Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Sự Tích Đức Phật Thích Ca

Tuesday, March 1, 201621:01(View: 16796)
Sự Tích Đức Phật Thích Ca
LSPTC (1)

(Ấn bản 09/2009, có hiệu chính và bổ túc)


Xem bản PDF có đầy đủ hình ảnh minh họa

Đọc quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca này quý vị sẽ biết rõ về :

1 - Cuộc đời đức Phật,

2 - Giáo lý giác ngộgiải thoát,

3 - Các pháp môn tu để đi đến giác ngộgiải thoát.

 

Phần Phụ đính gồm có :

 

1- Các kỳ Kiết tập kinh điển,

2- Nội dung Tam tạng kinh điển,

3- Thập Đại đệ tử,

4- Ba mươi ba vị Tổ sư và ngài Huyền Trang,

5- Phật giáo truyền sang Tích Lan,

6- Bốn Động tâm và các Phật tích tại Ấn Độ.

7- Đại cương tu Phật.

 

- x - X - x -

 

Soạn-giả :

 Minh Thiện Trần Hữu Danh

123 rue Pascal

92160 Antony, FRANCE

 Email : danh.tranhuu@free.fr


SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI

 

- x - X – x -

Lời mở đầu

 

                Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh[1] không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôiphát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.

Qua các tài liệu nghiên cứu đáng tin cậy như quyển Đường Xưa Mây Trắng của Hòa Thượng Nhất Hạnh, quyển The Life of Buddha as Legend and History của Edward J. Thomas, quyển The Life of The Buddha According to The Ancient Texts and Monuments of India của A.Foucher, bộ Buddhist Legends 3 quyển của Eugene Watson Burlingame, quyển Geography of Early Buddhism của Bimala Churn Law, vân vân ... chúng tôi cố gắng chọn lựa, sắp xếp thành quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni này để giúp người học Phật thấy rõ diễn tiến cuộc đời gương mẫugiáo lý cao thượng của Ngài, vừa thực tế vừa siêu phàm. Giáo lý cao thượng của đức Thế Tôn được đặt trở lại trong khung cảnh đời sống hằng ngày của Ngài bằng những lời lẽ đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành.

Tuy nhiên để tránh mọi kiến chấp đúng/sai, có/không, thật/giả ... chúng tôi xin mạn phép nhắc lại lời Phật dạy về Pháp Tứ Y như sau : Muốn học hỏi giáo lý có kết quả tốt đẹp chúng ta nên y theo bốn điều này :

1- Y pháp bất y nhân : Nên nương theo sách vở hay lời chỉ dạy, không nên chấp nơi tác giả hay người nói.

2- Y nghĩa bất y ngữ : Nên nương theo nghĩa lý, không nên chấp vào lời nói hay văn tự.

3- Y trí bất y thức : Nên nương theo trí tuệ sáng suốt để tìm hiểu, không nên chấp vào tình cảm cá nhân của mình.

4- Y kinh liễu nghĩa, bất y kinh bất liễu nghĩa : Nên nương theo lời nói hay kinh sách chỉ thẳng Chân lý rốt ráo, không nên chấp vào các lời nói hay kinh sách dùng phương tiện để chỉ dạy theo trình độ người nghe.

Vậy, qua các câu chuyệntính cách huyền bí, thần thoại, khó tin, quý vị không nên tin, cũng không nên chấp là có thật hay không có thật, quý vị nên tìm hiểu ý nghĩa hay đạo lýcâu chuyện đó đề ra. Vì hầu hết những mẫu chuyện có tính cách huyền bí, thần thoại, khó tin về sự tích đức Phật đều do chính đức Phật, chư Tổ, chư Hòa Thượng hoặc các học giả đặt ra vì lợi ích của người hậu học như chúng ta. Thật là ngây thơ khờ dại nếu chúng ta nêu ra câu hỏi : Chuyện Ông Già Noẽl, chuyện Con Quạ và Con Chồn của La Fontaine, chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sanh ra 100 trứng... là có thật hay không có thật ?

Ngoài ra, chúng ta cũng nên căn cứ vào Ba Pháp Ấn của đức Thế Tôn để biết giáo lý nào đúng là do ngài chỉ dạy hay không phải do ngài chỉ dạy. Ba Pháp Ấn đó là Vô Thường, Vô Ngã, Niết Bàn theo Phật giáo Nguyên thủy, hay Không, Vô Tướng, Vô Tác (Vô Nguyện) theo Phật giáo Đại thừa.

Chúng tôi mong rằng quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni này có thể mang đến cho quý vị đọc giả một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời đức PhậtGiáo lý giác ngộgiải thoát của ngài chỉ dạy.

Trong khi soạn thảo quyển Sự Tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni này dĩ nhiên chúng tôi phải tra cứu các tài liệu hiện hành, nhiều khi phải trích dẫn nguyên văn, không dám sửa đổi, theo đúng tinh thần "Văn dĩ tải đạo, thuật nhi bất tác". Vì lợi ích chung của người học Phật, chúng tôi chân thành cầu xin quý vị tác giả các tài liệu tham cứu vui lòng thông cảmtha thứ. Dù với sự cố gắng của chúng tôi, các tài liệu hiện nay về sự tích Đức Phật vẫn còn rất nhiều thiếu sótsai lầm, chúng tôi rất mong các vị thức giả vui lòng chỉ bảo thêm để chúng tôi có thể đính chánh và bổ túc thêm vào kỳ tái bản tới.           Nam mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.

 

Viết tại Antony, Pháp quốc, mùa thu năm 2004. 

Minh-Thiện  Trần-Hữu-Danh

 

T.B.: Trong kỳ tái bản này (năm 2009) sự tíchgiáo lý của Đức Phật đã được kiểm chứng lại toàn bộ với Tạng Kinh và Tạng Luật của Phật Giáo Nguyên Thủy, và có ghi chú đầy đủ xuất xứ của mỗi câu chuyện.

 


M Ụ C   LỤC

 

Lời mở đầu. 3

Bản đồ Phật tích. 15

Các đoàn truyền giáo của vua ASOKA.. 16

Phụ hệ Thái tử Siddhattha. 17

Mẫu hệ Thái tử Siddhattha. 18

Cách đọc chữ Pali và Sanscrit: 19

A- TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI 20

1- Bồ tát Sumedhà (Thiện Huệ) 20

2- Bồ tát Vessantàra (Hộ Minh) 21

B- ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH.. 23

1- Lai lịch họ Gotama và bộ tộc Sàkya. 23

2- Lúc mới sanh (năm -623) 25

3- Sau khi sanh. 28

C- THỜI GIAN LÀM THÁI TỬ.. 30

1- Thời thơ ấu. 30

Siddhattha dự lễ hạ điền. 30

Siddhattha học văn. 31

Siddhattha học võ. 32

Siddhattha cứu chim thiên nga. 33

2- Tuổi trưởng thành. 33

Siddhattha lập gia đình. 33

Thái tử Siddhattha nhớ đại nguyện. 37

Thái tử Siddhattha dạo chơi bốn cửa thành. 39

Thái tử Siddhattha xin phép xuất gia. 41

D- THỜI GIAN XUẤT GIA HỌC ĐẠO.. 44

1- Ra đi (năm -595) 44

2- Vị đạo sư thứ nhất : Àlàra Kàlàma. 49

3- Vị đạo sư thứ nhì : Uddaka Ràmaputta. 52

4- Sáu năm tu khổ hạnh tại Uruvelà. 53

E- ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO.. 57

1- Chọn lối tu trung đạo. 57

2- Đêm thành đạo (năm -589) 58

3- Tuần lễ đầu tiên sau khi thành đạo. 65

4- Tuần lễ thứ hai sau khi thành đạo. 68

5- Tuần lễ thứ ba sau khi thành đạo. 69

6- Tuần lễ thứ tư sau khi thành đạo. 69

7- Tuần lễ thứ năm sau khi thành đạo. 70

8- Tuần lễ thứ sáu sau khi thành đạo. 71

9- Tuần lễ thứ bảy sau khi thành đạo. 72

10- Hai thiện tín đầu tiên. 74

F- ĐỨC PHẬT THUYẾT PHÁP LẦN ĐẦU TIÊN.. 75

1- Lên đường đi Lộc Uyển. 76

2- Ông Kondanna và 4 người bạn xuất gia. 77

3- Đức Phật thuyết kinh Chuyển Pháp Luân (năm -589) 79

4- Đức Phật thuyết kinh Vô ngã tướng. 83

5- Ông Yasa và 4 người bạn xuất gia. 84

G- TỪ HẠ THỨ NHẤT ĐẾN HẠ THỨ 5. 86

1- Hạ thứ nhất tại Lộc Uyển (năm –589) 87

Năm mươi người bạn khác của ông Yasa xin xuất gia. 87

Phật trao sứ mệnh hoằng pháp cho các vị Tỳ kheo. 88

Ông Punna Mantàniputta và 29 người bạn xuất gia. 89

Ông Uruvelà Kassapa, 2 người em, và 1000 đệ tử xuất gia. 90

Đức Phật nói Kinh Lửa (Aditta Pariyaya) 96

2- Hạ thứ 2 tại Venuvana (năm -588) 97

Phật độ vua Bimbisàra. 97

Phật giảng năm giới của người cư sĩ 100

Phật kể chuyện cây bông sứ. 102

Vua Bimbisàra cúng dường ngự uyển Venuvana. 105

Hai ông Sàriputta, Moggallàna và 155 người bạn xuất gia. 105

Phật thành lập tinh xá đầu tiên Venuvana. 108

Kàludàyi thỉnh Phật về thăm vua Suddhodana. 110

Phật độ ông Dìghanakha. 111

Dư luận chống đối Phật tại Ràjagaha. 114

Ambapàli gặp Phật 115

Phật về Kapilavatthu, ngụ tại vườn Nigrodha. 117

Nandà xuất gia. 124

Ràhula xuất gia. 125

Phật thuyết pháp lần thứ ba trong hoàng cung. 127

Phật đến thành phố Anupiya thuộc xứ Malla. 128

Bhaddiya ngộ đạo. 131

Devadatta biểu diễn thần thông trước Ajatasattu. 132

3 - Hạ thứ 3 tại Venuvana (năm -587) 133

Em bé cúng bánh bằng đất vào bát Phật 133

Bà la môn Akkosaka phỉ báng Phật 133

Ngoại đạo đào hầm lửa hại Phật 134

Mahà Kassapa (Ma ha Ca Diếp) xuất gia. 134

Phật độ ông Sudattà Anàthapindika (Cấp Cô Độc) 135

Sudattà và Sàriputta đi Sàvatthi 137

Sudattà mua vườn của thái tử Jeta. 138

Phật thọ trai tại vườn xoài của bà Ambapàli tại Vesàlì 139

Phật thọ trai tại cung điện các Vương tử Licchavi 141

Sàriputta rước Phật đi Sàvatthi 141

Con chó giữ hũ vàng. 144

Phật dạy có bảy hạng vợ trên thế gian. 144

Phật dạy có thương là có khổ. 145

Phật độ vua Pasenadi 147

Phật cho người gánh phân tên Sunìta xuất gia. 149

Vua Pasenadi và Tỳ kheo Sunìta. 151

Phật đưa Tỳ kheo Nandà lên cung trời Đao Lợi 152

4- Hạ thứ 4 tại Venuvana (năm -586) 154

Dân chúng Vesàlì cầu Phật đến trừ bệnh dịch tả. 154

5- Hạ thứ 5 tại Mahàvana, thuộc Vesàlì (năm -585) 155

Tranh chấp giữa hai xứ Sàkya và Koliya. 156

Vua Suddhodana băng hà (năm -585) 158

Hoàng hậu Pajàpati Gotamì xin xuất gia. 159

Hoàng hậu Pajàpati và 500 nương tử xuất gia tại Vesàlì 160

Cuộc đời đau khổ của sư cô Uppalavannà. 165

H- TỪ HẠ THỨ 6 ĐẾN HẠ THỨ 20. 167

1- Hạ thứ 6 tại Jetavana (năm -584) 167

Phật độ bà Khemà ở Ràjagaha. 167

Đại đức Pindola Bhàradvàja biểu diễn thần thông. 168

Đức Phật biểu diễn đại thần thông tại Sàvatthi 170

2- Hạ thứ 7 tại làng Sankassa (năm -583) 172

Đức Phật thuyết pháp tại cung trời Đao Lợi 172

Pho tượng Phật đầu tiên. 174

Làm sao trở thành Sakka, vua Trời Đao Lợi ?. 174

3- Hạ thứ 8 tại rừng Bhesakala (năm -582) 175

Ngoại đạo dùng cô Cincà vu cáo Phật 175

Chuyện ông bà Nakula gọi Phật bằng con. 177

4- Hạ thứ 9 tại tinh xá Ghosita, Kosambi (năm -581) 178

Bà Màgandiyà, thứ hậu vua Udayana, phỉ báng Phật 178

Nắm lá simsapà và Tỳ kheo Malunkyaputta. 180

Tranh chấp giữa một vị kinh sư và một vị luật sư. 181

Đại đức Bhagu gặp Phật tại thành phố Balaka. 184

Đại đức Anuruddha gặp Phật tại núi Pàcìnavamsa. 185

5- Hạ thứ 10 trong rừng Rakkhita (năm -580) 186

Phật an cư một mình trong rừng Rakkhita. 186

Phật dạy xử sự đúng Chánh Pháp. 187

Thất Diệt Tránh Pháp (Saptadhikarana samatha) 190

Phật độ bà Abhirùpa Nandà. 191

6- Hạ thứ 11 tại Ekanala, gần Ràjagaha (năm -579) 192

Chú bé chăn trâu Svastica xuất gia. 192

Phật giảng kinh Chăn Trâu. 194

Phật dạy sa di Ràhula trì giới 198

Đi tu cũng là lao động và sản xuất 199

Phật dạy Ràhula giữ chánh niệm trong lúc đi khất thực. 200

Phật dạy Ràhula tu hạnh của tứ đại 201

Phật dạy Ràhula tu hạnh Từ Bi Hỷ Xả. 202

Phật dạy Ràhula quán vô thường. 202

Phật dạy Ràhula quán hơi thở. 203

7- Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578) 203

Nạn đói tại Veranjà. 203

Nên ban hành giới luật lúc nào ?. 206

8- Hạ thứ 13 tại thành phố Càlika, xứ Koliya (năm -577) 207

Phật dạy cách tập sống một mình nơi thanh vắng. 207

9- Hạ thứ 14 tại Jetavana (năm -576) 208

Nữ cư sĩ Visàkhà cúng dường tinh xá Đông Viên. 208

Phật thuyết kinh Người Biết Sống Một Mình. 214

Đức Phật khen đại đức Sangamàji 215

Phật dạy vua Pasenadi cách cúng dường tại tư gia. 216

Phật dạy đám trẻ nghịch cua về lòng từ bi 218

10- Hạ thứ 15 tại vườn Nigrodha, Kapilavatthu (năm -575) 219

Vua Suppabuddha bị đất nuốt 219

Ràhula đúng 20 tuổi, thọ Cụ túc giới 220

Phật dạy Ràhula quán 18 giới phân biệt 220

Phật dạy Ràhula quán 5 uẩn để trừ ngã chấp. 221

Ràhula được cúng dường tinh xá riêng. 221

11- Hạ thứ 16 tại thành phố Àlavì (năm -574) 222

Phật độ quỷ dạ xoa Àlavaka (quỷ Khoáng Dã) 222

12- Hạ thứ 17 tại Venuvana (năm -573) 225

Có ai muốn mua thi hài người đẹp Sirima không ?. 225

13- Hạ thứ 18 tại tảng đá Càliya, xứ Koliya (năm -572) 225

Con gái người thợ dệt ngộ đạo. 226

14- Hạ thứ 19 tại Griddhakùta (năm -571) 227

Phật truyền tâm ấn cho Mahà Kassapa (Niêm hoa vi tiếu) 228

Vị lương y Jìvaka. 229

Phước điền y (sanghàti, áo tăng-già-lê) 229

15- Hạ thứ 20 tại Jetavana (năm -570) 230

Sudinna, cha của Hạt Giống. 230

Angulimàla xuất gia sau khi đã giết 999 người 232

Ànanda được chọn làm thị giả thường xuyên cho Phật 235

Đại đức Ahimsaka (Angulimàla) bị hành hung. 238

Đại đức Ahimsaka cứu giúp một sản phụ. 238

I- TỪ HẠ THỨ 21 ĐẾN HẠ THỨ 43. 239

1- Hạ thứ  21 tại Jetavana (năm -569) 239

Vua Pasenadi kết thân với vua Mahànàma. 240

Bà Kisà Gotamì tìm xin hột cải để cứu con. 240

Quán thân người như bong bóng nước. 241

2- Hạ thứ 22 tại Jetavana và Pubbàràma (năm -568) 242

Phật nói kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthàna sutta) 242

Cô Sundarì bị giết chôn tại Jetavana để vu cáo Phật 246

Đức Phật chăm sóc một khất sĩ mắc bệnh kiết 247

Các ni sư Mahà Pajàpati, Khemà và Dhammadinnà. 248

Cuộc đời đau khổ của ni sư Patàcàrà. 250

Phật thuyết kinh Quán Niệm Hơi Thở (Ànàpàna sati) 252

Tự sát không phải là tự giải thoát 255

3- Hạ thứ 23 tại Jetavana (năm -567) 256

Giáo lý là ngón tay chỉ mặt trăng. 256

Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. 257

Ngôn thuyết pháp và thân thuyết pháp. 257

Jìvaka hỏi Phật về ăn chay ăn mặn. 258

Sư cô Subhà gặp tên du đãng. 259

Phật nói kinh Phạm Võng (Brahmàjala sutta) 262

Lục sư ngoại đạo. 264

Balaka Upàli xin xuất gia theo Phật 267

Thanh niên Bà-la-môn Sonadantà vấn đạo. 268

4- Hạ thứ 24 tại Jetavana (năm -566) 271

Cây Bồ-đề Ànanda ở tinh xá Jetavana. 271

Mười hai nhân duyên (Paticca samuppàda) 273

Phật cho phép ăn sau giờ ngọ và giữ thức ăn qua đêm trong lúc bệnh  277

Thượng tọa Sàriputta bị vu cáo khinh khi một tu sĩ trẻ. 277

Phật dạy pháp Tứ Y (Catvari pratisaranena) 280

Người tu sĩ như khúc gỗ trôi trên sông. 282

Phật giảng về Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân. 284

Phật thăm khất sĩ Vakkali đang hấp hối 285

Phật dạy cách vượt qua các đau khổ. 287

Vô minh, hành, thức và danh sắc trong 12 nhân duyên. 288

Thế nào là Chánh Kiến ?. 290

Thế nào là Chánh Định ?. 291

Phật nói kinh Vu Lan Bồn (Ullambana sutta) 292

Người chết có hưởng được vật cúng tế không ?. 294

5- Hạ thứ 25 tại Jetavana (năm -565) 295

Punna Mantàniputta đi hoằng hóa tại xứ Sunaparantà. 295

Phật thuyết kinh Hải Bát Đức. 297

Những mầm móng chia rẽ không đáng ngại 299

Phật dạy Tam Pháp Ấn. 301

Nên học giáo lý bằng tiếng mẹ đẻ. 302

6- Hạ thứ 26 tại Jetavana (năm -564) 303

Nên làm gì khi biết mình sắp chết ?. 303

Bốn người mù sờ voi 305

7- Hạ thứ 27 tại Jetavana (năm -563) 306

Thầy Vangìsa hộ trì sáu căn. 306

Các luận chấp và những câu hỏi siêu hình do đâu mà có. 309

8- Hạ thứ 28 tại Jetavana (năm -562) 311

Thượng tọa Ànanda và cô gái hạ tiện tên Prakriti 311

Phật nói kinh Thủ Lăng Nghiêm (Sùramgama sùtra) 317

9- Hạ thứ 29 tại Jetavana (năm -561) 321

Lòng từ bi của Phật đối với các khất sĩ còn non kém.. 321

Vị trời Rohitassa hỏi cách ra khỏi thế giới sinh tử. 323

10- Hạ thứ 30 tại Jetavana (năm -560) 324

Những câu hỏi không được Phật trả lời 324

Như Lai không từ đâu tới và cũng không đi về đâu cả. 325

11- Hạ thứ 31 tại Jetavana (năm -559) 327

Phật nói kinh Khởi Thế Nhân Bổn. 327

Phật giảng cách THÂM NHẬP Giáo Pháp. 333

Phật nói kinh Sư Tử Hống. 336

12- Hạ thứ 32 tại Jetavana (năm -558) 337

Phật nói kinh Kim Cang Bát Nhã Ba-la-mật 337

13- Hạ thứ 33, 34, 35 tại Jetavana (năm -557/ -555) 339

Phật nói kinh Đại Bát Nhã Ba-la-mật 339

14- Hạ thứ 36 tại Jetavana (năm -554) 341

Bà Visàkhà than khóc với Phật về một đứa cháu mới chết 341

Người tu phải biết lượng sức mình. 342

15- Hạ thứ 37 tại Venuvana (năm -553) 345

Devadatta xin thay Phật lãnh đạo giáo đoàn. 345

Devadatta lập giáo đoàn riêng tại Gayàsìsa. 349

Thái tử Ajàtasattu soán ngôi vua. 351

Ajàtasattu và Devadatta âm mưu ám sát Phật 353

Phật thuyết kinh Quán Vô Lượng Thọ. 354

Sàriputta và Moggallàna đến Gayàsìsa. 357

Devadatta lăn đá hại Phật 360

Như Lai chỉ nói những lời có ích lợi cho người nghe. 361

Devadatta thả voi say hại Phật 362

16- Hạ thứ 38 tại Jetavana (năm -552) 364

Phật thuyết kinh A Di Đà. 365

Nhờ Đức Tin có thể chứng Vô Sanh hay không ?. 366

Phật dạy cách xây dựng hạnh phúc. 367

Phật thăm cư sĩ Sudattà trên giường bệnh. 368

Phật dạy Singàla cách  sống đạo đức để có hạnh phúc. 368

Phật dạy Bát Quan Trai giới 371

Sàriputta dạy Sudattà cách quán tưởng lúc hấp hối 372

Chiến tranh giữa hai xứ Magadha và Kosala. 373

17- Hạ 39 tại Jetavana (năm -551) 375

18- Hạ 40 tại Jetavana (năm -550) 375

Phật chỉ cách chấn chỉnh tư-pháp và kinh-tế. 375

19- Hạ 41 tại Jetavana (năm -549) 376

20- Hạ 42 tại Venuvana (năm -548) 377

Phật nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa. 379

Phật nói kinh Sa Môn Quả (Sàmanna phala sutta) 383

21- Hạ 43 tại Jetavana (năm -547) 386

Ni sư Pajàpati và Thượng tọa Ràhula viên tịch. 386

Vua Pasenadi giết oan tướng Bandhula. 386

J- PHẬT NHẬP NIẾT BÀN.. 387

1- Hạ 44 tại Jetavana (năm -546) 388

Vua Pasenadi ca ngợi Phật 388

Vua Pasenadi băng hà ở Ràjagaha. 390

Vua Vidùdabha tàn sát dòng họ Sàkya. 391

Moggallàna bị ngoại đạo ám sát tại Ràjagaha. 393

Devadatta qua đời tại Griddhakùta. 394

Sứ giả của Ajàtasattu thỉnh ý Phật về việc cử binh đánh xứ Vajji 395

Sàriputta ca ngợi Phật 398

Cổng thành và bến đò Gotama tại Pàtaliputta. 399

2- Hạ 45 tại làng Beluva gần Vesàlì (năm -545) 400

Phật bệnh nặng tại Beluva, gần Vesàlì 401

Phật dạy nương tựa nơi Tự Tính Tam Bảo. 402

Thượng tọa Sàriputta viên tịch tại Nàlaka. 403

3- Phật nhập niết bàn tại Kusinàgar (năm -544) 405

Phật báo tin sẽ nhập diệt trong ba tháng. 405

Bát cháo nấm của người thợ rèn Cunda. 407

Thế nào là làm vẻ vang Như Lai 411

Thượng tọa Upàvàna đứng che án chư Thiên. 412

Lợi ích của sự chiêm bái Bốn Thánh Tích. 412

Phật dạy chư tăng cách đối xử với nữ giới 413

Phật khen tài làm thị giả của Ànanda. 413

Subhadda, người đệ tử xuất gia cuối cùng của Phật 415

Lời nói cuối cùng của đức Phật 417

Đức Phật viên tịch. 419

Lễ trà tỳ tại Kusinàgar. 421

Phân chia xá lợi Phật ra làm 8 phần. 423

PHỤ ĐÍNH : 426

1- Kiết tập kinh điển : 426

Kiết tập kinh điển lần thứ nhất tại Ràjagaha (năm -544) 426

Kiết tập kinh điển lần thứ nhì tại Vesàlì (năm -444) 428

Kiết tập kinh điển lần thứ ba tại Pàtaliputta (năm -244) 429

Kiết tập kinh điển lần thứ tư, của Nam tông tại Aluvihara (năm -200) 429

Kiết tập kinh điển lần thứ tư, của Bắc tông tại Kudalavana (năm -200) 430

Kiết tập kinh điển Nam tông tại Mandalay, Miến Điện (năm 1871) 431

Kiết tập kinh điển Nam tông tại Rangoon, Miến Điện (năm 1954) 431

2- Nội dung Tam Tạng Kinh Điển (Tripitaka) 431

Tạng Luật (Vinaya Pitaka) 432

Tạng Kinh (Sutta Pitaka) 434

Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka) 465

3- Thập Đại Đệ Tử.. 467

1- Sàriputta (Xá Lợi Phất), trí tuệ đệ nhất. 467

2. Moggallàna (Mục Kiền Liên), thần thông đệ nhất. 470

3. Mahà Kassapa (Ma-Ha Ca-Diếp), hạnh đầu-đà đệ nhất. 471

4. Subhùti (Tu Bồ Đề), giải không đệ nhất. 471

5. Punna Mantàniputta (Phú-Lâu-Na Mãn-Từ-Tử), thuyết pháp đệ nhất. 473

6. Mahà-Kaccàna (Ma-Ha Ca-Chiên-Diên), luận nghị đệ nhất. 474

7. Anuruddha (A Na Luật), thiên nhãn đệ nhất. 475

8. Upàli (Ưu Ba Ly), trì luật đệ nhất. 476

9. Ràhula (La Hầu La), mật hạnh đệ nhất. 478

10. Ànanda (A Nan), đa văn đệ nhất. 479

4- Ba mươi ba vị Tổ sư.. 480

1. Mahà Kassapa (Ma Ha Ca Diếp) năm -623 đến -520. 480

2. Ànanda (A Nan) năm -604 đến -485. 482

3. Sanavasin (Thương Na Hòa Tu, Thai Y) năm -550 đến -470. 484

4. Upagupta (Ưu Ba Cúc Đa) năm -500 đến -430. 485

5. Dhitaka (Đề Đa Ca) năm -460 đến -380. 486

6. Michaka (Di Già Ca) năm -440 đến -360. 487

7. Vasumitra (Bà Tu Mật, Thế Hữu) năm -420 đến -330. 489

8. Buddhanandi (Phật Đà Nan Đề) năm -370 đến -300. 490

9. Buddhamitra (Phật Đà Mật Đa) năm -360 đến -290. 491

10. Pàrsva (Hiếp Tôn Giả) năm -360 đến -270. 492

11. Punyayasa (Phú Na Dạ Xa) năm -300 đến -230. 494

12. Asvaghosa (Mã Minh) năm -270 đến -190. 495

13. Kapimala (Ca Tỳ Ma La) năm -250 đến -180. 496

14. Nàgàrjuna (Long Thọ) năm -240 đến -130. 497

15. Kanadeva (Ca Na Đề Bà) năm -170 đến -90. 499

16. Ràhulata (La Hầu La Đa) năm -150 đến -60. 501

17. Sanghanandi (Tăng Già Nan Đề) năm -100 đến -20. 502

18. Sanghayasas (Tăng Già Da Xá) năm -50 đến +20. 504

19. Kumàrata (Cưu Ma La Đa) năm -15 đến +60. 505

20. Jayata (Xà Dạ Đa) năm +30 đến 100. 506

21. Vasubandhu (Bà Tu Bàn Đầu, Thế Thân) năm 70 - 160. 507

22. Madura (Ma Nô La) năm 120 - 190. 509

23. Haklenayasas (Hạc Lặc Na) năm 150 - 230. 511

24. Simha Bhiksu (Sư Tử Tỳ Kheo) năm  200 - 280. 513

25. Vasasuta (Bà Xá Tư Đa) năm  240 - 325. 515

26. Punyamitra (Bất Như Mật Đa) năm  300 - 388. 516

27. Prajnatara (Bát Nhã Đa La) năm  360 - 460. 518

28. Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma), Sơ Tổ tại Trung Hoa, năm  440 - 529  518

29. Huệ Khả (Hoei Keu), Nhị Tổ tại Trung Hoa năm 487 - 593. 524

30. Tăng Xán (Seng Tsan), Tam Tổ tại Trung Hoa năm 517 - 606. 527

31. Đạo Tín (Tao Sinn), Tứ Tổ tại Trung Hoa năm 580 - 651. 529

32. Hoằng Nhẫn (Houng Jenn), Ngũ Tổ tại Trung Hoa năm 602 - 675  533

33. Huệ Năng (Hoei Neng), Lục Tổ tại Trung Hoa năm 638 - 713. 536

Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (Hiuen Tsang) năm 602 - 664. 542

5- Phật Giáo truyền sang Sri Lanka (Tích Lan) 544

Vua Asoka (trị vì -264 / -227) 544

Vua Devanampiya Tissa. 545

Đại sư Mahà Mahìnda. 546

Ni sư Sanghamitta. 547

6- Bốn động-tâm và các Phật-tích tại Ấn độ. 548

Lumbini (Lâm Tỳ Ni) 548

Bodh-Gayà (Bồ-đề đạo tràng) 549

Migadaya (Lộc Uyển) 551

Kusinàgar (Câu Thi Na) 552

Ràjagaha (Vương Xá) 554

Jetavana (Vườn Kỳ Đà, Kỳ Viên Tinh Xá) 556

Vesàlì (Tỳ Xá Ly) 558

Đại Học Phật Giáo Nàlandà. 559

7-  Đại cương tu Phật : 561

3 tông phái lớn trong đạo Phật 561

37 pháp tu căn bản. 562

6 pháp tu của Bồ tát 565

4 pháp tu của Đại Bồ tát 565

Thứ lớp tu chứng trong đạo Phật 566

Các cảnh giới theo đạo Phật 567

8- Sách tham khảo : 569

Lời cảm tạ. 571

 

Bản đồ Phật tích

Các đoàn truyền giáo của vua ASOKA
(từ năm 244 đến năm 227 trước tây lịch)

Phụ hệ Thái tử Siddhattha
Mẫu hệ Thái tử Siddhattha

Cách đọc chữ Pali và Sanscrit: [2]

 

- Chữ Pali thường đơn giản và dễ đọc hơn chữ Sanscrit.

- Những mẫu tự sau đây được xếp theo thứ tự mẫu tự Pali.

 

a        a ngắn, như amount (Anh). Thường có thể lượt bỏ. Ví dụ: chữ Pippala có thể viết và đọc là Pippal; chữ Arahat có thể viết và đọc là Arhat.

à        a dài, =aa, như cha (Việt), father (Anh).

ai       đọc như ai (Việt).

i         i ngắn, đọc như đi (Việt), pin (Anh).

ì         i dài, đọc như police (Anh).

u        đọc như tu (Việt), fou (Pháp).

ù        u dài, đọc như foot (Anh).

e        đọc như dê (Việt).

o        đọc như ô-tô (Việt).

k        đọc như kinh kệ (Việt).

kh      đọc như khi không (Việt).

g        đọc như ghe gạo (Việt).

gh      đọc g+h rời ra.

c, ch  đọc như chợ (Việt).

j         đọc như joujou (Pháp), hoặc như dj trong Djakarta (Pháp).

jh       đọc dj+h rời ra.

t         đọc như tin tức (Việt).

th       đọc t+h rời ra, như hothouse (Anh), hoặc như thanh-thế (Việt).

d        đọc như đi đâu (Việt).

dh      đọc đ+h rời ra.

n        đọc như nỉ non (Việt).

p        đọc như papa (Pháp).

ph      đọc p+h rời ra, như uphill (Anh), hoặc như Phật (Việt, giọng Nam).

b        đọc như bánh bao (Việt).

bh      đọc b+h rời ra.

m       đọc như mèo mướp (Việt).

y        đọc như danh dự (Việt, giọng Nam).

r        đọc như rành rẽ(Việt).

l         đọc như líu lo (Việt).

v        đầu chữ hoặc sau một nguyên âm, đọc như vì vậy (Việt).

v        sau một phụ âm như Bodhisattva, đọc như chữ u (Việt).

s, sh   đọc như tại sao(Việt), sure(Anh), chien(Pháp).

h        như họ hàng(Việt).


A- TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI

          Trong kinh sách, nhất là trong Tiểu Bộ (Khuddaka nikàya), chỉ riêng kinh Bổn Sanh (Jàtaka) đã có trên 550 câu chuyện về tiền thân đức Phật. Chúng tôi chỉ kể ra đây hai kiếp[3] sau cùng trước khi đức Phật thị hiện đản sanh và thành đạo.

 

1- Bồ tát Sumedhà (Thiện Huệ)[4]

 

một đời quá khứ xa xưa, thuộc kiếp Trang Nghiêm[5] (Vyuha kalpa),  có Thái tử tên là Samantàprabhasa (Phổ Quang) con vua Arcimat (Đăng Chiếu), xin phép vua cha vào núi Himalaya tìm thầy học đạo, lấy hiệu là Sumedhà (Thiện Huệ). Ngài theo học với nhiều vị đại sư, cầu đạo cao thượng, nhưng lòng chưa thỏa mãn. Một hôm Sumedhà đấu lý với 500 ngoại đạo được toàn thắng, được thưởng 500 đồng tiền vàng. Sumedhà vui mừng từ giã thầy, mang tiền lên đường tìm đến cúng Phật Dìpankara[6] (Nhiên Đăng) đang cư trú tại thủ đô Divapati. Giữa đường gặp một cô gái (tiền thân của công chúa Yasodharà) đang đi, tay cầm bảy hoa sen màu xanh vừa thơm vừa đẹp, chàng liền hỏi mua. Nhưng cô gái đáp : “Tôi mang hoa cúng Phật, đâu có bán mà ông hỏi mua”. Sumedhà (Thiện Huệ) đưa ra 500 đồng tiền vàng, năn nỉ xin mua năm hoa sen để cúng Phật, nhưng cô gái vẫn đứng làm thinh, không đáp. Túng thế, chàng nói :

cúng dường hai bông cũng được rồi. Tôi từ xa đến đây, mong được hoa sen quý báu này để cúng Phật Dìpankara và xin học hỏi giáo lý cao thượng của ngài. Xin cô thông cảm nhường lại cho tôi năm bông đi; rồi cô muốn gì tôi cũng làm theo.

– Anh ơi, cô gái ửng hồng đôi má, đứng nhìn xuống đất, rụt rè nói. Không biết sao vừa trông thấy anh thì em đem lòng thương anh liền hà. Em muốn tặng không cho anh năm bông sen này để anh cúng đức Giác ngộ. Nhưng anh phải hứa với em là anh chịu cưới em làm vợ trong kiếp này và mãi mãi về sau.

– Cô ơi, Sumedhà đáp. Cô là người rất dễ mến và rất chân thật. Vừa gặp cô tôi cũng có cảm tình với cô ngay. Nhưng tôi đã phát tâm cầu đạo giải thoát. Nếu cưới vợ thì bị ràng buộc, làm sao tôi có thể xuất gia tầm đạo!?

Anh cứ hứa với em đi. Rồi sau này mỗi khi anh muốn xuất gia thì em cam kết sẽ không ngăn cản mà còn tìm cách giúp anh thực hiện được hoàn toàn chí nguyện.

Nghe cô gái nói như thế, Sumedhà (Thiện Huệ) miễn cưỡng nhận lời.

Rồi hai người tìm tới nơi đức Phật Dìpankara (Nhiên Đăng) đang ngự. Quần chúng đông đảo đang vây quanh đức Phật. Có cả vua và quần thần đến làm lễ dâng hoa cúng Phật. Sumedhà và cô gái cố len lỏi đến gần, nhưng còn khoảng hai mươi bước nữa thì họ không tài nào tiến lên được nữa. Sumedhà rất sung sướng được nhìn thấy Phật Dìpankara tận mắt. Bỗng nhiên chàng cảm thấy tinh thần sản khoái lạ thường. Chàng phát nguyện sẽ cố gắng tu học cho đến khi được hoàn toàn giác ngộ như ngài. Chàng chí thành tung năm hoa sen của mình lên không trung để cúng dường Phật theo thông lệ lúc bấy giờ. Năm hoa sen được tung lên không trung bỗng biến thành năm đài sen lớn trang nghiêm rực rỡ, lơ lửng giữa không gian. Cô bạn gái trao cho chàng hai hoa sen của cô, nhờ dâng cúng dùm. Chàng lại chí thành tung lên không trung cúng dường Phật. Hai đóa sen này hiện thành hai đài sen lớn đứng ở hai bên Phật. Trước sự ngạc nhiên của đại chúng, đức Phật Dìpankara hoan hỉ giải thích sở dĩ có sự kỳ diệu như thế là do tâm vô cùng thanh tịnhthành kính của người cúng dường. Rồi Phật gọi Sumedhà (Thiện Huệ) và cô gái đến bảo:

Ông là người có nhiều thiện căn, hãy ráng tinh tấn tu hành sẽ đạt được đạo quả lớn. Còn cô này cũng có thiện duyên với ông, nhưng cô nên tôn trọng lời hứa, nên khuyến khích chứ không nên ngăn cản bạn cô xuất gia tu học.

Từ đó Sumedhà theo Phật Dìpankara học đạo, về sau thọ bồ tát giớitỳ kheo giới. Sumedhà cố gắng tinh tấn tu hạnh Bồ tát. Một hôm đức Phật Dìpankara đi từ tinh xá Sudassana đến thành phố Ramma, giữa đường gặp chỗ đất lầy, Bồ tát Sumedhà liền cởi áo đương mặc mà trải lên chỗ dơ ướt, nhưng còn hụt một chút không biết làm sao, ông bèn xả tóc lót thêm cho Phật đi qua khỏi lấm chân. Nhận thấy Bồ tát Sumedhà sẽ thực hành đầy đủ 10 thánh hạnh[7] nên đức Phật thọ ký[8] cho ông sẽ thành Phật hiệu là Sàkyamuni (Thích-Ca Mâu-Ni) trong đời Hiền kiếp (Bhadra kalpa).

 

2- Bồ tát Vessantàra (Hộ Minh)[9]

 

Đến lúc Phật Kassapa (Ca Diếp)[10] ra đời, nhằm Hiền kiếp thứ chín, Bồ tát Sumedhà (Thiện Huệ) tái sanh làm thái tử Vessantàra (Visvantàra, Hộ Minh), chuyên thực hành hạnh bố thí từ lúc ấu thơ; khi lớn lên làm vua, rồi xuất gia theo Phật Kassapa và trở thành Bồ tát Vessantàra (còn gọi là Svetaketu). Nhờ công hạnh đầy đủ nên khi lâm chung Bồ tát Vessantàra được sanh về cõi trời Đâu Suất (Tusita) làm Bồ tát bổ xứ, lãnh đạo chư Thiên cõi này và diễn thuyết pháp mầu cho Thiên chúng nghe. Ngài ở Đâu Suất bốn ngàn năm, dùng pháp tướng[11] để giáo hóa chúng sinh. Một hôm ngài nhìn xuống thế gian thấy chúng sinh phần nhiều chỉ đua nhau tạo ác, chìm đắm trong tà kiến, không biết tin nhân quả tội phước, sống đau khổ về thể xác lẫn tinh thần, chết bị đọa trong ba đường ác[12]. Ngài phát tâm từ bi, nguyện giáng thế để giáo hóa chúng sinh, mang đến ánh sáng chân lý để cứu chúng sinh thoát khỏi sanh già bệnh chết, chứng được đạo quả niết bàn, an lạc thanh tịnh. Ngay lúc đó toàn thân ngài  phóng đại quang minh, đại địa mười tám tướng động, ma cung ẩn náu, mặt trời mặt trăng hết tinh quang, chấn động tất cả trời rồng tám bộ[13]. Ngài liền quan sát năm việc dưới đây :

1- Quan sát thời kỳ, ngài thấy tuổi thọ con người lúc bấy giờ khoảng 100 năm[14], rất thuận lợi; vì với thọ mạng quá dài con người không ý thức được thế nào là già chết, với thọ mạng quá ngắn thì không có đủ thời gian tu tập.

2- Quan sát lục địa, ngài chọn Jambudipa (Diêm phù đề, bán đảo Ấn Độ) vì lúc bấy giờ ngôn ngử và tư tưởng triết học nơi đây được phát triển hơn hết.

3- Quan sát  quốc độ, ngài chọn Majjhimadesa (vùng Trung Ấn, thung lũng sông Hằng); vì nơi đây có nhiều nhà hiền triếtminh quân xuất hiện.

4- Quan sát chủng tộc, ngài chọn dòng dõi Sàkya (Sàkiya) với vua Suddhodana là người có tâm đạo nhất. Theo kinh Lalitavistara (Tiểu Sử Đức Phật) thì dòng họ này có 64 đức tính cần thiết.

5- Quan sát người có đủ đức tính làm mẹ vị Phật tương lai, ngài chọn hoàng hậu Mahà Màyà; biết rằng bà chỉ còn sống thêm 10 tháng 7 ngày nữa. Theo kinh Lalitavistara thì bà Mahà Màyà có 32 đức tính cần thiết.

Khi thấy cơ duyên đã đến, Bồ tát Vessantàra (Hộ Minh) bèn phó chúc ngôi vị lãnh đạo chư Thiên lại cho ngài Maitreya (Metteyya, Di Lặc) làm Bồ tát bổ xứ, rồi từ cung trời Tusita (Đâu Suất) giáng trần, thị hiện nhập thai tại thành Kapilavatthu (Kapilavastu), xứ Sàkya[15], gần chân núi Himalaya, thuộc vùng biên giới đông-bắc nước Ấn Độ và Nepal ngày nay, làm con trai của vua Suddhodana (Tịnh Phạn), và hoàng hậu Mahà Màyà (Ma Da, Đại Hòa). Hoàng tộc xứ này đều thuộc dòng dõi SÀKYA (Sàkiya, Thích Ca).

 

 

B- ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH

Một vị Phật ra đời là một nhân duyên lớn rất hiếm có, là một niềm vui vô tận cho tất cả muôn loài chúng sanh. Đức Phật là bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, có trí tuệlòng từ bi rộng lớn cùng tột, vì thông cảm nỗi khổ triền miên vô bờ bến của chúng sanh mê lầm nên ngài dùng phương tiện thị hiện đản sanh để chỉ dạy và dìu dắt chúng sanh ra khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt đến niết bàn an lạc thanh tịnh.

Về phương diện lịch sử, chúng tôi xin trình bày trước huyền thoại về 5 họ của đức Phật là Gotama (Cồ Đàm), Sujàtà (Thiện Sanh), Okkàka (Cam Giá), Suryavamsa (Nhật Chủng) và Sàkya (Thích Ca), sau đó mới nói đến lúc Phật đản sanh.

 

1- Lai lịch họ Gotama và bộ tộc Sàkya[16]

 

Vào thuở xa xưa, ở thủ đô Sàketa[17] xứ Kosala, thuộc miền Trung Ấn Độ, có giống dân Aryan. Theo kinh Phật Bản Hạnh (Abhinikramana sutra), kinh Lalitavistara (Tiểu Sử Đức Phật), kinh Ambattha (Trường Bộ 3) và kinh Mahàvastu (do ngài Buddhaghosa chú giải vào thế kỷ thứ năm sau tây lịch), thì xưa kia nơi đây có vị vua tên là Mahà Sammàta (Đại Mao Thảo) nhường ngôi cho em, xuất gia theo đại tiên Gotama (Cồ Đàm)[18] tu trong rừng. Để người đời không nhận ra mình là vua, ông lấy họ thầy là Gotama làm họ mình. Từ đó người ta gọi thầy ông là Mahà Gotama (Đại Cồ Đàm) và gọi ông là Culla Gotama (Tiểu Cồ Đàm).

Hai thầy trò tu trong rừng, ở trong một cái am bên cạnh một vườn mía (Cam Giá, Okkàka) lớn. Một hôm có 500 tên cướp đánh cướp tài sản của quan, trong lúc chạy trốn băng qua vườn mía, đánh rơi những đồ cướp được trong vườn. Quan quân theo dấu tìm đến, cho Culla Gotama (Tiểu Cồ Đàm) là giặc cướp, liền dùng tên bắn chết, máu chảy lênh láng xuống đất. Mahà Gotama đang có việc đi xa, dùng thiên nhãn nhìn thấy, buồn bã rơi lệ. Ông liền bay về đến nơi, gom máu trộn lẫn với bùn trên mặt đất, vo thành hai viên lớn bằng nắm tay, đặt lên bàn thờ giữa trời, rồi chú nguyện rằng :

Cồ Đàm tôi thành tâm cầu nguyện chư thiên biến hai hòn máu này thành người.

Qua 10 tháng, nhờ hấp thụ ánh sáng mặt trời, viên bên trái hóa thành một bé trai, viên bên phải hóa thành một bé gái, đều lấy họ Gotama (Cồ Đàm). Các quan đại thần trong triều nghe tin, rước về cung nuôi dưỡng[19]. Bé trai được đặt tên là Sujàtà (Thiện Sanh)[20], còn gọi là Okkàka (Cam Giá)[21] hay Suryavamsa (Nhật Chủng)[22]. Bé gái được đặt tên là Sobhavati (Thiện Hiền).

Về sau các đại thần lập Sujàtà (Thiện Sanh) làm vua hiệu là Ikshvaku (Ý Ma vương), và Sobhavati (Thiện Hiền) làm hoàng hậu, sanh được bốn người con trai tên là Okkàmukha, Karakanda (Karandu), Hatthinika, Sinipura, và năm người con gái là Piya, Suppiyà, Ànanda, Vijita và Vijitasena. Sau đó hoàng hậu Sobhavati  qua đời, vua Ikshvaku cưới thêm một công chúa trẻ đẹp tên Jayanti phong làm hoàng hậu sanh được một người con trai tên là Jantu.

Vì muốn lập Jantu lên làm vua nên vị hoàng hậu thứ nhì là Jayanti xui giục vua Ikshvaku đày bốn người con trai của hoàng hậu Sobhavati ra khỏi xứ Kosala. Bốn hoàng tử này cùng với năm chị em gái đi về hướng đông bắc, đến gần chân núi Himalaya, gặp nhà hiền triết rất giỏi thiên văn địa lý tên Kapila khuyên nên ở lại đây lập nghiệp. Nơi đây lần hồi trở nên phồn thịnh. Vua Ikshvaku được tin này, thốt lời khen rằng “Sàkya vata bho Ràja Kumàra”, có nghĩa là “Các vị hoàng tử này quả thật là những người có khả năng”. Từ đó bộ tộc của các hoàng tử và vương quốc của họ sáng lập mang tên là Sàkya (Sakiya, Thích Ca), có nghĩa là “người có khả năng” hay người anh hùng. Để nhớ ơn nhà hiền triết Kapila, các hoàng tử Sàkya đặt tên thủ đô xứ Sàkya là Kapilavatthu (Kapilavastu, Ca Tỳ La Vệ). Ít lâu sau, người chị cả là Piya mắc bệnh cùi, vào rừng ở. Trong khi đó vua xứ Kasi ở Benares là Ràma cũng mắc bệnh cùi, truyền ngôi cho con trai cả rồi vào sâu trong rừng núi ở, thời may gặp thuốc hết bệnh. Hai người gặp nhau, vua Ràma chỉ thuốc cho bà Piya được lành bệnh, hai người ăn ở với nhau, thành lập xứ Koliya, lên làm vua[23].

Ở Kapilavatthu, bốn hoàng tử con vua Ikshvaku (Okkàka) không thể lập gia đình với người bản xứ vì không có ai thuộc giai cấp quý tộc (Ksatriya) nên phải sống chung với bốn chị em gái còn lại như vợ chồng[24]. Trong số bốn hoàng tử này có ba người chết, hoàng tử còn lại là Okkàmukha (Ni Câu La[25]) lên làm vua. Sau truyền ngôi cho con là Câu Lô[26] (?). Câu Lô truyền ngôi cho con là Jayasena (Cù Câu Lô[27]). Jayasena truyền ngôi cho con là Sìhahanu (Sư Tử Giáp). Vua Sìhahanu (Sư Tử Giáp) sinh được bốn người con trai là: Suddhodana (Tịnh Phạn), Dhotodana (Hộc Phạn), Sukkodana (Bạch Phạn) và Amitodana (Cam Lộ Phạn); và một người con gái là Amità (Cam Lộ vương phi) gả cho vua Suppabuddha (Thiện Giác vương) xứ Koliya. Vua Sìhahanu truyền ngôi cho con là Suddhodana. Vua Suddhodana (Tịnh Phạn vương) và hoàng hậu Mahà Màyà (Ma Da, Đại Hòa) sinh ra thái tử Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) về sau thành Phật hiệu là Sàkyamuni (Thích Ca Mâu Ni).

Do đó đức Phật có cả thảy năm họ: Gotama (Cồ Đàm), Okkàka (Cam Giá), Sujàtà (Thiện Sanh), Suryavamsa (Nhật Chủng) và Sàkya (Thích Ca). Nhưng người thời bấy giờ thường dùng tiếng Gotama để chỉ họ của đức Phật, tiếng Sàkya để chỉ dòng dõi, bộ tộc hay tên xứ, và tiếng Sàkyamuni để chỉ Phật hiệu của ngài.

Phật hiệu Sàkyamuni có nghĩa là “năng nhơn tịch mặc”. Sàkya là “năng nhơn”, là bậc anh hùng có khả năng hơn người. Muni là “tịch mặc”, tịch tĩnh, vắng lặng, cũng có nghĩa là nhơn từ. Sàkyamuni cũng có nghĩa là “bậc anh hùng hoàn toàn”.

 

2- Lúc mới sanh[28] (năm -623)

 

Vua Suddhodana GOTAMA và hoàng hậu Mahà Màyà là người giàu lòng nhân ái, kính trọng thánh hiền. Đã gần bốn mươi tuổi mà chưa có con. Vua và hoàng hậu thường lập đàn cúng vái, và mở hội bố thí cho người nghèo khổ để cầu sanh được một hoàng nam hầu sau này nối ngôi vua.

Năm 623[29] trước tây lịch (năm Mậu Tuất), tại khu lâm viên xinh đẹp Lumbini[30] (Lâm Tỳ Ni), hoàng tử Siddhattha GOTAMA, thuộc dòng dõi bộ tộc Sàkya, con vua Suddhodana GOTAMA, 42 tuổi, và hoàng hậu Mahà Màyà, 44 tuổi, sanh  vào ngày trăng tròn tháng Vesàkha[31] (còn gọi là Vesak hay Vaisakha, tương ứng với tháng 4 hay tháng 5 dl).

Trước đó mười tháng, trong khi được vua cho phép giữ tám giới thanh tịnh nhân dịp lễ cầu mưa (Asadh Utsav), vào đêm trăng tròn tháng Àsàlhà[32] (tháng 6 hay tháng 7 dl), tại thành Kapilavatthu[33] (Ca Tỳ La Vệ), hoàng hậu Màyà nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà[34], trong bụng có một hoa sen lớn màu trắng, từ trên trời bay xuống chun vào hông phải của bà, lúc đó bà cảm thấy thân tâm khoái lạc, nhẹ nhàng, sáng chói như ánh trăng rằm.  Sáng hôm sau, bà thuật lại giấc chiêm bao kỳ diệu ấy cho vua nghe và xin vua ban lệnh ân xá tù nhân, cứu trợ dân chúng nghèo khổ để tạo phước đức cho đứa con sau này. Nhà vua hoan hỉ nhận lời và cho mời 64 nhà tiên tri Bà-la-môn đến giải mộng; các vị nầy đoán là hoàng hậu đã mang thai và hoàng tử sắp được sanh ra sẽ là một đại đế hoặc một thánh nhân tiếng tăm lừng lẫy. Từ lúc thọ thai thân tâm hoàng hậu luôn luôn được an lạc, thanh tịnhtrí tuệ sáng suốt.

Theo phong tục, gần đến ngày sanh, hoàng hậu Mahà Màyà đi từ thành Kapilavatthu về nhà cha mẹ ruột là quốc vương Anjana Sàkya (A Noa Thích Ca) và hoàng hậu Yasodharà (đừng lầm với công chúa Ysodharà vợ thái tử Siddhattha) ở thành Devadaha còn gọi là Ràmagama thuộc xứ Koliya (Câu Lợi), hiện nay thuộc lãnh thổ Nepal. Giữa đường phái đoàn tạm nghỉ chân trong khu lâm viên Lumbini, cách Kapilavatthu khoảng 30 km về hướng đông, và cách Devadaha 38 km về hướng tây. Lumbini là khu lâm viên xinh đẹplinh thiêng của cả hai xứ Sàkya và Koliya.

Hoàng hậu đến hồ nước (puskara) tắm rửa, thay đổi y phục, rồi đi 24 bước về hướng bắc hồ nước, đến cây Asoka (Vô ưu)[35] đang trổ đầy hoa vô cùng xinh đẹp, bà vói tay phải định hái thì chuyển bụng. Bà vội đứng đưa hai tay vịn cành cây. Các thế nữ vội chạy đến đứng chăng màn bốn phía. Bỗng cõi đất rung động, hào quang chiếu khắp nơi, rồi hoàng tử xuất hiện ra đời, thân ngài thanh tịnh không bị nhơ nhớp, vẻ mặt an lành không khóc la. Chư thiên biết đấng cứu thế ra đời liền hiện đến tung hoa, tấu nhạc, ca hát chúc mừng. Hoàng hậu và các cung nữ hân hoan chào đón hoàng tử[36]. Khi mới sanh ra hoàng tử Siddhattha cũng được tắm rửa lần đầu tiên[37] tại hồ nước nói trên. Hồ nước Puskarini này hiện nay được xây lại theo hình vuông mỗi cạnh độ 20m, nổi tiếnglinh thiêng, có khả năng trị bệnh cho người xuống tắm. Bên cạnh hồ hiện còn một cây bồ đề to lớn, cành lá sum sê, đã có từ hồi đức Phật còn tại thế. Bên cạnh phía bắc hồ hiện nay có ngôi đền thờ nữ thần Mahà Màyà, trong đó có chỉ vị trí chính xác nơi đức Phật đản sanh, và có hai bức tranh nổi điêu khắc cảnh đức Phật đản sanh, một bức bằng đá và một bức bằng cẩm thạch . Đến năm 244 trước tây lịch, vua Asoka có đến đây chiêm bái theo sự hướng dẫn của đạo sư Moggaliputta Tissa (Mục Kiền Liên Tử Đế Tu). Vua Asoka có cho dựng gần hồ một trụ đá kỷ niệm. Trên trụ đá có khắc năm hàng gồm 93 chữ bằng tiếng Brahmi như sau :

                   << Devanapiyena Piyadasina[38] lajina visativasabhisitena

                   Atana agacha Mahìyite. Hida Budhe jate Sàkyamuniti

                   Sìlavigadabhi cha kalapita Sìlathabhe cha usapapite.

                   Hida Bhagavam jateti Lumbini-game ubalike kate.

                   Atha bhagiye cha.>>

          (Có nghĩa là : Vua Piyadasina, được các vị thiên thần kính mến và ủng hộ, đích thân đến đảnh lễ chỗ này, sau khi lên ngôi được 20 năm. Đây là nơi đức Phật  Sàkyamuni đản sanh. Vua hạ lệnh xây dựng một vách thành bằng đá bao quanh nơi nầy và một trụ đá bên trong để đánh dấu chỗ đức Thế Tôn đản sanh. Vua cho phép dân làng Lumbini từ nay chỉ đóng thuế mễ cốc hằng năm là một phần tám[39].)

Trong ký sự của ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ bảy có nói “Đầu trụ đá có hình con ngựa rất mỹ thuật và trơn láng”. Nhưng hiện nay chưa tìm được di tích tượng con ngựa đặc biệt ấy.

Kinh sách còn nói đến trong lúc đức Phật đản sanh thì đồng thời bảy nhân vật sau đây cũng chào đời[40] : 1- Cây Đại Bồ đề, 2- Yasodharà (Da Du Đà La), 3- Kàludàyi (Ca Lưu Đà Di), 4- Channa (Xa Nặc), 5- Kanthaka (ngựa Kiền Trắc), 6- Con voi báu, và 7- Bốn bình châu báu.

         

3- Sau khi sanh[41]

 

          Ba ngày sau, tiên ông Asita Kàladevala (A Tư Đà) do thấy điềm lạ trên trời, biết có thánh nhơn vừa giáng sinh, liền cùng với đệ tử là cháu ruột gọi ông bằng cậu, tên Nàlaka[42], từ sườn núi Himalaya đến xin phép vua được xem tướng cho hoàng tử[43]. Vua Suddhodana rất vui vẻ cho bồng hoàng tử ra đảnh lễ tiên ông. Nhưng, trước sự kinh ngạc của mọi người, hoàng tử bỗng nhiên quay về phía tiên ông và đặt hai chân lên đầu tóc của ông. Đang ngồi trên ghế, tiên ông Asita vội đứng dậy chắp tay xá chào hoàng tử và tiên đoán hoàng tử sẽ trở thành bậc vĩ nhân cao quí nhất của nhân loại. Nhà vua cũng làm theo, xá chào hoàng tử. Trong khi xem tướng cho hoàng tử, tiên ông Asita tỏ vẻ rất vui mừng, nhưng khi xem xong thì ông oà lên khóc nức nở. Nhà vua ngạc nhiên hỏi điềm lành dữ thế nào, tại sao ông hết vui mừng lại khóc. Tiên ông Asita sục sùi đáp :

Tâu Đại vương, hoàng tử có 32 tướng tốt[44] và 80 vẻ đẹp[45], sau nầy sẽ là vị Chuyển Luân Thánh Vương cai trị bốn châu thiên hạ; nhưng chắc ngài sẽ xuất gia tu hành thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, là bậc thầy lỗi lạc của khắp các cõi trờicõi người, giảng dạy pháp mầu để ban vui cứu khổ cho chúng sanh. Rất tiếc nay tôi đã quá già rồi, không còn sống đến lúc đó để được nghe lời ngài chỉ dạy, nên tôi tủi thân tôi khóc.

         

Lễ quán đảnh được tổ chức vào ngày thứ năm sau khi hoàng tử ra đời. Vua Suddhodana triệu tập sáu vị hiền triết Bà-la-môn để chọn tên và tiên đoán tương lai cho con. Tên được chọn là Siddhattha (Siddartha, Sarvarthasiddha) có nghĩa là “người thành đạt nguyện vọng”. Sau khi bàn thảo về tương lai của hoàng tử, năm vị đưa lên hai ngón tay, tuyên bố :

Muôn tâu Đại vương, hoàng tử sẽ trở thành bậc Chuyển Luân Thánh Vương (Cakravartin), vị hoàng đế vĩ đại nhất thế gian nếu ngài muốn trị vì thiên hạ. Nếu xuất gia tu hành, ngài sẽ thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammà Sambuddha) cứu nhân loại ra khỏi cảnh tối tăm đau khổ .

Nhưng vị trẻ tuổi nhất tên Kondanna (Kiều Trần Như)[46] chỉ đưa lên một ngón tay và nói :

Tâu Đại vương, sau nầy, sau khi nhìn thấy một người già, một người bệnh, một xác chết và một sa môn, hoàng tử sẽ xuất gia đi tìm chân lý và sẽ trở thành một vị Phật, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

         

Sau khi sanh hoàng tử được bảy ngày thì hoàng hậu Màyà từ trần[47], vãng sanh về cung trời Đâu Suất (Tusita)[48]. Siddhattha được hoàng hậu phó chúc cho người dì ruột cũng là thứ hậu trong triều là bà Pajàpati Gotamì (Ba Xà Ba Đề Kiều Đàm Di)[49], chăm sóc. Do các lời tiên đoán của các nhà tiên tri nên vua Suddhodana tìm đủ mọi cách cho Siddhattha hưởng đầy đủ lạc thú trong hoàng cung, không bao giờ nhìn thấy các cảnh khổ đau, bệnh hoạn, già chết ở đời. Khi Siddhattha được sáu tuổi, vua Suddhodana cho mời các vị thầy nổi tiếng vào triều dạy học, mong đào tạo hoàng tử thành một vị vua tương lai có đầy đủ khả năngđức hạnh để kế nghiệp ngài.

 

C- THỜI GIAN LÀM THÁI TỬ

          Từ lúc đản sanh (năm –623) đến lúc xuất gia vào năm 29 tuổi.

 

1- Thời thơ ấu

 Siddhattha dự lễ hạ điền[50]

 

          Năm lên 7 tuổi[51], Siddhattha được đi dự lễ hạ điền ngoài cổng thành phía nam với vua cha để khai mạc mùa cày cấy. Ngồi dưới bóng mát của tàng cây ni-câu-đà[52] to lớn, Siddhattha chăm chú nhìn cảnh người dân cày tay lấm chân bùn, mình trần trùng trục dưới cơn nắng cháy, mồ hôi nhễ nhại, vừa cố gắng ấn sâu lưỡi cày xuống đất vừa cầm roi đánh và la hét con trâu. Con trâu cố sức kéo cày dưới làn roi, làm bật lên những mảng đất lớn. Những con giun quằn quại đau đớn. Những con chim bay đến tranh nhau ăn giun. Một con chồn đang lảng vảng gần đó rình bắt chim. Một anh thợ săn đang tìm cách giăng bẫy bắt chồn. Siddhattha than thầm: “Ôi! đời sống là một trường tranh đấu giết hại lẫn nhau dẫy đầy đau khổ”. Trong lúc mọi người vui vẻ theo dõi những trò vui của cuộc lễ thì Siddhattha ngồi tréo chân theo lối kiết già, trầm ngâm suy nghĩ, định tâm theo lối chỉ quán[53] và đắc sơ thiền. Trong khi thời gian trôi qua mà bóng cây ni-câu-đà ấy không di động, vẫn ở yên một chỗ che mát Siddhattha. Các cung nữ thấy hiện tượng lạ như vậy thì lấy làm ngạc nhiên đến tâu cho vua hay. Nhà vua đến nơi, đứng yên lặng nhìn hoàng tử một lúc rồi xá chào và nói: “Hỡi nầy con yêu quí, đây là lần thứ nhì Phụ vương đảnh lễ con”. Rồi nhà vua đọc bài kệ khen rằng :

                             “ Như lửa trên đầu núi,

                             “ Như trăng giữa không-gian,

                             “ Át hết thảy ngôi sao.

                             “ Ngồi thiền dưới gốc cây,

                             “ Uy quang chiếu sáng ngời.

                             “ Cũng như lúc sơ sinh,

                             “ Thân đã tọa thiền rồi,

                             “ Thần quang soi khắp cả

                             “ Mười phương chư chúng sinh

                             “ Nhân đây mà được độ.[54]

 

Siddhattha học văn

         

Từ thuở nhỏ Siddhattha đã tỏ ra thông minh xuất chúng. Trong mọi môn học, từ văn chương đến võ thuật ... ngài chỉ cần học một thời gian ngắn là hết sở học của thầy.

Năm lên 7 tuổi, vua cho mời vị giáo sư nổi tiếng tên Visavamitra (Tỳ Xa Bà Mật Đa La) vào cung dạy Siddhattha và các vương tử về Phạn văn (Sanskrit) và kinh Vệ Đà (Veda). Vừa mới gặp thầy bữa đầu Siddhattha hỏi :

Thưa thầy, tôi rất mừng hôm nay được thầy tới đây dạy bảo, tôi muốn học những sách về Phạn văn và Veda. Những bộ đó có 64 loại (Bràhmana, Nighandu, Sokkharappabhedana, Itihasa, Veyyakarana, Rigveda, Atharvaveda, ...)[55], vậy thầy định dạy về loại nào trước ?[56]

Giáo sư Visavamitra vốn là một người thông minh, tài trí, học rộng, nhưng khi nghe Siddhattha mới 7 tuổi hỏi như thế thì toát mồ hôi trán, vì chính ông cũng chưa biết hết 64 loại kinh sách mà Siddhattha vừa kể. Ông vội vàng quỳ xuống đọc bài thơ khen tặng như sau :

                             “ Giỏi thay! Hay thay! Chưa từng có!

                             “ Một người sáng suốt được như ngài.

                             “ Trí tuệ trong sáng vầng nhật nguyệt,

                             “ Thông hiểu các pháp của thế gian.

                             “ May mắn chúng tôi được gặp ngài

                             “ Qua dời gót ngọc tới học đường!

                             “ Những sách mà ngài vừa mới nói,

                             “ Quả là chúng tôi chưa từng thấy.

                             “ Dĩ nhiên ngài đã thông hiểu rồi!

                             “ Đáng làm đạo sư cho trời, người,

                             “ Chúng tôi đâu dám làm giáo học!

                             “ Cúi xin ngài sẽ chỉ bảo cho.[57]

 

Siddhattha học võ

 

          Về võ thuật, khi Siddhattha được khoảng 12 tuổi, triều thần giới thiệu võ sư Kshantideva (Sàn Đề Đề Bà) là người thông hiểu 29 môn võ nghệ, để dạy hoàng tử. Võ sư được lệnh về thành, vào yết kiến vua; vua rất vui vẻ giao cho dạy Siddhattha và các vương tử khác. Đầu tiên võ sư biểu diễn các môn quyền cho các vương tử xem. Siddhattha nói: "Các môn này tôi đã thông hiểu rồi, không cần phải học". Vậy các môn ấy võ sư chỉ phải dạy cho các vương tử khác thôi. Sau đó võ sư đem hết tài lực biểu diễn các môn bí truyền cho Siddhattha xem về đô vật, cỡi ngựa, cỡi voi, lái chiến xa, sử dụng cung, kiếm, trường thương, móc câu ... Nhưng Siddhattha cũng nói: "Những môn nầy tôi đã thông hiểu cả rồi". Tới đây võ sư biết mình không có tài gì hơn để dạy, bèn làm bài kệ khen Siddhattha rằng :

                             " Thái tử tuổi thơ ấu,

                             " Học hỏi rất an nhàn,

                             " Chẳng mất bao công lực,

                             " Nháy mắt đã hiểu liền.

                             " Gấp trăm ngàn kẻ khác,

" Học tập biết bao năm,

                             " Thành công rất ít ỏi.

                             " Võ nghệ với văn chương,

                             " Thái tử vượt hơn người.[58]

         

Siddhattha cứu chim thiên nga[59]

 

          Ngoài ra Siddhattha còn tỏ ralòng từ ái đặc biệt. Một hôm, Siddhattha vào khoảng 13 tuổi, đang chơi ngoài sân thì có con chim thiên nga bị tên bắn trúng cánh xà xuống bên cạnh. Siddhattha dịu dàng săn sóc vết thương cho con thiên nga, được một lúc sau thì có người em cô cậu là Devadatta (Đề Bà Đạt Đa), nhỏ hơn Siddhattha một tuổi, trên tay còn cầm cung tên, đến bảo rằng chính mình bắn được nên đòi bắt chim thiên nga lại. Siddhattha không chịu trả. Cuối cùng việc nầy được đưa ra triều đình phân xử. Giữa triều, Devadatta nói :

Lúc con chim thiên nga đang bay trên trời thì nó không thuộc về của ai cả. Nhưng chính tôi đã bắn trúng con thiên nga rơi xuống đất thì nó trở thành của tôi.

Siddhattha biện luận rằng :

Sự sống là điều quí nhứt trên đời, kế đó là sự tự do. Con chim thiên nga đang bay trên trờibiểu tượng của sự sống và sự tự do. Nó không thể trở thành vật sở hữu của người đã bắn nó. Vì vậy chim thiên nga phải được giao cho người bênh vực sự sống và sự tự do cho nó chứ không nên giao cho người chủ tâm giết hại nó. Giết hại là điều không nên làm. Do đó người có tâm giết hại không có quyền làm chủ sự sống và sự tự do của kẻ khác.

Sau khi thảo luận một hồi lâu, triều thần cho rằng Siddhattha có lý.

 

2- Tuổi trưởng thành

 Siddhattha lập gia đình[60]

 

          Khi Siddhattha được 16 tuổi, vua Suddhodana bàn tính với triều thần tìm người vợ tương lai cho Siddhattha, mong rằng với sự ràng buộc gia đình Siddhattha sẽ bỏ ý định xuất gia và sẽ trở thành một đại đế mang lại sự vẻ vang cho dòng họ Sàkya. Các vị đại thần giới thiệu nhiều cô gái nhan sắcđức hạnh, nhưng vua Suddhodana bảo :

Siddhattha khó tính lắm ! Chúng ta phải hỏi trước xem Siddhattha thích có người vợ như thế nào.

Vâng lệnh vua, các vị đại thần liền đến gặp Siddhattha để hỏi ý kiến ngài về việc chọn lựa người vợ tương lai. Siddhattha đáp :

Bảy ngày nữa tôi sẽ trả lời quý vị.

Rồi Siddhattha tự nghĩ :

Ta đã biết rõ rằng vô số đau khổ đều do ham muốn, tham ái mà ra. Ái dục là nguồn gốc của đau khổ, xích mích, hung dữ, phiền muộn, là ly thuốc độc, là ngọn lửa, là lưỡi gươm hại người. Ta không cảm thấy sung sướng gì khi ở bên cạnh một người nữ. Tại sao ta lại không chọn lối sống yên tĩnh trong rừng ? Ở đó tâm ta sẽ được an nhàn, thảnh thơi trong cái vui thiền định.

Nhưng dưới áp lực gia đình và của mọi người xung quanh, cuối cùng Siddhattha đành tùy thuận theo truyền thống gia đình và gác lại lý tưởng xuất gia. Siddhattha nhớ lại các vị Bồ tát trước kia cũng đều lập gia đình cả. Hoa sen thanh tịnh không thể lấm bùn nhơ. Đến kỳ hẹn, Siddhattha nói với các vị đại thần :

Nếu phải lập gia đình thì tôi thích có người vợ đạo đức hơn là chỉ có sắc đẹp. Người đó phải diệu hiền, từ thiện, chân thật, không gian xảo và ganh tị, không thích se sua, rượu chè, cờ bạc và tiệc tùng. Người đó cũng phải là một cô dâu hiền, một bà chủ tốt với tôi tớ, không nề hà thức khuya dậy sớm. Người đó phải trẻ đẹp nhưng không tự cao.

Sau khi nghe các vị đại thần thuật lại lời Siddhattha, vua Suddhodana ra lệnh cho vị giáo sĩ Bà-la-môn trong triều :

Này ông Bà-la-môn, ông hãy đi khắp thủ đô Kapilavatthu, vào từng nhà tìm những cô gái có những đặc điểm mà Siddhattha đã mô tả, dù là con nhà quý tộc, hay Bà-la-môn, hay thương gia, hay nông dân cũng được. Vì Siddhattha chỉ chú trọng đến đức hạnh chứ không phân biệt giai cấp. Ông báo cho ta biết tất cả những cô gái đó.

Chẳng bao lâu, ông Bà-la-môn về báo cáo với vua về những cô gái ông đã chọn cho Siddhattha. Trong số đó ông chú ý đặc biệt đến Gopà Yasodharà (Da Du Đà La) còn có tên khác là Bhaddakaccàna, cùng tuổi với Siddhattha, con vua Suppabuddha (Thiện Giác Vương) xứ Koliya, là người có đầy đủ nhất những đặc điểm mà Siddhattha đã nêu ra. Nhà vua liền cho tổ chức một đại lễ phát quà cho những cô gái nói trên. Trong buổi lễ, từng cô gái trẻ đẹp bước đến nhận một món nữ trang quý giá do chính tay Siddhattha trao cho. Nhưng Siddhattha vẫn thản nhiên, không tỏ ra chú ý đến cô nào cả. Cuối cùng Yasodharà bước đến vái chào, đôi mắt tròn sáng, vui vẻ, diệu hiền nhìn thẳng vào mặt Siddhattha làm chàng hơi lúng túng vì không còn món nữ trang nào để tặng cho cô. Yasodharà mỉm cười nói :

Thưa Thái tử, hình như tôi có lỗi gì nên ngài không muốn tặng quà cho tôi phải chăng ?

Thưa cô, không phải vậy, chỉ tại cô đến sau cùng đó thôi. Vậy cô hãy nhận món quà này.

Nói xong, Siddhattha cởi chiếc nhẫn trong tay mình ra, trao cho Yasodharà. Nhưng Yasodharà cười nói :

Tôi không dám nhận chiếc nhẫn riêng của Thái tử đang dùng đâu ?

Cô cứ nhận đi, đây là món quà mọn của tôi tặng cô mà !

Tôi không dám ! Tôi đến đây không phải để lấy món trang sức của Thái tử mà chính là để làm món trang sức cho Thái tử.

Nói xong, Yasodharà mỉm cười và rút lui. Siddhattha thừ người nhìn theo.

Các vị đại thần đều cho rằng Siddhattha đã chú ý đặc biệt đến Yasodharà. Vua Suddhodana liền cử sứ thần đến thủ đô Devadaha xứ Koliya xin cầu hôn công chúa Yasodharà cho thái tử Siddhattha. Nhưng vua Suppabuddha gạt ngang, cho rằng chưa ai thấy Siddhattha có tài cán gì về võ thuật. Vua Suddhodana rất phiền muộn vì bị mất thể diện. Để an ủi cha, Siddhattha vén màn bí mật cho cha biết tuy chưa bao giờ biểu diễn võ thuật, chàng có thể tranh tài với bất cứ ai. Yên chí, vua Suddhodana đề nghị với vua Suppabuddha tổ chức một cuộc tranh tài về võ thuật mà người thắng cuộc sẽ thành hôn với Yasodharà.

Cuộc tranh tài gồm ba bộ môn: đãu kiếm, bắn cung và đãu vật. Có cả thảy 500 thanh niên tham dự. Về đấu kiếm, chỉ có Devadatta đở được 5 chiêu của Siddhattha, Nandà đở được 3 chiêu, còn mấy người khác chỉ đở được 1 - 2 chiêu là cùng.

Về bắn cung thì có 3 tấm bia được dựng lên từ gần đến xa, mỗi người chỉ được bắn một mũi tên vào mỗi tấm bia. Nandà chỉ bắn được một mũi tên trúng vào tâm điểm bia gần nhất, còn hai mũi kia đều ra ngoài tâm điểm. Devadatta bắn được hai  mũi tên trúng vào tâm điểm bia thứ nhất và bia thứ nhì, mọi người hoan hô nhiệt liệt, nhưng đến mũi thứ ba thì ra ngoài tâm điểm. Những người khác thì cả 3 mũi tên đều sai tâm điểm. Đến phiên Siddhattha, ba lần giương cung, cung đều bị gãy. Siddhattha hỏi cha có cây cung nào khác chắc chắn hơn không. Vua Suddhodana bèn sai quân cận vệ vào đền thờ hoàng thượng Sìhahanu mang ra một cây cung thật to và nặng, không ai dùng nổi. Siddhattha giương cung một cách nhẹ nhàng, bắn cả 3 mũi tên đều trúng vào tâm của 3 tấm bia. Toàn thể khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Mũi tên cuối cùng xuyên qua tấm bia gỗ, bay xa 10 câu-lô-xá[61] về hướng đông nam, khi rơi cắm sâu xuống đất làm thành một giếng nước gọi là Giếng Tên (Sarakupa), có tài liệu gọi là Suối Tên (Arrow Spring).

Đến phần đấu vật, không ai địch nổi Siddhattha. Devadatta 3 lần bị hạ lưng chấm đất. Sau cùng Siddhattha chấp cả 36 thanh niên vào ôm mình một lượt, chàng chuyển thần lực vung tay ra một cái, cả 36 người đều ngã lăn xuống đất. Devadatta tức giận vì ganh tị, bỏ về trước.

Vua Suddhodana rất vui mừng, phấn khởi, và cao hứng sai quân  hầu là Channa (Xa Nặc) dắt con ngựa chứng hung dữ Kanthaka (Kiền Trắc) ra cho mọi người cỡi thử. Vài thanh niên cỡi thử đều bị ngựa hất văng xuống đất. Siddhattha ngồi vững trên lưng ngựa cho đến khi con ngựa chịu đứng yên. Siddhattha cho ngựa chạy ba vòng sân, rồi trở lại chào vua Suddhodana và vua Suppabuddha.

Để tôn vinh Siddhattha, vua Suddhodana lại sai Channa về triều dắt con voi trắng tốt đẹp nhất của mình ra cho Siddhattha cỡi về cung. Channa vừa dắt voi ra tới cổng thành thì gặp Devadatta vừa về đến nơi. Devadatta hỏi :

Ngươi dắt voi đi đâu ?

Thưa ngài, tôi dắt voi ra cho Thái tử cỡi về.

Đang cơn nóng giận, Devadatta, tay trái nắm lấy vòi voi, tay phải đấm mạnh vào đầu voi. Con voi to lớn ngã gục chết liền, nằm chật cả cổng thành khiến người qua lại không được. Nandà tới sau, nắm vòi kéo voi ra khỏi cửa thành. Siddhattha đi trên chiến xa[62] lộng lẫy cũng vừa về đến nơi, thấy vậy lên tiếng trách Devadatta và khen ngợi Nandà, rồi bước xuống dùng thần lực nhấc voi lên ném ra xa một câu-lô-xá, khi voi rơi xuống làm lún đất thành một cái hố lớn, đến nay còn lưu truyền là Hố Voi (Hastigarta).

Lúc bấy giờ Siddhattha được 17 tuổi, lễ thành hôn với Yasodharà được tổ chức vô cùng long trọng. Sau lễ thành hôn là lễ tấn phong Hoàng tử Siddhattha làm Thái tử (Yuvaràja) kiêm Thống đốc vùng Kalishaka, lân cận thù đô Kapilavatthu. Nhưng một thời gian sau, nhận thấy Yasodharà không đủ sức quyến rũ làm cho Siddhattha bỏ ý định xuất gia, vua Suddhodana lại kén thêm cho thái tử hai bà thứ phi nữa là Gopika (Cù Di) và Migàranika (Lộc Dã), ngoài ra còn các thế nữ không kể. Nhà vua lại cho xây ba cung điện cho thái tửtùy theo thời tiết nóng, lạnh hay mưa.

Về cuộc đời nhung lụa ấy đức Phật đã kể lại như sau[63] :

"Đời sống của ta (lúc bấy giờ) thật là tế nhị, vô cùng tinh vi. Trong hoàng cung, chỗ ta ở, phụ hoàng có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây thì sen đỏ vươn mình phô sắc phía bên kia, và trong đầm bên cạnh sen trắng đua nhau khoe vẻ đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dùng đều là loại thượng hảo hạng từ xứ Kasi[64] đưa về. Khăn và xiêm áo của ta cũng may toàn bằng hàng lụa bậc nhất từ Kasi chở đến.

"Ngày cũng như đêm, mỗi khi ta bước chân ra khỏi cung điện là có tàng lộng che sương đỡ nắng.

"Phụ hoàng cũng kiến tạo riêng cho ta ba tòa cung điện. Một để cho ta ở mùa lạnh, một mùa nóng và một mùa mưa. Trong suốt bốn tháng mưa ta lưu tại một biệt điện có đầy đủ tiện nghi, giữa những cung tần phi nữ. Cho đến hàng nô tỳ của phụ hoàng cũng được ăn sung mặc sướng chứ không phải như ở các nhà khác, gia đình chỉ được ăn cơm xấu và thức ăn cũ".

Vua Suddhodana làm đủ mọi cách để ngăn cản việc xuất gia của thái tử. Vừa tổ chức các trò chơi, ca, vũ, nhạc, kịch trong cung nội, vừa tổ chức các cuộc bố thí, phóng sinh, khuyên dân tu thiện, vừa bố trí không cho thái tử ra khỏi thành nhìn thấy cảnh dân đói khổ, già, bệnh, chết. Thái tử Siddhattha ở trong hoàng cung vui thú với năm cảnh dục lạc[65] thế gian ròng rã mười năm.

 

Thái tử Siddhattha nhớ đại nguyện[66]

 

Lúc bấy giờ ở cõi trời Tịnh Cư[67] có một vị Tiên (rishi) tên Suddhàvàsa (Tác Bình) thấy thái tử vui thú với năm cảnh dục lạc trong hoàng cung, ròng rã 10 năm, mặc dù tâm không đam mê nhưng thời gian thấm thoát qua mau không đợi người, vì thế ông đứng trên hư không lúc canh khuya lớn tiếng nói rằng: "Hỡi ngài Hộ Minh (Vessantàra) Bồ tát, xin ngài hãy sớm nhàm chán cảnh đời phàm tụcxuất gia tu đạo. Xin ngài chớ yên vui với dục lạc mà quên đại nguyện cứu độ chúng sinh đau khổ khỏi cảnh sinh, già, bệnh, chết". Rồi ông Suddhàvàsa lại đọc bài kệ sau đây :

                   "Hay thay nhân giả tuổi cao rồi,

                   "Mau chóng xuất gia cho mãn nguyện.

                   "Sớm ban lợi ích khắp trời người.

                   "Năm cảnh dục lạc nên nhàm chán,

                   "Chớ đắm sáu trần[68] ở cõi đời.

                   "Chỉ có xuất gia hành đại trí,

                   "Tu thiền, định, tuệ, đạt Chơn như[69],

                   "Mới mong cứu được khổ luân hồi.

                                "Chúng sinh hoạn nạn nhiều phiền não!

                   "Nhân giả là bậc đại y

                   "Thuyết nhiều pháp dược chữa bệnh người,

                   "Mau chóng đưa lên đài thượng giác.

                   "Chúng bị vô minh che tối mịt,

                   "Cùng bao tà kiến vây ràng buộc,

                   "Khai thông trí tuệ được sáng ngời,

                   "Làm cho trời, người, mắt hết bệnh.

Thái tử Siddhattha đã nhiều đời nhiều kiếp trồng căn lành nên khi nghe trên không đọc bài kệ xong, ngài tự biết đã đến lúc xuất gia tầm đạo.

          Cũng đêm đó vị Tiên Suddhàvàsa dùng thần lực làm cho vua Suddhodana chiêm bao thấy bảy cảnh tượng như sau :

1- Thấy lá phướn của vua Đế Thích từ cửa thành phương đông bay ra.

2- Thấy Thái tử cỡi con đại bạch tượng đi ra cổng thành phía nam.

3- Thấy Thái tử ngồi trên xe tứ mã từ cổng thành phía tây đi ra.

4- Thấy một cái xe lớn chở rất nhiều châu bảo trang nghiêm đi ra cửa bắc.

5- Thấy Thái tử đứng ở một con đường lớn giữa thành, tay cầm dùi đánh vào một cái trống lớn.

6- Thấy Thái tử ngồi trên lầu cao quăng châu báu xuống và có rất nhiều người lại lấy đem đi.

7- Thấy bên ngoài thành có sáu người cất tiếng khóc lớn, rồi vật mình lăn ra đất trông rất thê thảm.

Nhà vua tỉnh giấc, tâm ý bồi hồi lo sợ, sai triệu người đoán mộng vào xem thử lành dữ thế nào. Mộng sư vào hầu vua, nghe vua kể xong, suy nghĩ hồi lâu rồi tâu rằng :

Tâu Bệ hạ! Khó lắm, hạ thần không hiểu thấu, xin Bệ hạ tha thứ !

Nhà vua đang buồn lo thì có quan giữ cửa vào thưa :

Tâu Bệ hạ! Ngoài cổng thành có người xin vào đoán mộng hầu Bệ hạ.

Được, cho họ vào đây.

Tiên ông Suddhàvàsa giả làm người đoán mộng, vào đến nơi, nghe vua kể xong liền thưa rằng :

Tâu Bệ hạ! Điềm thứ nhất là thái tử sẽ xuất gia; điềm thứ hai là điềm thái tử sẽ đắc quả; điềm thứ ba là điềm thái tử được pháp tứ vô úy[70]; thứ tư là điềm thái tử thành Phật; thứ năm là điềm thái tử chuyển pháp luân; thứ sáu là điềm thái tử đắc ba mươi bảy phẩm pháp bảo[71]; thứ bảy là điềm nhóm lục sư ngoại đạo[72] lo buồn kêu khóc. Xin Bệ hạ cứ hoan hỉ, không nên lo buồn làm gì, vì đó toàn là những điềm lành.

Nói xong, tiên ông Suddhàvàsa bái tạ lui ra. Vua Suddhodana nghe xong, trong lòng tuy bớt lo buồn, nhưng lại nghĩ cách bày thêm nhiều thú vui tiêu khiển trong hoàng cung để thái tử quên chí xuất gia.

 

Thái tử Siddhattha dạo chơi bốn cửa thành

 

          Tiên ông Suddhàvàsa muốn cho thái tử đi ra ngoài thành chơi để biết những việc xấu tốt của đời, mục đích khuyến khích thái tử chán bỏ năm món dục lạc[73] nơi hoàng cung. Ông giả một tên quân hầu nói chuyện với thái tử, khen chốn sơn lâm là nơi lạc thú nhất của con người. Thái tử nghe rồi đến xin phép vua cha được ra ngoài các cửa thành dạo chơi. Vua ra lệnh sửa sang đường xá, treo cờ dựng phướn trang nghiêm trên các nẻo đường thái tử sắp đi qua.

          Hôm đó thái tử ngồi trên xe vàng sáng chói cùng với Channa (Xa Nặc) và đoàn quân hầu hộ tống ra cửa thành phía đông. Dân chúng được tập họp hai bên đường để rải hoa và hoan hô thái tử. Tiên ông Suddhàvàsa biến hình làm một ông lão nghèo nàn, lưng còng, răng rụng hết, đi thất thểu, mặt cúi xuống đất, hơi thở phì phào, đầu bạc như tuyết, tay chống gậy, run rẩy, khập khểnh đi qua trước xe thái tử. Thái tử nhìn thấy, ngậm ngùi hỏi Channa :

Người này làm sao thế ?

Thưa thái tử, người này là người già.

Già là gì ?

Thưa thái tử, người ta sinh ra lúc còn ít tuổi gọi là trẻ. Từ sáu mươi tuổi trở lên cơ thể suy tàn, tóc bạc da mồi, lưng còng sườn vạy, tinh thần mờ tối, thở ra không hẹn hít vào, chỉ còn chờ chết, gọi là già.

Thân ta rồi đây cũng bị như thế ư ?

Vâng! Thưa thái tử, sang hèn tuy khác nhau, có trẻ tất có già, nhất định không ai thoát khỏi cảnh già nua như ông lão này. Thái tử sau này cũng thế.

Thái tử cảm thấy buồn cho thân phận con người, liền bảo đoàn tùy tùng quày xe trở về cung. Suốt mấy hôm liền thái tử trầm ngâm suy nghĩ một mình để tìm cách thoát tướng già khổ cho tương lai mình và tất cả chúng sinh.

 

          Một hôm khác, thái tử lại cùng với Channa và đoàn tùy tùng ra cửa thành phía nam. Suddhàvàsa biến thành một người bệnh, thân hình tiều tụy, run rẩy, nằm trên phẩn và nước tiểu của mình bên lề đường, rên rĩ thảm thiết, hầu như sắp chết. Thái tử nhìn thấy, hỏi Channa :

Người này sao lại như thế ?

Thưa thái tử, người này đang cơn bệnh nặng sắp chết.

Thế nào gọi là bệnh ?

Khi thân thể không được yên ổn, hoặc bị nóng, hoặc bị lạnh, hoặc bị đau nhức, thương tổn trong ngũ tạng, khí lực bạc nhược, tinh thần yếu đuối, mạng sống bấp bênh, gọi là bệnh.

Chỉ riêng một người này hay ai rồi cũng thế ?

Thưa thái tử, không riêng gì người này đâu, tất cả trời, người, cho đến muôn vật, không ai thoát khỏi bệnh hoạn.

Như vậy chính thân ta đây rồi cũng thế ư !

Thái tử buồn bã ra lệnh quày xe trở về cung. Suốt mấy hôm liền thái tử trầm ngâm suy nghĩ một mình để tìm cách giải thoát khỏi cảnh già, bệnh cho mình và tất cả chúng sinh.

         

          Một hôm khác, thái tử lại cùng với Channa và đoàn tùy tùng ra cửa thành phía tây. Suddhàvàsa biến thành một xác chết nằm bên vệ đường, bắt đầu sình ươn, hôi thúi, ruồi nhặng bu quanh, trông rất ghê tởm. Thái tử kinh ngạc hỏi Channa :

Này Channa, người này sao lại như vậy ?

Thưa thái tử, đây là cái xác chết đang chờ thân nhân hỏa táng!

Sao lại gọi là xác chết ?

Thưa thái tử, con người hoặc bị bệnh nặng, hoặc bị thương tích các nơi hiểm yếu, hồn lìa khỏi xác, cơ thể không còn một chút sinh lực, chẳng khác gì gỗ đá, bỏ lại cha, mẹ, vợ, con, họ hàng, sau khi hỏa táng thân thể sẽ chỉ còn lại một đống tro tàn.

Chính thân ta rồi đây cũng lại như thế sao ?

Thưa thái tử, tất cả các sinh vật cho đến các bậc vua chúa đều không tránh khỏi cái chết.

Thái tử buồn bã ra lệnh quày xe trở về cung. Suốt mấy ngày liền, thái tử trầm ngâm suy nghĩ một mình để tìm cách giải thoát khỏi các tướng khổ già, bệnh, chết cho mình và tất cả chúng sinh.

 

Ít lâu sau thái tử lại cùng với Channa và đoàn tùy tùng ra cửa thành phía bắc. Suddhàvàsa lần này hóa thân làm một vị sa môn[74] mặc áo cà-sa, tóc râu nhẵn nhụi, trang nghiêm trầm tĩnh, vẻ mặt thanh thoát, chân bước khoan thai, tay cầm bát đi khất thực bên vệ đường. Thái tử ngắm nhìn một hồi, chợt nhớ lại kiếp xưa, liền xuống xe, đến trước vị sa môn đảnh lễ rồi hỏi :

Thưa ngài sa môn, xuất gia như ngài thì được lợi ích gì ?

Thưa thái tử, tôi nhận thấy con người tại gia luôn luôn bị đau khổ về sinh, già, bệnh, chết, tất cả các pháp ở thế gian đều vô thường, bại hoại, không an, nên tôi lìa gia đình, thân tộc, đến ở chỗ an nhàn, thanh vắng, để cầu thoát ách khổ não ấy. Tôi tu tập đạo vô lậu[75] giải thoát, điều phục năm giác quan[76], không cho sa ngã vào năm cảnh dục lạc[77] của thế gian, phát tâm từ bi để ban những pháp vô úy[78] cho đời, và giữ tâm bình đẳng hộ niệm[79] chúng sinh không bị ô nhiễm bởi các pháp thế gian, được đạo giải thoát. Đó là mục đích xuất gia của tôi.

Thái tử nghe xong trong lòng hoan hỉ, tự nghĩ rằng: " Trong toàn cõi nhân thiên, có lẽ chỉ có lối tu xuất gia này là hơn hết ". Thái tử liền giục tả hữu quày xe trở về thành. Chiều hôm đó thái tử ngồi trầm ngâm suy nghĩ : "Chính thân ta phải chịu sanh, gìà, bệnh, chết, phiền nãoô nhiễm. Tại sao mọi người vẫn mải mê chạy theo tài sản danh vọng là những cái mà bản chất đều vô thường như vậy? Sống trong sanh, già, bệnh, chết, phiền nãoô nhiễm, ta đã nhận thức được sự tai hại của những điều ấy. Hay ta thử đi tìm cái chưa ai thành đạt, cái chân lý tuyệt đối, cái hạnh phúc tối thượng của cảnh niết bàn? "[80]. Rồi thái tử lại nghĩ: "Đời sống tại gia thật tù túng chật hẹp, là chỗ ẩn náu của bụi trần ô trược, phiền nãoràng buộc. Chỉ có xuất gia mới có thễ có được một đời sống an tịnh, thong dong, tự tại "[81].

 

Thái tử Siddhattha xin phép xuất gia

 

          Sáng hôm sau, công chúa Yasodharà, đang mang thai sắp đến ngày sanh, vẻ mặt mệt mỏi, vừa thức giấc vội nói với thái tử rằng :

Thưa thái tử, hồi hôm em trằn trọc mãi không ngủ được, đến khi vừa chợp mắt thì chiêm bao thấy 20 điềm chẳng lành như sau : Em thấy quả đất lay động, lá phướn của vua Đế Thích văng xuống đất, các ngôi sao trên trời rơi rụng, một cây lộng lớn trong thành bị Channa lấy đi, và còn cắt tóc em mang đi nốt, những xâu chuỗi anh lạc trên mình em bị rơi mất cả, thân hình em bỗng trở nên xấu xí, chân tay tự nhiên rơi rụng, và thân thể lõa lồ, ngồi lên ghế thì ghế sập cẳng, nằm lên giường thì giường gãy chân, lại thấy những núi lớn sụp đổ, trong thành những cây cổ thụ gãy ngã ngổn ngang, mặt trăng mất ánh sáng, mặt trời mất tinh quang, trong thành những ngọn đuốc cháy sáng đều hướng ra ngoài, thần hộ thành kêu khóc, thành Kapilavatthu biến thành nơi hoang vắng, hoa quả trong vườn đều rơi rụng, các tráng sĩ hộ vệ chạy tán loạn. Theo em nghĩ thì 20 điềm ác mộng này có lẽ là điềm em sắp chết, hay là thái tử sắp dứt tình ân ái bỏ em mà đi hay sao ?

Đây chỉ là do công chúa lo sợ tôi đi xuất gia[82] đó thôi. Song giấc mộng này chỉ là những điềm lành, không có gì đáng lo ngại, công chúa cứ yên tâm, không nên phiền não làm chi cho mệt tinh thần[83].

Thưa thái tử, em sắp đến ngày sanh nở, con của chúng ta sắp chào đời, có thể là một hoàng nam. Xin thái tử đoái nghĩ đến mẹ con em sẽ phải sống đời hiu quạnh buồn thảm nơi hoàng cung nếu khôngthái tử bên cạnh. Xin thái tử hãy ở lại với em và con, đừng đi xuất gia.

Công chúa ơi[84], có bao giờ nàng nhìn thấy một ông cụ hay một bà lão độ 80, hay 90, hay 100 tuổi không ? Lưng họ còng xuống như một mái nhà sắp sụp đổ, tay run rẩy chống gậy, dáng đi khập khểnh như sắp ngã xuống bất cứ lúc nào, tuổi trẻ đối với họ chỉ còn là một kỷ niệm xa vời, răng gãy xếu xáo, lưa thưa vài sợi tóc bạc trên đầu, da nhăn nheo như trái mướp khô ! Có bao giờ nàng nghĩ đến một ngày kia chính nàng cũng sẽ phải chịu cảnh già nua như vậy, không thế nào tránh khỏi không ?

“Công chúa ơi, có bao giờ nàng nhìn thấy một người đàn ông hay một người đàn bà đau yếu bệnh hoạn, phải chịu oằn oại trên phẩn và nước tiểu của chính mình không? Có người còn được người khác chăm sóc, có người thì không được ai chăm sóc cả ! Có bao giờ nàng nghĩ đến một ngày kia chính nàng cũng sẽ phải chịu cảnh đau yếu bệnh hoạn như vậy, không thế nào tránh khỏi không ?

“Công chúa ơi, có bao giờ nàng nhìn thấy xác của một người đàn ông hay một người đàn bà, một hai hay ba ngày sau khi chết, sình trương, nứt nẻ, hôi thúi, rục rã không? Có bao giờ nàng nghĩ đến một ngày kia chính nàng cũng sẽ phải chịu cảnh chết chóc thảm thương như vậy, không thế nào tránh khỏi không ? ...

Thôi thôi, thái tử đừng nói đến những cảnh tượng đáng ghê sợ như thế nữa, sẽ có ảnh hưởng không tốt đến con của chúng ta.

Này công chúa, ta muốn xuất gia chính là để cố tìm ra phương thức thoát khỏi những cảnh đau khổ trong sinh, già, bệnh, chết, sanh tử luân hồi cho chính ta, cho nàng, cho con chúng ta, và cho tất cả chúng sanh đang mê muội chìm đắm triền miên trong biển khổ sanh sanh tử tử. Đến khi thành công ta sẽ trở về đây để cứu nàng, cứu con và tất cả mọi người. Nàng nên can đảm ở lại chờ ta, đừng ngăn cản ta.

Công chúa Yasodharà nằm úp mặt xuống giường thút thít khóc. 

 

Vài hôm sau thái tử vào gặp vua cha xin phép đi xuất gia :

Kính lạy Phụ vương, lòng con đêm ngày muốn xuất gia tầm đạo giải thoát, kính xin Phụ vương hoan hỉ cho con được toại nguyện.

Thái tử con ! Cha rất thương yêu con nên cha không đành lòng nào thấy con trở thành kẻ ăn xin không nhà không cửa, bữa đói bữa no, rày đây mai đó. Hơn nữa cha mong con sau nầy sẽ nối ngôi vua cai trị thiên hạ. Con đừng đi đâu hết, cứ ở lại đây với cha, rồi con muốn gì cha cũng chiều ý con.

Như Phụ vương muốn cho con ở lại thì xin Phụ vương ban cho con bốn điều này : Một là làm sao cho con trẻ mãi không già; hai là làm sao cho con mạnh khoẻ hoài không bệnh; ba là làm sao cho con sống hoài không chết; bốn là làm sao cho con học được đạo giải thoát để cứu chúng sanh khỏi những thống khổ ở đời.

Này con yêu quí, cứ theo bốn điều con xin đó thì chính cha đây cũng không có, làm sao cha ban cho con được !

Sau khi thái tử lạy tạ lui ra, vua Suddhodana buồn rầu họp tất cả những người thân tín trong hoàng cung lại, nói rằng :

Thái tử vừa lại đây xin phép đi xuất gia. Nếu ta đồng ý cho đi thì sau này không có người tài trí kế vị, vậy ai có ý kiến gì hay để giữ thái tử ở lại hoàng cung chăng ?

Tâu Đại vương, quan Tổng binh nói, hạ thần sẽ đặt 500 binh sĩ hùng tráng khỏe mạnh thay phiên nhau ngày đêm canh gác tại mỗi cửa thành, và thêm 500 binh sĩ tinh nhuệ tuần hành ngày đêm trên mặt thành, thì chắc chắn không thế nào thái tử lén ra khỏi thành được.

Tâu Hoàng thượng, Hoàng hậu Pajàpati nói, thần thiếp sẽ tăng cường thêm các thế nữ xinh đẹp nhất trong hoàng cung để ngày đêm hầu hạ thái tử, vừa giúp vui bằng các trò chơi, tiếng đàn, giọng hát, vừa trông chừng thái tử.

Các khanh ráng cẩn thận, vua nói, ta sẽ trọng thưởng.

 

Một hôm, thái tử Siddhattha đang đi dạo chơi trong một lâm viên ở ngoài thành, gặp lúc trời nắng tốt, thái tử xuống hồ nước trong xanh giữa những hàng cây cao vút để tắm cho mát. Trong lúc đang kỳ cọ, bỗng nghe tiếng vua trời Đao Lợi là Sakka Indra văng vẳng bên tai :

Hởi ngài Hộ Minh Bồ tát, thời kỳ xuất gia đã đến, ngài chớ nên chần chờ nữa, chúng sanh đau khổ triền miên đang cần ngài cứu độ.

Nghe xong, thái tử Siddhattha thấy lòng hăng hái phấn khởi. Vừa lúc ấy có quân hầu mang lệnh vua đến báo công chúa Yasodharà vừa sanh hoàng nam. Thái tử vui mừng lên lưng ngựa phóng nhanh về thành. Lúc thái tử hân hoan đi ngang qua, cô Kisà Gotamì đứng trên lầu nhìn thấy liền cất tiếng hát:

Hạnh phúc thay được làm cha,

 “Hạnh phúc thay được làm mẹ,

 “Hạnh phúc thay được làm vợ

 “Của một chàng trai như thế.

          Trong lúc đang vui mừng phấn khởi, thái tử Siddhattha liền quày ngựa lại, ném tặng nàng xâu chuổi ngọc đeo cổ của chàng trị giá  một trăm ngàn đồng tiền vàng, rồi tiếp tục về hoàng cung. Thái tử chợt nghĩ: “Ai ai cũng mong được hạnh phúc, nhưng hạnh phúcthế gian vô thường, sanh, già, bệnh, chết này thật chóng tàn phai; làm thế nào để có được Hạnh Phúc Chân Thật Vĩnh Cửu ?”

 

 

D- THỜI GIAN XUẤT GIA HỌC ĐẠO

          Từ năm 29 tuổi đến năm 35 tuổi (6 năm).

 

1- Ra đi (năm -595)

 

Năm 595 trước tây lịch, thái tử Siddhattha được 29 tuổi[85]. Công chúa Yasodharà vừa hạ sanh hoàng nam duy nhất là Ràhula[86] được bảy ngày.

Sau bữa tiệc linh đình mừng cháu nội đích tôn của vua chào đời, đêm đã quá khuya, mọi người đều mỏi mệt. Vua trời Đế Thích là Sakka Indra[87] dùng thần lực làm cho tất cả quan quân và thế nữ ngủ say mê, nằm ngổn ngang khắp mọi nơi. Riêng thái tử cảm thấy băn khoăn không ngủ được, tự nghĩ nên nhân cơ hội có một không hai nầy để ra đi. Ngài im lặng đứng nhìn công chúa Yasodharà và Ràhula lần cuối cùng để từ giã. Hai mẹ con nằm bên nhau tạo nên một hình ảnh ấm cúng chan hòa tình thương thiêng liêng, cao cả, ngây thơ, nồng nàn, êm dịu làm thái tử xúc động chùn chân. Thái tử chợt nhớ đến sông mê bể khổ vô bờ bến của chúng sinh phải chịu trong vô lượng kiếp, ngài liền bước vội ra ngoài gọi Channa :

Channa, ngươi mau dắt ngựa Kanthaka đến đây cho ta.

Thưa thái tử, bây giờ đã quá nửa đêm, ngài dùng ngựa để làm gì ?

Thời đã tới, ta đi xuất gia tầm đạo, ngươi chớ cản ta, không được trái ý ta.

Channa run sợ, lén dắt ngựa tới. Thái tử vừa lên mình ngựa thì trời đất rung chuyển sáu lần. Channa chỉ kịp bám lấy đuôi ngựa thì bốn ông Thiên vương[88] đã bay xuống cầm bốn chân ngựa bay vút qua cổng thành phía đông[89], rồi đi về hướng nam tới chỗ đạo sĩ Bhargava (Bạt Già hay Bạt Ca Bà) tu khổ hạnh thì đáp xuống.  Rạng sáng ngày mồng 8 tháng 2[90] năm Bính Dần (-595), thái tử Siddhattha và Channa thấy mình đang ở bên kia bờ sông Anomà[91], cách thành Kapilavatthu 36 dậm (58 km) về hướng tây nam[92], thuộc làng Anupiya, xứ Malla.

Thái tử rút gươm cắt tóc vừa phát nguyện : "Tôi cắt bỏ mớ tóc này để phát nguyện đoạn hết phiền não và tập chướng". Vua Trời Đế Thích (Đao Lợi) là Sakka Indra liền đưa vạt áo hứng tóc của ngài rồi bay về thiên cung xây tháp cúng dường. Thái tử lại thầm nghĩ: "Còn tấm áo bào này ta cũng phải thay đổi mới thành tướng xuất gia". Sakka Indra biết ý liền hóa làm người đi săn, tay cầm cung tên, mình mặc áo cà-sa vàng đi tới. Thái tử nhìn thấy hỏi rằng:

Tại sao ông mặc áo của người tu hành mà đi làm việc giết hại như vậy?

Thưa ngài, tôi mặc áo này để cho mấy con hươu nhìn thấy không bỏ chạy. Nhờ vậy tôi mới săn được nhiều.

Ông mặc áo thầy tu mà làm việc sát hại thật không nên. Còn tôi muốn xuất gia cầu giải thoát mà chưa có áo tu sĩ. Vậy ông nên đổi áo với tôi đi.

Sakka Indra thành kính cởi áo cà-sa dâng thái tử. Thái tử cũng cởi áo bào đổi cho. Thái tử hoan hỉ mặc áo cà-sa xong[93], uy dung tự nhiên cải biến, thầm nghĩ: "Từ đây ta thật có hình tướng xuất gia".

Trước khi từ giã[94], thái tử ôn tồn nói với Channa:

Này Channa, ta thấy người thế gian, thân tuy xa nhau mà khi tâm hợp nhau thì tâm họ vẫn theo nhau. Cũng có người thân tuy gần nhau mà tâm không hợp nhau thì tâm họ vẫn xa cách nhau. Ta lìa bỏ cung điện ngai vàng chỉ có một mình ngươi theo ta tới đây. Ta sẽ ở lại nơi nhàn vắng nầy tầm đạo, còn ngươi hãy mang các trang phục của ta về dâng lên Phụ vương và tâu rằng: Tâu Bệ hạ, đối với các sự tôn vinh, quyền thếlạc thú ở đời, Thái tử không nghĩ đến, không mong muốn, cũng không cầu sinh lên các cõi trời để hưởng năm món dục lạc, và cũng không phải bất hiếu, giận hờn, mà chính vì thấy chúng sinh lầm đường lạc nẻo, không biết con đường chính, chìm nổi trong vòng sinh tử luân hồi, nên Thái tử nguyện xuất gia để tìm phương pháp giải cứu cho họ. Cúi xin Bệ hạ chớ buồn vì Thái tử. Nếu Phụ vương nói ta còn ít tuổi, chưa nên xuất gia, thì ngươi tâu rằng: "Tâu Bệ hạ, mạng người vô thường không có hạn định tuổi, có ai là người chắc đến già mới chết". Ngươi thưa với dì ta rằng: Người ta sinh ra ở đời, ân ái có ngày biệt ly, ta vì muốn đoạn trừ những mối đau khổ đó nên đi xuất gia học đạo, xin bà đừng thương nhớ làm chi mà sinh sầu khổ. Ngươi cũng nên nói với các công chúa rằng ta muốn phá bỏ cái màn vô minh, nguyện thành ngôi chánh giác rồi sẽ trở về đưa dắt mọi người lên đường giải thoát.

Channa nghe xong bái chào thái tử, nước mắt đầm đìa, lên ngựa trở về thành.

Channa về đến hoàng cung; hoàng hậu Pajàpati, công chúa Yasodharà và hai bà phi Gopika và Migàranika, cùng các thế nữ nhìn thấy Channa về mà không thấy thái tử đều lo lắng hỏi :

Thái tử bây giờ ở đâu ?

Thưa hoàng hậu, thái tử đã lìa bỏ năm món dục lạc để cầu đạo giải thoát. Hiện ngài đang ở nơi sơn lâm, mặc áo cà-sa, cắt bỏ râu tóc, thành người xuất gia. Xin hoàng hậu hoan hỉ !

Ta có phụ gì ngươi, hoàng hậu nói, sao ngươi lại dám để thái tửmột mình nơi sơn lâm lạnh lẽo đầy ác thú, độc trùng, lấy gì bảo đảm tánh mạng cho thái tử ?

Thưa bà, thái tử bắt con trở về trình bà những món trang phục này và xin bà cứ an tâm, đừng lo buồn gì, chẳng bao lâu thái tử đắc quả chánh giác sẽ trở về.

Nhà ngươi vô cớ làm hại ta, công chúa Yasodharà nói, ngươi còn trở về đây làm chi nữa ?

Thưa bà, thái tử vượt thành xuất gia là do sức thần thông của chư thiên làm cho mọi người ngủ say, rồi bốn ông Thiên vương xuống nắm bốn chân ngựa bay lên trời mà đi, con chỉ kịp bám lấy đuôi ngựa bay theo mà thôi. Xin bà tha thứ. Nhưng mà hay lắm, quý lắm ! Khi thái tử bay qua cổng thành tự nhiênhào quang sáng chói cả trời đất. Thật là kỳ lạ !

Về đến hoàng cung, ngựa Kanthaka vô cùng buồn bã, bỏ ăn mấy ngày rồi đứt ruột ngã lăn ra chết, vãng sanh lên cung trời Đao Lợi (Tàvatimsa)[95].

 

Thái tử Siddhattha, bây giờ đã trở thành sa môn Gotama, ở lại bờ sông Anomà bảy ngày, vui thú tĩnh tọa giữa cảnh u tịch của núi rừng, thuộc làng Anupiya, xứ Malla. Nơi đây vị tân sa môn có dịp quan sát lối tu khổ hạnh của nhóm ông Bhargava (Bạt Già). Các ông đạo sĩ khổ hạnh nầy che thân hoặc bằng lá, hoặc bằng cỏ, hoặc bằng vỏ cây kết lại; khi ăn thì dùng các thứ cây, cỏ, hoa, quả, có ông ăn mỗi ngày một bữa, hoặc hai ngày, ba ngày một bữa; có ông thờ thần nước, thần lửa, có ông thờ mặt trời, mặt trăng; có ông đứng một chân suốt ngày, có ông đưa hai tay lên trời suốt ngày, có ông nằm trên chông gai, hoặc nằm gần bên đống lửa, hoặc ở mé nước. Sa môn Gotama (Cồ Đàm) hỏi :

Các ông tu khổ hạnh như vầy để cầu điều gì ?

Chúng tôi mong sau khi chết sẽ được sanh lên các cõi trời hưởng phước.

Được sanh lên các cõi trời, sa môn Gotama nói, tuy vui thú thật, nhưng khi hết phước cũng lại bị đọa lạc, sinh tử luân hồi trong sáu đường[96]. Tôi muốn tìm cách tu nào để trừ hết cái căn bản đau khổ đó.

Thảo luận đến tối cũng không ai tìm được phương pháp nào hay. Sa môn Gotama bèn xin từ giã để tiếp tục con đường tầm đạo. Ông Bhargava thấy sa môn Gotama có tướng tốt và chí lớn liền bảo :

Này đạo hữu, cách đây khoảng 120 dặm về hướng đông nam, ở gần thủ đô Vesàlì của xứ Vajji (Bạt Kỳ), có một vị đạo sư rất nổi tiếng, đạo đức sâu rộng, tài học cao minh, tên là Àlàra Kàlàma (A La La Ca Lam)[97] có đến 300 đệ tử. Vậy đạo hữu nên đến đó đàm luận thử xem.

Sa môn Gotama cám ơn ông Bhargava rồi lên đường tìm đến đạo sư Àlàra Kàlàma.

 

Vua Suddhodana sau khi hay tin thái tử vượt thành xuất gia thì đêm ngày thương nhớ, lòng dạ héo hon. Ngài triệu tập quần thần đàm luận rồi sai quan Thái sư cầm đầu một nhóm văn thần đi mời thái tử trở về hoàng cung. Trong nhóm đó có năm vương tôn dòng Sàkya[98] là các ông Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp) còn gọi là Vappa (Bà Sư Ba), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ), Assaji (Át Bệ, A Xà Du, Mã Thắng). Phái đoàn đến khu rừng bên bờ sông Anomà, gặp đạo sĩ Bhargava, hỏi rằng :

Thưa đạo sĩ, thái tử Siddhattha rời thành đi xuất gia có tới đây không?

Thưa quý ngài, có một đồng tử tới đây đàm đạo cùng chúng tôi, nhưng hiện giờ có lẽ đang ở nơi vị đạo sư Àlàra Kàlàma gần thủ đô Vesàlì của xứ Vajji.

Phái đoàn liền từ giã đạo sĩ Bhargava và tiếp tục đi đến Vesàlì, tìm đến đạo tràng Àlàra Kàlàma. Đến nơi thấy thái tử mặc áo sa môn, liền quỳ xuống thưa rằng:

Kính thưa thái tử, Đại vương tuy đã biết ý thái tử muốn xuất gia học đạo từ lâu, nhưng ngài vẫn ngày đêm mong nhớ, tinh thần dã dượi, thân thể hao mòn. Xin thái tử hãy mau trở về hoàng cung, Đại vương sẽ dành riêng một nơi yên tĩnh để thái tử an tâm tu học, cứ gì phải ở nơi sơn lâm vắng vẻ mới được.

Tôi sao không biết nỗi khổ tâm và thâm tình của Phụ vương. Chính vì muốn giải quyết tận gốc rễ các nỗi khổ triền miên đó của chúng sinh mà tôi phải  đi xuất gia tầm đạo. Vả lại bây giờ Phụ vương tôi đã có cháu nội là Ràhula ở bên cạnh để an ủinối nghiệp sau này. Xin quý vị hãy trở về tâu cùng Phụ vương, khi giải quyết xong cái khổ nói trên của chúng sinh tôi sẽ trở về.

Thấy thái tử đã có đầy đủ tướng xuất gia lại một lòng khẳng khái không lay chuyển, nhóm năm anh em ông Kondanna tình nguyện ở lại bảo vệ thái tử, để quan Thái sư trở về tâu lại với vua.

 

2- Vị đạo sư thứ nhất : Àlàra Kàlàma[99]

 

Khi sa môn Gotama vừa gặp đạo sư Àlàra Kàlàma liền đảnh lễ và nói :

Thưa đạo sư, xin đạo sư cho con thọ giáo và sống đời phạm hạnh thiêng liêng dưới sự hướng dẫn của đạo sư.

Hãy ở lại đây với ta, hỡi anh bạn trẻ, cách dạy của ta nhằm giúp người thông minh sớm nhận thức được giáo lý cao siêu bằng trí tuệ trực giác của chính mình, và thực hiện cuộc sống trong sự chứng ngộ đó. Người tu phải diệt trừ chấp thân là ngã, đến khi thành tựu thì thần thức rời khỏi thân như chim sổ lồng, mặc tình bay lượn tự do trong tam giới[100], đó là giải thoát.

Thưa đạo sư, giáo lý cao siêu mà đạo sư đã nhận thức bằng trí tuệ trực giác phải được thực hành như thế nào và kết quả như thế nào ?

Đạo-sư Àlàra Kàlàma liền giải thích cho sa môn Gotama biết cách tu tập và các cảnh giới chứng ngộ theo thứ lớp như sau :

 

1- Không tham sống sợ chết, không ham muốn danh lợi tài sản thế gian, nhàm chán các thú vui thế tục, sẵn sàng vui vẻ lìa bỏ tất cả thì đắc Sơ thiền[101], đạt Ly Sanh Hỷ Lạc Địa. Thực hành: Ly dục ly bất thiện pháp, dùng tầm và tứ đoạn trừ vọng tưởngphiền não, nhập Ly Sanh Hỷ Lạc Địa, chứng và an trú Sơ thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Phạm Chúng Thiên (Brahmà parisajja), Phạm Phụ Thiên (Brahmà purohita), Đại Phạm Thiên (Mahà Brahmà). Người đắc sơ thiền ví như thau nước đục (tâm) để yên lâu ngày, cặn cáu (phiền não) lắng xuống được 8/10, thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ; nhưng khi nước bị quấy động, cặn cáu lại nổi trở lên.

2- Xa lìa các thú vui thế tục, chuyên vui trong thiền định thì đắc Nhị thiền[102], đạt Định Sanh Hỷ Lạc Địa. Thực hành: Bỏ tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm, nhập Định Sanh Hỷ Lạc Địa, chứng và an trú Nhị thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Thiểu Quang Thiên (Parittabha), Vô Lượng Quang Thiên (Appamanabha), Quang Âm Thiên (Abhassara). Người đắc nhị thiền ví như thau nước đục để yên lâu ngày, cặn cáu lắng hết xuống đáy thau, nước trở nên trong suốt, tâm được nhẹ nhàng, định tỉnh, sáng suốt; nhưng khi nước bị quấy động, cặn cáu lại nổi trở lên.

3- Năm căn[103] thanh tịnh. Không còn cảm thọ buồn vui trước ngoại cảnh, tâm luôn luôn an lạc trong chánh niệm thì đắc Tam thiền[104], đạt Ly Hỷ Diệu Lạc Địa. Thực hành: Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, xả niệm lạc trú, nhập Ly Hỷ Diệu Lạc Địa, chứng và an trú Tam thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubha), Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamanasubha), Biến Tịnh Thiên (Subhakinha). Người đắc tam thiền ví như thau nước đục được lắng trong, tất cả cặn cáu đều lắng xuống đáy thau và được vớt bỏ ra ngoài hết 8/10.

4- Sáu căn[105] thanh tịnh. Không còn ý thức phân biệt khổ vui, không còn cố chấp đúng sai, phải quấy, hay dở, tốt xấu, mê ngộ, chánh tà. Tâm luôn luôn an lạc, thanh tịnh, siêu thoát, không ngăn ngại thì đắc Tứ thiền[106], đạt Xả Niệm Thanh Tịnh Địa. Thực hành: Xả lạc xả khổ, ly hỷ ưu, nhập Xả Niệm Thanh Tịnh Địa, chứng và an trú Tứ thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Quảng Quả Thiên (Vehapphala), Vô Tưởng Thiên (Asanna), Vô Phiền Thiên (Aviha), Vô Nhiệt Thiên (Atapa), Thiện Kiến Thiên (Sudassana), Thiện Hiện Thiên (Sudassa), Sắc Cứu Cánh Thiên (Akanittha). Người đắc tứ thiền ví như thau nước hoàn toàn trong trẻo tinh khiết, không còn một chút cặn cáu. Nước có thể bị quấy động, nhưng vẫn trong trẻo, không bị vẩn đục.

5- Vượt khỏi hoàn toàn mọi sắc tưởng, diệt trừ chướng ngại tưởng, không tác ý với dị tưởng, hòa mình vào hư không vô biên. Cảm thấy thân mình và vạn vật đồng một thể tánh, đồng hòa tan trong cõi hư vô không biên giới, thì đắc Không Vô Biên Xứ (Akasanantya yatana), được thân không. Sau khi mạng chung, có thể sanh vào cõi trời Vô Sắc thứ nhứt. Người đắc Không Vô Biên Xứ ví như nước đã bốc thành hơi, không còn trông thấy, nhưng có thể đong lại thành mây, thành mưa. Người đắc Không Vô Biên Xứ có thể được Thần Túc Thông.

6- Vượt khỏi Không Vô Biên Xứ, không còn thấy mình có thân, chỉ còn cái tâm thức vô biên, bình đẳng với chúng sanh muôn loài không khác, thì đắc Thức Vô Biên Xứ (Vijnanantya yatana), được thức không. Sau khi mạng chung, có thể sanh vào cõi trời Vô Sắc thứ hai. Người đắc Thức Vô Biên Xứ ví như nước đã bốc thành hơi thật nhẹ, không thể đong lại thành mây, thành mưa nữa. Người đắc Thức Vô Biên Xứ có thể được Thiên Nhản Thông, Thiên Nhĩ ThôngTha Tâm Thông.

7- Vượt khỏi Thức Vô Biên Xứ, chứng ngộ các pháp đều không, không có gì là của mình (vô sở hữu), không có gì để chứng đắc (vô sở đắc), không có gì cần thiết (vô sở dụng), thì đắc Vô Sở Hữu Xứ (Àkincannà yatana), được pháp không. Sau khi mạng chung, có thể sanh vào cõi trời Vô Sắc thứ ba. Đó là cõi trời cao nhứt mà tôi đã chứng ngộ. Ngoài ra không còn gì nữa. Người đắc Vô Sở Hữu Xứ ví như nước đã bốc thành hơi thật nhẹ, vượt ra ngoài bầu khí quyển, chỉ còn một chút tánh ướt. Người đắc Vô Sở Hữu Xứ có thể biết được một số kiếp trước của mình.

 

Sa môn Gotama theo lời chỉ dẫn đó tu tập vài ngày cũng chứng ngộ cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ. Nhưng ngài cũng thất vọng vì chưa thấu triệt được chơn lý tối thượng mà ngài mong ước. Đạo sư Àlàra Kàlàma lấy làm hoan hỉ thấy đệ tử lỗi lạc của mình thành công mau chóng, khen rằng :

Này đạo hữu, tôi thật vô cùng hoan hỉ được có một người bạn đồng tu đáng kính như đạo hữu. Giáo lý mà tôi đã chứng ngộ bằng tuệ giác và đã tuyên bố thành đạt, thì nay đạo hữu cũng đã chứng ngộ như tôi. Vậy đạo hữu hãy ở lại đây với tôi, chúng ta hãy cùng nhau hợp sức dẫn dắt nhóm đạo sĩ này.

Thưa đạo sư, thần thức lìa khỏi thân vẫn còn ngã chấp, tức còn sanh tử luân hồi. Con tự thấy cần phải tu tiến thêm nữa vì tâm con chưa hoàn toàn vắng lặng, cội gốc sanh tử chưa dứt trừ, cảnh giới niết bàn chưa chứng ngộ, chơn lý vô thượng chưa thông đạt. Con xin từ giã đạo sư để tiếp tục lên đường tầm đạo.

 

3- Vị đạo sư thứ nhì : Uddaka Ràmaputta[107]

 

Ông Kondanna khuyên sa môn Gotama nên đến gặp thầy cũ của ông là đạo sư Uddaka Ràmaputta (Uãt Đầu Lam Phất)[108] ở gần thành Ràjagaha (Vương Xá)[109], xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Thành Ràjagaha, còn gọi là Ràjagriha, cách Vesàlì khoảng 160 km về hướng nam. Sa môn Gotama cùng với năm anh em ông Kondanna đi mười ngày đường đến gặp đạo sư Uddaka Ràmaputta. Lúc bấy giờ đạo sư đã 75 tuổi và có 700 đệ tử, 300 tu học tại chỗ và 400 ở các địa điểm khác. Đạo sư giảng :

Thông thường người ta hay chấp nơi hình tướng của muôn sự muôn vật, hoặc chấp rằng các sự vật đều không có hình tướng, như vậy đều là lầm lạc cả. Nên cần suy xét cho chính chắn, chỉ lãnh thọ cái thể nhiệm mầu (l' essence, cái tinh thể, chơn như) của muôn sự muôn vật mà thôi. Phải vượt khỏi Vô Sở Hữu Xứ để chứng và an trú Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Như vậy mới tránh khỏi mọi vọng chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả[110], tâm không còn nghĩ tưởng (được tưởng không), đặng quả giải thoát cao nhứt, không còn đau khổ nữa, và sanh về cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

Sa môn Gotama nhập định vài ngày đã chứng được định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (N'eva sanna nasanna yatana), không còn tri thức cũng không phải không còn tri thức, tâm thức trở nên tế nhị đến đỗi không thể nói là có hay không có tâm thức. Ví như nước đã rã ra thành oxy và hydro, không phải nước nhưng cũng có thể là nước. Được tin nầy đạo sư Uddaka Ràmaputta rất lấy làm vui vẻ nói :

Này đạo hữu Gotama, tôi vô cùng hoan hỉ được có một người bạn đồng tu tài đức đáng tôn kính như đạo hữu. Những gì tôi đã hiểu biếtchứng ngộ thì nay đạo hữu cũng đã hiểu biếtchứng ngộ như tôi. Vậy thì đạo hữu hãy ở lại đây để dẫn dắt nhóm đạo sĩ này hộ tôi, vì tôi nay đã quá già rồi, không còn ở thế gian này bao lâu nữa.

Thưa đạo sư, con thấy trong cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng vẫn còn các hành nghiệp vi tế làm nhân cho tám cái khổ vi tế sau đây :

1- Tâm còn sanh niệm, đó là sanh khổ.

2- Niệm niệm nối tiếp nhau, đó là già khổ.

3- Động niệm chưa dứt, định lực chưa vững, đó là bệnh khổ.

4- Định lực còn có thể bị thối chuyển, đó là tử khổ.

5- Còn nhớ nhung, đó là ái biệt ly khổ.

6- Còn có điều không vừa ý, đó là oán tắng hội khổ.

7- Có khi cầu định chẳng đặng vì có sự cản trở, đó là cầu bất đắc khổ.

8- Thọ, tưởng, hành, thức chưa hoàn toàn dứt, đó là ấm xí thạnh khổ.

Con cầu đạo vô thượng, mong dứt trừ tận gốc rễ mọi hình thức đau khổ. Chí nguyện chưa thành, nên con xin phép đạo sư được tiếp tục lên đường tầm đạo.

Này đạo hữu Gotama, đạo sư Uddaka Ràmaputta nói, chí nguyện cao cả của đạo hữu thật đáng thán phục, vậy khi đạo hữu thành công xin hãy nhớ đến tôi trước.

Tình cờ vua Seniya Bimbisàra đến thăm đạo sư Uddaka Ràmaputta, thấy vậy liền đến đảnh lễ sa môn Gotama và đề nghị chia cho ngài phân nửa giang sơn nếu ngài chịu ở lại Magadha. Sau khi sa môn Gotama từ chối, nhà vua yêu cầu sa môn sau khi thành công nhớ trở lại thành Vương Xá độ ngài.

 

4- Sáu năm tu khổ hạnh tại Uruvelà[111]

                        (từ năm 595 đến năm 589 trước tây lịch )

 

Sa môn Gotama thấy rằng không còn ai khác giỏi hơn để ngài có thể nương tựa, đã đến lúc ngài phải tự tu tự chứng để đạt sở nguyện. Ngài bèn cùng với 5 người bạn đạo là Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Vappa (Bà Phạm) còn gọi là Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ) và Assaji (Át Bệ) từ giã đạo sư Uddaka Ràmaputta,  đến khổ hạnh lâm (tapovana, dukkharakrya) tại làng Uruvelà, gần thành phố Gayà, cách Vương Xá khoảng 30 km về phía đông-nam, để chuyên tu khổ hạnh. Vào thời bấy giờ, cho đến nay vẫn còn, ở Ấn Độ, có nhiều đạo sĩ tin tưởng mãnh liệt rằng lối tu khắc khe ép xác khổ hạnh có thể khắc phục và thanh lọc thân tâm, diệt trừ tất cả dục vọng, và đưa đến giải thoát cùng tột. Dĩ nhiên sa môn Gotama quyết định trắc nghiệm pháp môn này.

Ngài đến một hang đá hẻo lánh ở lưng chừng núi Dungsiri, bắt đầu một cuộc tranh đấu quyết liệt để khắc phục thân xác, với niềm hy vọng rằng một khi đã làm chủ được mọi nhu cầu phức tạpphiền toái của thân thì tâm sẽ được giải phóng khỏi sự thống trị của vật chất để đạt đến mức độ giải thoát cao siêu. Ngài cố gắng đến mức cùng tột của lối tu khổ hạnh. Chỉ ăn lá, rễ cây, vài hột mè, hột đậu mỗi ngày, ngủ rất ít, suốt ngày ngồi thiền hoặc đi kinh hành. Thân hình ngài chỉ còn da bọc xương, cái rốn gần đụng xương sống. Về sau đức Phật đã kể lại trong kinh Mahà Saccaka (Majjhima Nikàya 36), cảnh ngài tu khổ hạnh như sau :

Lúc ấy tư tưởng sau đây phát sanh đến tôi : Hay là ta thử cắn chặt răng lại, cong đầu lưỡi ép sát vào vòm hàm trên, và dùng tư tưởng thiện đè bẹp, chế ngựtiêu diệt tư tưởng xấu. Thế rồi tôi cắn chặt răng lại, cong đầu lưỡi ép sát vào vòm hàm trên, và cố gắng đè bẹp, chế ngự, tiêu diệt tư tưởng xấu bằng những tư tưởng tốt. Lúc tôi tranh đấu như vậy thì mồ hôi từ trong nách tôi chảy tuôn ra. Như một người mạnh đè đầu đè cổ một người yếu xuống, ấn mạnh xuống, bắt phải thần phục, tôi cũng tranh đấu như vậy để hàng phục những tư tưởng bất thiện. Nghị lực tôi thật mạnh mẽ và bất khuất. Tinh thần tôi thật vững vàng không lay động. Nhưng thân tôi mòn mỏi không còn chịu đựng nổi sự cố gắng kiên trì đè nặng lên nó. Mặc dù những cảm giác đau đớn đó phát sanh trong thân tôi, nó không ảnh hưởng đến tâm tôi chút nào.

“Rồi tôi tự nghĩ : Hay là ta hãy tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi kiểm soát chặt chẽ sự hít vàothở ra bằng miệng, bằng lỗ mũi, bằng lỗ tai. Và khi tôi nín thở thì đầu tôi đau bưng lên khủng khiếp. Cũng như có một lực sĩ siết chặt đầu tôi bằng một sợi dây da cứng. Tuy nhiên nghị lực tôi vẫn mạnh, Những cảm giác đau đớn đó không ảnh hưởng gì đến tâm tôi.

“Rồi tôi tự nghĩ : Hay là ta hãy tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi nín thở bằng miệng, bằng lỗ mũi, bằng lỗ tai. Khi tôi kiểm soát hơi thở như thế thì một luồng hơi mạnh thọc xuyên qua bụng tôi. Cũng như có một tên đồ tể thiện nghệ hay mới tập sự đang dùng dao bén rạch bụng tôi. Tuy nhiên nghị lực tôi vẫn mạnh. Cảm giác đau đớn như thế không hề ảnh hưởng gì đến tâm tôi.

“Một lần nữa, tôi lại tự nghĩ : Hay là ta lại tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi kiểm soát hơi thở ra vào bằng miệng, bằng lỗ mũi và bằng lỗ tai. Khi tôi nín thở thì một hơi nóng kinh khủng thiêu đốt thân tôi. Cũng như có hai người lực sĩ đang nắm chặt tay chân tôi đặt lên một đống than cháy đỏ cho đến khi thân tôi bị thiêu rụi. Dù vậy nghị lực tôi vẫn mạnh. Cảm giác đau đớn như thế không hề ảnh hưởng đến tâm tôi.

“Lúc bấy giờ có những vị thiên thần thấy tôi như vậy thì nói với nhau rằng : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama đã chết. Vài vị khác nói : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama chưa chết, nhưng đang chết dần. Trong khi vài vị khác nói : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama chưa chết, cũng không phải đang chết dần vì ngài là một vị A-la-hán. Đây chỉ là lối sống của một vị A-la-hán.

“Rồi tôi tự nghĩ : Hay ta thử hành pháp tuyệt thực hoàn toàn ! Lúc bấy giờ có những vị thiên thần đến gần tôi và nói : Thưa ngài, ngài không nên hành pháp tuyệt thực hoàn toàn. Nếu ngài làm như vậy, chúng tôi sẽ rót thiên tinh thể bổ dưỡng vào thân ngài qua các lỗ chân lông để nuôi sống ngài. Tôi nghĩ : Nếu ta nói ta hành pháp tuyệt thực mà các thiên thần lại rót thiên tinh thể bổ dưỡng vào thân qua các lỗ chân lông để nuôi sống ta, té ra ta gian dối. Thôi ta không cần phải tuyệt thực hoàn toàn.

“Rồi tôi lại nghĩ : Hay ta chỉ thọ thực mỗi ngày một bụm nước đậu hoặc rau cỏ ! Khi tôi chỉ dùng thật ít vật thực đặc hoặc lỏng như thế thì thân tôi trở nên gầy khô như những cọng sậy ghép lại với nhau. Bàn tọa của tôi chỉ còn bằng cái móng chân con lạc đà. Xương sống tôi như một xâu chuỗi dựng đứng lên và cong vào. Xương sườn tôi tựa như một cái sườn nhà bị sụp đổ. Tròng mắt tôi chẳng khác nào hình ảnh những ngôi sao dưới đáy giếng sâu. Da đầu tôi rụng tóc, nhăn nheo như một trái mướp phơi khô. Khi muốn rờ da bụng thì tay tôi đụng nhằm xương sống. Khi muốn rờ xương sống thì tay tôi đụng nhằm da bụng. Vì thiếu vật thực, da bụng tôi ép sát vào xương sống. Lúc muốn đứng dậy đi tiểu tiện thì tôi luống cuống té ngã xuống. Tôi đập nhẹ tay chân cho thân mình tôi sống lại. Than ôi, lúc đập như thế, lông trên mình tôi lả tả rơi xuống đất vì đã chết gốc. Những người thấy tôi như vậy thì nói : Đạo sĩ Gotama da đen. Có người lại nói : Đạo sĩ Gotama da không phải đen mà xanh. Có người lại nói : Đạo sĩ Gotama không đen, không xanh mà nâu sậm. Màu da sáng sủa của tôi trở nên tàn tệ đến như thế vì thiếu vật thực.

          “Rồi tôi tự nghĩ : Dù các đạo sĩ khổ hạnh hay Bà-la-môn trong quá khứ đã chịu đựng những cảm giác nhức nhối, đau đớn, xót xa như thế nào thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn nữa. Dù các đạo sĩ khổ hạnh hay Bà-la-môn trong tương lai sẽ chịu đựng những cảm giác nhức nhối, đau đớn, xót xa như thế nào thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn. Tuy nhiên, dù đã trải qua bao nhiêu khắc khổ, khó khăn, đau đớn, tôi vẫn chưa đạt được sự giác ngộ tối thượng về nội tâm vượt lên trên trạng thái con người. Hay là còn con đường nào khác dẫn đến sự Chứng ngộ tối thượng ?”

          Thấy sa môn Gotama đã gần kề cái chết mà chưa đạt được chí nguyện, Ma Vương liền hiện đến gần ngài và nói[112] :

          Này đạo sĩ gầy còm, thân hình tiều tụy ! Giờ chết đã gần kề. Thân thể ngươi đã chết mòn gần hết, chỉ còn lại một phần ngàn. Nhưng hãy sống, hỡi đạo sĩ, đời sống rất tốt đẹp. Có sống mới tạo được phước. Hãy sống độc thân và năng cúng tế thần lửa, ngươi sẽ tạo được nhiều phước báo. Ép mình sống đời khổ hạnh như thế này để làm gì? Con đường kiên trì nỗ lực quả thật kham khổ, khó khăn, không phải dễ thành tựu.

          Sa môn Gotama đáp :

          Này Ma Vương xấu xa, quỉ quyệt, thân quyến của tội lỗi và lười biếng. Ngươi chỉ đến đây vì lợi ích riêng của ngươi. Ta tu hành với niềm tin vững chắc, với sự kiểm soát thân tâm chặt chẽ, với sự tinh tấntrí tuệ. Ta đã quyết tâm như vậy, sao ngươi còn muốn lung lạc ta ? Máu cạn thì mật khô, thịt cũng hao mòn. Thịt ta càng hao mòn thì tâm ta càng thanh tịnh. Tâm ta càng thanh tịnh thì càng an trụ, càng sáng suốt, định lực càng vững chắc. Thể xác càng đau đớn thì tâm càng xa lìa tham ái. Chừng ấy ta biết rõ thế nào là sự trong sạch của một chúng sanh.

          “Tham vọng là đạo binh số một của ngươi. Đạo binh thứ nhì là bất mãn, thứ ba là thèm khát, thứ tư là ái dục, thứ năm là hôn trầm, thứ sáu là sợ hãi, thứ bảy là hoài nghi, thứ tám là giả dối, ngu si, thứ chín là lợi lộc, khen tặng, vinh dự, thứ mười là tự cao và khinh người.

“Này Ma Vương, đó là quân đội của ngươi, đó là khách luôn luôn ẩn náu bên trong hạng người xấu xa quỉ quái như ngươi. Người hèn nhát yếu đuối thì không thắng nổi, nhưng ai đã chế ngự được đạo binh ấy là tìm được hạnh phúc.

“Ta cột trên ngọn cờ của ta chùm cỏ Munja[113]. Sống đời hèn nhát trên thế gian này thật là nhục nhã ! Ta thà chết trên chiến trường còn hơn sống mà thất bại.

          Nghe đến đây Ma Vương lộ vẻ thất vọng, chán nãn, buồn rầu, bỏ đi.

 

Gần 6 năm tu khổ hạnh, sức lực sa môn Gotama càng ngày càng suy yếu, thân thể gầy còm do sự nhịn ăn, thức đêm, thức ngày. Có khi ngài bị ngất xỉu trong lúc ngồi thiền dưới cội cây hoặc lúc đang đi kinh hành. Hiện nay còn có một động đá ở lưng chừng núi Dungsiri, vùng Uruvelà, cách Bodh Gayà khoảng 5 km về hướng đông-bắc, kỷ niệm nơi ngài tu khổ hạnh. Trước động đá hiện có một ngôi chùa Tây Tạng.

Một hôm, đang ngồi thiền cạnh bờ sông Neranjana (Ni Liên Thiền), sa môn Gotama bỗng nghe tiếng một giáo sư âm nhạc đang dạy học trò trên một chiếc thuyền đi ngang qua : “Con nên nhớ, lên dây đàn phải vừa đúng độ căng, tiếng đàn mới thanh tao. Nếu dây dùn quá thì tiếng đàn mềm nhũng điếc câm, nếu dây căng quá thì dễ bị đứt”. Đang lúc thân thể suy tàn cùng cực, sa môn Gotama bừng ngộ pháp tu trung đạo.

 

 

E- ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO

          Năm 29 tuổi (-595) thái tử Siddhattha rời bỏ hoàng cung, đến bờ sông Anomà thuộc làng Anupiya, xứ Malla, tham vấn ông Bhargava đang tu khổ hạnh; kế đến một làng gần thủ đô Vesàlì, xứ Vajji (Bạt Kỳ), học với vị đạo sư thứ nhất là Àlàra Kàlàma, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ. Rồi ngài lại đến Ràjagaha (Vương Xá), thủ đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), học với vị đạo sư thứ hai là Uddaka Ràmaputta về bậc thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Chỉ độ vài ngày đã học hết sở học của thầy. Nhưng chưa được thỏa mãn với trình độ chứng ngộ đó, ngài đến làng Uruvelà bên bờ sông Neranjana chuyên tu khổ hạnh trong 6 năm nữa. Sau đó ngài lại bỏ lối tu khổ hạnh để lập ra pháp tu trung đạo, và 49 ngày sau, ngài thành đạo dưới cội cây Bồ-đề.

 

1- Chọn lối tu trung đạo[114]

 

Năm 589 trước tây lịch, sa môn GOTAMA được 35 tuổi, trong lúc thân thể suy nhược cùng cực, ngài nhận thấy lối tu khổ hạnh chỉ giúp người Tu diệt trừ các dục vọng, làm chủ các đòi hỏi của thân xác; nhưng với thân thể suy yếu, tâm thức không thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Từ chỗ ngồi, ngài loạng choạng đứng lên, cử động và nắn bóp tay chân cho đỡ tê, râu tóc và quần áo mục nát trên thân ngài rơi lả tả xuống đất. Ngài tìm đến một bãi tha ma gần đó lượm một bộ y phục, xuống sông giặt giũ, tắm rửa, rồi mặc vào, đi lần vào xóm khất thực.

Từ nay ngài áp dụng lối tu trung đạo, không quá hành xác cũng không quá buông lung, chỉ ăn uống vừa đủ cho có sức khoẻ để giữ cho tinh thần được sáng suốt. Ngài bắt đầu phân định giờ giấc tham thiền, khất thực, độ ngọ, kinh hành, nghỉ ngơi, nhưng vẫn giữ "tam thường bất túc" nghĩa là ba thứ ăn, ngủ và nghỉ không được quá đầy đủ mà phải hơi thiếu. Năm anh em ông Kondanna thấy vậy cho rằng ngài đã thối chí ngã lòng trong việc tu tập, quay về đời sống lợi dưỡng, nên cùng nhau rời ngài đi đến Vườn Nai (Lộc Uyển, Migadaya) tại làng Isipatana, hiện nay là Sarnath, cách làng Uruvelà quận Gayà khoảng 204 km về hướng tây-tây-bắc tiếp tục tu khổ hạnh. Thành phố Sarnath cách thành phố lớn Varanasi (tên cũ là  Benares) 10 km về hướng bắc.

Sa môn Gotama, trong sáu năm tu khổ hạnh, rất nhờ sự giúp đỡ tận tình của năm anh em ông Kondanna về tinh thần cũng như vật chất. Bây giờ còn lại một mình, trong cảnh cô đơn, ngài phải tự giải quyết những vấn đề phức tạp, khó khăn, từ lớn đến nhỏ, nhưng ngài không nản chí ngã lòng. Ngài thường đến bờ sông Neranjana (Ni Liên Thiền, hiện nay là sông Phalgu) ngồi thiền định trên bãi cát. Một hôm, có hai cô bé chăn bò tên Nandà và Bala[115] đang dắt bò xuống sông tắm. Hai cô thấy sa môn Gotama y phục tả tơi, thân thể gầy yếu, nhưng nét mặt trang nghiêm, hiền lành, thanh thoát, đang ngồi thiền định, thì sanh lòng kính mến liền lựa một con bò cái thật tốt, tắm rửa cho nó sạch sẽ rồi tự tay vắt lấy sữa, nấu chín, tới nơi thành kính quỳ gối dâng lên. Sa môn Gotama nhận sữa rồi chú nguyện rằng :

Tôi vì lòng độ sinh nên dùng món ăn này, nguyện được khí lực khoẻ mạnh; người dâng cúng đời đời được thức ăn ngon, thân thể hùng tráng, được tâm từ, bi, hỷ, xả, an lạc, không tật bệnh, sống lâu, giàu bền, trí tuệ đầy đủ.

Chú nguyện xong, ăn rồi, ngài cảm thấy thân thể khỏe mạnh, khí lực sung túc. Ngài thầm nghĩ rằng : “Sáu năm khổ hạnh, áo rách tả tơi, vậy ta nên đổi tấm áo phẩn tảo[116] này”. Sa môn Gotama đi lần xuống sông Neranjana giặt áo, tắm rửa vừa xong thì có vị trời Tịnh Cư dâng áo cà-sa cúng dường. Sa môn Gotama bỏ áo phẩn tảo, mặc áo cà-sa rồi từ từ đi tới mé rừng, tìm một cội cây mát mẻ để ngồi thiền định. Thông thường ngài nằm nghỉ từ canh ba đến canh năm dưới một cội cây. Khi sao mai vừa ló dạng, ngài thức dậy, xuống sông rửa mặt rồi tìm nơi ngồi thiền định. Đến giờ tỵ ngài đi khất thực trong xóm làng gần đó. Sau khi độ ngọ xong, ngài đi kinh hành,  xuống sông tắm, rồi lại tìm nơi mát mẻ ngồi thiền định.

 

2- Đêm thành đạo[117] (năm -589)

 

Đến ngày thứ 49 kể từ lúc năm anh em ông Kondanna bỏ đi, trong lúc ngài đang ngồi thiền định dưới gốc cây cổ thụ Ajapàla[118] (cách cây Bồ-đề độ 100m về hướng đông, hiện nay có dựng bảng kỷ niệm gần cổng vào Bồ Đề Đạo Tràng), sắp đi khất thực, thì có hai chị em nàng Sujàtà, con ông xã trưởng Senànì, mang bát cháo sữa (kheer) đến cúng vị Thần gốc cây để tạ ơn vị Thần đã giúp người chị toại nguyện theo lời khấn vái cầu con trước đây. Thấy sa môn Gotama tướng mạo trang nghiêm tươi sáng đang tĩnh tọa, hai nàng tưởng là vị Thần hiện ra nhận lễ vật nên hai nàng đặt bát cháo sữa bằng vàng trước mặt sa môn Gotama, cung kính đảnh lễ rồi ra về.

Sau khi ăn xong bát cháo sữa[119], sa môn Gotama thấy cơ thể khoẻ mạnh lạ thường nên không đi khất thực mà chỉ đi kinh hành trong chốc lát rồi xuống sông Neranjana tắm. Ngài nhận thấy thân mình hôm nay trở nên vô cùng tươi sáng, đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp, da màu vàng ròng rực rỡ. Ngài vô cùng phấn khởi, sau khi rửa bát xong, ngài để cái bát bằng vàng trên dòng nước và nguyện rằng : “Nếu hôm nay ta được chứng quả thành Phật, thì nguyện cho cái bát nầy nổi trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông”. Quả nhiên cái bát vàng nổi phêu trên mặt nước và trôi ngược lại dòng sông 80 sải tay, đến khi gặp phải một xoáy nước mạnh thì chìm xuống đáy sông. Sa môn Gotama hăng hái đi trở lên bờ, đến cây Pippala[120] (ficus religiosa, cây Bồ-đề) to lớn, cành lá sum-sê. Nơi đây rất thích hợp cho việc thiền định, vừa có bóng mát, vừa khoảng khoát sáng sủa, có rừng cây phía sau lưng, có con sông chảy ngang trước mặt với bãi cát vàng rộng lớn, phong cảnh thật thanh nhàn. Đến trước cội cây, ngài thầm nghĩ : “Dưới cội cây nầy, làm thế nào có một tòa ngồi cho yên tĩnh trang nghiêm”. Bỗng thấy một em bé gánh cỏ đi ngang qua gần đó, sa môn Gotama gọi lại hỏi xin một mớ cỏ để làm tòa ngồi. Em bé vui vẻcung kính dâng ngài tám bó cỏ sắc (kusha) mềm mại như lông cổ chim công, mùi thơm ngào ngạt. Ngài cám ơn và hỏi :

Cháu tên gì ? Năm nay cháu mấy tuổi ?

Thưa ông, cháu tên Sotthiya Svastika (Cát Tường). Năm nay cháu được 9 tuổi. Mà ông xin cỏ để làm gì ? Bộ ông có nuôi trâu bò hả ?

Không phải, tôi đã xuất gia đi tu, đâu có nuôi trâu bò gì. Tôi chỉ xin cỏ để chêm ngồi cho êm và thẳng lưng để có thể ngồi lâu được. Tôi chỉ mong được giác ngộ thành Phật để cứu độ chúng sinh khỏi mọi đau khổ ở đời.

Thưa ông, bộ ngồi lâu trên đống cỏ thì sẽ được giác ngộ thành Phật hả?

Không phải vậy đâu cháu. Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng chỉ là phương tiện giúp cho sự thực hành Chỉ Quán chóng đạt đến Định Tuệ. Nhưng muốn giác ngộ thành Phật còn phải thực hành đầy đủ các hạnh Từ Bi Hỷ Xả nữa mới được. Nếu cháu muốn học thì khi cháu lớn lên và tôi đã thành đạo rồi, tôi sẽ dạy cho. Hôm nay, tôi vì chúng sinh đau khổ, nguyện ngồi dưới gốc cây này cho đến khi chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nếu chưa toại nguyện thì dù tan xương nát thịt quyết không đứng lên.[121]

Nói rồi, ngài xấp cỏ thành tọa cụbồ đoàn[122], ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Neranjana. Tức thì thế giới chấn động sáu lần, làm rung chuyển cả trời đất. Trên không trung từng đàn chim vui mừng bay liệng, trong cành lá đủ giọng hót thánh thót líu lo, tám bộ chúng trời rồng[123] mang hương hoa đến múa hát và hòa tấu nhạc khúc cúng dường.

Bồ tát Gotama ngồi trên tòa cỏ, đầy đủ thế lực hùng mạnh như sư tử; trí tuệ sáng suốt như vừng thái dương. Ngài bắt đầu thực hành các pháp thiền định (Jhana, Dhyàna, Như Lai thiền) theo thứ lớp từ thấp lên cao như sau[124] :

1- Quán niệm hơi thở (Ànàpàna sati) để thanh lọc và ổn định thân tâm, đoạn trừ năm triền cái[125].

2- Khởi tâm lìa ái dụcvọng tưởng, dùng 5 thiền chi[126] là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Trụ (nhất tâm) để nhập Ly Sanh Hỷ Lạc Địa, an trú sơ thiền.

3- Xuất sơ thiền, bỏ Tầm và Tứ. Khởi tâm Hỷ Lạc, nội tĩnh nhất tâm, nhập Định Sanh Hỷ Lạc Địa, an trú nhị thiền.

4- Xuất nhị thiền, ly Hỷ trú Xả. Chánh niệm tĩnh giác, xả niệm lạc trú, nhập Ly Hỷ Diệu Lạc Địa, an trú tam thiền.

5- Xuất tam thiền, xả lạc, xả khổ, ly hỷ ưu. Khởi tâm an nhiên thanh tịnh, bình đẳng trước ngoại cảnh, nhập Xả Niệm Thanh Tịnh Địa, an trú tứ thiền.

6- Xuất tứ thiền. Vượt khỏi sắc tưởng, đoạn diệt hữu đối tưởng, không tác ý với dị tưởng, quán thân mình hòa tan vào cõi hư vô không biên giới để nhập Không Vô Biên Xứ định (Akasanantya yatana). An trú Thân Không.

7- Xuất Không Vô Biên Xứ định. Vượt khỏi Không Vô Biên Xứ, quán thân mình không còn, chỉ còn cái tâm thức vô biên mà thôi để nhập Thức Vô Biên Xứ định (Vijnanantya yatana). An trú Thức Không.

8- Xuất Thức Vô Biên Xứ định. Vượt khỏi Thức Vô Biên Xứ, quán tất cả sự vật đều không, vô sở hữu, vô sở đắc, vô sở dụng, để nhập Vô Sở Hữu Xứ định (Àkincannà yatana). An trú Pháp Không.

9- Xuất Vô Sở Hữu Xứ định. Vượt khỏi Vô Sở Hữu Xứ, quán thân, tâm mình và toàn thể vạn vật đều không, chỉ còn cái tri giác biết không, không còn gì để nghĩ tưởng, để nhập Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định (N'eva sanna nasanna yatana). An trú Tưởng Không.

10- Rồi nhân lúc tinh thần sảng khoái, định lực kiên cố, chí cả quyết thành, ngài được tri giác khai thông, nhập Đại định, thấy rõ năm uẩn[127] đều không, mười tám giới[128] chẳng có, ngã chấp tiêu tan, được Ngã Không, đi vào Diệt Thọ Tưởng định (Nirodha Samàpatti)[129], chứng được Phương Quảng Thần Thông Du Hý, Thủ Lăng Nghiêm định, đầy đủ đức tướng trang nghiêm, đảnh phóng đại quang minh chiếu khắp mười phương Phật quốc, khiến cho trời, người vui vẻ, địa ngục sáng choang, Ma Vương kinh sợ.

Bấy giờ từ giữa hai chặng lông mày, Bồ tát phóng ra một đại đạo hào quang, chiếu tới cung điện của Ma Vương[130], làm át mất ánh sáng trên thiên cung (Tha Hóa Tự Tại thiên). Ma Vương biết Bồ tát  sắp thành đạo Bồ-đề, triệu tập tất cả họ hàng, thiên ma, thiên binh, thiên tướng đến, dạy rằng :

Hiện nay có một người dòng Sàkya sắp thành đạo vô thượng tại Gayà ở cõi Diêm-phù-đề (Jambudipa, Ấn Độ). Chúng ta phải mau đem binh tướng đến nơi, phá hoại cho bằng được, nếu không thì cung điện của chúng ta sẽ sụp đổ, uy thế và quyền lợi của chúng ta sẽ lần hồi mất hết.

Kính lạy Phụ vương, con của Ma VươngThương Chủ thưa, xin Phụ vương chớ đem lòng thù oán với Bồ tát Gotama, mà làm những điều ác nghịch với ngài, con e cha hối không kịp, xin cha hãy nghĩ lại.

Chà ! Con còn nhỏ, chưa từng biết sức thần thông biến hóa của cha, con đừng xen vào quyết định của cha.

Thưa cha, chẳng phải con không biết thần thông uy lực của cha, trái lại chính cha chưa rõ thần thông, phúc đức, oai lực rộng lớn của Bồ tát Gotama. Nếu cha không tin, lúc đến nơi cha sẽ biết.

Thôi đi ! Đừng nói nữa ! Cha là Vị Trời tối cao ở cõi Dục này. Tất cả đều phải chết dưới uy lực của cha. Ái dục, tham lam, giận tức, si mê là vũ khí sắc bén của cha, không ai tránh khỏi. Con hãy xem đây.

Nói rồi Ma Vương Ba Tuần liền điều động bốn đạo thiên binh, thiên tướng, quyết đến nơi tiêu diệt vị sa môn sắp thành đạo. Hằng ngàn binh tướng, đầu trâu mặt ngựa, kỳ hình dị tướng, gầm thét vang trời, nổi mưa giông, sấm sét, ngập lụt, bắn tên, lửa, tro, than, đá, cát tới tấp như mưa. Nhưng Bồ tát Gotama vẫn ngồi yên bất động, không vật gì chạm được đến mình Bồ tát. Ngài nói :

Này Ma Ba Tuần, kiếp trước ngươi đã từng làm chủ một ngôi chùa, thọ tám giới, mỗi ngày cúng một bát cơm cho một vị Bích Chi Phật. Nhân phúc đức ấy nên được sanh về cõi trời Tha Hóa Tự Tại làm Đại Ma Vương. Còn ta đã từng cúng dường vô lượng chư Phật trong vô số kiếp, công đức không thể nghĩ bàn, thì ngươi làm sao hại ta được. Thôi, ngươi hãy đi đi, nếu còn ngoan cố, mất hết phước báo, sẽ bị đọa trong ba đường ác[131].

Này đạo sĩ Gotama, đừng khoác lác, chính nhờ những công đức tối thượng mà ta mới được làm Chúa Tể cõi Dục này. Tất cả mọi ngườithế gian đều biết. Còn ngươi chỉ là một đạo sĩ quèn, ngồi một mình dưới gốc cây, thì có công đức gì ? Ai làm chứng cho ngươi ?

Này Ma Ba Tuần, đại địa này là bà mẹ vô tư của muôn loài chúng sanh sẽ làm chứng cho ta.

Vừa nói Bồ tát Gotama vừa dũi tay phải chấm đầu ngón tay xuống đất. Đại địa bỗng chấn động sáu cách, tiếng đại hồng chung trong các đền thờ xung quanh ngân lên vang dội, một vùng đất lớn trước mặt Bồ tát nứt ra, vị Đại Địa thần Sthavara nhô nửa người lên khỏi mặt đất với đầy món trang sức quý báu trên mình, cung kính đảnh lễ trước Bồ tát và nói :

Kính thưa Đại Bồ tát, con xin làm chứng về vô lượng công đức không thể nghĩ bàn của Bồ tát trong quá khứ.

Nói xong, Địa thần trợn mắt nhìn Ma Vương, rồi rút mình xuống đất; mặt đất liền lại như cũ. Binh tướng của Ma Vương bỏ chạy tán loạn. Ma Vương vừa hoảng sợ vừa hổ thẹn vội rút binh về. Khi ấy con của Ma VươngThương Chủ hiện đến trước mặt Bồ tát Gotama, đảnh lễ sát đấtsám hối rằng :

Kính lạy Bồ tát ! Xin ngài từ bi hỷ xả, nhận lòng thành kính sám hối của con, tha thứ cho cha con là kẻ phàm ngu đã trót phạm tội não loạn Bồ tát. Chúng con xin cầu nguyện Bồ tát chóng thành đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác.

 

Nhưng Ma Vương chưa chịu thua, quyết dùng độc kế cuối cùng. Vừa về đến thiên cung, liền gọi ba cô con gái đến bảo:

Các con hãy hóa trangăn mặc cho thật đẹp, xuống cõi Diêm-phù-đề, gặp sa môn dòng Sàkya đang ngồi nhập định dưới cội cây pippala gần thành phố Gayà, ra tài múa hát, trêu chọc, khêu gợi dục tình, khiến cho hắn mất hết thần thông, không thể thành đạo vô thượng có hại cho chúng ta[132].

Ba cô gái tên là Tanhà (Ái Dục), Arati (Bất Mãn) và Raga (Tham Vọng) nghe theo lời cha, hóa ra ba nàng tiên tuyệt đẹp, hình dung yểu điệu, nhan sắc xinh tươi, cùng nhau đi đến chỗ Bồ tát Gotama đang ngồi, giả đem hương hoa cúng dường, rồi múa hát, lần lần tìm cách gợi chuyện, trêu chọc, tỏ tình, quyến rủ. Nhưng Bồ tát vẫn ngồi an nhiên bất động, tâm trí bền vững như núi Tu Di (Sumeru). Ba cô thấy thế, ngạc nhiên, đến trước mặt Bồ tát xem ngài còn sống hay đã chết. Bồ tát bảo rằng :

Các ngươi đã trồng căn lành nhiều đời, nay được làm thiên nữ, hưởng phước báo nơi cõi trời, sao không nhớ thân này là vô thường, có ngày hoại diệt, còn có thái độ vô lễ đối với ta? Thân hình tuy đẹp mà tâm bất chính có khác chi cái túi da  đựng đồ nhơ bẩn, lại đây làm chi, hãy đi đi, ta không dùng.

Nói rồi ngài đưa tay lên chỉ mặt, tự nhiên ba cô tiên biến dạng thành ba bà lão da nhăn, tóc bạc, lưng còng, loạng choạng đứng không vững. Ba cô hoảng sợ lật đật bỏ chạy về thiên cung trình lại với Ma Vương Ba Tuần.

         

Vua trời Đại Phạm (Brahmà), vua trời Đao Lợi (Sakka Indra, Thích Đề Hoàn Nhơn hay Đế Thích) và vô số các vị trời đứng đầy cả hư không, nhìn thấy Bồ tát Gotama hàng phục Ma Vương, ai nấy đều vui mừng, đồng thanh tán thán :

Hay lắm ! Hay lắm ! Chưa từng có ! Chưa từng có ! Bồ tát Gotama giờ đây đắc đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác !

Các vị trời vui mừng, tung hoa, rắc hương, tấu nhạc cúng dường.

 

                Sau khi hàng phục Ma Vương xong, Bồ tát Gotama tiếp tục nhập Diệt Thọ Tưởng định và bắt đầu cuộc chiến thắng vẻ vang trong trận giặc cuối cùng hết sức tế nhị và khó khăn gồm ba giai đoạn :

1- Tận diệt các vi tế phiền não (Kammavasa) còn ẩn náu trong tâm làm nghiệp nhân cho sanh tử luân hồi (Samsàra). Đến canh một đêm đó ngài toàn thắng trận giặc nầy và chứng Túc Mạng Minh (Pubbe nivasanussati nana): Ngài biết rõ tất cả các tiền kiếp của ngài, ở thời đại nào, tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, sinh sống ra sao, vui thíchđau khổ thế nào, chết cách nào, rồi tái sanh vào cảnh nào, vân vân ...

2- Tận diệt các vi tế vô minh (Avidyàsava). Đến canh ba ngài toàn thắng trận giặc nầy và chứng Thiên Nhãn Minh (Cutupapata nana): Ngài biết rõ tất cả sự biến chuyển của vạn vật qua các giai đoạn thành, trụ, hoại, không; và biết rõ chúng sanhthời đại nào, tên gì, sanh trưởng trong gia đình nào, giai cấp nào, sinh sống ra sao, vui thíchđau khổ thế nào, tạo nghiệp gì, chết cách nào, rồi tái sanh vào cảnh nào, vân vân ... Ngài biết rõ tất cả nhân duyên nghiệp báo của chúng sanh, từ đó suy ra luật Nhân Quả Luân Hồi.

3- Tìm ra phương cách giúp chúng sinh chấm dứt phiền nãovô minh, đạt đến giác ngộ hoàn toàn, thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi. Đến canh năm, sao mai vừa ló dạng, vào ngày mồng tám tháng chạp âm lịch[133] năm Nhâm Thân (đầu năm -589), ngài chứng Lậu Tận Minh (Àsavakkhaya nana): Do đã biết rõ tất cả các tiền kiếp của chính bản thân mình và của mỗi chúng sinh, nên ngài nhận thấy rõ ràng đâu là khổ, đâu là nguyên nhân của khổ, đâu là hạnh phúc chân thật vĩnh cửu, và làm thế nào để đạt được hạnh phúc chân thật vĩnh cửu đó. Ngài đã tìm ra Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo).

Đức Phật liền đọc lên bài kệ đầu tiên sau khi thành đạo như sau :

Lang thang bao kiếp luân hồi,

Tìm hoài chẳng gặp kẻ xây cất nhà[134].

Tử sanh phiền não thật mà !

Này ông thợ chánh, ta đà thấy ông[135].

Chớ hòng xây cất, đừng mong,

Sườn nhà sụp nát, đòn dông[136] không còn.

Như Lai đạo quả đã tròn,

Ái dục dứt sạch, chẳng còn ngã nhơn.

          (Kinh Pháp Cú, bài 153 và 154)

 

Bồ tát Gotama đã trở thành bậc toàn thiện toàn giác (accariya manussa), là bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác (anuttara sammà sambodhi), là đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sàkyamuni Buddha). Ngài là bậc duy nhứt trong các cõi trời và cõi thế gian có đầy đủ mười đức hiệu sau đây :

1- Như Lai = Thân tâm bất động, không dời đổi.

2- Ứng cúng = Xứng đáng nhận lãnh sự cúng dường của trời và người.

3- Chánh biến tri = Trí tuệ thông suốt. Hiểu biết tất cả đúng như thật.

4- Minh hạnh túc = Đầy đủ các hạnh cao thượng.

5- Thiện thệ = Đã làm đủ các hạnh nguyện cao thượng.

6- Thế gian giải = Biết giải thích tất cả mọi sự việc ở thế gian.

7- Vô thượng sĩ = Không còn ai cao quí hơn.

8- Điều ngự trượng phu = Có đầy đủ khả năng điều phục, chế ngự và chỉ dạy cho chúng sanh thoát mê, đạt ngộ.

9- Thiên nhơn sư = Là bậc thầy của các cõi trờicõi người.

10- Phật Thế Tôn = Là bậc sáng suốt, giác ngộ hoàn toàn.

 

3- Tuần lễ đầu tiên sau khi thành đạo[137]

 

Đức Phật ngồi không cử động dưới tàng cây Bồ-đề để chứng nghiệm Hạnh phúc Giải thoát (Vimutti sukha). Trong đêm cuối tuần ngài xuất thiền và suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên[138] (Paticca samuppàda). Nhân và Duyên là nguyên nhân chánh và các nguyên nhân phụ làm phát sanh sự sống. Ví dụ : Sở dĩ có cây xoài mọc lên là vì có nguyên nhân chánh là hột xoài, và các nguyên nhân phụ là đất, nước, ánh sáng, không khí, khí hậu ... thích hợp cho sự phát triển của hột xoài thành cây xoài. Mười hai nhân duyên là 12 yếu tố chánh làm nhân và duyên cho nhau để phát sanh hiện tượng sanh tử luân hồi của chúng sanh. Muốn chấm dứt dòng sanh tử luân hồi đó thì phải dứt trừ một trong 12 yếu tố đó, và phải biết yếu tố nào dễ trừ nhứt đối với mình. Các yếu tố dễ trừ nhứt là Ái, Thủ và Vô minh. Dứt trừ Ái dụcchận đứng không cho 6 căn duyên theo 6 trần. Dứt trừ Thủ là thực hành hạnh bố thí. Dứt trừ Vô minh là phải học giáo lýthiền quán để biết rõ thân tâm  và vạn vật đều vô thường, vô ngã; để biết rõ Chơn Tâm, Phật Tánh của mình mới thật là thường, lạc, ngã, tịnh.

Vào canh một đêm đó, Đức Phật bắt đầu suy luận theo chiều sanh khởi (anuloma) như sau : Khi cái này có thì cái kia có, khi cái này phát sanh thì cái kia phát sanh. (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 1)

Do Vô Minh[139] (Avijjà) phát sanh, nên Hành (Samkhàrà) phát sanh.

Do Hành[140] phát sanh,              nên Thức (Vinnàna) phát sanh.

Do Thức[141] phát sanh,               nên Danh (Nàma) và Sắc (Rùpa) phát sanh.

Do Danh và Sắc[142] phát sanh,   nên Sáu Căn (Salàyatana) phát sanh.

Do Sáu Căn[143] phát sanh,          nên Xúc (Phassa) phát sanh.

Do Xúc[144] phát sanh,                nên Thọ (Vedanà, cảm giác) phát sanh.

Do Thọ[145] phát sanh,                nên Ái (Tanhà) phát sanh.

Do Ái[146] phát sanh,                   nên Thủ (Upàdàna) phát sanh.

Do Thủ[147] phát sanh,                nên Hữu (Bhava) phát sanh.

Do Hữu[148] phát sanh,                nên Sanh (Jàti) phát sanh.

Do Sanh[149] phát sanh,               nên Bệnh, Lão và Tử (Jarà, Màrana),

Phiền não, Đau khổ phát sanh.

Toàn khối đau khổ trong cuộc sống hiện tại đã phát sanh như thế.

Rồi Đức Phật nói bài kệ[150] sau đây :

Khi các thực tại hiển bày,

Thánh nhơn thiền định, rõ ngay ngọn ngành.

Nhân nào quả nấy đành rành,

Các duyên phò trợ phát sanh luân hồi.

 

          Khoảng canh ba đêm đó, Đức Phật suy luận theo chiều hoại diệt (patiloma) như sau : Khi cái này không còn thì cái kia cũng không còn, khi cái này diệt thì cái kia cũng diệt. (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 2)

          Khi hết Vô minh         thì Hành chấm dứt.

          Khi hết Hành              thì Thức chấm dứt.

          Khi hết Thức              thì Danh và Sắc chấm dứt.

          Khi hết Danh và Sắc  thì Sáu Căn chấm dứt.

          Khi hết Sáu Căn         thì Xúc chấm dứt.

          Khi hết Xúc                thì Thọ chấm dứt.

          Khi hết Thọ                thì Ái chấm dứt.

          Khi hết Ái                  thì Thủ chấm dứt.

          Khi hết Thủ                thì Hữu chấm dứt.

          Khi hết Hữu                thì Sanh chấm dứt.

          Khi hết Sanh               thì Bệnh, Lão, Tử, Phiền não, Đau khổ chấm dứt.

          Toàn khối đau khổ trong cuộc sống hiện tại có thể được chấm dứt như thế.

          Rồi Đức Phật nói bài kệ sau đây :

Khi các thực tại hiển bày,

Thánh nhơn thiền định, rõ ngay ngọn ngành.

Nhân diệt, quả phải tan tành,

Các duyên chẳng thuận, quả sanh đàng nào?

 

Đến canh năm, sáng hôm sau, Đức Phật suy luận theo hai chiều sanh khởihoại diệt như sau : Khi cái này có thì cái kia có, khi cái này phát sanh thì cái kia phát sanh. Khi cái này không có thì cái kia không có, khi cái này diệt thì cái kia cũng diệt[151]. (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 3)

Khi Vô minh phát sanh thì Hành phát sanh, vân vân. Và như thế toàn khối đau khổ luân hồi phát sanh.

Khi Vô minh diệt thì Hành cũng diệt, vân vân. Và như thế toàn khối đau khổ luân hồi cũng phải chấm dứt.

          Rồi Đức Thế Tôn nói bài kệ sau đây :

Khi các thực tại hiển bày,

Thánh nhơn thiền định, rõ ngay ngọn ngành.

Ma Vương binh tướng tan tành,

Chân lý chiếu sáng, chúng sanh an hòa.

 

4- Tuần lễ thứ hai sau khi thành đạo[152]

 

Đức Phật trải qua tuần lễ thứ hai một cách bình thản, ngài đứng cách cây Bồ-đề khoảng 100m về hướng đông, chăm-chú nhìn cây Bồ-đề trọn một tuần không nháy mắt, hồi tưởng lại cuộc trường kỳ chiến đấu cam go, gian khổ, với tự thân, tự tâm, trong vô lượng kiếp, cho đến ngày nay thành đạo dưới cội Bồ-đề, để rút tỉa kinh nghiệm hầu tìm ra một Con Đường ngắn hơn và dễ dàng hơn cho chúng sanh sau này. Hiện nay nơi đây còn có tháp kỷ niệm do vua Asoka dựng lên, tên là Animesalocana Cetiya.

Noi theo gương lành cao quí ấy, và để tưởng nhớ công ơn Đức Phật, hàng tín-đồ đến ngày nay vẫn còn tôn kính các cây Bồ-đề ở Bodhgayà, Sarnath, Lumbini, Jetavana, Anuradhapura (Sri Lanka), Châu Đốc (Việt Nam).

Cây Bồ-đề Ànanda tại Jetavana (vườn Cấp Cô Độc) được trồng do ý kiến của ngài Ànanda, được Phật chấp thuận, và ông Cấp Cô Độc thực hiện bằng cách lấy hột của một trái chín của cây Đại Bồ-đề về trồng gần cổng vào tinh xá, lúc Phật thường trú nơi đây, để các tín đồ từ xa đến viếng Phật, rủi gặp lúc Phật đi vắng, có thể lễ bái cây Bồ-đề này cũng như lễ bái Phật.

Cây Bồ-đề hiện nay tại Lumbini cũng đã có từ lúc Phật còn tại thế.

Vào thế kỷ thứ ba trước tây lịch, ni sư Sanghamitta, con vua Asoka, chiết một nhánh phía nam của cây Đại Bồ-đề, đem qua Sri Lanka (Tích Lan) trồng tại thủ đô Anuradhapura, đến nay vẫn còn tươi tốt sum sê.

Cây Bồ-đề tại Bodhgayà và tại Sarnath, Ấn Độ, hiện nay cũng đều là cây con chiết nhánh từ cây Bồ-đề tại Anuradhapura ở Sri Lanka.

Một cây con của cây Bồ-đề tại Bodhgayà ngày nay được Đại đức Jina Ràjadasa, hội trưởng hội Thông Thiên Học Quốc tế tại Ấn Độ, tặng Việt Nam vào năm 1952, được trồng tại trung tâm thị xã Châu Đốc, miền tây Nam Việt. Các hội viên hội Bồ Đề Đạo Tràng thường tụng niệm tại đây mỗi buổi chiều tối. Ngoài ra các chùa lớn tại Việt Nam như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Từ Đàm ở Huế, chùa Xá Lợi ở Sài Gòn đều có trồng một cây Bồ-đề thật uy nghiêm.

 

1- Cây Đại Bồ-đề (lúc Phật thành đạo) sanh ra :

            2- Cây Bồ-đề Ànanda tại Jetevana lúc Phật thường trú tại đây,

            2- Cây Bồ-đề tại Anuradhapura (Sri Lanka). Cây này sanh ra :

                        3- Cây Bồ-đề tại Sarnath,

                        3- Cây Bồ-đề Ànanda tại Jetavana hiện nay,

3- Cây Bồ-đề tại BodhGayà hiện nay. Cây này sanh ra :

                             4- Cây Bồ-đề tại Châu Đốc (Việt Nam).

 

5- Tuần lễ thứ ba sau khi thành đạo[153]

 

Đức Phật vẫn còn ở quanh quẩn bên cội Bồ-đề, nên chư thiên lúc bấy giờ còn nghi ngờ không biết ngài đã đắc quả Phật chưa. Đức Phật đọc được tư tưởng ấy, ngài dùng oai lực thần thông tạo một "đường kinh hành quí báu" (Ratana Cankamana, đường kinh hành bằng ngọc), và đi tới đi lui trên đường kinh hành này suốt tuần lễ thứ ba. Dưới mỗi bước chân Phật có một hoa sen nở ra đỡ lấy không cho chân chạm đất. Con đường này hiện nay được xây bằng gạch lên cao khỏi mặt đất độ một thước, nằm song song với cạnh phía bắc tháp Đại Giác. Trên mặt đường có đúc 18 hoa sen bằng xi măng, tượng trưng cho 18 bước chân của đức Phật.

Theo Phật giáo đại thừa thì trong ba tuần lễ đầu (21 ngày) sau khi thành Phật, ngài hiện thân đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana Buddha) thuyết kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka sutra)[154] cho vô số đại Bồ tát, các Vua trời và các vị Thần đã thọ giáo với Đức Phật Tỳ Lô Giá Na từ vô lượng kiếp. Nguyên tên kinh là “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Nội dung kinh này đứng trên cảnh giới bất tư nghì giải thoát của chư Phật để mô tả toàn thể pháp giới tánh, còn gọi là vô ngại pháp giới. Đức Phật có ý nói kinh đốn giáo đại thừa này cho các vị đã có nhiều căn lành trước, để các vị này lần hồi truyền bá lại cho các vị thấp hơn, cho đến khắp cả pháp giới chúng sinh.

 

6- Tuần lễ thứ tư sau khi thành đạo[155]

 

Đức Phật ngự trong “bảo cung[156] (Ratana ghara, cái phòng bằng ngọc) để suy niệm về những điểm phức tạp của Tạng Luận (Abhidhamma, giáo lý cao siêu, vi diệu pháp, thắng pháp). Kinh sách ghi nhận rằng khi ngài suy tưởng về lý Nhân Quả Tương Quan (Patthàna), quyển khái luận thứ bảy của tạng Luận, tâm và thân ngài trở nên hoàn toàn tinh khiết và do đó phát ra một vừng hào quang sáu màu, hiện nay là sáu màu của lá cờ Phật Giáo Thế giới. Năm màu đầu là : xanh, vàng, đỏ, trắng, cam. Màu thứ sáu là tổng hợp năm màu đầu. Bảo Cung hiện nay ở cạnh phía bắc tháp Đại Giác.

 

7- Tuần lễ thứ năm sau khi thành đạo[157]

 

Đức Phật trở lại ngồi dưới cội cây Ajapàla, nơi ngài đã nhận bát cháo sữa của hai chị em nàng Sujàtà, để tiếp tục chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát (Vimutti sukha). Trong lúc Đức Phật ngồi tham thiền thì ý nghĩ sau đây phát sanh :

Làm thế nào để Giới, Định, Tuệ và Giải thoát được tăng trưởng đầy đủ? Có lẽ ta nên sống gần một vị đạo sĩ hay một vị Bà-la-môn nào để tôn kínhsùng bái ?

“Có lẽ ta nên sống gần một vị đạo sĩ khác hay một vị Bà-la-môn để tôn kínhlễ bái vị ấy hầu nâng cao giới đức (Sìlakkhanda) đến chỗ toàn thiện? Nhưng ta không thấy ai có giới đức hơn ta để ta cộng tác, tôn kính, lễ bái, kể cả chư Thiên, Ma Vương hay Phạm Thiên ở các cõi trời, cũng như các đạo sĩ hay Bà-la-môn ở cõi người.

          “Có lẽ ta nên sống gần một vị đạo sĩ khác hay một vị Bà-la-môn để tôn kínhlễ bái hầu nâng cao định lực (Samàdhikkhanda) đến chỗ toàn thiện? Nhưng ta không thấy ở các cõi trời hay trên thế gian này có vị nào có định lực hơn ta để ta cộng tác, tôn kínhlễ bái.

          “Có lẽ ta nên sống gần một vị đạo sĩ khác hay một vị Bà-la-môn để tôn kínhlễ bái hầu nâng cao trí tuệ (Pannakkhanda) đến chỗ toàn thiện ? Nhưng ta không thấy ở các cõi trời hay trên thế gian này có vị nào có trí tuệ hơn ta để ta cộng tác, tôn kínhlễ bái.

                “Có lẽ ta nên sống gần một vị đạo sĩ khác hay một vị Bà-la-môn để tôn kínhlễ bái hầu nâng cao mức độ giải thoát (Vimuttikkhanda) đến chỗ toàn thiện ? Nhưng ta không thấy ở các cõi trời hay trên thế gian này có vị nào có mức độ giải thoát hơn ta để ta cộng tác, tôn kínhlễ bái.

          “Hay là ta nên sống trong sự tôn kínhlễ bái chính cái Giáo Pháp mà ta đã chứng ngộ ?”

          Lúc bấy giờ vị Phạm Thiên Sahampati, hiểu được ý Phật, liền từ cõi trời Phạm Thiên (Brahmà) hiện đến trước mặt Phật, nhanh như một lực sĩ duỗi thẳng cánh tay hay co tay vào. Và, đắp y lên vai trái, quỳ gối phải xuống đất, chấp tay lễ Phật và bạch rằng :

Bạch đức Thế Tôn, quả thật như vậy, những bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, trong quá khứ đều tôn kínhsùng bái chính Giáo Pháp này. Những bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, trong tương lai cũng sẽ tôn kínhsùng bái chính Giáo Pháp này. Thế nên, bạch đức Thế Tôn, ngài là bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác, trong đời hiện tại, cũng nên tôn kínhsùng bái chính cái Giáo Pháp này.

“Bạch đức Thế Tôn, các bậc Chánh Biến Tri trong quá khứ, vị laihiện tại, đã, sẽ và đang cứu giúp chúng sanh thoát khổ, đều tôn kính Giáo Pháp cao thượng này. Đó là đặc tánh chung của chư Phật.

“Vậy, ai muốn được lợi íchtinh tấn, dĩ nhiên cũng nên tôn kính Giáo Pháp cao thượng này, và luôn luôn nhớ đến lời vàng của chư Phật.”

Vị Phạm Thiên Sahampati bạch xong, cung kính đảnh lễ Phật, đi nhiễu một vòng xung quanh ngài rồi biến mất.

chư Tăng cũng có những đặc tánh và chí hướng cao thượng nên cũng được Đức Phật tôn kính[158].

          Vào cuối tuần thứ năm, khi ngài xuất định, có một vị Bà-la-môn dòng Huhunka đến gần, chào thân thiện rồi hỏi :

Thưa Tôn giả Gotama, đứng trên phương diện nào ta trở thành một thánh nhơn (Bràhmana), và những điều kiện nào làm cho ta trở thành thánh nhơn ?

Đức Phật đáp bằng bài kệ sau đây :

Thánh nhơn tật xấu chẳng còn,

Chẳng còn ngã mạn, chẳng còn nhiễm dơ.

Sáu căn thanh tịnh như tờ,

Sở học rốt ráo, sống đời thanh cao.

Dù đi bất cứ nơi nào,

An nhiên, tự tại, chẳng lo sợ gì.  (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 4)

 

8- Tuần lễ thứ sáu sau khi thành đạo[159]

 

Đức Phật rời cây Ajapàla đến cây Mucalinda[160] (tên khoa học là Barringtonia acutangula), và ngồi thiền định tại đây một tuần lễ nữa để chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát. Bỗng nhiên có một trận mưa to đổ xuống. Mây kéo tới đen nghịt và gió lạnh thổi suốt nhiều ngày. Lúc ấy Rắn thần Mucalinda từ trong hang chun ra, lấy mình quấn bảy vòng xung quanh Đức Phật, và phùng mang lớn ra che trên đầu ngài. Nhờ vậy mà mưa to gió lớn không động tới thân ngài. Đến cuối ngày thứ bảy, trời quang mây tạnh, Mucalinda tháo mình trở ra, rồi biến thành một thanh niên đứng chấp tay trước mặt Phật. Đức Phật đọc bài kệ khen ngợi và khuyên nhủ Mucalinda như sau :

Hạnh phúc thay sống đời ẩn dật,

Có bao nhiêu cũng đủ ấm no.

Hạnh phúc thay sống trong thiền định,

Được thấy, nghe Chơn lý nhiệm mầu.

Hạnh phúc thay kẻ có tâm lành,

Sống đơn sơ, lợi ích chúng sanh.

Hạnh phúc thay sống không ràng buộc,

Vượt lên trên dục vọng sáu căn.

Nhưng hạnh phúc cao hơn tất cả,

Là xa lià chấp ngã, chấp ta.[161]

 

9- Tuần lễ thứ bảy sau khi thành đạo[162]

 

Đức Phật từ cội cây Mucalinda bước sang cội cây Ràjàyatana (tên khoa học là Buchanania latifolia) và ở đó chứng nghiệm hạnh phúc giải thoát.

Cuối tuần thứ bảy, ngài đi từ cội cây Ràjàyatana trở lại cội cây Ajapàla. Trong lúc ngồi thiền định, những tư tưởng sau đây phát sanh :

Giáo PhápNhư Lai đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi lý luận, rất tế nhị, chỉ có bậc hiền thánh mới thấu hiểu. Chúng sanh còn trong vòng tham ái dục lạc vật chất khó hiểu nổi lý “Mười Hai Nhân Duyên” (hay lý Duyên Khởi). Và Niết bàntrạng thái chấm dứt các điều kiện sanh khởi, hết dục vọng, không còn tham ái, không còn ràng buộc, cũng không phải là một đề tài dễ lãnh hội. Nếu Như Lai truyền dạy Giáo Pháp ấy thì kẻ khác sẽ không hiểu được. Thật hoài công ! Phí công vô ích !

“Như Lai đã khó khăn lắm mới chứng ngộ được Giáo Pháp (Dhamma). Không cần phải phổ biến ngay bây giờ. Người còn mang nặng tham áisân hận không dễ gì thấu triệt. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, không thấy được Giáo Pháp, vì bị tham ái bao phủ như đám mây đen kịch. Giáo Pháp đi ngược dòng đời, sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị[163].

Nghĩ như vậy, Đức phật chưa quyết định truyền bá Giáo Pháp. Nhân dịp ấy, Ma Vương (Màra) liền hiện đến, đi nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi đến trước Phật quỳ xuống đảnh lễ và nói :

Bạch Thế Tôn, chúng sanhthế gian này rất ngu muội và ngang ngược, bao nhiêu vị Phật ra đời trước đây đều không độ được chúng. Xin Thế Tôn đừng phí công vô ích. Xin đức Thế Tôn hãy nhập Đại Bát Niết Bàn vô sanh bất diệt ngay từ bây giờ để tận hưởng hạnh phúc giải thoát[164].

Này Ma Ba Tuần, Như Lai đã vì đại nguyện cứu khổ chúng sanh nên mới xuất hiệnthế gian này. Như Lai chỉ nhập Đại Bát Niết Bàn sau khi đã thành lập Giáo Đoàn Khất Sĩ với đầy đủ ba ngôi Tam Bảo và đã truyền đạt đầy đủ Giáo Pháp Cao Thượng cho các vị Tỳ kheo để tiếp nối nhau chỉ dạy lại cho chúng sanh. Thôi ! ngươi hãy đi đi, đừng quấy rầy ta vô ích[165].

Ma Vương buồn giận lui ra, cầm gậy vạch một đường dài trên mặt đất làm đường ranh giới tượng trưng giữa mình và đức Phật, rồi rút lui.

Vị Phạm Thiên Sahampati vội hiện đến trước Phật, đi nhiễu ba vòng xung quanh Phật, rồi quỳ xuống bạch Phật như sau[166] :

Bạch đức Thế Tôn, cầu xin ngài hãy truyền dạy Giáo Pháp của Phật ! Có những chúng sanh bị ít nhiều cát bụi vướng trong mắt, nếu không được nghe Giáo Pháp của Phật sẽ bị trầm luân sa đọa. Nhưng họ cũng có thể ngộ được chơn lý.

“Thuở xưa ở xứ Magadha có phát sanh một Giáo Pháp không toàn hảo, do người còn trần tục nghĩ ra. Nay xin đức Thế Tôn hoan hỉ mở rộng cửa Vô Sanh Bất Tử, cho chúng sanh được nghe Giáo Pháp giải thoát của đấng Trọn Lành. Bậc Toàn Giác, Toàn Trí đứng trên đỉnh tối cao của lâu đài Pháp bảo, cũng như người đứng trên ngọn núi đá cao nhìn xuống, thấy rõ ràng từng người ở vòng quanh phía dưới. Xin đấng Hoàn Toàn Hạnh Phúc hãy nhìn xuống chúng sanh đang chìm đắm trong biển khổ sanh tử !

“Xin Ngài hãy cương quyết lên, vị anh hùng, vị chiến thắng, vị lãnh đạo, vị cứu thế, xin Ngài hãy truyền bá Giáo Pháp khắp thế gian. Chắc chắn sẽ có nhiều người lãnh hội được.

Này Sahampati, Như Lai nghĩ rằng người còn tham áisân hận không dễ gì hiểu nổi Giáo Pháp của Như Lai. Người tham ái bị chìm đắm trong đêm tối, không thể thấy được Chân lý. Vì Chân lý trái ngược với tham ái nên thành ra sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị. Vì thế nên Như Lai chưa quyết định truyền bá Giáo Pháp.

Vị Phạm Thiên Sahampati thỉnh Đức Phật lần thứ hai, Đức Phật cũng trả lời như trước. Khi vị Phạm Thiên cung thỉnh lần thứ ba, đức Thế Tôn dùng Phật nhãn quán sát thế gian (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 9). Ngài nhận thấy rằng có kẻ ít người nhiều cát bụi trong mắt, người thông minh sáng suốt, kẻ mù mịt tối tăm, bẩm tánh người này tốt, người kia xấu, có chúng sanh khó dạy, cũng có chúng sanh dễ dạy, và có một số ít khác nhận thức được hiểm họa của tội lỗiđời sống. Cũng như trong hồ sen, có sen xanh, đỏ, trắng, vàng lẫn lộn. Có cây sanh dưới nước, lớn lên dưới nước, và sống suốt đời dưới nước; có cây sanh dưới nước, lớn lên trong nước, và sống trưởng thành trên mặt nước; có cây sanh dưới nước, lớn lên trong nước, và sống trưởng thành nhô lên khỏi mặt nước, không vướng chút bùn nhơ. Sau khi quán sát xong ba hạng chúng sanh, hạ, trung và thượng, Đức Phật tuyên bố với vị Phạm Thiên rằng :

Này Sahampati, cửa Vô Sanh đã rộng mở, để cho ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin[167]. Này Sahampati, vì nhận thấy chúng sanh còn quá thấp kém nên trước đây Như Lai chưa quyết định truyền dạy Giáo Pháp vô thượng.

Vị Phạm Thiên Sahampati vô cùng mừng rỡ đã thỉnh cầu được Đức Phật hoằng dương Chánh Pháp, liền đảnh lễ tạ ơn ngài, đi nhiễu quanh ngài, rồi rút lui.[168]

 

10- Hai thiện tín đầu tiên[169]

 

Sau 49 ngày an vui thiền định, không ăn uống, kể từ lúc ăn bát cháo sữa của hai cô Sujàtà, hôm nay, trong lúc Đức Phật ngồi dưới cội cây Ràjàyatana,có hai thương gia người Miến Điện tên TapussaBhallika từ Ukkala (hiện nay là Orissa) đến, đi ngang qua gần đó. Có một vị trời, vốn là bà con kiếp trước với hai thương gia, đến mách bảo rằng :

Này hai ông, đức Thế Tôn vừa đắc quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hiện đang ngồi dưới cội cây Ràjàyatana đàng kia. Hai ông nên đến đó cúng dường bột rang và mật ong[170], sẽ được an vui và hạnh phúc lâu dài.

Hai thương gia vui mừng, sửa soạn bột rang và mật ong rồi đến trước Phật cung kính đảnh lễ, cầu Phật nhận lãnh hai món cúng dường khiêm tốn này để hai ông được an vui hạnh phúc lâu dài. Đức Phật, không còn bát khất thực nữa[171], nghĩ rằng :

Các đấng Như Lai không bao giờ đưa tay thọ nhận vật thực. Làm sao ta nhận hai món bột rang và mật ong này ?

Lúc ấy bốn vị Thiên vương[172] đoán biết ý nghĩ của Phật, liền từ bốn phương bay đến dâng lên Đức Phật bốn cái bát bằng vàng; Đức Phật không nhận. Bốn vị liền dâng lên bốn cái bát bằng bạc; Đức Phật không nhận. Bốn vị liền dâng lên bốn cái bát bằng ngọc; Đức Phật cũng không nhận. Bốn vị sực nhớ đến chư Phật đời trước thường dùng bát bằng đá, liền dâng lên bốn cái bát bằng đá và đồng thưa rằng :

Bạch đức Thế Tôn, xin ngài hãy nhận bột rang và mật ong trong cái chén đá này.

Để cho bốn vị Thiên vương đều hài lòng, Đức Phật để cái chén thứ nhất vào lòng bàn tay trái, tay phải cầm cái chén thứ hai để chồng lên chén thứ nhất rồi ấn xuống làm hai cái nhập lại làm một, rồi đến cái chén thứ ba và thứ tư cũng được nhập vào như thế. Cuối cùng bốn cái chén đá được nhập lại làm một nhưng vẫn còn dấu vết của bốn miệng chén[173]. Đức Phật đưa chén ra nhận vật thực. Sau khi thọ thực xong, ngài bảo hai vị thương gia Tapussa và Bhallika như sau :

Này hai ông, nếu hai ông muốn được phúc báo lâu dài thì nên quy y Phật bảo, quy y Pháp bảo và thọ trì năm giới.

Hai vị thương gia liền quỳ xuống đảnh lễ ngài và bạch rằng :

Bạch đức Thế Tôn, xin ngài cho phép chúng con được quy y Phậtquy y Pháp, thọ trì năm giới, và xin ngài thu nhận chúng con vào hàng thiện tín (Upàsaka) của ngài từ nay cho đến hết cuộc đời của chúng con.

Đó là hai thiện tín đầu tiên đã quy y Nhị Bảo (Phật và Pháp, chưa có Tăng). Sau khi đã được Đức Phật ban pháp quy y và truyền năm giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối), và trước khi từ giã ngài để trở về quê ở Miến Điện, hai vị thương gia xin ngài ít vật lưu niệm để luôn luôn tưởng nhớ đến ngài. Đức Phật tặng cho hai vị một ít tóc và móng tay và bảo rằng :

Hằng ngày các ông trông thấy những vật này cũng như trông thấy Như Lai vậy.

          Hai vị cung kính nhận lãnh, lạy tạ rồi mang về Miến Điện xây tháp thờ. Hiện nay bảo vật này vẫn còn được giữ gìn cẩn thận trong bảo tháp của chùa Swedagon tại thủ đô Rangoon (Ngưỡng Quang).

 

 

F- ĐỨC PHẬT THUYẾT PHÁP LẦN ĐẦU TIÊN

Sau khi chấp nhận lời thỉnh cầu của vị Phạm Thiên Sahampati về việc truyền bá Giáo Pháp, Đức Phật suy nghĩ :

Ai là người đầu tiên sẽ được thọ hưởng Giáo Pháp ? Ai là người có thể lãnh hội Giáo Pháp mau chóng nhất ? (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 10).

“Àlàra Kàlàma (vị đạo sư đầu tiên của thái tử Siddhattha) là người có học vấn, thông minh, là bậc thiện tri thức, đã lâu rồi không còn bao nhiêu cát bụi trong mắt. Hay là Như Lai sẽ truyền Giáo Pháp cho vị này trước nhứt ?

Một vị trời liền hiện ra trước mặt Đức Phật, đảnh lễ ngài và bạch rằng :

Bạch đức Thế Tôn, đạo sư Àlàra Kàlàma đã từ trần một tuần nay rồi.

Đức Phật dùng thiên nhãn kiểm nhận điều này. Rồi ngài nghĩ đến vị đạo sư thứ nhì của ngài là Uddaka Ràmaputta. Vị trời lại xuất hiện bạch rằng đạo sư Uddaka Ràmaputta vừa mới qua đời đêm hôm trước. Một lần nữa Đức Phật lại dùng thiên nhãn kiểm nhận. Rồi ngài nghĩ đến năm vị đạo sĩ rất tinh tấn, đã từng tận tâm phục vụ ngài trong sáu năm dài tu khổ hạnh. Ngài dùng thiên nhãn quan sát, nhận thấy năm vị này là Kondanna, Bhaddiya, Vappa, Mahànàma Kulika và Assaji hiện đang ở tại Lộc Uyển (Vườn Nai, Migadaya), trong làng Isipatana (hiện nay là Sarnath), cách thành phố Benares (hiện nay là Varanasi) 10km về phía bắc.

 

1- Lên đường đi Lộc Uyển[174]

 

          Đức Phật định dùng con đường lớn để đi từ thành phố Gayà đến thành phố Benares. Trên đoạn đường từ Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgayà) đến thành phố Gayà, có một đạo sĩ khổ hạnh tên Upaka[175] gặp Phật, hỏi :

Này đạo hữu, ngũ quan của đạo hữu thật thanh tịnh, nước da của đạo hữu thật tươi sáng. Đạo hữu xuất gia với ai ? Thầy của đạo hữu là ai ? Đạo hữu truyền bá Giáo Pháp của ai ?

Đức Phật đáp bằng bài kệ :

– “Như Lai đã vượt qua tất cả, đã thông suốt tất cả.

  “Đã thoát ly tất cả mọi ràng buộc,

  “Từ bỏ tất cả, không còn ái nhiễm,

  “Tự mình thấu hiểu tất cả, còn gọi ai là thầy ? (Kinh Pháp Cú, bài 353)

 

  “Như Lai không có thầy,

  “Không ai bằng Như Lai.

  “Trên thế gian và kể cả chư thiên,

  “Không ai có thể sánh với Như Lai.

 

  “Như Lai là một vị A-la-hán trên thế gian này,

  “Là một vô thượng sư;

  “Tự mình thành bậc Toàn Giác,

  “Tâm vắng lặngthanh tịnh.

 

  “Như Lai đang trên đường đến xứ Kasi

  “Để chuyển bánh xe Pháp;

  “Và giữa thế giới người mù,

  “Như Lai sẽ gióng trống Vô Sanh.[176]

 

Này đạo hữu, đạo sĩ Upaka hỏi vặn, vậy phải chăng đạo hữu đã tự nhận mình là A-la-hán, là bậc quyền lực siêu phàm ?

– “Các bậc siêu phàm đều giống Như Lai,

  “Đều đã tận diệt mọi ô nhiễm,

  “Khắc phục tất cả những điều xấu xa tội lỗi.

  “Thế nên, này Upaka, Như Lai là bậc siêu phàm.

Có thể như vậy được sao ? Có thể như vậy được sao ? Upaka cúi đầu lẩm bẩm, rồi đi rẽ sang đường tắt đến Vankahara trong khi đức Phật tiếp tục đi về hướng bắc.

Đức Phật vẫn bình thản lên đường đi Gayà, rồi đi từ Gayà đến Benares, từ Benares đến Isipatana, rồi tìm đến Lộc Uyển (Migadaya).

Theo Trưởng Lão Ni Kệ (kinh 68: Càpà) thì Upaka về sau cưới vợ là Càpà, ông rất thương yêu vợ nhưng bị vợ tiêu hết gia sãn rồi chế diễu chọc tức, ông tìm đến Phật xin xuất gia và được Phật độ, về sau đắc quả A na hàm.

 

2- Ông Kondanna và 4 người bạn xuất gia[177]

 

Đức Phật đến Lộc Uyển, thuộc làng Isipatana (hiện nay là Sarnath), vào đầu tháng ba dương lịch năm 589 trước tây lịch. Thấy Đức Phật đang từ đàng xa đi đến, năm vị đạo sĩ nhóm ông Kondanna bàn tính với nhau sẽ không đảnh lễ ngài với lòng tôn kính như xưa. Các vị ấy hiểu lầm ngài khi ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh để thực hành lối tu trung đạo. Các vị ấy nói với nhau :

Này các đạo hữu, sa môn Gotama đang đi đến chúng ta kia. Sa môn ấy đã không bền chí cố gắng tu khổ hạnh, đã trở lại đời sống lợi dưỡng xa hoa. Sa môn ấy không đáng cho chúng ta niềm nở đón tiếp và cung kính phục vụ. Ta không nên rước bát và rửa chân y. Nhưng dầu sao ông ta cũng thuộc dòng vua chúa, chúng ta cũng nên dọn một chỗ ngồi để sẵn, nếu ông ta muốn ngồi thì cứ ngồi.

Tuy nhiên, khi Đức Phật đến gần, vẻ trang nghiêmoai nghi của ngài tự nhiên cảm hóa năm vị đạo sĩ. Không ai bảo ai, người đến rước bát, người dọn chỗ ngồi, người đi lấy nước cho ngài rửa chân, và gọi ngài bằng "đạo hữu" (avuso, hiền giả), lối xưng hô thường dùng giữa những người bạn đạo, hoặc để người bề trên xưng hô với kẻ dưới. (Hiện nay có tháp Chaukhandi kỷ niệm nơi đức Phật gặp lại năm anh em ông Kondanna. Tháp này là một ụ đất lớn, trên đỉnh có một tháp canh xây bằng gạch).

Đức Phật mở lời khuyên dạy :

Này các Tỳ kheo (Bhikkhu, Bhiksu), không nên gọi Như Lai bằng tên hay bằng “đạo hữu”. Này các Tỳ kheo, Như Lai là bậc Thế Tôn, là đấng Toàn Giác. Này các Tỳ kheo, hãy nghe đây, Như Lai đã thành đạo quả Vô Sanh Bất Diệt. Như Lai sẽ giảng dạy Giáo Pháp giác ngộgiải thoát. Nếu thực hành đúng theo lời chỉ dạy của Như Lai thì chẳng bao lâu các thầy cũng sẽ chứng ngộ do chính trí tuệ trực giác của quý thầy, và trong kiếp sống này quý thầy sẽ đạt được một đời sống vô cùng thiêng liêng cao cả. Chính vì muốn đi tìm đời sống cao thượng ấy mà nhiều con nhà quyền quý đã rời bỏ gia đình, sự nghiệp để sống đời không nhà cửa.

Này đạo hữu Gotama, trước kia, với bao nhiêu kỷ luật nghiêm khắckhổ hạnhđạo hữu còn chưa đạt được kiến thức siêu phàm nào hoặc chứng ngộ nào xứng đáng với một vị Phật. Bây giờ đạo hữu đã từ bỏ sự cố gắng, trở về đời sống xa hoa lợi dưỡng thì làm sao đạt được một kiến thức đặc biệt siêu phàm hoặc một chứng ngộ xứng đáng với một vị Phật?

Này các Tỳ kheo, Như Lai không hề xa hoa, không hề ngưng cố gắng, và không hề trở lại đời sống lợi dưỡng. Như Laiđức Thế Tôn, là đấng Toàn Giác. Này các Tỳ kheo, hãy nghe đây, Như Lai đã thành đạt đạo quả Vô Sanh Bất Diệt và sẽ giảng dạy Giáo Pháp giác ngộgiải thoát. Nếu thực hành đúng theo lời chỉ dạy của Như Lai thì chẳng bao lâu các thầy cũng sẽ chứng ngộ do chính trí tuệ trực giác của quý thầy, và trong kiếp sống này quý thầy sẽ đạt được một đời sống vô cùng thiêng liêng cao cả. Chính vì muốn đi tìm đời sống cao thượng ấy mà nhiều con nhà quyền quý đã rời bỏ gia đình, sự nghiệp để sống đời không nhà cửa.

Lần thứ nhì năm đạo sĩ vẫn giữ nguyên thành kiếntỏ ý thất vọng. Đến lần thứ ba, sau khi Đức Phật lập lại lời xác nhận, năm đạo sĩ vẫn giữ vững lập trường, tỏ ý hoài nghi. Đức Phật hỏi lại :

Này các Tỳ kheo, Các thầy có biết một lần nào trước đây Như Lai đã nói với các thầy như thế không ?

Quả thật không.

Đức Phật lập lại một lần nữa rằng ngài là đấng Toàn Giác, và chính năm đạo sĩ cũng có thể chứng ngộ nếu thực hành đúng theo lời chỉ dạy của ngài.

Đó là những lời nói chân thành do chính Đức Phật thốt ra. Năm vị đạo sĩ là bậc thiện trí, mặc dù đã có thành kiến không tốt, khi nghe Đức Phật lập lại nhiều lần như vậy, cũng đã nhận định rằng Đức Phật đã thật sự thành tựu đạo quả vô thượng và có đầy đủ khả năng để hướng dẫn mình. Năm thầy bấy giờ đã tin lời Đức Phật, bèn thỉnh Đức Phật đến một nơi thanh nhàn mát mẻ, trong vườn nai, cách nơi gặp gỡ độ trên một cây số, ngồi xuống, yên lặng lắng nghe Đức Phật thuyết kinh Chuyển Pháp Luân (Dhamma cakka Pàvàttàna)[178].

 

3- Đức Phật thuyết kinh Chuyển Pháp Luân[179] (năm -589)

 

Đến canh ba đêm đó, dưới ánh trăng rằm vằng vặc, Đức Phật nói :

Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan (antà) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh :

1- Sự xu hướng theo dục lạc các căn (Kàmasukkhallikànuyoga), vì như thế là phàm tục, thấp hèn, thô bỉtai hại;

2- Sự nghiêm khắc trong lối tu khổ hạnh (Attakilamathànuyoga), vì như thế là đau đớn, không xứng thánh hạnhvô ích.

Như Lai đã từ bỏ cả hai cực đoan ấy, theo con đường Trung đạo (Majjhimà Patipadà) để phát triển nhãn quan (cakkhu), tri kiến (nàna), và tiến đến an tịnh[180] (vupasamàya), trí tuệ cao siêu (abhinnàya), giác ngộ (sambodhàya), và niết bàn (nibbàna, nirvana).

Này các Tỳ kheo, thế nào là con đường Trung đạoNhư Lai đã áp dụng để phát triển nhãn quan, tri kiến và tiến đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và niết bàn?

Đó là Bát Chánh Đạo[181], gồm có :

1- Chánh kiến (sammà-ditthi, là thấy biết sự vật đúng theo thật tướng vô thường, thật thể vô ngã, và thật tánh không của chúng; không lầm theo biên kiến, tà kiến; người có Chánh kiến là người thông hiểu Tứ Diệu Đế, biết đời là khổ nên không tham luyến, biết nguyên nhân của khổ để trừ nên không sợ chìm đắm trong sanh tử luân hồi, biết tâm tịch diệt (Niết bàn) là an lạc thanh tịnh, biết Bát Chánh Đạocon đường giải thoát đưa đến hạnh phúc chân thật vĩnh cửu),    

2- Chánh tư duy (sammà-sankappa, là suy nghĩ đúng theo Chánh Pháp, đúng theo lý nhân duyên, để có thể mang đến an vui, hạnh phúc cho tất cả mọi người),

3- Chánh ngữ (sammà-vaca, là nói lời hòa nhã, chân chính, hợp đạo lý, hữu ích cho người nghe, hoằng pháp lợi sanh),     

4- Chánh nghiệp (sammà-kammantà, là hành động chơn chánh về thân khẩu ý, lợi mình, lợi người, giúp người hết khổ được vui),

5- Chánh mạng (sammà-ajiva, là sinh sống bằng nghề chơn chánh không xúc phạm đến thân mạng, tài sản kẻ khác),   

6- Chánh tinh tấn (sammà-vàyàma, là siêng làm điều lành, năng tránh điều ác),

7- Chánh niệm (sammà-sati, là luôn luôn nhớ các điều lành nên làm, nhớ các điều ác nên tránh, nhớ pháp môn tu tập; Chánh niệm tối caoVô niệm),

8- Chánh định (sammà-samàdhi, là luôn luôn giữ tâm thanh tịnh, sáng suốt, không tán loạn).

 

          Đến đây Đức Phật giảng về Tứ Diệu Đế như sau :

1- Này các Tỳ kheo, đây là sự thật về Khổ (dukkha ariya sacca, Khổ đế)! Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, không ưa thích mà gặp là khổ, yêu thương mà phải xa lìa là khổ, mong cầu mà không được là khổ. Tóm lại, bám víu vào thân ngũ uẩn[182] này là khổ.

2- Này các Tỳ kheo, đây là sự thật về Khổ Tập Khởi (dukkha samudaya ariya sacca, Tập đế). Chính tham ái (tanhà) là tập khởi của khổ, là sanh khởi của khổ, là nguyên nhân của tái sanh (ponobhavika), với sự hợp tác của lòng thiết tha khao khát mong được cái này, cái kia trong cuộc sống. Chính tâm tham cầu dục lạc (kàmatanhà), tham cầu hiện sinh (bhavatanhà) và tham cầu vô sinh (vibhavatanhà) là nguyên nhân của tái sanhđau khổ.

3- Này các Tỳ kheo, đây là sự thật về Khổ Đoạn Diệt (dukkha nirodha ariya sacca, Diệt đế). Chính là khi tâm đã hoàn toàn xa lìa và tận diệt tham ái, không còn ham muốn lợi danh, không còn chạy theo dục vọng các căn. Đó là tâm rời bỏ, từ khước, thoát ly và không luyến tiếc, không vướng mắc.

4- Này các Tỳ kheo, đây là sự thật về Con Đường Đưa Đến Hết Khổ (dukkha nirodha gamini patipada ariya sacca, Đạo đế). Chính là Bát Chánh Đạo, gồm có Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh định.

 

          Đến đây đức Phật bắt đầu thực hiện Tam Chuyển Pháp Luân[183] như sau:

1.1- Đây là Khổ đế (tức là sự thật về các phiền não, đau khổ trong vòng sanh tử luân hồi, như đã giải thích ở phần Sự Thật Về Khổ).

Này các Tỳ kheo, Khổ đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

1.2- Đây là Khổ đế các thầy nên nhận biết (parinneyya).

Này các Tỳ kheo, Khổ đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

1.3- Đây là Khổ đế Như Lai đã nhận biết (parinnata).

Này các Tỳ kheo, Khổ đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

 

2.1- Đây là Tập đế (tức là sự thật về sự sanh khởi, về các nguyên nhân của phiền não, đau khổsanh tử luân hồi, như đã giải thích ở phần Sự Thật Về Khổ Tập Khởi).

Này các Tỳ kheo, Tập đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

2.2- Đây là Tập đế các thầy nên tận diệt (pahatabba).

Này các Tỳ kheo, Tập đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

2.3- Đây là Tập đế Như Lai đã tận diệt (pahinam).

Này các Tỳ kheo, Tập đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

 

3.1- Đây là Diệt[184] đế (tức là sự thật về khổ chấm dứt, về niết bàn an lạc thanh tịnh, là chân hạnh phúc, như đã giải thích ở phần Sự Thật Về Khổ Đoạn Diệt).

Này các Tỳ kheo, Diệt đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

3.2- Đây là Diệt đế các thầy nên chứng ngộ (sacchikatabba).

Này các Tỳ kheo, Diệt đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

3.3- Đây là Diệt đế Như Lai đã chứng ngộ (sacchikatam).

Này các Tỳ kheo, Diệt đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

 

4.1- Đây là Đạo đế (tức là Bát Chánh Đạo, như đã giảng ở phần đầu kinh này).

Này các Tỳ kheo, Đạo đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

4.2- Đây là Đạo đế các thầy nên thực hành (bhavetabba).

Này các Tỳ kheo, Đạo đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

4.3- Đây là Đạo đế Như Lai đã thực hành (bhavitam).

Này các Tỳ kheo, Đạo đế này là pháp chưa từng được nghe trước đây. Chính Như Lai đã thấy, biết, hiểu, chứng nghiệmsáng tỏ.

 

Rồi để kết thúc phần “Tam Chuyển Pháp Luân”, Đức Phật nói :

Này các Tỳ kheo, nếu Như Lai chưa hoàn toàn thấu triệt Bốn Thánh Đế này về ba phương diện[185] và mười hai phương thức[186] một cách hoàn toàn sáng tỏ thì Như Lai đã không xác nhận trước thế gian này gồm cả chư thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, đạo sĩ, giáo sĩ, trời và người rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Anuttara Sammà Sambodhi).

“Này các Tỳ kheo, đến khi Như Lai đã hoàn toàn thấu triệt Bốn Thánh Đế này về ba phương diện và mười hai phương thức một cách hoàn toàn sáng tỏ thì Như Lai mới xác nhận trước thế gian này gồm cả chư thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, đạo sĩ, giáo sĩ, trời và người rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác .

lúc ấy tri kiếntuệ giác (nànadassana) phát sanh : Tâm Như Lai được giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển. Đây là lần giáng sanh cuối cùng của Như Lai, Như Lai sẽ không bao giờ tái sanh nữa.

 

Đức Phật giảng xong, năm vị Tỳ kheo vui mừng tán dương lời dạy của đức Thế Tôn. Ngài Kondanna liền chứng được pháp nhãn thanh tịnh[187] (dhammacakkhu) và ngài thấy rằng “Cái gì có sanh tất phải có diệt[188].

Lúc Đức Phật chuyển Pháp Luân, chư thiên trên quả địa cầu hoan hô : “Pháp Luân này quả thật tuyệt diệu ! Không có đạo sĩ, giáo sĩ, chư thiên, Ma Vương hoặc Phạm Thiên nào trên thế gian có thể giảng được như đức Thế Tôn đã giảng tại Lộc Uyển  trong làng Isipatana, gần Benares”.

Nghe như vậy, chư thiên ở các cung trời Tứ Đại Thiên Vương (Càtum Mahà Ràjika), Đao Lợi (Tàvatimsa), Dạ Ma (Yama), Đâu Suất Đà (Tusita), Hóa Lạc (Nimmanarati), Tha Hóa Tự Tại (Paranimmitavàsavatti), và chư Phạm Thiên ở các cõi trời Phạm Chúng thiên (Brahmà Parisajja), Phạm Phụ thiên (Brahmà Purohita), Đại Phạm thiên (Mahà Brahmà), Thiểu Quang thiên (Parittabha), Vô Lượng Quang thiên (Appamanabha), Quang Âm thiên (Abhassara), Thiểu Tịnh thiên (Parittasubha), Vô Lượng Tịnh thiên (Appamanasubha), Biến Tịnh thiên (Subhakinha), Quảng Quả thiên (Vehapphala), Vô Tưởng thiên (Asanna), Vô Phiền thiên (Aviha), Vô Nhiệt thiên (Atapa), Thiện Kiến thiên (Sudassana), Thiện Hiện thiên (Sudassa) và Sắc Cứu Kính thiên (Akanittha) cũng đồng thanh hoan hô.

Trong khoảnh khắc ấy tiếng hoan hô vang dội, làm cho cả mười ngàn thế giới thuộc cõi Phạm Thiên đều rung chuyển mạnh mẽ. Một hào quang rực rỡ chiếu sáng thế gian. Đức Thế Tôn liền nói: “Kondanna quả đã giác ngộ ! Kondanna quả đã giác ngộ !”. Do đó ngài Kondanna có tên là Anna Kondanna (A Nhã Kiều Trần Như), có nghiã là “Kondanna là người đã giác ngộ”. (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 17).

Qua ngày hôm sau, lúc đức Phật thuyết pháp cho hai vị Tỳ kheo thì ba vị kia đi khất thực, rồi đến giờ ngọ chia ra cho sáu người ăn. Ngày kế thay phiên nhau, hai vị đi khất thực, ba vị ngồi nghe Phật thuyết pháp.

 

4- Đức Phật thuyết kinh Vô ngã tướng[189]

 

Năm ngày sau, cũng tại Lộc Uyển, đức Thế Tôn giảng kinh Vô ngã tướng (Anattà lakkhana sutta) cho năm vị Tỳ kheo đầu tiên như sau :

Này các Tỳ kheo, sắc thân (rùpa) không có ngã tướng (vô ngã, anattà). Này các Tỳ kheo, nếu sắc thânngã tướng thì sắc thân không phải chịu đau khổ, bệnh hoạn, già nua, hoại diệt. “Thân ta có thể như thế này, thân ta cũng có thể không phải như thế này”, cả hai trường hợp đều có thể được. Nhưng vì sắc không có ngã, nên sắc phải chịu khổ, và không thể xác định “Thân ta là thế này, thân ta không phải thế này”.

Cũng vậy, này các tỳ kheo, thọ (vedanà), tưởng (sanna), hành (samkhàrà) và thức (vinnàna) cũng đều vô ngã, không có thật thể. Cả năm uẩn đều luôn luôn biến đổi không ngừng.

“Vậy, này các Tỳ kheo, các thầy nghĩ thế nào ? Thân này là thường hay vô thường ?

Bạch đức Thế Tôn, là vô thường (anicca).

Cái gì vô thườnghạnh phúc hay đau khổ ?

Bạch đức Thế Tôn, là đau khổ.

Vậy, có hợp lý chăng, nếu nghĩ đến cái gì vô thường, đau khổ và tạm bợ với ý tưởng : "Cái này của tôi; cái này là tôi; cái này là bản ngã của tôi" ?

Bạch đức Thế Tôn, chắc chắn là không hợp lý.

Cũng vậy, này các Tỳ kheo, thọ, tưởng, hành và thức đều là vô thườngđau khổ. Có hợp lý chăng, nếu nghĩ rằng những cái vô thường, đau khổ và tạm bợ đó là "của tôi, chính tôi, bản ngã của tôi" ?

Bạch đức Thế Tôn, chắc chắn là không hợp lý.

Như vậy, này các Tỳ kheo, đối với tất cả sắc thân, dù ở quá khứ, hiện tại hay vị lai, dù ở trong hay ở ngoài, thô kệch hay vi tế, thấp hay cao, xa hay gần, các thầy đều nên nhận thức đúng với thực thể của nó : “Thân này không phải của tôi (n'etam mama), thân này không phải là tôi (n'eso h'amasmi), thân này không phải là bản thể của tôi (na me so attà).”

“Tất cả thọ, tưởng, hành, thức, dù ở quá khứ, hiện tại hay vị lai, dù ở trong hay ở ngoài, thô kệch hay vi tế, thấp hay cao, xa hay gần, các thầy đều nên nhận thức đúng với thực thể của chúng : “Những thứ này không phải của tôi, những thứ này không phải là tôi, những thứ này không phải là bản thể của tôi.”

“Bậc thánh đệ tử nhận thức được như vậy sẽ nhàm chán sắc thân, thọ, tưởng, hành, thức; xa lìa năm uẩn nhơ nhớp, và được giải thoát khỏi mọi ràng buộc. Vị ấy sẽ tự biết rõ ràng "Ta đã được giải thoát, không còn tái sanh nữa, đời sống phạm hạnh đã được thành tựu, những điều phải làm đã làm xong, không còn trở lại trạng thái này nữa”.

          Trong lúc đức Phật giảng kinh này, hai ông Vappa và Bhaddiya giác ngộ trước, kế đến hai ông Mahànàma Kulika và Assaji. Lúc giảng xong, năm vị Tỳ kheo hân hoan tán dương lời dạy của ngài. Tất cả năm vị đều được pháp nhãn thanh tịnh, giải thoát khỏi mọi ràng buộc, đắc quả A-la-hán. Đức Phật bèn làm lễ xuất gia cho năm vị như sau : “Hãy đến đây, này các Tỳ kheo ! Giáo Pháp đã được giảng dạy đầy đủ, các thầy hãy sống đời tu hành thánh thiện để chấm dứt mọi đau khổ.” (Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 18,19).

 

5- Ông Yasa và 4 người bạn xuất gia[190]

 

Tại thành phố Benares (hiện nay là Varanasi), có một thanh niên tên Yasa, con nhà giàu sang danh giá. Chàng sống trong cảnh xa hoa phung phí. Một buổi sáng, chàng dậy sớm hơn mọi khi, nhìn thấy các nàng hầu thiếp nằm ngủ ngổn ngang bừa bãi thì lấy làm nhờm chán. Ấn tượng ghê tởm này luôn luôn ám ảnh chàng. Toàn thể đền đài nguy nga tráng lệ bây giờ đối với chàng chỉ còn là một nơi tối tăm buồn bã đầy dẫy những hình ảnh thô kịch xấu xa. Nhận thức tánh cách tạm bợ của đời sống phàm tục, Yasa bỏ nhà ra đi, mong tìm được ánh sáng của một đời sống cao thượng. Chàng vừa đi vừa than thở “Thống khổ thay cho tôi ! Đọa đày thay cho tôi !”. Vô tình chàng vượt qua sông Varuna[191] (nay là sông Barna), đi lần đến Isipatana, nơi Đức Phật tạm ngụ sau khi độ năm vị Tỳ kheo đắc quả A-la-hán.

Yasa đến nơi vào sáng sớm, lúc Đức Phật đang đi kinh hành. Hôm ấy nhằm ngày thứ sáu sau khi Đức Phật chuyển pháp luân. Thấy chàng từ xa đến, Đức Phật bước ra ngoài đường kinh hành và ngồi lại một nơi đã dọn sẵn. Yasa đi đến nơi, miệng vẫn than “Thống khổ thay cho tôi ! Đọa đày thay cho tôi !”. Đức Phật lên tiếng :

Nơi đây không có thống khổ, nơi đây không có đọa đày. Này Yasa ! Hãy đến đây ! Hãy ngồi xuống đây, Như Lai sẽ giảng Giáo Pháp cho ông.

Yasa ngạc nhiên nghe có người gọi tên mình; nhìn lại thấy Đức Phật đang ngồi trang nghiêm tĩnh tọa, liền cúi xuống tháo đôi giày trang trí bằng vàng ra, đến trước Phật, cung kính đảnh lễ rồi ngồi lại một bên, thưa :

Kính thưa đạo sư, con khổ quá ! Kính mong đạo sư giải khổ cho con !

Sau vài lời thăm hỏi, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí (dana), giới hạnh (sìla), những cảnh trời (sagga), những tai hại của nhục dục ngũ trần (kàmadinava), phước báo của đời sống xuất gia (nekkhamma nisamsa). Đến khi nhận thấy tâm của Yasa bắt đầu thuần thục và sẵn sàng lãnh hội giáo lý cao siêu, ngài giảng về Bốn Thánh Đế. Sau khi nghe Đức Phật giảng xong, ông Yasa liền đắc quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti).

Mẹ của Yasa là người đầu tiên phát giác sự vắng mặt của con. Bà báo cho chồng. Nhà triệu phú liền ra lịnh cho người nhà cỡi ngựa đi tìm khắp nơi, riêng ông đi về hướng Isipatana. Khi nhận ra dấu giày của con in trên đất, ông dò lần đến nơi. Thấy ông từ xa đến, Đức Phật dùng thần thông không cho ông nhận thấy con. Nhà triệu phú đến gần Đức Phật, cung kính hỏi thăm ngài có thấy con ông là Yasa không. Đức Phật bảo :

Này ông ! Hãy ngồi lại đây ! Ông sẽ được gặp mặt con của ông.

Nhà triệu phú lấy làm mừng rỡ, vâng lời ngồi xuống. Đức Phật giảng cho ông một thời pháp đơn giản theo thứ lớp như đã giảng cho Yasa. Ông rất hoan hỉ thưa rằng :

Lành thay ! Lành thay ! Bạch đức Thế Tôn, cũng tựa hồ như người kia dựng lại ngay ngắn một vật nghiêng ngã, hay khám phá ra một vật được dấu kín, hay chỉ đúng đường cho người đi lạc, hay cầm đèn soi sáng trong đêm tối cho người có mắt trông thấy ! Đức Thế Tôn dùng nhiều phương thức thuyết giảng Giáo Pháp cũng như thế. Bạch đức Thế Tôn, con xin quy y Phật, quy y Phápquy y Tăng. Xin đức Thế Tôn thâu nhận con vào hàng thiện tín cư sĩ. Xin ngài cho phép con nương tựa nơi Tam Bảo từ nay cho đến giờ phút cuối cùng của đời con.

Đức Phật hoan hỉ chấp thuận và truyền ban năm giới. Cha ông Yasa là người thiện nam cư sĩ (upàsaka) đầu tiên thọ lễ quy y với đầy đủ ba ngôi Tam Bảo. Khi nghe Đức Phật thuyết pháp cho cha xong, ông Yasa đắc quả A-la-hán. Vừa lúc ấy Đức Phật thâu thần thông để cho nhà triệu phú nhìn thấy con. Ông lấy làm vui mừng, thỉnh Đức Phật cùng các vị đệ tử về nhà trai tăng ngày hôm sau. Đức Phật nhận lời bằng cách làm thinh.

Sau khi ông triệu phú ra về, ông Yasa xin Đức Phật cho thọ lễ xuất gia. Đức Phật làm lễ xuất gia cho ông Yasa với những lời sau đây :

Hãy đến đây, này Tỳ kheo ! Giáo Pháp đã được Như Lai truyền dạy đầy đủ. Từ nay thầy hãy sống đời phạm hạnh thiêng liêng của bậc xuất gia để chấm dứt mọi đau khổ.

Với đại đức Yasa, tổng số các vị đệ tử xuất gia vào ngày thứ sáu sau khi Phật chuyển pháp luânsáu vị : Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Vappa (Bà Phạm) còn gọi là Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ), Assaji (Át Bệ) và Yasa (Da Xá). Tất cả đều đắc quả A-la-hán (Arahattà).

Ngày hôm sau Đức Phật đến nhà ông triệu phú với sáu vị đệ tử A-la-hán. Mẹ và vợ của ngài Yasa đến nghe Đức Phật thuyết pháp, đắc quả Tu-đà-hoàn, xin thọ lễ quy y Tam Bảo[192]. Hai bà là hai người tín nữ cư sĩ (upàsikà) đầu tiên.

Đại đức Yasa có bốn người bạn thân tên Vimala, Subàhu, Punnaji và Gavampati. Khi bốn vị này nghe tin người bạn quý của mình đã cạo râu tóc và đắp y để sống đời không nhà cửa, không sự nghiệp, thì đến thăm và tỏ ý muốn noi theo gương lành ấy. Đại đức Yasa tiến dẫn cả bốn vị vào yết kiến Đức Phật. Sau khi nghe Phật thuyết pháp cả bốn vị đều đắc quả A-la-hán và đều xin xuất gia theo Phật. Vậy đến ngày thứ bảy, sau thời pháp đầu tiên tại Lộc Uyển, tổng số đệ tử Phật lên đến mười vị, đều đắc quả A-la-hán.

 

 

G- TỪ HẠ THỨ NHẤT ĐẾN HẠ THỨ 5

          Đây là giai đoạn thành lập Giáo Hội Tăng GiàGiáo Hội Tỳ Kheo Ni. Trong giai đoạn này, đức Phật huấn luyện các đệ tử nồng cốt, thuyết phục để được sự ủng hộ của những nhân vật có thế lực về chính trị cũng như về tôn giáo, thành lập bốn tinh xá lớn làm cơ sở tu học cho tăng ni. Đó là : Venuvana[193] (Trúc Lâm) tại thủ đô Ràjagaha của xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), Jetavana (Kỳ Viên) tại thủ đô Sàvatthi của xứ Kosala (Kiều Tát La), Mahàvana (Đại Lâm) tại thủ đô Vesàlì của xứ Vajji (Bạt Kỳ), Nigrodha (Ni Câu Đà) tại thủ đô Kapilavatthu (Sanscrit: Kapilavastu) của xứ Sàkya (Sàkiya). Thời bấy giờ Magadha và Kosala là hai xứ lớn nhất ở lưu vực sông Gangà (sông Hằng). Vua Bimbisàra xứ Magadha và vua Pasenadi xứ Kosala đều trở thành hai thiện tín cư sĩ nhiệt thành của đức Phật.

 

1- Hạ thứ nhất tại Lộc Uyển[194] (năm –589)

 

Đến ngày trăng tròn tháng bảy dương lịch, Phật nhập Hạ[195] đầu tiên với mười vị đệ tử A-la-hán tại Lộc Uyển, trong làng Isipatana hiện nay là Sarnath. Hiện nay có chùa Mulagandhakuti do ngài Anagarika Dharmapala (Pháp Hộ) khởi công xây cất vào năm 1922 để kỷ niệm nơi Phật nhập Hạ lần đầu. Nơi đây là một địa điểm thiêng liêng của Phật giáo, là một trong Bốn Động Tâm (Nơi Phật giáng sanh, thành đạo, thuyết pháp lần đầu, và nơi Phật nhập niết bàn), vừa là nơi Phật chuyển pháp luân (thuyết pháp lần đầu), vừa là nơi xuất phát Giáo Hội Tăng Già với đầy đủ Phật, Pháp, Tăng. Vào năm 244 trước tây lịch, đại đế Asoka đến hành hương nơi thánh địa này, có cho xây cất một số đền đài và một trụ đá kỷ niệm, trên đầu trụ có tượng đá sư tử bốn mặt đội “Bánh Xe Pháp Bảo” (Dharmacakra) tuyệt đẹp, ngày nay vẫn còn được trưng bày tại Bảo Tàng Viện Sarnath. Hình sư tử bốn mặt được dùng làm biểu tượng chánh thức của xứ Ấn. Ông Jawaharlal Nehru viết : “Tại Sarnath, gần Benares, dường như tôi vẫn còn thấy Đức Phật đang thuyết giảng bài pháp đầu tiên, và những lời dạy của ngài văng vẳng từ xa vang lại, đang còn thì thầm bên tai tôi, xuyên qua hai ngàn năm trăm năm. Trụ đá Asoka với những lời ghi khắc trên đó dường như nói lên cho tôi bằng những ngôn từ tuyệt mỹ về một con người, mặc dù cũng là hoàng đế, nhưng vĩ đại hơn bất luận vua chúa hay hoàng đế nào.” (The Discovery of India, trang 44; Calcutta, Signet Press năm 1946).

 

Năm mươi người bạn khác của ông Yasa xin xuất gia[196]

 

Trong mùa hạ này, 50 người bạn khác của ông Yasa, tất cả đều thuộc các gia đình nổi tiếng trong vùng, cũng đến nghe Phật thuyết pháp, đắc quả A-la-hán và xin xuất gia Tỳ kheo, nâng số đệ tử Phật lên 60 vị, đều là bậc A-la-hán.

 

Phật trao sứ mệnh hoằng pháp cho các vị Tỳ kheo[197]

 

Đến ngày mãn hạ, Đức Phật gọi các đệ tử đến bảo :

Này các Tỳ kheo, Như Lai đã thoát ra khỏi mọi ràng buộc, dù ở cảnh người hay cảnh trời. Các thầy cũng vậy, này các Tỳ kheo, các thầy cũng đã thoát ra khỏi mọi ràng buộc, dù ở cảnh người hay cảnh trời. Các thầy hãy ra đi đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người, đem lại hạnh phúc cho nhiều người. Vì lòng từ bi, các thầy hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi íchhạnh phúc cho chư thiênnhân loại. Các thầy hãy đi mỗi người một ngả, hoằng dương Giáo Pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn kết, toàn hảo về cả hai phương diện ý nghĩavăn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng cao thượng vừa toàn thiện vừa trong sạch.

“Có những chúng sanh vướng ít nhiều cát bụi trong mắt, nếu không được nghe Giáo Pháp sẽ bị sa đọa. Cũng sẽ có những người am hiểu được Giáo Pháp.

“Chính Như Lai cũng đi, Như Lai sẽ đi đến làng Uruvelà của ông Senàni để hoằng dương Giáo Pháp.

“Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy truyền dạy Giáo Pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các thầy đã hoàn tất nhiệm vụ.

Bạch đức Thế Tôn, Đại đức Kondanna nói, xin ngài chỉ dạy chúng con cách làm lễ xuất gia cho người phát tâm tu học.

Quý thầy đã từng thấy Như Lai làm lễ xuất gia cho nhiều người rồi; vậy quý thầy cứ làm như thế.

Bạch đức Thế Tôn, Đại đức Assaji nói, oai đức ngài rất lớn nên không cần nghi thức rườm rà. Nhưng đối với chúng con, một nghi thức tối thiểu để sử dụng trong lúc làm lễ xuất gia rất là cần thiết. Xin sư huynh Kondanna đề nghị một nghi thức đơn giản, rồi nhờ đức Thế Tôn chỉ dạy thêm.

Bạch đức Thế Tôn, Đại đức Kondanna nói, theo con nghĩ, trước hết nên cho giới tử cạo sạch râu tóc, mặc áo cà-sa, rồi theo nghi lễ quỳ xuống trước mặt vị Tỳ kheo truyền giới, chấp tay thành khẩn lập lại ba lần như thế này :                  “Đệ tử xin quy y Phật,

Đệ tử xin quy y Pháp,

Đệ tử xin quy y Tăng.

Lần thứ hai đệ tử xin quy y Phật,

Lần thứ hai đệ tử xin quy y Pháp,

Lần thứ hai đệ tử xin quy y Tăng.

Lần thứ ba đệ tử xin quy y Phật,

Lần thứ ba đệ tử xin quy y Pháp,

Lần thứ ba đệ tử xin quy y Tăng.”[198]

Bạch đức Thế Tôn, con mạo muội đề nghị như thế, không biết con có phạm vào lỗi lầm nào không ?

Nghi thức thầy đề nghị hay lắm, Như Lai xác nhận rằng: Quỳ đọc ba lần tam quy dưới chân một vị Tỳ kheo thì có thể trở nên một vị Tỳ kheo.

Đại chúng hoan hỉ tuân theo lời Phật dạy.

 

Ông Punna Mantàniputta và 29 người bạn xuất gia[199]

 

          Sau ngày mãn hạ, đức Phật đi từ Isipatana về Uruvelà. Trên khoảng đường từ Isipatana đến Benares, lúc đức Phật dừng chân, ngồi dưới cội cây, trong một cụm rừng nhỏ Kappasika[200], có ba mươi thanh niên vui vẻ trẻ trung cũng dắt vợ đến chơi trong cụm rừng ấy. Một trong ba mươi người đó không vợ nên dắt theo một người bạn gái. Trong khi ai nấy xuống sông tắm, vui đùa với nhau, thì cô bạn gái bỏ đi, lén đem theo các món trang sức quí giá của mấy người kia. Đến lúc hay ra, mọi người cùng nhau chạy đi tìm kiếm trong rừng. Gặp đức Phật, họ đến gần, hỏi thăm ngài có thấy một người phụ nữ chạy ngang qua đó không. Đức Phật hỏi lại :

Theo ý các ông thì nên tìm một người phụ nữ hay nên tìm ra thực ngã của chính mình là hơn ?

Thưa sa môn, tìm ra thực ngã của mình hẳn là hơn.

Vậy các ông hãy ngồi lại đây, Như Lai sẽ giảng Giáo Pháp cho các ông.

Chúng con xin nghe.

Ba mươi thanh niên cung kính đảnh lễ rồi ngồi xuống chăm chỉ nghe. Sau khi nghe đức Phật giảng về bố thí, về giữ giới, về các cõi trời, về sự ô nhiễm tai hại của các dục, về những lợi ích của tâm xuất ly, về Vọng Ngã, Chơn Ngã và Tứ Diệu Đế, cả ba mươi thanh niên ấy lấy làm hoan hỉ, biết rõ “tất cả những gì đã sinh ra đều sẽ bị hoại diệt”, liền xin xuất gia theo Phật. Sau khi làm lễ xuất gia, Phật bảo tất cả đến Lộc Uyển gặp thầy Kondanna, xin thầy cho cạo bỏ râu tóc, khoác áo khất sĩthọ lãnh những lời chỉ dẫn tu học; đến tháng bảy năm sau sẽ gặp lại Phật tại Ràjagaha (Vương Xá) để nhập Hạ. Trong nhóm 30 thanh niên nầy có một vị tên Punna Mantàniputta[201] (Purana Maitrayaniputra, Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử) về sau được Phật xác nhận là vị Tỳ kheo thuyết pháp hay nhất trong số các đệ tử Phật.

Số đệ tử Phật từ nay được 90 vị.

 

Ông Uruvelà Kassapa, 2 người em, và 1000 đệ tử xuất gia[202]

 

Độ mười ngày sau, đức Phật đến Uruvelà (vùng Bodhgayà). Nơi đây có ba anh em tu khổ hạnh, thờ thần Lửa. Người anh cả là Uruvelà Kassapa (Ưu Lầu Tần Loa Ca Diếp) có 500 đệ tử, người anh kế là Nadì Kassapa (Na Đề Ca Diếp) có 300 đệ tử, và người em út là Gayà Kassapa (Già Da Ca Diếp) có 200 đệ tử. Các tiếng Uruvelà, Nadì, Gayà chỉ nơi cư trú của mỗi người. Ba vị này tu theo giáo phái Jatila của đạo Bà-la-môn, thờ Thần Lửa. Họ sống trong những túp lều dựng bằng cành cây và lá cây. Áo của họ mặc làm bằng vỏ cây. Tóc để dài thắt thành bính hoặc bới trên đỉnh đầu. Họ không đi khất thực nhưng tiếp nhận các thức cúng dường của dân chúng từ các làng mạc trong vùng. Họ tự nấu nướng lấy. Họ cũng chăn nuôi súc vật để ăn và để cúng tế. Đạo sĩ Uruvelà Kassapa đã trên 100 tuổi nhưng còn rất khỏe mạnh. Ông là người tinh thông ba bộ kinh Vệ Đà, sống một cuộc đời đức hạnh gương mẫu, và tự tin rằng mình đã chứng quả A-la-hán. Ông rất được hai người em tôn kính. Những buổi giảng đạo của ông được dân chúng địa phương đến tham dự rất đông.

Đức Phật đến viếng vị này trước nhất. Tôn giả Uruvelà Kassapa thấy sa môn Gotama tuy còn trẻ mà đạo phong uy nghiêm cũng đem lòng quý mến. Sau một lúc đàm đạo, ông hoảng hốt nhận thấy rằng có những tư tưởng trong kinh Vệ Đà mà ông chưa nắm vững được. Vị sa môn này đã chỉ cho ông những chỗ uyên áo (rất khó hiểu) của các bộ Atharvaveda và Rigveda. Lạ hơn nữa là khi nói đến các môn ngữ học, văn pháp, sử truyện và mười tám pháp tế tự của đạo Bà-la-môn, không có điều gì mà vị sa môn này không thông.

Trưa hôm ấy, đức Phật nhận lời thọ ngọ trai với Uruvelà Kassapa. Xếp áo cà-sa lại làm bốn để trải thành tọa cụ trên bờ cỏ, đức Phật ngồi đoan trang thọ trai trong im lặng. Uruvelà Kassapa cũng giữ sự yên lặng đoan trang để thọ trai bên cạnh vị khách sa môn.

Chiều hôm ấy, trong khi đàm đạo với Uruvelà Kassapa, đức Phật hỏi :

Này hiền giả, hiền giả hãy nói cho tôi biết vì sao Thần Lửa lại có thể đem lại cho chúng ta sự giải thoát ?

Sa môn Gotama, sau một lúc im lặng suy nghĩ tôn giả Kassapa đáp, lửa là bản chất uyên nguyên của vũ trụ. Lửa có nguồn gốc từ Phạm Thiên (Brahmà). Vì vậy trong các điện thờ, hình tượng Phạm Thiên luôn luôn được đặt vào vị trí trung ương. Kinh Atharvaveda có nói về phép thờ Lửa. Lửa là sự sống. Nếu không có lửa thì không có sự sống. Lửa là ánh sáng, là hơi ấm, là nguồn năng lượng làm phát sinh ra cây cối, muông thú và con người. Lửa phá tan bóng tối, phá tan sự lạnh lẽo, đem tới nguồn vui và sự sinh trưởng của vạn vật. Thức ăn nhờ lửa mà trở nên tinh khiết. Con người nhờ lửa mà trở về hợp nhất được với Brahmà. Vì lửa là sự sống nên lửa chính là Brahmà vậy. Thần lửa Agni cũng chỉ là một trong muôn ngàn biểu hiện của Brahmà. Trong hỏa viện, thần lửa Agni thường được biểu hiện như có hai cái đầu: một đầu biểu trưng cho lửa thường dùng hằng ngày và một đầu biểu trưng cho lửa của sự tế lễ và trở về nguyên thể. Có tới bốn mươi bốn phép tế lửa. Người đạo sĩ thờ lửa phải giữ giới, phải khổ hạnh và phải chuyên cần tu tập mới có đủ tư cách duy trì Thần Lửa và làm sáng tỏ con đường giải thoát.

Tôn giả Kassapa, đức Phật hỏi tiếp, ngài nghĩ thế nào về những người cho rằng nước là bản chất đầu tiên của sự sống, nước bắt nguồn từ Brahmà, và nước có công năng làm cho con người trở nên thanh tịnh để trở về hợp nhất với Brahmà (Phạm Thiên) ?

Uruvelà Kassapa im lặng. Ông nghĩ đến hằng triệu người, ngay trong giờ phút này, đang tắm trong nước sông Gangà và trong những dòng sông, hồ nước linh thiêng khác, mong rửa sạch được mọi tội lỗinghiệp chướng để sau này có thể trở về với Brahmà. Một lát sau, ông nói :

Sa môn Gotama, nước không thật sự giúp ta siêu thoát được. Nước đi xuống, trong khi lửa bốc lên. Khi ta chết, thân xác ta nhờ lửa mà bay lên thành khói ...

Tôn giả Kassapa, ngài nói như vậy e không đúng. Đám mây trắng đang bay trên trời kia cũng là nước đấy. Nước cũng có thể bay lên. Khói cũng là hơi nước. Cả hai thứ mây và khói đều sẽ phải  trở lại mặt đất. Vạn vật, như ngài đã biết, luôn luôn luân chuyển tuần hoàn.

Nhưng vạn vật đều có một nguồn gốc, và có thể trở về nguồn gốc ấy.

Tôn giả Kassapa, vạn vật nương nhau mà có mặt. Tôn giả hãy nhìn chiếc lá trong tay tôi đây. Hạt giống là nhân, đất, nước, hơi nóng, đám mây, mặt trời, thời gian, không gian ... đều là duyên giúp cho chiếc lá này có mặt. Thiếu một trong các duyên ấy thì chiếc lá này sẽ khác đi hoặc không thành. Tất cả các loài đất đá, thảo mộccầm thú đều theo luật nhân duyên sinh ấy. Nguồn gốc của một vật là vạn vật. Tôn giả hãy quán sát kỹ xem. Có bao giờ chỉ có một nguyên nhân đơn độcđưa tới được một quả đâu. Phải có đủ nhân duyên hòa hợp mới sanh ra quả. Ý niệm về một nguyên nhân duy nhất đầu tiên là một vọng tưởng do vọng chấp thiếu nhận xét mà ra. Này tôn giả, chiếc lá trong tay tôi đây là do tất cả các pháp trong vũ trụ họp lại để tạo thành, trong đó có nhận thức của tôn giả.

Vị đạo sĩ Bà-la-môn im lặng.

Trời đã tối. Đạo sĩ Uruvelà Kassapa mời Phật ngủ lại trong túp lều của ông. Nhưng đức Phật ngỏ ý muốn được nghỉ đêm một mình trong hỏa viện. Vị đạo sĩ Bà-la-môn nói :

Mấy hôm nay có một con rắn lớn vào ẩn trong hỏa viện, đuổi thế nào nó cũng không đi. Sa môn Gotama không nên nghỉ đêm trong đó, có thể bị nguy hiểm. Chính vì con rắn kia mà lâu nay chúng tôi đã phải lập tế đàn ngoài trời để hành lễ. Xin ngài nghỉ đêm tại đây cho an toàn.

Tôn giả an tâm. Tôi xin được nghỉ đêm trong hỏa viện. Chắc cũng không sao đâu.

Sa môn đã muốn nghỉ đêm tại hỏa viện thì xin cứ tự tiện. Ngài muốn ở đó bao lâu cũng được.

Đêm ấy đức Phật nghỉ trong hỏa viện. Trên bàn thờ trung ương, lửa được nuôi bằng nhiều ngọn đèn, mỗi ngọn đèn có nhiều bấc. Góc bên trái có một đống gỗ lớn, có lẽ đây là gỗ chiên đàn dùng để đốt lên mỗi khi hành lễ. Đức Phật nghĩ nếu có một con rắn ở trong hỏa viện thì chắc nó ẩn mình trong đống gỗ. Ngài chọn góc đối diện, xếp áo cà-sa làm bốn, trải xuống làm tọa cụ và bắt đầu ngồi thiền định. Đến khuya, đức Phật thấy một con rắn thật lớn nằm khoanh tròn giữa hỏa viện, ngài lên tiếng nhỏ nhẹ nói :

Rắn ơi, hãy đi ra ngoài rừng ở cho an ổn, đừng ở đây sẽ nguy hiểm đến tánh mạng.

Giọng nói của Phật chứa đầy tình thương và sự hiểu biết. Con rắn từ từ trườn đi về phía cửa. Đức Phật cũng ngả lưng xuống tọa cụ. Khi Phật thức giấc thì ánh trăng khuya chênh chếch chiếu qua khung cửa sổ vào nơi người nằm. Ngài ngồi dậy, cầm áo lên rũ bụi, rồi khoác áo lên người, đi ra khỏi hỏa viện, vào ven rừng để thiền hành. Lúc trời tang tảng sáng thì hỏa viện bốc cháy, không biết vì lý do gì. Các đệ tử của đạo sư Kassapa thấy lửa, hoảng hốt la lớn, rồi chạy đi tìm bình xuống sông Neranjana múc nước lên tưới. Nhưng tất cả mọi cố gắng đều vô hiệu. Hỏa viện của họ bốc cháy dữ dội, không còn cách gì cứu chữa.

Đạo-sĩ Uruvelà Kassapa đang bùi ngùi thương tiếc vị sa môn đức hạnh và tài ba mà ông vừa mới được quen biết từ sáng hôm qua. Giữa lúc ấy thì đức Phật xuất hiện. Đang đi thiền hành trên đồi cao, thấy lửa bốc cháy, ngài quay trở về. Thấy Phật, đạo sĩ Kassapa mừng rỡ chạy lại nắm lấy tay người.

May quá, may quá, sa môn Gotama vẫn an toàn, không sao cả. Tôi mừng quá.

Cám ơn tôn giả, tôi vẫn được an toàn.

 

Đức Phật biết hôm nay là ngày đạo sĩ Uruvelà Kassapa thuyết pháp. Nghe nói trong số những người nghe pháp, ngoài năm trăm đệ tử tu sĩ, còn có gần một ngàn người từ các thôn xóm kéo tới. Giờ thuyết pháp được định vào buổi trưa, sau giờ thọ trai. Biết rằng sự có mặt của mình trong buổi thuyết pháp sẽ làm cho vị lãnh đạo không được thoải mái, đức Phật cầm bát đi vào thôn xóm để khất thực. Đến giờ ngọ, ngài ngồi thọ trai bên bờ hồ sen. Đi thiền hành quanh hồ, rồi đến tĩnh tọa dưới bóng cây cổ thụ. Đến xế chiều, đạo sĩ Kassapa tìm tới.

Sa môn Gotama, hôm nay vào giờ ngọ trai chúng tôi chờ mãi mà không thấy ngài. Sao ngài không tới ?

Cám ơn tôn giả, tôi muốn đi ngắm cảnh quanh đây, và để ngài được tự nhiên trong lúc thuyết pháp.

Hôm qua sa môn Gotama nói về sự có mặt của chiếc lá như là sự tập hợp của nhiều yếu tố nhân duyên. Ngài nói rằng con người cũng do sự tập hợp của nhân duyên mà thành. Vậy thì khi các nhân duyên tan rã, con người đi về đâu?

Đã từ lâu chúng ta bị kẹt vào ý niệm về ngã (atma, attà) như một cái ta thường tại bất biến. Chúng ta đã quen nghĩ rằng khi thân xác tan rã, cái ngã ấy vẫn còn tồn tại và có thể trở về nguồn gốc của nó là Brahmà (Phạm Thiên) để cộng trú với ngài. Này tôn giả Kassapa, đó là một sai lầm căn bản đã từng làm lạc lối biết bao nhiêu thế hệ.

“Tôn giả Kassapa nên biết : Vạn pháp từ nhân duyên sanh và cũng do nhân duyên mà diệt. Cái này sanh vì cái kia sanh, cái này diệt vì cái kia diệt. Đó là nguyên lý duyên sinh mà tôi đã khám phá được nhờ thiền quán. Trong thực tại, không có một cái gì đồng nhất và bất biến. Không có ngã, dù là đại ngã hay tiểu ngã. Này tôn giả Kassapa, ngài đã từng quán chiếu về thân thể, cảm thọ, tâm tưởng, tâm hànhtâm thức chưa[203] ? Con người có mặt là do sự tập hợp và vận hành của năm uẩn ấy. Đó là những dòng biến chuyển liên tục, trong đó không có một yếu tố nào thường tại.

          Đạo sĩ Uruvelà Kassapa im lặng suy nghĩ hồi lâu, rồi hỏi :

Như vậy có phải là sa môn Gotama chủ trương thuyết hư vô không ?

Không phải. Quan niệm vạn vật đều là hư vô cũng là một tà kiến như quan niệm về một bản ngã trường tồn bất biến. Tôn giả Kassapa, ngài hãy nhìn mặt hồ này đây. Tôi không hề nói rằng nước, lá sen, hoa sen trong hồ là hư vô. Tôi chỉ nói rằng nước, lá sen, hoa sen đều là những hiện tượng do nhân duyên phối hợp mà có mặt, và trong tự thể của chúng không hề có một thực thể bất biến và thường tại.

Vậy, nếu không có ngã, không có "atma", thì cần gì phải tu hành để đạt tới giải thoát ? Giải thoát cho ai ? Ai là người được giải thoát ?

Đức Phật nhìn vào mắt vị đạo sĩ Bà-la-môn. Cái nhìn sáng chói như tia nắng mặt trời nhưng cũng êm dịu như ánh trăng. Ngài mỉm cười nói :

Tôn giả Kassapa hãy thử tự tìm lấy câu trả lời. Hôm khác, chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện.

Hai người trở về trú sở. Uruvelà Kassapa nhường tịnh thất mình cho Phật nghỉ đêm. Ông sang nghỉ đêm tại túp lều của một người đệ tử lớn. Tôn giả Uruvelà Kassapa rất được các đệ tử quý mếncung kính vâng lời.

 

Trong những ngày kế tiếp, đức Phật không đi khất thực bên ngoài vì sáng nào đạo sĩ Kassapa cũng cho đem thức ăn cúng dường tại chỗ. Tuy vậy, trưa nào sau khi thọ trai, ngài cũng đi kinh hành ở ven rừng hoặc bên bờ hồ, rồi đến nơi có bóng mát ngồi tĩnh tọa. Cứ xế chiều, Kassapa lại đi tìm Phật để đàm đạo. Càng ngày ông càng nhận thức được tầm vóc vĩ đại của tuệ giácđức hạnh của đức Thế Tôn.

Một hôm nọ trời mưa giông tầm tã suốt đêm. Sáng hôm sau nước sông Neranjana (Ni Liên Thiền) tràn bờ, làm ngập lụt xóm làng nhà cửa trong vùng. Khu rừng nơi đạo sĩ Kassapa và năm trăm đệ tử đang hành đạo cũng bị ngập lụt. Tuy vậy mọi người đều chạy kịp lên chỗ cao, không ai bị nước cuốn. Riêng vị sa môn Gotama thì không ai thấy mặt. Đạo sĩ Kassapa đốc thúc nhiều chiếc ghe đi tìm. Cuối cùng người ta thấy đức Phật đang đứng trên một đỉnh đồi.

Nước dâng lên rất mau và rút xuống cũng mau. Các vị tu sĩ trong giáo đoàn của ông Kassapa đã khởi sự dựng lại hỏa viện bị cháy và các túp lều bị nước cuốn đi hoặc làm cho xiêu vẹo.

Một buổi chiều, đức Phật cùng đạo sĩ Kassapa đứng bên bờ sông Neranjana đàm đạo. Đạo sĩ Kassapa hỏi Phật :

Hôm trước sa môn Gotama có nói về sự quán chiếu năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Tôi đã thử thực tập quán sát và thấy rằng cả năm dòng hiện tượngthân thể, cảm thọ, tâm tưởng, tâm hànhtâm thức đều biến chuyển luôn, không có cái nào thường tại bất biến. Nhưng tôi vẫn chưa hiểu được rằng nếu không có tự ngã thì ta cần gì phải nhọc công tu tập ? Giải thoát cho ai ? Ai là người được giải thoát ?

Này tôn giả Kassapa, ngài có công nhận rằng khổ đau là một sự thật không ?

Tôi công nhận khổ đau là một sự thật.

Ngài có công nhận rằng khổ đau nào cũng có nguyên nhân, cũng như muôn vật trong vũ trụ, vật nào cũng do nhân duyên kết hợp mà thành ?

Tôi công nhận khổ đau nào cũng có nguyên nhân.

Khi những nguyên nhân của khổ đau có mặt thì khổ đau có mặt; vậy khi những nguyên nhân của khổ đau vắng mặt thì khổ đau có vắng mặt không?

Dĩ nhiên khi những nguyên nhân của khổ đau không còn thì khổ đau cũng không còn.

Này tôn giả Kassapa, khổ đau không còn tức là giải thoát, cần gì phải có tự ngã mới có giải thoát. Này tôn giả, nguyên nhân sâu xa của khổ đau là vô minh, nguyên nhân gần của khổ đau là tham ái. Vạn vật đều vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh. Vạn vật đều không có tự ngã mà ta tưởng là có tự ngã, đó là vô minh. Từ vô minh phát sinh ra tham ái, mong cầu được cái nọ cái kia, rồi sinh ra thương, ghét, tham lam, giận hờn, sợ hãi ...và biết bao phiền não, đau khổ khác. Con đường giải thoátcon đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã, và duyên sinh của vạn pháp, của muôn vật. Con đường giải thoátcon đường diệt trừ vô minh. Vô minh diệt thì tham ái diệt; tham ái diệt thì phiền não diệt và khổ đau diệt. Đó là giải thoát.

Uruvelà Kassapa im lặng. Một lát sau, ông hỏi :

Sa môn Gotama, tôi biết những điều ngài nói ra là những điều ngài thực chứng chứ không phải lý luận suông. Theo ngài thì đạo quả giải thoát chỉ có thể do công phu quán chiếu đem lại. Vậy tất cả những lễ nghi thờ cúng và lời khấn nguyện đều là hoàn toàn vô ích hay sao ?

Đức Phật chỉ tay sang bờ sông bên kia nói :

Này tôn giả Kassapa, nếu có người đang đứng bên này sông muốn sang bờ bên kia thì người ấy phải làm gì ?

Người ấy phải lội qua sông hoặc phải dùng thuyền chèo qua bên kia.

Đúng vậy. Nhưng nếu có người muốn qua sông mà không chịu lội, cũng không dùng thuyền, chỉ lập đàn cúng tế và khấn nguyện thì tôn giả nghĩ sao?

Tôi cho rằng người đó không thực tế, và không biết chừng nào người đó mới qua sông được.

Cũng vậy, Đức Phật nói, nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh, tham áiphiền não thì ta không đạt tới bờ giải thoát được, dù ta có tế lễ, khẩn cầu suốt cả cuộc đời.

Đạo sĩ Uruvelà Kassapa bỗng sụp lạy dưới chân Phật. Ông khóc nức nở và nói :

Kính lạy thầy, con đã lầm lỡ gần hết cuộc đời, giờ đây xin thầy chấp nhận con làm đệ tử của thầy để con có cơ duyên học hỏitu tập con đường giải thoát.

Lành thay ! Nhưng còn các đệ tử của ông thì sao ?

Xin thầy cho con có dịp tiếp xúc với họ. Chiều mai con sẽ xin trình thầy quyết định của con.

 

Hai ngày sau, Uruvelà Kassapa và tất cả 500 đệ tử đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà-sa. Họ liệng xuống sông Neranjana tất cả những búi tóc, hình tượng và dụng cụ tế lễ, rồi tập họp trước mặt Phật, quỳ xuống, đồng nói lớn :

– “Con xin quy y Phật.

  “Con xin quy y Pháp.

  “Con xin quy y Tăng.

“Lần thứ hai con xin quy y Phật.

“Lần thứ hai con xin quy y Pháp.

“Lần thứ hai con xin quy y Tăng.

“Lần thứ ba con xin quy y Phật.

“Lần thứ ba con xin quy y Pháp.

“Lần thứ ba con xin quy y Tăng.

Sau lễ xuất gia, đức Phật giảng cho 500 vị khất sĩ (Tỳ kheo) mới về Tứ Diệu Đế, Vô Ngã, phép quán hơi thở, thân thể và tâm ý, phép khất thực và tĩnh cư.

Ngày hôm sau, đạo sĩ Nadi Kassapa cùng 300 đệ tử cũng tìm đến nơi. Hôm qua họ hốt hoảng khi thấy hàng trăm búi tóc và dụng cụ thờ cúng trôi lều bều trên sông Neranjana; họ nghĩ rằng một tai nạn nào đó đã xảy ra cho trung tâm tu học của Uruvelà Kassapa. Sau khi nghe giải thích họ đều đồng ý xin xuất gia và cho người đi thông báo cho ông Gayà Kassapa hay. Ba anh em Kassapa rất thương mến nhau, lại cùng chung lý tưởng nên chỉ trong bảy ngày, tất cả ba anh em và 1000 đệ tử đều xuất gia theo Phật , nâng số đệ tử Phật lên 1093 vị.

 

Sau đó đức Phật hướng dẫn tất cả đến đỉnh núi Gayàsisa (núi Tượng Đầu, hiện nay là Brahmàyoni), cách Uruvelà không xa, và giảng kinh thứ ba[204] là kinh Adittapariyaya (kinh Lửa). Nghe xong kinh này, tất cả 1003 vị Tỳ kheo mới đều đắc quả A-la-hán. Đức Phật cư trú tại Gayàsisa liên tiếp trong ba tháng để chỉ dạy cho các tu sĩ mới.

 

Đức Phật nói Kinh Lửa (Aditta Pariyaya)[205]

 

Này các Tỳ kheo, (ở thế gian này) tất cả đều bị thiêu đốt. Này các Tỳ kheo, tất cả đều bị thiêu đốt là như thế nào ?

“Mắt nằm trong lửa, hình sắc nằm trong lửa, nhãn thức nằm trong lửa. Cảm giác (thọ), dù vui sướng hay đau khổ, hay không vui sướng không đau khổ, phát sanh do nhãn xúc, đều nằm trong lửa. Lửa ấy bắt nguồn từ đâu ? Từ những ngọn lửa tham ái (lobha), sân hận (dosa), si mê (moha), sanh, già, bệnh, chết, buồn phiền, than khóc, đau khổ, âu sầutuyệt vọng. Như Lai tuyên bố như vậy.

“Hãy quán tưởng điều này, này các Tỳ kheo, người đệ tử thuần thục của bậc thánh nhơn thấy nhàm chán với mắt, hình sắc, nhãn thức, nhãn xúc, dù cho cảm giác nhận được có như thế nào chăng nữa - vui sướng, đau khổ, hay không vui sướng không đau khổ. Cũng thế, người đệ tử thuần thục của bậc thánh nhơn thấy nhàm chán với tai, âm thanh, mũi, mùi hương, lưỡi, vị, thân, thân xúc, tâm ý, tâm thức, tâm xúc, dù cho cảm giác nhận được có như thế nào chăng nữa - vui sướng, đau khổ, hay không vui sướng không đau khổ. Do nhàm chán, người đó không còn luyến ái; do không còn luyến ái, người đó được giải thoát. Người đó sẽ tự biết rằng mình không còn tái sanh nữa, đời sống phạm hạnh[206] đã hoàn mãn, những gì cần làm đã làm xong, và sẽ không bao giờ trở lại trạng thái này nữa.

Khi đức Phật dứt lời, tất cả các vị Tỳ kheo đều đắc quả A-la-hán, dứt sạch mọi ô nhiễm. Các vị hiểu rằng: Mọi thực tại bên ngoài đều do 6 giác quan (6 căn) đưa vào tâm thức ta tạo nên thế giới riêng tư của mỗi người. Nếu người nào bị tham sân si chi phối thì tất cả nhận thức của người ấy sẽ làm sanh khởi lửa tham dụcsân hận trong tâm, làm cho người ấy thêm đau khổ trong một thế giới đang bốc cháy. Song nếu người nào biết rõ tất cả đều vô thường, tâm không bị tham sân si chi phối, bình tỉnh nhận thức thực tại, không tham cầu, không thương ghét, không khen chê, 6 căn đều thanh tịnh, sẽ chứng được cảnh an lạc, thanh tịnh, giải thoát của Niết Bàn.

                            

2- Hạ thứ 2 tại Venuvana (năm -588)

 

Phật độ vua Bimbisàra[207]

 

Từ Gayàsìsa đức Phật đi Ràjagaha (Sanscrit: Ràjagriha, hiện nay là Rajgir, Vương Xá) để gặp lại vua Seniya Bimbisàra (Tần Bà Ta La, Bình Sa Vương) theo lời hứa trước khi ngài thành đạo. Đại đức Uruvelà Kassapa xin Phật cho cả giáo đoàn đi theo. Ông trình bày với Phật là sẽ không có trở ngại gì cho việc 1000 vị khất sĩ về tới kinh đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Gần thủ đô Ràjagaha có nhiều khu rừng để các vị khất sĩ cư trú. Họ có thể đi khất thực ở các vùng ngoại ô và ngay cả trong thủ đô để có dịp giáo hóa dân chúng miền này. Sau khi nghe Đại đức Uruvelà Kassapa trình bày, đức Phật bằng lòng cho tất cả 1003 vị khất sĩ (Tỳ kheo) đi theo người về thành Ràjagaha (Vương Xá).

Ba anh em Kassapa tổ chức tăng đoàn rất nghiêm minh. Một ngàn vị khất sĩ được chia ra thành 40 chúng, mỗi chúng gồm 25 vị trong đó có một vị làm chúng trưởng. Đạo phong của các vị khất sĩ nhờ khéo tổ chức nên càng ngày càng sáng rỡ, đầy đủ uy nghi. Từ Gayà đến Ràjagaha chỉ khoảng 52 km mà tăng đoàn phải đi đến 10 ngày. Vì mỗi buổi sáng các vị khất sĩ (Tỳ kheo) phải chia nhau ghé vào các thôn xóm để khất thực. Sau đó họ tập họp lại trong một khu rừng hoặc trên một bãi cỏ để thọ trai trong im lặng. Thọ ngọ trai xong, họ lại lên đường, đi thành từng chúng. Hình dáng các vị khất sĩ khoác áo cà-sa màu vàng đi trầm lặng trên đường lần hồi gây một ấn tượng sâu đậm và đẹp đẽ trong lòng dân chúng.

Đến Ràjagaha, Đại đức Uruvelà Kassapa hướng dẫn đức Phậttăng đoàn về tạm cư ở khu rừng Latthivana (Rừng Kè, Palm Grove), tại đền Suppatthita cách thủ đô Vương Xá độ 2 km về phía tây nam. Sáng hôm sau, giáo đoàn được phép ôm bát vào thành khất thực. Các vị khất sĩ chia ra thành từng chúng 25 người, đi thành hàng một, bước từng bước khoan thai và có ý thức, mắt nhìn thẳng xuống phía trước mặt, dáng điệu uy nghilặng lẽ. Theo lời Phật dạy, họ im lặng dừng lại trước mỗi nhà, không phân biệt giàu nghèo, khoảng năm phút, rồi tiến tới trước cổng nhà bên cạnh. Trong khi đứng im lặng chờ đợi được cúng dường thức ăn vào bát, họ theo dõi hơi thởthực tập phép quán niệmđức Phật đã dạy. Khi được cúng dường, họ chỉ lặng lẽ nghiêng mình cám ơn mà không nói lời khen chê nào về thực phẩm được cúng dường. Người cúng dường sau khi sớt thức ăn vào bát vị khất sĩ, có thể đặt một vài câu hỏi. Các vị khất sĩ đã được lệnh ân cần trả lời về những câu hỏi đó. Đại ý, các vị cho biết là mình tu học trong Giáo Đoàn Khất Sĩ, dưới sự hướng dẫn của sa môn Gotama dòng Sàkya, thường được gọi là Phật; họ được thầy dạy về Bốn Sự Thật, Năm GiớiTám Thánh Đạo. Tất cả các vị khất sĩ đều được lệnh trở về trú sở trước giờ ngọ để ăn trưa chung với nhau và sau đó nghe pháp thoại. Buổi chiều và buổi tối dành cho sự tu họcthiền tập. Vì vậy từ giữa trưa cho đến rạng sáng ngày hôm sau, không ai còn thấy bóng dáng một khất sĩ áo vàng nào trong thành phố nữa.

Chỉ trong vòng nửa tháng, phần lớn dân chúng thủ đô đã biết tới sự có mặt của giáo đoàn khất sĩ do Phật lãnh đạo. Vào những buổi chiều khi trời đã mát, nhiều vị thí chủ tìm tới Latthivana (Rừng Kè) gặp Phật và tăng đoàn để học hỏi về đạo lý tỉnh thức. Đức Phật chưa kịp đi thăm vua Seniya Bimbisàra[208] thì nhà vua đã được báo cáo về Phật và giáo đoàn khất sĩ đông đảo của người. Nhà vua được biết người lãnh đạo giáo đoàn này chính là vị sa môn trẻ tuổi mà mình đã gặp trước đây nơi đạo tràng của đạo sư Uddaka Ràmaputta. Một buổi chiều, nhà vua cùng với hoàng hậu Videhi và thái tử Ajàtasattu (A Xà Thế)[209] ngồi xe tứ mã đến Latthivana (Rừng Kè) để thăm Phật. Nhà vua có mời đi theo mình một trăm hai mươi vị nhân sĩ, trí thứclãnh đạo cao cấp trong giới Bà-la-môn. Đến ven rừng, nhà vua xuống xe đi bộ vào. Hoàng hậu Videhi cầm tay thái tử Ajàtasattu theo sau. Một trăm hai mươi vị tân khách Bà-la-môn cũng làm như thế.

Nghe tin vua đến, đức Phật cùng Uruvelà Kassapa đi ra đón tiếp. Tất cả 1003 vị khất sĩ đều có mặt, ngồi vây quanh. Đức Phật mời vua, hoàng hậu, thái tử và các vị tân khách an tọa. Vua Seniya Bimbisàra bắt đầu giới thiệu các nhân sĩ Bà-la-môn với Phật. Trong số các vị tân khách này có nhiều người lảu thông kinh điểngiáo lý Vệ Đà. Họ thuộc đủ các khuynh hướng đạo họctôn giáo trong vùng.

Phần lớn các vị nhân sĩ này đã từng nghe danh đạo sĩ Uruvelà Kassapa, và một số đã được gặp ông, nhưng ngoài quốc vương Bimbisàra chưa ai được gặp Phật lần nào. Thấy thái độ cung kính của Uruvelà Kassapa đối với Phật, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên. Uruvelà Kassapa đã trên 100 tuổi trong lúc đức Phật chỉ mới 35 tuổi. Các quan khách thì thầm với nhau, không biết ai là thầy ai là đệ tử. Biết ý họ, đức Phật liền nói với đại đức Uruvelà Kassapa:

Này hiền giả Kassapa, hiền giả hãy nói cho Đại Vươngthính chúng biết vì sao hôm nay hiền giả có mặt nơi này.

Đại đức Uruvelà Kassapa liền đứng dậy, đi tới trước mặt Phật, chắp tay nói chậm rãi rõ ràng từng tiếng:

Kính bạch đức Bổn Sư Gotama, bậc giác ngộ hoàn toàn, kính thưa Đại Vương, thưa quý vị, từ khi biết được Giáo Pháp vi diệu của đức Bổn Sư, tôi đã từ bỏ tế đàn ở Uruvelà, thực hành Chánh Phápđạt được an lạc Niết-bàn, không còn chấp thủ lạc thú gì ở trần gian.

Nói xong đại đức liền quỳ xuống đảnh lễ đức Phậtlong trọng tuyên bố:

Con là Uruvelà Kassapa xin cung kính đảnh lễ đức Bổn Sư Gotama Thế Tôn. Con là Uruvelà Kassapa xin cung kính đảnh lễ đức Bổn Sư Gotama Thế Tôn.

Đức Phật đỡ đại đức Kassapa dậy, bảo ông ngồi xuống bên tay trái của người. Bây giờ tất cả cử tọa đều hoàn toàn im lặng. Đức Phật lên tiếng nói cho mọi người nghe kinh Mahà Narada Kassapa Jàtaka nói về Uruvelà Kassapa đã có nhân duyên làm đệ tử Phật từ nhiều kiếp trước. Kế đó đức Phật giảng về bố thí, giữ giới, các cõi trời, tai hại của các dục, ích lợi của xuất ly, Tứ Diệu Đế, tính vô thường, vô ngãduyên sanh của con ngườivạn vật, chỉ dạy cách diệt trừ mê lầmđau khổ bằng cách thực hành đời sống tỉnh thức, giữ giới luật thanh tịnh, định tâmquán chiếu. Rồi đức Phật kết luận bằng bài kệ:

“Không nên làm điều ác.

“Cố gắng làm việc lành.

“Giữ tâm ý trong sạch.

“Lời chư Phật dạy rành.[210]

Giọng Phật trong sáng, vang xa như tiếng chuông đồng, ấm áp như nắng xuân, trầm hùng như tiếng hải triều. Hơn một ngàn người lắng tai nghe trong im lặng, ai nấy đều vui mừng được thấy tâm mình bừng sáng, đầy hy vọng an lạc. Bao nhiêu nghi vấn trong lòng dần dần được cởi mở. Khi đức Phật dứt lời, vua Bimbisàra, vừa đắc quả Tu-đà-hoàn, nở một nụ cười sung sướng, rạng rỡ. Ông đứng dậy chắp tay cung kính bạch Phật :

Thưa Thế Tôn, hồi còn nhỏ trẫm có năm điều ước nguyện. Bây giờ năm điều ước nguyện ấy đều đã được thành tựu. Ước nguyện thứ nhất là được làm lễ quán đảnhlên ngôi vua; ước nguyện ấy đã thành. Ước nguyện thứ hai là được gặp một bậc đạo sư giác ngộ; ước nguyện ấy cũng đã thành. Ước nguyện thứ ba là có duyên kính ngưỡng bậc giác ngộ ấy; ước nguyện này cũng đã thành. Ước nguyện thứ tư là được bậc giác ngộ ấy dạy cho trẫm con đường Chánh Pháp; ước nguyện này cũng đã thành. Ước nguyện thứ năm là có thể hiểu được Giáo Pháp của bậc giác ngộ ấy; ước nguyện này vừa được thành tựu. Thưa Thế Tôn, trẫm đã bắt đầu hiểu được giáo lý mầu nhiệm của ngài. Hôm nay, xin Thế Tôn hoan hỉ nhận trẫm làm đệ tử tại gia của ngài.

Đức Phật mỉm cười im lặng chấp thuận. Nhà vua lại thỉnh cầu Phật và tất cả tăng đoàn đến thọ trai ở đền vua vào ngày trăng tròn sắp tới. Đức Phật cũng hoan hỉ nhận lời.

 

Phật giảng năm giới của người cư sĩ[211]

 

Vua Seniya Bimbisàra có chủ ý tổ chức một cuộc đón rước Phật và tăng đoàn thật long trọng. Vua cho mời rất nhiều nhân sĩ đến nghe Phật thuyết pháp. Tất cả các quan chức trong triều cũng đều được mời đến dự. Dân chúng được lệnh treo đèn kết hoa trên những con đường mà Phật và tăng đoàn sẽ đi qua. Trong lúc nhà vua đang chuẩn bị thì 90 vị khất sĩ đã xuất gia theo Phật ở Lộc Uyển, Isipatana, đang đi hoằng hóa các nơi lần lượt tập họp về khu lâm viên Latthivana (Rừng Kè) gặp Phật để chuẩn bị nhập hạ sắp tới.

Ngày trăng tròn đã tới. Khoảng mười giờ sáng, đức Phật cùng  trên một ngàn vị khất sĩ (Tỳ kheo) mặc áo cà-sa màu vàng, tay ôm bình bát, đi vào thành Ràjagaha (Vương Xá), đáp lại lời mời của vua Bimbisàra. Đoàn người trang nghiêm lặng lẽ đi qua các con đường đã được dân chúng treo cờ, kết hoa. Dân chúng đứng xem đông nghịt hai bên đường.

Vua Seniya Bimbisàra cùng các triều thần và nhân sĩ ra tận ngọ môn đón Phật và tăng đoàn. Vào đến sân rộng lớn trước đền vua, đã được che rạp, trang trí, kết hoa lộng lẫy, đức Phật được mời ngồi vào ghế danh dự, một bên có vua Bimbisàra, bên kia có Tỳ kheo Uruvelà Kassapa. Thái tử Ajàtasattu mang nước và khăn ra cho Phật rửa chân tay. Tiếp theo, quân hầu cũng mang nước và khăn ra cho tất cả các vị khất sĩ rửa chân tay. Lễ tẩy tịnh đã xong, nhà vua đứng dậy long trọng chào mừng và giới thiệu quan khách, rồi cung kính sớt các thức ăn vào bát của Phật. Hoàng hậu Videhi cũng đứng lên chỉ dẫn quân hầu trong hoàng cung cúng dường thức ăn cho các vị khất sĩtiếp đãi quan khách.

Đến giờ ngọ, đức Phậtgiáo đoàn khất sĩ mặc niệm và chú nguyện trước khi ăn. Vua Bimbisàra và tất cả quan khách cũng đều giữ im lặng trong thời gian dùng bữa. Tất cả đều cảm nhận tính chất thanh tịnhan lạc thoát ra từ nhân cách của đức Phật và của giáo đoàn khất sĩ. Sau khi đức Phật, tăng đoàn và quan khách đã thọ trai xong, bình bát của các vị khất sĩ được quân hầu đem rửa rồi giao trả lại cho mỗi vị.

Vua Bimbisàra hướng về đức Phật, cung kính chấp tay. Đức Phật hiểu ý, lên tiếng giảng về năm giới của người Phật tử tại gia như là phương thức xây dựng, bảo vệ hòa bình và hạnh phúc cho quốc gia dân tộc; năm giới cũng là nguyên tắc sống chung hòa bình và an lạc trong gia đình cũng như ngoài xã hội :

Giới thứ nhất là không sát hại. Giữ giới này là để nuôi dưỡng lòng từ bi. Tất cả các loài sinh vật đều ham sống sợ chết. Ta biết quý sự sống của ta thì ta cũng phải quý trọng sự sống của những loài sinh vật khác. Nuôi dưỡng lòng từ bi, thương người, thương cả muôn vật làm cho cuộc đời bớt khổ và đẹp đẽ thêm lên. Nếu mọi người trong nước đều biết giữ giới không sát hại thì đất nước sẽ không bị loạn lạc, dân chúng được yên ổn làm ăn. Khi mọi người thương nhau và đoàn kết với nhau thì dân giàu nước mạnh.

Giới thứ hai là không xâm phạm đến tài sản của kẻ khác. Mình muốn cho người khác tôn trọng tài sản của mình do công lao khó nhọc của mình làm ra, thì mình cũng phải tôn trọng tài sản của người khác. Không được trộm, cướp, lường gạt hoặc dùng quyền lực của mình để cưỡng chiếm tài sản của kẻ khác. Không được lợi dụng sự khờ dại hoặc hoàn cảnh khó khăn của kẻ khác để thủ lợi cho mình. Nếu dân chúng biết giữ giới này thì trong nước sẽ có công bằng xã hội, an cư lạc nghiệp.

Giới thứ ba là không xâm phạm tiết hạnh của kẻ khác. Giới này giúp cho vợ chồng tin tưởng nhau, gia đình được an vui, đầm ấm, cùng nhau xây dựng tương lai, hạnh phúc cho con cháu, xây dựng một xã hội lành mạnh.

Giới thứ tư là không nói dối, không nói những lời thô bỉ, không gây chia rẽ căm thù. Lời nói phải phù hợp với sự thật: có thì nói có, không thì nói không, không thêm bớt làm sai lệch sự thật. Lời nói chân thật tạo niềm tinhạnh phúc. Lời nói thô bỉ và gây chia rẽ tạo sự thù nghịch, oán hận và chiến tranh.

Giới thứ năm là không uống rượu và không sử dụng các chất ma túy. Rượu và các chất ma túy làm cho con người mất tự chủ, mất sáng suốt, dễ làm những điều xằng bậy gây tai vạ cho bản thân, gia đìnhxã hội. Nếu Đại vương và các quan trong triều đều gìn giữ giới này và khuyến cáo dân chúng gìn giữ giới này thì đó là một đại phước cho quốc gia.

“Đại vương, bậc quốc vương đứng đầu một nước cần sống trong tỉnh thức, trong sự sáng suốt, để biết những gì đang xảy ra trong vương quốc mình. Nếu Đại vương làm cho trong triều và dân chúng hiểu sự ích lợithực hành năm giới thì vương quốc Magadha sẽ trở thành vương quốc cường thịnh nhất trong hoàn vũ.

Đức Phật vừa dứt lời, vua Bimbisàra sung sướng tiến tới trước Phật đảnh lễ. Hoàng hậu Videhi cũng đứng lên cầm tay thái tử Ajàtasattu đi tới trước Phật, bà dạy thái tử chấp tay vái chào Phật.

 

Phật kể chuyện cây bông sứ[212]

 

          Hoàng hậu Videhi đảnh lễ Phật, rồi nói :

Bạch Thế Tôn, hôm nay có thái tử Ajàtasattu, con của con, và nhiều trẻ em khác con của các vị vương tử, đại thần và quan khách. Các cháu đông có đến bốn trăm đứa. Xin đức Thế Tôn đem lòng thương xót chỉ bày cho thiếu nhi con đường của tình thương và sự tỉnh thức.

Nói xong hoàng hậu sụp xuống lạy Phật. Thái tử Ajàtasattu cũng làm theo bà. Đức Phật mỉm cười đưa tay ra cầm tay thái tử. Hoàng hậu Videhi quay lại ra dấu cho các thiếu nhi đến tập họp trước mặt Phật. Đây toàn là trẻ em nhà quyền quý nên em nào cũng được phục sức rất tươm tất. Trai cũng như gái đều có đeo vòng ở cổ tay và cổ chân. Các em gái mặc những chiếc áo sari lộng lẫy đủ màu, trông thật tươi mát. Tất cả đều ngồi xuống trước mặt Phật.

Đức Phật nói :

Này các con, trước khi ta được làm người, ta đã từng làm đất, đá, cây cối, chim chóc và muông thú. Các con cũng vậy. Trong những kiếp xa xưa, các con cũng đã từng làm đất, đá, cây cối, chim chóc và muông thú. Ngày hôm nay ta được gặp các con cũng có thể là vì trong những kiếp trước ta và các con đã từng gặp nhau. Chúng ta đã có thể làm cho nhau sung sướng. chúng ta cũng đã có thể làm cho nhau đau khổ.

“ Hôm nay ta muốn kể cho các con nghe một chuyện đã từng xảy ra từ hàng vạn kiếp trước. Đây là chuyện một con cò, một con cua, một cây bông sứ và rất nhiều tôm cá. Hồi đó ta là cây bông sứ[213]. Và trong số các con, có thễ có đứa đã làm con cò, có đứa đã làm con cua, và nhiều đứa làm tôm cá.

“ Trong câu chuyện này, con cò là một đứa nham hiểm, có tính hay lường gạt. Nó đã làm cho biết bao nhiêu con khác chết chóc và đau khổ. Lúc đó ta là cây bông sứ, ta cũng đã đau khổ vì nó. Nhưng ta đã học được một bài học quý báu. Đó là: Khi mình lường gạt và làm kẻ khác đau khổ thì chính mình cũng sẽ bị lường gạt và bị đau khổ trở lại.

“ Lúc đó ta làm cây bông sứ bên cạnh một hồ sen vừa thơm vừa mát, nhưng không có cá. Gần đó có một cái ao nhỏ hẹp, dơ bẩn, nóng bức, nhưng lại có nhiều tôm cá. Một con cò đi ngang qua đó thấy tôm cá quá nhiều mới nảy sinh ra một mưu kế. Nó tới đứng bên bờ ao, làm ra vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Bọn cá thấy, hỏi :

Bác cò ơi, bác suy nghĩ gì đấy ?

Ta đang suy nghĩ đến số phận của các cháu. Ở đây ao hẹp, nước ít lại nóng bức, dơ bẩn. Các cháu lại thiếu thức ăn. Đời sống của các cháu có vẻ khổ cực, ta thương lắm.

Vậy bác có cách gì giúp tụi cháu không, bác cò ?

Nếu tụi bây để tao mang từng đứa tới bỏ xuống cái hồ sen đằng kia thì ở đó tụi bây được tha hồ bơi lội trong nước mát có vô số thức ăn.

Bác cò ơi, từ thuở cha mẹ sinh ra chúng cháu chưa bao giờ nghe nói loài cò mà lại có lòng tốt với loài tôm cá. Bác bày ra cách đó chẳng qua là để ăn thịt tụi này từng đứa, phải không ?

Tụi bây đa nghi lắm. Tao là bác của tụi bây, không lý tao lại nói gạt tụi bây sao. Sự thật là đằng kia có một cái hồ sen rộng lắm, nước nhiều mà lại mát nữa. Nếu tụi bây không tin thì một đứa hãy theo tao qua đó xem. Rồi tao lại mang nó về đây kể lại cho tụi bây xem có đúng không.

“ Bọn tôm cá châu đầu vào nhau bàn luận một hồi, rồi cử một con cá nhám đi với cò. Con cá nhám này đã già, thân thể rất cứng chắc. Nó bơi lội giỏi đã đành, mà còn có thể di chuyển dễ dàng trên đất cạn. Con cò cặp con cá nhám vào mỏ, bay đến hồ sen, thả con cá vào hồ cho nó bơi lội thỏa thích khắp nơi trong hồ, rồi lại mang con cá nhám trở về ao. Cá nhám thuật lại tất cả những gì nó đã thấy trong hồ sen. Bọn tôm cá nghe kể rất lấy làm vui sướng. Chúng tranh nhau yêu cầu con cò chở chúng sang hồ sen. Cò bằng lòng. Nó cắp con cá đầu tiên vào mỏ và bay đi. Nhưng thay vì thả cá xuống hồ sen, nó bay về phía cây bông sứ, đặt cá vào cháng ba của thân cây, dùng mỏ rỉa thịt cá ra ăn, rồi hất xương cá xuống gốc cây bông sứ. Ăn xong nó lại bay về ao để mang một con cá khác đến ăn, xương cá dưới gốc cây càng ngày càng nhiều, chồng chất lên nhau.

“ Ta là cây bông sứ. Ta chứng kiến tất cả những điều này. Ta rất tức giận con cò nhưng ta không thể nào ngăn cản nó được. Các con biết không, cây bông sứ chỉ có thể đâm rễ sâu xuống đất, mọc cành, mọc lá, trổ hoa, nhưng không thể chạy đến ao để báo tin dữ cho bọn cá tôm được, cũng không thể vươn cành ra để ngăn cò ăn thịt cá. Nhựa cây chảy dồn dập trong thân, cây bông sứ rung rung như muốn khóc. Con cò không để ý tới. Ngày này sang ngày khác, nó cứ mang cá đến cây bông sứ để ăn thịt. Hết cá đến tôm. Ta rất đau lòng nên thầm nguyện sau này nếu được làm thú hay làm người ta sẽ ra sức bênh vực kẻ yếu và ngăn chận không cho kẻ hung bạo và gian xảo lừa gạt và tàn sát kẻ khác.

“ Vài ngày sau, cá tôm dưới ao đã hết, chỉ còn lại một con cua kình khá lớn. Lúc đầu cò chê. Nhưng sau đói bụng quá, nó đến gần bờ nước nói với cua:

Này cháu, tất cả tôm cá mà ta chở đến hồ sen hiện đang vui sướng vẫy vùng bên đó. Cháu lại đây bác chở qua đó luôn cho.

Bác làm sao chở cháu được ? Cháu là con cua, mình cứng, trơn và nặng. Lỡ bác đánh rơi thì cháu tan xác mất.

Đừng sợ, bác sẽ ngậm cháu thật chặt.

“ Con cua suy nghĩ: Có thể là cò đã thả tất cả tôm cá xuống hồ sen; cũng có thể cò đã ăn thịt tất cả họ hàng nhà tôm nhà cá. Ta phải cẩn thận đề phòng. Nó nói với cò :

Bác ơi, cháu sợ lắm. Nếu bác cho cháu bám hai càng vào cổ bác thì cháu mới đỡ sợ.

“ Cò bằng lòng để cua bám vào cổ nó rồi vỗ cánh bay đi. Nhưng thay vì bay thẳng xuống hồ, nó bay đến đậu trên cây bông sứ. Cua hỏi :

Bác ơi, sao bác không đưa cháu xuống hồ mà lại đậu trên cây cao thế này, cháu sợ lắm.

Ai dại dột gì mà đi chở mướn không công cho bọn bây. Tao cũng đâu phải là đầy tớ của bọn bây. Tao chỉ muốn chở tụi bây tới đây để ăn thịt từng đứa mà thôi. Hãy xem đống xương dưới gốc cây kia kìa.

Bác cò độc ác ơi, bọn tôm cá dại dột quá mới bị bác lừa dối và ăn thịt. Nhưng với cháu thì bác đừng có hòng. Bác hãy mang cháu xuống hồ, nếu không cháu sẽ kẹp đứt cổ bác cho mà xem.

"Nói xong, cua siết càng vào cổ cò. Cò đau quá kêu lên :

Thôi thôi, anh Hai ơi, anh Hai đừng kẹp tôi đau quá. Để tôi đưa anh Hai xuống hồ.

“ Cò bay đáp xuống bờ hồ, đứng gần mé nước. Cua sợ buông cổ cò ra sẽ bị cò ăn thịt như bọn tôm cá trước. Nó nghiến răng kẹp hai cái càng lại thật mạnh khiến cho cổ cò đứt rời ra. Cò ngã lăn ra chết. Cua đi xuống nước.

          “ Các con ơi, lúc đó ta là cây bông sứ. Ta chứng kiến tất cả tấn thảm kịch từ đầu đến cuối. Tuy ta không làm gì được, nhưng ta đã học được một bài học quý báu: Ở đời, ăn ở hiền lành sẽ được nhiều người giúp đỡ; ăn ở độc ác sớm muộn gì cũng sẽ lâm vào cảnh thảm thương. Ta nguyện đời đời sẽ làm việc lợi ích cho muôn loài. Nhờ phát nguyện như thế, ta đã được làm người trong hàng ngàn kiếp. Giờ đây, gặp các con, ta muốn truyền lại bài học quý báu đó cho các con.”

          Tất cả các thiếu nhi có mặt chăm chú nghe đức Phật kể chuyện tiền thân của ngài. Đứa nào cũng thương cho cây bông sứ và cho tất cả những con tôm cá bị lừa gạt. Đứa nào cũng căm giận con cò nham hiễm độc ác, và khen con cua sáng trí và biết lo xa.

 

          Vua Bimbisàra đứng dậy, đến trước mặt Phật chấp tay đảnh lễ và nói :

Hôm nay đức Thế Tôn đã ban cho người lớn và trẻ em một bài học thật quý giá. Trẫm mong thái tử Ajàtasattu thấm nhuần được lời dạy của ngài. Vương quốc Magadha rất may mắn được ngài dừng chân hoằng hóa nơi đây. Trẫm có một món quà muốn dâng lên bậc Giác ngộtăng đoàn, không biết ngài có chịu cho trẫm cái hân hạnh được dâng cúng món quà ấy không ?

Đức Phật im lặng đưa mắt nhìn vua.

 

Vua Bimbisàra cúng dường ngự uyển Venuvana[214]

 

Vua Bimbisàra nói tiếp :

Về phía bắc thủ đô Ràjagaha chừng một dặm (1 km 6) có một vườn tre rất rộng, vừa yên tịnh vừa mát mẻ, trẫm gọi là Venuvana (Veluvana, Trúc Lâm). Trẫm muốn hiến dâng công viên ấy để Thế Tôntăng đoàn dùng làm tinh xá hành đạotu học. Được như vậy trẫm và dân chúng nơi đây sẽ có nhiều cơ hội đến thọ giáo với ngài. Mong đức Từ bi chấp nhận cho lòng thành của trẫm.

Đức Phật nghĩ đến mùa an cư kiết hạ sắp đến, cần có nơi thuận tiện cho chư tăng tu học, ngài mỉm cười gật đầu ưng thuận. Vua Bimbisàra vô cùng mừng rỡ. Vua nghĩ rằng tinh xá Venuvana sắp được thành lập sẽ giữ được bậc Giác ngộ lâu dài trong vương quốc mình. Trong số các vị tân khách có nhiều người thuộc giới lãnh đạo Bà-la-môn không mấy hoan hỉ về quyết định này của vua, nhưng họ giữ im lặng.

          Vua truyền đem ra một bình nước bằng vàng. Ngài tự tay làm lễ rót nước trong bình lên bàn tay phải của Phật và trân trọng tuyên bố :

Bạch Thế Tôn, cũng như nước trong chiếc bình vàng này chảy vào tay ngài, khu vườn Venuvana đã được trẫm dâng tặng cho ngài và giáo đoàn do ngài lãnh đạo để làm tinh xá tu học cho chư Tăng.

Lễ bàn giao đã xong. Lễ cúng dường trai phạn cũng đã hoàn mãn. Đức Phậtgiáo đoàn khất sĩ từ giã hoàng cung trở về đền Suppatthita ở khu lâm viên Latthivana.

 

Hai ông Sàriputta, Moggallàna và 155 người bạn xuất gia[215]

 

Trong thời gian Phật ngụ tại đền Suppatthita ở lâm viên Latthivana (Rừng Kè), cách thành Ràjagaha (hiện nay là Rajgir) khoảng 2 km về phía tây nam, thì 90 vị khất sĩ đã được Phật hóa độ trước kia ở Lộc Uyển (Migadaya) tại làng Isipatana (Sarnath) gồm nhóm ông Kondanna (5 người), nhóm ông Yasa (55 người) và nhóm ông Punna Mantàniputta (30 người) cũng lần lượt đến Latthivana nhập vào tăng đoàn để chuẩn bị kỳ nhập hạ thứ nhì như Phật đã dặn.

Trong làng Upatissa còn gọi là Nàlaka (hiện nay là Kalapinaka hay Sarichak), thuộc quận Nàlandà, ở phía bắc thành Ràjagaha, có một thanh niên rất thông minh tên Sàriputta (Xá Lợi Phất), cha tên Vangantà[216], mẹ tên Rùpa Sari. Sàriputta có một người anh là Upasena, 2 em trai là Revata và Cunda, và 3 em gái là Càlà, Upacàlà và Sìsùpacàlà. Vì Sàriputta nổi tiếng thông minh lại sanh trưởng trong gia đình quyền quý nhứt trong làng nên người trong vùng ấy gọi chàng là Upatissa. Sàriputta có một người bạn chí thân tên Moggallàna (Mục Kiền Liên), con bà Moggali (hay Moggallani, Thanh Đề), ở làng Kolita (hiện nay là Kulika), bên cạnh làng Upatissa. Moggallàna cũng rất thông minh và thuộc gia đình quyền quý nhứt trong làng nên có biệt danh là Kolita. Sàriputta và Moggallàna sanh ra cùng một ngày. Gia đình của cả hai người đều theo truyền thống Bà-la-môn giáo. Một hôm, cả hai rủ nhau đến dự lễ cúng tế long trọng nhiều ngày trên đỉnh núi gần thành Ràjagaha. Ngày đầu họ cùng vui chơi với mọi người, nhưng đến ngày thứ ba, đang ngồi nghỉ dưới bóng cây, bỗng Sàriputta nghĩ đến 100 năm sau tất cả mọi người đang nô đùa hỗn tạp nơi đây sẽ chết hết và cảnh vật nơi đây sẽ hoàn toàn thay đổi, vậy mà hiện nay ai nấy đều thản nhiên vui chơi trước cuộc đời vô thường. Ông buồn bã nói ý nghĩ của mình cho Moggallàna nghe, rồi hai người bạn rủ nhau đi tìm thầy học đạo. Cả hai tìm đến xin thọ giáo với đạo sư Sanjaya Belatthiputta, lúc ấy có 250 đệ tử. Không bao lâu hai người đã lãnh hội tất cả giáo lý của thầy. Nhưng cảm thấy chưa thỏa mãn, bèn dắt nhau tìm đến nhiều vị đạo sư Bà-la-môn nổi tiếng khác. Cuối cùng cũng thất vọng. Hai người bèn quyết định chia tay nhau đi xa hơn để tìm minh sư. Ông Sàriputta đi về phương nam, còn ông Moggallàna đi về phương bắc. Hẹn nhau khi gặp minh sư sẽ thông báo cho nhau biết để cùng đến học.

          Một hôm, đang đi trong thành Ràjagaha, ông Sàriputta bỗng nhìn thấy một tu sĩ y bát trang nghiêm, tướng đi từ tốn, mắt nhìn xuống độ vài thước trước chân, nét mặt trầm tĩnh thong dong, biểu lộ sự vắng lặng sâu xa bên trong. Vị Đại đức đáng tôn kính nọ khoan thai đi từ nhà này sang nhà khác để nhận lãnh chút ít vật thực tùy lòng quảng đại của thí chủ. Cốt cách siêu phàm của Đại đức Assaji làm cho ông Sàriputta chú ý[217], ông yên lặng đi theo sau quan sát, không dám lên tiếng quấy rầy. Đại đức Assaji đi bát xong, tìm một nơi thích hợp để ngồi lại thọ thực. Khi đại đức Assaji thọ thực xong, ông Sàriputta bèn đến bên cạnh, rót nước vào chén dâng Đại đức rồi bạch rằng :

Kính bạch Đại đức, ngũ quan của ngài thật là trong sángthanh tịnh. Xin ngài hoan hỉ cho con biết vì sao ngài thoát ly thế tục ? Ai là vị tôn sư của ngài ? Ngài truyền bá Giáo Pháp của ai ?

Này đạo hữu, Đại đức Assaji đáp, bần tăng chỉ là một tu sĩ sơ cơ, chưa đủ khả năng giảng giải Giáo Pháp đầy đủ và rành rẽ cho đạo hữu.

Kính bạch Đại đức, con là Sàriputta ở làng Upatissa, kính xin Đại đức tùy hỷ chỉ giáo ít nhiều, con sẽ cố gắng tự tìm hiểu được phần nào hay phần nấy. Xin ngài dạy cho con vài điểm thiết yếu, tóm lược cho con một vài ý quan trọng trong giáo lý mà ngài đã học được.

Đức bổn sư Gotama chỉ dạy rất nhiều, nhưng bần tăng chỉ thuộc được bốn câu kệ sau đây. Vậy bần tăng xin đọc cho đạo hữu nghe :

Ye dhamma hetuppabhava

                                      “tesam hetum tathagato.

Aha tesan ca yo nirodho

                                                                “evam vadi mahà samano.

(Tạng Luật, Đại Phẩm, tập 1: 65)

                   Có nghĩa là :

Các pháp đều do nhân sanh.

                             Như Lai chỉ rõ các nhân ấy.

                             Nhân diệt thì pháp diệt.

                                                Đại Sa môn dạy như thế[218].

          Bốn câu kệ đó vừa tóm tắt lý nhân duyên về sự sanh diệt của các pháp (vạn vật vô thường) vừa chỉ cách tu tập giải thoát (diệt trừ tham ái = chấm dứt sanh tử luân hồi). Ông Sàriputta vốn rất thông minh, vừa nghe xong hai câu đầu liền bừng ngộ và đắc quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti), biết rằng cái gì có sanh thì có diệt. Từ đó về sau, để tỏ lòng biết ơn đối với Đại đức Assaji, mỗi khi nghe Đại đức Assaji ở nơi nào thì ông Sàriputta quay về hướng ấy chấp tay đảnh lễ, và lúc ngủ luôn luôn quay đầu về hướng ấy.

          Đúng theo lời cam kết, Sàriputta đi tìm Moggallàna báo tin và đọc lại bốn câu kệ trên. Nghe xong ông Moggallàna cũng đắc quả Tu-đà-hoàn. Hai ông liền đến thầy cũ là đạo sư Sanjaya Belatthiputta báo tin và mời thầy cùng đến thọ giáo với Phật. Đạo sư Sanjaya từ chối, nhưng có 155 đệ tử[219] của ông cùng theo hai ông Sàriputta và Moggallàna đến Venuvana (Trúc Lâm) xin thọ giáo với Phật. Được tin này đạo sư Sanjaya tức đến ói máu. Đức Phật chấp nhận tất cả vào tăng đoàn với lời kêu “Hãy lại đây, các Tỳ kheo ! Hãy sống đời thánh thiện theo Chánh Pháp để chắm dứt mọi đau khổ”. Một tuần lễ sau, lúc đang ở gần làng Kallavàla, Đại đức Moggallàna được Phật dạy quán Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa), đắc quả A-la-hán. Đến tuần thứ hai, khi nghe đức Phật thuyết kinh Vedanà Pariggaha cho đạo sĩ Dìghanakha ở động Sùkarakhata, Đại đức Sàriputta đắc quả A-la-hán. Chiều ngày hôm ấy, đức Phật triệu tập tất cả các đệ tử đến quanh ngài để tấn phong Đại đức Sàriputta làm đệ nhứt đệ tử, trí tuệ bậc nhứt, và Đại đức Moggallàna làm đệ nhị đệ tử, thần thông bậc nhứt.

          Kể từ đây số đệ tử Phật lên đến 1250 vị[220], đều đắc quả A-la-hán (Arahattà).

 

Phật thành lập tinh xá đầu tiên Venuvana

 

Đã sắp đến mùa an cư kiết hạ nên qua ngày hôm sau, sau buổi cúng dường trai tăng tại đền vua, sứ giả của vua đưa Phật và các vị trưởng lão trong tăng đoàn đến viếng Venuvana (Trúc Lâm). Thật là một nơi cư trú lý tưởng cho giáo đoàn khất sĩ. Khu vườn rộng vào khoảng bốn mươi mẫu tây, cách trung tâm thủ đô Ràjagaha (Vương Xá) khoảng 2 km về phương bắc. Trong vườn tre mọc xanh tươi, đủ các loại, và có rất nhiều sóc tung tăng đùa giởn. Giữa vườn tre có hồ Kalandaka (hay Karanda) nước trong veo. Những chiếc thảo am có thể được dựng lên rải rác để làm chỗ cư trú cho các vị đại đức lớn tuổi. Các vị đệ tử lớn như Kondanna, Kassapa, Sàriputta, Moggallàna đều rất hoan hỉ họp nhau lại hoạch định cách tổ chức Trúc Lâm thành một tinh xá[221]quy củ. Đức Phật dạy :

Mùa mưa không tiện cho việc du hành khất thực. Các vị tỳ kheo cần có nơi an cư thanh tịnh để cùng nhau tinh tấn tu học, vừa tránh được sự ướt át dọc đường, vừa khỏi dẫm đạp lên các loài côn trùng bò ra đầy đường. Trong ba tháng an cư[222], thiện nam tín nữ có thể mang thực phẩm tới cúng dường tại các trung tâm an cư. Và mỗi ngày họ sẽ được các vị xuất gia giảng dạy về giáo lý trong các thời khóa giảng, ngoài ra họ có thể nêu câu hỏi để được giải đáp thêm.

Truyền thống an cư kiết hạ được thiết lập từ đây. Chỉ còn mười lăm hôm nữa mùa an cư thứ hai sẽ bắt đầu với đầy đủ 1250 vị tỳ kheo A-la-hán.

Dưới sự điều động của đại đức Moggallàna, các vị khất sĩ trẻ tuổi dựng lên một am nhỏ cho Phật và nhiều am nhỏ khác cho các vị khất sĩ lớn tuổi. Tất cả đều được làm bằng tre, tranh và đất bùn. Am của Phật tuy nhỏ nhưng rất xinh xắn. Phía sau có một bụi tre vàng. Bên trái có một khóm tre xanh. Thầy Nàgasamàla đóng cho Phật một cái chõng tre và hai cái ghế, và đặt một lu nước cạnh bụi tre để Phật có nơi rửa mặt và tay chân. Thầy Nàgasamàla là một vị khất sĩ trẻ. Trước đây thầy là đệ tử của đại đức Uruvelà Kassapa. Từ ngày đến Venuvana đại đức Uruvelà Kassapa tiến cử thầy Nàgasamàla làm thị giả đầu tiên cho Phật.

Đại đức Sàriputta tiếp xúc với một cư sĩ ở thành Ràjagaha; vị này cúng dường cho tinh xá Venuvana một cái chuông đồng treo gần hồ Kalandaka, dưới một cành cây cổ thụ. Tiếng chuông báo hiệu giờ giấc tu học. Phật dạy mỗi khi nghe tiếng chuông, tất cả mọi người đều phải theo dõi hơi thởthực hành chánh niệm.

Các vị đệ tử cư sĩ của Phật ngày nào cũng tới Trúc Lâm để giúp đỡ công trình kiến thiết. Đại đức Uruvelà Kassapa lãnh đạo tăng đoàn rất giỏi, mà điều hợp sự hỗ trợ của các cư sĩ cũng tài. Thầy hội họp với các vị thí chủ về việc cúng dường trai tăng, giúp cho mỗi vị khất sĩ đều có đầy đủ cà-sa, bình bát, tọa cụ, khăn lau mặt, vợt lọc nước, vân vân...

Ngày an cư đến. Thời khóa biểu tu học do đức Phật cùng các đại đệ tử soạn thảo từ trước được ban hành và được tăng đoàn chấp hành nghiêm chỉnh. Buổi sáng vào đầu canh tư có chuông báo thức. Sau khi rửa mặt, các vị khất sĩ bắt đầu thiền tập ngay tại chỗ ngủ của mình. Mọi người thực tập thiền tọathiền hành nhiều lần cho đến khi mặt trời lên tới đầu ngọn tre. Sau đó là giờ đi khất thực. Đại chúng chỉ nghỉ đi khất thực vào những ngày có thí chủ cúng dường thực phẩm đầy đủ cho cả tăng đoàn. Vào những ngày này, các vị khất sĩ có thể sử dụng thì giờ buổi sáng để gặp y chỉ sư của mình hầu tham vấn về những điều mình chưa nắm vững trong lãnh vực giáo nghĩa cũng như trong lãnh vực thực hành chỉ (samatha) quán (vipassanà). Y chỉ sư là một vị khất sĩ đã đạt được nhiều tiến bộ trên đường tu tập. Các vị đại đức Kondanna, Assaji, Kassapa, Sàriputta, Moggallàna, Bhaddiya, Vappa, Mahànàma Kulika, v.v... đều là những vị y chỉ sư lớn. Mỗi vị phụ trách hướng dẫn năm sáu mươi vị khất sĩ mới học. Có những vị y chỉ sư hướng dẫn mười người, hai mươi người hoặc ba mươi người. Mỗi vị khất sĩ mới học đều có y chỉ sư của mình. Đó là người huynh trưởng trong đạo mà mình cần nương tựa để học hỏi. Đại đức Uruvelà Kassapa đã cùng đại đức Sàriputta làm công việc phân phối này rất kỹ lưỡng trước ngày an cư.

Vào đầu giờ ngọ, các vị khất sĩ đều có mặt tại tinh xá, đứng thành hàng dài ở sân cỏ cạnh bờ hồ. Sau khi đã được phân phát thức ăn, mọi người ngồi xuống bãi cỏ và bắt đầu thọ trai trong im lặng.

Buổi trai phạn hoàn tất vào cuối ngọ. Sau đó đức Phật thường thuyết pháp cho đại chúng. Có khi ngài giảng dạy cho các vị khất sĩ thì các cư sĩ được dự thính. Có khi ngài giảng dạy cho các cư sĩ thì các khất sĩ được dự thính. Lại có những buổi ngài giảng dạy cho các thiếu nhi thì các cư sĩkhất sĩ đều dự thính. Thường thường trong các buổi giảng cho trẻ em, đức Phật hay kể lại những chuyện tiền thân của ngài.

Có khi các đại đệ tử đứng ra giảng dạy thay Phật thì Phật ngồi nghe. Sau đó ngài thường chỉ điểm thêm và khen ngợi những phần được chỉ bày rành rẽ. Sau giờ thuyết pháp, giới cư sĩ lần lượt ra về, các tu sĩ được nghỉ ngơi một thời gian. Sau đó chuông lại báo hiệu giờ thiền tọathiền hành. Kế đến giờ tự do tham vấnhọc hỏi. Đến giờ hợi (21 giờ) là giờ chỉ tịnh, mọi người đều im lặng nghỉ ngơi. Đức Phật và các đại đệ tử thường thiền tọa cho đến giờ tý (canh ba, nửa đêm) và dậy sớm hơn các vị trẻ tuổi.

Vua Bimbisàra rất thường đến Trúc Lâm thăm Phật và tăng đoàn. Ngài chỉ đem theo hoàng hậu Videhi, thái tử Ajàtasattu và vài người hầu cận. Ngài để xe tứ mã và quân hầu ở ngoài cổng và đi bộ vào tinh xá. Có một hôm thấy các vị khất sĩ ngồi dưới mưa để nghe giảng, vua bạch với Phật xin xây cất một giảng đường để các vị xuất gia có thể thọ trai hoặc nghe pháp. Từ ngày giảng đường được xây dựng xong, đời sống trong tinh xá bắt đầu có đủ tiện nghi. Giảng đường rộng lớn, chẳng những có thể che mưa nắng cho 1250 vị khất sĩ mà còn có thể chứa thêm khoảng một ngàn cư sĩ nữa.

 

Kàludàyi thỉnh Phật về thăm vua Suddhodana[223]

 

          Từ ngày đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề tại Bodhgayà, và thuyết pháp lần đầu tiên tại Vườn Nai (Lộc Uyển) ở Isipatana, tiếng tăm của ngài càng ngày càng loan rộng và truyền đến tai vua Suddhodana (Tịnh Phạn) ở Kapilavatthu. Nhà vua và hoàng tộc rất vui mừng, lòng thương nhớ thái tử Siddhattha lại càng gia tăng. Vua Suddhodana chín lần sai sứ đi thỉnh thái tử Siddhattha về triều. Nhưng tất cả chín vị sứ thần, sau khi nghe Phật thuyết pháp, đều xin xuất giađắc quả A-la-hán. Khi đã đắc quả A-la-hán rồi, các ngài không còn thiết tha đến việc trần gian nên không nghĩ đến sứ mạng thỉnh Phật về Kapilavatthu nữa.

          Sau chín lần thất vọng, lần này vua Suddhodana cẩn thận dặn dò vị trung thần Kàludàyi (Kala-Udayin), vốn sanh cùng ngày và là bạn thân của thái tử Siddhattha thuở nhỏ, phải ghi nhớ sứ mạng không được sơ suất. Ông Kàludàyi cam kết làm tròn sứ mạng nhưng xin một điều kiện là vua cho phép ông xuất gia theo Phật. Công chúa Yasodharà xin phép vua cho Channa (Xa Nặc) đi theo để nhắc nhở ông Kàludàyi.

          Kàludàyi và Channa đến Venuvana (Trúc Lâm) khoảng một tháng sau ngày khai mạc mùa an cư kiết hạ. Kàludàyi và Channa rất sung sướng khi gặp đức Phật trước am của ngài. Đức Phật hỏi thăm về Phụ vương, Hoàng hậu, Yasodharà, Nandà, Sundarì Nandà, Ràhula và tất cả những người thân thuộc. Kàludàyi và cả Channa đã trở thành những người già dặn. Kàludàyi đang giữ chức vụ quan trọng trong triều và đã trở nên một trong những người phụ tá thân tín của vua Suddhodana. Theo lời Kàludàyi thì sức khỏe của vua đã có phần suy giảm, nhưng ngài vẫn còn sáng suốt mặc dù đã 78 tuổi, và hiện nay có nhiều người phụ tá giỏi trong công việc triều chính. Hoàng hậu Gotamì đã 77 tuổi, vẫn còn tráng kiện. Hoàng tử Nandà đã 35 tuổi, nhỏ hơn Phật một tuổi, có đầy đủ 30 tướng tốt, chỉ kém Phật hai tướng bạch hào (lông mày trắng và dài) và trái tai hơi ngắn. Hoàng tử Nandà đã đính ước với một tiểu thư con nhà dòng dõi tên Janapada Kalyani. Sundarì Nandà, em gái Phật, đã trở nên một thiếu nữ kiều diễm. Từ ngày Phật xuất gia, công chúa Yasodharà không còn trang điểm như xưa nữa, bà ăn mặc rất giản dị, bà vẫn tiếp tục công việc giúp đỡ người nghèo khổ và trẻ em bệnh hoạn. Nghe nói Phật ăn chay mỗi ngày một bữa, bà cũng ăn theo như vậy. Ràhula đã trở thành một cậu bé bảy tuổi, xinh đẹp, khỏe mạnh, hai mắt đen láy, thông minhquả cảm, rất được ông bà nội yêu quý. Cuối cùng Kàludàyi hỏi Phật chừng nào có thể trở về quê hương, tất cả mọi người đang mòn mỏi mong chờ được gặp lại ngài. Đức Phật đáp :

Sau mùa an cư kiết hạ này Như Lai sẽ trở về. Bây giờ đang mùa mưa, đi xa bất tiện. Hơn nữa Giáo đoàn khất sĩ vừa mới thành lập, đang cần sự có mặt của Như Lai để giáo hóa họ. Kàludàyi và Channa hãy ở lại đây chơi độ một tháng rồi sẽ trở về báo tin cho Phụ vương ta hay.

Kàludàyi và Channa lưu lại tinh xá Venuvana như những người khách. Họ làm quen với các vị khất sĩ, quan sát nếp sống thanh tịnh an lạc của người xuất gia, làm quen với giáo lý tỉnh thứcgiải thoát. Kàludàyi ngày nào cũng tìm cách gần gũi Phật. Ông nhận thấy Phật lúc nào cũng có vẻ thảnh thơi nhàn hạ, dường như ngài không còn mong muốn hay tìm cầu một cái gì nữa. Phật như một con cá thảnh thơi trong nước, như một đám mây lơ lửng trên không, hoàn toàn an trú trong hiện tại. Đi, đứng, nằm, ngồi, mỗi cử động đều bộc lộ tinh thần thong dong tự tại, hầu như không còn gì có thể ràng buộc hay làm ngài xao động nữa. Kàludàyi bỗng ước ao được sống đời sống thanh tịnh của kẻ xuất gia dưới sự hướng dẫn của Phật. Sau khi được nghe vài thời pháp, ông ngỏ ý xin xuất gia và được Phật chấp thuận.

Channa (Xa Nặc) là một người hầu cận rất trung thành. Thấy Kàludàyi xuất gia, ông cũng muốn được xuất gia. Nhưng ông nghĩ rằng ông không thể xuất gia nếu không được phép của lệnh bà Yasodharà trước. Vì vậy ông tự bảo phải chờ đến khi Phật trở về Kapilavatthu đã.

 

Phật độ ông Dìghanakha[224]

 

          Một hôm, trong mùa an cư tại Venuvana, đại đức Sàriputta và Moggallàna đưa du sĩ Dìghanakha (Trường Trảo Phạm Chí) đến động Sukarakhata ở Gridhakuta (Linh Thứu) gặp Phật. Du sĩ Dìghanakha là cậu ruột của đại đức Sàriputta. Ông không phải là đệ tử của đạo sư Sanjaya nhưng cũng là một đạo sĩ rất nổi tiếng. Nghe Sàriputta và Moggallàna xuất gia theo Phật, ông tìm đến hỏi thăm về Giáo Pháp của đức Thế Tôn. Hai vị đại đức liền đưa ông đến trực tiếp gặp Phật.

          Dìghanakha hỏi :

Thưa sa môn Gotama, ngài dạy Giáo Pháp gì ? Chủ thuyết của ngài ra sao ? Riêng tôi, tôi không thích một chủ trương hay lý thuyết nào hết, vì tôi không tin một chủ trương hay lý thuyết nào hết.

Vậy này Aggivessana, Phật đáp, ông có thích cái chủ trương “không thích” của ông không? Ông có tin cái chủ trương "không tin" của ông không ?

Thưa sa môn Gotama, việc tôi thích hay không thích, tin hay không tin, không quan hệ gì. Tôi chỉ xin ngài nói cho tôi biết chủ thuyết của ngài.

Một khi đã bị kẹt vào một chủ thuyết rồi thì người ta mất hết tự do tư tưởng. Người đó trở nên độc đoán, cho rằng chỉ có chủ thuyết của mình mới là chân lý, còn tất cả những chủ thuyết khác đều là tà đạo. Những tranh chấp và cãi cọ phát sinh từ thái độ cố chấp này có thể kéo dài bất tận, làm mất rất nhiều thì giờ và có thể gây ra xung đột, chiến tranh. Do đó “kiến thủ” là trở ngại lớn lao nhất trên đường tu học.

Kiến thủ là gì ?

Kiến là nhận thức, là quan điểm. Thủ là sự cố chấp. Kiến thủcố chấp vào một nhận thức, một quan điểm. Cố chấp như vậy là bị kẹt. Vì bị kẹt cho nên cánh cửa chân lý không còn cơ hội mở ra cho mình nữa.

“Này ông bạn, để tôi kể cho ông bạn nghe câu chuyện này. Có một người lái buôn góa vợ kia đang sống với một đứa con trai tám tuổi. Anh ta rất cưng chiều con, xem đứa nhỏ là lẽ sống của đời mình. Một bữa nọ, trong khi anh ta đi bổ hàng vắng nhà, kẻ cướp đến đốt xóm, cướp bóc và bắt đứa con của anh đi theo. Khi về tới nơi, anh ta thấy thi hài một em bé cháy đen nằm bên căn nhà đã cháy rụi của mình. Anh ta tin ngay rằng con mình đã chết. Anh ta khóc lóc, làm lễ hỏa thiêu thân xác đứa bé, rồi để tro vào một cái túi gấm, đi đâu cũng mang theo bên mình. Mấy tháng sau, đứa con của anh ta thoát được tay kẻ cướp và tìm về nhà cũ lúc nửa đêm. Nó gõ cửa đòi vào. Lúc ấy anh ta đang ôm cái túi gấm đựng tro, than khóc một mình. Anh ta không chịu ra mở cửa, cứ đinh ninh là con mình đã chết thật rồi, và đứa trẻ đang gõ cửa là một đứa trẻ hàng xóm mất dạy nào đó đến trêu chọc anh. Đứa bé kêu mãi không được, tưởng là cha mình đã dời nhà đi nơi khác, nên thất thểu ra đi ... Và người cha khốn khổ kia vĩnh viễn mất đứa con yêu duy nhất.

“Này ông bạn, nếu ta cố chấp vào một chủ nghĩa hay một chủ thuyết và cho đó là chân lý tuyệt đối, ta sẽ lâm vào tình trạng của người cha trẻ kia. Lúc ấy, nếu chân lý có tới gõ cửa tìm ta, ta cũng sẽ từ chối không mở cửa.

Dìghanakha hỏi :

Vậy Giáo Pháp của ngài dạy có phải là một chủ nghĩa hay một chủ thuyết không ? Cố chấp vào nó có phải là kiến thủ không ?

Giáo Pháp của tôi chỉ dạy không phải là một chủ nghĩa hay một chủ thuyết. Nó không do công phu suy luận của trí năng như những chủ thuyết về bản chất của vũ trụ, cho rằng bản chất ấy là lửa, là nước, là đất, là gió hay là thần linh; hoặc cho rằng vũ trụ là hữu hạn, là vô hạn, là hữu biên, là vô biên, v.v... Không, Giáo Pháp tôi dạy không phải là một chủ thuyết xây dựng trên sự suy luận của trí năng. Giáo Pháp tôi dạy là do kinh nghiệm thực chứng. Những gì tôi nói ra đều do tôi đã thực chứng. Và ông bạn cũng có thể kiểm chứng lại bằng kinh nghiệm thực chứng của chính ông bạn. Tôi nói vạn vậtvô thường, không có tự ngã. Điều này tôi đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói vạn vật nương vào nhau mà sinh khởi, tồn tạihoại diệt, chứ không phải xuất phát từ một nguyên nhân đầu tiên nào hết. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Tôi nói quán chiếu để nhận thức rõ ràng về vô thường, vô ngãduyên sinh có thể đưa chúng ta đến giải thoátan lạc. Điều này tôi cũng đã chứng nghiệm và các bạn cũng có thể chứng nghiệm. Những điều tôi nói không có mục đích thuyết minh về vũ trụ mà chỉ có mục đích hướng dẫn sự thực tập để chứng nghiệm thực tại. Lời nói không diễn tả được thực tại. Chỉ có kinh nghiệm trực tiếp mới giúp ta nhận thức đúng thực tại.

Hay lắm, hay lắm, sa môn Gotama! Nhưng nếu có người cho rằng Giáo Pháp của ngài là một chủ thuyết thì sao ?

Này Aggivessana, câu hỏi của ông hay lắm. Giáo Pháp của tôi không phải là một chủ thuyết do trí năng tạo ra, nhưng sau này, và ngay cả bây giờ, đã có những người xem Giáo Pháp ấy như một chủ thuyết. Tôi cần xác định rõ : Giáo Pháp của tôi là một phương tiện đi vào thực tại, chứ không phải để mô tả thực tại. Cũng như ngón tay chỉ mặt trăng. Phải nương ngón tay để thấy mặt trăng, chứ ngón tay không phải là mặt trăng. Giáo Pháp của tôi là để thực tập, thực hành để đi đến thực chứng, chứ không phải để tôn thờ, hoặc để bàn luậnca ngợi. Giáo Pháp của tôi là chiếc bè đưa người qua sông mê bể khổ, đến bờ giác ngộ giải thoát. Khi đến bờ rồi thì chiếc bè đó trở thành vô dụng.

Xin đức Thế Tôn chỉ bày cho tôi con đường vượt qua những cảm thọ sầu khổ.

Này Dìghanakha, ông hãy nghe kỹ. Cảm thọ có ba loại: cảm thọ dễ chịu (lạc thọ), cảm thọ khó chịu (khổ thọ) và cảm thọ trung tính (xả thọ). Cả ba loại cảm thọ đều có gốc rễ hoặc trong thân thể, hoặc trong tâm ý và nhận thức. Các cảm thọ đều có sinh có diệt như bất cứ hiện tượng tâm lý hay vật lý nào. Phương pháp tôi chỉ bày là phương pháp quán chiếu. Quán chiếu để thấy rõ bản chất và nguồn gốc của các cảm thọ, dù là lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ. Một khi đã nhận thức rõ ràng bản chất và nguồn gốc của các cảm thọvô thường, vô ngã, duyên sinh, không thật, thì tâm nhàm chán xa lìa các cảm thọ phát sanh; do đó các cảm thọ lần hồi sẽ mất tác dụng của chúng. Các cảm thọ đau khổ của con người đều bắt nguồn từ nhận thức sai lầm về thực tại. Một khi vô minh đã diệt, giác ngộ hiện tiền, thì mọi đau khổ đều tan biến. Điều này chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành thiền quán chứ không thể nhờ cầu nguyện và cúng tế[225].

Trong khi Phật giảng cho du sĩ Dìghanakha thì các vị Sàriputta, Moggallàna, Nàgasamàla, Kàludàyi và Channa đều có mặt. Nhưng đại đức Sàriputta là người thấu hiểu sâu sắc nhất. Ngài thấy tâm trí sáng lên, liền đắc quả A-la-hán. Không ngăn được xúc cảm, ngài chấp tay sụp xuống lạy Phật. Đại đức Moggallàna và du sĩ Dìghanakha cũng sụp xuống đảnh lễ Phật. Dìghanakha xin được xuất gia theo Phật. Kàludàyi và Channa được chứng kiến cảnh này cũng rất xúc động, lòng thành kính và tin tưởng đối với Phật càng gia tăng.

Vài hôm sau hoàng hậu Videhi đưa thực phẩm đến Venuvana cúng dường. Bà đem theo một cây bông sứ để trồng bên cạnh am của Phật. Hoàng hậu nhớ mãi câu chuyện tiền thân về cây bông sứ mà Phật đã kể cho trẻ em nghe trong đền vua.

 

Dư luận chống đối Phật tại Ràjagaha[226]

 

          Phật đến Ràjagaha (Vương Xá) chưa đầy một năm mà danh tiếng ngài đã vang dội gần xa với sự thành lập tinh xá Venuvana (Veluvana,Trúc Lâm), sự quy y Tam Bảo của vua Bimbisàra, sự xuất gia của ba anh em ông Uruvelà Kassapa cùng với một ngàn đệ tử, sự xuất gia của Sàriputta (Xá Lợi Phất), Moggallàna (Mục Kiền Liên) cùng với gần hết đệ tử của Sanjaya và rất nhiều thanh niên trai tráng trong vùng. Lục sư ngoại đạo mất sự ủng hộ của vua và quần chúng, bắt đầu chỉ tríchnói xấu Giáo đoàn khất sĩ : Sa môn Gotama đã mê hoặc quần chúng bằng một Giáo Pháp xa lạ làm cho cha mất con, không người nối dõi, vợ mất chồng, phải sống cô đơn, gia đình tan rã, ruộng vườn thiếu người canh tác. Những người chống đối, mỗi khi gặp các khất sĩ, họ đọc lên bài vè sau đây :

                   “Sa môn Gotama

                   “Đến thủ đô Magadha

                   “Lấy hết đệ tử của Sanjaya

                   “Rồi sắp đến phiên ai nữa ?

          Các vị khất sĩ mỗi khi vào thành khất thực, nghe dư luận nói xấu trên và nghe đọc bài vè, lấy làm khó chịu, về bạch lại với Phật, xin Phật có biện pháp đối phó. Đức Phật bảo :

Này các vị khất sĩ, các thầy chớ buồn phiền về những dư luận đó. Chỉ trong vòng bảy ngày những dư luận đó sẽ im bặt. Nếu có ai đọc bài vè trên thì các thầy hãy đọc bài kệ sau đây :

“Thánh nhân Giác ngộ ra đời

“Dạy Pháp cao thượng cho người;

“Ai dám xầm xì chế nhạo

“Thánh nhân truyền dạy Luật Trời ?

                Quả nhiên sau bảy ngày, dư luận trên không còn nữa. Nhưng nhóm Lục sư ngoại đạo lần lượt rời thủ đô Ràjagaha xứ Magadha, dời đến thủ đô Sàvatthi xứ Kosala, mong tìm được sự ủng hộ của vua Pasenadi và dân chúng nơi đó.

 

Ambapàli gặp Phật[227]

 

          Vào đầu tháng mười năm 588 trước tây lịch, khi mùa an cư gần mãn, có một thiếu phụ rất đẹp đến Venuvana (Trúc Lâm) xin gặp Phật. Nàng đi xe song mã màu trắng, cả hai con ngựa cũng màu trắng. Thiếu phụ bước xuống xe, nàng trang sức cực kỳ lộng lẫy với dáng điệu rất quý phái. Một khất sĩ trẻ tuổi đưa nàng từ cổng tinh xá đến trước am Phật. Gặp lúc Phật đang đi thiền hành, vị khất sĩ mời thiếu phụ ngồi xuống cái ghế tre đặt trước sân.

          Một lát sau Phật về tới, cùng với Sàriputta, Kàludàyi và thầy thị giả[228] Nàgasamàla. Thiếu phụ đứng dậy vái chào. Đức Phật mời hai người ngồi xuống, rồi tự mình ngồi vào chiếc ghế thứ hai được đặt sẵn.

          Mặc dù đã quen sống trong triều nội, Kàludàyi chưa bao giờ thấy một người đàn bà xinh đẹp lộng lẫy và duyên dáng như thế. Thầy mới xuất gia được một tháng nên rất bỡ ngỡ, không biết nhìn ngắm một người đàn bà đẹp như vậy có đúng phép không. Thầy thị giả Nàgasamàla cũng có phản ứng như thế. Cả hai thầy đều nhìn xuống đất. Chỉ có Phật và Sàriputta nhìn thẳng vào mặt thiếu phụ mà thôi. Sàriputta nhìn thiếu phụ rồi quay sang nhìn Phật. Thầy thấy sắc diện Phật hiền lành trong sáng như mặt trăng rằm. Hào quang tự tạian lạc của Phật thấm vào lòng thầy.

          Ambapàli cũng đang nhìn Phật. Bà chưa thấy ai nhìn bà như vậy bao giờ. Từ trước đến nay mỗi khi có một người đàn ông hay một thanh niên nhìn bà, bà đều thấy trong ánh mắt người đó một thoáng bối rối, một thoáng mơ ước, hoặc một dự tính chiếm hữu. Phật đang nhìn bà như nhìn một đám mây, một dòng sông hay một đóa hoa. Hình như ngài thấy được những cảm nghĩ sâu kín trong tâm hồn bà. Ambapàli chắp tay bạch :

Con là Ambapàli, con đã được nghe nói về thầy và con rất ao ước được có duyên lành tới học hỏi cùng thầy.

Tốt lắm, vậy mỗi khi rỗi rảnh bà cứ tự tiện tới Venuvana để học hỏi với quý thầy.

Ambapàli đã tưởng rằng Phật chỉ là một đạo sư nổi tiếng như những đạo sư nổi tiếng khác mà bà đã từng gặp. Nhưng không, bà chưa từng gặp một đạo sư nào như Phật. Bà chưa thấy ai có tư cách đáng kính phục và quý mến như Phật. Qua cái nhìn dịu hiền và từ ái của Phật, bà có cảm tưởng như ngài đã thấu hiểu tất cả những tâm sự khổ đau thầm kín của bà, bà không cần phải nói ra. Được gần Phật, bà cảm thấy vơi bớt rất nhiều nỗi khổ. Một giọt nước mắt ứa ra trên khóe mi, bà nói :

Lạy thầy, đời con khổ lắm. Tuy rằng con không thiếu thốn gì về phương diện vật chất, nhưng con chưa bao giờ có được một niềm tin. Hôm nay là ngày sung sướng nhất của đời con.

Ambapàli năm nay độ 32 tuổi. Nàng là một ca nhi già giặn, tài ba, sắc sảo, nhưng nàng không hát cho bất cứ ai. Những người mà nàng nhận thấy thiếu phong độtư cách thì dù có trả bao nhiêu tiền nàng cũng từ chối. Từ năm 16 tuổi, nàng đã gặp một cuộc tình duyên trắc trở làm cho nàng đau khổ. Nỗi khổ càng tăng với lòng ganh ghét và thù hận. Nàng quý tự do như bảo vật duy nhất còn lại trong đời nàng. Cho nên từ ấy đến nay chưa ai trói buộc được nàng.

Phật bảo Ambapàli :

Nhan sắc cũng chịu luật sinh diệt và cũng sẽ tàn phai theo thời gian như bao nhiêu hiện tượng khác. Của cải và sự giàu sang cũng vậy. Chỉ có niềm an lạc và cái tự do do công phu thiền địnhquán chiếu đem tới mới là hạnh phúc chân thật mà thôi. Này Ambapàli, đã đến lúc bà phải tập sống đời sống tỉnh thức an lạc. Phải quý trọng từng giây phút còn lại của đời mình, đừng lãng phí đời bà trong sự vui chơi để tìm quên lãng. Điều này rất quan trọng cho hạnh phúc của bà.

Rồi Phật dạy cho Ambapàli cách tổ chức lại cuộc sống hằng ngày, cách hành trì năm giới, cách thở, cách ngồi thiền, cách sử dụng thì giờ, cách cúng dườnglàm việc phước thiện. Ambapàli sung sướng ngồi nghe những lời dạy quý báu của Phật. Cuối cùng, trước khi từ giã Phật, bà nói :

Tại ngoại ô thành Vesàlì, con có một vườn xoài rất mát mẻthanh tịnh ở làng Amvara. Con mong thầy và chư vị khất sĩ, trên đường đi hoằng hóa, có dịp ghé nơi ấy nghỉ ngơi. Điều đó sẽ là một vinh hạnh lớn cho con. Kính xin đức từ bi hoan hỉ nhận lời.

Phật mỉm cười nhận lời. Bà Ambapàli đi rồi, thầy Kàludàyi xin phép được ngồi xuống bên Phật. Thầy thị giả mời đại đức Sàriputta ngồi trên chiếc ghế còn lại, còn thầy thì khoanh tay đứng hầu sau lưng Phật. Một số khất sĩ đang đi thiền hành gần đấy, thấy khung cảnh ấm cúng cũng ghé vào. Đại đức Sàriputta mỉm cười nhìn Kàludàyi và thầy thị giả Nàgasamàla rồi hỏi Phật :

Thưa Thế Tôn, người xuất gia nên có thái độ nào đối với phái nữ ? Sắc đẹp của phái nữ có phải là một trở ngại cho công phu tu tập không ?

Phật nhìn Nàgasamàla và các vị khất sĩ trẻ, đáp :

Này các thầy, tự tính của vạn vật không có đẹp xấu. Đẹp xấu là do cảm thọ hay nhận thức của mỗi người tùy nghiệp riêng của mình mà phát sanh. Do nhãn căn tiếp xúc với sắc trần mà sanh ra nhãn thức. Nhãn thức tùy nghiệp của mỗi người mà sanh ra cảm thọ dễ chịu hay khó chịu. Cảm thọ dễ chịu sanh ra ý niệm đẹp, Cảm thọ khó chịu sanh ra ý niệm xấu. Một nghệ sĩ và một nông dân chất phác có quan niệm khác nhau về đẹp và xấu. Do đó, tùy theo quan niệm của mỗi người mà một dòng sông, một đám mây, một chiếc lá, một bông hoa, một tia nắng sớm, một buổi chiều vàng có vẻ đẹp khác nhau. Nhưng không có sắc đẹp nào có thể trói buộc và làm mất ý chí của nam nhi bằng sắc đẹp của người phụ nữ. Không có thanh, hương, vị, xúc nào làm say đắm tâm trí đàn ông bằng thanh, hương, vị, xúc của đàn bà. Tham đắm vào nữ sắc thường làm mất chí nguyệnsự nghiệp lớn lao của nam giới. Vì vậy Như Lai muốn căn dặn quý thầy hãy rất cẩn thận đối với nữ sắc (Tăng Chi Bộ, chương 1 pháp, kinh 1: Nữ sắc).

Đối với những người đã đạt đạo, đã tự giải thoát ra khỏi sự khống chế của cảm thọ, ái dụcý thức, đã vượt ra ngoài những ý niệm đối đãi đẹp/xấu, hay/dở, phải/quấy thì mọi việc đều được dễ dàng, mỗi lời nói, cử chỉ, hành động đều hợp Chánh Pháp. Nhưng đối với những người tu hành chưa đủ công phu, quán chiếu chưa được thuần thục, định tuệ chưa đủ sức mạnh, thì Như Lai khuyên họ không nên gần gũi nữ sắc, mà phải để hết thì giờ vào việc học hỏithiền tập. Chỉ có cái đẹp của tâm giải thoátlòng từ bi là cái đẹp vĩnh cửu mang đến cho ta niềm an lạc chân thật.

Kàludàyi, Nàgasamàla và các vị tỳ kheo có mặt đều rất sung sướng được nghe lời Phật dạy.

Khi mùa an cư hoàn mãn, vào ngày trăng tròn tháng Assayuja, Phật bảo Kàludàyi và Channa về Kapilavatthu trước để báo tin cho vua Suddhodana và Yasodharà hay ngày Phật trở về.

 

Phật về Kapilavatthu, ngụ tại vườn Nigrodha[229]

 

          Về đến Kapilavatthu, Kàludàyi vào cung báo tin ngày về của Phật cho vua Suddhodana, hoàng hậu Pajàpati và Yasodharà. Rồi thầy lại một mình ôm bát ra đi trở về hướng đông nam để đón Phật. Thầy áp dụng phép khất thực của giáo đoàn khất sĩ, ngày đi đêm nghỉ, chỉ dừng lại các thôn xóm vào giờ khất thực mà thôi. Tới đâu thầy cũng báo tin là thái tử Siddhattha xuất gia thành đạo sắp trở về. Đi được chín hôm thì thầy gặp Phật và đoàn khất sĩ. Mừng rỡ, thầy gia nhập phái đoàn và cùng đi về Kapilavatthu. Chỉ có đại đức Sàriputta và khoảng ba trăm khất sĩ theo Phật, còn những vị khác ở lại Venuvana với đại đức Moggallàna, Kondanna và Uruvelà Kassapa. Đức Phậtgiáo đoàn đi đến đâu cũng được dân chúng tiếp đón niềm nở.

          Sau 60 ngày đường, ngày đi đêm nghỉ, đức Phậtgiáo đoàn về đến Kapilavatthu, ngụ tại công viên Nigrodha (Ni Câu Đà) ngoài cổng thành. Sáng hôm sau, Phật và tăng đoàn ôm bát vào kinh thành khất thực. Cảnh tượng ba trăm vị khất sĩ khoác áo cà-sa vàng, tay ôm bình bát, lặng lẽ trang nghiêm đi khất thực trong thành phố đã gây một ấn tượng lớn trong lòng người thủ đô. Chẳng mấy chốc tin này được báo vào hoàng cung. Vua Suddhodana, hoàng hậu Pajàpati và công chúa Yasodharà được báo rằng thái tử Siddhattha hiện đang đi xin ăn trong thành với hằng trăm khất sĩ khác. Vua truyền đánh xe đưa ngài đi gặp thái tử. Hoàng hậu và hai mẹ con Ràhula hồi hộp ngồi chờ trong cung. Xa giá vừa đến cổng thành thì gặp đoàn khất sĩ. Vị võ quan hầu cận bên vua nhận ngay ra thái tử.

Tâu bệ hạ, vị khất sĩ đi đầu kia đúng là thái tử.

Vua chợt nhận ra con mình. Dáng điệu của Phật uy nghi, từ tốn, đang ôm bình bát đứng trước một căn nhà nghèo nàn. Ngài đứng trang nghiêm, lặng lẽ, làm như việc xin ăn là việc quan trọng nhất trong đời. Một thiếu phụ ăn mặc xềnh xoàng từ trong nhà bước ra, tay cầm một củ khoai, quỳ xuống lễ dưới chân Phật rồi kính cẩn đặt củ khoai vào trong bình bát. Đức Phật kính cẩn nghiêng mình đáp lễ, rồi lặng lẽ từ giã, bước sang ngôi nhà bên cạnh.

Vua bước xuống xe đi thẳng về phía Phật. Đức Phật cũng vừa nhận thấy nhà vua. Đôi mắt nhìn nhau đầy tình thương trìu mến. Nhà vua không dằn được xúc động, gọi:

Siddhattha !

Phụ vương !

Phật trao bình bát cho thầy thị giả, rồi nắm lấy hai tay vua cha trong tay mình. Hai giọt nước mắt từ từ lăn xuống trên đôi má nhăn nheo của vua. Đức Phật nhìn vua với đôi mắt dịu dàng, đầm ấm để an ủi người. Vua biết rằng Siddhattha bây giờ không còn là một đông cung thái tử nữa mà là một sa môn, một đạo sư tên tuổi với hằng ngàn đệ tử. Nhà vua muốn ôm Phật vào lòng, nhưng biết làm như vậy không ổn. Cuối cùng vua chấp tay nghiêng mình đảnh lễ Phật theo thể thức của một vị quốc vương làm lễ một vị đạo sĩ. Vị võ quan hầu cận cũng bắt chước vua chấp tay nghiêng mình đảnh lễ Phật. Đức Phật đáp lễ rồi quay sang nói với đại đức Sàriputta :

Thầy hãy tiếp tục hướng dẫn tăng đoàn đi khất thực, rồi trở về công viên Nigrodha thọ thực và an nghỉ. Như Lai và Nàgasamàla vào thăm hoàng gia, thọ ngọ trai tại đó và chiều nay chúng tôi sẽ trở về với quý thầy.

Đại đức Sàriputta nhận lệnh xong, nghiêng mình đảnh lễ vua và Phật rồi lui gót. Vua nhìn Phật nói với vẻ trách móc :

Ta tưởng con về tới là vào cung ngay để thăm cha mẹ vợ con rồi ăn cơm luôn. Sao con không về thẳng hoàng cung mà lại đi khất thực ngoài phố?

Thưa Phụ vương, con đâu có đi một mình. Còn có cả giáo đoàn khất sĩ theo con, con có trách nhiệm hướng dẫn nơi ăn chốn ở và sinh hoạt của giáo đoàn.

Nhưng sao con làm mất mặt hoàng gia như thế ? Sao con lại phải xin ăn tại những nhà nghèo hèn như thế ? Dòng họ Sàkya từ đời vua Mahà Sammàta (Đại Mao Thảo) đến nay có ai làm như thế đâu !?

Thưa Phụ vương, dòng họ vua chúa thì không ai làm như thế, nhưng chư Phật và dòng họ khất sĩ từ đời Phật Dìpankara (Nhiên Đăng) đến đời Phật Kassapa (Ca Diếp) thì ai cũng làm như thế. Thưa Phụ vương, đi khất thực cũng là một pháp môn tu nhằm thực hiện tinh thần khiêm cung và bình đẳng. Khi con nhận một củ khoai của một gia đình nghèo khổ, con cũng phải có thái độ cung kính như khi con nhận một món ăn sang trọng do một vị đế vương cúng dường, vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng đạt tới giải thoátgiác ngộ. Trong xã hội có nhiều sự chênh lệch về tài sảnquyền thế. Trong Giáo Pháp mà con tìm ra thì mọi người đều bình đẳng vì đều có đầy đủ khả năng giác ngộ thành Phật. Thưa Phụ vương, đúng vậy, chính Phụ vương cũng có đầy đủ khả năng giác ngộ thành Phật, con mong Phụ vương từ nay dõng mãnh thực hành lối sống thanh tịnh của thánh nhân. Bất cứ ai sống đời đạo đức thánh thiện đều sẽ được nhiều hạnh phúc ngay trong đời này và cả đời sau nữa(Kinh Pháp cú, bài 168).

          Nghe Phật nói xong, vua Suddhodana liền đắc quả Tu-đà-hoàn. Vua ngạc nhiênvui mừng nhận ra con mình bây giờ đã trở nên một vị lãnh đạo tinh thần đáng kính. Hai cha con lặng lẽ đi bên nhau trở về hoàng cung.

Trong khi ấy hoàng hậu Gotamì, công chúa Yasodharà, công chúa Sundarì Nandà và Ràhula đang đứng trên lầu cao nhìn xuống, thấy tất cả những gì đang xảy ra. Khi vua và Phật về gần đến hoàng cung, Yasodharà, một tay nắm lấy tay con, một tay chỉ Phật và bảo :

Này Ràhula, con có thấy ông thầy tu đang đi bên cạnh ông nội đó không?

Dạ, con có thấy.

Người ấy là cha của con đó. Con chạy xuống chào cha con đi. Cha congia tài quý báu lắm. Con xuống hỏi cha xin gia tài của con đi.

Ràhula nghe lời mẹ chạy xuống lầu, băng qua sân chầu, chạy đến cổng hoàng cung, nắm lấy tay Phật, vừa thở vừa nói :

Ông thầy tu ơi, mẹ con bảo xuống hỏi ông xin gia tài. Gia tài của con đâu, ông đưa cho con đi.

Đức Phật ngồi xuống ôm Ràhula vào lòng, nói :

Gia tài của con hả ? Được rồi, thong thả rồi cha sẽ trao cho.

Đức Phật, tay trái nắm tay Ràhula, tay phải cầm tay vua cha, cả ba người tiến vào hoàng cung.

Hoàng hậu Gotamì lên tiếng bảo Yasodharà và Sundarì Nandà cùng xuống sân chầu đón vua và Phật. Yasodharà thưa :

Thưa mẫu hậu, thái tử ra đi giữa đêm khuya không một lời từ giã con. Suốt bảy năm nay cũng không hề có nhắn tin tức gì về cho con. Mọi tin tức về thái tử đều do con thăm dò mà biết. Vậy bây giờ thái tử về đây, nếu còn thương nghĩ đến con thì hãy vào cung tìm con.

Hoàng hậu Gotamì tìm lời an ủi Yasodharà rồi bảo Sundarì Nandà cùng mình xuống sân chầu. Vừa tới sân chầu, thấy vua và Phật đi vào vườn thượng uyển, hai người cùng đi theo vào.

          Trời bắt đầu mùa nắng ấm. Trong vườn thượng, trăm hoa đua nhau khoe sắc. Chim chóc líu lo trên cành. Cảnh vật thật vui tươi mừng ngày đoàn tụ. Vừa thấy hoàng hậu Gotamì và Sundarì Nandà bước đến, Phật chào hỏi :

Thưa mẹ ! Em Sundarì ! Còn Yasodharà và em Nandà[230] đâu ?

Em con đang đi tập võ, chắc nó cũng sắp về tới. Còn Yasodharà thì phiền trách con ra đi không một lời từ giã nó, và suốt bảy năm nay con không hề có tin tức gì về thăm nó. Nó nói nếu con còn nghĩ đến nó thì hãy vào cung mà gặp. Tội nghiệp ! Yasodharà là một người đàn bà rất can đảm. Sau khi con đi, có nhiều hoàng thân quý tộc dòng Ksatriya[231] ngắm nghé đến hỏi nhưng nó đều từ chối. Khi nghe tin con sống đời tu sĩ thì nó cũng cổi hết vòng vàng châu báuđắp y vàng. Nó thường theo dõi tin tức con và rất đau buồn trong thời gian con tu khổ hạnh tại Uruvelà. Khi được biết con chỉ ăn mỗi ngày một bữa, nó cũng ăn mỗi ngày một bữa; khi được biết con không nằm giường cao, nó cũng nằm dưới thấp. Yasodharà quả là một thiếu phụ đáng thương, tiết hạnh vẹn toàn.

Thưa mẹ, con biết. Mẹ và Yasodharà là hai người phụ nữ can đảmđức hạnh. Chốc nữa con sẽ vào thăm Yasodharà. Chà em Sundarì Nandà chóng lớn quá !

Siddhattha, vua nói, con hãy kể lại cho mọi người nghe về những năm con đi tìm thầy học đạo, tu khổ hạnhthành đạo như thế nào. Ai cũng mong muốn biết rõ con sống như thế nào trong bảy năm qua.

Vâng lời vua, Phật bắt đầu kể sơ lược lúc ngài rời hoàng thành ra đi, lúc học với đạo sư Àlàra Kàlàma và đạo sư Uddaka Ràmaputta, lúc tu khổ hạnh tại Uruvelà với năm anh em ông Kondanna, lúc ngài thành đạo dưới cội cây Pippala (cây Bồ-đề), lúc ngài chuyển Pháp luân tại Isipatana, lúc ngài gặp lại vua Bimbisàra và được vua tổ chức một buổi cúng dường vĩ đại và tặng ngự uyển Venuvana để làm tinh xá tu học cho tăng đoàn. Tiếng Phật đầm ấm. Ngài kể khái quát những gì đã xảy ra, và nhân cơ hội này ngài gieo những hạt giống Chánh Pháp vào lòng những người thân đang lắng nghe. Đức Phật vừa kể xong thì nhà vua đắc quả Tư-đà-hàm (Sakadàgàmi) và hoàng hậu Mahà Pajàpati đắc quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti). Nandà, em cùng cha khác mẹ với Phật cũng vừa về tới. Đức Phật nhìn Nandà bảo :

Em về rồi đó à! Chà, trông em lúc nào cũng vui tươi và khoẻ mạnh. Em đã đính hôn rồi phải không ? Bao giờ thì làm lễ cưới ?

Dạ, mọi người chờ anh về vài hôm sẽ làm lễ cưới. Em trông anh cũng khác xưa lắm.

Phải đấy, hoàng hậu Gotamì nói, Cha con chờ con về để làm lễ tấn phong Nandà làm thái tử cùng một lúc với lễ cưới Janapada Kalyani làm vợ.

Hoàng hậu Gotamì  bảo Nandà nên chắp tay xá Phật theo cách lễ một đạo sĩ. Nandà vui vẻ làm theo. Theo lệnh của hoàng hậu Gotamì, bữa ăn chay thịnh soạn được dọn ra ngay trong vườn thượng vào đầu giờ ngọ. Vua hỏi :

Hồi nãy hai thầy đã khất thực được những gì rồi ?

Dạ, con mới được có một củ khoai. Còn thầy Nàgasamàla thì chưa được gì hết.

Vậy để ta cúng dường hai thầy.

Vua đứng dậy để sớt thức ăn vào bát cho Phật và thầy Nàgasamàla. Đức Phật, thầy Kàludàyi và thầy Nàgasamàla chú nguyện xong, mọi người thọ thực trong im lặng giữa tiếng chim hót líu lo trên cành.

Cơm nước xong, hoàng hậu Pajàpati Gotamì khuyên Phật nên vào cung thăm Yasodharà. Đức Phật cùng thầy Kàludàyi và thầy thị giả Nàgasamàla đến phòng Yasodharà. Đức Phật ngồi vào chỗ đã dọn sẵn cho ngài. Ngài nói với mọi người hãy để công chúa đảnh lễ theo ý thích, không nên nói gì. Công chúa Yasodharà và các thị nữ đều mặc y phục màu vàng, đến đảnh lễ dưới chân Phật. Xong, công chúa cung kính ngồi lại một bên, hai giọt lệ chảy dài trên má. Đức Phật khen ngợi đức hạnh của bà và thuật lại câu chuyện Canda Kinnara (Tiểu Bộ, Jàtaka 485) về mối tình thần tiên giữa ngài và công chúa trong một tiền kiếp, và nhắc lại lời hứa của công chúa trong một kiếp khác, lúc hai người mang bảy hoa sen cúng đức Phật Dìpankara (Nhiên Đăng). Trong kiếp ấy công chúa hứa với Sumedhà (tiền thân đức Phật) rằng nếu nàng được kết duyên với Sumedhà thì khi chàng muốn xuất gia, nàng sẽ hết lòng giúp đỡ chứ không cản trở. Nhờ thần lực của đức Phật, Yasodharà nhớ lại rõ ràng lời hứa của mình, không còn buồn phiền nữa.

Đức Phật, Yasodharà, thầy Kàludàyi và thầy Nàgasamàla trở ra vườn thượng gặp lại vua và hoàng hậu. Mọi người lại có dịp hỏi Phật những điều họ còn chưa hiểu rõ về cuộc sống của Phật và giáo lý của ngài. Cuối cùng, hoàng hậu Pajàpati Gotamì khuyên Phật về ngụ trong hoàng cung, nhưng Phật bảo ngài phải cùng ở bên cạnh giáo đoàn khất sĩ tại công viên Nigrodha, và như vậy tiện hơn. Vua hỏi thăm Phật về cách thức sửa sang và xây cất thêm trong vườn Nigrodha để tăng đoàn có đủ tiện nghi, và ngài cũng có ý tổ chức một đại lễ cúng dường như vua Bimbisàra ở nước Magadha để tất cả triều thần, nhân sĩ và đại chúng được nghe Phật giảng bày Giáo Pháp. Đức Phật đồng ý.

Mặt trời đã xế bóng. Đức Phật đứng lên từ giã để trở về công viên Nigrodha. Vua truyền đem xe tứ mã ra đưa Phật đi, nhưng ngài từ chối, bảo rằng tất cả khất sĩ đều đã lập hạnh chỉ đi bộ mà thôi.

 

Vua Suddhodana ra lệnh cho dân chúng treo cờ, kết hoa để làm lễ tấn phong Thái tử và lễ cưới cho Nandà, đồng thời rước Phật và giáo đoàn đến hoàng cung thọ trai. Công viên Nigrodha được sửa sang để có đủ tiện nghi về vệ sinh, thời tiếtsinh hoạt cho giáo đoàn. Dân chúng và một số nhân sĩ đã bắt đầu lui tới công viên để cúng dường, giúp các công tác xây dựng, và học hỏi giáo lý. Thái tử  Nandà đã đến thăm Phật được hai lần vào buổi chiều, và đã nghe Phật giảng dạy cho những điều căn bản trong giáo lý giác ngộgiải thoát. Nandà rất thương kính Phật, và cảm thấy thích nếp sống an vui thanh tịnh của các vị khất sĩ. Nhưng khi về đến cung điện, được ở bên cạnh công chúa Janapada Kalyani đáng yêu đáng quý thì không còn ý nghĩ xuất gia nữa. Chàng rất phân vân tự hỏi không biết nên chọn con đường nào.

Đến ngày đại lễ, cả thủ đô tưng bừng náo nhiệt, treo cờ, kết hoa, y phục đủ màu rực rỡ. Người ta vui vẻ, nô nức tập họp dọc theo hai bên đường mà Phật và giáo đoàn sẽ đi qua từ công viên Nigrodha đến hoàng thành. Ai cũng muốn nhìn thấy Phật. Trong hoàng cung hằng ngàn tân khách gồm các nhân sĩ chính trị, văn hóa, tôn giáo đã tề tựu đầy đủ. Hoàng hậu Gotamì và Yasodharà đích thân điều khiển cuộc tiếp đãi. Mọi người đều trang phục lộng lẫy.

Đức Phật và ba trăm khất sĩ mặc áo cà-sa vàng, tay ôm bình bát, im lặng, trang nghiêm, bước từng bước khoan thai, tiến dần đến cổng thành mở rộng. Vua Suddhodana và các đại thần ra tận cổng thành đón Phật. Khi đức Phật sắp đến cổng thành thì các vị cao niên ngã mạn dòng Sàkya bảo nhau :

Vị sa môn kia chẳng qua chỉ vào hàng con cháu của chúng ta thôi. Vậy hãy để bọn trẻ tuổi chào đón đạo sĩ, chúng ta đã già rồi, cứ ngồi yên một chỗ cũng được.

Đức Phật biết được, e rằng sự cống cao ngã mạn trước một vị Phật sẽ làm cho các vị ấy mất nhiều phước đức và không còn đủ sáng suốtchú tâm để nghe Phật giảng giáo lý cao thượng. Đức Phật bèn dùng thần thông Yàmaka Patihariya[232], bay lên giữa lừng trời, thân mình vừa phún ra lửa (màu đỏ) vừa phún ra nước (màu xanh) từ các lỗ chân lông, rồi ngài từ từ đi trên cầu vòng năm màu đến cổng thành đáp xuống cùng một lúc với đám mưa phùn nhẹ nhàng mát mẻ.

Vua Suddhodana kính cẩn chấp tay đảnh lễ Phật và thầm nhủ rằng đây là lần thứ ba[233] cha đảnh lễ con. Tất cả các vị hoàng thân, lòng ngã mạn tiêu tan, đều noi gương vua, cung kính đến lễ Phật.

Sau lễ tấn phong Thái tử và lễ cưới của Nandà và Janapada Kalyani, vua Suddhodana thỉnh Phật đến ngồi trên một bành ghế cao đã dọn sẵn. Khi Phật và các vị khất sĩ đã an tọa, vua ra hiệu cho các người hầu mang thức ăn ra cúng dường. Chính tay vua sớt thức ăn vào bát của Phật và thầy Sàriputta. Trong khi hoàng hậu và Yasodharà hướng dẫn quân hầu thừa tiếp các vị khất sĩ và quan khách, trong đó có nhiều đạo sĩ Bà-la-môn, các du sĩ và cả các tu sĩ khổ hạnh. Tất cả đều thọ trai trong im lặng.

Khi mọi người đã thọ trai xong, bát của Phật và chư vị khất sĩ được quân hầu rửa, lau và giao trả lại cho từng người. Vua Suddhodana đứng dậy chấp tay thỉnh Phật thuyết pháp. Đức Phật ngồi im lặng một lát để quán chiếu tâm ý của đại chúng. Rồi ngài bắt đầu nói kinh Vessantàra Jàtaka[234], thuật lại nhân duyên đời trước lúc Phật làm vua Vessantàra (Hộ Minh), thác sanh về cõi trời Tusita (Đâu Suất) rồi giáng sanh tại Kapilavatthu. Kế đó đức Phật nói sơ lược về ý chí tìm đạo, kinh nghiệm học đạotu tập của mình. Rồi ngài khai thị cho đại chúng về tính cách vô thường, vô ngãduyên sinh của vạn vật. Khi thấy đại chúng đã tiếp nhận được quan niệm mới mẻ này rồi, ngài giảng tiếp về Tứ Diệu Đế: nhận thức sự có mặt của đau khổ trong cuộc sống, chỉ rõ nguyên nhân của đau khổvô minhtham ái, chỉ rõ sự hiện hữu của cảnh giới an lạc niết bàn, và con đường tu tập để diệt khổ hầu tiến tới cảnh giới an lạc niết bàn. Đó là con đường tỉnh thức, giác ngộgiải thoát, đưa đến hạnh phúc chân thật. Đức Phật xác nhận rằng những điều ngài vừa trình bày đều do ngài thực chứng khi ngài đạt được Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn MinhLậu Tận Minh trong đêm thành đạo dưới cội Bồ-đề. Đó là những thực tại do ngài trực nhận bằng Tam minh (Tevijjo) của trí bát-nhã, chứ không phải do óc suy luận. Để kết thúc, đức Phật nói tiếp :

Thưa Đại vương và quý vị, tất cả mọi khổ đau của ta đều bắt nguồn từ vô minh, cố chấp, tham ái. Muốn thoát khỏi khổ đau phải diệt trừ vô minh, cố chấptham ái bằng cách dùng trí tuệ quán chiếu muôn vật đúng như thật. Người chưa đủ trí tuệ phải thực tập từ từ bằng phép quán hơi thở (Ànàpàna sati), minh sát tuệ (Vipassanà), phải trì giới để ba nghiệp thân miệng ý được thanh tịnh; nhờ ba nghiệp thanh tịnh nên tâm ý được định; nhờ tâm ý định nên trí tuệ phát sanh; nhờ trí tuệ phát sanh nên vô minh, cố chấp, tham ái không còn; đau khổ do đó cũng chấm dứt. Thưa quý vị, quán chiếu và giới, định, tuệ là con đường duy nhất đưa tới giải thoáthạnh phúc chân thật (niết bàn).

Khi đức Phật chấm dứt pháp thoại, một số người đã chứng được quả Tu-đà-hoàn (Sotàpatti), trong đó có công chúa Yasodharà, hoàng hậu Mahà Pajàpati chứng quả Tư-đà-hàm (Sakadàgàmi),riêng vua Suddhodana đắc quả A-na-hàm (Anàgàmi).

Sau buổi thuyết pháp đó, có rất nhiều người tới công viên Nigrodha xin xuất gia hoặc thọ trì năm giới của người cư sĩ. Nhiều thanh niên trong dòng họ Sàkya cũng đến xin xuất gia. Yasodharà cũng thường đi chung với hoàng hậu Pajàpati và Ràhula đến thăm Phật, cúng dường chư tăng và nghe thuyết pháp.

 

Nandà xuất gia[235]

 

          Nửa tháng sau, vua Suddhodana thỉnh Phật tới thọ trai trong hoàng cung để vua và hoàng gia lại có cơ duyên được nghe Phật thuyết pháp. Lần này vua chỉ mời Phật, thầy Sàriputta, thầy Kàludàyi và thầy Nàgasamàla. Trong không khí gia đình, sau bữa ngọ trai, Phật đã giảng dạy về cách quán niệm hơi thở, quán chiếu các cảm thọ của 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), phương pháp thiền hànhthiền tọa. Ngài chú trọng đến cách thức quán chiếu để vượt qua những phiền muộn, nóng giận trong đời sống hằng ngày. Ngài chỉ cách duy trì chánh niệman trú trong chánh niệm. Yasodharà, Ràhula, Nandà[236] và Sundarì Nandà đều có mặt trong buổi thuyết pháp này. Ràhula rất thích ở bên cạnh thầy Sàriputta và nắm lấy tay thầy.

          Khi Phật ra về, mọi người đưa ngài ra đến cổng hoàng thành. Đức Phật trao bình bát của ngài cho Nandà cầm, chấp tay xá chào vua Suddhodana và từ giã mọi người. Nandà đứng ôm bát, chờ Phật chào xong thì trả bát lại. Nhưng Phật không lấy bát lại mà lặng thinh, trang nghiêm, thong thả, nhìn thẳng xuống đất phía trước mặt, bước lần về tu viện Nigrodha. Nandà không dám quấy rầy, lặng yên cầm bát theo sau.[237]

          Về tới tu viện, Phật bảo Nandà ở lại chơi và sinh hoạt năm bảy hôm tại đây. Vừa thương vừa kính Phật, Nandà vâng lời. Thấy nếp sống ở đây rất thanh tịnhthoải mái, vị thái tử trẻ đem lòng mến mộ. Một hôm Phật hỏi Nandà có muốn xuất gia theo Phật tu học một thời gian không. Nandà đáp có. Phật bảo thầy Sàriputta làm lễ xuất gia cho Nandà. Nandà vì quá nể Phật nên chịu lễ xuất gia, nhưng trong lòng vẫn thương nhớ người vợ đẹp mới cưới là Janapada Kalyani[238].

          Việc xuất gia của Nandà đã được Phật thảo luận trước với vua Suddhodana. Vua đồng ý với Phật rằng tuy Nandà rất thông minhhiền lành nhưng thiếu tánh cương quyết cần có của một nhà lãnh đạo. Phật đề nghị với vua cho Nandà đi theo tu học và gần gũi với Phật một thời gian để Phật rèn luyện cho chàng những đức tính cần thiết. Nhà vua đồng ý.

 

Ràhula xuất gia[239]

 

          Ràhula thấy chú là Nandà được xuất gia ở suốt ngày với Phật thì thích lắm. Ràhula xin mẹ được xuất gia như chú Nandà, nhưng bà bảo cậu còn nhỏ lắm, chừng nào lớn bằng chú Nandà bấy giờ mới xuất gia được.

          Một hôm tăng đoàn khất thực gần hoàng cung. Ysodhara và Ràhula đứng trên lầu trông thấy. Ràhula xin phép được xuống thăm Phật. Cậu chạy ra cửa hoàng cung, đến nắm tay Phật. Cậu rất sung sướng đi bên cạnh Phật, cậu nói :

Thầy ơi! Được đi bên cạnh thầy con cảm thấy mát mẻ dễ chịu lắm.

Một lát sau, cậu hỏi :

Thầy ơi! Gia tài của con đâu ?

Phật đáp:

Về đến tinh xá thầy sẽ trao cho con.

Đến tinh xá Nigrodha, Ràhula được xếp ngồi bên cạnh Phật và đại đức Sàriputta. Cậu thấy chú Nandà ngồi ở đàng xa. Thầy Sàriputta chia phần ăn cho Ràhula và dạy cậu cách ngồi ăn trong im lặng. Lần đầu tiên Ràhula rất ngạc nhiên thấy rằng ăn trong im lặng làm cậu có cơ hội thưởng thức mùi vị của từng món ăn. Ăn xong cậu được đại đức Sàriputta dắt về am mình nghỉ. Ràhula nói với đại đức Sàriputta là cậu muốn được ở lại tinh xá như chú Nandà. Đại đức Sàriputta bảo muốn ở luôn tại tinh xá thì phải xuất gia, nhưng phải đến hai mươi tuổi mới xuất gia được. Ràhula nũng nịu nắm tay thầy Sàriputta nói “Con muốn xuất gia bây giờ hà!”. Đại đức Sàriputta dắt Ràhula đến bạch Phật