Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Lợi Lạc Của Tâm Bồ Đề

08 Tháng Sáu 201409:36(Xem: 8285)
1. Lợi Lạc Của Tâm Bồ Đề

Tịch Thiên
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc (dịch theo bản Phạn- Anh)
Bản Anh: Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life.
Translated from the Sanskrit and Tibetan
by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace.
Snow Lion, 1997



Kính Lễ Đức Phật


Chương 1. Lợi lạc của Tâm Bồ Đề

1. Kính lễ chư Thiện Thệ (= chư Phật), những vị có pháp thân, cùng với chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ, và tất cả hiền giả đáng tôn kính, tôi sẽ trình bày vắn tắt một hướng dẫn về giới hạnh của chư Bồ tát con của chư Thiện Thệ hoà hợp với các kinh điển.

2. Không một điều nào nơi đây đã không được nói đến trước đây, tôi cũng không có tài viết các tụng. Thế nên tôi không tưởng tượng tôi có thể làm lợi lạc cho các người khác, và tôi viết bản này chỉ là để luyện tâm tôi.

3. Nhờ làm việc này, năng lực tín tâm của tôi làm tăng đào luyện công đức. Hơn thế nữa, nếu có một ai khác, có tính khí giống như của tôi, khảo sát bản này, nó có thể có ý nghĩa.

4. Thuận duyên để tu tập (leisures) và các cung cấp do hoàn cảnh (endowment), đều khó mà nhận được, nay đã có được, và chúng tạo nên an sinh cho thế giới. Nếu bạn không quan tâm và nhận lấy cơ hội tốt lành này, làm cách nào cơ duyên này duyên hội trở lại?

5. Giống như ánh chớp chiếu sáng bóng tối của một đêm nhiều mây trong một sát na, cũng như thế, do năng lực của Phật, các tâm của người ta có cơ hội chớp nhoáng hướng về phúc đức.

6. Như vậy, công đức vẫn mãi mãi yếu đuối như thế, trong khi năng lực của tính xấu thì lớn lao và cực kì xấu xa. Nếu không có Tâm Bồ Đề tuyệt vời, công đức nào khác sẽ thắng được nó?

7. Chư Đại Thánh Chủ (The Lords of Sages) (= chư Phật) thiền quán qua nhiều đại kiếp đã thấy chỉ Tâm Bồ Đề là một chấp thuận hỗ trợ và tùy thuận (a blessing) mà từ đó hoan hỉ đã được tăng tiến dễ dàng và vô số vô lượng hữu tình được cứu độ.

8. Những kẻ mong muốn thắng được những khốn khổ của hiện hữu thế gian, những kẻ ước muốn trục xuất những bất hạnh, nghịch cảnh của các hữu tình, và những kẻ khao khát (trong nỗi phiền muộn vì không có) (yearn) để trải nghiệm hằng hà sa số các niềm vui không bao giờ nên buông bỏ Tâm Bồ Đề.

9. Khi Tâm Bồ Đề sinh khởi, trong một tức thời một kẻ tả tơi bị trói buộc trong nhà tù của luân hồi thì được gọi là Con của đấng Thiện Thệtrở thành đáng tôn kính trong các thế giới của các vị trời và người.

10. Tâm Bồ Đề làm chuyển biến sắc tướng nhơ nhuốm này thành hình ảnh vô giá của viên ngọc của đấng Tối Thắng. Thế nên hãy giữ vững cam lộ diệu hảo, được gọi tên Tâm Bồ Đề, nó tác dụng làm chuyển biến hoàn toàn.

11. Những người dẫn đường duy nhất của thế giới (= chư Phật), các tâm của chư vị đều là bất khả tư nghị, đã khảo sát giá trị tuyệt vời của Tâm Bồ Đề. Bạn muốn thoát khỏi các trạng thái hiện hữu thế gian, hãy nắm giữ vững chắc viên ngọc Tâm Bồ Đề.

12. Cũng như một cây chuối héo úa sau khi cho ra quả của nó, mỗi công đức khác cũng khuyết tàn. Nhưng cây Tâm Bồ Đề sinh ra quả mãi mãi, không héo úa, và chỉ tăng thêm tươi tốt.

13. Nhờ có sự thủ hộ (protection; gìn giữ che chở) của Tâm Bồ Đề, như do nhờ thủ hộ của một người năng lực mạnh mẽ, ngay cả sau khi phạm vào các tính xấu đáng sợ hãi, bạn tức thời thắng được các sợ hãi lớn lao. Tại sao các hữu tình vô minh không tìm kiếm nương tựa trong Tâm Bồ Đề.

14. Giống như đại hoả tai vào thời điểm hủy diệt của vũ trụ, Tâm Bồ Đề đốt cháy và tiêu hủy các tính xấu lớn trong một sát na. Ngài đại trí Di Lặc đã dạy các lợi ích không thể tính đếm được của Tâm Bồ Đề cho Thiện Tài (Sudhana) [trong kinh Hoa Nghiêm].

15. Vắn tắt, Tâm Bồ Đề này được biết là có hai loại: Tâm Bồ Đề Nguyện và Tâm Bồ Đề Hạnh (thực hành tích tập phúc tuệ tiến tới Bồ Đề).

16. Cũng như bạn tri nhận sự khác biệt giữa một người khao khát du hành và một người du hành, thế nên người trí nhận ra sự khác biệt tương ứng giữa Tâm Bồ Đề Nguyện và Tâm Bồ Đề Hạnh.

17. Mặc dù kết quả của Tâm Bồ Đề Nguyện là vĩ đại trong luân hồi, nó vẫn không giống như trạng thái liên tục của phúc đức của Tâm Bồ Đề Hạnh.

18. Từ thời điểm bạn thọ nhận Tâm Bồ đề với thái độ không thể đảo ngược để giải thoát vô lượng các hữu tình,

19. Từ thời điểm đó, một dòng không gián đoạn của phúc đức, tương đương với bầu trời, sinh khởi liên tục ngay cả khi bạn đang ngủ hoặc bị tán loạn.

20. Chính Đức Như Lai giảng giảichứng minh lạc của Tâm Bồ đề trong kinh “Diệu Tí thưa hỏi” (Subahuprccha; Question of Subahu) vì lợi lạc cho các hữu tình có khuynh hướng Tiểu thừa để hướng họ về Đại Thừa.

21. Một cá nhâný định tốt suy nghĩ, “Tôi sẽ xoá bỏ các bệnh nhức đầu cho các hữu tình”, sản sinh vô lượng phúc đức.

22. Vậy nghĩ thế nào về một cá nhân mong muốn nhổ đi tất cả đau đớn không thể so sánh của mỗi hữu tìnhban cho chúng vô lượng phẩm tính tốt lành?

23. Ai có một người mẹ hoặc người cha có lòng vị tha như thế? Các vị trời, các vị thánh, hoặc các Tạo Chủ Phạm (Brahmas của đạo Hindu) sẽ có lòng vị tha như thế?

24. Nếu những hữu thể này chưa bao giờ có ước muốn đó cho chính lợi ích của họ dù ngay cả trong chiêm bao của họ, làm cách nào có khả hữu họ có ước muốn đó cho lợi lạc của các người khác?

25. Làm cách nào có thể xuất hiện trên đời viên ngọc chưa từng có và cao quý này, một kẻ có lòng mong muốn cho lợi lạc của các người khác, trong khi các người khác cũng không hề mong muốn cho chính lợi lạc của họ?

26. Làm cách nào bạn có thể đo lường phúc đức của viên ngọc của tâm, hạt giống của sự hoan hỉ của thế giới và là pháp cam lộ (= pháp vị thanh tịnh) cho sự đau khổ của thế giới?

27. Chỉ thuần có ý định vị thaphúc đức lớn hơn cúng dường chư Phật, vậy nỗ lực cho hạnh phúc trọn vẹn của tất cả các hữu tình thì phúc đức nhiều hơn như thế nào?

28. Những người ham muốn thoát khổ chạy nhanh tới thẳng đau khổ. Với chính ham muốn cho hạnh phúc, do ngu si vô trí chúng phá hủy hạnh phúc của chính chúng dường như nó là một kẻ thù.

29. Bồ tát thoả mãn tất cả những người đang đói khát mong hạnh phúc bằng những niềm vui hoan hỉ, và loại bỏ tất cả các sầu muộn của những người bị phiền não trong nhiều cách.

30. Bồ tát trục xuất ngu si vô trí. Ở nơi nào khác có một thánh giả như thế? Ở nơi nào khác có phúc đức như thế?

31. Ngay cả bạn đền đáp một hành động tốt lành, bạn cũng được khen ngợi chút ít, như thế có thể nói gì về một bồ tát có hành động tốt đẹp dù không được thỉnh cầu.

32. Thế giới vinh danh bạn là người công đức khi bạn tặng một món quà cho một số ít người, ngay cả nếu nó chỉ thuần là sự trao tặng chớp nhoáng và bôi bác (momentary and contemptuous donation) với các thức ăn đơn sơ và giúp no được nửa ngày.

33. Nghĩ gì về bạn khi bạn mãi mãi ban cho vô số hữu tình sự thoả mãn đầy đủ tất cả các khao khát mà họ không có, sự thoả mãn đầy đủ không cạn kiệt cho tới khi chấm dứt của các hữu thể vô biên như hư không?

34. Đức Phật đã tuyên bố, “Kẻ nào sinh tâm niệm nhơ nhuốm trong trái tim kẻ đó chống lại một ân nhân, Con của Đấng Tối Thắng, sẽ ở trong các địa ngục nhiều đại kiếp như số lượng tâm niệm nhơ nhuốm đã có”. 35. Nếu tâm của bạn có xu hướng tốt lành, bạn sẽ sản sinh kết quả lớn hơn. Ngay cả khi có một ác hạnh bạo lực lớn lao chống lại chư Bồ tát Con của chư Tối Thắng, công đức của chư Bồ tát sinh khởi tức thời.

36. Tôi kính lễ các thân của những người có viên ngọc qúy báu của tâm đã sinh khởi. Tôi về nương tựa những người là các mỏ của hoan hỉ, ban hạnh phúc tới ngay cả các kẻ làm hại mình.

____________________________-

Chú thích

Bản dịch Việt căn cứ chính yếu vào bản dịch Sanskrit -English:

Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life. Translated from the Sanskrit and Tibetan by Vesna A. Wallace and B. Alan Wallace. Snow Lion, 1997

Và có tham khảo bản dịch Sanskrit - English , và bản dịch Việt sau đây:

Santideva. The Bodhicaryavatara. Translated by Kate Crosby and Andrew Skilton. Oxford University Press. 1995.

Tịch Thiên . Nhập Bồ tát hạnh. Thích nữ Trí Hải. Saigon 1999.

Chú thích của bản dịch Anh

1. Thiện Thệ: Trong 10 hiệu của Phật thì thứ nhất là Như Lai, thứ 5 là Thiện Thệ. Như lai nghĩa nương theo đạo như thực, khéo đến thế giới Sa bà này; Thiện thệ nghĩa là thực sự đến bờ bến kia, không còn lui lại biển sinh tử nữa. Hai từ Như laiThiện thệ được sử dụng để nêu tỏ cái đức đi, đến tự tại của chư Phật. (Phật Quang Đại Từ Điển, p.5840) (Bản Việt chú thích)

2. Thiện thệ (Sugata): Prajnakaramati (Bát Nhã Thủ Huệ) trong Panjika, p.1, định nghĩa chư Thiện thệ trong bốn cách:

(1) là các vị đã xoá bỏ các sự che lấp của các phiền não tinh thần (klesyadyavaraprahanam gatah)

(2) là các vị đã thực chứng tính vô ngã của tất cả các hiện tượng (prasatam sarva -dharma-nihsvabhavata-tattvam gata adhigatah)

(3) là các vị đã đi, không trở lại một lần nào (apunaavrttya gatah) bởi vì các vị hoàn toàn xóa sạch vô minh (avidya; spiritual ignorance) là hạt giống chấp thủ “tôi” (ahamkara), và bởi sự xoá bỏ vô minh chư Thiện Thệ khác biệt hẳn với các vị Nhập Lưu/ Dự Lưu (srotapanna; Stream-enterers; tu đà hoàn), các vị Nhất lai (sakrdagamin; Once-returners; tư đà hàm), và các Bồ tát;

(4) và các vị đã đạt đến sự xoá bỏ hoàn toàn các tập khí nghiệp (vasana; karmic imprint) không còn bất kì dư báo nào (without any remainder), và do nhờ trạng thái viễn li trọn vẹn này, chư Thiện Thệ khác biệt hẳn các vị Bất Hoàn (anagamin; Non-returners; a na hàm), các Thanh Văn (sravakas), và các vị Độc Giác (Pratyekabuddhas).

3. phúc đức (Skt. punya; Tibetan: bsod nams; merit) được quý mến sâu rộng trong Phật giáo là một sự vật được tích tập trong giòng tâm (mind-stream) của bạn trong trạng thái là kết quả của các hành hoạt công đức, và nó thì bị giảm bớt bởi các hành động phi công đức tỉ dụ các hành tác ác ý, tà tâm. Nó là suối nguồn của an lạc trong luân hồi, và sự tích tập của nó là một yếu tố cần thiết trong mục đích đạt niết bàn. Như vậy, nó có ý nghĩa của “năng lực tâm linh”, cộng thêm vào “phúc đức” (merit) và “công đức” (virtue).

4. Chương 1, tụng 25: theo Panjika, p.15 thì “viên ngọc chưa từng có và cao quý này” là quy chỉ một hữu tình.

5. Chương 1, tụng 34: theo Panjika, p.18, một nguồn của trích dẫn này là: Gunaratnasamuccaya; Công đức bảo tích tinh yếu

6. Chương 2, tụng 1: theo Panjika, p. 12, viên ngọc của Pháp tối thượng là tướng trạng của kinh điển và các thực chứng tâm linh (agamadhigama-laksana).

7. Chú thích của bản Anh. Trong toàn tác phẩm này, ngài Tịch Thiên nói về “Skt. papa” (Tibetan: sdig pa), (nghiệp tội/tội nghiệp); Các độc giả Tây Phương hiện đại thường bác bỏ sự giới thiệu từ ngữ SIN (tội) vào các bản dịch Phật giáo trên các căn cứ là nó chất chứa nặng nề thêm các sai biệt hình bóng thần họctâm lí học từ lịch sử các tôn giáoxã hội Tây Phương. Họ tranh biện, từ ngữ này thì liên kết sít sao với sự thưởng phạt/ sự phán xét thần thánh, sự có tội, và sự sợ hãi, nó nên cùng được tránh sử dụng trong các bài viết Phật giáo.

Trong bản dịch này chúng tôi [dịch giả bản Anh] dịch thuật ngữ Skt. papa thành cả hai: sin (nghiệp tội/tội nghiệp) và vice ( nết xấu/ tính xấu…). Mặc dầu cũng có thể dịch là misdeed, fault, offence, transgression, hoặc wrongdoing (hành tác sai trái, lỗi lầm, vi phạm…) nhưng không từ ngữ nào theo sát ý niệm Phật giáoTịch Thiên phân biệt giữa các thuật ngữ papa (nghiệp tội), apatti (tội đọa), và dosa (fault, tội lỗi; bane, tai họa) trong hai tác phẩm của ngài, Con đường Bồ tátĐại thừa tập Bồ tát học luận. Trong khi Skt. papa quy chỉ về mọi hành nghiệp phi công đức (akusala-karma; non-virtuous deed), Skt. apatti (tội đọa) chỉ quy chỉ vào các tội đọa (downfalls) do sai trái vượt khỏi các giới điều (transgression of precepts); và Skt. dosa quy chỉ các nhóm lỗi lầm rộng hơn, gồm cả các tính nết làm thiệt hại và không chỉ là các hành tác phi công đức. Như vậy các thuật ngữ vi phạm (offence), sai trái với các giới điều (transgression), và lỗi lầm (fault) không có cùng nghĩa như Skt. papa. Từ Anh ngữ misdeed và wrong doing (hành tác sai trái) có nghĩa tương đối hợp lí với nghĩa của papa, nhưng hãy quan tâm ngài Tịch Thiên nhấn mạnh vào tiến trình sám hối (confessing) và tịnh hoá (purifying) papa để tránh các hệ quả thảm hại/thảm khốc của nó (its dire consequences), tỉ dụ tái sinh trong địa ngục, từ ngữ Anh ngữ thông dụng SIN có vẻ tương ứng sít sao nhất với thuật ngữ papa ( tội nghiệp/ nghiệp tội) của tiếng Phạn.

8. Skt. papa (nghiệp tội) nguyên văn -- cái gì đem bạn xuống thấp. Skt. punya (phúc đức) đối nghĩa với Skt.papa. Punya cái gì đem bạn lên cao. Nó là công đức hay phúc đức tinh thần. Phúc đức dẫn đến hạnh phúc. Nghiệp tội dẫn đến đau khổ.

9. Chương 2, tụng15, theo Panjika, p.26, hoa mạn đà la là một loại hoa được tìm thấy ở cõi của chư thiên.

10. Chương 2, tụng 13, tụng 22 -- theo Panjika, p. 28” Chư tối tôn giữa chư Thủ Hộ của thế giới, Văn Thù, Phổ Hiền, và Di Lặc, chư Bồ tát đều là chư vị đại sư của của mười Địa ( dasa-bhumi)

11. Chương 2, tụng 25, -- theo Panjika, p. 28, tuyên bố các tháp thờ (Skt. caitya; shrines) quy chỉ các tháp thờ Phật (Skt. stupas), trong có xá lợi hoặc không, và “các nơi an trú” (resting-places), quy chỉ các nơi Phật đản sinh, xuất gia, thành đạo, nhập niết bàn, như được thuật trong các kí mục Kinh Bản sinh (Jataka), Kinh Thí dụ (Avadana).

12. Chương 2, tụng 26 -- theo Panjika, p. 29, giải thích rằng về nương tựa nơi (going for refuge) nghĩa là tuân giữ các mệnh lệnh của quy y đó, nghĩa là không làm sai trái vượt khỏi các mệnh lệnh của vị mà bạn quy y.

13. Chương 4, tụng 47 -- theo Panjika, p.47, “Đây chỉ là một huyễn tượng”, vì lí do này (hence), trên quy kết về không có một gốc rễ, [các phiền não tinh thần] đều rỗng thông trong bản chấtngoại lai / khách trần (Skt. agantuka; adventitious).

Chú thích của bản Việt

1. Bồ Đề Tâm (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch. p.663, lược trích)

Phạm: bodhi-citta. Gọi đủ: A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm. Cũng gọi là Vô thượng chính chân đạo ý, Vô thượng bồ đề tâm, Vô thượng đạo tâm, Vô thượng đạo ý, Vô thượng tâm, Đạo tâm, Đạo ý, Đạo niệm, Giác ý. Tức là tâm cầu Bồ đề vô thượng (cầu thành Phật). Tâm bồ đềhạt giống sinh ra hết thảy chư Phật, là ruộng tốt nuôi lớn các pháp trong sạch. Nếu phát khởi tâm này mà tu hành tinh tiến, thì sẽ mau chóng được Bồ đề vô thượng. Cho nên biết tâm Bồ đề là chỗ bắt đầu của tất cả thệ nguyện chân chính, là gốc của Bồ đề, là chỗ dựa của đại biBồ tát học. Bồ tát Đại thừa trước hết cần phải phát tâm rộng lớn, gọi là phát tâm Bồ đề, phát tâm, phát ý; mới bắt đầu phát tâm, gọi là sơ phát tâm, tân phát ý. Người cầu sinh về Tịnh độ, cũng phải phát tâm Bồ đề.

Tâm Bồ đề nhờ vào nhiều duyên mà phát khởi.

Mật giáo chủ trương phát tâm là một trong năm lần chuyển biến của chữ A, và dựa vào ba thứ tâm bồ đề: Hạnh nguyện, Thắng nghĩa, Tam ma địa trong luận Bồ đề tâm mà lập bốn loại phát tâm:

1. Tín tâm, chỉ cho tâm đối với việc cầu Vô thượng bồ đề không một mảy may ngờ vực. Vì tâm này là nền tảng của muôn hạnh nên cũng gọi là Bạch tịnh tín tâm (lòng tin trắng sạch).

2. Đại bi tâm, sau khi phát Bạch tịnh tín tâm, lại lập bốn thệ nguyện rộng lớn, tâm này cũng gọi là Hạnh nguyện tâm, Hạnh nguyện bồ đề tâm.

3. Thắng nghĩa tâm, trong các giáo pháp, chọn lựa giáo pháp chân thực. Tâm này cũng gọi là Thâm bát nhã tâm, Thắng nghĩa bồ đề tâm.

4. Đại bồ đề tâm, ngay lúc quyết định bỏ phần kém, chọn phần hơn, thì chư Phật mười phương liền hiện ở trước mặt để chứng minh, các ma thấy thế sợ mà rút lui. Đại bồ đề tâm này cũng gọi Tam ma địa bồ đề tâm.

Tuy chia ra bốn tâm như trên, nhưng vốn là một thể, cho đến lúc thành quả Phật cũng không giây phút nào rời nhau. Được như thế là nhờ tự hành hoá tha, thế gian xuất thế gian tu tam mật của chư tôn mà ra, nên gọi là Hữu tướng bồ đề tâm. Nhưng vì xưa nay vốn có tướng tức không tướng, cũng như hư không lìa tất cả tướng, nên khế hợp với Vô tướng bồ đề tâm.

2. Phát Bồ đề tâm (Kinh Hoa Nghiêm)

Này thiện nam tử! Bậc Bồ-tát phát lòng Vô-thượng Bồ-đề là:
Khởi lòng đại-bi cứu độ tất cả chúng sinh.
Khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự.
Khởi lòng khắp cầu chính pháp, tất cả không sẻn tiếc.
Khởi lòng thú hướng rộng lớn, cầu Nhất thiết trí.
Khởi lòng đại từ vô lượng, khắp nhiếp tất cả chúng sinh.
Khởi lòng không bỏ rơi các loài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu bát nhã ba-la-mật.
Khởi lòng không siểm dối, vì cầu được trí như thật.
Khởi lòng thật hành như lời nói, để tu đạo Bồ tát.
Khởi lòng không dối với chư Phật, vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như Lai.
Khởi lòng nguyện cầu Nhất thiết trí, cùng tận kiếp vị lai giáo hoá chúng sinh không dừng nghỉ.
Bồ tát dùng những công đức Bồ-đề tâm nhiều như số bụi nhỏ cuả cõi Phật như thế, nên được sinh vào nhà Như Lai.
……
Phổ Hiền Bồ tát bảo:
Thiện nam tử! Bồ tátđiều phục giáo hoá tất cả chúng sinh nên phát Bồ-đề tâm.
trừ diệt khổ-tụ cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ đề tâm.
Vì đem cho tất cả chúng sinh sự an vui đầy đủ, nên phát Bồ đề tâm.
Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ-đề tâm.
Vì đem lại lại Phật trí cho tất cả chúng sinh, nên phát Bồ-đề tâm.
cung kính cúng dường tất cả chư Phật nên phát Bồ-đề tâm.
tùy thuận lời dạy Như Lai khiến chư Phật hoan hỉ, nên phát Bồ-đề tâm.
Vì muốn thấy sắc-thân tướng hảo của tất cả chư Phật, nên phát Bồ-đề tâm.
Vì muốn vào trí-tuệ rộng lớn của tất cả chư Phật, nên phát Bồ-đề tâm.
Vì muốn hiển hiện các đức: lực, vô-úy của chư Phật, nên phát Bồ-đề tâm

3. Kinh Hoa Nghiêm. Trụ xứ của Bồ tát

Lúc bấy giờ, Bồ tát Di Lặc thâu nhiếp thần lực, bước vào lầu các, khảy móng tay rồi bảo Thiện Tài đồng tử như vầy: “Này thiện nam tử, hãy đứng dậy! Pháp tánh vốn như thế, do sự tích tụ và tập hợp của các nhân duyên nên hiện ra tướng như thế, tự tánh vốn như thế, không tự thành tựu, như mộng, như huyễn, như ảnh tượng”.

Ngay khi ấy, Thiện Tài vừa nghe tiếng khảy móng tay liền dậy khỏi tam muội. Di Lặc tiếp tục: “Ông có thấy không, những thần thông biến hóa của Bồ tát, những lưu xuất năng lực của Bồ tát, sự quảng bá những nguyện và trí của Bồ tát, niềm hoan hỉ tịnh lạc của Bồ tát, những công hạnh của Bồ tát, vô số trang nghiêm cõi Phật, những thệ nguyện vô thượng của các Như lai, giải thoát bất khả tư nghị của Bồ tát, ông có thấy và theo dõi thông suốt những điều đó chăng?”.

Thiện tài nói: “Bạch thánh giả, dạ có, ấy là do thần lực gia hộ của thiện tri thức. Bạch thánh giả, vậy môn giải thoát này gọi là gì?”.

Di Lặc: “Môn giải thoát này gọi là Trang nghiêm tạng (vyuhagarbha) trong đó, chứa đựng, ghi nhớ, không hề quên trí tuệ về hết thảy ba nghìn thế giới (Nhập tam thế nhất thiết cảnh giới bất vong niệm trí trang nghiêm tạng). Thiện nam tử, trong môn giải thoát này lại có bất khả thuyết môn giải thoát, chỉ có Bồ tát nhất sinh mới có thể chứng đắc”.

Thiện Tài: “Bạch thánh giả, những sự trang nghiêm này rồi đi về đâu?”.

Di lặc: “Đi về chỗ đến”.

Thiện Tài: “Từ đâu đến?”.

Di Lặc: “Từ thần lực trí tuệ của Bồ tát mà đến; nương thần lực trí tuệ của bồ tát mà trụ. Không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, không có tích tập, không có tăng gia, không có thường trụ, không có sở trước, không có sở y trên mặt đất hay giữa hư không.

“Này thiện nam tử; như Long vương làm mưa lũ; mưa không từ thân tuôn ra, không từ tâm tuôn ra, không có sự tích tập nào trong nó, nhưng mưa tuôn ra từ niệm lực của Long vương - và mưa tuôn khắp cả thế gian. Nó không thể nghĩ bàn.

“Này thiện nam tử, những sự trang nghiêm mà ông đã thấy cũng vậy. Không từ bên trong mà có, không từ bên ngoài mà có nhưng nó có trước mắt ông, có từ oai thần của Bồ tát, vì thiện căn mà ông đã thành tựu.

“Này thiện nam tử, như nhà huyễn thuật làm trò huyễn hóa, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, nhưng hiển hiện trước mắt mọi người bởi vì ma lực của chú thuật.

“Cũng vậy, này thiện nam tử, nhưng sự trang nghiêm mà ông đã thấy, chúng không từ đâu đến, không đi về đâu, không tụ tập nơi đâu; chúng hiển hiện là do Bồ tát muốn tập học trí như huyễn bất khả tư nghì, và do đại oai lực của những nguyện và trí của Bồ tát”.

Thiện Tài: “Bạch thánh giả, ngài từ đâu đến”.

Di Lặc: “Bồ tát không đến không đi, như thế mà đến; Bồ tát không bước, không dừng, như thế mà đến; không sống không chết, không ở không qua, không rời không dậy, không cầu không thủ, không nghiệp không báo; không sinh không diệt, không thường không đoạn, như thế mà đến.

“Này nữa, thiện nam tử, Bồ tát đến như vầy: đến từ chỗ đại bi, vì mong điều phục hết thảy chúng sinh khỏi những khổ não; đến từ chỗ tịnh giới, vì muốn thọ sinh vào những nơi tùy thích; đến từ chỗ đại nguyện phải viên mãn, vì năng lực của những thệ nguyện xa kia; đến từ chỗ thần thông? vì muốn hiện thân theo sở thích chúng sinh đến từ chỗ không dao động, vì không hề lãng xa gót Phật; đến từ chỗ không thủ xả vì đi hay đến không nhọc thân và tâm; đến từ chỗ trí tuệ phương tiện vì để tùy thuận hết thảy chúng sinh; đến từ chỗ thị hiện biến hóa, vì tất cả hóa hiện đều như ảnh, như tượng.

“Như thế đó, này thiện nam tử, nhưng ông hỏi ta từ đâu đến. Này thiện nam tử, ta đến từ sinh quán xứ Ma la đề (Maladi). Đến đó để giảng pháp cho thanh niên tên Cù ba la (Gopàlaka) và hết thảy mọi người nơi sinh quán của ta tùy theo căn cơ của họ. Và cũng để đưa cha mẹ, thân quyến, Bà la môn, và mọi người vào con đường của Đại thừa...”
(D.S. Suzuki. Thiền Luận, quyển Hạ. Bản dịch Tuệ Sỹ .Trang 207-210)

_______________________________

Chân thành mong độc giả và người dịch đều có các thuận duyên thân tâm, tinh tấn tu học theo con đường Bồ tát.
“Hè đi quẩy gánh nắng theo
Thu về bước nhẹ heo heo núi rừng
Kìa Đông rảo bước sau lưng
Cây khô trẩy gánh tưng bừng hoa Xuân” (TP)
***
Kính
Đặng Hữu Phúc (Sydney - Australia -- tháng 12 / 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17391)
Trời tu viện rộng và đẹp, sáng nay mây ngoài biển đã kéo vào chưa? Thôi, xin mời thầy hãy vào cốc Trăng Lên, nhóm lửa và thêm chút củi vào cho ấm... Nguyễn Duy Nhiên
(Xem: 46484)
Có thể nói, không có một Tôn giáo nào, một hệ tư tưởng nào đề cao con người và đặt niềm tin vào con người như là đạo Phật... HT Thích Minh Châu
(Xem: 9597)
Ghi chép lại những bài giảng của Chư Tôn Đức cho các Huynh trưởng và Đoàn sinh GĐPTVN... Tâm Minh Vương Thúy Nga
(Xem: 8786)
“Nếu chẳng một phen xương lạnh buốt, Hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương”... Thích Chân Tính
(Xem: 15892)
12 lời nguyện niệm Phật này, nhằm giúp cho Phật tử có định hướng trong việc tu tậpchí nguyện để về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A-Di-Đà... Thích Chân Tính
(Xem: 15528)
Thư cho người em Tịnh độ là một bộ luận nhỏ, gom nhặt những yếu nghĩa của Tông Tịnh độ, chia thành từng bài nhỏ, mỗi bài là một chủ đề... Thích Hồng Nhơn
(Xem: 18314)
Đi vào cửa Pháp: Tuyển tập Giáo huấn của các Đạo sư Tây Tạng - Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa & Thanh Liên
(Xem: 9638)
Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thươngtuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.
(Xem: 9697)
Tập truyện Thường Ðề Bồ Tát (Bồ Tát Hay Khóc) được trích dịch trong cuốn “Vô Thanh Thoại Tập” của Pháp sư Long Căn... TT Thích Chân Tính biên dịch
(Xem: 18489)
Con Đường dẫn đến Phật Quả là một trong những sự giới thiệu tuyệt hảo cho giáo lý của Phật giáo Tây Tạng được sử dụng ngày nay.
(Xem: 15694)
Khánh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về... Quách Tấn
(Xem: 10968)
Bản thảo của tập tiểu luận này đã được viết xong từ mùa hè năm 1974, nhưng chưa kịp in thì biến cố 30.4.1975 xảy ra... Hạnh Cơ
(Xem: 8960)
Kinh ThiKinh Dịch như đôi cánh của con chim nhạn mang chở định mệnh lịch sử của Trung Hoa bay lượn suốt mấy mươi thế kỷ trên vòm trời Viễn Đông... Tuệ Sỹ
(Xem: 10463)
Hương Vị Của Đất - Văn Lang Dị Sử - HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 10220)
Tập sách “Hồ Sơ Mật 1963 - Từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ”... Nhóm Thiện Pháp thực hiện, Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications 2013
(Xem: 9384)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không... Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 11529)
Hương Lúa Chùa Quê là tập sách Hoài Niệm về Tuổi Thơ của hai anh em là HT Thích Bảo Lạc ở Úc Châu và HT Thích Như Điển ở Âu Châu
(Xem: 10107)
Hoà Thượng vào bậc Cao Tăng nổi tiếng hiện nay rằng: “Được học và hành theo Phật pháp là một sự hưởng thụ tối cao nhất trong tất cả mọi sự hưởng thụ trên thế gian…” Quảng Huy
(Xem: 23049)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 9611)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả... Alexander Berzin; Tuệ Uyển
(Xem: 17268)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 16668)
Nếu bản Việt ngữ của pho sách “Đạo Ca Milarepa” đến được tay bạn đọc thì phải nói đây chính là đến từ tình yêu thương và sự gia trì vĩ đại của đức Milarepa cùng chư Thầy Tổ... Đỗ Đình Đồng
(Xem: 19085)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 10209)
Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này.
(Xem: 19433)
Lão tửtriết gia đầu tiên của Trung Quốc luận về vũ trụ, có một quan niệm tiến bộ, vô thần về bản nguyên của vũ trụ mà ông gọi là Đạo... Nguyễn Hiến Lê dịch
(Xem: 9460)
Trên căn bản của thực tại, hạnh phúc bao giờ cũng cưu mang trong chính nó một sức sống tràn đầy sinh lực của cảm xúc an bình được sinh khởi từ bản thể của nội tâm... Khải Thiên
(Xem: 12312)
Quyển Liễu Phàm Tứ Huấn là sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín... Ấn Quang Đại Sư; Tuệ Châu Bùi Dư Long dịch
(Xem: 12002)
CUỐN TỰ ĐIỂN HÁN - VIỆT THẾ KỶ 19; Việt Nam thời xưa có các sách khải mông hay tự biểu được dùng để dạy chữ Hán cho trẻ đồng ấu... Nguyễn Đình Hòa - Trần Trọng Dương dịch
(Xem: 19797)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 12731)
Hạnh Phúc Là Điều Có Thật - Tác giả Nguyễn Minh Tiến (Nguyên Minh)
(Xem: 13155)
Sống Một Đời Vui - The Joy Of Living; Nguyên tác Yongey Mingyur Rinpoche, Diệu Hạnh Giao Trinh & Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 14388)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 32424)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 13048)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 11976)
Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ là cẩm nang của người tu Thiền. Nguyên tác Mindfulness, Bliss and Beyond của Ajahn Brahm; Nguyên Nhật Trần Như Mai dịch
(Xem: 20896)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 40659)
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian...
(Xem: 10121)
Những Chuyện Nhân Quả - Nguyên tác: Thích Hải Đảo, Đạo Quang dịch
(Xem: 9584)
Chú Tiểu Ngắm Sen là tuyển tập các truyện ngắn của tác giả Ngô Khắc Tài
(Xem: 19019)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
(Xem: 8866)
Chánh Niệm - Bhante Henepola Gunaratana; Mindfulness in Plain English; Lương Thanh Bình dịch
(Xem: 8351)
Tập truyện dài 2 tập của Vĩnh Hảo - CHIÊU HÀ xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1997
(Xem: 10482)
Đức Phật đến trong cuộc đời là một con người bằng xương bằng thịt, vui những nỗi vui của trần gian, đau những nỗi đau của con người. Để từ đó Ngài vươn lên và vực dậy giấc trường mộng Nam Kha... HT Thích Nhật Quang
(Xem: 11713)
Lược Sử Phật GiáoHồi Giáo Tại Afghanistan - Nguyên tác: Alexander Berzin, Người dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 30673)
Sự khai triển của Phật giáo Đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 11525)
Tổng Tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo gồm có 2 tập do Chư Tôn Đức Tăng Ni và Chư vị thân hào nhân sỹ Phật giáo góp bài để tập thành... Nhiều Tác Giả
(Xem: 10480)
Mở Rộng Cửa Tâm Mình và những mẫu chuyện Phật Giáo nói về Hạnh phúc, Opening The Door Of Your Heart and other Buddhist Tales of Happiness, Nguyên tác: Ajahn Brahm; Chơn Quán Trần Ngọc Lợi dịch
(Xem: 16059)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 25693)
“Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng” là tên của một quyển sách, do thầy Phạm Công Thiện đặt cho. Bây giờ Thầy đã lên tới đỉnh cao, bỏ lại sau lưng là hố thẳm... Nguyên Siêu
(Xem: 10059)
Đây là câu chuyện được phóng tác từ nhân vật Phật giáo có thật trong lịch sử cận đại, thời nhà Nguyễn gầy dựng đế nghiệp ở kinh đô Huế từ nửa đầu thập niêm 80 của thế kỷ 18.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant