Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015

01 Tháng Mười Một 201512:38(Xem: 7735)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
biachanhphap48

Thư tòa soạn số 48

 (tháng 11.2015)

 

TRẦM TƯ BÊN VỞ KỊCH ĐỜI

 

 

“Does the flap of a butterfly’s wings in Brazil set off a tornado in Texas?”

— Edward Lorenz

 

Tất cả cửa ra vào và cửa sổ mặt trước của những căn nhà trong xóm này đều hướng về sân vườn chung. Nhiều loại hoa được trồng trong các bồn sát với cửa sổ của mỗi nhà; còn ngoài sân chơi thì chỉ có các loại cây có tàn lớn tạo bóng mát, vươn lên từ những vòm cỏ xanh mướt. Hoa nơi các bồn công cộng thường là những loài hoa không cần chăm sóc nhiều. Chúng thường không hương sắc, cho nên cũng hiếm khi thấy bướm bay lượn trong khu vực nầy. Bướm chỉ vờn quanh ở vườn sau của nhà riêng, nơi có những loài hoa ngọt ngào hương mật.

Sau giờ tan trường vào mỗi chiều, trẻ con trong xóm thường tập trung nơi vườn cỏ, chơi đủ trò. Không gian tĩnh mịch của người lớn mau chóng nhường lại cho sân chơi huyên náo của tuổi thơ.

Bọn trẻ bày trò lúc nào cũng ồn ào. Đua xe đạp, xe hẩy (scooter), kéo co, cút bắt, trốn tìm, và ngay cả trò chơi chiến tranh bằng đao kiếm nhựa hay súng đạn giả…

Thế giới của người lớn, của phụ huynh, cùng với sách báo, phim ảnh, vi tính, cũng các mạng truyền thông… đã đưa ra những hình ảnh, âm thanh, ý tưởng, lý tưởng, v.v… cho con nít noi gương, bắt chước. Chúng mô phỏngthực tập những hiện thực (hay giấc mơ) của người lớn qua những trò chơi. Trò chơi của con gái thì hiền lành, biểu lộ sự chia sẻ, chăm sóc, làm đẹp (cho mình hay cho người); trò chơi của con trai thì hầu như lúc nào cũng có đua tranh, thắng-bại. Chơi đùa với nhau cũng có khi dẫn đến tranh cãi, la hét inh ỏi, có khi khóc tràn cả nước mắt nước mũi, hoặc giận hờn nhau, thề không thèm chơi với nhau nữa… nhưng rồi nhà ai nấy về, ăn no ngủ kỹ, ngày mai cũng sáp lại như chưa hề có chuyện gì xảy ra ngày trước. Những môn chơi và các vai trò lại tái diễn, và khi chơi, cũng chơi rất thật, rất tận tình. Người lớn quan sát sẽ buồn cười, không hiểu tại sao con nít lại có thể cãi cọ om sòm hoặc khóc cười vì những trò chơi!

Người lớn cho rằng họ không như vậy. Họ làm tất cả với lòng thực, ý thực, vì tất cả đều là thực đối với họ: tranh giành với nhau địa vị, quyền lợi, danh vọng, từ cấp độ nhỏ đến tầm mức lớn, từ gia đình đến xã hội, rồi quốc gia, quốc tế, tạo nên những mâu thuẫn, xung đột, và tệ hại nhất: chiến tranh! Trẻ thơ không sao hiểu được người lớn, và không cần biết người lớn làm gì. Có biết chăng thì chỉ thấy rằng người lớn như đang tranh cãi và giành giật nhau những món đồ giả trong một vở kịch.

Nhưng điều khác nhau giữa trò chơi con nít và những vở kịch của người lớn, là dù sớm hay muộn, trẻ con cũng biết rằng những gì chúng làm, vai trò gì chúng đóng, đều là trò chơi, là giả; trong khi người lớn thì mải mê trong những tấn tuồng của mình, hưởng thụ và cảm nhận những hạnh phúc, khổ đau như thật.

Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân. (Thái độ này không biết nên gọi là của trẻ con hay của người trưởng thành?)

Tác động của nhân-quả thì ai cũng biết, nhưng ít người tin rằng con bướm đập cánh nơi vườn hoa sau nhà lại có thể góp phần ảnh hưởng đến sóng thần biển đông.

Không chiêm nghiệmchứng minh được tác động của trùng trùng nhân duyên trong đời sống và vũ trụ bao la, người ta dễ đi vào quên lãng, không nhớ rằng mình đang sống trong giấc mộng dài của vô minhảo tưởng. Đón nhận cho mình hay gây tạo khổ đau cho kẻ khác cũng đều phát xuất từ sự lãng quên nầy.

Điều cần ý thứcchúng ta nên làm gì khi bước vào và ra khỏi những vở kịch cuộc đời. Thực hay mộng, khởi sự hay chấm dứt, đều có âm hưởng của nó; không thể hời hợt thờ ơ mãi như con nít bày trò được.

 

Thực ra, con bướm vẫy cánh xập xòe giữa đồng hoa xuân, hay khép cánh lặng lẽ trên ngọn cỏ đầu thu, đều có tác động nào đó trong đời sống vô hạn nầy. Hoa thơm, cỏ biếc, người vui hơn, có khi không phải vì hôm nay nhà có khách phương xa đến viếng, mà có thể vì tiếng nô đùa của trẻ thơ đâu đó, phương tây hay phương đông, hồn nhiên cất lên từ những khung trời đổ nát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32652)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31459)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32399)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20010)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20193)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23777)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15038)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14968)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant