Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương Bảy: Lahoul

25 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 7643)
Chương Bảy: Lahoul

CHƯƠNG BẢY
 

LAHOUL 
 
Đường về Bảo Sở (Phật tánh, Chơn Như) thật khó khăn, nhiều thử thách. Nó đòi hỏi người hành giả phải có sự quyết tâmcan đảm để đương đầu với mọi gian nan nguy hiểm. 
 
Con đường dẫn về Lahoul cũng vậy; thật cheo leo hiểm nghèogập ghềnh khó đi. Dãy Hy Mã Lạp Sơn hoang vu cách biệt hẳn thế giới loài người bởi hàng rào dày đặc tuyết và đá. Suốt cả 8 tháng trời trong năm, rặng Trường Sơn này luôn luôn bị tuyết đá bao phủ. Nhìn đâu đâu cũng thấy một mầu trắng xóa đến rợn người. 
 
Thời gian mùa hè ở Hy Mã Lạp Sơn rất ngắn. Hơn nữa, con đường dẫn tới vùng đất bí mật này lại còn được bảo vệ bởi đường đèo rùng rợn Rhotang Pass. Vì thế, ở độ cao 3.978 mét, vùng đất này đã được mệnh danh là "Cánh Đồng Xác Chết". Hình như đường lên Lahoul đã được các thần linh xếp đặt thật hiểm trở khó khăn để thử thách tâm người cầu đạo
 
Ngày đó, người ta chưa khai quang con đường và rất ít, rất ít người biết đến Lahoul : không có xe và chẳng có một phương tiện gì để leo lên tới Lahoul ngoài đi bộ; chứ không phải như ngày nay, du khách đã biết nhiều đến Tây Tạng và Lahoul cũng đã trở thanh một địa điểm du lịch hấp dẫn. Vì vậy, Tenzin phải tính toán thật kỹ nếu cô muốn leo lên Lahoul. 
 
Cô bắt đầu khởi hành trước bình minh. Cô phải làm sao vượt qua đèo Rhotang Pass trước buổi trưa, bởi vì độ nửa ngày thì những cơn cuồng phong sẽ bất thần bốc lên dữ dội thổi tung tuyết và đá khiến người ta mất phương hướng và bị lạc đường. Bị lạc đường ở đèo Rhotang Pass thì chỉ có nước giáp mặt Tử Thần mà thôi ! Do đó, các cơ quan hữu trách bắt buộc Tenzin phải viết đơn cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về an ninh bản thân trước khi cô khởi hành. Tenzin rất vui vẻ làm theo ý họ. 
 
Tenzin cắm cúi leo, leo mãi; bỏ lại sau lưng những cánh đồng xanh bát ngát, những vườn hoa hồng, hoa cúc tươi thắm, và khói bếp nồng ấm tỏa ra từ những căn nhà vang rộn tiếng cười trẻ thơ. Cô trực chỉ đèo Rhotang Pass, leo vượt qua rặng cây dày đặc; đất dưới chân càng lúc càng gồ ghềlồi lõm, khó đi; chung quanh vắng ngắt không có một bóng người qua lại. Thỉnh thoảng, đó đây, Tenzin chỉ thấy thấp thoáng một vài con trâu "yak", vài chú ngựa hoang, và một con kên kên khổng lồ đậu trên mỏm đá. — độ cao này, những dốc núi phủ đầy tuyết trông thật hung hãn, gớm ghiếc như một tử thù sẵn sàng xô ngã bất cứ kẻ nào xâm phạm đến nó. Gió hú lên từng cơn, đem theo cơn lạnh giết người; dù thời tiết đang ở vào đỉnh cao mùa hè, gió vẫn lồng lộng buốt giá. Đường đi trơn trợt vì có chỗ tuyết tan chảy dọc theo sườn núi; có chỗ thì đóng băng cứng ngắc. Tenzin vẫn cắm cúi leo từng bước một, từng bước một. Cuối cùng cô đã leo tới đỉnh núi; và như để trọng thưởng sự kiên nhẫncan đảm của cô, một quang cảnh hùng vĩ tráng lệ trãi dài ra trước mắt Tenzin. 
 
- "Thật tuyệt vời. Trước mắt tôi là một vùng đất bằng phẳng rộng độ khoảng một dặm, bao bọc chung quanh là những ngọn núi tuyết trằng xóa nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Thiên nhiên thật quá ưu đãi con người. Cảnh trời cao núi biếc làm tâm hồn người ta thanh tịnh, lâng lâng một niềm thoát tục. 
 
 "Tôi gặp một vị Lạt Ma trên đỉnh núi. Vị ấy đeo một cái trống cơm nhỏ và một khúc xương người.Vị Lạt Ma cho tôi biết khúc xương ấy là biểu tượng để quán tưởng về cái chết của vị ấy. Chúng tôi trèo qua rặng đèo và để người trượt xuống theo sườn núi qua phía bên kia." 
 
Khi Tenzin chạm tới chân núi thì cô lại như lọt vào một thế giới khác. 
 
 - "— đây giống như ở Shangri-la. Từ văn hóa tập tục Ấn Độ, tôi bước vào thế giới văn hóa phong tục người Tây Tạng. Những mái nhà ở đây thì bằng phẳng; rải rác dọc theo các sườn núi là những tu viện Phật giáo, những bánh xe cầu nguyện, và những bảo tháp
 
Người Tây Tạng ở vùng Lahoul này sống lam lũ hơn, nhưng họ có vẻ rắn chắc và thoải mái hơn các cư dân vùng khác vì họ sống gần với đất trời, rừng núi, cỏ cây. Người Tây Tạng hao hao giống như người Trung Hoa, nhưng đôi gò má họ cao hơn, và đôi mắt thuôn đẹp như trái hạnh đào." 
 
Từ nhiều thế kỷ trước, khi đạo quân Hồi giáo tràn sang xâm chiếm Tây Tạng và Ấn, và tàn phá hủy diệt hàng ngàn ngôi chùa, tự viện, người dân Tây Tạng đã phải bồng bế nhau chạy đến vùng Lahoul này để lánh nạn; Phật giáo cũng đã theo gót chân người Tây Tạng đến mảnh đất hoang vu xa xôi hẻo lánh này và bắt đầu nẩy mầm mọc rễ tại đây do sự nỗ lực tinh cần của các vị đạo sư sau này sống ẩn dật tại các hang động trong núi tuyết. Năm tháng trôi qua, người ta thêu dệt nhiều huyền thoại về các vị Lạt Ma ẩn sĩ đó và quyền năng của họ; vì thế, quang cảnh ở Lahoul cũng bao phủ một màu huyễn hoặc. 
 
Năm 1970, khi Tenzin đến Lahoul, thì dân chúng ở Lahoul vẫn còn kém, chưa hiểu biết gì nhiều về thế giới bên ngoài. Đời sống họ mộc mạc giản dị, ngày ngày ra đồng trồng khoai trồng lúa, hay chăn nuôi súc vật. Nếp sống đơn thuần đó ảnh hưởng đến tính tình bản chất con người nên người dân Tây Tạng rất hiền hòa chất phác và niềm tin Phật giáo của họ rất thuần khiết dung dị. Những sáng kiến phát minh khoa học kỹ thuật của thế kỷ 20 này như điện lực, máy truyền hình, truyền thanh, xe hơi, v.v... chưa xâm nhập vào Lahoul, cũng như những bộ mặt da trắng của người Tây Phương vẫn còn xa lạ với dân Tây Tạng vùng đất Lahoul này. 
 
Sự có mặt của Tenzin Palmo, với chiếc áo nữ tu Tây Tạng mầu đỏ xậm, đã làm cho dân Lahoul xôn xao và hiếu kỳ. Người đàn bà đó là ai vậy? Làm sao mà một phụ nữ Tây Phương lại dám bỏ hết vật chất để đi tu vậy? Có phải cô ta tu thiệt không đó, hay là gián điệp gì đây? Cô ta muốn gì ở người Tây Tạng chúng ta? v.v.. và v.v... Nhưng Tenzin đã chinh phục được cảm tình của dân Lahoul và đè bẹp được làn sóng dư luận xầm xì nghi kỵ đó bằng chính sự nhiệt tâm, cởi mở, và chân thành của cô. Cô được họ đặt cho tên gọi là "Saab Chomo" (Ni cô Tây Phương), và sau này khi Tenzin ẩn cư trong động tuyết, thì họ đã kính trọng cô như một vị Thánh. 
 
Lúc đó, Tenzin muốn tới Tayul Gompa, có nghĩa là "vùng đất chọn". Đó là một toà nhà cổ nguy nga độ 300 năm, tọa lạc giữa rừng cây cách thủ đô Keylong độ vài dặm. — đó, có một thư viện lý tưởng, những bộ sưu tập tranh lụa tôn giáo và một bức tượng rất lớn của ngài Padmasambhava, vị Thánh Đạo Sư đầu tiên truyền bá đạo Phật từ Ấn vào Tây Tạng. Người dân Tây Tạng tôn sùng ngài như là một vị Phật. 
 
Bây giờ Tenzin đã có thể sống yên ổn thoải mái ở Lahoul rồi. Mấy năm qua, cô trôi dạt từ phòng thuê này đến nhà trọ khác; giờ đây cô đã có một căn nhà nhỏ xây bằng đá và bùn cho riêng cô đằng sau ngôi chùa, nơi mà các vị tăng sĩ hay các ni cô thường ở riêng biệt. 
 
Tenzin sống vui vẻ, thân mật, hòa đồng với tất cả mọi người. Ai ai cũng qúi mến cô cả. Tenzin thân nhất với Tshering Dorje, người mà cô thường thân mật gọi là "Anh trai người Lahoul của tôi".


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32661)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31460)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20011)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23778)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15039)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14969)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant