạ và những bậc có quyền năng để cứu độ chúng ta. Nếu chúng ta không thực hành, chúng ta cảm thấy rằng chúng ta nên thực hành; nếu chúng ta không thực hành, chúng ta tội lỗi. Những ý tưởng này hoàn toàn không lợi ích gì cả. Chúng ta cần nhận ra khi chúng ta đang thực hànhChúng ta cần nhìn vào quá khứ chúng ta và thấu hiểu những khía cạnh tích cực vì thế chúng ta có thể trung thành đến những thứ tích cực hơn là những đặc điểm tiêu cực. Thay vì nghĩ rằng, “Tôi vốn có tội lỗi và tìm cầu phép lạ,” chúng ta có thể tư duy rằng, “Tôi vốn là một Ki tô hữu truyền thống của yêu thương, từ thiện, và hổ trợ những người kém may mắn.”

Chúng ta có thể làm giống như thế quan tâm đến gia đình chúng taChúng ta có thể phủ nhận họ và rồi thì chúng ta tiêm tàng trung thành đến những truyền thống tiêu cực, tốt hơntrung thành một cách có ý thức đến những thứ tích cực. Nếu chúng ta hiểu biết, thí dụ, rằng chúng ta rất cảm kích đến quá khứ Thiên Chúa giáo và không có những cảm giác tiêu cực một cách liên tục gây nguy hại cho sự tiến bộ của chúng ta.

Điều quan trọng để thấu hiểu giá trị tâm lý của điều này. Nếu chúng ta nghĩ về quá khứ của chúng tagia đình chúng ta, tôn giáo bẩm sinh của chúng ta, hay bất cứ điều gì – như tiêu cực, chúng ta có khuynh hướng có thái độ tiêu cực đối với chính chúng taTrái lại, nếu chúng ta có thể hiểu biết những thứ tích cực trong quá khứ chúng ta trước đây, chúng ta có khuynh hướng có những thái độ tích cực đến chính chúng ta. Điều ấy hổ trợ chúng ta vững vàng hơn trong con đường tâm linh của chúng ta.

13- KẾT LUẬN THÔNG TRI

Chúng ta cần tiến hành một cách chậm rãi, từng bước một. Khi chúng ta nghe chính những giáo lý nâng cao, đi đến tiếp nhận sự truyền lực gia trì mật tông tantric, và v.v…, mặc dù những bậc thầy lớn trong quá khứ đã từng nói, “Ngay khi con nghe một lời dạy, lập tức đưa nó vào thực tập, “ chúng ta cần quyết định điều đấy là quá cao đối với chúng ta hay nó là một điều mà chúng ta có thể áp dụng vào trong sự thực hành ngay bây giờ. Nếu nó là quá cao, chúng ta phải thấy rõ những bước chúng ta cần tiếp nhận để chuẩn bị cho chính chúng ta có thể đặt vào trong sự thực hành, và rồi thì tuân thủ những bước ấy. Tóm lại, như một vị thầy của tôi, Geshe Ngawang Dhargyey, đã nói, “Nếu chúng ta thực tập những phương pháp tưởng tượng hay kỳ lạ, chúng ta sẽ tiếp thu những kết quả không thật hay kỳ quặc; nếu chúng ta thực tập những phương pháp thực tiển chúng ta sẽ tiếp nhận những kết quả thực sự.”

Tuệ Uyển chuyển ngữ

19/06/2010 

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/introduction/dharma_daily_life.htm

Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17076)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38617)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21903)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21985)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69763)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6866)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38699)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43956)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44046)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42867)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44385)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23055)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39174)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21719)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42358)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35569)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46472)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30084)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30782)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26173)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20329)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25527)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18441)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17092)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40737)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21702)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25873)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41396)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24877)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23752)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15040)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19946)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37795)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19075)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17679)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23511)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36266)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40341)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19461)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21682)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46140)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35891)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28551)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28845)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32153)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26252)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33379)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24062)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24794)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54467)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant