Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con đường của người Bồ-tát

23 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 7711)
Con đường của người Bồ-tát


ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN HẠNH PHÚC 
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life - NXB: Wisdom Publications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur - NXB: Presses du Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việt dịch


6
Con đường của người Bồ-tát

Tập sách Hướng dẫn cuộc sống của người Bồ-tát do một vị đại sư người Ấn thuộc thế kỷ thứ VIII là Tịch Thiên (Shantideva) trước tác, tập luận này từng làm nguồn cảm hứng cho hầu hết các văn bản nói về tình nhân ái, đó là cách đặt hạnh phúc của kẻ khác lên trên hạnh phúc của chính mình. Tôi đã được thụ giáo văn bản này bằng cách truyền khẩu từ một vị thầy đã quá cố, vị thầy này thật tuyệt vời, ngài sống tại Kinnaur thuộc miền Bắc nước Ấn. Tôi đã cố gắng thực hành những lời giáo huấn ấy, và sau này mỗi khi có dịp, tôi lại đem ra để giải thích cho người khác. Hôm nay đây, tôi sẽ cố gắng trình bày với quý vị vài khía cạnh chính yếu về cách luyện tập lòng từ bi, căn cứ vào văn bản của Tịch Thiên.

Nhận biết kẻ thù đang ẩn nấp trong ta

Để có thể đặt sự tốt lành của kẻ khác lên trên, trước hết ta cần phải biết những gì đã buộc chặt ta vào thái độ ích kỷ. Trong chương thứ tư của văn bản mang tựa đề « Tri thức », Tịch Thiên giải thích rằng những bấn loạn tâm thần, chẳng hạn như sự giận dữ, bám víu và ganh tị là những kẻ thù đích thực của ta. Theo như ông trình bày trong hai tiết thơ dưới đây, thì những địch thủ đó không có thân xác vật chất, không có tay có chân, và cũng không mang vũ khí. Chúng ngự trị trong tâm thứcquấy rối nội tâm của ta. Chúng chiếm giữ nội tâm và biến ta thành một kẻ nô lệ. Thói thường, ta không hề ý thức được những bấn loạn ấy là kẻ thù, nên chẳng bao giờ ta nghĩ đến việc phải đối đầu với chúng hay thách thức chúng. Vì thế, chúng không hề cảm thấy bị hăm dọa, vẫn an nhiên ngự trị trong tâm thứchành hạ ta tùy thích.

Những kẻ thù, chẳng hạn như hận thùbám víu,
Chúng không có tay chân

Không dũng cảm, cũng chẳng khôn ngoan.

Vậy làm sao chúng có thể biến tôi thành một kẻ nô lệ?

Cho đến khi nào chúng còn ngự trị trong tâm thức tôi
hành hạ tôi tùy thích

Thì tôi phải kiên nhẫn để chịu đựng chúng và không tức giận.

Nhưng chịu đựng như thế thật đáng chê trách và không thích nghi chút nào.
(4 : 28-29)

Những xúc cảm và những tư duy tiêu cực thường hay lừa phỉnh. Chúng đánh lừa ta. Thí dụ khi ta giả vờ tỏ ra như là một người bạn trung thành để đánh lừa kẻ khác, hoặc khi ta giả đò xem một thứ gì đó thật đẹp đẻ và tỏ ra ưa thích. Cũng thế, hận thùgiận dữ có vẻ như che chở ta giống như những kẻ bảo vệ đáng tin cậy. Chẳng hạn trường hợp có một người nào muốn làm hại ta, sự giận dữ sẽ bùng lên như một kể bảo vệ đứng ra che chở ta và cổ xúy ta. Ngay cả trường hợp tuy ta yếu kém hơn kẻ địch về phương diện thể xác, nhưng sự tức giận vẫn tạo ra cho ta cái cảm giác như là có đủ sức mạnh, một cảm giác sai lầm cả về quyền lực lẫn sinh khí, và để rồi sau cùng ta trở thành một người thua cuộc. Tuy giận dữ và những xúc cảm tàn phá vẫn thường phát lộ dưới nhiều thể dạng lừa phỉnh, nhưng chẳng mấy khi ta nghĩ đến phải thực sự chống trả lại chúng.Trong khi đó, chúng có đủ trăm phương nghìn kế để đánh lừa ta. Để có thể hoàn toàn hiểu được chúng có thể phản bội ta đến mức độ nào, ta phải biết giữ bình tĩnh tối thiểu trong tâm thức : trước hết phải nhận ra bản chất độc hại của chúng.

Dù cho tôi là một người tu hành và kể như phải đem ra ứng dụng những gì trong tập sách Hướng dẫn cuộc sống của một người Bồ-tát, nhưng chuyện nổi cáu và bực bội vẫn xảy ra với tôi ; điều đó làm cho tôi phát ra những ngôn từ nặng nề với kẻ khác. Rồi một chập sau đó, khi sự giận dữ hạ xuống, tôi lại cảm thấy bối rối, nhưng những ngôn từ khó chịu đã chót thốt ra rồi và không thể nào thay đổi được. Mặc dù ngôn từ đã biến mất và âm thanh của tiếng nói cũng đã im bặt, nhưng tác động của chúng vẫn tồn tại. Vậy thì, tôi chỉ còn biết nói lên lời xin lỗi với kẻ đó. Nhưng dù sao tôi cũng cảm thấy xấu hổvô cùng bối rối. Điều đó cho thấy rằng một phút giận dữbực bội sẽ đưa đến một tình thế cực kỳ khổ sở rất có hại cho người giận dữ, đấy là chưa nói đến những tai hại gây ra cho người hứng chịu những xúc cảm giận dữ của ta. Thực ra, những thể dạng tâm thần tiêu cực đó làm cho trí thông minhlương tri của ta bị u tối, và gây ra những đổ vỡ lớn lao.

Một trong những phẩm tính tốt đẹp nhất của ta là trí thông minh, trí thông minh giúp ta phân biệt được giữa tốt lànhđộc hại, giữa lợi ích và tàn phá. Tư duy tiêu cực và sự bám víu quá đáng sẽ hũy diệt phẩm tính đặc biệt đó của con người : quả thật là điều đáng tiếc ! Khi giận dữbám víu xâm chiếm tâm thức, con người trở nên giống như điên rồ ; mặc dù tôi vẫn tin rằng chẳng có ai muốn cố tình đánh mất lý trí của mình. Khi bị khống chế bởi bởi giận dữbám víu, ta sẽ phạm vào đủ mọi thứ hành vi tai hại – thường mang đến những hậu quả tàn phá có tầm vóc lớn lao. Dưới sự chi phối của những thể dạng tâm thần và những xúc cảm như thế, ta sẽ giống như một người mù. Tuy nhiên, thay vì phải kháng cự, ta lại xem thường những tư duy và xúc cảm tiêu cực đang đẩy ta đến tận bờ của hố sâu điên loạn. Hơn thế nữa, thói thường ta lại còn nuôi nấng chúng, tăng cường thêm sức mạnh cho chúng, và điều đó chỉ làm gia tăng quá đáng sức tàn phá của chúng mà thôi. Nếu biết suy tư theo cách trên đây, đến một lúc nào đó ta sẽ ý thức được kẻ thù đích thực không phải ở bên ngoài.

Khi tâm thức được luyện tập để tự chủ, thì dù cho ta đang bị bủa vây bởi những sức mạnh thù hận, sự yên tĩnh trong tâm thức vẫn không hề bị ảnh hưởng. Ngược lại, khi tâm thức chưa đạt được phẩm tính ấy, sự an bình và tĩnh lặng của ta sẽ bị khuấy động một cách dễ dàng bởi những thứ xúc cảm và tư duy tiêu cực. Tôi xin lập lại rằng kẻ thù đang ngự trị ở bên trong ta, chúng không phải ở bên ngoài. Theo thói thường, ta vẫn tin rằng kẻ thù phải là một con người, hay một tác nhân nào đó ở bên ngoài, chúng làm nguy hại đến ta hay người thân của ta. Những loại kẻ thù như thế lệ thuộc vào nhiều điều kiện nên thường biến đổi. Chẳng hạn, đôi khi một người nào đó cư xử với ta như một kẻ thù, nhưng về sau lại trở thành một người bạn tốt nhất. Đó là chuyện có thể xảy ra mà thông thường ta vẫn thấy. Trong khi đó, những kẻ thù bên trong, tức những tư duy và những xúc cảm tiêu cực, lúc nào cũng vẫn là kẻ thù của ta. Đấy đang là những kẻ thù của ta hôm nay, chúng cũng từng là kẻ thù của ta trong ngày hôm qua, và ngày mai đây chúng sẽ vẫn còn là kẻ thù của ta, và cho đến khi nào chúng còn ngự trị trong tâm thức thì chúng vẫn còn là kẻ thù của ta.

Kẻ thù bên trong đó hết sức là nguy hiểm, nếu đem so sánh thì sức tàn phá của một kẻ thù bên ngoài còn kém xa. Hơn nữa, trên phương diện vật chất, ta có thể tự che chở trước một kẻ thù bên ngoài. Ngày xưa, dù tài nguyên vật chấtphương tiện kỹ thuật còn yếu kém, con người vẫn đủ sức xây dựng thành quách và lâu đài phòng thủ với nhiều lớp tường thành để tự che chở. Ngày nay, các vũ khí tàn phá cực mạnh đã biến các hệ thống phòng thủ đó thành vô dụng. Vào một thời đại mà mỗi quốc gia đều có thể trở thành một mục tiêu cho những thứ vũ khí hạch nhân của một quốc gia khác, thì con người vẫn tiếp tục phát minh những hệ thống phòng thủ tinh xảo hơn. Hệ thống chống hoả tiễn do Hoa kỳ thiết kế chứng minh cho thấy những khởi xướng theo chiều hướng đó. Bên dưới sự khởi xướng ấy tiềm ẩn một sự cả tin là một ngày nào đó người ta sẽ sáng chế ra một hệ thống phòng thủ « tối thượng ». Tôi chưa biết chắc rồi chúng tatìm ra một hệ thống phòng thủ đủ sức tự bảo vệ chúng ta trước những sức mạnh tàn phá từ bên ngoài hay không. Nhưng khi nào mà chúng ta chưa tấn công được những sức mạnh tàn phá bên trong là giận dữhận thù, thì một sự hăm dọa tận diệt mang tính cách vật chất vẫn còn lơ lửng trên đầu chúng ta. Thực ra, sức mạnh tàn phá của một kẻ thù bên ngoài phát động tùy theo cường độ của sức mạnh bên trong. Kẻ thù bên trong trao đặt sức mạnh tàn phá vào tay của kể thù bên ngoài. Tịch Thiên cảnh giác ta khi nào những kẻ thù bên trong vẫn tồn tại và không hề e sợ, thì khi đó ta vẫn còn gặp phải những hiểm nguy lớn lao.

Tịch Thiên còn nói thêm rằng dù cho cả thế giới này có chống lại ta và tìm cách làm hại ta đi nữa, nhưng nếu tâm thức ta đã được khắc phục và tĩnh lặng, thì không có gì có thể làm dao động được sự thư tháitĩnh mặc đó. Trong khi chỉ cần một một thoáng bấn loạn tâm thần cũng đủ khuấy động sự an bình và thằng bằng trong nội tâm của ta.

Ngay cả các vị thiên và bán thiên
Dù họ có đứng lên như những kẻ thù để chống lại tôi,

Thì họ cũng không thể dẫn tôi, cũng không thể đẩy tôi

Vào vũng than hồng, trong tận cùng địa ngục.

Nhưng kẻ thù hung hãn là sự bấn loạn bên trong
Chỉ cần một thoáng, cũng có thể xô tôi vào ngọn lửa

Chạm vào ngọn lửa ấy, dù là ngọn núi đại vương to lớn nhất

Cũng chẳng để lại một chút tro tàn
. (4 : 30-31)

Tịch Thiên cũng nêu lên một khác biệt thật căn bản giữa những kẻ thù thông thường và các bấn loạn tâm thần. Nếu ta tỏ ra thân thiệnhiểu biết đối với một kẻ thù thông thường, ta có thể biến họ thành một người bạn, nhưng ta không thể nào hành động như thế đối với bấn loạn. Hơn nữa, nếu ta càng cố gắng gần gũi để dỗ dành những bấn loạn, chúng lại càng trở nên nguy hại hơn và đưa ta đến đổ vỡ.

Nếu tôi tôn vinh và phục vụ kẻ khác một cách ân cần,
Họ sẽ mang đến hạnh phúclợi ích cho tôi ;

Nhưng nếu tôi chỉ biết đặt tôi vào bấn loạn,

Thì rồi đây, bấn loạn sẽ đem đến cho tôi đớn đau và khổ sở mà thôi
. (4 : 33)

Nếu quý vị càng rơi vào sự chi phối của bấn loạn tâm thần và vô minh làm cơ sở cho những bấn loạn đó, quý vị càng có ít may mắn đạt được hạnh phúc đích thực và lâu bền. Theo ý tôi đấy là sự thực. Nếu như sự thực ấy đã gây ra cho quý vị một mối băng khoăng nào đó thật sâu xa, thì xin quý vị hãy hành động để tìm lấy sự giải thoátsự giải thoát chính là thể dạng của niết bàn. Đối với những người thụ giới để trở thành một nhà sư hay một ni cô, chủ đích lớn nhất của họ là đạt đến niết bànsự Giải thoát đích thực. Đối với quý vị cũng thế, nếu quý vị dành tất cả nỗ lực để tu tập Đạo Pháp, đem ra ứng dụng các phương pháp luyện tập tinh thần, quý vị cũng sẽ đạt được thể dạng giải thoát như thế. Nhưng biết đâu quý vị, cũng như chính tôi, chúng ta không có thì giờ, có đúng thế chăng ? Tôi biết lắm chứ, một trong những yếu tố ngăn cản không cho phép tôi hoàn toàn xả thân cho lời ước nguyện chính là sự lười biếng ! Ngay cả trường hợp mà quý vị không thể hiến dâng tất cả đời mình cho Đạo Pháp, thì quý vị cũng nên suy nghĩ thường xuyên hơn về những lời giáo huấn trong Đạo Pháp, được đến đâu hay đến đấy và cố gắng nhìn thấy tính cách phù du của những tình huống đối nghịch. Chúng giống như những gợn sóng trên mặt nước, hiển hiện rồi lại biến đi một cách nhanh chóng.

Cuộc sống của ta bị chi phối bởi những hành vi không tinh khiết mà ta đã phạm vào trong quá khứ, cuộc sống ấy vướng đầy những khó khăn ; chúng hiển hiện hay tan biến đi trên dòng tiếp nối của những chu kỳ bất tận. Một khó khăn hiện đến, sau đó lại biến đi, một khó khăn khác lại nổi lên. Chúng đến rối lại đi, trong một chuổi dài tiếp nối không ngưng nghỉ. Tuy nhiên, dòng tri thức của mỗi cá nhân – chẳng hạn như tri thức của Tenzin Gyatso – không hề có khởi thủy. Mặc dù đó là một quá trình năng động, một làn sóng không ngừng chuyển động, nhưng bản thể căn bản của tri thức không bao giờ thay đổi. Đấy là bản chất của sự hiện hữu vướng mắc của chúng ta, và ý thức được sự thực đó đã giúp cho tôi quay trở về với hiện thực. Cách nhìn thực tế ấy đã đem đến cho tôi tĩnh lặng và trong sáng. Đấy là phương cách suy tư của một người tu hành tên là Tenzin Gyatso. Kinh nghiêm cho tôi biết rằng tâm thức có thể luyện tập được, và tôi tin chắc rằng sự luyện tập ấy có thể đem đến một sự biến cải bên trong thật sâu xa.

Mặc dù kẻ thù bên trong mang tiềm năng tàn phá lớn lao và cùng khắp, nhưng khả năng chống đỡ của chúng lại kém hơn so với một địch thủ bên ngoài, ít ra là trên một khía cạnh nào đó. Trong tập Hướng dẫn đời sống của người Bồ-tát, Tịch Thiên giải thích rằng sức mạnh vật chất và vũ khí rất cần thiết để chiến thắng một kẻ địch thông thường. Có thể người ta phải bỏ ra hàng tỉ đô-la cho việc trang bị khí giới quân sự để vô hiệu hoá kẻ thù. Nhưng để chống lại kẻ thù và những bấn loạn bên trong, thì chỉ cần phát huy những yếu tố đưa đến trí tuệ, giúp ta nhìn thấy được bản chất tối hậu của các hiện tượng. Nhưng không cần đến một thứ vũ khí hay một sức mạnh vật chất nào cả. Điều ấy thật đúng vô cùng.

Này những xúc cảm và bấn loạn bên trong ! Các ngươi còn trốn chạy đi đâu ?
Một khi đã bị con mắt của trí tuệ đánh bại, các ngươi sẽ bị tống ra khỏi tâm thức ta.

Các người đang lẩn trốn ở xó nào đấy để tiếp tục ám hại ta ?

Nhưng nếu cứ để tâm thức yếu đuối, thì tôi đâu có thể phát huy được một cố gắng nào.
(4 : 46)

Trong khi tôi thụ giáo để tiếp nhận sự chỉ dạy truyền khẩu về tập sách Hướng dẫn đời sống của người Bồ-tát từ vị thầy quá cố là Khunu Rinpoché, tôi có nêu lên ý kiếntheo như văn bản thì những bấn loạn tâm thần rất khiêm nhường và yếu đuối, nhưng thật ra không đúng như vậy. Vị này liền đáp lại rằng muốn tiêu diệt chúng, người ta không cần phải dùng đến bom nguyên tử ! Đấy là những gì Tịch Thiên muốn nói. Quả thật không cần đến những thứ vũ khí tinh xảo để tiêu diệt kẻ thù bên trong. Chỉ cần quyết tâm loại trừ chúng bằng trí tuệ, tức thực hiện bản thể đích thực của tâm thức. Chỉ cần hiểu thật tường tận bản chất tương đối của tư duy và xúc cảm tiêu cực, cũng như bản chất tối hậu của tất cả mọi hiện tượng. Ngôn từ Phật giáo gọi đó là « cái nhìn đúng đắn xuyên thấu bản thể của Tánh không ». Tịch Thiên còn nêu lên một lý do khác nữa cho thấy tính cách yếu kém của kẻ thù bên trong. Khác với kẻ địch bên ngoài, kẻ thù bên trong không thể kéo bè hợp sức với nhau để phản công trở lại, một khi đã bị tiêu trừ.

Vượt lên trên giận dữhận thù

Chúng ta đã trình bày trên đây về bản chất lừa phỉnh và tàn phá của những bấn loạn tâm thần. Hận thùgiận dữhai chướng ngại chính cho những ai muốn tu tập về Bồ-đề tâm – tức lòng ước vọng vị tha đạt đến Giác ngộ. Người Bồ-tát không bao giờ được phép cảm thấy hận thù ; họ phải chận đứng hận thù trong bất cứ cảnh huống nào. Vì lý do đó, tập luyện nhẫn nhục – hay là lòng bao dung – là điều thật then chốt. Trong chương sáu mang tựa đề « Sự nhẫn nhục », Tịch Thiên khổi đầu bằng cách giải thích tất cả những nguy hại do hận thùgiận dữ gây ra ; chúng tai hại trong cấp thời và sẽ còn tai hại về sau, chúng sẽ thiêu hủy hết những gì xứng đáng mà ta tích lũy được trong quá khứ. Giúp cho ta luyện tập nhẫn nhục và vượt lên trên hai loại bấn loạn tâm thần là giận dữhận thù, Tịch Thiên khuyên ta nên nhận định rõ ràng những yếu tố nào đã làm phát sinh ra những bấn loạn ấy. Nguyên nhân chính là bất toại nguyện và sự bất bình. Thật vậy, khi ta bất bình hay không toại nguyện, cái cảm giác bị thua thiệt trở nên rất mạnh làm bùng lên hận thùgiận dữ.

Mỗi khi cảm thấy bị hăm dọa, hoặc lúc bất hạnh xảy ra cho ta hay cho người thân, hoặc là trong trường hợp có kẻ khác cản trở không cho ta thực hiện ước vọng của ta, thì lúc đó ta phải cảnh giác ngay đừng để cho bất mãn xảy ra. Bất toại nguyên và bất mãn cảm nhận được trong những lúc đó là nhiên liệu mồi thêm cho ngọn lửa hận thùgiận dữ. Vậy, khi chúng vừa xuất hiện, thật hết sức quan trọng đừng để sức mạnh của chúng khuấy động sự an bình trong tâm thức ta.

Tịch Thiên khuyên ta hãy dùng bất cứ phương tiện nào có thể được để chống trả và dập tắt ngay những nhen nhúm của hận thù, vì vai trò duy nhất của hận thù là gây ra đỗ vở cho ta và kẻ khác. Thật là một lời khuyên hữu lý.

Tự nuôi dưỡng bằng bất toại nguyện,
Không chiếm giữ được những gì tôi ham muốn,

Và bắt buộc phải thực thi những gì tôi không mong muốn,

Hận thù sẽ gia tăng và tàn phá tôi.
(6 : 7)

Giữ cho tâm thức an bìnhhạnh phúc trước nghịch cảnh sẽ giúp ngăn chận được hận thù. Nhưng phải thực hiện như thế nào ? Tịch Thiên bảo rằng khi gặp khó khăn và cảnh huống đau buồn, bất mãn đâu phải là một giải pháp. Chẳng những là một việc vô ích, mà còn làm nặng nề thêm những lo lắng đang dằn vật ta, làm cho ta bất an và bực dọc. Hạnh phúc và sự trong sáng sẽ bỏ rơi ta. Lo âubất mãn giày vò, giấc ngủ bị rối loạn, làm mất ăn và nguy hại đến sức khoẻ. Thật ra, nếu như khổ đau mà ta phải gánh chịu do một kẻ thù tạo ra, thì sự bấn loạn của ta lại càng làm cho kẻ thù thích thú hơn. Vì thế, đau buồn và bất mãn chẳng có ích lợi gì khi khó khăn đã hiện đến, và tình thế sẽ còn biến chuyển tệ hại hơn khi ta tìm cách trả thù kẻ đã tạo ra những khó khăn đó cho ta.

Thông thường, người ta có thể phân chia hận thù hay giận dữ phát xuất từ sự thiệt thòibất mãn thành hai loại khác nhau. Trong trường hợp thứ nhất, khi có một kẻ nào đó làm ta khổ đau, ta cảm thấy đau buồn và biểu lộ sự tức giận. Trong cảnh huống thứ hai, mặc dù không có ai trực tiếp gây ra đau buồn cho ta, nhưng sự bất mãn và tức giận vẫn có thể nổi lên khi nhìn thấy sự thành cônggiàu sang của kẻ thù.

Đồng thời, sự đau đớn do một kẻ khác tạo ra cũng có thể phận biệt thành hai thứ khác nhau : sự đau đớn thể xác do họ gây ra và ta cảm nhận một cách trực tiếp ; và những thiệt hại khác nhắm vào tài sản, uy tín hay bạn hữu của ta, v.v. Mặc dù không gây tác động trực tiếp cho ta, nhưng đó vẫn là một hình thức tác hại.

Hãy tưởng tượng một trường hợp như sau, nếu một người nào đó đánh ta một gậy : ta đau và nổi giận. Sự nổi giận của ta không hướng vào chiếc gậy, có đúng vậy không ? Vậy đối tượng giận dữ của ta là gì ? Nếu sự nổi giận của ta trước yếu tố gây ra sự kiện ta bị đánh là chính đáng, thì yếu tố đó không phải là con người đã đánh ta mà chính là những xúc cảm tiểu cực trong con người của kẻ đó, vì chính những xúc cảm tiêu cực đã đứng ra xúi dục kẻ đó đánh ta. Tuy nhiên, thông thường ta lại không phân tích như thế. Ta cứ đổ thừa cho con người – tức tác nhân trung gian giữa những xúc cảm tiêu cựchành vi – phải hoàn toàn gánh lấy trách nhiệm. Ta hận thù con người ấy, nhưng không hận thù chiếc gậy cũng như những bấn loạn tâm thần.

Cũng nên hiểu rằng, thân xác ta tiếp nhận sự đau đớn khi bị đánh một gậy, nhưng đồng thời trong một mức độ nào đó thân xác cũng góp phần để cảm nhận sự đau đớn ấy. Vì nguyên nhân sẳn có của thân xác và từ nơi bản chất của thân xác, đôi khi ta cũng cảm thấy đau đớn trên thân thể, nhưng tuyệt nhiên không có một nguyên nhân nào từ bên ngoài tạo ra những đau đớn ấy. Tuy thế cũng phải hiểu rằng những đau đớn mà ta cảm nhận là kết quả của một sự tương tác giữa thân xác và những yếu tố bên ngoài.

Nếu như con người đã làm cho ta đau đớnbản chất sâu kín của họ là như thế, tức chỉ để gây tác hại cho kẻ khác, thì cũng không nên nổi giận làm gì, vì ta cũng như họ, cả hai chẳng làm thay đổi được gì cả. Nếu như kẻ đó nguy hại một cách tự nhiên, thì họ cũng chẳng có thể nào hành động khác hơn được. 

Ngay cả trường hợpbản chất của những kẻ ấu trĩ
Chỉ để tạo ra khổ đau cho kẻ khác,

Thì thù oán họ cũng không phải là việc thích đáng,

Giống như trách cứ ngọn lửa tại sao lại làm bỏng da. (
6 : 30)

Ngược lại, nếu như bản chất sâu kín của kẻ đó không phải để tác hại kẻ khác, và bản tính nguy hại ấy chỉ mang tính cách nhất thờiphụ thuộc đối với cảnh huống đang xảy ra, thì nổi giận với kẻ đó cũng là một việc vô bổ, vì chưng vấn đề chỉ liên hệ đến một số sự kiện nhất thời. Kẻ đó có thể bị mất trầm tĩnh và không chủ động được hành vi của mình, nhưng thật ra trong tận cùng của lòng hắn, hắn không có ý định làm hại ta. Ta cũng có thể sử dụng cách suy tư như vừa kể để giải quyết khó khăn.

Khi quý vị nổi giận với những kẻ cản trở không cho quý vị đạt được vinh dự, chức tước, tài vật hay bất cứ gì khác, và như thế đã trực tiếp làm cho quý vị khổ đau, thì quý vị cũng có thể tự hỏi « Tại sao chuyện như vậy lại làm cho ta bực tứ và nổi nóng ? ». Hãy phân tích bản chất của những gì mà người ta cản trở không cho quý vị thực hiệndanh tiếng lẫy lừng v.v. – và hãy phân tích cẩn thận lợi ích của những thứ ấy. Chúng có thật sự quan trọng hay không ? Quý vị sẽ thấy chẳng có gì là quan trọng cả. Vậy nổi xung với kẻ cản trở ta để làm gì ? Cách suy tư như thế cũng rất hữu hiệu.

Nếu ta buồn khổ khi nhìn thấy sự thành cônggiàu sang của kẻ thù, thì cũng nên nhớ lại rằng mối hận thù, giận dữ hay bất mãn của ta sẽ chẳng gây ra thiệt hại gì cho sự giàu có hay thành công của kẻ thù. Vậy, nếu suy luận theo chiều hướng đó, thì sự tức giận của ta thật hoàn toàn vô ích.

Ngoài việc trau dồi nhẫn nhục, người tu tập cần noi theo tập sách của Tịch Thiên để phát huy Bồ-đề tâm – tức ước mong đạt được Giác ngộ vì sự tốt lành cho tất cả chúng sinh – cũng như khơi động lòng từ bi và luyện tập tâm thức. Nếu như sự tập luyện chưa đủ sức giúp ta chịu đựng trước sự thành công của kẻ thù, thì phải tự nghĩ rằng một thái độ như thế không xứng đáng chút nào đối với một người tu tập từ bi. Nếu như thể dạng tâm thức đó vẫn cứ dai dẳng, thì từ bi và luyện tập tâm thức chỉ đơn giản là những ngôn từ hoàn toàn vô nghĩa. Đối với những người biết tự lực để thành công, thì người Bồ-tát chân chính phải cảm thấy sung sướng nhiều hơn khi đem so sánh với trường hợp của những người khác phải cần đến sự giúp đỡ của mình. Vậy, thay vì cảm thấy buồn khổ và tràn ngập hận thù, tốt hơn nên hân hoan trước sự thành công của kẻ khác.

Nếu muốn gia tăng thêm xúc cảm tốt đẹp ấy, thì khi nào có ai gây ra khổ đau cho ta, ta phải cảm thấy biết ơn đối với kẻ đó. Những trường hợp như vậy quả thật là những dịp may giúp để thử thách trình độ tu tập của ta về sự nhẫn nhục. Những dịp may hiếm hoi như thế thật quý giá, chẳng những giúp ta luyện tập sự kiên nhẫn mà còn giúp ta hướng về những lý tưởng khác của người Bồ-tát. Trong những cảnh huống vừa kể, ta mới có dịp may tích lũy thêm những điều xứng đáng làm phát sinh những điều tốt lành về sau. Ngược lại, khi một kẻ thù đáng thương bị giận dữhận thù thúc đẩy phạm vào những việc không tốt, thì sớm hay muộn cũng sẽ phải đương đầu với hậu quả do những hành vi tiêu cực đưa đến. Điều ấy cũng gần giống như là trường hợp một người đao phủ tự hy sinh thay cho một phạm nhân. Xứng đáng do sự luyện tập kiên nhẫn đem đến chỉ có thể thực hiện được khi nào kẻ thù cống hiến cho ta một dịp may ; vì vậy thật hết sức hợp lý, phải hồi hướng sự xứng đáng đó cho kẻ thù. Tập sách Hướng dẫn đời sống của người Bồ-tát đề cập đến lòng tốt của kẻ thù chính là trong ý nghĩa vừa được trình bày trên đây.

Ngay cả trường hợp ta chấp nhận kẻ thù chứng tỏ một sự tốt bụng nào đó, nhưng mặt khác ta vẫn xem đấy không phải là một hành vi chủ tâm, vì thế ta cũng chẳng cần phải biết ơn họ làm gì. Nếu như muốn kính trọng hay yêu quý một vật gì đó thì cần phải có một ý đồ hoàn toàn ý thức hướng về đối tượng, cách suy luận này có thể đem ra ứng dụng vào nhiều lãnh vực khác. Thí dụ, sự thực về sự chấm dứt khổ đau và sự thực về con đường đưa đến chấm dứt khổ đau – tức sự thực thứ ba và thứ tư trong bốn sự thực cao quý – tự nơi chúng, chúng không hề mong muốn một cách ý thức được trở nên hữu ích. Tuy thế, chúng ta đây là những Phật tử, chúng ta vẫn kính trọng và tôn vinh hai sự thực ấy. Tại sao lại như thế ? Chẳng qua tại vì ta đã rút tỉa được rất nhiều lợi ích. Hai sự thực vừa đề cập cũng thế, cũng rất lợi ích, nhưng không hề mang chủ đích một cách ý thức về sự lợi ích ấy, chính vì thế mà ta phải kính trọng và tôn vinh. Ta phải đủ sức để áp dụng nguyên tắc thật hợp lý ấy đối với một kẻ thù.

Ta vẫn có thể lập luận ngược lại rằng giữa một kẻ thù và hai sự thực, chấm dứt khổ đau và con đường đưa đến chấm dứt khổ đau, có một sự khác biệt rất lớn, kẻ thù khác với hai sự thực, vì kẻ thù làm hại ta một cách thật ý thức, hai sự thực thì không. Nhưng sự khác biệt đó không thể biện minh cho việc thiếu kính trọng đối với một kẻ thù. Đúng hơn, đấy còn là một lý do thêm nữa để tôn kínhchứng tỏ lòng biết ơn của ta đối với kẻ thù, bởi vì chủ đích đặc biệt của kẻ đã biến họ thành độc nhất vô nhị. Nếu chỉ vì một hành vi làm ta đau đớn cũng đủ cho ta biến một kẻ nào đó trở thành kẻ thù, thì ta cũng có thể xem một vị lương ykẻ thù, vì vị ấy đã làm ta đau đớn trong khi chữa chạy cho ta. Một người tu tập đích thực về lòng từ bi và Bồ-đề tâm nên tự cảm thấy bổn phận phải luyện tập sự nhẫn nhục. Và nếu muốn luyện tập để phát huy nhẫn nhục một cách thành thực phải cần có một kẻ nào đó gây ra tác hại cho ta một cách ý thức. Vì thế kẻ thù là đồng minh của ta trên thực tế. Họ đứng ra thử thách sức mạnh nội tâm của ta, một việc mà cả thầy ta cũng không làm được. Cả Đức Phật cũng không có khả năng làm cho ta đau đớn. Vậy, kẻ thù là một con người đã tạo cho ta một dịp may bằng vàng. Kết luận trên đây thật tuyệt vời, quý vị không đồng ý hay sao ? Khi đã biết sử dụng tất cả các cách phân tích và luận cứ trên đây, ta sẽ phát huy được sự kính trọng vượt bực đối với kẻ thù của ta. Đấy là thông điệp chủ yếu trong chương sáu này.

Khơi động được sự kính trọng thành thực đối với kẻ thù, thì việc loại bỏ những chướng ngại chính yếu cản trở sự phát huy lòng nhân ái vô biên của ta sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tịch Thiên cho biết không phải chỉ có chư Phật mới giúp cho ta đạt được Giác ngộ, mà cả những người thông thường nữa. Thể dạng Giác ngộ chỉ có thể đạt được khi dựa đồng loạt vào lòng nhân từ của chư Phật và cả của chúng sinh có giác cảm nữa.

Tịch Thiên xác nhận rằng những ai đã tự nhận là đệ tử của Đức Phật Thích ca Mâu ni và biết noi theo lý tưởng của người Bồ-tát thì không được cảm thấy oán hận đối với kẻ thù, vì chư Phật cũng như chư Bồ-tát luôn luôn tỏ lộ tình thương đồng đều đối với tất cả mọi sinh linh. Nếu oán hận những kẻ mà chư Phật và chư Bồ-tát quý trọng với tất cả tâm hồn mình, thì phải chăng ta đã chống lại các vị giác ngộ và trở thành đối thủ của họ. 

Thông thường, khi ta càng tỏ ra kính nể và xem trọng kẻ khác, thì ta lại càng quý mến họ hơn nữa. Khi biết cân nhắc không làm phật lòng họ, ta sẽ tránh được những hành vi mà họ không thích. Ta nên luôn luôn xem trọng ý kiếnquan niệm của họ. Nếu ta noi theo gương của người Bồ-tát và biết giữ thái độ như thế đối với những người bạn bình thường, thì ít nhất ta cũng phải giữ được sự tôn kính đối với chư Phật và chư Bồ-tát bằng cách tránh không oán hận kẻ thù của mình. 

Tịch Thiên kết luận chương này bằng cách nêu lên những lợi ích khi đem áp dụng sự tu tập về nhẫn nhục. Tóm lại, bằng cách tập luyện nhẫn nhục, không những ta có thể đạt được sự hiểu biết toàn năng trong tương lai, mà trong hiện tại ta cũng có thể nhận thấy ngay kết quả : ta cảm thấy an bình trong tâm thức và sống trong hân hoan.

Luyện tập nhẫn nhục là nhắm vào chủ đích khống chế hận thùgiận dữ, sự luyện tập đó đòi hỏi sự kiên trì đi kèm với nhiệt tâm. Ta phải tập tìm thấy hân hoan khi bắt buộc phải cố gắng. Tịch Thiên nói rằng khi xông vào một cuộc chiến để tìm cách gây cho địch thủ thiệt hại tối đa trong mục đích đem lại chiến thắng, nhưng đồng thời phải bảo tồn được sức mạnh của mình. Cũng thế, luyện tập về kiên trì nhưng vẫn giữ được lòng nhiệt tâm, đạt được thành công tối đa là hệ trọng, nhưng không được để cho các phép tu tập khác phải bĩ suy yếu.

Tôi và kẻ khác : đảo ngược vai trò với nhau

Trong tập Hướng dẫn đời sống của người Bồ-tát, chương nói về thiền định trình bày cách thức trau dồi lòng từ bi và Bồ-đề tâm theo một phương pháp gọi là : « Giữ thái độ bình đẳngtrao đổi giữa ta và kẻ khác ». Phương pháp này chỉ dẫn cách phát huy thái độ dựa trên một nguyên tắc như sau : « Tôi ước mong được hạnh phúctránh khỏi khổ đau, tất cả chúng sinh cũng đều muốn được như thế, con số chúng sinh đông vô tận giống như không gian : họ cũng muốn được hạnh phúc và mong tránh khỏi khổ đau ». Chúng sinh và ta, tất cả đều hành động vì lợi ích của riêng mình để cầu mong tìm thấy một niềm hạnh phúc cá nhân và tự che chở trước khổ đau, vì thế chúng ta cũng có bổn phận phải giúp kẻ khác đạt được hạnh phúctránh khỏi khổ đau.

Dù rằng thân xác ta được kết hợp bằng vô số thành phần – đầu, tứ chi, v.v. –, nhưng ta không hề phận biệt giữa những thàn phần ấy với nhau mỗi khi cần phải bảo vệ chúng, bởi vì tất cả đều hoàn toàn thuộc vào một thân xác duy nhất. Cũng thế, tất cả chúng sinh đều ước vọng được hạnh phúctìm cách lẩn tránh khổ đau : đó là một xu hướng tự nhiên chứng tỏ tất cả chúng ta đều ngang hàng với nhau. Vì thế, nếu phân biệt ta và kẻ khác trước mục đích mưu cầu hạnh phúcloại bỏ khổ đau, thì quả thật không công bằng một chút nào.

Ta phải suy nghĩ thật chín chắn về điều này và phải cố gắng loại bỏ ý nghĩ phân biệt và kỳ thị giữa ta và kẻ khác. Sự quyết tâm đạt được hạnh phúc và chiến thắng khổ đau của ta và của kẻ khác không có gì khác nhau, cái quyền tự nhiên được hạnh phúc cũng thế, cũng không phải chỉ dành riêng cho ta. Nếu chúng ta có quyền được hưởng hạnh phúc và sống không khổ đau, thì tất cả các sinh linh đang sống cũng có cái quyền tự nhiên đó. Vậy thì đâu là sự khác biệt ? Khi ta nói đến sự an vui của chính ta, thì điều đó chỉ liên quan đến một cá nhân duy nhất, trong khi sự an lành của tất cả kẻ khác bao gồm vô số chúng sinh. Theo cách nhìn đó, ta phải hiểu rằng sự an lành của tất cả kẻ khác vượt xa hơn sự an lành của riêng ta.

Nếu sự an vui của ta và của kẻ khác hoàn toàn khác biệt nhau và không lệ thuộc lẫn nhau, thì khi đó ta có đủ quyền để phó mặc kẻ khác. Nhưng thật ra đâu phải thế. Ta luôn luôn tương tác với kẻ khác và lệ thuộc vào kẻ khác, dù cho ta đã đạt đến một cấp bậc tu tập nào cũng thế : trước khi Giác ngộ, đang trên đường đưa đến Giác ngộ, hay kể cả trường hợp đã giác ngộ rồi. Cách suy tư như thế sẽ giúp ta hiểu một cách hết sức tự nhiên rằng hành động hướng về kẻ khác là một điều thật hệ trọng.

Cũng cần phải phân tích xem sự ích kỷthái độ quá khích khi chỉ biết nghĩ đến chính mình có thể đem đến hạnh phúc và sự toại nguyện cho ta hay không. Nếu được, thì ta sẽ có đủ lý do để bám vào con đường đó và những xu hướng đó. Nhưng hoàn toàn không đúng như vậy. Bản chất của sự hiện hữu của ta là phải lệ thuộc vào sự hợp táctình thương yêu của kẻ khác để sống còn. Ta hãy tự quan sát trường hợp của riêng ta, nếu càng hy sinh cho kẻ khác, ta lại càng gặt hái được nhiều điều tốt lành cho riêng ta. Ngược lại, nếu ta càng quyết tâm giữ vững lập trường ích kỷ và tập trung tất cả cho riêng ta, ta sẽ càng cảm thấy cô đơnbất hạnh. Ta cũng tự nhận thấy được điều đó.

lý do như thế, nếu ta thật sự muốn nhắm vào lợi ích và an vui cá nhân, thì tốt hơn nên quan tâm đến kẻ khác bằng cách nhìn thấy hạnh phúc của họ to lớn hơn hạnh phúc của chính mình. Thật hết sức rõ ràng nếu ta càng suy tư về những luận cứ vừa kể, ta lại càng cảm thấy phải luôn luôn tăng cường khả năng yêu thương kẻ khác.

Hơn nữa, ta có thể sử dụng phương pháp thiền định về các thể dạng khác nhau của trí tuệ để bổ túc thêm cho từ biBồ-đề tâm. Thí dụ, ta có thể suy tư về bản thể của Phật, tức tiềm năng đạt đến Giác ngộ hàm chứa trong ta và trong mỗi chúng sinh. Ta cũng có thể phân tích bản chất tối hậu của tất cả mọi hiện tượngTánh không của những hiện tượng ấy bằng những lập luận dựa trên sự hữu lý, trong mục đích giúp ta hiểu được thực thể của tất cả mọi sự vật một cách không sai lầm. Ta cũng có thể suy tư để nhìn thấy sự chấm dứt khổ đau có thể thực hiện được, bởi vì nguyên nhân chính của nó là vô minh, và vô minh từ bản chất chỉ có tính cách kèm thêm ; nó không phải là một thứ gì tự tại thuộc vào bản thể trong sáng tự nhiên của tâm thức, và cũng chính nhờ đó mà ta có thể loại bỏ được vô minh. Sau một thời gian lâu dài, khi đã biết suy tư và thiền định về nhiều khía cạnh khác nhau giúp cho trí tuệ hiển lộ, quý vị sẽ nhận thấy những biến cải lớn lao trong tâm thức quý vị.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34218)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 16804)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
(Xem: 22837)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 12979)
Ra khỏi bóng tối - Thích Nữ Diệu Nghiêm dịch
(Xem: 21839)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22056)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 14820)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
(Xem: 23432)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 23981)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 23518)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 17065)
Tôi đã lắng nghe Krishnamurti suốt nhiều ngày. Tôi đến những nói chuyện của ông, tham gia những bàn luận, ngẫm nghĩ...
(Xem: 19277)
Chính Ðức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí chỉ có Pháp thícông đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng” ... Thích Chân Tính
(Xem: 26911)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 14336)
Hiện nay câu hỏi này là một quan tâm chính đối với mọi người, bởi vì khoa học và công nghệ hiện đại đã phơi bày rõ ràng những khả năng xảy ra sự hủy diệt to tát.
(Xem: 13788)
Điều gì cần thiết là một cái trí không bị hành hạ, một cái trí rất rõ ràng. Và một cái trí như thế không thể hiện diện được nếu nó có bất kỳ loại thành kiến nào.
(Xem: 22615)
Đức Phật Thích Ca Mâu NiPhật Bảo. Ba tạng kinh luật luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra là Pháp Bảo. Chư tăng đệ tử xuất gia của Phật đàTăng Bảo.
(Xem: 14668)
Điều lạ thường nhất về sống của Krishnamurti là những lời tiên tri được nói về anh trong thời thanh niên đã thành hiện thực, tuy nhiên trong một hướng khác hẳn điều gì được mong đợi.
(Xem: 17281)
Để có thể lắng nghe thực sự, người ta nên buông bỏ hay gạt đi tất cả những thành kiến, những định kiến và những hoạt động hàng ngày.
(Xem: 12594)
Nhìn vào toàn chuyển động của sống này như một sự việc; có vẻ đẹp vô cùng trong nó và năng lượng vô hạn; thế là hành động là trọn vẹn và có sự tự do.
(Xem: 13771)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
(Xem: 10334)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
(Xem: 14603)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ biđam mê cho tất cả.
(Xem: 17132)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạoBồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
(Xem: 12470)
Chúng tathói quen tạo ra một trừu tượng về sợ hãi, đó là, tạo ra một ý tưởng về sợ hãi. Nhưng chắc chắn, chúng ta không bao giờ lắng nghe tiếng nói của sợ hãi đang kể câu chuyện của nó.
(Xem: 12634)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
(Xem: 10300)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
(Xem: 28625)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốttình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
(Xem: 10636)
Sự liên hệ giữa bạn và tôi, giữa tôi và một người khác, là cấu trúc của xã hội. Đó là, liên hệ là cấu trúc và bản chất của xã hội. Tôi đang đặt vấn đề rất, rất đơn giản.
(Xem: 11065)
Lúc này tôi nghĩ có ba vấn đề chúng ta phải thấu triệt nếu chúng ta muốn hiểu rõ toàn chuyển động của sống. Chúng là thời gian, đau khổ và chết.
(Xem: 16824)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạnchuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 15716)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
(Xem: 13289)
Khai sáng không lệ thuộc thời gian. Thời gian, ký ức, hồi tưởng, nguyên nhân – chúng không tồn tại; vậy thì bạn có thấu triệt, thấu triệt tổng thể.
(Xem: 12505)
Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
(Xem: 11275)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
(Xem: 12962)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
(Xem: 19241)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
(Xem: 12183)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổhân hoan của nó.
(Xem: 28465)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 9999)
Chúng ta dường như không bao giờ nhận ra rằng nếu mỗi người chúng ta không thay đổi triệt để trong căn bản thì sẽ không có hòa bình trên quả đất...
(Xem: 21406)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 12750)
Kêu gọi thế giới là tựa của một quyển sách vừa được phát hành tại Pháp (ngày 12 tháng 5 năm 2011), tường thuật lại cuộc tranh đấu bất-bạo-động của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma hơn nửa thế kỷ nay...
(Xem: 17770)
Luật nhân quả không phải là luật riêng có tính cách tôn giáo. Trong vũ trụ, thiên nhiên, mọi sự vật đều chịu luật nhân quả, đó là luật chung của tự nhiên.
(Xem: 26066)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 11643)
Tốt lành chỉ có thể nở hoa trong tự do. Nó không thể nở hoa trong mảnh đất của thuyết phục dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không dưới bất kỳ cưỡng bách nào...
(Xem: 10797)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắngdụng ý khi thiền định không là thiền định.
(Xem: 22639)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 11980)
Ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong khoảng đất rộng đầy cây trái. Buổi tối, mùi nhang tỏa ra từ chánh điện hòa với mùi thơm trái chín đâu đó trong vườn.
(Xem: 10560)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
(Xem: 11341)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
(Xem: 11478)
Tư tưởng vị tha mong đạt được giác ngộ vì tất cả chúng sanh là một quan điểm vô cùng kỳ diệu! Khi bạn phát bồ đề tâm, bạn bao gồm tất cả mọi người, mọi loài trong ý tưởng làm lợi lạc cho họ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant