Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 11 Phát Triển Samatha

15 Tháng Tư 201400:00(Xem: 4346)
Chương 11 Phát Triển Samatha

ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY   
Tác giả: Nina Van Gorkom

Chương 11 
Phát triển samatha (samatha bhavana)
Khi trước mặt sau lưng,
Không có một người nào,
Như vậy an lạc lớn,
Sống một mình trong rừng.
Ta sẽ đi một mình,
Đến ngôi rừng Phật khen,
Hưởng an lạc đã được,
Vị Tỷ-kheo thọ hưởng,
Nhờ sống đời tinh tấn,
Sống riêng chỉ một mình.
Cho ẩn sĩ thiền định.

Đó là những lời của một vị hoàng tử người muốn sống một mình trong rừng (Tiểu bộ kinh Tập III, Trưởng Lão Tăng kệ, Chương X, Phẩm X kệ, 234, Ekavihåriya). Chẳng phải tất cả chúng ta đều có giây phút muốn không có ai ở trước mặt, ai ở sau lưng, những giây phút mà ta chỉ muốn ở một mình hay sao? Dường như không thể tìm thấy sự tĩnh lặng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng tamọi người xung quanh suốt cả ngày, và có tiếng ồn khắp mọi nơi. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của sự bất an của chúng ta không nằm ở bên ngoài mà ở bên trong chúng ta; nguyên nhân thực sự chính là phiền não của chúng ta. Chúng tathể không tạo nên tội ác nghiêm trọng như sát sinh hay trộm cắp, nhưng chúng ta có những suy nghĩ bất thiện và tốn quá nhiều thời gian nói về những lỗi lầmthiếu sót của người khác. Chúng ta tự hại mình bằng cách ấy. Bất thiện là gây hại cho cả thân và tâm. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt toát ra bên ngoài giữa một người bất an và một người tĩnh lặng và có nhiều từ tâm.

Thật không dễ thay đổi thói quen của mình. Nếu chúng ta đã quen nói theo cách bất thiện thì chúng ta không thể mong đợi thay đổi mình ngay lập tức. Chúng ta đã tích lũy sự bất thiện trong bao lâu rồi? Bởi những xu hướng bất thiện đã được tích lũy, chúng ngăn trở ta làm những việc thiện, nói những lời chánh ngữsuy nghĩ một cách chân chánh, chúng ta cảm thấy bất antrạo cử. Chúng ta muốn có được sự tĩnh lặng trong tâm nhưng chúng ta không biết tìm nó ở đâu.

Bố thí (Dåna), trì giới (síla) và phát triển tâm trí (bhåvanå) là những cách để có thiện tâm thay cho bất thiện tâm.

Đức Phật đã khuyến khích mọi người phát triển tất cả các loại thiện pháp, dù đó là dana, síla hay bhåvanå. Tại khoảnh khắc có thiện tâm – kusala citta thì không có lobha, moha, dosa và thay vào đó là sự an tịnh. Khi chúng ta cúng dường vật thực và đảnh lễ các vị sư, cũng có sự an tịnh. Không phải lúc nào cũng có cơ hội cho bố thítrì giới, nhưng luôn có cơ hội cho phát triển thiện pháp thuộc về bhåvanå- phát triển tâm trí tại bất cứ thời điểm nào, đó là bao gồm: nghiên cứu giáo lý, samatha (phát triển an tịnh) và vipassanå. Có thể thực hiện dana và síla mà có hoặc không có paññå, nhưng không thể phát triển tâm trí mà không có paññå.

Với việc nghiên cứu Giáo pháp- một dạng của phát triển tâm trí – bhåvanå, chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về Giáo lý thông qua nghiên cứu Tam tạng – gồm Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Vi diệu pháp. Nếu chúng ta nghiên cứu Giáo pháp, suy ngẫm về Giáo phápgiải thích cho người khác, sẽ có nhân duyên cho thiện tâm sinh khởi cùng với trí tuệ (paññå). Cả cuộc sống của chúng ta và người khác đều sẽ được phong phú hơn. Nghiên cứu Giáo pháp sẽ giúp chúng ta có được cái hiểu đúng đắn về cuộc đời mình.

Samatha- sự phát triển an tịnh và vipassana- sự phát triển tuệ giác, đều thuộc về phát triển tâm trí – bhåvanå. Nhưng mỗi một loại đều có mục đích khác nhau và con đường phát triển khác nhau. Mục đích của samatha là an tịnh. Trong samatha, phiền não bị tạm thời đè nén, nhưng không bị tận diệt. Mục đích của vipassanå là thấy mọi thứ như chúng là. Chánh kiến, hay trí tuệ – paññå, được phát triển trong vipassanå có thể tận diệt phiền não.

Thông qua samatha, chúng ta phát triển an tịnh và tạm thời giải thoát khỏi tham (lobha), sân (dosa), si (moha). Khi chúng ta nhận ra rằng trong một ngày, tâm bất thiện sinh khởi thường xuyên đến thế nào, chúng ta sẽ muốn phát triển suy nghĩ chân chánh hơn. Samatha là một cách phát triển thiện tâm, cả ở những khoảnh khắc không có cơ hội cho dana và síla. Samatha là cách phát triển an tịnh ở mức độ cao hơn, nhưng chúng ta phải có hiểu biết đúng về cách phát triển nó và chúng ta phải biết rõ đặc tính của loại an tịnhthiện pháp. Một số người có thể nghĩ rằng, có sự an tịnh khi họ ở một mình trong rừng, nhưng liệu sự an tịnh đó có luôn phải là thiện pháp hay không? Thay cho thiện tâm lại vẫn có thể có nhiều tâm tham, tâm sân và tâm si. Như vậy, để phát triển samatha, chúng ta phải có hiểu biết rất chính xác về các loại tâm khác nhau sinh khởi, nếu không chúng ta sẽ dễ dàng lầm lẫn coi tâm bất thiệnan tịnh.

Để phát triển samatha cần có các đề mục thiền riêng biệt (kammaììhåna), gồm bốn mươi loại tất cả. Tùy thuộc vào từng cá nhân mà có đề mục hành thiền phù hợp. Nếu chúng ta muốn cố gắng sử dụng loại đề mục nào khác ngoài một trong bốn mươi loại đề mục này, chúng ta sẽ không thể đạt được sự an tịnh thực sự.

Hiểu đúng về đặc tính của an tịnh và của đề mục thiền là yếu tố quan trọng nhất để phát triển samatha. Chúng ta có thể nghĩ rằng samatha chỉ là việc chú tâm hay định tâm trên một đối tượng, nhưng loại citta nào sinh khởi khi chúng ta cố gắng định tâm? Liệu có phải chúng ta đã bị dính mắc vào ý niệm “sự định tâm của tôi” hay không? Khi citta là akusala citta, sẽ không thể có sự phát triển tâm trí. Vì vậy, điều rất quan trọng là biết rõ khi nào citta là kusala citta và khi nào thì không.

Định tâm là gì? Định tâm hay nhất tâm, trong tiếng Pali được gọi là “ekaggatå cetasika” (tâm sở nhất tâm) hay “samådhi”, là một tâm sở đi kèm với mỗi tâm. Chức năng của nó là tập trung trên một đối tượng. Chẳng hạn, cái thấy là một citta kinh nghiệm đối tượng thị giác. Tâm sở nhất tâm – ekaggatå cetasika đi kèm với tâm chỉ thực hiện chức năng tập trung vào đối tượng ấy. Mỗi một citta chỉ có thể có một đối tượng tại một thời điểm và ekaggatå cetasika tập trung trên đối tượng đó. Bất kể là citta thấy, citta nghe, citta đi kèm với tham, sân, sự quảng đại hay trí tuệ, đều có ekaggatå cetasika đi kèm trong những sát na khác nhau đó. Chất lượng của ekaggatå cetasika tùy thuộc vào tâm mà nó đi kèm. Khi ekaggatå cetasika đi kèm với tâm bất thiện (akusala citta) thì nó là bất thiện (akusala), và khi nó đi kèm với tâm thiện (kusala citta) thì nó là thiện (kusala).

Trong samatha, chánh định chỉ có thể sinh khởi khi có cái hiểu đúng về sự phát triển an tịnh. Khi có an tịnh thì ngay lúc đó cũng có cả chánh định đi kèm với tâm thiện.

Liệu samatha có thể được phát triển trong cuộc sống hàng ngày hay chúng ta cần phải sống ở nơi hẻo lánh? Nếu chúng ta muốn phát triển an tịnh ở mức độ cao hơn, cần phải có những nhân duyên riêng biệt được đáp ứng, như chúng ta sẽ thấy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có thể hay có ý định phát triển an tịnh ở mức độ cao hơn. Nếu chúng tahiểu biết đúng về samatha, cũng có thể có nhân duyên cho những khoảnh khắc an tịnh trong cuộc sống hàng ngày sinh khởi. Chẳng hạn, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể suy ngẫm về sự bất tịnh trên thân hay trên những xác chết, đó cũng thuộc về bốn mươi đề mục thiền có thể tạo duyên cho sự an tịnh. Đối với một số người, việc quán tử thi có thể hữu ích để bớt dính mắc vào ngũ dục. Tất cả chúng ta đều có lúc thấy xác người hay xác động vật chết. Nếu chúng ta đã được đọc về quán tử thi và suy ngẫm về điều đó, sẽ có nhân duyên cho những suy nghĩ thiện sinh khởi vào lúc đó, thay vì có tâm bất thiện đi kèm với sân. Chúng ta có thể nhớ về điều Đức Phật dạy về tính vô thường của tất cả các pháp hữu vi.

Chúng ta đọc trong The rathe rígåthå (Tiểu bộ kinh tập III, Trưởng lão tăng kệTrưởng lão ni kệ) về những người luôn bất an, những người không thể tìm thấy sự bình an trong tâm. Quán thân bất tịnhquán tử thi nhắc họ về chân lý vô thường. Trong Trưởng lão tăng kệ (Tiểu bộ kinh III, Phẩm VI kệ, 213, Kulla), chúng ta đọc về vị tì kheo Kulla, người thường bị tham dục chi phối. Đức Phật đã nhắc vị ấy hành thiền quán trong một nghĩa địa. Việc quán tiến trình thối náttiêu diệt của vật bất tịnh đã tạo duyên cho vị ấy đạt được sự an tịnh tới tầng thiền đầu tiên, hay còn gọi là sơ thiền. Từ đó, vị ấy đã phát triển tuệ giácđạt được a la hán quả. Những câu kệ sau đây mô tả sự chứng đắc của vị ấy:

Kulla đến nghĩa địa,
Thấy bỏ một đàn bà,
Vất ném trong nghĩa địa,
Làm mồi cho sâu ăn.
Kulla, hãy nhìn thân,
Bệnh hoạn nhớp hôi thối,
Nước ứ chảy, rỉ chảy,
Được kẻ ngu thích thú.
Sau khi nắm gương pháp,
Đạt được chánh tri kiến,
Ta quán sát thân này,
Trống rỗng cả trong ngoài.
Đây thế nào, kia vậy,
Kia thế nào, đây vậy,…

Kulla đã được nhắc nhở về sự thật và Ngài đã thấy mọi thứ như chúng là.

Có những người, việc quán thân bất tịnh hay quán tử thikhông hữu ích; đối với họ, thay vào đó, có thể niệm ân Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng – cũng là những đề mục thuộc bốn mươi đề mục thiền. Hoặc họ có thể niệm “giới” (síla) hay “bố thí” (dana), cũng là những đề mục thiền khác. Việc niệm bố thí (niệm thí) có thể giúp chúng ta có thêm sự rộng lượng, quảng đại. Trong Thanh tịnh đạo (VII, 107), chúng ta đọc rằng người bắt đầu phát triển đề mục thiền này, cần phảiquyết định như sau: “Từ nay trở đi, lúc nào có người hiện diện để nhận, thì ta sẽ không ăn dù chỉ một miếng, nếu không bố thí một cái gì trước đó”. Sau khi người ấy đã bố thí, người ấy có thể tưởng niệm lại như sau: “Thật sự là lợi lạc cho ta, thật là lợi ích lớn cho ta, rằng trong cuộc đời bị ám ảnh bởi ô nhiễm của lòng tham (biển lận) ta an trú với tâm không bị ô nhiễm bởi tham. Ta bố thí một cách rộng rãi bàn tay rộng mở, thích thú trong sự từ bỏ, mong được kẻ khác yêu cầuvui mừng được cho được san sẻ”. Đối với việc tưởng niệm nay, chúng ta phải biết đặc tính của sự quảng đại; chúng ta không thể tưởng niệm sự quảng đạichúng ta không thể đạt được an tịnh với đề mục thiền này nếu chúng ta không có lòng quảng đại trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Có những đề mục thiền khác như Tứ vô lượng tâm ((Brahmavihåras), bao gồm: tâm từ (mettå), tâm bi (karuùå), tâm hỷ (muditå) và tâm xả (upekkhå). Tuy nhiên, những phẩm chất này không thể là đề mục thiền của chúng ta nếu chúng ta không thực hành chúng trong cuộc sống hàng ngày. Làm sao chúng ta có thể phát triển đề mục thiền là tâm từ khi chúng ta không biết đặc tính của tâm từ khi nó sinh khởi trong cuộc sống hàng ngày? Chúng ta có thể có những giây phút từ tâm trong sáng, nhưng chắc chắn cũng có nhiều khoảnh khắc vị kỷ chen lẫn khi đó. Chẳng phải chúng ta dính mắc với mọi người hay sao? Rất cần thiết phải biết chính xác khi nào có khoảnh khắc của tâm từ trong sáng và khi nào có sự dính mắc. Cần phải có cái hiểu đúng biết phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa các đặc tính này và vì vậy, chúng ta sẽ lại thấy rằng hiểu biết đúng là không thể thiếu được trong samatha.

Nếu như chúng ta biết đặc tính của tâm từ, chúng ta có thể phát triển tâm từ và khi đó, nó sẽ tạo duyên cho sự an tịnh. Đề mục này có thể giúp chúng tathiện tâm thay cho các suy nghĩ ác ý.

Chánh niệm hơi thở là một đề mục thiền khác. Để phát triển an tịnh với đề mục này, chúng ta phải có hiểu biết đúng về nó và biết chánh niệm ra sao về đặc tính của hơi thở. Theo Thanh tịnh đạo, chánh niệm hơi thở là một trong những đề mục thiền khó nhất, vì hơi thở rất vi tế, không phải tất cả mọi người đều có thể chánh niệm về nó.

Hơi thở là gì? Cái mà chúng ta gọi là hơi thở chính là rúpa – sắc, một hiện tượng vật lý. Sắc trên thân có thể được tạo duyên bởi một trong bốn yếu tố: nghiệp, tâm (citta), nhiệt độ và vật thực. Hơi thở được tạo duyên bởi citta. Chừng nào còn có citta, chừng ấy còn có hơi thở được tạo duyên bởi citta. Tất cả chúng ta đều dính mắc vào cuộc sống và những thứ chúng ta hưởng thụ trong cuộc sống, nhưng cuộc sống rất mỏng manh. Cuộc sống được duy trì nhờ hơi thở, tức là sắc sinh rồi diệt. Khi chúng ta trút hơi thở cuối cùng, cái chết sẽ đến và vậy thì, việc có của cải và tất cả những gì chúng ta dính mắc còn có nghĩa gì đây? Khi chánh niệm về hơi thở được phát triển với hiểu biết đúng, nó có thể tạo duyên cho sự an tịnh, nhờ đó sẽ tạm thời thoát khỏi phiền não. Tuy nhiên, đặc tính của hơi thở cần phải được biết một cách rõ ràng.

Thanh tịnh đạo (VIII, 197, f.f) giải thích rằng hơi thở xuất hiện khi nó chạm vào chót mũi hay môi trên. Nó diệt ngay lập tức tại nơi nó xuất hiện. Chúng ta không nên đi theo hơi thở đi vào và đi ra, chúng ta chỉ nên hay biết hơi thở nơi mà nó chạm vào chót mũi hay môi trên. Thanh tịnh đạo giải thích điều này qua ví dụ hình ảnh người gác cổng:

Đây ví dụ về người gác cổng: cũng như một người gác cổng không khám xét những người ở trong và ngoài thành, hạch hỏi “Ông là ai? Ở đâu? Đi đâu? Cầm cái gì trong tay đó?… Bởi vì đó không phải việc của người ấy, nhưng anh ta phải xét từng người khi nó đến tại cổng, cũng vậy, những hơi thở vô đã vào bên trong và những hơi thở ra đã đi ra, thì không phải cái bận tâm của vị tỳ kheo, nhưng vị ấy chú tâm đến chúng ngay khi chúng đến ngang cái cửa mũi.

Nếu chúng ta theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra, theo Thanh tịnh đạo, tâm của chúng ta sẽ bị “phân tách vì bất an và tán loạn”. Hiểu biết đúng về phương pháp phát triển đề mục thiền này là không thể thiếu. Nếu chúng ta nghĩ rằng tất cả những cần làm là chỉ cố gắng định tâm thật vững chắc trên hơi thở, khi đó chúng ta có thể đã định tâm với tâm tham, tâm sân và tâm si. Nếu chúng ta vui thú với việc quan sát hơi thởmục đích của chúng tacảm thấy dễ chịu thì lại có tâm tham và như vậy không phải là phát triển tâm trí – bhåvanå. Một số người có xu hướng luyện tập hơi thở để nâng cao sức khỏe, nhưng nếu chúng ta muốn phát triển an tịnh, chúng ta phải biết cái gì là bhåvanå và cái gì không phải là bhåvanå. Mục đích của đề mục thiền này là an tịnh –thiện pháp, vì vậy cần phải có paññå để biết chính xác khi nào citta là kusala citta và khi nào là akusala citta. Khi có những khoảnh khắc của sự an tịnh, khi đó không có sự dính mắc.

Vô cùng khó để chánh niệm hơi thở một cách đúng đắn để có được sự an tịnh thực sự, sự giải thoát khỏi tham, sân và si. Chúng ta rất dễ coi cái không phải là hơi thởhơi thở, tức là sắc được tạo duyên bởi citta. Một số người quan sát cử động của bụng và nhầm lẫn cho đó là chánh niệm về hơi thở. Nếu chúng ta không có tích lũy cho chánh niệm về hơi thở, chúng ta không nên ép bản thân phải quán đề mục ấy. Có nhiều đề mục thiền khác có thể tạo duyên cho sự an tịnh.

chánh niệm về hơi thở ở cả samatha và vipassanå. Đâu là sự khác biệt giữa đối tượng chánh niệm trong samatha và đối tượng chánh niệm trong vipassanå? Trong samatha, có sati hay biết, tức là không quên, về hơi thở nhằm tạm thời đè nén phiền não. Trong samatha, đối tượng của chánh niệm không phải là đặc tính của bất kỳ danh hay sắc nào xuất hiện qua một trong sáu căn tại khoảnh khắc hiện tại như trong vipassanå. Có paññå trong cả samatha và vipassanå, nhưng paññå trong samatha không biết nama và rúpa như chúng là, là vô ngã (anattå). Paññå trong samatha biết khi nào citta là kusala citta và khi nào là akusala citta; nó biết làm thế nào để phát triển an tịnh – cái có thể tạm thời đè nén phiền não. Mục đích của vipassanå là thấy mọi thứ như chúng là. Trong vipassanå, chánh kiến được phát triển để hay biết tất cả danh và sắc xuất hiện, bất kể chúng ta đang làm gì. Cả khi chúng ta phát triển an tịnh bằng chánh niệm hơi thở, cũng có nama và rúpa xuất hiện và chúng có thể được biết như chúng thực là: là vô thườngvô ngã. Paññå trong vipassanå biết nama và rúpa như chúng là.

Một số đề mục thiền của samatha có thể là sự quán niệm của chúng ta trong đời sống hàng ngày và chúng có thể tạo duyên cho những khoảnh khắc an tịnh. Tuy nhiên, có một số người có tích lũy phát triển an tịnh ở mức độ cao hơn, thậm chí đến các tầng thiền. Khi có đạt đến mức độ an tịnh cao hơn, tâm sở nhất tâm, tức ekaggatå cetasika hay samådhi, đi kèm với tâm có sự an tịnh cũng ở mức độ cao hơn. Samådhi được phát triển khi có đủ nhân duyên, chúng ta không thể ép bản thân trở nên định tâm được.

Trong phát triển samatha, có ba giai đoạn của samådhi: giai đoạn sơ định (parikamma samådhi), giai đoạn cận định (upacåra samådhi) và giai đoạn an chỉ định (appanå samådi) đi kèm với tâm thiền (jhånacitta). Khi vẫn ở giai đoạn sơ thiền của samådhi, tức là giai đoạn parikamma samådhi, citta hay biết đề mục thiền, nhưng nó không phải là tâm thiền; nó là tâm dục giới (kåmåvacara citta). Kåmåvacara citta là những tâm sinh khởi trong cuộc sống hàng ngày, vì dụ, khi chúng ta thấy, nghĩ hay mong ước điều gì đó. Khi samådhi đạt đến giai đoạn cận định, hay upacåra samådhi, thì sẽ có sự an tịnh ở mức độ cao hơn, nhưng tại giai đoạn đó, citta vẫn là tâm dục giới (kåmåvacara citta), không phải là tâm thiền (jhånacitta). Khi samådhi đạt đến giai đoạn an chỉ định, hay appanå samådhi, citta khi đó là tâm thiền (jhånacitta). Tâm thiền kinh nghiệm đề mục thiền ở mức độ toàn định; tại khoảnh khắc đó, chúng ta được giải phóng khỏi các tác động ngũ quanvì vậy, giải phóng khỏi phiền não sinh khởi từ các giác quan đó. Tâm thiền là tâm thức ở mức độ cao hơn tâm dục giới.

Nếu mọi người không biết về các giai đoạn samådhi khác nhau, họ có thể nghĩ sai lầm rằng họ có tâm thiền hoặc họ có thể hoài nghi, liệu họ đã đạt tầng thiền hay chưa. Tâm thiền luôn đi kèm với paññå. Nếu chúng ta còn có hoài nghi, rõ ràng là chưa có paññå. Ngay cả nếu chúng ta không có ý định phát triển các tầng thiền thì vẫn rất cần phải biết về các mức độ samådhi khác nhau. Chúng ta có thể đã vun trồng samådhi trong kiếp quá khứ và nếu có đủ nhân duyên, một trong những mức độ samådhi có thể sinh khởi. Những người chưa nghiên cứu Giáo pháp có thể lẫn lộn giữa định tâm và jhåna. Có chánh địnhtà định. Khi mọi người định tâm trên một đề mục thiền theo cách sai lầm, chẳng hạn với tâm tham, đó là tà định. Họ có thể, do tà định, có những kinh nghiệm khác thường mà họ lầm tưởng là jhåna. Hoặc họ thậm chí có thể cho những kinh nghiệm như vậy là đã đạt đến niết bàn.

Có nhiều giai đoạn jhåna và mỗi giai đoạn cao hơn sẽ vi tếan tịnh hơn giai đoạn trước. Có rúpa-jhåna, còn được dịch là “thiền sắc giới”, và arúpa-jhåna, được dịch là “thiền vô sắc giới”. Arúpa-jhåna vi tế hơn rúpa-jhåna; đề mục thiền của tâm thiền vô sắc giới (arúpa-jhånacitta) không phải là những đối tượng có thể được kinh nghiệm qua các căn.

Trong số bốn mươi đề mục thiền, chỉ có một số đề mục có thể dẫn đến cận định (upacåra samådhi), một số dẫn đến thiền sắc giới (rúpa-jhåna) nhưng chưa phải là giai đoạn cao nhất, và một số dẫn đến giai đoạn thiền sắc giới (rúpa-jhåna) cao nhất. Có bốn (hay một số người nói là năm) giai đoạn rúpa-jhåna.

Những người nhận thấy điểm bất lợi của những đề mục thiền sắc giới (rúpa-jhåna), những đề mục thiền kém vi tế hơn thiền vô sắc giới (arúpa-jhåna), sẽ phát triển các đề mục thiền của arúpa-jhåna. Có bốn giai đoạn của tầng thiền arúpa-jhåna, đó là: Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tưởng trong tầng thiền vô sắc giới thứ tư vô cùng vi tế.

Trong số những người phát triển samatha, có rất ít người có thể đạt được jhana. Cần phát triển rất nhiều kỹ năng để đạt được jhana. Chúng ta nên biết các nhân duyên để đạt được jhana và cái gì cản trở việc đạt được jhana. Chúng ta đọc trong Thanh tịnh đạo (VII, 8) rằng vô cùng khó khăn để đạt được giai đoạn sơ định (parikamma samådhi) hay giai đoạn cận định (upacåra samådhi), để đạt được jhana và để phát triển các kỹ năng trong jhana nhằm có được các thần thông.

Ngày nay mọi người muốn kinh nghiệm cái gì đó vượt khỏi thế gian này, bởi vì họ cảm thấy khó khăn hay buồn chán về cuộc sống. Chẳng phải đôi lúc chúng ta vẫn muốn biết tương lai hay sao? Chúng ta có thể tò mò về những gì thầy bói tiên đoán về cuộc đời ta. Có nhiều người trong chúng ta xem tử vi trên báo hàng ngày, và ngay cả khi nói rằng chúng ta không tin vào những thứ ấy, chúng ta vẫn không thể không coi trọng nó. Những người ốm đau không muốn nghe theo bác sĩ mà đến gặp những người mà họ cho là sẽ chữa trị hiệu quả hơn bác sĩ. Chúng ta có thể đến gặp thầy bói hoặc những người nói họ có khả năng tiên tri, nhưng chúng ta vẫn không hề biết về bản thân mình. Chúng ta vẫn có phiền não, chúng ta vẫn có vô minh, chúng ta vẫn phải tiếp tục trong vòng luân hồi sinh tử. Chừng nào chúng ta còn có tham, sân và si trong tâm mình, chừng đó không thể tìm thấy hạnh phúc thực sự.

Trong thời kỳ Đức Phật, mọi người phát triển jhana đến khi họ trở nên rất thuần thục và họ thậm chí đạt được các thần thông. Nhưng người đạt đến các tầng thiền sắc giới (rúpa-jhåna) và thiền vô sắc giới (arúpa-jhåna) cao nhất và đã “chứng đắc” tại những tầng thiền ấy có thể tự mình tiếp tục phát triển thần thông. Việc phát triển thần thôngvô cùng khó khăn, chỉ rất ít người trong số người đắc các tầng thiền mới có thể phát triển chúng. Thần thông được phát triển bằng samatha gồm có bay trên không khí, đi trên mặt nước, xuyên qua lòng đất; “thiên nhĩ thông” hay khả năng nghe được âm thanh từ các cõi; “tha tâm thông”, khả năng đọc được suy nghĩ của người khác; năng lực nhớ được tiền kiếp của chúng sinh; và “thiên nhãn thông”, thấy được sự sinh diệt của chúng sinh.

Chúng ta đọc trong Kinh Sa môn quả (Trường bộ kinh Tập I, số 22, 87, 88) rằng Đức Phật đã nói với vua Magadha về vị sa môn đạt được thần thông. Đức Phật đã nói như sau:

Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến các thần thông. Vị ấy chứng được các loại thần thông, một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình; đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền, như ở trong nước; đi trên nước không chìm như trên đất liền; ngồi kiết già đi trên hư không như con chim; với bàn tay, chạm và rờ mặt trăngmặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy; có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên…

Trong Đạo Phật, chúng ta học về luật nhân quả. Mọi người thường ấn tượng trước những thứ kỳ lạ khi họ không biết nhân duyên gì khiến cho chúng sinh khởi. Mỗi một hiện tượng trong cuộc sống của chúng ta đều có nhân duyên mà qua đó chúng sinh khởi. Khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta không còn ngạc nhiên trước các hiện tượng kỳ lạ. Ngài Mục Kiền Liên, Ngài A Nậu Lâu Đà và các vị đệ tử khác đều có thần thông, nhưng họ không dính mắc vào chúng và coi chúng là ngã, bởi vì họ nhận ra rằng những hiện tượng đó sinh khởi nhờ nhân duyên.

Samatha là mức độ cao của thiện nghiệp (kusala kamma) và nó mang đến quả thiện (kusala vipåka). Samatha có thể giúp mọi người an tịnh hơn. Nhưng phiền não không thể bị tận diện bằng samatha, ngay cả khi an tịnh được phát triển đến mức độ các tầng thiền (jhana). Phiền não cũng không thể bị tận diệt bằng các thần thông. Jhana và thần thông không thể dẫn đến chấm dứt vô minh. Đức Phật, khi ngài còn là vị Bồ tát, đã phát triển samatha, nhưng Ngài cũng phát triển cả vipassanå để có thể trở thành vị Phật toàn giác.

Trong Tạng Luật (Phân tích giới tì khưu I, Chương Veranja, 3) chúng ta đọc rằng Đức Phật đã nói với vị bà la môn Verañja về “ba canh” trong đêm Ngài thành đạo. Ở canh thứ nhất, Ngài đã nhớ lại nhiều kiếp sống trước của mình, đó là năng lực thần thông được phát triển qua samatha. Ở canh hai, Ngài quán xét về sự sinh tử của chúng sinh, cũng là một năng lực thần thông. Ở canh ba, Ngài tận diệt mọi phiền não và chứng đạt vị quả Phật. Chúng ta đọc rằng:

Trong khi tâm được an trụ… ta đây đã hướng dẫn tâm đến trí tuệ đoạn tận các lậu hoặc. Ta đây đã biết rõ: Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là sự diệt khổ, đây là sự thực hành đưa đến sự diệt khổ… Trong khi ta đây biết được như thế, thấy được như thế, thì tâm cũng đã được giải thoát khỏi dục lậu, tâm cũng đã được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm cũng đã được giải thoát khỏi vô minh lậu. Khi ta đã được giải thoát, trí tuệ giải thoát đã khởi lên và ta đã biết rõ rằng: Sự tái sanh đã cạn kiệt, Phạm hạnh đã sống, việc cần làm đã làm, không còn (đưa đến) bản ngã nào khác (tương tợ) như vầy nữa. Này Bà-la-môn, quả vậy vào canh cuối của đêm ta đã chứng đạt Minh thứ ba này. Ta đã diệt tận vô minh và làm cho minh sanh khởi, ta đã diệt tận bóng tối và làm cho ánh sáng sanh khởi….

Tứ diệu đế có thể được biết thông qua vipassanå. Làm sao chúng ta có biết rằng nama và rúpa là khổ (dukkha) nếu chúng ta không hay biết các đặc tính của chúng khi chúng xuất hiện tại thời điểm hiện tại? Chỉ khi ấy, chúng ta mới biết chúng là vô thường, khổ và bất toại nguyện. Loại hiểu biết này có thể dẫn đến sự tận diệt phiền não.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10163)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11223)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13555)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13701)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22131)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21829)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27325)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17740)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11707)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12305)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25197)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23224)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28525)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22721)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25643)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22238)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13961)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13399)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22388)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26291)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18431)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18924)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34444)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27331)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28340)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21330)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14868)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19183)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10603)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18542)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15633)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13150)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13406)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 13994)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11766)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11606)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11329)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11846)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19906)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12366)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13928)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13250)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31911)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13413)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12731)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13310)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11873)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21829)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11071)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12864)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant