Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

24. Tưởng niệm

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6262)
24. Tưởng niệm


THC BIN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

TƯỞNG NIỆM

1. Hòa thượng Thích Giác Tiên

Đại sư, Hòa thượng Giác Tiên họ Nguyễn, nguyên quán xã Dạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên. Hạ sanh năm Tự Đức 33, Canh Thìn (1880). Năm mười một tuổi buồn táng song thân, cảm đời mộng ảo, lập chí xuất trần, đến lễ Hòa thượng Tâm Tịnh chùa Từ Hiếu xin làm đệ tử xuất gia. Sư vốn căn tánh thông lợi, Kinh Luật am tường, thường muốn kết am chuyên tu trên núi Duyên Xuân. Tỳ-kheo-ni Hồ Thị Phát, pháp danh Thanh Liêm hiệu Diên Trường cảm mộ chí Sư, lập chùa Trúc Lâm mời Sư làm toạ chủ khai sơn. Từ đây thiền tâm viên đốn, mưa pháp lan truyền. Năm 28 tuổi (1908) thọ giới Cụ túc với Hòa thượng Vĩnh Gia tại Giới đàn chùa Phước Lâm, tỉnh Quảng Nam, kết tập chúng giảng học tại chùa Thiên Hưng, đại chúng Tăng Ni quân triêm lợi ích. Được Bổn sư Tâm Tịnh phú pháp kệ:

"Giác đạo kiếp không tiên,
Không không Bát Nhã thuyền.
Qủa nhân phù hạnh giải,
Xứ xứ tức an nhiên".

Đối với việc y bát tương truyền, thiệu long giống Phật, sư không thể từ thác. Năm Khải Định Mậu Ngọ (1918) họp thiền môn pháp lữ, mở Giới đàn tại chùa Từ Hiếu, thỉnh Hòa thượng Tâm Tịnh làm Đàn đầu truyền giới. Năm Khải Định Giáp Tý (1924) họp đông đảo thiền hòa kết giới tu 9 tuần tạ chùa Tường Vân. Hạnh giải công viên, phước tuệ song tiến, tự tha đều lợi. Sư là anh tài của Phật Tổ, là rường cột của thiền môn.Hằng ngày thường tham câu kệ:

"Các pháp vốn xưa nay
Tướng thường tự vắng lặng"

Năm Bảo Đại nguyên niên (!926) là Trú trì chùa Diệu Đế, năm Bảo Đại thứ sáu (1931) sùng tu chùa Trúc Lâm, Phật điện Tăng đường một phen đổi mới.

Sư vốn có tâm hạnh phổ hiền, chí nguyện độ sanh, nên đã thỉnh Hòa thượng Phước Huệ chùa Thập Tháp ở Bình Định khai đàn giảng học tại chùa Trúc Lâm. Không bao lâu thiện nam tín nữ thấm nhuần mưa pháp, phát chí Bồ đề, nguyện cùng nhau hoằng thâm chánh giáo, cho nên Hội An Nam Phật Học, sớm xướng chiều thành, đại tiểu Phật học đường kế tục khai sáng. Hội An Nam Phật Học được phát triển lâu bền chính là nhờ nguyện lực của Sư.

Năm Bảo Đại thứ 11 (1936) tháng mười ngày mồng hai, Sư tập hợp đệ tử tụng knh Pháp Bảo Tàng, đến phẩm Bát Nhã, Sư phó chúc gia nghiệp Phật Pháp cho các đệ tử Mật Tín, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Tâm Minh... Qua ngày mồng bốn buông bỏ thế duyên, an nhiên viên tịch, thọ 57 tuổi đời 29 tuổi lạp. Tháp dựng ở bên tả của chùa. Tâm kinh nói: "Xa lìa mộng tưởng điên đảo, cứu cánh Niết Bàn" thật đáng tin vậy thay!

"Pháp giới không sinh tử,
Đâu còn có giác duyên
Nay Diêm phù viên mãn,
Kể gì đến tháp bia"

Nhưng đạo phong cao diệu, pháp độ hoằng viên như thầy chúng tôi, chúng tôi người sau cần nên ngẫm nghĩ. Do vậy ghi lại dấu nơi đây, để làm nhân duyên cho đời cho đạo, ngyuyện pháp nhãn chiếu soi càng thêm sáng mãi.

Bài minh rằng:

Linh khí Hương Bình,
Cửa Phật sinh Tăng,
Đồng niên diệu ngộ,
Lòng trần đứng trong,
Xả thân hoằng pháp,
Thiền nghiệp trùng hưng
Sấm vang chuông lớn,
Giác tỉnh quần mông,
Tăng đồ đông đảo,
Duy Sư cậy trong,
Hoa Đàm một đóa,
Bí điển ngàn trùng,
Đất trời xoay chuyển,
Núi đạo chẳng rung,
Bia đá sáng trưng,
Đời đời xưng tụ.

Bảo Đại năm 12 Đinh Sửu (1937) tháng chạp ngày Phật thành đạo.

(Phó Hội trưởng Thượng thơ sung Quốc sử quán Tổng Tài Lê Nhữ Lâm phụng soạn. An Nam Phật học hội Hội trưởng Hiệp tá Đại học Sĩ Nguyễn Đình Hòe đồng Bổn hội phụng lập).

Cố Hòa thượng, khai sơn Chùa Trúc Lâm Đại Thánh, sáng lập, Chứng minh Đại đạo sư Hội An nam Phật học, đời thứ 42 dòng Thiền lâm tế Chánh tông, Húy thượng Trừng hạ Thành, tự ChíTthông, hiệu Giác Tiên.

(Bài dịch bia ký tại tháp của Hòa thượng Thích Giác Tiên chùa Trúc Lâm - Huế)

2. Hòa thượng Thích Mật Hiển

Kính bạch Giác linh Đại lão hòa thượng

Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch cách đây không mấy tuần lễ, lòng dạ bùi ngùi của Tăng Ni Phật tử chưa nguôi. Nay Ngài lại tiếp tục đăng trình để lại cho chúng tôi, môn đồ, hiếu quyến và hàng Tăng Ni Phật tử biết bao ngậm ngùi thương tiếc.

Vẫn biết đến và đi, ẩn và hiện cùa bậc xuất trần thượng sĩ như cánh nhạn lướt giữa trời không chẳng hề lưu ảnh. Tuy nhiên, ẩn hiện tùy cơ, đến đi tùy cảm, gần tám mươi năm tu tập và hoằng truyền chánh pháp, khi thì hiện tướng Thanh văn, an trú tịch tịnh, lúc thì hành Bồ-tát đạo, nhiếp phục ma quân, khi thì yên lặng tư duy bất động, lúc thì rung trượng giác trưởng nhân quần, trấn thiên kinh địa.

Ngài nay đã rũ áo lâm hành, Giáo hôi, môn đồ, hiếu quyến, Tăng Ni Phật tử không sao tránh khỏi sự bùi ngùi xúc động trước sự mất mát lớn lao này.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng.

Nay, Ngài đã đi xa và xa lắm, nhưng hình ảnh, đạo phong, cốt cách của ngài vẫn còn đó, hạnh nguyện độ sanh của ngài vẫn còn đây. Chùa Trúc Lâm Đại Thánh tháng ngày chuyên tâm luyện đạo, cõi Tây thiên lãnh hội lý mầu.

Rồi Bình Định, Sa Đéc, những chặng đường tham vấn vân du, Nha Trang, Sài Gòn, Hà Nội... đã rảo bước theo từng thời gian gõ nhịp và những dấu chân còn in rõ từ Lào đến Thái Lan, từ Miến Điện đến Đông Hồi, Nhật Bản... bao tháng ngày vân du, chiêm bái, hoằng hóa của bậc Cao Tăng suốt đời hiến mình cho Đạo pháp và Dân tộc.

Công đức đóng góp, xây dựng Giáo hội, lãnh đạo Tăng già, trấn giữ Thiền môn, vạch hướng tâm linh cho hàng Phật tử, thể hiện tình hàng xóm, nghĩa quê hương dân tộc quả thực không thể nghĩ bàn.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

Làm sao chúng tôi quên được trong tháng ngày cùng lao động khổ, chung lo Phật sự, đạo phong của Hòa thượng thì trác việt, nếp sống bình dị, nói năng thì khẳng quyết hùng hồn trước bạo quyền: "Đã làm thầy tu thì đừng sợ chết, nếu sợ chết thì đừng làm thầy tu".

Chính lời nói ấy của Hòa thượng cũng đã làm cho Tăng NiPhật tử chúng tôi kiên trì trong lý tưởng, vững chắc trong hành động, phục vụ Đạo pháp và Dân tộc, đem lại lợi ích cho loài người và tất cả chúng sinh.

Nay Hòa thượng xả bỏ báo thân là một sự mất mát lớn lao cho Giáo hội, môn đồtoàn thể Tăng tín đồ trên mọi miền đất nước. Dân tộc mất đi một người con đạo hạnh, luôn luôn đem giáo từ bi bình đẳng xây dựng tình đoàn kết và an lạc toàn dân. Thay mặt Giáo hội và Ban Lễ tang, trước Giác linh Đại lão Hòa thượng Phó Pháp chủ, chúng tôi nguyện làm bất cứ điều gì mà chúng tôi có thể làm được để phụng sự Đạo pháp và Dân tộc đúng như hạnh nguyện của Ngài.

Giờ đây, tiếng kêu Sư tử lối rừng thường vắng vẻ bên tai, bước Tượng vương nơi cửa pháp mơ màng trước mắt, trong khoảnh khắc trở thành thiên thu này, chúng tôi thành kính bái biệt Đại lão Hòa thượng nhẹ gót liên đàichân thành cảm ơn toàn thể quí vị.

Nam mô Công lâm Bồ-tát Ma-ha-tát.

3. Hòa thượng Thích Quảng Huệ

Thiên Minh là một ngôi chùa nhỏ nằm sau lưng chùa Từ Đàm. Nhỏ xác mà lòng không nhỏ nên từ những năm cuối 30, Thiên Minh đã là nơi cho "tha hồ muôn khách đến". Khách đây chẳng phải là quan lại chốn triều đình, là vương tôn công tử nào; cũng chẳng phải là tín đồ ra vào lễ bái. Khách đây là khách Tăng, là các Thầy của các lớp Đại học Phật giáo đầu tiên được mở ra ở Tây Thiên dưới sự giảng dạy của Hòa thượng Thập Tháp Thích Phước Huệ. Bấy giờ, Phật giáo đang cố vương mình trổi dậy với phong trào Chấn hưng ở ba miền sau nhiều năm ẩn mình hoặc hóa thân vào các phong trào yêu nước chống Pháp. Lớp Phật học cao cấp này, trong hoàn cảnh đó, là một thành tựu bước đầu đáng kể của nỗ lực chấn hưng Phật giáo; và là niềm tin, niềm tự hào của Phật tử miền Trung. Quý thầy Chánh Thống, Quảng Huệ, Mật Hiển, Mật Nguyện, Trí Thủ, Mật Thể... của lớp này đương thời vừa học vừa gánh vác công việc của Sơn môn Tăng già để rồi, từ đó về sau, hầu hết đã trở thành những cột trụ của ngôi nhà Phật giáo Việt Nam.

Thời đó, Thiên Minh trở thành nơi cho khách đến là vì có thầy Quảng Huệ ở đó. Có Thầy, không phải là ở những chức vụ Phó Trị sự Sơn môn Thừa Thiên hay quản lý Phật học đường Tây Thiên hay quản lý Phật học đường Tây Thên do Thầy đảm nhiệm. Mà có Thầy là ở cái tấm lòng bao dung cái cốt cách uy nghi, cái hạnh đức từ hòa và xử lý mọi Phật sự rất nghiêm minh của Thầy dễ khiến cho bạn lữ kính mến, gần gủi. Thầy không là nhà lãnh đạo nổi bật theo cái nghĩa thời thượng ngày nay nhưng tấm lòng, cốt cách, hạnh đức đó biểu lộ trong cách cư xử của thầy với kẻ trên người dưới và nhuần thấm vào các công việc Thầy làm cho Sơn môn, cho Phật học đường đã khiến Thầy trở thành một chiếc bóng lớn; và khiến Thiên Minh trở thành mãnh đất lành cho những tâm hồn nặng lòng với tiền đồ Phật giáo.

Với Thầy, chúng tôi thuộc lớp sau nên không có được cái gần gủi như quý Thầy trên đây. Nhưng hình ảnh của Thầy cũng đã nhiều lần thoáng qua trước mắt và để lại trong lòng chúng tôi. Nhất là hình ảnh một Thầy Chánh Thống, sau ngày Thầy viên tịch năm 1950, mỗi lần ghé lại Thiên Minh, ngồi nhìn hình ảnh Thầy trên vách, thốt nên lời đau đớn "Đi đâu mà gấp vậy..." rồi khóc, lại càng làm cho tôi xúc độnghình dung ra tấm lòng, cốt cách, hạnh đức của Thầy như thế nào. Càng xúc động mà rõ hơn là Thầy, trong những ngày tháng mùa đông năm 1945, khi nạn đói hoành hành khắp nơi để cho xứ Huế cũng không tránh khỏi với bao người phải chết trong cảnh cơ hàn. Những ngày tháng đó, xót nổi đau của người dân cơ khổ, Thầy đã âm thầm tổ chức nấu bánh tày, bỏ đầy trong các túi áo trong, áo ngoài, đem đi cấp cứu cho đồng bào trong cơn đói lạnh. Rồi với những người bất hạnh, chết không có tiền chôn, Thầy đến với họ, an ủi thân nhân và lo an táng cho họ chẳng kể thân quen.

Không được là người gần gủi với Thầy khi Thầy còn sống; nhưng tấm lòng, công hạnh của Thầy đều gần gủi với chúng tôiTăng Ni ngày nay biết bao. Khi trận lũ lụt tháng 11-1999 vừa qua đã mang đến bao nhiêu là đói khổ, chết chóc tang thương trên mảnh đất Huế này, chúng tôi và đàn hậu học ngày nay nối tiếp Thầy đem từng vắt cơm đến cho người dân lâm nạn, lo liệu chôn cất cho những người bất hạnh.

Năm mươi lăm năm với người trước kẻ sau! Thì ra, tấm lòng và công hạnh của người con Phật bao giờ cũng thế

4. Hòa thượng Thích Tâm Thông

Có đó không đó, sống đó chết đó, hợp đó ly đó... vô thường là cái chi chi mà lan tràn khắp sự vật. Vô hình vô dạng, nhìn không thấy, lắng không nghe, rờ không đến, thế mà đổ núi, cạn sông, trời nghiêng đất ngửa. Mê nó thì ưu sầu thống khổ, lụy kiếp trầm luân, ngộ được nó thì "nhậm tha pháp tánh châu lưu, mạc đoạn mạc tục" đến đi vô ngại.

Tôi và Hòa thượng sẵn có túc duyên, nên được sớm xuất gia học đạo, cũng vì lẽ vô thường mà muốn được tự tại trước lẽ vô thường ấy.

Nhớ trước đây những năm 1940 Hòa thượng vào Phật học viện Báo Quốc - Huế, tham học cùng với tôi một trường, mặc dầu khác lớp. Tôi lớp trước, Hòa thượng lớp sau, song lại đồng tâm đồng tính, ôn hòa, khiêm tốn, đôn hậu, thủy chung; thế nên sau 50 năm phải xa cách nhau vì thời cuộc, đến năm 1981 gặp lại nhau thì tình thân thương vẫn như cũ. Tôi vẫn là tôi, Hòa thượng vẫn là Hòa thượng như thuở nào, cũng vẫn tiến lên trên đường đạo, để có ngày hôm nay, góp lòng góp sức vào việc hoằng dương Phật pháp, không cô phụ chí nguyện xuất gia của mình.

Song le, luật vô thường không thiên vị ai cả. Hòa thượng đã ra đi, để lại bao nỗi tiếc thương trong tôi và trong nhiều người khác.

Nhớ Hòa thượng, tôi tâm thành cầu nguyện Hòa thượng sớm ngộ vô sanh, thân thừa thọ kí, mãn nguyện Bồ-đề.

Từ Đàm, ngày 25 tháng 9 năm 1999

5. Hòa thượng Bổn sư Thích Giác Nhiên

Nam-mô Lâm tế chánh tôn Tứ thập nhị thế, Trùng kiến Thiên Thai Thuyền Tôn Tự, sung Tăng Thống GHPGVNTN, húy thượng Trừng hạ Thủy, tự Chí Thâm, hiệu Giác Nhiên đại lão Hòa thượng giác linh.

Hôm nay một mùa xuân nữa trở lại, vạn vật thay màu đổi sắc tô điểm cho hoàn vũ xinh thêm. Lại cũng thêm một mùa xuân, niềm tưởng nhớ đến ngày trở về tịnh lạc của đức cố đệ nhị Tăng thống GHPGVVTN.

Vẫn biết rằng ứng thân tùy cơ, hóa thân tùy cảm, nhưng trên trăm năm hiện hữu giữa cõi trần, với tám mươi hạ lạp, đức cố Tăng Thống đã để lại bao nhiêu di bảo tinh thần, nên nỗi nhớ khó phôi pha trong thâm tâm người hiếu đạo. Bởi thế, mỗi lần tiết xuân hiện về là mỗi lần hàng Tăng Ni, Phật tử chịu ân pháp nhủ xa gần bừng lên niềm kính tưởng sùng tôn. Giờ đây, núi Thiên Thai với rừng thông xanh biết lộng gió ngàn phương, tịnh địa Thuyền tông với mái chùa cổ kính in niềm xót xa Trước bảo tháp uy nghi với lời vàng quyện khói trầm nhang thoảng nhẹ hương thiền, tứ chúng quy tụ về đây để nghe lòng ấm lại sau một năm dài chen bước đạo đời. Trong khí thiên thuyền vị này, chúng tôi xin ôn lại đôi nét cuộc đời ngài, để cho dấu Đạo phong qui cách trác luân tuyệt tú khỏi bị phai mờ mà hơn một thế kỉ làm người, ngài đã ban phát cho đàn hậu tấn noi theo.

Đảnh lễ bảo tháp hóa thânđảnh lễ công đức cao dày; thắp nén hương trầm là thắp nén tâm hương giới, định, tuệ để thù đáp thâm ân bất tư nghì thuyết.

Kính ngưỡng Giác linh đức đại lão Hòa thượng bên dòng Thạch Hãn xứ Quãng Trị nghèo nàn, gió non nam thổi bụi mù bay, đất Ái Tử cát vàng ngập nắng dạt dào trong tình hiếu tử thân yêu. Ngài đã thác sanh trong gia đình thượng tôn đạo học. Ngài tên thật là Võ Chí Thâm, sinh ngày 07-01-1877. Lúc lên 7 tuổi ngài đã theo Nho học, nhưng truyền thống Phật đạo mới là năng lực chính yếu thúc đẩy bao nhiêu người Việt và chính ngài sớm tìm về cõi Phật. Ngài đã xa quê từ nhỏ để tìm đến chùa Tây Thiên Di-Đà ở thành cố đô Huế, xin thọ giáo với Hòa thượng Tậm Tịnh. Trong tòng lâm Tây Thiên tịnh mặc, đồng tử Võ Chí Thâm được minh sư giáo dưỡng, đủ cơ duyên phát triển thiện căn, thẳng đường giác ngộ. Đối với ngài, một ánh chớp đầu ngày, một chiếc lá vàng bay, một cảnh ngộ thăng trầm lớn nhỏ... là cả một tư duy dằng dặc, và câu trả lời phải đổi bằng chí nguyện kiên trinh, mồ hôi nước mắt.

Suốt 23 năm tu học, thể nghiệm giáo lý Phật đà mỗi ngày mỗi đưa ngài vào sâu lý đạo.

Năm 1895, ngài đến chùa Phước Nam ở tỉnh Quãng Nam, cầu thọ Cụ túc giới với Hòa thượng Vĩnh Gia. Sau khi đắc giới, đạo pháp ngài càng cũng cố sâu dày. Ý nguyện độ sanh bàng bạc khắp mỗi lời kinh mà ngài đã thâu thập được, khiến ngài không thể ngồi yên nhìn giáo pháp đấng Chí tôn mai một với những tâm niệm hẹp hòi vị kỷ khi đã nhận rõ: "Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp" (Hoằng dương chánh pháp là việc nhà, lợi lạc quần sanhsự nghiệp). Năm 1932 ngài đã cùng quí Hòa thượng Phước Huệ, Giác Tiên, Tịnh Hạnhcư sĩ Lê Đình Thám, Trương Xướng đứng ra thành lập hội An Nam Phật học, tạo điều hoằng pháp lợi sanh. Với chí nguyệnuy đức sẵn có, ngài đã liên tục giữ các chức vụ trọng yếu trong đạo: từ Chứng minh đạo sư của hội An Nam Phật học đến Hội trưởng Hội Phật giáo Trung phần; từ Trù trì chùa Quốc tự Túy Vân đến Trù trì Tổ đình Thuyền Tôn; từ Giám đốc Phật học đường Tây Thiên đến Viện trưởng Phật học viện Trung phần tại Nha Trang; từ Đàn đầu Hòa thượng tại giới đàn Hộ Quốc ở Nha Trang đến Đàn đầu Hòa thượng đại giới đàn Vạn Hạnh tại Từ Hiếu, giới đàn Vĩnh Gia ở Đà Nẵng; từ Tăng can Túy Ba đến Tăng Thống GHPGVNTN. Trong chức vụ nào ngài cũng đều hành sử một cách nghiêm trang, đỉnh đạc, góp phần tích cực xây dựng vào công cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà qua nhiều giai đoạn khó khăn. Có thể nói đời ngài là mẫu đời một hành giả đã thể hiện trong cuộc sống với đạo lý "vô ngôn nhi ngôn, vô hành nhi hành". Nên bất cứ trách nhiệm Đạo pháp nào đưa đến, ngài cũng đều lãnh nhận một cách tự nhiên vô thủ vô xả, và cũng đều hoàn thành một cách tự nhiên phi đắc phi thất. Một hình ảnh cảm động của ngài là lúc ngài đã 86 tuổi, với tấm thân ốm yếu già nua, với chiếc gậy mảnh khảnh cầm tay, ngài đã cùng các vị Trưởng lão Hòa thượng dẫn đầu cuộc biểu tình chiều ngày 14-04-1963 đòi chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi chính sách bình đẳng Tôn giáo. Giữa năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hòa bình thống nhất, ngài đã ra lời khuyên nhủ tứ chúng luôn luôn tăng trưởng đạo tâm huân tu tam học, áp dụng tinh thần Bách Trượng vào cuộc sống hằng ngày. Với hàng xuất gia, ngài đã dạy: "Tôi nay đã già rồi. Hơn 100 năm qua tôi đã sống và đã chứng kiến mỗi thay đổi của đất nước thân yêu. Với hàng xuất gia tôi thấy không gì hơn là sống Phạm hạnh, cho nên tôi chỉ mong hàng Phật tử xuất gia hằng sống hoan hỉ, hòa hợp trong Phạm hạnh, giữ gìn giới, định, tuệ để hành giúp đời". Đối với hàng cư sĩ, ngài đã khuyến dụ: "Tôi mong hàng Phật tử tại gia tu âm, dưỡng đức, biết thương yêu mọi người, làm tròn trách nhiệm của mình đối với đạo, đối với đời để cùng phát huy tinh thần từ bi trí tuệ của đạo phậtxây dựng một nước Việt Nam vinh quang giàu mạnh". Trong sự nghiệp tu hành, ngài luôn luôn kêu gọi tăng sĩ nên chú trọng cuộc sống nội tâm hơn là nghiêng hẳn về hình thức. Đạo Phật thực sự tồn tại không phải ở những hình thức chùa tháp, lễ nghi, kinh điển, mặc dầu kinh điển là chỉ nam dẫn ta đến đạo qủa Vô thượng Bồ-đề. Nhưng sự tồn tại đích thực của đạo là sự thực hiện đạo pháp! Nhưng những nếp sống gương mẫu của các bậc Tăng già nghiêm trì giới và tận lực phục vụ Chánh pháp mãi mãi tồn tạithế gian và làm lợi ích cho chúng sanh.

Kính bạch Giác Linh đức cố Tăng Thống. Làm sao chúng con quên được đức độ cao thâm, đạo phong trác tuyệt, bình dị trầm hùng, lời từ hòa ái vững chắc, ý chí sáng suốt, kiên trì của ngài từng trải ra trước mắttâm cảnh của mọi người. Tuy đã trên trăm tuổi, nhưng thân thể khinh an, đi đứng đĩnh đạc, nói năng rõ ràng, không có những triệu chứng thường tình của các vị luống tuổi. Trái lại, ngài còn toạ thiền hằng giờ không biết mỏi mệt, sống đơn giản đầy vẻ thiền gia này là cả bài pháp hùng hồn cho chúng con noi dấu.

Đầu xuân năm 1979, ngày 04 tháng giêng năm Kỷ Mùi, ngài tiếp Hòa thượng Chánh thư ký Viện Tăng thống và Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên đến chúc thọ đầu năm. Sau lễ chúc thọ, ngài đã ân cần đáp lễ với những lời đầu năm vô cùng xúc động: "Tôi nay tuổi đã già rồi, tôi thấy sức khỏe của tôi kém nhiều, chưa biết chừng sự chết sẽ đến nay mai. Nhân dịp đầu năm, Hòa thượng cùng quí thầy đến thăm tôi, tôi xin cảm ơn và cầu Phật gia hộ Hòa thượng cùng quí Thầy nhiều sức khỏe, cố gắng kiên nhẫn trước mọi hoàn cảnh để phục vụ Giáo hội, dìu dắt Tăng Ni, tín đồ tu niệm. Tôi thật không có gì vui sướng hơn". Nào ngờ mấy lời này trở thành lời chào vĩnh biệt!.

Giữa ngày mồng 5 thân thể khiếm an, rồi ngày an nhiên xả báo thân vào hồi 6 giờ 30 ngày 06 tháng giêng năm kỉ mùi (2-2-1979) hưởng thọ 102 tuổi đời và 80 hạ lạp.

Ngưỡng bạch Giác linh Đức đại lão Hòa thượng. Giờ đây, đã 3 mùa xuân trôi qua, hơn một ngàn ngày thoi đưa thấm thoát, ngài đã đi ngoài vạn dặm, nét hồng danh còn thắm hương thiền, đức cao dày ngừng trải Nhơn Thiên, đạo ngát tỏa rừng thiên bể thẳm. Bây giờ tuy hoa xuân tròn nụ nhưng tâm xuân đã trống vắng rất nhiều, đồi Thiên Thai thông buồn theo gió, mái chùa thiên phủ lớp rêu mầm, nhưng bóng vàng dằng dứt tơ, nỗi nhớ tưởng hình bóng Cao Tăng thoáng xa mờ vạn dặm, quanh đây, âm tung thiền trượng vẫn còn nghe rõ nhịp trầm hùng, cây cỏ Thuyền Tôn còn vọng dấu hài lão chủ.

Xuân đưa người vào định,
Đương lai tác Phật thanh,
Khoác Pháp y lễ kính,
Xiêm phấn tỏa phai dần,
Y Ta-bà hóa mãn,
Trở bước cuộc vân du,
Về nguồn chơn linh cảm,
Với trăm lẽ xuân thu.
Cây đại thụ rã cành,
Cỏ buồn khô tất bóng,
Lá sầu màu hết xanh,
Hoa ngậm ngùi lệ nóng
.

Kính bạch Giác linh đức cố Hòa thượng. Giờ đây trước bảo tháp uy nghiêm, hiện thân Thánh chúng với trầm quyện gió đưa hương, hòa với lời kinh xuân cầu nguyện tha thiết. Chúng con trở về nương tựa ân sủng từ bi tươi nhuần đạo hạnh. Chúng con kính thành đảnh lễ tháp tín, chiêm ngưỡng di ảnh đức ngài để góp lời cầu nguyện đầu xuân đến muôn lòng an tịnh. Và ôn lại tiểu sử đời ngài là chuẩn bồi tư lương đức hạnh mà ngài đã ban cho để làm hành trang trên chặng đường huân tu đạo giáo.

Tong giờ phúc trang nghiêm này, toàn thể Tăng, tín đồ Phật giáo hiện tại kính thành đảnh lễ bảo tháp uy nghiêm, hóa thân từ tịnh. Cúi xin Giác linh đại lão Hòa thượng gia bị cho con trọn hướng đường tu, và nguyện cầu một năm an bình đến khắp mọi bá tánh nhân dân.

Nam mô chứng minh sư Bồ-tát ma-ha-tát.

6. Hòa thượng Thích Trí Thủ

(1)

Thời gian trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ! Mới hôm nào mà Hòa thượng Thích Trí Thủ đã tiễn chân tôi ra sân bay đi Hà Nội để giảng cho trường Cao cấp Phật học tại chùa Quán Sứ, mà bây giờ đã gần đến ngày giỗ đầu của Hòa Thượng.

Những ba năm, mỗi trang lịch sử dần dần đi vào dĩ vãng, nhưng lại vướng đọng trong lòng tôi nỗi ngậm ngùi, tiếc thương; tiếc thương về một bóng hình, một bóng hình in đậm vào tâm hồn tôi và chắc chắn cũng khắc sâu vào tâm hồn của Tăng NiPhật Tử; cho dù trước giờ phúc giã biệt thân tứ đại trở về cõi an nhiên tự tại, Hòa thượng đã không để lại một lời.

Tôi nhớ rõ và thật sự súc động cái sáng sớm mồng 3 tháng 3 năm Giáp Tý ấy, lúc tôi đang ở tại chùa Quán Sứ, bỗng nhận được tin Hòa thượng đã vĩnh viễn ra đi và xa tất cả chúng ta.

Từ đó đến giờ vẫn trong hình ảnh "Nhạn quá trường gian, ảnh trầm hàn thủy, nhạn vô lưu tích chí ý, thủy vô lưu ảnh chi tâm". Nhưng thật ra, bóng nhạn vẫn chập chờn với dòng sông và dòng sông đang gợn sóng theo bóng nhạn. Cảnh sắc sắc không không hàng ngày vẫn vơi đầy nhớ kẻ trồng cây.

Tuần qua, tôi lại nhận được thư của anh em ở các Phật học việnPháp tử của Hòa thượng ngỏ ý cùng nhau ghi lại một số tâm tình về Hòa thượng và đề nghị tôi viết cho lời Mở đầu để gọi là chút truy niệm ngày giỗ đầu của người đã khuất.

Thấy tinh thần của anh em, tôi hết sức mừng. Đây là điều đáng duy trì và phát huy. Tục ngữ ta có câu "Ăn trái nhớ kẻ trồng cây" hay "Uống nước nhớ nguồn". Nhớ ơn và đền đáp công ơn đó cũng là quy luật đạo đức và đó cũng là hạnh nguyện lớn của hành giả trên bước đường tu đạo.

Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một trong muôn ngàn cách biểu lộ lòng biết ơn đối với những vị dày công đóng góp cho Đạo pháp, cho Dân tộc và ngay cả cho mỗi chúng ta. Ta thường nghe "Ngôn ngữ đạo đoạn". Lời sẽ hạn chế đạo, hình thức lắm khi cũng làm giảm thiểu ý nghĩa. Cảm quan ta, ngôn từ ta, sẽ lúng túng, vụng về trước tác phẩm của vạn vật, trước những công đức "hành vô hành hành". Nhưng có điều tôi cũng đồng ý với anh em "bất ngôn, thùy tri kỳ chi". Vì thế, càng viết càng thấm, càng thấm càng cảm, càng cảm càng thương, mối giao cảm sẽ tỏa ngời ánh sáng, tương quan liên hệ mật thiết như nước với nguồn, nguồn với nước, kẻ ăn trái người trồng cây có thể tiếp cận nhau, gặp gỡ nhau trông không gian đích thực của dòng sinh diệt, diệt sinh vẫn chung về một nẻo.

Có điều đáng làm tôi lo lắng, lễ giỗ đầu của Hòa thượng cũng đã gần kề, liệu chúng tathực hiện được như ý nguyện? Dù sao những cánh chim nơi mọi phương trời vẫn nhớ về tổ ấm, ta đã, đang và sẽ mãi mãi không quên một bóng hình đáng kính, đáng thương. Nhớ và tưởng niệm Hòa thượng trong niềm chân thành, với nén hương, với bình hoa đơn giản của nhà Thiền dâng cúng Hòa thượng. Ta mong ước như Hòa thượng từng ước mong "Sinh sinh dự Phật vi quyến thuộc, xứ xứ Bồ-đề kết thiện duyên".

Ngàn xưa và ngàn sau trăng vẫn sáng, có đâu "Trăng lặng về non không trở lại", đường về xứ Phật vẫn tỏa ngát mùi sen. Xuất phát từ ý thức này nơi cõi Lạc Bang, Hòa thượng cũng nở nụ cười hoan hỷ chúng minh lòng thành của tất cả chúng ta.

Huế, rằm tháng Giêng, Đinh Mão
Pháp lữ: Hòa thượng Thích Thiện Siêu.
Cẩn niệm

(II)

Giờ đây, trước Giác Linh trang nghiêm của Cố Đại lão Hòa thượng, tất cả Tăng Ni Phật tử chúng ta đang còn mang nặng trong tâm tư nỗi niềm bùi ngùi xúc động, thương tiếc và tưởng nhớ một vị Cao Tăng, một bậc Thầy đạo hạnh cao thâm, chí nguyện kiên trì, trọn đời hiến mình cho Đạo pháp và Dân tộc. Với cố Giác linh Hòa thượng, chúng ta tất cả những người đã gần gũi, những người đã thọ ân Pháp hóa, không ai không khắc cốt ghi tâm những nụ cười hoan hỷ, những dáng điệu vui tươi, những cái nhìn từ mẫn, những câu nói hiền hòa đậm đà đạo lý. Nên một khi nghe Hòa thượng viên tịch, tất cả Tăng, Ni và Phật tử nơi nơi không ai cầm được giọt lệ, như thấy mình đã mất một bóng cây đại thọ che mát, như thấy mình thiếu khát những giọt nước cam lồ, như thầy mình không còn nơi nương tựa. Sự xúc động, sự nghẹn ngào đã dâng trào khắp tất cả mọi hàng Tăng Ni, Phật tử.

Ở trong chùa, ở giữa đường, ở ngoài chợ, sau khi Hòa thượng viên tịch, tất cả đều nghĩ đến công hạnh lớn lao, chí nguyện cao cả của Hòa thượng đã ban bố cho hàng Tăng Ni, Phật tử. Nên đối trước công hạnh lớn lao đó, dầu có nói mấy cũng không cùng, dầu có tả mấy cũng không hết, nên chúng ta lắng lòng suy tư, lắng lòng nhớ tưởng, chúng ta mới thấy rõ được những nét cao siêu, những nét thâm huyền, những nét đạo hạnh nơi Hòa thượng. Hòa thượng luôn luôn phát nguyện rằng:

"Một lòng kính lạy Phật-đà
Đời đời con nguyện ở nhà Như Lai,
Con hằng mặc áo Như Lai,
Con ngồi pháp toạ Như Lai muôn đời".

Đó là một lời nguyện thâm sâu phát xuất từ kinh Pháp Hoa, với ý nghĩa nhà Như Lai là tâm Đại từ bi. Áo Như LaiNhất thiết pháp không. Đại từ biđại bi, nhu hòa nhẫn nhụcđại hùng, nhất thiết pháp khôngđại trí. Hòa thượng đã lấy câu trong kinh Pháp Hoa làm chí nguyện cao cả của mình, suốt đời tuân theo, suốt đời hành đạo. Nhờ đó mà trải qua bao nhiêu việc làm của Hòa thượng đều mang một sắc thái đậm đà đạo lý, mang một sắc thái tự lợi lợi tha, ích đời lợi đạo.

Dù tuổi đời đã bảy mươi sáu, nhưng Hòa thượng vẫn mỗi buổi sáng dậy thật sớm: hai giờ rưỡi, uống nước, tắm rửa rồi đi vào chùa lễ Phật 108 lạy trên một giờ đồng hồ, rồi lại tiếp tục trì chú thêm một giờ đồng hồ nữa. Sự tu niệm chuyên cần đó không phải chỉ một ngày, hai ngày, mà luôn luôn hàng cả hai ba chục năm, không phải ở chùa mình mà bất cứ ở chùa nào, sáng nào cũng làm y như thế, không phải ở trong nước mà trong khi đi ra nước ngoài dự Đại hội, làm những việc Phật sự, Hòa thượng vẫn giữ công hạnh đó. Qua các công hạnh đó để thấy rõ rằng chí nguyện Hòa thượng sâu xa biết chừng nào. Nếu ngược lại, một chí nguyện mỏng manh hời hợt, thì làm sao thực hiện được một đạo hạnh thâm sâu lâu dài như thế. Một điều ấy cũng đủ cho tất cả hàng Tăng Ni, Phật tử chúng ta đời đời ghi nhớ, tất cả hàng Tăng Ni, Phật tử chúng ta đời đời noi gương Hòa thượng và kính lạy bao nhiêu lạy cũng không vừa. Huống chi Hòa thượng không phải chỉ nghĩ riêng việc lợi mình giải thoát, còn nghĩ tới việc hoằng đạo lợi sinh, dìu dắt Tăng Ni trên đường Chánh pháp. Hòa thượng từng tổ chức bao nhiêu Phật học đường: Linh Quang, Báo Quốc (Huế), Phổ Đà (Đà Nẵng), Hải Đức (Nha Trang), Già Lam (Sài Gòn), đào tạo những lớp Tăng Ni nhỏ, đào tạo những lớp Tăng Ni lớn. Hòa thượng đã đeo đuổi công hạnh đào tạo Tăng Ni của mình suốt bao chục năm trường không biết mỏi mệt.

Nhờ đức tính từ hòa, hoan hỷ, bao dung, ngồi với Hòa thượng thì Hòa thượng trở thành Hòa thượng, đối với thanh niên thì Hòa thượng trở thành thanh niên, đối với Tăng trẻ Hòa thượng trở thành người trẻ, đối với em bé Hòa thượng cũng nói chuyện vui vẻ như một em bé. Do vậy mà bao nhiêu năm Hòa thượng sống với Chúng Tăng không phải toàn là những người tu đạo lâu ngày, mà những người mới nhập đạo có, những người đi sâu trên con đường tu niệm có, những người mới phát tâm có, tính tình mỗi người mỗi nết, đức hạnh mỗi người mỗi cách, thế mà Hòa thượng bao dung được tất cả dưới sự nâng niu giáo dục của mình, không từ bỏ một ai. Người có khả năng, Hòa thượng nâng đỡ theo khả năng; người khả năng kém, Hòa thượng nâng đỡ theo khả năng kém, không để cho ai trở thành người vô dụng. Đó là một công đức lớn lao, một chí nguyện cao cả, một tấm gương sáng để hàng Tăng Ni, Phật tử chúng ta soi sáng noi theo muôn đời không hết.

Trong khi tổ chức giáo dục Tăng Ni, Hòa thựong đã có những cái nhìn xa thấy rộng, không phải chỉ gò bó trong một cách cổ xưa, mà nâng đỡ Tăng Ni, giáo dục Tăng Ni có những kiến thức, những đức hạnh thích hợp với hoàn cảnh, với thời thế để phụng đạo lợi đời. Hòa thượng đã từng khai mở đường lối đưa Tăng Ni đi thi để có những Văn bằng Tiểu học, Trung học, rồi bằng Đại học, đủ phương tiện để tuyên dương Chánh pháp. Không phải chỉ lo mặt tinh thần, Hòa thượng còn lo mặt vật chất cho Tăng Ni, đi đâu cũng mở những cơ sở kinh tế tự túc để cho Tăng Ni vừa làm vừa học, vừa nuôi sống thể chất, vừa nuôi sống tinh thần, để cho một người vừa có đủ cả hạnh, cả bi, cả thể, không thiếu mặt nào.

Hòa thượng cũng đã góp chung với tất cả đồng bào, thương yêu Tổ quốc, làm những điều mình có thể làm được, trải qua bao thời đại, cho nên khi nghe tin Hòa thượng viên tịch, không những chỉ những hàng Tăng Ni, mà Phật tử trong đạo cũng bùi ngùi xúc động. Cố lắng lòng ôn lại những ánh mắt từ hòa, những cử chỉ êm đềm và những tâm tư rộng rãi, quảng đại, chúng ta mới nhớ hết được những công đức cao dày, những công hạnh sâu xa của Hòa thượng, và cố noi theo công hạnh của Hòa thượng để thực hành bước lên con đường sáng suốt lợi mình, lợi đạo, lợi đời, chúng ta mới có thể báo đáp được công đức của Hòa thượng một phần nào.

Hôm nay trước linh đài trang nghiêm, hàng Tăng Ni, Phật tử chúng ta vô cùng thành kính để tưởng niệm công đức Hòa thượng, làm lễ ngày chung nhất, chúng ta cầu mong Hòa thượng Cao đăng Phật quốc, hồi nhập Ta Bà, để dìu dắt chúng ta bước thêm những bước dài trên con đường đạo.

Lời cảm niệm của Hòa thượng Thích Thiện Siêu
trong lễ chung thất Hòa thượng Thích Trí Thủ
20-4 năm Giáp Tý (25-5-1984).

(III)

Hôm nay, vừa đúng hai năm sau ngày Hòa thượng an nhiên quy tịch. Hai năm hàng Tăng Ni, Phật tử chúng tôi phải trải qua những ngày tháng trống vắng một bậc Cao Tăng, một vị thầy đạo hạnh tôn kính, có dáng mạo đoan nghiêm, đạo phong thanh thoát, thái độ ân cần thân mật, hoan hỷ, bao dung, có nụ cười ấm mát tươi vui, biết quý người có học, có đức nhưng không khinh chê người kém cõi, sẵn lòng giúp đỡ mọi người, không phân biệt việc lớn việc nhỏ, miễn thấy có lợi cho đạo cho người, ứng hợp với lòng từ bi thì không hề từ chối. Không ưa sống cuộc sống riêng lẻ cô tịch mà ưa sống hòa mình vào đời sống của đại chúng để dìu dắt họ, sống giữa Chúng Tăng đông đảo, cùng ăn với họ, thậm chí có khi đi tắm biển, đánh ping-pong với họ, nhưng không vì vậy mà làm mất vẻ uy nghi, phai mờ đạo hạnh, bỏ lơi thời khóa biểu tu trì, vun bồi đạo nghiệp.

Đã sẵn mang hoài bão thừa Như Lai sứ, nên hễ gặp Phật sự gì đòi hỏi, Hòa thượng đều sẵn sàng vui vẻ gánh vác, không luận chức vụ gì. Khi làm Trú trì, khi Giáo sư, Giảng sư, Thư ký, Hội trưởng. Khi Viện trưởng [1], khi Chủ tịch [2], nhưng không hề có sự mâu thuẫn giữa chức vụ này với chức vụ kia, vì trước sau trong tâm tư Hòa thượng cũng chỉ đeo đuổi một mục đích chí nguyện hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc quần sinh, thương yêu Tổ quốc đồng bào với tinh thần vô ngã vị tha, với hạnh Phổ Hiền, thượng cầu hạ hóa, với đức tính tịnh mà không trầm, động mà không loạn, ở trên người mà không thấy nặng, ở dưới người mà không thể khinh, Hòa thượng đã hiến trọn đời mình cho Đạo pháp, cho Dân tộc, cho nhân loại, cả trong nước lẫn nước ngoài theo lời thệ nguyệnHòa thượng đã nêu cao từ trước:

"Đốt nén tâm hương trước Phật đài,
Phổ Hiền hạnh cả nguyện đừng sai.
Biến thân cát bụi thần thông hiện,
Chữa bệnh trầm kha khắp mọi loài."
Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

Hôm nay, trước Bảo tháp uy nghi, Giác linh tịch mặc, chúng tôi đồng tâm kính thành tưởng niệm, ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng thùy từ chứng giám.

Lời cảm niệm trong ngày Đại tường 1-3-1986.

Chú thích:

[1] Viện trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN trước năm 1975.
[2] Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN sau năm 1980.

(IV)

Hòa thượng họ Nguyễn húy Văn Kính, Pháp danh Tâm Như, tự Đạo Giám, hiệu Thích Trí Thủ, sinh ngày 19 tháng 09 năm Kỷ Dậu (1909) tại Trung Kiên, Quảng Trị. Mười bảy tuổi xuất gia, hai mươi tuổi thọ Cụ túc giới, tự pháp đời thứ 43 phái thiền Lâm Tế.

Với chí nguyện thượng cầu hạ hóa, Hòa thượng là một trong những vị đi đầu trong các cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà. Mở nhiều Phật học viện, trùng tu nhiều Phạm vũ, khai sơn Quảng Hương Già Lam. Mở nhiều Đại giới đànphiên dịch giảng giải kinh, luật luận. Hòa thượng không ngừng tiếp dẫn hậu lai cho Tăng tín đồ được nhờ ơn Pháp vũ, xuất thế tinh chuyên đã vậy. Nào quên nhập thế độ sanh, dẫu tuổi già chẳng ngại dấn thân, hạnh Phổ Hiền lợi đời lợi đạo, biết sự thế lắm phen khe khắt. Tâm hồn luôn hoan hỷ bao dung, mãn cơ duyên chuyển thân tứ đại trả về đây. Song thọ Ta-la chúng sinh đồng truy niệm.

Như thị chân như thị huyễn.
Như thị công đức trang nghiêm.

(Hòa thượng viên tịch ngày mồng 2 tháng 3 năm Giáp Tý (1984). Tháp bia hoàn thành ngày 19- 9 năm Ất Sửu -1985).

Thất chúng đệ tử phụng lập
Kính ghi: Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU.

7. Hòa thượng Thích Mật Nguyện

Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

Biển nghiệp thức bây giờ đã lặng sóng, trời trăng sao trên đỉnh Lăng già đã đậm nét vô thường giữa lòng bất diệt. Bên kia bờ tịch diệt, tâm nào đây mà tưởng tới cho cùng. Bên này bờ nhân ngã, lời nào đây mà nói lên cho tận. Tâm đã không cùng trong lẽ tức sắc tức không, lời đã không tận giữa cõi sinh thành hoại diệt, nay một phút chí thành chiêm ngưỡng di hình tỉnh mặc. Tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiêntoàn thể Phật tử miền Vạn Hạnh cung kỉnh đầu thành đảnh lễ giác linh Hòa thượng và dâng lên ngài những lời thống thiết, trước giờ phút bàng hoàng của ngọn gió từ sẽ thổi đến, mang sắc thân tứ đại của Ngài vĩnh viễn đi vào nơi thường tịch.

Trước giờ phút mà khoảnh khắc sẽ là thiên thu này, Giáo hội xin mượn những lời đơn bạc không cùng, trải hết tấm lòng bi ai không tận để ghi lại công hạnh một đời tu trìhóa đạo, để khắc cốt ghi tâm những gì đã thành và đã mất, mà mãi vẫn còn vang bóng như hư không trong ức triệu tấm lòng của người Phật tử.

Ngài nguyên họ Trần tên Lộc, huý thượng Tâm hạ Như, hiệu Mật Nguyện, đời thứ 43 dòng Lâm Tế chánh tông.

Vốn sinh trưởng trong một gia đình thuộc hàng trung kiên của Phật giáo, Ngài đã sớm nhiễm mùi đạo, thấy rõ cuộc đời biến thiên vô định mà bờ giác mong lên còn xa thẳm, nên đã dõng mãnh phát tâm xuất gia để tiến xa trên đường đạo, cắt đức thế học từ lúc Ngài vừa lên 16 tuổi.

Ngay từ đầu, Ngài đã đến đầu sư với cố Hòa thượng Giác Tiên chùa Trúc Lâm. Nhờ sẵn có tư chất mẫn tiệp, chí nguyện kiên trinh, lại được dìu dắt dưới sự hướng dẫn sáng suốt, khéo léo của cố Hòa Thượng bổn sư nên Ngài đã sớm trở thành một vị Tăng già lỗi lạc trong những vị Tăng già trẻ từng đóng góp công đầu vào cuộc phục hưng Phật giáo miền Trung, ngay khi hội An Nam Phật học mới thành lập năm 1931 tại Huế.

Là một vị giảng sư kiêm biên tập viên nguyệt san Viên Âm, cơ quan truyền bá giáo lý của Hội, suốt bao năm liền, lưu động diễn giảng khắp các tỉnh hội khuôn hội và viết bài đăng báo Viên Âm, Ngài đã dìu dắt cho bao nhiêu người thấy rõ ánh quang minh, quay về với đạo để chung lo phục hồi và bồi đắp cho nền đạo giáo cổ truyền chóng được phát triển.

Nhằm mục đích tùy duyên làm Phật sự giáo hóa chúng sinh, Ngài đã liên tiếp đảm đương nhiều chức vụ, khi thì giảng sư, khi thì giáo thọ đào tạo Tăng tài, khi thì làm thư ký, khi Trị sự trưởng Giáo hội Tăng già Trung phần, bất luận công việc tổ chức Phật sự quan trọng nào Ngài đều tham dự, không nề hà từ chối.

Cho đến suốt trong mấy năm nay, Ngài vừa là Trú trì sùng kiến chùa Linh Quang, nguyên trụ sở của Giáo hội Tăng già, vừa là Phó Đại diện, rồi Chánh Đại diện Tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiên kiêm miền Vạn Hạnh. Mặc dù lắm lúc bị cơn bệnh dày vò, hoặc gặp khó khăn vất vả nhưng không lúc nào tỏ ý thối chuyển.

Nhờ ý chí hăng say, tâm hồn hoan hỷ bao dung, cho nên Ngài đã hòa đồng với mọi từng lớp, trong Tăng già cũng như ngoài cư sĩ, cùng chung đẩy mạnh đà tiến triển của Giáo hội với sự cộng tác cảm mến của mọi người.

Nhưng than ôi!

Bây giờ thì Ngài đã như là bóng núi xa xăm, như một cánh nhạn giữa bầu trời đến và đi không còn vết tích. Ngài đã đi, giữa lúc đất nước còn ngửa nghiêng, đồng bào lắm đau khổ, đạo pháp đang cần nhiều người tài đức, tuổi tác và uy tín như Ngài để làm tấm gương sáng, nêu cao lý tưởng giác ngộ giữa cơn mộng mị điên cuồng của thế gian. Ngài đã vội vã ra đi mang theo đạo nghiệp của 40 hạ lạp, 62 tuổi đời, để lại một nỗi niềm trống trải, đang thấm lạnh giữa hàng Tăng giớitín đồ, làm cho chúng tôi vô cùng bùi ngùi lo lắng khi thiếu mất một người lèo lái trong chiếc thuyền Đạo pháp đang gặp lúc sóng vỗ gió gào.

Kính bạch Giác linh Hòa thượng,

Vẫn biết đường chim bay không vết tích, mất và còn như gợn nắng trên cánh đồng hoang, nhưng khổ lụy hữu tình làm sao nguôi được trong lòng Phật tử. Ngưỡng trông Giác linh Hòa thượng hãy chứng giám nỗi niềm bi ai thống thiết không nói hết bằng lời của tỉnh Giáo hội Phật giáo Thừa Thiêntoàn thể Phật tử miền Vạn Hạnh.

Nam-mô Phóng quang tiếp dẫn A-di-đà Phật

(Pháp lữ Hòa thượng Thích Thiện Siêu chấp bút).

8. Hòa thượng Thích Phúc Hộ

Lớn lao thay bậc Đại sư, tuổi nhỏ thông minh, tánh tình rộng rãi hiền từ kết sâu gốc tuệ. Lúc trẻ tuổi xuất gia, học khắp kinh luận, tai nghe miệng tụng, chẳng phí ngày giờ. Dáng mạo đường đường, hài hòa trong sáng. Chí nghiệp thanh bạch kiên trinh, đạo phong cao siêu ngưỡng vọng, giới đức rỡ ràng, chuyên tinh luật tạng, chỉ trì tác trì đều đủ, thọ thể tùy hành vẹn toàn. Phát khởi lòng từ, đạo trùm Tăng tục, đèn sáng giữa biển pháp, cây lớn chốn Tòng lâm. Khi mãn báo thân nơi đây, tháp dựng nơi đây, bốn chúng ân cần, rủ lòng lân mẫn.

Đề bia, Ất Sửu đông.
Hậu học: Sa môn Thích Thiện Siêu, phụng soạn.

9. Hòa thượng Thích Khế Hội (Thích Trí Thành)

(Trú trì tứ Long Sơn Bát Nhã tự)

Hòa thượng họ Nguyễn, huý Nguyên Chơn, tự Thiện Tịnh, hiệu Khế Hội, Trí Thành. Sinh năm Nhâm tuất (1921) tại tỉnh Phú Yên, là con thứ bảy của hai cụ Nguyễn Văn Chồn và Võ Thị Chữ. Năm 13 tuổi xuất gia với Hòa thượng Từ Nhãn, Trú trì chùa Sắc tứ Long Sơn Bát Nhã. Năm 14 tuổi theo học tại Phật học đường Báo Quốc-Huế, trọn 10 năm, tốt nghiệp Đại học Phật giáo. Năm 27 tuổi thọ Tam đàn Cụ túc giới, tự pháp đời thứ 44 dòng thiền Tâm Tế.

Với tính tình đôn hậu, chí nguyện sâu bền, giới hạnh nghiêm trang, đạo phong thuần nhã, Hòa thượng đã từng chung vai sát cánh cùng các bậc thiện tri thức, gánh vác Phật sự, tùy thời tùy cảnh, tận tụy làm tròn nhiệm vụ phụng sự đạo pháp.

Hẳn hay thế giới vô thường, thân huyễn ở trong cảnh huyễn, dầu gặp thế ngược xuôi, lòng vẫn nhẹ nhàng thanh thản, chí đạo kiên trì.

Nguyện Bồ-đề đã mãn, hạnh hóa đạo viên thành, Hòa thượng đã viên tịch ngày mồng 1 tháng 5 năm Kỷ Mão (1999).

Tháp tại Ta-bà
Thân nương Tịnh độ
Niệm đức niệm ân
Chúng sanh tưởng mộ.

Phật tịch 2543. Từ Đàm-Huế, tháng 10-1999
Hòa thượng Thích Thiện Siêu đề bia

10. Hòa thượng Thích Đức Nhuận

(Pháp Chủ GHPGVN, Trú trì chùa Hoè Nhai - Hà Nội)

Khi tôi đang là học Tăng trường An Nam Phật học Huế những năm 1936-1945, tôi đã có nghe tin cụ Đồng Bắc mà các vị tôn túc trong sơn môn Huế lúc bấy giờ thỉnh thoảng nhắc đến trong những cuộc đàm đạo của các vị. Lúc ấy tôi cũng chỉ nghe qua cụ Đồng Đắc là một bậc chân tu ở miền Bắc vậy thôi, chứ bài vở học tập của trường đã choán gần hết thì giờ và tuổi còn nhỏ, trí còn non, tôi chưa có ý niệm gì bao nhiêu về sự truyền trì Phật pháp. Trải qua bao nhiêu cảnh thăng trầm Đạo đời vẫn tịnh, khi thịnh lúc suy, Hòa thượng đều gằn liền với sự nghiệp tu hành của những người con Phật, là những người "tùng Phật khẩu sinh, tùng Pháp hóa sinh", mang theo trong mình một chí nguyện lớn lao, giác ngộ Phật pháp, làm sứ giả của Phật pháp, phổ độ quần sinh, báo Phật ân đức.

Đến khi tuổi lớn dần, sự hiểu biết lớn dần sau những kinh nghiệm bản thân trên bước đường tu trì, hành đạo, và đọc được qua sách sử, tôi càng biết một cách sâu sắc "nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân". Nên từ đó tôi luôn luôn quí trọng các bậc chân tu thật học trong hàng Thánh đệ tử của Phật, mỗi khi nghe đến hoặc gặp được, và cũng từ đó tên cụ Đồng Đắc lại thỉnh thoảng khơi dậy trong tôi, cũng như những bậc cao Tăng khác.

Thế rồi đất nước được hòa bình, Bắc Nam hai miền thống nhất, hàng Tăng Ni, Phật tử Nam Bắc sau bao năm bị chia cắt, lại được hội ngộ cùng nhau trong ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Tuy mừng thì thật mừng, nhưng không sao tránh khỏi dè dặt, bởi đã xa cách lâu ngày, thì dẫu đạo tuy đồng, mà tâm chưa chắc đồng, hạnh chưa chắc đồng! Song nhờ ai cũng có tâm muốn thống nhất xương minh Phật pháp, nên sự bất đồng được giải hóa dần, để nhượng bộ cho hạnh nguyện hoằng pháp lợi sinh mà không một Phật tử chí thành nào dám quên đi được

Chính trong dịp thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981 này, mà uy phong, đạo hạnh, ngôn từ, hoài vọng của cụ Đồng Đắc mà tôi được nghe danh năm nào, bây giờ lại hiện ra đích thực trước mắt tôi và đại chúng. Ở thời điểm này, ba đề nghị của cụ nêu ra với Đại hội, như là một tia sáng soi đường làm cho cả Đại hội xúc động, kính trọng, phấn khởi, vui mừng, tin tưởng rằng trong lúc Phật giáo chưa có đủ cơ duyên thuận lợi mà có được một bậc Chúng Trung tôn như ngài để suy tôn ngôi Pháp chủ, thì thật rất may mắn. Thật vậy, từ ngày được thành lập, ngài là cột trụ chính chống đỡ ngôi nhà thành lập, ngài là cột trụ chính chống đỡ ngôi nhà Giáo hội, nhờ đó, Giáo hội ngày càng được vững mạnh, vượt qua được bao nhiêu khó khăn rời rạc để có được ngày hôm nay. Thế nên, dẫu nay ngài đã mãn hóa duyên, phi tích không trung, nhưng tấm gương đạo hạnh, chí nguyệnlợi tha của ngài vẫn còn in đậm nét trong tâm tư tôi và trong Giáo hội. Những người có nhân duyên trực tiếp đều thụ ân pháp của ngài.

11. Tưởng nhớ bào đệ Thích Thiện Lộc

(Giám tự kiêm Tri sự chùa Từ Đàm, Huế)

Sau ba ngày đến nay, cố Thượng toạ Thích Thiện Lộc đã mặc nhiên trước cảnh tức sắc tức không, sinh thành hoại diệt, trước niềm thương tiếc vô vàn của Tăng Ni, Phật tử. Trong chốc lát nữa đây, kim quan của cố Thuợng toạ sẽ được cung nghinh nhập tháp tại khuôn viên Tổ đình Thuyền Tôn. Vì lộ trình xa xôi cách trở, sợ một số trong quí vị không có điều kiện để tiễn đưa kim quan cố Thượng toạ đến nơi an nghỉ cuối cùng, để cho hiếu đồ và tang quyến chúng tôi được tỏ bày niềm tin ân đến khắp quí vị, nên giờ đây, thay mặc cho Tăng chúng Tổ đình Từ Đàm, hiều đồ và tang quyến chúng tôi xin bày tỏ lòng chân thành biết ân đến với chư vị.

Trước hết, chúng tôi xin thành kính tri ân Ban Trị Sự Giáo hội, Hòa thượng Chứng minh, Hòa thượng Chấp lệnh, Thượng toạ Chủ sám cùng chư vị Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng Ni và quí đạo hữu Phật tử, đã tận tâm thăm viếng giúp đỡ, chứng minh hộ niệm cho cố Thượng toạ, từ khi đau cho đến lúc an táng với nghĩa tình thắm thiết "một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ".

Chúng tôi xin bày tỏ lòng tri ân đến chính quyền địa phương, đã cử đại diện đến phúng điếu, chia buồn. Chúng tôi xin cảm ơn các đạo hữu khuôn hội Kim Sơn, thôn Lựu Bảo, đã không quản đường xa (cách 7, 8 cây số), đến kề vai gánh đưa kim quan đến nơi an táng, chúng tôi xin cảm ơn các đạo hữu đã tận tâm giúp đỡ trong giờ phút tẩm liệm cũng như các công việc khác, chúng tôi xin cảm ơn bà con thân thuộc nội ngoại xa gần tại quê nhà đã không quản ngại xa xôi, đến tiễn đưa hôm nay.

Nhân giờ phút đông đảo và trang nghiêm này chúng tôi xin có mấy dòng cảm nghĩ đơn bạc, ghi lại vài nét công hạnh tu hành, được đúc kết từ sự nhận biết của chúng tôicủa quý Tăng Ni, Phật tử về cố Thượng toạ.

Cố thượng toạ tục danh là Võ Trọng Thoan, pháp danh Tâm Phổ tự Thiện Lộc, sinh năm 1930 tại làng Thần Phù, xã Thủy Châu, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh cố Thượng toạ là cụ Võ Trọng Đạt, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Hương. Cố Thượng toạ có sáu anh em mà cố Thượng toạ là người anh đầu.

Vốn sinh trưởng trong một gia đình thuần hậu, cố Thượng toạ đã sốm được huân nhiễm lẽ đạo. Từ thuở ấu thơ, cố Thượng toạ theo thân phụ đến hương khói tại một ngôi chùa tịch mịch trong làng. Tại đây, cố Thượng toạ đã thấm nhuần kinh kệ. Năm lên mười bảy, cố Thượng toạ chính thức xin song thân xuất gia hành đạo tại Tổ đình Từ Đàm và làm đệ tử của cố Hòa thượng Giác Nguyên, Tổ đình Tây Thiên (tức Đại lão Hòa thượng Tây Thiên).

Trong thời gian ở Tổ Đình Từ Đàm, cố Thượng toạ đã theo học các lớp học nội điển tại Phật học viện Báo Quốc và đã tốt nghiệp bậc Trung học Phật giáo tại trường này vào năm 1955.

Năm 1956, cố Thượng toạ được Bổn sư cho phép thọ Cụ Túc giới tại giới đàn Báo Quốc. Hai năm sau cố Thượng toạ đuợc cử làm Tri sự rồi Giám tự Tổ đình Từ Đàm, chính thức trực tiếp điều hành mọi sinh hoạt tại đây, thay mặt Hòa thượng Trụ trì Thích Thiện Siêu, bận gánh vác các Phật sự khác.

Với bản tính hiền hoà, bao dung, khiêm cung nhỏ nhẹ, và luôn luôn hỷ xả, cố Thượng toạ không hề làm mất lòng một ai, dù với một em bé. Một hôm, có mấy cháu nhỏ leo cây hái trái, sợ chúng té, cố Thượng toạ từ trong nhà Thiền nói vọng ra "đừng leo mà té con, về nhà lấy cây đến chọc". Thế là các cháu nhỏ nghe tiếng, sợ chạy mà vui trước lối nói chậm rãi, khôi hài nhẹ nhàng ngộ nghĩnh của cố Thượng toạ.

Rồi lần khác, có kẻ đến nhổ hoa lan trộm, bị bắt quả tang, ai nấy tưởng rằng chúng sẽ bị trận đòn đích đáng. Nào ngờ, cố Thượng toạ cầm tay chúng vuốt ve bảo: "Bàn tay đẹp ri mà đi nhổ hoa của Thầy há con. Thôi, cho đem về, sau đừng đến nhổ của Thầy nữa nghe con". Thế thôi, không hề nóng giận, rầy la, không bao giờ đánh đập, ấy thế mà các cháu e ngại không phá phách. Nhiều đạo hữu phàn nàn về đức tính khoan dung của cố Thượng toạ, để kẻ xấu phá phách. Cố Thượng toạ cười bảo: "Chúng là trẻ con, mình phải lấy tình thươngdạy bảo, lấy đức độgiáo hóa, còn la rầy, đánh đập đâu có ích bằng. Tánh của chúng đã không đổi, cha mẹ chúng không biết, trở lại oán trách mình, hoặc xấu hổ với Thầy mà bỏ chùa không đến".

Cố Thượng toạ, suốt ngày nọ qua ngày kia, ngoài việc kinh kệ, lại loay hoay với bông hoa cây cảnh, tăng gia sản xuất hoa màu, làm kinh tế phụ như gia công đèn cầy, nhang trầm, ruộng rẫy. Cố Thượng toạ cũng ít đi đâu xa, không ưa ứng phú. Nhờ vậy mà trên điện Phật, ngoài sân vườn, luôn luôn tươm tất sạch sẽ. Cố Thượng toạ cũng thích trồng cây bóng mát. Sân chùa Từ Đàm hồi rày, Phật tử đến hành lễ, thôi không còn chịu nắng, chính là nhờ công lao của cố Thượng toạ.

Ai cũng biết Tổ đình Từ Đàm, không một tất đất ruộng, lại là trụ sở của Giáo hội, hằng tháng hằng ngày có nhiều sinh hoạt đạo giáo, có đủ tầng lớp người, mọi cá tánh tham dự. Sau mỗi cuộc hội họp hay sau buổi hành lễ, ly tách bàn ghế ngổn ngang, sân chùa giấy rác bừa bãi; nếu ai không đủ kiên nhẫn, không có đức chịu đựng, tưởng chừng không ở đây lâu được. Ấy thế mà suốt cả một đời người, từ khi xuất gia đến ngày viên tịch, cố Thượng toạ âm thầm, lặng lẽ, lủi thủi săn sóc quét dọn, không một lời than thở phiền trách ai. Khi mọi người đến Từ Đàm đông đúc thì không ai thấy cố Thượng toạ, nhưng khi mọi người ra về cả thì cố Thượng toạ lại hiện ra như một tảng đá giữa ngọn thủy triều, nước dâng đầy thì không thấy đá, khi nước xuống thấp thì đá vẫn trơ trơ. Có thể nói đây là hình ảnh của cố Thượng toạ. Suốt đời sống cuộc sống bình dị, thanh đạm, không ồn ào sắc tướng, cũng không trầm trệ, ủ dột hay buông lung phóng túng, nhưng lại luôn luôn thầm lặng tấn tu, trước sau, đạo tâmđạo hành vẫn không hề bị ngoại duyên làm lay chuyển.

Chính nhờ những đức tánh này mà gần 40 năm cuộc sống gắn liền với Tổ đình Từ Đàm, với bao thăng trầm vinh nhục của Giáo hội, cố Thượng toạ đã để lại một hình ảnh đẹp, một bài thuyết pháp không lời về cốt cách hành đạo, đủ để khắc cốt ghi tâm những gì đã thành và đã mất nhưng mãi mãi còn đồng vọng trong tâm tư tình cảm của những Phật tử đã từng đến với Từ Đàm, với cố Thượng toạ.

Cuộc sống hành trì tu niệm của cố Thượng toạ lặng lẽ trôi qua, những tưởng còn lâu dài để cùng chung niềm vui nỗi buồn với Giáo hội, với Tăng Ni, Phật tử. Nào ngờ đâu, sau một cơn bạo bệnh ngắn ngủi, cố Thượng toạ đã xả báo thân vào lúc 22 giờ ngà 16 tháng 12 năm Giáp Tý, tức ngày 06-01-1985 tại Tổ đình Từ Đàm, với 29 tuổi hạ, 55 tuổi đời, làm cho nhiều người vô cùng bàng hoàng xúc động, chưa nghe đau mà đã nghe mất, để lại một niềm thương tiếc đang thấm lạnh trong lòng chúng tôi và các Phật tử. Chúng tôi đã mất đi một pháp hữu, một vị thầy, một người con, người anh, người em đáng yêu đáng kính. Đạo pháp, và Giáo hội mất đi một bậc chân tu đạo hạnh, một người con trung hậu, chân thành.

Bậy giờ thì cố Thượng toạ như một cánh nhạn giữa bầu trời, đến và đi không vết tích. Trước giờ phút mà khoảnh khắc cũng là thiên thu, tìm đâu một người có đủ đức tánh như cố Thượng toạ để vào chỗ trống cho chốn Từ Đàm, chúng tôi cảm thấymuôn vàn khó khăn, lo lắng.

Thưa toàn thể Phật tửbà con thân quyến.

Chúng ta đang vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của cố Thượng toạ. Nhưng âm hưởng xa xưa, chư Phật chư Tổ đã ân cần dạy bảo trước giờ vĩnh biệt rằng, đừng khóc than, u buồn, vì thế gian vô thường, đã có sanh thì có diệt. Giờ phút thiêng liêng này, trước giác linh cố Thượng toạ, chúng ta nên thương thay vì khóc, hãy cầu nguyện thay vì hốt hoảng, buồn chán, hãy cố gắng noi theo những gì là hay, là đẹp của cố Thượng toạ để bổ túc vào chỗ thiếu sót của mình. Đó là mối chân tình của chúng ta tiễn đưa cố Thượng toạ.

Thưa Giác linh cố Thượng toạ,

Vẫn biết đường chim bay không vết tích, mất và còn như hạt sương mai trên đầu ngọn cỏ, nhưng khổ lụy hữu tình làm sao nguôi quên được trong lòng Phật tử chúng tôi. Kính xin Giác linh cố Thượng toạ chứng tri cho những cảm nghĩ chân thành không thể nói hết bằng lời của chúng tôi.

Kính bạch Chư tôn Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng Nitoàn thể quí vị.

Một lần nữa, xin thay mặt hiếu đồ và tang quyến, chúng tôi xin chân thành cảm ơn quí vị. Trong việc tổ chức tang lễ, không sao tránh khỏi các điều thiếu sót. Ngưỡng mong chư tôn Hòa thượng, Thượng toạ, Đại đức, Tăng Nitoàn thể quí vị niệm tình hỷ xả.

12. Tưởng nhớ bào đệ Thích Thiện Giải

Trong chốc lát nữa đây, kim quan cố Thượng toạ sẽ nhập vào cõi địa lạc, trước sự thượng kính vô vàn của hàng Tăng NiPhật tử Bảo Lộc, ngay trong khuôn viên chùa Phước Huệ này.

Cố Thượng toạ Thích Thiện Giải thế danh Võ Trọng Song, con cụ Võ Trọng Giáng và cụ bà Dương Thị Viết. Sinh năm 1930 tại làng Thần Phù, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên. Cố Thượng toạ là con thứ ba trong gia đình. Được sinh trưởng trong một gia đình thuần hậu tin Phật, cố Thượng toạ có sẵn túc duyên với Phật pháp nên lúc thiếu thời cố Thượng toạ đã theo gót anh trưởng xin với song thân và được xuất gia tu học tại chùa Từ Đàm, đầu sư với Hòa thượng Giác Nhiên (Đệ nhị Tăng Thống) chùa Thuyền Tôn - Huế, Pháp danh Tâm Tuệ, Pháp tự Thiện Giải. Đời thứ 43 dòng Thiền Lâm Tế.

Sau khi xuất gia, cố Thượng toạ đã được theo học tại các Phật học viện Báo Quốc - Huế, và Phật học viện Hải Đức - Nha Trang, từ cấp sơ học đến Cao đẳng Phật giáo. Với tinh thần hồn nhiên tự tạitrí tuệ mẫn tiệp, cố Thượng toạ đã tiếp thu giáo lý một cách dễ dàng, và được các bật Sư trưởng cũng như bạn hữu rất quý mến.

Khi đã đầy đủ cơ duyên, cố Thượng toạ đã liên tục theo như cầu của Giáo hội cùng các bạn đồng học nhận lãnh trách nhiệm hoằng dương Phật pháp, lợi lạc chúng sanh với danh nghĩaGiảng sư hoặc Trú trì hay Chánh đại diện tại các Tỉnh hội Thừa Thiên, Phan Rang, Kontum, Quảng Ngãi, và đặc biệt tại Bảo Lộc này. Tại đây kể từ khi cố Thượng toạ được bổ nhiệm đến nay đã được 19 năm tròn. Cố Thượng toạ luôn luôn để tâm lo lắng xây dựng cho cảnh chùa ngày thêm tươi đẹp, tín đồ ngày càng đông đúc, xứng đáng là một đơn vị của Giáo hội Phật giáo Việc Nam.

Cố Thượng toạ với tính tình hoan hỷ, siêng năng, chân thành, trung hậu và nhất là tự tại không chấp trước, nên bất cứ ở đâu cố Thượng toạ cũng tạo được niềm tin Tam Bảo, sốt sắng tu trì, lo lắng cho hàng Phật tử. Đối với bất cứ ai cố Thượng toạ cũng đem tâm tính cởi mở, thái độ ân cần tiếp đãi, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, người lớn kẻ nhỏ. Dù với một cụ già hay một em bé, khi gần cố Thượng toạ cũng đều nhận được những điều khuyên bảo nhẹ nhàng, thân mật, nên ai chưa thân thì muốn thân, và ai đã thân với cố Thượng toạ thì cũng đều cảm thấy là bạn tri kỷ. Không những đối với người đồng đạo như vậy, mà đối với chính quyền, với các tôn giáo bạn cũng gây được mối cảm tình chân thành, đoàn kết. Sau ngày đất nước thống nhất, cố Thượng toạ đã sốt sắng hòa mình vào mọi sinh hoạt với giáo hội với địa phương trong việc xây dựng Tổ quốc an vui, giàu mạnh.

Một điều đáng ghi nhận nữa, cố Thượng toạ là một người cần cù tu niệm, giảng kinh, thuyết pháp, dìu dắt tín đồ gắn bó với đạo. Là mẫu người sống một đời sống rất đạm bạc mà cũng rất thanh cao, đầy tinh thần giải thoát không chấp ngã nhân, không câu nệ hình thức ăn mặc ngủ nghĩ, và luôn luôn giữ gìn sức khoẻ bằng định tâm, bằng lao động hằng ngày như sửa soạn chùa chiền, sửa san cây kiểng và thực hiện nếp sống bình dị với các thiếu nhi Phật tử để hứơng dẫn các em biết làm các công đức hướng thiện.

Cố thượng toạ thật là một bậc chân tu, đạo tâmđạo hạnh sáng ngời trước sau vẫn không hề bị ngoại duyên làm lay chuyển. Dù ở cương vị nào cố Thượng toạ cũng làm tròn bổn phận một cách tốt đẹp, đáng là tấm gương sáng cho Tăng Ni, Phật tử noi theo.

Những tưởng cuộc đời của cố Thượng toạ còn dài để cùng chung đóng góp ích lợi cho đạo, cho đời, nhưng nào ngờ cố Thượng toạ đã nhẹ bước ra đi quá sớm, để lại một niềm thương tiếc vô vàn, một sự trống trải đang thấm lạnh trong hàng Tăng Ni, Phật tử. Giờ đây trong khoảng khắc trở thành thiên thu này, tăng tín đồ rất kính tiếc đau buồn vì đã mất đi một bậc Thầy khả kính, thân bằng quyến thuộc mất đi một người con hiếu đạo, một người anh, một người em đáng yêu, đáng kính, và Đạo pháp, Giáo hội mất đi một bậc chân tu đạo hạnh.

Vẫn biết thế gian vô thường, hễ có sinh là có diệt, nhưng bị lụy hữu tình làm sao vơi được nỗi niềm xót xa, chỉ duy chúng ta nên cố gắng nén nỗi ưu buồn, nhất tâm niệm Phật, cốt gắng noi theo hạnh tăng tiến trên đường tu học, đễ hộ đạo giúp đời. Chính đó là tâm niệm, là cử chỉ chân thành đầy ý nghĩachúng ta dâng lên cố Thượng toạ trong giờ phút trang nghiêm tiễn đưa cố Thượng toạ đến nơi an nghỉ cuối cùng.

13. Hòa thượng Thích Thiện Châu.

Thầy Thiện Châu lúc đầu xuất gia tại Đà Lạt, sau về học ở Từ Đàm mấy năm. Trong thời gian đó, Thầy đã học nội điển với tôi và Hòa thượng Trí Quang. Còn ngoại điển thầy tự học là chính, chứ không học một trường lớp nhất định nào cả. Với một ý chí bền chắc, cần cù đạm bạc, không ồn ào, Thầy chỉ cốt làm thế nào học cho được mà thôi. Vì thế, một hôm cùng đi phố với tôi, giữa đường Thầy gặp một người Pháp, Thầy nói với tôi: "Thầy cho con đến nói chuyện với ông này một chút". Thầy đến nói chuyện với ông ta một lát rồi trở lại. Sau tôi mới biết là Thầy học hỏi ông ta. Cho đến khi vào học ở Phật Học viện Hải Đức - Nha trang, Thầy Thiện Châu vẫn còn tiếp tục cách học như vậy. Ở đó, ngoài việc học nội điển, học tiếng Pháp, hằng ngày Thầy còn xuống phố, đến nhà một người Ấn để học tiếng Ấn Độ nữa. Tôi thấy Thầy học như vậy thì cũng khích lệ để Thầy học chứ không biết Thầy học tiếng Ấn để làm gì. Sau này tôi mới biết là Thầy học tiếng Pháp, tiếng Ấn là để đi du học.

Từ Nha Trang, Thầy vào Nam, thời gian đó, tôi với Thầy cách biệt nhưng tôi cũng biết rằng, nhờ sự khéo léo, cần mẫn, có chí tu học nên được rất nhiều người thương mến, nhất là cụ Mai Thọ Truyền - Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt. Cụ nhờ Hòa thượng Minh Châu, hồi đó đã học xong Tiến sĩ Phật học ở Nalanda, đã giới thiệu giúp đỡ Thầy vào việc học trường Đại học Phật giáo Nalanda ở Ấn Độ. Rồi sau đó Thầy qua Anh, qua Pháp để học. Hồi đó, một nhà sư ra học nước ngoài không phải là một chuyện đơn giản và dễ dàng, mà phải khéo léo làm quen người này, làm thân với người nọ mới có thể vào học được các trường Đại học Nalanda, ở Anh, Pháp. Thêm vào đó là sự thiếu thốn về vật chất: mỗi ngày chỉ một ổ bánh mì Thầy mang vào thư viện, ngày nọ sang ngày kia, để nghiền ngẫm nghiên cứu kinh điển. Tự mình tìm lấy con đường đi của mình; tự mình đào tạo lấy mình, nếu không có một ý chí mãnh liệt, không có sự cần mẫn tinh tấn, Thầy khó có thể theo học để thành đạt.

Sau giải phóng, Thầy về Việt Nam, tôi rất mừng. Tôi mừng vì thấy Thầy ở Châu Âu rất lâu, Thầy vào học các trường đời cũng rất lâu như Nalanda ở Ấn Độ, Sorbonne ở Pari - Pháp, nhưng cái tư cách phong độ của một ông thầy tu Việt nam ở nơi Thầy không bị lai Tây, mà vẫn giữ được cái đạo thầy trò như bao giờ. Cho nên, trong khi Thầy bị bệnh, bị đau chân, đi lại khó khăn như vậy, mà mỗi lần gặp tôi hay Hòa thượng Trí Quang, Thầy vẫn nhất định đảnh lễ cho được. Chúng tôi ngăn cản thế nào cũng không chịu.

Đó cũng là một sức chịu đựng và một sự lễ độ rất quý hóa, mà cũng chính nhờ những đức tính ấy mà Thầy được nên thân. Do đó, dù Thầy có bằng nầy nọ, bằng cấp kia cũng như Cao học, Tiến sĩ, thì sự tu hànhchí hướng hành đạo của Thầy vẫn không hề thay đổi.

Bởi thế, khi thành lập Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, tôi để tên Thầy làm Phó Viện trưởng mà tôi không hề báo trước với Thầy, sau đó tôi mới cho Thầy biết. Thầy chỉ nói: "Thầy sai con làm chi, con làm nấy". Tôi cũng nghĩ rằng, có Thầy vào đỡ một vai, Học viện Phật giáo Việt nam sẽ có nhiều thuận duyên phát triển tốt. Thì chính buổi đầu với cái tâm nguyện của Thầy cùng với một số anh em đã xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế có những bước khởi đầu tốt đẹp.

Tôi cũng tin tưởng rằng, sự đóng góp của Thầy còn lâu dài, và Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế sẽ còn được nhiều sự giúp đỡ của Thầy từ trong nước cũng như ngoài nước. Nhưng không ngờ Thầy đã ra đi!

Sự ra đi của Thầy chẳng những là một sự mất mát lớn cho Phật giáo Việt Nam mà còn là một sự mất mát rất nhiều cho Phật giáo hải ngoại, vì chùa Trứúc Lâm của Thầy ở Paris hiện giờ quy tụ một số lớn Phật tử trí thức danh tiếng, tu học dưới sự hướng dẫn của Thầy. Ngay như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, một danh nhân Việt Nam mà lúc sống thường hay lui tới chùa Trúc Lâm, lúc chết cũng di chúc được thiêu thân và đem hài cốt lên thờ tại chùa Trúc Lâm.

Mấy năm sau này, chùa Trúc Lâm thỉnh thoảng lại mở những cuộc hội thảo Phật giáo để quy tục các Phật tử hải ngoại. Vừa rồi có một cuộc hội thảo, với đề tài là "Phật giáo hướng về tương lai", mà ở Việt Nam, Thượng toạ Chơn Thiện, Đạo hữu Võ Đình Cường ... có sang dự cuộc hội thảo đó. Hội thảo đang gây nhiều tiếng vang tốt và Thầy Chơn Thiện cùng phái đoàn mới về Việt Nam được hai tuần thì nghe tin Thầy Thiện Châu đã đột ngột ra đi. Chúng tôi vô cùng bỡ ngỡ và thương tiếc.

Như vậy, sự ra đi của Thầy Thiện Châu là một sự hụt hẫng lớn lao cho Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử hải ngoại.

Vì nhiệt tình, vì ý chí tu hành, vì phong độ ôn hòa, vì đạo hạnh của Thầy, cho nên sự viên tịch của Thầy đã biết lại biết bao nhiêu tấm lòng thương tiếc.

Ngày hôm nay, trong giờ phút này, với niềm thương tiếc ấy, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giác linh Thầy cao đăng Phật quốc.

Nam-mô Bổn sư Thích Ca Mâu-ni Phật.

(Phát biểu tại chùa Từ Đàm, sáng 28/8 năm Mậu Dần -11.10.1998)

14. Sư bà Thích Nữ Diệu Không

I

Trong những ngày đầu của sự chấn hưng Phật giáoViêt Nam, năm 1932, Sư bà còn là một cư sĩ tại gia đã cùng với các bậc tôn túc, với các hàng cư sĩ trí thức như Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, v.v... cùng nhau xây dựng phát triển làm cho Phật giáo Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung mỗi ngày một phát triển.

Là một người con trong dòng quý tộc, Sư bà đã ngộ lẽ vô thường, thế gian như huyễn, nên đã phát nguyện xuất gia để thực hiện: Tu hạnh giải thoát, hoằng pháp lợi sinh. Đặc biệt, Sư bà đã hết sức chú trọng đến việc đào tạo Tăng tài, cho nên Sư bà đã đem hết cái vốn hiểu biết hiện có của mình để hướng dẫn, giáo dục Ni chúng vững tiến trên con đường giải thoát. Sư bà đã cùng với Ni bộ Bắc tông mở nhiều lớp học, Ni viện Phật học để đào tạo Ni tài cho Ni bộ. Lúc còn sinh tiền, Sư bà luôn luôn ước nguyện rằng Tại tỉnh Thừa Thiên - Thành phố Huế nên có nhiều cơ sở Phật giáo hơn nữa để giáo dục Tăng Ni. Ước nguyện đó hôm nay đã thành hiện thực. Riêng tại Thừa Thiên - Huế đã mở được trường Cơ bản Phật học (Trung học Phật giáo), và nay lại thêm Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Trong đó, ngay từ những ngày đầu thành lập, Sư bà đã đóng góp một cách tích cực từ tinh thần cho đến vật chất, trước sau một lòng vì sự tu học của Tăng Ni, hầu có nhiều Tăng Ni đủ tài đủ đức để gánh vác việc hoằng dương Chánh pháp, kế tục sự nghiệp của các vị tiền nhân. Lúc còn sinh tiền, khi chúng tôi vào thăm, Sư bà không giây phút nào là không nhắc nhở, không mong mỏi làm sao mở được trường này, mở được trường khác để Tăng Ni có nơi tu học

Thưa Giác linh Sư bà,

Sự mong mỏi đó hôm nay đã có, nhưng trong những ngày dài của năm tháng sau nay vẫn còn tiếp tục nhờ sự hỗ trợ, sự khuyến khích, khích lệ của bao nhiêu vị thiện tâm đại trí mới có thể viên mãnSư bà là một vị trong các vị năng nỗ hộ đạo, giúp đỡ cho Học viện, cho trường Trung học Phật giáo. Thế mà nay Sư bà đã ra đi, làm cho Học viện và Trường Trung hoc Phật giáo chúng tôi mất đi một vị Hộ pháp, một vị hỗ trợ tích cực.

Mặc dầu Sư bà đã ra đi, nhưng cái chí nguyện cao cả của Sư bà, chúng tôi đã tin chắc vẫn còn mãi và trong môn đồ pháp quyến, Phật tử của Sư bà, chắc cũng có nhiều vị noi theo, nhiềuvị tiếp tục chí nguyện của Sư bàủng hộ để làm cho Học viện Phật giáo Viêt Nam tại Huế và trường Trung học Phật giáo tại tỉnh nhà mỗi ngày một phát triển và thành tựu viên mãn, hầu để có những vị Tăng Ni có đủ đức đủ tài, kế tục sự nghiệp của các bậc tiền nhân, trong đó có chí nguyện của Sư bà.

Sự ra đi của Sư bà trong những ngày này, đólà một sự mất mát lớn lao cho Giáo hội, cho Ni bộ và Ni chúng Thừa Thiên cũng như môn đồ pháp quyếnPhật tử khắp nơi. Chúng tôi hết sức xúc động, không biết làm sao hơn vì luật vô thường hể có sanh là có tử, nhưng sanh tử trong Chánh pháp, đến đi trong Chánh phápSư bà đã làm chủ, đólà một điều hết sức cao cả.

Vì vậy hôm nay, đối trước ngôi Tam Bảo, chúng tôi đại diện cho Học viện Phật giáo Viêt Nam tại Huế, trường Trung học Phật giáo tỉnh Thừa thiên - Huế cùng toàn thể Tăng Ni sinh đối trước Tam Bảo chí thành đại vị Sư bà đảnh lễ, cầu mong Giác linh Sư bà cao đăng Phật quốc.

Nam- mô tiếp dẫn đạo sư A-di-đà-Phật

(phát biểu tại chùa Hồng Ân ngày 29-09-1997)

II

Sư bà Diệu Không, một Ni giới đầy cả ý chí trượng phuhạnh nguyện cao khiết. Suốt cả cuộc đời từ khi biết đạo cho đến ngày viên tịch luôn luôn gắn bó với đạo, đóng góp công lao rất lớn để xây dựng Giáo hội. Đạo pháp ở miền Trung hôm nay có được như thế này, trong đó một phần lớn cũng nhờ công lao đóng góp của Sư bà Diệu Không. Ni giới có được tổ chức qui cũ và có được sự học hành như hôm nay, trong đó cũng do công lao đóng góp không nhỏ góp vô tướng, với tâm nguyện luôn luôn cầu được giải thoát như Sư bà thường nói.

"Cái tâm vô trú rộng thênh thang,
Dẫu cảnh hơn thua cũng chẳng màng,
Qua lại mười phương không quái ngại,
Ra vào ba cõi vẫn hiên ngang"
.

Khi sống Sư bà đã như vậy, chắc chắn khi tịch cũng như vậy. Đó là những tâm nguyện, tâm cảnh của Sư bà mà cũng là tâm nguyện, tâm cảnh của chúng ta lúc này. Hôm nay tổ chức lễ kỷ niệm Chung thất cho Sư bà, một người có một tâm nguyện lớn lao, một ý chí mãnh liệt đạt đến tâm vô trú vô trước, hiên ngang vào ra ba cõi thì thật là hiếm có lắm thay. Mong rằng tâm nguyện của Sư bà cũng là tâm nguyện của tất cả đệ tử và của các vị Ni giới noi theo. Nếu tất cả các vị hôm nay đều noi theo gương của Sư bà để có một tâm nguyện, một tâm cảnh vô trú, để ra vào ba cõi hiên ngang như thế, chắc chắn Sư bà cũng mãn nguyện như Sư bà cũng sẽ được tự tại an vui như vậy.

Hôm nay cùng với tâm nguyện, tâm cảnh đó, chư Tăng nhất tâm cầu Phật gia hộ cho Sư bà và mong hàng đệ tử của Sư bà xuất gia cũng như tại gia đạt được hạnh nguyện viên thành và giống như Sư bà lúc còn sống cũng như khi viên tịch.

Nam-mô tiếp dẫn đạo sư A-di-đà Phật.

III

Bài châm tặng Sư bà Diệu Không

Tân mùi quí Hạ
Nhất chơn vô thị vô phi thị
Ngộ triệt tâm nguyên giác thỉnh đồng.
Thật tướng tinh minh hoa ốc hiện,
Viên văn tịnh chiếu diệu môn khai.
Tinh tu trực nhập Tam-ma-địa,
Tăng tấn tiêu trừ hý luận hôi.
Quyền thật song dung lưu bất trú,
Giả điều phi lộ tuyệt phi tình.

(Hữu tập cổ).

Tạm dịch:

Chơn tâm chẳng thị cũng chẳng phi,
Thấu rõ nguồn tâm mê ngộ đồng.
Thật tướng sáng soi, tòa sen hiện,
Tánh nghe rỗng suốt, cửa tâm khai.
Tinh chuyên thẳng tiến Tam-ma-địa,
Mau chóng tiêu trừ phiền não ma.
Quyền thật song tu không chấp trước,
Giả thì tiêu diệt chẳng nương tình

15. Bài châm tặng Sư bà Thanh Quang

(Thánh tử đạo 1966 ở Huế)

Phật lịch nghị ngũ tam ngũ niên
Tự tín liên hoa chính phát thì,
Bổn lai thanh tịnh bất tư nghì
Thiện cư hành xử thanh tâm mục,
Lạc nhập thiền môn viễn đái nghi.
Tùy thuận vị tha nhi chuyển hóa,
Chuyên tâm niệm Phật nhất tâm trì.
Hoàng mai thuý trúc hồn như tại,
Thân cận Di-đà chính biến tri.

Tam dịch:

Tự tín phát xuất đoá sen vàng,
Xưa nay thanh tịnh chẳng luận bàn,
Khéo tu đi ở, tâm trong sáng,
Vui cảnh thiền môn, xa thế gian.
Tùy thuận vị tha mau chuyển hóa,
Chuyên tâm niệm Phật một lòng ta.
Mai vàng trúc biếc tâm tự tại,
Gần gũi Di-đà chánh biến tri.

16. Bi ký tặng Ni sư Thể Thanh

Thể Thanh Ni sư tháp ký:

Ni sư bẩm tánh đôn thuần, tuệ căn thông mẫn, đồng chân xuất gia, nhị bát thọ cụ, giới đức nghiêm thân, giáo Ni vi vụ, quyền quyền thiện hối, trị đắc kham xưng, vãn niên cấu bệnh, trị bất khả y, tâm vô ưu lụy, bất khẳng phục dược nhi vân: Ngô chi tử, như hoán tệ y dĩ trước trân phục,

Bất giác Mậu Thìn tứ nguyệt bát nhật ngọ bài an nhiên quy tịch. Xuân thu lục lục, hạ lạp tam bát.

Khả vị, Ni sư tảo ngộ sắc thân thị huyễn, giác tánh thường minh, thị tử như quy, khứ lưu vô ngại. Hãn hữu tai!

Phật lịch nhị ngũ tam nhị, Mậu thìn mạnh hạ.
Thiện Siêu Hòa thượng thức
.

Tạm dịch:

Ni sư bẩm tánh đôn thuần, tuệ căn thông mẫn, đồng chơn xuất gia, thọ Cụ túc giới năm 28 tuổi, giới đức nghiêm túc, lấy việc giáo hóa chu Ni làm sự nghiệp, dạy dỗ bằng phương tiện thiện xảo, kết quả khả quan. Lúc lớn tuổi, Ni sư bị bệnh, biết rằng không chữa được nhưng tâm không buồn phiền. Không chịu uống thuốc, Ni sư bảo: "Tôi chết đi, như thay áo rách, mặc áo quí".

Năm Mậu Thìn tháng tư ngày tám, giờ Ngọ, Ni sư an nhiên quy tịch, thọ 66 tuổi, hạ lạp 38 năm.

Có thể nói: Ni sư đã sớm ngộ sắc thân là huyễn, giác tánh thường sáng, xem chết như trở về, đi ở vô ngại. Thật hiếm thay.

Phật lịch 2532. Đầu hạ năm Mậu Thìn

17. Nhớ Phật tử Chơn An - Lê Văn Định

Sách có dạy: "Nhơn năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhơn" (con người mới có thể hoằng đạo, chớ đạo không thể hoằng người). Đó là lời nhắn nhủ của chư Tổ đối với hàng Tăng Ni Phật tử chúng ta, những người có tâm niệm cầu giải thoát, thao thức với việc lợi tha tự giác. Muốn lợi tha tự giác. Muốn lợi tha tự giácthì chính vản thân mình làm thế nào xứng đáng là một người xuất gia cũng như một người Phật tử tại gia biết tôn trọng Pháp và biết hoằng dương chính pháp lên trên tất cả mọi việc, khi ấy cái chí nguyện tu hành độ sanh mới có ý nghĩa viên mãn.

Cụ Chơn An - Lê Văn Định là bậc cư sĩ lớn đã có công lao nhiều đối với Phật pháp. Cụ vốn là một ông Tuần Vũ quan lớn của triều đình, thế nhưng vẫn giữ phong cách một nhà Nho chân chính, quân tử, thanh liêm, không bị danh lợi làm ô uế. Cụ sớm hiểu đạo và biết đạo mà phát tâm theo đạo một cách vững vàng. Cùng chung với chư Tăng lãnh đạo Phật giáo phát huy Hội Phật học miền Trung trong giai đoạn cuối năm 1940-1952. Đó là thời gian chiến tranh chống Pháp rất gian nan khắc nghiệt, khó khăn và rất cực khổ. Cụ đảm đương chức vụ Hội trưởng Hội Phật học Trung phần, trong lúc đó tôi là Hội trưởng Tỉnh hội Thừa Thiên, cùng với Hòa thượng Trí Quang, Hòa thượng Thiện Minh với Cụ coi như là anh em, huynh đệ sát cánh bên nhau cùng chung lo Phật sự, nên bấy giờ có người nói tới hoặc nhắc tới cụ Chơn An Lê Văn Định thì ai ai cũng biết cả.

Người ta quan niệm Cụ cũng gần gần như cụ Tâm Minh Lê Đình Thám. Trong giới đàn tổ chức tại Nha Trang năm 1985, Cụ đã thọ Bồ-tát tại gia, ở tại đó với một lời phát nguyện như thế này:

Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai,
Trót mê lầm đắm đuối hình hài,
Bấm đốt đã sáu tuần thêm sáu tuổi.
Triều nội trong ngoài giong ruổi,
Nợ áo cơm luồn cúi lấy làm vinh,
Bởi căn trần lấp bít tâm linh,
Không thấy đạo Bồ-đề cao cả,
Vạn pháp nhơn sanh đô thị giả,
Hoán lai danh lợi hữu hoàn vô,
Biển trần ai sóng dậy lô nhô,
Cảnh phù thế cái vui lầm cái khổ.
Tâm tạp nhiễm không sớm lo tự độ,
Biết kiếp nào tỏ lộ pháp thân,
Trước đào sen vô thượng năng nhân,
Sửa mình lại nguyện làm đệ tử,
Đời đời noi đại sự độ sanh,
Mong cho thế giới an lành.

Qua lời phát nguyện của Cụ, ta biết tâm nguyện của Cụ như thế nào. Cụ đã phát tâm theo tinh thần Đại thừa, tự lợi lợi tha, coi thân mạng, coi danh lợi như rơm như rác, chỉ biết phụng sự đạo pháp để lợi lạc quần sanh. Do đó đã ảnh hưởng đến trong gia đình và bao nhiêu người khác, mà ngày hôm nay, như lời tác bạch của con gái Cụ là Phật tử Tâm Quảng, chính cũng nhờ cái đức, cái tâm, cái sự hiểu biết chính đáng của Cụ đã gieo rắc và đã thành tựu viên mãn.

Giờ phút này, trước một tâm chí thành của các Phật tử, chư Tăng xin nhớ lại công ơn của Cụ Chơn An - Lê Văn Định, chư Tăng cũng xin hết lòng cầu nguyện cho song thân, tiền nhân của Phật tử được siêu thân Lạc quốc, cũng y nhưtiền nhân của các Phật tử, của các vị hảo tâm giúp đỡ cho việc hoằng dương Phật phát được mọi điều lợi lạc, được siêu thăng Lạc quốc.

Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A-di-đà Phật.

(Mồng 07 tháng 07 năm Giáp Tuất)

(*) Cụ Chơn An - Lê Văn Định nguyên là Hội trưởng Tổng hội Phật giáo Trung phần từ năm 1945 - 1950.

18. Hộ niệm Hương linh Chị Hoàng Thị Kim Cúc

(Huynh trưởng cấp Dũng)

Hương linh Phật tử Hoàng Thị Kim Cúc hãy lắng nghe!

Đức Phật dạy đời sống thật bấp bênh, nhưng cái chết luôn chắc chắn. Không ai biết rằng mình sẽ sống mấy tháng, mấy ngày, nhưng ai cũng biết chắc chắn rằng mình sẽ chết. Như những trái cây ở trên cành, trái rụng sớm, trái rụng muộn, trái cây đều phải rụng xuống, rụng xuống để hóa thành cây cỏ dại, hoặc hóa thành cành hoa thơm.

Chúng ta từ đâu đến, không ai biết được, sẽ đi về đâu, không ai hay. Nhưng chúng ta đã có thân ở giữa cõi này, thân chúng ta cũng phải chết, chết lúc thơ ấu, chết lúc thanh niên, chết lúc lão thành để tái sinh theo nghiệp lực của mình. Một mình một thân, chúng ta đến một mình một thân, chúng ta đi cũng một mình một thân, điều đó ai cũng như ai. Nhưng chỉ khác nhau trong khoảng thời gian ngắn ngủi của kiếp nhân sinh ta đã sống như thế nào. Ta đã sống, gieo rắc an lạc hay là gieo rắc đau khổ, đã sống gieo rắc tình thương hay là gieo rắc điều bất hạnh, đã sống gieo rắc hân hoan hay là gieo rắc sợ hãi, đã sống vì ích kỷ, ngã nhân, hẹp hòi hay là đã sống tâm hỷ xả theo hạnh lợi tha.

Chị đã được sinh ra trong gia đình lễ giáo, có duyên lành sớm gặp Phật, có lòng tin Phật vững chắc, có sự hiểu biết thật thâm sâu, có sự hành trì theo giáo pháp của đức Phật, sống một cuộc đời thanh đạm, khiêm tốn, một cuộc đời chan hòa tình thương cho tất cả mọi người. Chị làm trợ duyên rất tốt cho lớp thanh niên đến với đạo Phật. Đến với đạo Phật để cùng nhau học cách sống của đức Phật, gieo rắc an lạc, gieo rắc hạnh phúc. Đó là niềm vui của chị, đó là thiện căn phước đức của chị, đó là điều để cho các Phật tử hôm nay thương tiếc chị, hộ niệm đưa tiễn chị đến nơi an nghỉ cuối cùng. Trong giờ phút mà khoảng khắc trở thành thiên thu này, tôi nguyện cầu đức Phật phóng hào quang tiếp độ chị, nhứt niệm siêu sanh, an lành về cõi Phật.

Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A-di-đà Phật

19. Nhớ Phật tử Tâm Thành - Phạm Đăng Siêu

Anh và tôi có nhơn duyên gặp nhau rất sớm. Lúc tôi 18, 19 tuổi, còn là học tăng trường An Nam Phật học ở Huế, thì đã gặp Anh. Từ đó Anh qui y Tam Bảo, luôn luôn tiến lên làm một vị cưtrung kiên, đúng đắn, có lòng chánh tín Tam Bảo, hiểu biết Tam Bảo một cách sâu sắc. Và tôi luôn luôn tiến bước trên đường làm ông Thầy.

Từ đó đến nay chắc anh còn nhớ: Bao nhiêu lần Anh gặp tôi, tôi gặp Anh. Qua những câu chuyện đạo, tôi biết Anh là một Phật tử trung kiên, tin Tam Bảo một cách sâu sắc, đúng đắn, không hời hợt, không dễ duôi, không lập lờ, luôn luôn tôn thờ Tam Bảo là đấng Đạo sư của mình, dắt đường chỉ lối cho mình thoát khỏi cảnh khổ đau của trần thế để bước lên cảnh an lạc, giải thoát của chư Phật. Anh tin tưởng đức Phậtđấng Giác ngộ cứu độ chúng sanh vô lượng, vô biên, chỉ có Ngài mới đem lại sự giải thoát vô minh, đau khổ của toàn thể chúng sanh. Vì chúng sanh không dứt trừ được vô minh nên đau khổ vẫn còn, không một thế lực nào làm cho hết đau khổ được, mà chính đức Phật mới đem lại sự giác ngộ để dứt trừ vô minh đó. Cho nên, Anh đã tin Phật với một lòng tin sáng suốt như vậy. Không lung lay, không thối chuyển. Hơn nữa, Anh hiểu đức Phật là đấng đại từ bi với một tình thương bao la, bao trùm cả vũ trụ, tất cả vạn loài chúng sanh, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, dại khôn, loài người hay loài vật: "Một lòng từ bi mà xưa đến nay chưa ai có được". Anh đã thấm nhuần được đức từ bi ấy của đức Phật, cho nên Anh đã phát tâm thực hành hạnh từ bi đó qua công hạnh bố thí của mình.

Tôi biết lòng tin Phật của Anh không phải đơn độc, vì hầu hết trong gia đình Anh là những đệ tử của đức Phật. Chẳng hạn như bào đệ của Anh là anh Phạm Đăng Minh, giáo sư. Tôi gặp Minh cũng là lúc tôi 18, 19 tuổi, anh Minh 25 tuổi. Có một lần anh đọc cho chúng tôi nghe bài thơ "Hướng Phật" tám câu mà tôi còn nhớ được bốn câu như thế này:

"Từ khi bắt gặp áo Cà-sa,
Tuổi mới hăm lăm đã thấy già,
Xưa không thành bướm theo Trang Tử
Nay nguyện làm sen đợi Thích Ca..."

Tôi hỏi anh: "Anh chưa có râu mà sao đã gọi là già?" Anh nói: "Già này không phải là già tuổi mà già này là già dặn. Gặp được Phật rồi, biết giáo lý Phật rồi thì chắc chắn vững vàng không còn u ơ, không còn nông nỗi, không còn cạn cợt, không còn buông lung như trẻ thơ trước cuộc đời nữa, cho nên gọi là già. Già dặn chức không phải già tuổi". Và anh đã nguyện làm sen đợi Thích Ca tức là một lòng tin Phật, không tin ai hết. Tin Phật mới là đấng cứu độ cho mình thoát khỏi vô minh đau khổ, dứt trừ tham ái, nghiệp chướng u mê. Như vậy, sự tin Phật của Anh chính là một sự tin Phật chung của gia đình và một sự tin Phật của người bào đệ của Anh mà tôi được gặp qua bài thơ đó. Nhưng tiếc rằng anh Minh sớm qua đời. Trước khi lâm chung, anh có mời Hòa thượng Đôn Hậu về để nói kinh Pháp Hoa cho anh nghe.

Như thế, thấy rõ ràng: Cuộc đời anh Minh cũng là cuộc đời của Anh hôm nay, trước sau đều một lòng tin Phật và trước sau đều gặp Phật trên con đường giải thoát giác ngộ của Ngài. Sau khi thấm nhuần được lòng từ bi của Phật, Anh đã dành ra trên nửa cuộc đời để thực hành hạnh Từ bi bố thí. Mặc dù thân Anh mỏng manh, nhưng chí Anh rất cao cường, gió không ngã, mưa không chán, nắng không khô héo dù trải bao nhiêu sự thăng trầm của thế cuộc. Trong thời giam Anh, nhưng rồi trước sau, tấm lòng thành thực, trung kiên của Anh cũng được hiểu rõ và Anh cũng được tiếp tục làm hạnh bố thí lợi tha của đức Phật hẳn Anh đã hiểu được rằng:

"Trăm năm trước thì ta không có
Trăm năm sau có lại hoàn không.
Cuộc đời sắc sắc không không.
Trăm năm còn lại tấm lòng Từ bi"

Anh đã hiểu rõ lý "Sắc-không" của đạo Phật. Tất cả thế gian, tất cả mọi sự đều là vô thường, trống rỗng, có đó không đó. Nếu vì vô minh, mù quáng chấp chặt lên sự sống thế gian, tất nhiên sẽ bị thế gian vô thường vùi dập vào trong con đường đau khổ, tham ái mà không thể nào thoát ra khỏi được. Nếu vì vô minh mà tham đắm sắc dục trong thế gian vô thường, không hiểu là "sắc sắc không không" thì nó sẽ đưa con người vào chỗ tội lỗi, tối tăm, hẹp hòi không thể vươn lên được. Nhưng Anh đã hiểu cuộc đời theo tinh thần "sắc sắc không không" của đạo Phật, cho nên Anh đã thoát được tất cả.

Danh không buộc Anh được, lợi không dính vào Anh được, giàu sang phú quý không ngăn bước chân của Anh được, và Anh đã bước đi trên con đường hạnh phúc thênh thang, giải thoát theo đức Phật. Anh trở nên một người sống đạm bạc. Sống cần mẫn siêng năng, không kể ăn, không kể mặc mà chỉ chăm chăm vào sự bố thí để giúp người khó, thương người đau vào sự bố thí để giúp người khó, thương người đau, người yếu mà thôi. Có những lúc chúng tôi gặp Anh đi giữa đường với bị gạo trên vai, hai tay bụm lại, mắt lim dim coi như một người đang Thiền định giữa đường; chân có khi đi guốc chiếc mới chiếc cũ, Anh cũng chẳng cần để ý tới. Quần ống cao ống thấp, Anh cũng chẵng màng nghĩ tới, hầu như trong lòng Anh bao giờ cũng nghĩ tới sự nghèo khổ của những người đang thiếu thốn, những người đang tật nguyền, những người đang đói khát.

Cho nên, chúng tôi đã nói đùa với nhau rằng: "Đó là hiền triết Diogène đó!" Vị hiền triết Diogène là một hiền triết cổ đại Hy Lạp. Ông ta thường sống trong một chiếc thùng tô-nô. Một hôm, vị vua đi cho đến hỏi vị hiền triết đó rằng: "Khanh muốn gì, Bệ hạ sẽ cho". Vị hiền triết đó thưa rằng: "Tôi không muốn gì cả. Tôi chỉ muốn Bệ hạ đứng xích ra một bên để cho ánh sáng mặt trời chiếu vào mà thôi". Là ý của nhà hiền triết muốn nói rằng: "Xin bệ hạ đừng có che ánh sáng mặt trời chiếu đến tôi, tôi chỉ ưa từng ấy thôi". Thì cuộc đời của Anh cũng tương tợ như thế. Anh chỉ bước đi trong ánh sáng từ bi của đức Phật mà Anh không thể bị những cái chung quanh, những cái danh lợi, những cái sắc hương phù phiếm của thế gian ràng buộc, Anh đã trở nên một người thân thương của tất cả mọi người, trở nên một người bạn hiền lành của tất cả mọi người. Có những lúc Anh đang đau mà Anh quên đau, với niềm vui bố thí của mình. Có những lúc trời mưa lụt đến mà Anh không kể mưa cũng không kể lụt, cứ vẫn tiếp tục làm theo hạnh nguyện của mình, không có cái gì cản trở được Anh.

Chí nguyện đó, phải chăng Anh đã thấm được cái hạnh Bồ-tát ở trong đạo Phật, Anh đã học được chí nguyện cao siêu ở trong đạo Phật chỉ vì sự tế độ chúng sinh, giác ngộ chúng sanh, giúp ích chúng sanh mà quên đi cái bản ngã nhỏ mọn hẹp hòi của mình. Và chính vì Anh quên được cái bản ngã của mình, cho nên Anh mới có được một tấm lòng rất lớn. Đó là tấm lòng bao dung, độ lượng, cái mà Anh không cần nghĩ tới, nhưng bao nhiêu người đã nghĩ tới Anh và thương mến Anh, quý trọng Anh. Vì vậy mà trong việc hành thiện của Anh, ai nấy đều đặt tin tưởng vào nơi Anh mà không có một điều gì thắc mắc nghi ngại. Chính điều đó là một điều tốt nhất nhưng không phải ai làm cũng được.

Có những người làm từ thiện lúc đầu thì hay nhưng lúc sau thì dở vì lẽ nọ hoặc lẽ kia, có thể vì cái tính tình không nghiêm, vì hành sự không hợp, vì sự nói năng không chỉnh chạc, cho nên có những người cũng phát tâm làm từ thiện nhưng chỉ làm được lúc đầu, không thể tiếp tục về sau. Ngược lại, năm mươi năm trường với một công việc hành thiện, Anh không bao giờ ngơi nghỉ chỉ vì trong lòng Anh có chí nguyện lớn, Anh có sự hiểu biết lớn và Anh có một sự khiêm tốn lớn, Anh có sự xứng đáng lớn như vậy, cho nên bao nhiêu người tin tưởng nơi Anh, để cùng chung với Anh làm việc từ thiện. Trong các việc từ thiện của Anh để lại đã nêu ra rất nhiều ý nghĩa:

Ý nghĩa thứ nhất

Anh giúp cho những người có của có tiền, muốn làm từ thiện mà chưa gặp duyên hoặc chưa gặp người tín nhiệm tiếp tay, giúp đỡ để đưa tiền gạo đến tay những người thương kẻ khó, và Anh đã giúp họ điều đó, tiếp nhận của cải của người đó để đem ban phát cho những người nghèo đói. Anh đã thay mặt họ làm được những công việc từ thiện giúp họ tín tâm Tam Bảo ngày càng tăng trưởng.

Ý nghĩa thứ hai

Đối với những người cùng bần, thiếu thốn, đau khổ, cô độc, đó là những người dễ bị đời bỏ quên. Cuộc đời của họ làm người nhưng không hưởng gì được cái tính cách của người. Họ sống trong cảnh ảm đạm, trong hiu hắt, trong cô độc, ít ai nghĩ tới. Cuộc đời của họ sống trong bóng tối, không thấy ánh sáng mặt trời, chẳng ai đoái hoài đến họ. Với tấm lòng từ bi, với ánh sáng trí tuệ của đức Phật, Anh đã tiếp tay với Phật, đã tiếp tay với các vị Bồ-tát để thực hành lợi thađức Phật đã canh cánh răn dạy hàng đệ tử xưa nay.

Ý nghĩa thứ ba

Anh nêu lên tấm lòng từ thiện để nhắc nhở mọi người: Chính lòng từ thiện mới đem lại an lạc cho xã hội. Nếu đời thiếu lòng từ thiện thì đời sẽ sụp đổ, nếu thành phần xã hội hoặc bất kỳ con người nào mà thiếu tấm lòng từ thiện ấy, chắc không sớm thì muộn thành phần ấy hoặc con người ấy sẽ hư đốn, khốn cùng. Do đó, chính việc làm của Anh nhắc nhở cho họ nhớ lại, là phát khởi lòng từ thiện, cùng tiếp tay với Anh làm việc thiện để cuộc đời bớt khổ

Ý nghĩa thứ tư

Mặc dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Anh vẫn tiếp tục làm từ thiện không bỏ. Lúc mưa, lúc nắng, lúc lạnh, lúc ráo, lúc thuận, lúc nghịch, Anh không bận lòng để ý tới. Anh chỉ biết để tâm tới việc làm từ thiện, giúp ích cho những người cô độc, đau khổ, Anh chỉ biết tới một chuyện đó thôi. Vì lẽ đó nên những việc từ thiện của Anh có nhiều kết quả. Chứ nếu làm từ thiện mà vì cái danh, vì cái lợi, lung lạc, sai khiến, quyến rũ, dối gạt người khác, hoặc chỉ vì một chút gì trong đó không đúng đắn, không rõ ràng và không lớn lao, chắc chắn Anh đã không tiếp tục được công việc từ thiện bền vững cho tới ngày Anh nhắm mắt.

Ý nghĩa thứ năm

Làm việc từ thiện của Anh tức là làm cho người có của hay không có của, người sống có gia đình với người sống cô độc xích gần lại với nhau. Cuộc đời sở dĩ đau khổ vì miếng cơm manh áo, vì nghèo khó, vì kiếp người phải sanh, lão, bệnh, tử của chúng sinh không thoát ly ra được đã đành, nhưng cũng còn nhiều nỗi đau khổ vì sự bất đồng, người có học khinh khi người ngu dốt, người giàu thì quá giàu, nghèo thì quá nghèo. Sự bất công đó cũng là một nạn của chúng sanh gây đau khổ cho nhau thì việc thiện của Anh chính là một gạch nối để làm cho người giàu, nghèo xích lại gần với nhau, biết tới nhau, giảm bớt sự bất công.

Ý nghĩa thứ sáu

Anh đi làm từ thiện, nhưng không phải chỉ đem tiền, gạo đến phát không cho kẻ khác, mà Anh còn đem những lời lẽ êm ái, dịu dàng, giáo lý của đạo Phật để khuyên răn dạy bảo, để cởi mở nỗi lòng đau khổ, để khuyên nhủ họ bỏ bớt vô minhtham ái của họ nữa.

Có những lần thỉnh thoảng Anh đến tặng quà cho chúng tôi, chúng tôi nói rằng: "Thôi! Anh nên để lễ vật này giúp cho những người nghèo khó", thì Anh nói rằng: "Chính con có làm được việc từ thiện này cũng là nhờ biết được Tam Bảo, noi gương Tam Bảo con mới làm được. Cho nên, con không thể không cúng dường Tam Bảophụng sự chúng sanh được. Thứ nữa, chúng sanh đau khổ vì còn tâm tham ái vô minh, vì ngã mạn, vì chấp tướng cho nên mới đau khổ, mong rằng chư Tăng chú nguyện cho chúng sanh vơi bớt sự đau khổ, vơi bớt sự chấp tướng, vơi bớt ngã mạn vô minh để cho họ được thoát khổ. Cho nên con phải làm cả hai".

Có những lần Anh lên cúng dường chúng tôi, với một sự thành kính, Anh tác bạch như thế này: "Chúng con xin đem cái tâm vô ngã cúng dường lên chư Tăng, mong chư Tăng chú nguyện cho chúng sanh được vơi niềm đau khổ".

Anh cúng dường với tâm vô ngã, đủ biết rằng việc làm từ thiện của Anh không phải làm từ thiện với sự trước tướng, dính vào tâm hữu lậu, chấp tướng là mình, là ta: Ta là người cho, còn kia là người nhận, nhưng chính Anh làm từ thiện như một pháp tu theo tinh thần vô lậu, vô ngã, thực hành, sống với tinh thần vô ngã, tức là tu tập đúng theo chánh pháp, như kinh Kim Cang phật dạy:

"Dĩ vô ngã, vô nhơn, cô chúng sanh, vô thọ giả, tu nhứt thiết thiện pháp tức đắc A-nâu-đa-la-tam-miêu-tam-bồ-đề". Đem cái tâm vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả mà tu các thiện pháp thì sẽ thành quả giải thoát lớn lao. Do đó, việc hành thiện của Anh không phải chỉ là một việc hành thiện bề ngoài, hành thiện hình thức mà Anh đã hành thiện chính từ trong thân tâm, hành thiện như vậy đã đi vào lòng sự sống của mọi người từng được Anh giúp đỡ.

Cho nên, có những người khi thiếu thốn, Anh tới giúp đỡ, họ nhận; nhưng khi họ làm ăn đủ rồi, Anh tới giúp đỡ họ từ chối và nói lời cảm ơn rằng: "Thôi! Tôi nhờ Bác giúp nay tạm có đủ ăn, được rồi! Xin Bác đem của nầy giúp cho những người khác còn đang thiếu thốn". Đó chính là cái việc hành thiện của Anh, không phải đem của đi cho không. Bởi vì nếu đem của đi cho không mà thiếu pháp thí, thì cũng có thể làm tăng thêm lòng tham cho con người nhận thí. Họ sẽ tham của bố thí đó, có một muốn hai, có hai muốn ba, có ba muốn bốn, muốn mãi không vừa. Sỡ dĩ họ biết được như thế là nhờ có pháp thí của Anh. Nhờ có được pháp thí có thể giúp tỉnh ngộ và tự chính họ xả bớt được lòng tham lam của họ. Cho nên, họ nhận nơi Anh không những chỉ hận tiền, nhận của, nhận áo, nhận cơm, mà còn nhận nơi Anh những lời Pháp hiền dịu, hòa nhã, làm thay đổi được cuộc đời của họ về mặt vật chất cũng như tinh thần, đó là một đặc điểm. Tôi mong rằng công hạnh từ thiện đó của Anh sẽ còn mãi trong lòng mọi người đã hoặc chưa có duyện gặp Anh, như câu:

"Cuộc đời sắc sắc không không,
Trăm năm còn lại tấm lòng Từ bi"

Cuộc đời rốt cuộc rồi cũng chẳng còn gì hết, không bố thí rồi cũng thế thôi. "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Đã có tướng thì đều làm tạm bợ mong manh, dù có muốn giữ nó lại, lấy dây mà ràng buộc lại, để cho nó đừng tiêu tan cũng không thể làm được. Lấy chức quyền, chức tước mà buộc nó lại cũng không thể giữ được. Hễ đã có tướng thảy đều hư vọng, chỉ có tấm lòng từ bi là khôg hư vọng mà thôi. Bởi vì tấm lòng từ bi là mẹ hiền nuôi nấng tất cả chúng sanh, tấm lòng từ bi là nước cam lồ rưới mát tất cả chúng sanh. Tấm lòng từ bi là ánh sáng mặt trời, chiếu sáng cho tất cả chúng sanh. Cho nên, tấm lòng từ bi còn thấm đượm mãi trong lòng mọi người để cho pháp giới chúng sanh đều an bình. Nếu tấm lòng từ bi không còn, chúng sanh sẽ chết hoặc sống mà đau khổ gần như chết và thế giới sẽ sụp đổ. Do đó mà tất cả đều sẽ chịu sự tan rã, biến hoại, vô thường, chỉ có tấm lòng từ bi là còn mãi trong lòng con người không mất đi được.

Anh đã học đuợc tấm lòng từ bi đó nơi đức Phật, đã thực hành hạnh từ bi đó qua bao năm tháng, không kể khó khăn, không tính toán hơn thua, không chấp ngã, không chấp nhơn. Tấm lòng từ bi ấy của Anh bây giờ vẫn còn ghi lại trong tâm tôi, trong tâm bao nhiêu người khác, trong tâm những người thân thuộc, những ngưòi đồ đệ của Anh. Tôi mong rằng sự ra đi của Anh chỉ là một sự đổi thay sắc thân giả huyễn, còn tinh thần của Anh hãy là một tinh thần còn giúp ích, còn làm gương mẫu cho những người khác thực hành công hạnh từ thiện, đúng như Anh

Tôi biết trong khi sanh tiền, có những người trong sự hành thiện theo Anh, nhưng đã không hiểu đúng tinh thần của Anh. Không thấy được tấm lòng cao cả của Anh, cho nên có một phần nào lầm lạc, tưởng làm như Anh, nhưng kỳ thực ngược lại tinh thần từ thiện nói chung và với Anh nói riêng. Tôi mong rằng: Từ nay trở đi, sự lệch lạc ấy không còn nữa để trở về với sự hành thiện trong sạch, đúng đắn, sáng suốt đúng theo tinh thần Phật giáo như Anh. Có được như vậy thì việc hành thiện này dầu anh qua đời nhưng vẫn còn tiếp tục tốt đẹp. Được như thế. Tôi chắc chắn trong giờ phút này, Anh sẽ mãn nguyệnthanh thản ra đi.

Giờ đây trước ngôi Tam Bảo, xin Anh thành tâm hướng về Tam Bảo một lần nữa để quy y Tam Bảo hầu luôn luôn giữ tâm niệm của mình gắn chặt với Tam Bảo. Dầu ở đời này hay ở đời khác, ở kiếp nọ hay kiếp kia, Anh vẫn đi trong ánh sáng của Tam Bảo, tức là đi trong đường lối giải thoát khỏi vô minh, đau khổ.

Tôi thành tâm cầu nguyện Anh luôn luôn tự tại với chơn tâm của mình

Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A-di-đà Phật.

20. Hộ niệm Hương linh Như Phước Tôn Nữ Thị Nhơn

Năm tháng phủ sinh dệt kiếp người,
Cuộc đời như thể áng mây trôi,
Buông tay nhẹ gót về theo Phật,
Chín phẩm đài sen toả sáng ngời.

Hương linh Phật tử Như Phước!

Trong khoảng khắc biến thành thiên thu này, Hương linh đã xả bỏ huyễn thân ở cõi Ta-bà để theo Phật. Cho biết, thế gian vô thường, muôn vật đều hư huyễn, chỉ có chơn tâm thường trụ bất biến. Sống thuận theo chơn tâm thì được giác ngộ giải thoát, nghịch lại chơn tâm thì sinh diệt khổ đau.

Hương linh nhờ có túc duyên thác sanh Nhơn đạo làm con thảo, làm mẹ hiền; vừa làm mẹ, vừa làm bà nội, nuôi nấng dạy bảo con cháu khôn lớn trưởng thành: Thành thân, thành tài và thành đức..., sống trong một tình thương yêu đùm bọc, thuận hòa trên dưới, luôn luôn gần gũi thân mật. Dầu sống trên cõi đời vô thường, nhưng Hương linh được sống một tâm thường tại. Dầu sống giữa phong ba bão táp, đủ mọi thứ xảy ra trên đời, nhưng Hương linh vẫn một lòng tin Tam Bảo, gìn giữ tâm và thân được yên lành, tránh mọi sự rối rắm, là nhờ phúc đức, nhờ đạo tâm từ thiện của Hương linh đã vun bồi, xây dựng bấy lâu nay.

Ở đời không có gì quý bằng tâm từ thiện. Muôn việc đều do tâm sinh ra. Nếu tâm ác thì tạo thành cảnh ác, chắc chắn sẽ thọ quả báo đau khổ; tâm lành thì tạo cảnh lành, ắt sẽ đuợc kết quả an vui. Nhân quả hiện tiền trước mắt. Biết sống theo nhân quả, tránh dữ làm lành, luôn được hưởng điều an lạc, chính Hương linh đã biết sống như vậy. Lại nữa, nhờ duyên lành gặp ngôi Tam Bảo, làm đệ tử Phật nên Hương linh đã gần gũi Tam Bảo, nghe theo lời đức Phật dạy bảo, nhờ những lời giác ngộ giải thoát như vậy mà tâm hồn Hương linh đã sống một cuộc đời chan hòa với tất cả mọi người và con cháu. Do đó mà con cháu được ân hưởng rất nhiều và lúc còn sống cũng như khi qua đời, Hương linh luôn luôn được sự thương yêu, kính mến. Đó là cái phúc quả hiện tiền mà cũng là tư lương để cho Hương linh ở cõi này đi qua cõi khác.

Hôm nay, trong giờ phút ngàn năm một thuở, giây phút sẽ biến thành thiên thu, vì niệm tình thương cảm Hương linh đã có tâm vì đạo, đã biết sống một cuộc đời an lành thánh thiện, nên chư Tăng gia tâm hộ niệm cho Hương linh, bất cứ ở cảnh giới nào cũng được gần ngôi Tam Bảo, bất cứ ở cảnh giới nào cũng được tự tại an vui. Đó là điều cầu mong của chư Tăng hôm nay. Mong rằng Hương linh luôn luôn giữ niềm tin quy kính Tam Bảo, luôn làm đệ tử Phật, giữ trọn Tam quy Ngũ giới, và cũng chính nhờ phước duyên này mà Hương linh sẽ chuyển nghiệp vãng sanh, tu hành Thánh quả, giải thoát giác ngộ, tự tại yên vui trong nhiều kiếp về sau.

Giờ phút ngàn năm vĩnh biệt này, mặc dầu thể xác Hương linh tuy có xa, nhưng tâm nguyện luôn luôn giao cảm, bất cứ ở phương trời nào, tâm tư đều có một niềm cảm ứng lẫn nhau, Hương linh đã phát thiện tâm chánh niệm, luôn luôn giữ chánh niệm với thiện tâm áy, nhờ vậy mà Hương linh chắc chắn sẽ được siêu sanh Lạc quốc. Đối trước Hương linh trong giây phút linh thiêng này, chư Tăng thành tâm hộ niệm cho Hương linh đạt thành phúc quả.

Giờ đây Hương linh hãy đối trước Tam Bảo phát nguyện quy y, để giữ niệm chơn chánh mà phát khởi tín tâm của mình, luôn luôn không bao giờ thay đổi. Cầu nguyện cho Hương linh cao đăng Phật quốc.

Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A-di-đà Phật

-HẾT-

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3883)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3061)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 6864)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 5579)
Emily Elizabeth Dickison là nhà thơ lớn của Mỹ trong thế kỷ thứ 19. Bà sống phần lớn cuộc đời trong cô độc.
(Xem: 3885)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3047)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 12005)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 5109)
Ai đã truyền Việt Nam Phật Giáo qua Trung Quốc: Khương Tăng Hội, người Việt Nam. Vào năm nào: năm 247 tây lịch.
(Xem: 3826)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 9097)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(Xem: 7317)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 27052)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
(Xem: 5864)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5584)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 6096)
Ai trói buộc mình? Không biết có bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi đó với chúng ta chưa? Đến chùa học pháp hay đi tu chỉ để cầu giải thoát. Mục đích tu hoặc xuất gia là cầu giải thoát sinh tử. Giải thoát có nghĩa là mở, mở trói ra. Cầu giải thoát là đang bị trói. Nhưng ai trói mình, cái gì trói mình? Khi biết mối manh mới mở được.
(Xem: 5568)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5439)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7741)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 4744)
Nguyệt San Chánh Pháp Số 84 Tháng 11/2018
(Xem: 12009)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 21804)
Tác giả: Diệu Hạnh Giao Trinh sưu tầm và kể chuyện, Nguyễn Minh Tiến hiệu đínhgiới thiệu
(Xem: 6468)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 7413)
Một bản dịch về Thiền Nhật Bản vừa ấn hành tuần này. Sách nhan đề “Thiền Lâm Tế Nhật Bản” của tác giả Matsubara Taidoo. Bản Việt dịch do Hòa Thượng Thích Như Điển thực hiện.
(Xem: 6691)
Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...
(Xem: 6268)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 8524)
THIỀN QUÁN VỀ SỐNG VÀ CHẾT - Cẩm Nang Hướng Dẫn Thực Hành - The Zen of Living and Dying A Practical and Spiritual Guide
(Xem: 6045)
Mùa An Cư Kiết Hạ năm 2016 nầy tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 67 để sang năm 2017 xuất bản với nhan đề là "Nước Mỹ bao lần đi và bao lần đến"
(Xem: 5687)
Người đứng mãi giữa lòng sông nhuộm nắng, Kể chuyện gì nơi ngày cũ xa xưa, Con bướm nhỏ đi về trong cánh mỏng, Nhưng về đâu một chiếc lá xa mùa (Tuệ Sỹ)
(Xem: 14168)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20173)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6847)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6818)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6381)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 6474)
Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lãng đãng quyện nơi thư phòng..
(Xem: 6003)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng
(Xem: 7395)
Nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, lại thêm nước từ đập thủy điện ồ ạt xả ra. Dân không được báo trước.
(Xem: 7362)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dươnglưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoátgiác ngộ cho...
(Xem: 8490)
Là người mới bắt đầu học Phật hoặc đã học Phật nhưng chưa thấm nhuần Phật pháp chân chính, chúng tôi biên soạn...
(Xem: 6452)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 6843)
Bắt đầu vào hạ, trời nóng bức suốt mấy ngày liền. Bãi biển đông người, nhộn nhịp già trẻ lớn bé. Những chiếc...
(Xem: 10458)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19778)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 30164)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
(Xem: 16163)
Tập sách do Minh Thiện và Diệu Xuân biên soạn
(Xem: 19565)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11040)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 14286)
Đọc “Dấu Thời Gian” không phải là đọc sự tư duy sáng tạo mà là đọc những chứng tích lịch sử thời đại, chứng nhân cùng những tâm tình được khơi dậy trong lòng tác giả xuyên qua những chặng đường thời gian...
(Xem: 7737)
Báo Chánh Pháp Số 48 Tháng 11/2015
(Xem: 10458)
Nguyệt san Chánh Pháp Tháng 10 năm 2015
(Xem: 7914)
Báo Chánh Pháp Số 46 Tháng 9/2015 - Chuyên đề Vu Lan - Mùa Báo Hiếu
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant