Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chánh Pháp Số 62 Tháng 1 2017

08 Tháng Giêng 201709:27(Xem: 6508)
Chánh Pháp Số 62 Tháng 1 2017

Chánh Pháp Số 62 Tháng 1 2017

 
HT Thích Nguyên Trí

Vĩnh Hảo

Chánh Pháp Số 62 Tháng 1 2017

NỘI DUNG SỐ NÀY:


¨ THÔNG BẠCH XUÂN BÍNH THÂN 2016 (Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK)

¨ THƯ CHÚC XUÂN BÍNH THÂN 2016 (Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK)

¨ THƯ CHÚC XUÂN của CHỦ NHIỆM (HT.Thích Nguyên Trí)

¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHÃ (HT. Thích Nguyên Trí)

¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2

¨ MÙA XUÂN VĨNH CỬU CỦA TRÍ TUỆ TỪ BI (Nguyễn Thế Đăng), trang 3

¨ TẾT ĐINH DẬU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 4

¨ CON GÀ VÀ BI-TRÍ-DŨNG (Huệ Trân), trang 5

¨ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NỖI ĐAU DÂN TỘC (Thích Đức Trí), trang 7

¨ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH tt. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9

¨ MẶT THẬT CUỘC ĐỜI (thơ Thắng Hoan), trang 12

¨ NHƯ Ý CHÂU (Nguyên Hạnh dịch), trang 13

¨ CHỢ TẾT MIỀN ĐÔNG BẮC, TRƯỚC BIỂN (thơ Phan Thị Ngôn Ngữ), trang 16

¨ PHÁT TRIỂN TÂM TỪ (Tuệ Sỹ), trang 17

¨ THỔI BAY THEO GIÓ (thơ Tâm Minh Ngô Tằng Giao), trang 24

¨ ĐÓN XUÂN, UỐNG TRÀ, MẠN ĐÀM CHUYỆN ĐỜI CHUYỆN ĐẠO (Huỳnh Kim Quang), trang 25

¨ HƯƠNG XUÂN, DƯ ÂM (thơ Đăng Tâm), trang 29

¨ PHƯỚC BÁU KHÔNG PHẢI LÀ ĐỊNH TUỆ (Chân Hiền Tâm), trang 30

¨ KHẤP BÁI GIÁC LINH ÂN SƯ (thơ Chúc Hiền), trang 32

¨ LỊCH SỬ HÀNH HOẠT CỦA GHPGVNTN (Thích Nguyên Siêu), trang 33

¨ THÔNG BÁO GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC VIỆT ANANDA AWARDS VIẾT VỀ ĐẠO PHẬT (Ananda Viet Foundation), trang 39

¨ MỘT GÓC VẮNG LẶNG (Nguyên Giác), trang 40

¨ XUÂN, QUÁN CUỐI NĂM… (thơ Quảng Tánh Trần Cầm), trang 42

¨ ROBERT C. CHILDERS (HT. Thích Trí Chơn), trang 43

¨ TIẾU LIỆU PHÁP (thơ Tâm Không Vĩnh Hữu), trang 45

¨ ĐẶT TÂM ĐÚNG HƯỚNG (Quảng Tánh), trang 46

¨ TĨNH VẬT, THẮP (thơ Luân Hoán), trang 47

¨ TRUNG ĐẠO / KẺ ÁC HẠI NGƯỜI HIỀN – Câu chuyện dưới cờ (Nhóm Áo Lam), trang 48

¨ ĐỨC PHẬT DI LẶCPhật Pháp thứ Năm (Nhóm Áo Lam), trang 49

¨ NGƯỜI ĐOÀN TRƯỞNG – Lá thư đầu tuần (GĐPTVN Trên Thế Giới), trang 50

¨ QUÊ HƯƠNG ƠI MƯA BAY… (thơ Trần Vấn Lệ), trang 52

¨ CHÂN DUNG CỦA MỘT THÁNH NHÂN (Ngọc Bảo), trang 53

¨ NẤU CHAY: BÁNH TÉT NGŨ SẮC (Cô Lệ GĐPT LH), trang 56

¨ THỂ LOẠI VĂN HỌC PHẬT GIÁO (Thích Nhuận Đàm), trang 58

¨ XUÂN NẦY, CHÀO XUÂN (thơ Nguyễn Tiến Quỳnh Dao), trang 62

¨ HƯỚNG TÂM THỨC CHÚNG TA CHO THIỀN TẬP (Tuệ Uyển dịch), trang 63

¨ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VIỆT NAM (Anh Hùng), trang 68

¨ EM VỀ NHỚ GIÙM ANH (thơ Nguyên Giác), trang 71

¨ NHỮNG KHUÔN MẶT PHẬT TỬ TRONG ĐỜI TRẦN (Nguyễn Lang), trang 72

¨ HƯƠNG LÒNG (thơ Minh Nguyệt), trang 76

¨ NGÃ TRONG QUAN ĐIỂM CỦA NIETZSCHE (Tâm Nguyên), trang 77

¨ MƯỜI NĂM - MƯỜI SỰ KIỆN LỚN CÓ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO (Trí Tánh tổng hợp), trang 78

¨ TỰ HỎI (thơ Hàn Long Ẩn), trang 86

¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 87

¨ CHỪNG ẤY ĐỦ (thơ Nguyễn thị Minh Thủy), trang 91

¨ NHỮNG CÀNH ĐÀO TRONG KÝ ỨC (Phùng Quân), trang 92

¨ THI SĨ – VÀ TÂM CẢNH THĂNG HOA (Hạnh Chi), trang 94

¨ MƯA THÁNG CHẠP (thơ Nguyễn Thanh Huy), trang 96

¨ ĐẠO PHẬTTUỔI TRẺ (Bạch Xuân Phẻ), trang 97

¨ MÙA XUÂN ĐẾN (thơ TN. Giới Định), trang 101

¨ KHOÁNG CHẤT TRONG CƠ THỂ (Bs. Nguyễn Ý Đức), trang 102

¨ ĂN TẾT KIỂU MỸ (Thiện Ý), trang 104

¨ QUÊ TÔI BỐN MÙA, TRÁCH KẺ VÔ LƯƠNG (thơ Diệu Viên), trang 106

¨ TỰ TÌNH GIÊNG HAI (Tuệ Như), trang 107

¨ ĐƯỜNG BA MƯƠI NĂM (thơ Từ Thế Mộng), trang 108

¨ VÌ SAO TÔI THEO PHẬT? (Tâm Cảnh Nguyễn Ngọc Cảnh), trang 109

¨ CHẢY, LẨM CẨM TUỔI GIÀ… (thơ Phù Du), trang 110

¨ SỰ THƯƠNG GHÉT CỦA CON NGƯỜI (Đào Văn Bình), trang 111

¨ BÁT TRĂNG ĐẦY (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 114

¨ HƯƠNG KHÓI XA XĂM (Thu Nguyệt), trang 115

¨ TRUYỆN NGẮN TRĂM CHỮ (Steven N.), trang 116

¨ TRÊN MÀY THIỀN SƯ, CHẾ CHỦ… (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 117

¨ BIỂN TRỜI LAI LÁNG (Nguyễn Văn Sâm), trang 118

¨ VƯỜN KIỂNG CỤ BÌNH (Lam Nguyên), trang 125

¨ CÁNH ÉN MÙA XUÂN (Nguyễn Thúy Ngân), trang 128

¨ COI CHỪNG KHẨU NGHIỆP (thơ Tâm Cảnh Nguyễn Ngọc Cảnh), trang 129

¨ ĐIỀU XẤU ĐẾN, DO LỖI MÌNH (Tâm Lương Đào Mạnh Xuân), trang 130

¨ BÀI THƠ HẠNH PHÚC (thơ Từ Tú Trinh), trang 131

¨ TRƯỜNG CA ÂM BẢN THỜI GIAN (thơ Nguyễn Lương Vỵ), trang 132

¨ TỈNH GIẤC MƠ HOA (Trí Hiền), trang 138

¨ NGŨ TÂM HƯƠNG (Đức Hạnh) trang 141

¨ THƯ GỬI NGƯỜI BẠN ĐÃ KHUẤT (Tiểu Lục Thần Phong), trang 144

¨ STORY OF PUNNA, THE SLAVE GIRL (Daw Mya Tin), trang 145

¨ PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG – chương 12 & 13 (Vĩnh Hảo), trang 148

¨ PHIẾU BẢO TRỢ QUỸ CHUYỂN PHÁP LUÂN - YỂM TRỢ KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ (Thích Diệu Tánh), tr. 160


THƯ TÒA SOẠN SỐ 62

THÁNG 01.2017

 

THƯỞNG XUÂN

 

 

Lá của hai cây phong ven lộ đã chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nhìn xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nhìn thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không bình thường như những lá cây khác. Lá cây thì phải màu xanh lục, nếu héo úa thì phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.

Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhãn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đã trải qua thời kỳ sung mãn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.

 

Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ gì ngẫu nhiên, tình cờ mà có mặt; không có một thứ gì tự sinh ra, cũng không có thứ gì chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gianthời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.

Vì vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái gì không thể gọi tên, không thể mượn hình sắc, âm thanh, ý tưởng nào đó của cuộc đờidiễn đạt. Mùa xuân bất diệtmùa xuân bất sanh. Cái được sanh thì phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệtmùa xuân không nằm trong bất kỳ trình tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được thì nó đã qua rồi. Thế thì có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt thì không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt thì làm gì có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đã được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính gì đến chuyện sinh-diệt; không làm gì có chuyện sinh-diệt cả, vì sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.

Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đã trình hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong dòng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con ngườichúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nhìn sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nhìn thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tròn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong lòng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và hình ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đã về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.

 

Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng. Lá phong đã rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.

 

California, những ngày cuối năm 2016

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

 

____________

 

(1)  Đông hoàng diện: Mặt của Chúa Xuân, trong câu “Như kim khám phá đông hoàng diện” (Ngày nay đã khám phá mặt thật của Chúa Xuân) – Thơ của Trần Nhân Tông, bài Xuân Vãn.

(2) Xuân hiểu

Thụy khởi khải song phi,

Bất tri xuân dĩ quy.

Nhất song bạch hồ điệp,

Phách phách sấn hoa phi.

(Trần Nhân Tông)

 

Tạm dịch thoát:

Xuân sớm

Thức dậy mở hai cánh cửa,

Không ngờ xuân đã chan hòa.

Bướm trắng một đôi, vỗ cánh

Phần phật bay đến với hoa.

 
ChanhPhap 62 (01.17)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19987)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18189)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32829)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18782)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31618)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32545)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20122)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26297)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20311)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23886)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15108)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15019)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant