Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Một cử chỉ khó quên

14 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 5642)
4. Một cử chỉ khó quên


4/ Một cử chỉ khó quên

Như mọi Chủ nhật, sáng nay đang làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, tôi nhìn ra cửa và thấy Hòa thượng Thích Thanh Kiểm cùng với một vị sư người Nhật từ trong nhà khách của Trường Cơ bản Phật học bước ra, theo sau là một đoàn người. Tôi nhận ra ngay đây là phái đoàn Phật giáo Nhật Bản sang thăm Việt Nam nhân dịp lễ Phật Ðản 2533 vừa qua. Thấy họ đang tiến về phía mình, tôi đoán là họ sẽ ghé vào thăm Thư viện nên đứng dậy chuẩn bị đón tiếp.

Ðúng như dự đoán, tôi ra chào đón và hướng dẫn đoàn vào tham quan Thư viện. Vì Hòa thượng Thanh Kiểm nói được tiếng Nhật nên đã giới thiệu trực tiếp với quý vị trong đoàn về kinh sách hiện có tại Thư viện. Trong lúc tham quan, dường như họ chú ý nhiều đến bộ Tục Tạng, Ðại Tạng của Trung Quốc và bộ Nam Truyền của Nhật Bản. Sau khi xem hỏi kỹ những bộ kinh này, đoàn dạo quanh một vòng gian ngoài rồi từ từ tiến sâu vào cuối phòng và dừng lại trước một tủ kính đựng kinh sách bằng chữ Hán loại cổ bản. Theo đề nghị của vị sư Nhật, Hòa thượng Thanh Kiểm mở cửa tủ và rút ra quyển “Giới Ðàn Tăng” đưa cho họ xem. Một ông cư sĩ Nhật lấy sổ tay ra vừa hỏi vừa ghi chép. Sau khi xem sơ hình dáng quyển sách, vị sư trao lại cho tôi. Vì chồng sách quá chật nên khi cất vào chỗ cũ có hơi khó khăn. Ðể giữ phép lịch sưï trong lúc đoàn đang coi, tôi tạm để cuốn sách qua một bên rồi đứng về một phía. Tôi có tính hơi lạ là hễ khâm phục một quốc gia nào rồi, thì con người của quốc gia đó - không biết cá nhân họ như thế nào - khi qua Việt Nam tôi đều có cái nhìn thiện cảm. Do đó, sưï hiện diện của vị sư Nhật hôm nay khiến tôi chú ý rất nhiều. Vì thế một cử chỉ rất nhỏ của ông tôi đều không bỏ sót.

Trong lúc Hòa thượng Thanh Kiểm đọc những tên sách cho vị cư sĩ người Nhật chép, tôi ngạc nhiên thấy vị sư cứ chăm chú, thấp thỏm như muốn lấy một vật gì trong tủ. Có lẽ ngài muốn xem một cuốn sách nào khác, nhưng vì ngại nên không tiện hỏi chăng? Tuy nói chuyện trao đổi với nhau thật vui vẻ, nhưng thật lạ, chốc chốc vị sư lại đưa mắt nhìn về phía tủ kinh với dáng vẻ như chưa hài lòng một điều gì đó. Và khi Hòa thượng Thanh Kiểm mở tủ lấy ra một quyển sách khác theo đề nghị của ông cư sĩ Nhật, thì lập tức vị sư cũng định đưa tay vào tủ. Rồi vì Hòa thượng Thanh Kiểm đã lấy sách ra nên vị sư bèn rụt tay trở lại. Thấy thế tôi càng thắc mắc và định nhờ người thông dịch hỏi xem vị sư cần coi quyển sách gì, tôi sẽ lấy giúp, nhưng rồi lại thôi.

Sau khi trao đổi với nhau đã thỏa mãn, Hòa thượng Thanh Kiểm cất quyển sách vào chỗ cũ, đóng cửa tủ lại chuẩn bị trở ra. Lúc này vị sư Nhật mắt vẫn không rời tủ kinh và bỗng nhiên ngài đưa tay khẽ mở tủ, rút ra quyển Giới Ðàn Tăng mà tôi để tạm qua một bên khi nãy, cố gắng nhét vào đúng chỗ của nó. Tôi chợt lặng người trước cử chỉ rất bình thường mà đáng phục này và tìm ra lời đáp. Cũng như tôi trước đó, vị sư loay hoay mãi vẫn không nhét được. Tôi thấy vậy liền đỡ lấy quyển sách và làm nhiệm vụ của mình. Ðợi khi quyển Giới Ðàn Tăng trở về đúng vị trí cũ vị sư Nhật mới cất bước, lúc này trên gương mặt đạo mạo của ông hiện lên những nét vui tươi thỏa mãn. Trước đây tôi chỉ nghe về đất nước và con người Nhật Bản. Hôm nay tôi mới thấy và hiểu họ nhiều hơn.

Cử chỉ của vị sư Nhật đã gợi nhớ lại trong tôi kỷ niệm thời niên thiếu khi còn ở tại gia. Ông thân tôi có tính sạch sẽ, mỗi khi đi làm về tới nhà thấy đồ đạc bừa bãi hoặc dơ bẩn, ông liền tự tay đi thu dọn. Tuy nhiên, không phải việc làm ấy của ông dễ dàng để chúng tôi quen thói lười biếng. Cứ mỗi lần như vậy, vừa làm ông vừa “lẩm bẩm” rất khó chịu. Thế rồi để khỏi bị “giáo dục”, cứ mỗi lần ông sắp đi làm về, chúng tôi đều phải lo dọn dẹp trong nhà cho thật gọn sạch. Và bây giờ đến lượt tôi, có lẽ đã thấm nhuần tính sạch sẽ đó, nên mỗi lần về chùa, thấy bừa bãi lại cũng... lẩm bẩm và rồi tự tay đi dọn theo thói quen “cha truyền con nối”.

Khi xuất gia tôi cũng đã ghi sâu câu “lấm rửa lệch kê” mà thầy đã huân tập hàng ngày cho tôi. Mỗi lần đứng dậy mà không xếp ghế lại chỗ cũ là bị rầy. Ði ngang qua một vật gì thấy lệch xéo mà không chỉnh đốn lại ngay ngắn là bị la v.v... Ðại để lấy câu “lấm rửa lệch kê” làm phương châm hành động. Nếu sai cứ bị nghe “thuyết pháp” dài dài. Và để trở thành thói quen, tôi cũng phải dày công “tu luyện”. Thật ra, thói quen ấy là kết quả của sự sợ bị “chỉnh” chứ chẳng phải tu luyện gì cả.

Suy mình ra người. Ðể có được một cử chỉ rất bình thường như vị sư Nhật vừa qua, theo tôi không phải ngẫu nhiên, mà chính là một thói quen đã được rèn luyện lâu ngày. Từ điều này tôi liên tưởng đến các Thiền sư, những vị đã hoàn toàn làm chủ lấy mình, hẳn mỗi nụ cười, mỗi cái nhìn, mỗi cử chỉ... đều tỏa ra sưï bình an, tự tạituyệt hảo. Ôi, ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của Ðức Phật đâu phải chuyện hão huyền!

Vị sư Nhật đã rời khỏi Thư viện và sẽ trở về nước trong nay mai. Chắc chắn thời gian sẽ làm phai mờ hình ảnh vị sư trong ký ức tôi, nhưng cử chỉ đáng quý ấy sẽ mãi mãi khắc sâu vào tận đáy lòng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26620)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19989)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18190)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32831)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18785)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31624)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32550)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20132)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26314)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20315)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23891)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15112)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15021)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant