Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hội Thứ Bảy

13 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 4926)
Hội Thứ Bảy

TRÁI TIM CỦA TRÚC LÂM ĐẠI SĨ
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Phương Đông

Hội thứ bảy

HỘI THỨ BẢY


Vậy mới hay: Phép Bụt trọng thay; rèn mới cóc hay.
Vô minh hết bồ đề thêm sáng; phiền não rồi đạo đức càng say.
Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thốt dễ cho thấy dấu; học đòi cơ tổ, sá thiền không khôn chút biết nay.
Cùng căn bản, rữa trần duyên, mựa để mấy hào ly đương mặt; ngã thắng tràng, viên tri kiến, chớ cho còn họa trữ cong tay.
Buông lửa giác ngộ, đốt hoại thảy rừng tà ngày trước; cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay.
Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo; mến đức cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.
Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận; đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay.
Nghĩa hãy nhớ, đạo chăng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo; miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.


BÌNH GIẢNG

Vậy mới hay: Phép Bụt trọng thay; rèn mới cóc hay.

Chúng ta thấy rằng trong bài Cư Trần Lạc Đạo cũng như trong những tác phẩm bằng chữ Nôm ở thế kỷ thứ 13, không có tác phẩm nào sử dụng danh từ Phật hết. Điều đó chứng tỏ rằng vào thế kỷ thứ 13, 14, dân Việt vẫn còn dùng chữ Bụt để chỉ đấng Toàn Giác.

Từ khi quân Minh sang xâm chiếm nước ta, họ gom góp và đốt hết tất cả những thư tịch của các thầy ở Việt Nam sáng tác, và đem kinh điển ở bên Trung Quốc sang, thì chúng ta mới bắt đầu gọi Bụt là Phật, một danh từ phiên âm từ tiếng Trung Hoa. Đó là từ thế kỷ thứ 15, 16. Trước đó chúng ta vẫn gọi Phật là Bụt, theo danh từ tiếng Việt.

Trong tác phẩm chúng ta đang dùng đây, không bao giờ có chữ Phật hết, toàn là Bụt. Vì vậy, là con cháu, ngày nay chúng ta nên trở về nguồn, nên theo tổ tiên của chúng tasử dụng danh từ Bụt, và đừng dùng danh từ Phật của người Trung Hoa đã ép buộc ông cha ta sử dụng.

Phép Bụt trọng thay, nghĩa là phép của Bụt rất quí báu. Rèn, tiếng Anh là training, nghĩa là học hỏi và tập dượt. Nếu có học và tập theo phép Bụt thì ta mới thấy được, mới hiểu được rằng Phật pháp rất mầu nhiệm, rất quí báu. Chữ phép Bụt là tiếng Việt của chữ Phật pháp. Ta có bài kệ mở kinh:


Phép Bụt cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi


Vô minh hết bồ đề thêm sáng

Vô minh tức là sự không thấy rõ, không có ánh sáng. Mục đích của việc học là lấy vô minh ra khỏi ta. Nhưng khi vô minh ra khỏi rồi thì sẽ có một cái khác để thay thế, đó là bồ đề, tức là sự giác ngộ, là sự hiểu biết sáng thêm. Có nghĩa là ta đã có ánh sáng rồi, nhưng vì màn vô minh che lấp cho nên ánh sáng đó chỉ tỏa chiếu một cách rất khiêm nhường. Nếu ta lấy màn vô minh đi thì ánh sáng đó chiếu ra rạng rỡ. Vô minh hết Bồ đề thêm sáng là câu lặp lại những câu ở trong kinh: Vô minh diệt, minh sinh, nghĩa là khi nào vô minh diệt thì minh sinh ra. Ánh sáng xuất hiện khi bóng tối đi mất, đó là một định luật. Hễ bóng tối đi mất là chỗ đó có ánh sáng.

Phiền não rồi đạo đức càng say

Phiền não rồi tức là phiền não đã được chuyển hóa, đã được thảnh thơi. Chữ rồi ở đây chúng ta nhớ nó có nghĩa là thảnh thơi. Khi phiền não đã được thảnh thơi rồi thì cái đạo và cái đức càng được quí chuộng, ưa thích.

Xem phỏng lòng kinh, lời Bụt thốt dễ cho thấy dấu; học đòi cơ tổ, sá thiền không khôn chút biết nay

Phỏng ở đây là làm theo (adapt). Xem và làm theo, bắt chước theo. Lòng kinh tức là tinh yếu của kinh, bản chất của kinh chứ không phải là hình thức của kinh, không phải là cái xác kinh, không phải là chữ nghĩa, văn cú của kinh.

Chữ lòng là dịch từ chữ tâm. Kinh chi tâm tức là cái tinh yếu của kinh. Thốt ở đây có nghĩa là nói, là thưa thốt. Dễ cho thấy dấu: dấu này là dấu vết. Nếu học kinh mà chúng ta biết để đừng bị kẹt vào chữ nghĩa, chúng ta đi vào tinh túy của kinh, biết thực tập theo lời kinh dạy, mà không đi vào lý thuyết thì dấu vết của những lời Bụt dạy trở nên rõ ràng, ta có thể thấy được, nắm được.

Học đòi cơ tổ: Học đòi tức là học theo. Cơ nghĩa là then máy, là cơ quan. Tức là những phương pháp của các tổ dùng để giúp người ta giác ngộ, như những công án, những thoại đầu, những tiếng hét, những bài kệ ngược lại với kinh điển, đó là cơ. Học đòi cơ tổ tức là học theo những phương pháp của chư tổ.

Sá thiền không khôn chút biết nay. Sá có nghĩa là lối đi, là con đường, như đường sá. Thiền không là những giáo lý về không (sujnata) được dạy trong thiền môn, không phải cái không ở ngoài đời mà là cái không không thể nói tới.

Khôn chút biết nay: khôn ở đây nghĩa là khó biết được, như trong chữ khôn lường (difficult). Thay vì là nơi, đọc là nay. Nơi là chỗ, là nơi chốn. Vì đây là Hội thứ Bảy, tất cả các vần đều là “ay”, cho nên chữ nơi phải đọc thành chữ nay. Những giáo lý mầu nhiệm về không ở trong thiền, con đường đạt tới nó không phải dễ dầu gì mà tới nơi tới chốn được đâu.

Cùng căn bản, rữa trần duyên, mựa để mấy hào ly đương mặt; ngã thắng tràng, viên tri kiến, chớ cho còn họa trữ cong tay.

Cùng là đi tới tận nơi tận chốn, không bỏ nửa chừng. Căn là rễ, bản là cái nền. Cùng căn bản là đi tới nguồn cơn, gốc rễ, tiếng Anh là go all the way through, hitting the bottom. Rữa trần duyên: Rữa tức là rã ra. Ví dụ có một khối gì đó chúng ta để ngoài mưa. Ban đầu nó cứng, nhưng nước thấm vào từ từ, mưa gió đi qua, và nó bắt đầu rã ra từng mảnh. Đó là rữa ra. Trần duyên là những ràng buộc vào phiền não. Trần đây là những bụi bặm của cuộc đời. Duyên là những ràng buộc của cuộc đời. Rữa trần duyên nghĩa là những bụi bặm, những ràng buộc của cuộc đời từ từ rã ra. Ban đầu nó làm thành một cái vỏ cứng giam hãm chúng ta, nhưng nếu chúng ta đi tận cùng tới cái căn bản của giáo lý, của thiền tập, thì những mối trần duyên làm chúng ta khổ đau trong bao nhiêu kiếp sẽ từ từ rã ra hết.

Mựa để mấy hào ly đương mặt. Mựa là đừng, chớ. Hào ly là một chút xíu, hay là những mảy vụn. Câu này nghĩa là chớ để cho những mảy vụn của nó còn trước mặt ta. Cái trần duyên đó rã ra, nó tan hết, và đừng để cho nó còn lại dầu là một tơ hào, một mảy mụn rất nhỏ. Đừng cho nó ở lại trước mặt nghĩa là đừng thấy nó một chút xíu nào nữa cả. Cái trần duyên đó phải được rã ra một cách hoàn toàn.

Ngã thắng tràng: Tràng một cái cờ. Thắng tràng là cờ chiến thắng. Ngãngã xuống. Ngã cờ chiến thắng đó xuống. Ngày xưa khi đánh trận thắng, người ta dựng cờ lên, gọi là cờ chiến thắng. Thắng trận là thắng tràng. Các vị Bụt, các vị Bồ tát khi chiến thắng được ma quân, chiến thắng được phiền não vô minh thì cũng giống như dựng lên một cây cờ chiến thắng của đạo pháp.

Nhưng tại sao lại 'ngã thắng tràng'? Cây cờ chiến thắng đó tại sao lại làm cho nó ngã? Tại vì nó vẫn còn có ý niệm là có người thắng, người thua. Nó có thể có ý niệm về ngã, về mạng, về sự tự hào, tự đắc, cho nên làm cho cây cờ chiến thắng đó nó ngã xuống. Tức là bước cuối cùng của sự chiến thắng của ta.

Viên tri kiến: Viên tức là làm cho nó tròn đầy; tri kiến là cái thấy, cái biết của ta. Cái thấy và cái biết của ta làm cho nó tròn đầy, gọi là viên tri kiến. Chúng tatri kiến của chúng ta, mà Bụt cũng có tri kiến của Bụt. Tri kiến của chúng ta rất nhỏ bé, còn tri kiến của Bụt rất lớn lao.

Kinh Pháp Hoa được xem như một kinh diễn bày cho ta thấy tri kiến của Bụt: Khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến. Tức là mở ra, chỉ bày, làm cho chúng ta thức tỉnh, và chúng ta đi vào trong tri kiến của Bụt. Viên tri kiến là làm cho tri kiến của ta càng ngày càng tròn đầy.

Chớ cho còn họa trữ cong tay: Làm sao để cho những tai họa không còn ẩn dấu trong hai vòng tay của ta. Tại vì tai họa nó từ đâu tới? Tai họa nó nằm trong hai vòng tay ta mà ta không biết, ta tưởng từ ngoài nó đi vào! Tất cả những tai họa đến với ta đã nằm sẵn trong hai vòng tay của ta. Một ngày nào đó gặp tai họa, ta nghĩ là từ xa nó đi tới, kỳ thực nó đã có sẵn! Cong tay là trong tay.

Muốn cho tai họa đừng tới thì ta phải thấy rằng nó đã nằm núp sẵn trong hai vòng tay của ta. Vì vậy cho nên phải làm ngã xuống cái thắng tràng của ta, ngã sự tự hào, tự thị là ta giỏi hơn người, ta thành công hơn người. Và ta phải làm cho tròn đầy cái thấy và cái biết của ta (viên tri kiến), thì những tai họa ẩn náu trong hai vòng tay của ta, dưới hình thức của những hạt giống, tan rã đi, lúc đó ta mới thật sự có an ninh.

Buông lửa giác ngộ, đốt hoại thảy rừng tà ngày trước; cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay.

Giác ngộ là một thứ lửa. Tính thức là một thứ lửa. Khi các thứ lửa đó được đốt lên thì tất cả rừng tà kiến ngày trước sẽ rần rần cháy hết. Buông lửa giác ngộ: Buông, tiếng Hán-Việt là phóng (phóng giác ngộ hỏa). Bao nhiêu cái thấy sai lầm của ta là một rừng tà kiến rậm rạp, và ta phải phóng lửa giác ngộ để cho nó đốt tan tành rừng tà kiến đó. Rừng đó có từ bao nhiêu kiếp trước, gọi là rừng tà ngày trước. Còn đốt hoại thảy, tức là đốt và phá hủy tất cả. Thảy có nghĩa là tất cả, như trong chữ hết thảy.

Cầm kiếm trí tuệ, quét cho không tính thức thuở nay. Giác ngộ là một thứ lửa, còn trí tuệ là một cây gươm. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta thường hình dung đức Văn Thù cầm một thanh gươm. Thanh gươm đó là thanh gươm trí tuệ, có nhiệm vụ cắt đứt tất cả phiền não.

Này gươm trí tuệ mài đây,

Bao nhiêu phiền não cắt ngay cho rồi.

Đó là hai câu thơ trong tác phẩm Quan Âm Thị Kính.

Quét cho không tính thức thuở nay: Quét cho đến khi nào sạch không. Tính thức tức là cái tính của nhận thức sai lầm. Thuở nay tức là từ trước cho tới bây giờ. Chữ thức đối lại với chữ trí. Khi tâm còn chứa chất nhiều vọng tưởng, nhiều tà kiến, gọi là thức; khi những tà kiến, những vọng tưởng đã được chuyển hóa thì cũng cái tâm đó nhưng gọi là trí. Chuyển thức thành trí. Một bên là vijđana (thức, conciousness), một bên là prajđa (trí, Wisdom hay Insight).

Vâng ơn thánh, xót mẹ cha, thờ thầy học đạo. Mến đức cồ, kiêng bùi ngọt, cầm giới ăn chay.

Ơn của Bụt, đức của thánh, ta phải nhận thức được và ta phải biết quí chuộng. Thánh đây tức là The Holly Ones, các vị A La Hán, các vị Bồ tát, các vị Bụt đều có ơn với ta, và ta phải thấy được, nhận thức được cái ơn đó, cho nên ta phải thương mẹ (xót là thương), thương cha, ta phải thờ thầy, học đạo. Thờ ở đây có nghĩa là sống một bên để phụng sự. Sống bên thầy để thực tập đạo, và đó là một cách thương mẹ, thương cha, và đền ơn các bậc thánh.

Mến đức cồ: Cồ có nghĩa là lớn lao. Có người giải thích rằng Cồ đây là Gotama (Cồ viết hoa), nhưng có lẽ không đúng. Mến đức cồ tức là mến cái đức lớn. Cái ơn kia là ơn rất thánh thiện, còn cái đức này là đức rất lớn lao.

Kiêng bùi ngọt, tức là đừng ham ăn, đừng chạy theo các món ăn ngon. Nếu chạy theo các món ăn ngon thì đâu có thì giờ để phụng sự, thờ thầy và học đạo. Cầm giới ăn chay, những thức ăn ngon kia tốn rất nhiều tiền, tốn rất nhiều thì giờ, vì vậy cho nên ta trì giớiăn chay. Ăn chay để cho thân thể khỏe mạnh, ăn chay để có thì giờ nuôi dưỡng tâm từ bi. Và trì giới là để bảo hộ cho ta, giữ tự do lại cho ta, tại vì nếu mất tự do thì không còn hạnh phúc nữa.

Cảm đức từ bi, để nhiều kiếp nguyền cho thân cận

Ta cảm vì cái đức từ bi của Bụt, và ta mong ước rằng kiếp này sang kiếp khác ta được gần gũi Bụt và các vị Bồ tát. Để nhiều kiếp nguyền cho thân cận: Để cho được thân cận trong nhiều kiếp.

Đội ơn cứu độ, nát muôn thân thà chịu đắng cay

Ơn cứu độ của Bụt, của Bồ tát, ta không thể nào quên được. Nếu cần nhiều hơn là một thân thể này, kiếp này sang kiếp khác, dù có chịu những khổ nhục, những đắng cay thì ta vẫn đi theo con đường đó, tại vì con đường đó là con đường ta cứu độ được mẹ cha, cứu độ được tổ tiên, cứu độ được con cháu của ta.

Nghĩa hãy nhớ, đạo chăng quên, hương hoa cúng xem còn nên thảo; miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay.

Ta phải nhớ tới cái nghĩa và đừng quên cái đạo. Nghĩa hãy nhớ, đạo chăng quên: Chăng tức là chẳng. Hương hoa cúng xem còn nên thảo: Mỗi ngày ta chỉ cần cúng dường một cây hương hay một đóa hoa thôi, không tốn kém gì cả. Nhưng nếu có đạo và có nghĩa thì phẩm vật cúng dường đó biểu lộ được lòng hiếu thảo của ta đối với tổ tiên, đối với Bụt, đối với các vị Bồ tát, đối với thầy. Xem còn nên thảo: thảo đây có nghĩa là hiếu thảo. Làm con, làm học trò, làm đệ tử phải có hiếu, có thảo. Hiếu thảo này không cần phải biểu lộ bằng tiền bạc, bằng ngọc vàng. Chỉ cần biểu lộ bằng sự đừng quên đạo, đừng quên nghĩa, thì một bông hoa hay một cây nhang là đủ để tỏ lòng hiếu thảo của ta.

Miệng rằng tin, lòng lại lỗi, vàng ngọc thờ cũng chửa hết ngay: Cái miệng ta nói tin vào đạo, tin vào nghĩa, tin vào Bụt, tin vào thầy, nhưng lòng lại lỗi, tức là cái tâm ta lại không chân thật. Ta không cố tâm tu chánh niệm, ta chỉ tu hình thức bên ngoài. Thấy người ta ngồi, ta cũng ngồi, thấy người ta đi, ta cũng đi, thấy người ta ăn cơm im lặng, ta cũng ăn cơm im lặng, nhưng ta không đem hết tâm để làm chuyện đó. Miệng rằng tin, lòng lại lỗi, tức là ta thật sự không có tín, do đó ta không có tấn, không có niệm, không có định, và không có tuệ. Vậy thì trong trường hợp đó ta có làm chùa, làm tháp hay làm bàn thờ bằng vàng, bằng ngọc, thì cũng không biểu lộ được, không chỉ cho người ta thấy được cái ngay của ta. Chữ ngay ở đây không phải là một trợ từ, ngay ở đây là một danh từ, và nó đối với chữ thảo, thảo và ngay. Ngay, tức là sự thẳng thắn của ta. Nếu ta không có ngay thẳng thì dầu ta có vàng có ngọc để cúng dường đi nữa, cái đó cũng không biểu lộ được cái tâm chân thật của ta.

Giáo pháp

Trong hội này chúng ta học rằng khi bóng tối vô minh tan biến thì ánh sáng tự nhiên hiện rõ và soi sáng cho ta. Khi học tập ta phải dùng sự thông minh của ta, ta đừng kẹt vào trong chữ nghĩa, ta phải luôn luôn nhớ phá những tà kiến của ta, tại vì tà kiến của ta có cả rừng, và ta phải vun trồng cái tri kiến của Bụt. Và một người tu thì phải biết ơn nghĩa. Cái ơn nghĩa này không phải được trả bằng phẩm vật mà bằng sự thực tập, sự ngay thẳng và sự hiếu thảo của mình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19841)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20910)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19252)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40510)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21246)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41044)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24091)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23036)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17826)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26929)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20715)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33620)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20991)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28884)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12682)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25269)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19130)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17511)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25754)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18998)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18967)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29007)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18894)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33309)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38376)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31229)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18216)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24486)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19442)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17889)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23025)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18010)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32167)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17377)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17425)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16066)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18562)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20761)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18061)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20101)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14873)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20898)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15065)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15758)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12934)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14503)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14899)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29386)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12764)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14515)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant