Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Bài ca Chứng Ngộ trong Hang Tịnh Quang

08 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7804)
7. Bài ca Chứng Ngộ trong Hang Tịnh Quang

7

Bài ca Chứng Ngộ trong Hang Tịnh Quang


Jetsušn Milarepa rời Động Răng Ngựa Đá Trắng và trở lại Hang Tịnh Quang ở Gungthang. Khi ở đó, sự chiếu sáng trong trẻo tiến triển mạnh mẽ trong tâm tập trung và ngài hát bài này :

Kính lễ lama thiêng liêng của con.

Tôi, thiền giả Milarepa,
Hiến tặng kinh nghiệmchứng ngộ của tôi
Cho tất cả thiền giả khắp mười phương.

Tâm tôi thảnh thơi trong trạng thái tự nhiên của nó
Không cứng cỏi hay căng thẳng
Qua sự nuôi dưỡng dịu dàng, không phóng dật.

Tôi nhìn thẳng phía trước với con mắt của tỉnh giác quán xét,
Ở đàng sau người canh giữ của tỉnh giác tập trung,
Và giữ thân tâm thoải mái tỉnh thức.
 

Tâm thức tôi ở yên trong trạng thái bổn nhiên của nó
Thoát ngoài hôn trầm và xáo động,
Những lầm lạc của con mắt tâm tôi
Và những kinh nghiệm khác nhau trong định
Đều tan biến và trở về cội nguồn bổn nhiên của chúng.

Trong kinh nghiệm của định tĩnh vô niệm
Tâm sáng tỏ lấy lại sức mạnh vốn có của nó,
Trần trụi – trong trẻothuần khiết.
Đây đúng là kinh nghiệm định tĩnh
Một số người cho đó là quán chiếu,
Nhưng tôi không đồng ý như vậy.(16)

Trên con ngựa định tĩnh tốt đẹp như thế
Tôi cỡi lên sự tỉnh giác thấu rõ
Tính vô ngã của người (ngã) và vật (pháp)
Qua sự kiểm tra tinh tế bằng trí huệ phân tích.

Mang theo những ban ân của lama như lương thực,
Chúng có được từ sự cầu nguyện thành tâm.
Tôi đồng hành với trí huệphương tiện
Với những tính cách của tánh KhôngĐại Bi.

Thúc đẩy bởi động lực sâu xa, lớn lao và sắt thép
Của thiện ý được phát động mạnh mẽ,
Tôi nhìn trở đi trở lại vào thực tại nền tảng
Với sự chăm sóc dịu dàng không chểnh mảng
Tự do ngoài mọi hy vọngthất vọng.

Hãy biết rằng tôi đã du hành qua con đường thiền định tốt đẹp này
Giờ đây tôi nhìn nó với quán thấy tỏ suốt.
Hãy biết tôi đã đến trong xứ sở không còn phải du hành ;
Hãy biết tôi có bột mà không cần xay.

Hãy biết rằng tôi đang xem quang cảnh không thể thấy.
Hãy biết rằng tôi đã tìm ra quê nhà phúc lạc.
Hãy biết rằng tôi đã tìm ra người phối ngẫu thường hằng.
Hãy biết rằng tôi cung cấp lợi lạc cho chính tôi và những người khác.

Đây là những kho tàng của Milarepa ;
Nếu tôi đang ở trên con đường sai lầm, xin hãy sửa tôi cho đúng.

Eh ma ! Cho đến khi các bạn, những hành giả trong mười phương
Đạt đến Phật tánh viên mãn
Chớ bác bỏ nhân quả của hành động !
Cho đến khi chứng nghiệm trạng thái hiện thực hiện tiền.
Chớ chuyện trò vô nghĩa, trống không !

Cho đến khi các bạn có thể đổi lợi ích, quan tâm của mình cho người khác
Chớ có nói : “Tôi đã đạt đến Bồ Đề Tâm.”

Cho đến khi thân các bạn phản chiếu như thân bổn tôn
Chớ có nói : “Tôi đã đạt đến giai đoạn phát sanh !”

Cho đến khi cả hai giai đoạn đã đạt đến.
Chớ có nói : “Tôi là một thiền giả của những mật chú !”

Khi nào kinh nghiệm định tĩnh còn lộn xộn
Và những hình tướng huyễn hóa trong giấc mộng còn gây lầm lẫn,
Chớ có vất bỏ những tiên triý nghĩa
Mà cho là đã có tri giác siêu nhiên.

Sự tin tưởng mạnh mẽ vào những giáo huấn của lama dâng trào trong các đệ tử của ngài. Họ tiếp tục có những nỗ lực mới mẻ trong thực hành thiền định không xao lãng, sâu xa liên tục như một dòng chảy của một con sông.

Phần này xoay quanh bản chất của quán chiếu phân tích và trí huệ siêu việt phát sanh từ đó. Sự thiền định của Rechungpa đã bị xáo trộn bởi một số ảo giác tràn ngập. Ông có thể nhận ra rằng chúng do sức mạnh thiền định của mình khơi dẫn ra và đã áp dụng những biện pháp sửa sai, nhưng đối diện với ảo giác hư vô của cái trống không rốt ráo ông đã bất lực. Đây là một kinh nghiệm chung : những ảo tưởng là những tri giác lầm lạc thuộc vật chất thì dễ đối phó hơn là những tri giác lầm lạc vào tà kiến hư vô.

Mila nói đúng điều đã xảy ra bằng những từ của việc thiền định – rằng những kinh nghiệm đó đi kèm theo những tiến bộ tích cực của Rechungpa – và rồi giải thích điểm chính yếu ; rằng trí huệ siêu việt bao gồm sự chứng ngộ tính bất nhị của chủ thể và đối tượng. Tâm không thể tự thấy chính nó ; bản tánh của nó chỉ có thể chứng ngộ qua sự loại trừ những tri giác sai lầmđịnh kiến che khuất tâm và những đối tượng của nó. Tâm thức bình thường, thế tục diễn dịch kinh nghiệm bằng những quy ước danh xưng, sự đồng thuận thuộc ý niệm về thế giới được quy định trước khi sanh ra, và sau đó được bổ sung chi tiết bởi những sự điều kiện hóa của kinh nghiệm lầm lạc. Kinh nghiệm trực tiếp tánh Không là sự tri giác về sự không có tính chất độc lập (vô tự tánh) trong tất cả mọi sự. Nó được đạt đến qua sự loại trừ có hệ thống những giả định sai lầm đã diễn dịch thế giới như là cái gì hơn hay là cái gì kém so với nó thực là. Không có tính chất, vô ngã, vô tự tánh tuy nhiên hiện tượng đa dạng của thế giới chủ quan và khách quan xuất hiện – đó là sự chứng ngộ vào lúc chót của quá trình thiền định quán chiếu phân tích.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26616)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19987)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18189)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32829)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18782)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31619)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32545)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20123)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26299)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20311)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23886)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15108)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15019)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant