Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

8. Chắp tay xá chào

14 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6532)
8. Chắp tay xá chào


8/ Chắp tay xá chào

Thành, một bé trai khoảng hơn hai tuổi, có gương mặt sáng và đôi mắt đen huyền rất kháu khỉnh. Một vài cô Phật tử gần nhà thỉnh thoảng đưa bé qua chùa chơi. Mỗi lần gặp tôi Thành đều kêu “Thầy” và chắp tay xá chào theo sự chỉ dẫn của người lớn.

Một hôm, tôi đang trên đường về chùa bằng xe đạp, bé Thành từ trong nhà đang lững thững đuổi theo chú chó con, nên không thấy xe tôi đang chạy tới. Lúc ấy những người gần đó thấy vậy la lên, bé hoảng hồn đứng khựng lại và tôi cũng vừa thắng xe kịp. Thành nhìn lên gặp tôi liền kêu “Thầy” rồi chắp tay xá xá trước sự ngạc nhiên đến phát cười nhưng đầy trìu mến của những người quanh đó. Cái cử chỉ chắp tay chào của chú bé có khác gì những lần trước đâu, thế mà hôm nay sao lại dễ thương đến lạ!

Nhớ lại năm mười hai tuổi, tôi theo mẹ đến một Tịnh xá nhân dịp lễ hội. Khi gặp nhà sư, mẹ tôi chắp tay cúi đầu chào và kèm theo câu “Mô Phật”. Tôi thấy lối chào sao mà ngồ ngộ khác thường. Lúc ấy mọi điều mắt thấy tai nghe đối với tôi đều mới lạ cả. Từ ngôi tịnh xá hình bát giác mái nhọn với tượng Phật Thích Ca ngồi uy nghiêm, đến những căn nhà nhỏ bằng ván hình vuông, mái lá xinh xinh bao quanh khuôn viên (sau này tôi mới biết đó là “cốc” nơi quý sư ở). Từ cây Bồ đề sừng sững tàn lá sum suê che mát trước sân, đến dáng dấp các vị sư trong mảnh y vàng phất phới tung bay, đã gợi cho tôi những thiện cảm đầu đời về đạo. Trong lúc quan sát, tôi thấy một vị sư từ ngoài cổng đi vào tịnh xá, quảy lủng lẳng bên hông một cái túi, trong đó đựng một quả bát để nhà sư dùng cơm, đầu phơi nắng, chân không mang dép, dáng vẻ thật ung dung tự tại. Vị sư trụ trì từ trong cốc đi ra. Họ chắp tay trước ngực cúi chào nhau rất cung kính. Vị sư chủ cũng đáp lễ theo. Nhìn cử chỉ chào của hai vị sư sao mà khiêm tốn và chân thành quá. Họ chào nhau không chỉ là hình thức xã giao lấy lệxuất phát bằng tất cả tấm lòng. Ngày nay hồi tưởng lại, tự nhiên niềm kính phục nhà sư cứ tràn lên trong tôi. Và cũng chính những ấn tượng ấy đã ảnh hưởng sâu đậm đến tương lai đời tôi.

Lúc mới vào trường học, tôi được dạy khoanh tay chào khi gặp thầy cô giáo, phải đứng dậy khi thầy giáo vào lớp. Có điều lạ là các thầy giáo gặp nhau không khoanh tay chào như chúng tôi vẫn chào thầy, mà lại bắt tay. Hồi đó tôi có ý nghĩ hết sức trẻ con. Tại sao các thầy không khoanh tay chào nhau cũng giống như quý sư ở Tịnh xá. Sư chào sư cũng chắp tay, mà Phật tử chào sư cũng tay chắp! Lớn lên, theo dõi thời sự qua màn ảnh truyền hình, tôi rất lấy làm lạ về lối chào của một số nước phương Tây. Họ gặp nhau bất kể nam nữ, già trẻ đều ôm hôn “chóc chóc” đủ cả hai bên má. Nhìn họ hôn hít nhau giữa đường giữa chợ như vậy tôi lấy làm “mắc cỡ” giùm.

Ngày nay, khi tâm trí khai thông, tôi không thấy cách chào ấy là kỳ cục nữa mà còn cho đó là nét văn hóa đặc thù của một dân tộc. Càng hiểu về văn hóa, tôi càng muốn được trông thấy những cái hay cái lạ của từng địa phương. Theo tôi, văn hóa là những nét đẹp mà người ta tìm thấy ở một dân tộc hay một tôn giáo khác mà mình không có. J.H. Fichter, giáo sư xã hội học, đã nói: “Chính qua văn hóa người ta mới tìm thấy ý nghĩamục đích của nếp sống vừa cá nhân vừa xã hội”. Sở dĩ ngày nay người ta dám bỏ ra một số tiền lớn để đi du lịch, cũng chỉ vì muốn tận mắt chứng kiến phong tục tập quán ở những nơi khác mình.

So sánh với lối chào khác, tôi thấy đạo Phật có lối chào rất đẹp. Khi chào nhau, người Phật tử chắp hai bàn tay lại như một búp sen. Mà đặc tính của sen là: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Như vậy người Phật tử chắp tay chào nhau, ngoài phép tắc xã giao còn thầm nhắc nhở nhau: Hãy sống một đời trong sạch như sen nở ngát hương thơm nơi bùn lầy nước đục. Thật quý hóa thay, một biểu tượng cao đẹp xuất phát từ những tâm hồn cao đẹp. Ðúng như Fichter đã nhận xét: “Một xã hội ra sao là do văn hóa tạo nên”.

Thế mà lâu nay tôi vẫn coi thường cách chào và cho đó chỉ là bổn phận: Phật tử chào thầy, hoặc thầy nhỏ chào thầy lớn. Do quan niệm như thế, có lần một thầy trẻ tuổi đến viếng chùa, tôi thấy mình lớn nên chờ vị ấy chào trước, nhưng trớ trêu thay vị ấy (có lẽ cũng thấy mình lớn) và chờ tôi chào trước. Cuối cùng, vì lịch sự tôi giơ tay lên chào (theo kiểu nhà binh) và vị ấy cũng vậy. Sau đó chúng tôi tiến hành bắt tay nhau! Nghĩ lại, tôi thấy mình hành động thật kỳ dị. Người ta thường nói càng học rộng càng có văn hóa cao. Còn tôi tự nhận xét thấy mình càng tu “cao” càng có nhiều “ngã’. Trong khi đạo Phật chủ trương “Vô ngã” mà tôi chẳng “Vô” một tí nào cả. Nếu ai cũng tăng trưởng cái “ngã” kiểu này thì có nguy cơ thế tục hóa mất. Sau này khi đọc Kinh Pháp Hoa đến phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, biết ngài chuyên môn đi lạy mọi người để cầu mong họ thành Phật, tôi càng cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

Ðã hiểu văn hóa là sản phẩm của con người, con người ra sao thì văn hóa thế ấy và nhìn cách sinh hoạt của một đoàn thể, người ta biết được trình độ văn hóa thấp cao. Sự biến chất của văn hóa là kết quả tất yếu của một đoàn thể tha hóa.

Người lớn chúng ta thường giành quyền hơn so với trẻ con, nhưng có cái thua xa trẻ con mà không biết. Ðiển hình có những Phật tử khi đến chùa thì chắp tay chào quý thầy, nhưng lúc gặp ngoài đường lại gật gật gù gù. Phải chăng chúng ta chưa biết tự hào về nét đẹp của lối chắp tay chào hay vì cái “ngã” quá to? Và mến thương làm sao cái cử chỉ chắp tay chào rất tự nhiên của bé Thành trước cái nhìn trìu mến của biết bao cặp mắt người lớn. 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26627)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19994)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18193)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32839)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18786)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31640)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32563)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20137)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26320)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20322)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23786)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23902)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15119)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15024)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant