Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần Hai

17 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6535)
Phần Hai


J. KRISHNAMURTI 
KRISHNAMURTI ĐỘC THOẠI
GHI CHÉP CUỐI CÙNG CỦA ÔNG

Lời dịch: Ông Không - Bản dịch 2006 – Hiệu đính 2008

2

Thứ tư, ngày 20 tháng 4 năm 1983

Ở ngọn của mỗi chiếc lá, những chiếc lá lớn và những chiếc lá nhỏ xíu, có một giọt nước lóng lánh dưới ánh mặt trời giống như một viên đá quý đặc biệt. Và có một cơn gió nhẹ nhưng cơn gió đó không có cách nào quấy rầy hay làm tan biến giọt nước đó trên những chiếc lá kia mà đã được rửa sạch sẽ bởi cơn mưa vừa qua. Một buổi sáng rất yên tĩnh, đầy hân hoan, an bình, và có phước lành trong không gian. Và khi chúng ta nhìn ngắm ánh sáng lấp lánh trên mỗi chiếc lá sạch, quả đất bỗng nhiên đẹp lạ thường, bất kể những sợi dây điện báo và những cái cột xấu xí của chúng. Dù có tất cả mọi huyên náo của thế giới, quả đất thật trù phú, vĩnh cửu, bao dung và dẫu rằng có những trận động đất đó đây, tàn phá khủng khiếp, quả đất vẫn còn đẹp đẽ. Người ta không bao giờ trân trọng quả đất nếu người ta không thực sự sống cùng nó, làm việc cùng nó, đặt bàn tay của người ta trong bụi bặm, nhấc những hòn đá và tảng đá to lớn – người ta không bao giờ tận hưởng được cảm giác lạ lùng khi ở cùng quả đất, những bông hoa, những cái cây khổng lồ và cọng cỏ mạnh mẽ và những hàng dậu dọc theo con đường.
 Mọi sự vật đều sinh động sáng hôm đó. Khi chúng ta nhìn ngắm, có một cảm giác hân hoan vô tận và bầu trời xanh, mặt trời đang chầm chậm ra khỏi những quả đồi và có ánh sáng. Khi chúng ta nhìn ngắm con chim nhái giọng trên sợi dây điện, nó đang đùa giỡn trong trò chơi của nó, nhảy lên cao, nhào lộn, sau đó quặp xuống lại đúng nơi cũ trên sợi dây điện. Khi chúng ta nhìn ngắm con chim đó đang tự mình tận hưởng niềm vui, nhảy nhót trong không gian và sau đó quặp xuống theo vòng tròn, hòa cùng những tiếng kêu lanh lảnh của nó, niềm thích thú sự sống của nó, chỉ có con chim đó hiện hữu, người quan sát không hiện hữu. Người quan sát không còn ở đó, chỉ còn con chim, màu xám và trắng, cùng một cái đuôi khá dài. Nhìn ngắm đó không còn mọi chuyển động của tư tưởng, nhìn ngắm sự náo động của con chim đang nô đùa một mình.
 Chúng ta không bao giờ nhìn ngắm lâu cả. Khi chúng ta nhìn ngắm bằng kiên nhẫn vô hạn, nhìn ngắm không còn ý thức của người quan sát, nhìn ngắm những con chim kia, những giọt nước nhỏ xíu trên những chiếc lá đang run rẩy, những con ong và những bông hoa và hàng dài những con kiến, lúc đó thời gian ngừng lại, thời gian có một kết thúc. Người ta không thư thả để nhìn ngắm hay kiên nhẫn để nhìn ngắm. Người ta học hỏi được nhiều điều khi nhìn ngắm – nhìn ngắm con người, dáng điệu họ bước đi, câu chuyện của họ, những cử chỉ của họ. Bạn có thể hiểu rành rọt tánh tự cao của họ, hay sự cẩu thả của thân thể riêng của họ. Họ dửng dưng, họ không chút động lòng.
 Có một con đại bàng đang bay cao trong không gian, đảo vòng không cần đập cánh, được mang đi bởi luồng không khí ra khỏi những quả đồi và mất hút. Nhìn ngắm, học hỏi: học hỏithời gian nhưng nhìn ngắm không có thời gian. Hay khi bạn lắng nghe, lắng nghe không có mọi diễn giải, không có mọi phản ứng, lắng nghe không có mọi thành kiến. Lắng nghe tiếng sấm đó trên bầu trời, tiếng sấm vang rền lượn giữa những quả đồi. Người ta không bao giờ lắng nghe trọn vẹn, luôn luôn có ngắt đoạn. Nhìn ngắm và lắng nghe là một nghệ thuật tuyệt vời – nhìn ngắm và lắng nghe không có mọi phản ứng, không có mọi ý thức của người nhìn ngắm và người lắng nghe. Bằng nhìn ngắm và lắng nghe chúng ta học hỏi vô hạn nhiều hơn bất kỳ quyển sách nào. Sách báo cần thiết, nhưng nhìn ngắm và lắng nghe mài bén những giác quan của bạn. Vì, rốt cuộc ra, bộ não là trung tâm của tất cả những phản ứng, những tư tưởng và những hồi tưởng. Nhưng nếu những giác quan của bạn không tỉnh thức cao độ bạn không thể thực sự nhìn ngắm và lắng nghe và học hỏi, không chỉ hành động như thế nào nhưng còn về học hỏi, mà là mảnh đất màu mỡ trong đó hạt giống của điều tốt lành có thể thăng hoa.
 Khi có nhìn ngắm và lắng nghe rõ ràng, đơn giản này, lúc đó có một tỉnh táo nhận biếttỉnh táo nhận biết màu sắc của những bông hoa kia, đỏ, vàng,trắng, của những chiếc lá mùa xuân, những cái cuống thật non nớt, thật mỏng manh, tỉnh táo nhận biết bầu trời, quả đất, và những con người kia đang đi ngang qua. Họ đang liến thoắng nói chuyện theo con đường dài đó, không bao giờ thèm nhìn cây cối, những bông hoa, bầu trời và những quả đồi tuyệt vời. Thậm chí họ chẳng cần tỉnh táo nhận biết chuyện gì đang xảy ra quanh họ. Họ nói nhiều về môi trường, chúng ta phải bảo vệ thiên nhiên như thế nào và vân vân, nhưng có vẻ họ không tỉnh táo nhận biết vẻ đẹp và sự tĩnh lặng của những quả đồi và sự cao quí của một cái cây già cỗi lạ lùng. Thậm chí họ chẳng cần tỉnh táo nhận biết những tư tưởng riêng của họ, những phản ứng riêng của họ, và họ cũng chẳng thèm tỉnh táo nhận biết cách họ bước đi, quần áo họ mặc. Điều đó không có nghĩa rằng họ phải tự cho mình là trung tâm trong nhìn ngắm của họ, trong ý thức của họ, nhưng có nghĩa rằng chỉ tỉnh táo nhận biết.
 Khi bạn tỉnh táo nhận biết sẽ có một chọn lựa về việc làm cái gì, không làm cái gì, thích và không thích, những thành kiến của bạn, những sợ hãi của bạn, những lo âu của bạn, những hân hoan mà bạn đã nhớ, những vui thú mà bạn đã theo đuổi; trong tất cả sự việc này có sự chọn lựa, và chúng ta nghĩ rằng chọn lựa đó cho chúng ta tự do. Chúng ta thích sự tự do chọn lựa đó; chúng ta nghĩ rất cần thiết phải có tự do khi chọn lựa – hay là, nói đúng hơn, sự chọn lựa đó cho chúng ta một ý thức tự do – nhưng không có chọn lựa khi bạn thấy những sự vật rất, rất rõ ràng.
 Và điều đó dẫn chúng ta đến một tỉnh táo nhận biết không chọn lựa – tỉnh táo nhận biết không có bất kỳ thích hay không thích nào cả. Khi có tỉnh táo nhận biết thực sự không chọn lựa, chân thật, hồn nhiên, đơn giản này nó dẫn đến một yếu tố khác, chú ý. Chính từ ngữ đó có nghĩa là kéo dài thêm, giữ chặt lấy, bám vào, nhưng việc đó vẫn còn là hoạt động của bộ não, nó ở trong bộ não. Nhìn ngắm, tỉnh táo nhận biết, chú ý, ở trong lãnh vực của bộ não, và bộ não bị giới hạn – bị điều kiện bằng tất cả những phương thức của những thế hệ quá khứ, những cảm xúc, những truyền thống và tất cả những dại dột lẫn đức hạnh của con người. Vì thế tất cả hành động từ chú ý này vẫn còn bị giới hạn, và cái bị giới hạn hiển nhiên phải mang lại vô trật tự. Khi người ta đang tự suy nghĩ về bản thân từ sáng đến khuya – những lo âu riêng của người ta, những ham muốn, những đòi hỏi, những thành tựu riêng của người ta – tình trạng tự cho mình là trung tâm này, rất, rất bị giới hạn, bắt buộc phải tạo ra xung đột trong sự liên hệ của nó với một người khác, mà cũng bị giới hạn; phải có xung đột, phải có căng thẳng và những bực dọc thuộc nhiều loại, bạo lực liên tục của những con người.
 Khi người ta chú ý đến tất cả việc này, tỉnh táo nhận biết không chọn lựa, lúc ấy từ trạng thái đó bật ra thấu triệt. Thấu triệt không là một động thái của sự nhớ lại, sự tiếp tục của ký ức. Thấu triệt giống như một lóe lên của ánh sáng. Bạn thấy bằng rõ ràng tuyệt đối, tất cả những phức tạp, những kết cục, những nhiêu khê. Lúc ấy chính thấu triệt này là hành động, trọn vẹn. Trong đó không có những tiếc nuối, không đang nhìn lại, không cảm thấy lo âu, không phân biệt. Đây là thấu triệt rõ ràng, tinh khiếttrực nhận không còn mọi cái bóng của ngờ vực.
 Hầu hết mọi người chúng ta đều bắt đầu bằng chắc chắn và khi chúng ta già đi chắc chắn đó thay đổi đến không chắc chắnchúng ta chết cùng không chắc chắn. Nhưng nếu người ta bắt đầu bằng không chắc chắn, ngờ vực, tra xét, hỏi han, đòi hỏi, cùng nghi ngờ thực sự về cách cư xử của con người, về tất cả những nghi lễ tôn giáo và những hình ảnh của chúng và những biểu tượng của chúng, vậy thì từ nghi ngờ đó rõ ràng của chắc chắn đến. Khi có thấu triệt rõ ràng vào mấu chốt của bạo lực, ví dụ như thế, chính thấu triệt đó xóa sạch tất cả bạo lực. Thấu triệt đó ở bên ngoài bộ não, nếu người ta có thể nói như thế. Nó không thuộc thời gian. Nó không thuộc hồi tưởng hay thuộc hiểu biết, và vì thế thấu triệt đó cùng hành động của nó thay đổi ngay những tế bào của bộ não. Thấu triệt đó là tổng thể và từ tổng thể đó có thể có hành động, có lý lẽ, minh mẫn, hợp lý.
 Toàn chuyển động này từ nhìn ngắm, lắng nghe, đến sấm sét của thấu triệt, là một chuyển động; chuyển động đó không đang xảy ra cho nó từng bước một. Nó giống như một mũi tên xé gió. Và thấu triệt đó tự chính nó có thể cởi bỏ tình trạng bị điều kiện của bộ não, không phải nỗ lực của tư tưởng, mà là khẳng định, đang thấy sự cần thiết về điều gì đó; không có việc gì của tư tưởng sẽ mang lại sự tự do tổng thể khỏi tình trạng bị điều kiện. Tất cả việc này là thời giankết thúc của thời gian. Con người bị thời gian trói buộctrói buộc vào thời gian đó là chuyển động của tư tưởng. Vì thế nơi nào có một kết thúc đến tư tưởng và đến thời gianthấu triệt tổng thể. Chỉ ngay lúc đó có nở hoa của bộ não. Chỉ ngay lúc đó bạn có một liên hệ trọn vẹn với cái trí.
 
 
 

Thứ năm, ngày 21 tháng 4 năm 1983

Có một cabin thật cao giữa những quả đồi, hơi cách biệt dù có những cabin khác ở đó. Cabin này nằm giữa những cây già cỗi khổng lồ đẹp tuyệt vời, những cây tùng gỗ đỏ sequoia*. Một số trong những cây tùng này được nói rằng đã tồn tại từ thời Ai cập cổ xưa, có lẽ từ thời vua Ramses Đệ nhị. Chúng là những cây rất tuyệt vời. Vỏ của chúng có màu hoa hồngrực rỡ dưới ánh mặt trời ban mai. Những cây này không thể bị đốt cháy; vỏ của chúng chống lại lửa và bạn có thể trông thấy nơi những người da đỏ xa xưa nhóm lửa quanh cây; dấu vết nám đen của lửa vẫn còn ở đó. Chúng là những cây có kích cỡ rất to lớn, thân của chúng khổng lồ và nếu bạn ngồi rất yên lặng dưới chúng trong ánh ban mai, cùng mặt trời ở giữa những ngọn cây, tất cả những con sóc ở đó sẽ xuất hiện rất gần bạn. Chúng rất tọc mạch giống như những con chim giẻ cùi xanh, vì cũng có những con chim giẻ cùi nữa, màu xanh, những con chim màu xanh, luôn luôn sẵn sàng la mắng bạn, hỏi bạn tại sao lại ở đó, báo cho bạn rằng bạn đang quấy rầy vùng đất này và nên đi khỏi càng mau càng tốt. Nhưng nếu bạn vẫn giữ yên lặng, đang quan sát, đang nhìn ngắm vẻ đẹp của ánh mặt trời giữa những chiếc lá trong không khí tĩnh lặng, lúc đó chúng sẽ để bạn lại một mình, chấp nhận bạn giống như những con sóc đã chấp nhận.
 Không đúng mùa du lịch, vì thế những cabin trống không và bạn chỉ có một mình, và vào ban đêm rất tĩnh mịch. Và thỉnh thoảng những con gấu, và bạn nghe được thân thể nặng nề của 

* Tháng 9,1942, Krishnamurti ở một mình 3 tuần lễ trong một cabin ở công viên Sequoia National Park nơi ông hưởng niềm hạnh phúc ngây ngất. Chính trải nghiệm này ông đã nhớ lại trong bài đọc.
chúng dựa vào cabin. Đúng là một nơi hoàn toàn sơ khai, vì nền văn minh hiện đại vẫn chưa hủy hoại nó. Bạn phải đi những chuyến máy bay, vào rồi lại ra, bay lên cao và cao hơn, và cao hơn, cho đến khi bạn đến được cánh rừng cây tùng đỏ này. Có những con suối nhỏ ào ào chảy xuống dốc núi. Thanh thoát lạ thường khi ở một mình giữa những cái cây cao to lớn mênh mông này, cổ xưa vượt khỏi ký ức và vì thế hoàn toàn dửng dưng đến điều gì đang xảy ra trên thế giới, tĩnh lặng trong sức mạnh và sự trang nghiêm cổ kính. Và trong cabin này, được vây quanh bởi những cái cây già cỗi không tuổi tác, bạn chỉ có một mình ngày này qua ngày khác, nhìn ngắm, thực hiện những chuyến đi bộ lâu, hầu như không gặp gỡ bất kỳ ai. Từ độ cao như thế bạn có thể trông thấy những chiếc máy bay, ánh mặt trời, bận rộn; bạn có thể trông thấy những chiếc xe hơi giống như những con côn trùng nhỏ đang đuổi bắt nhau. Và ở đây trên cao chỉ có những con côn trùng thực sự lăng xăng bận rộn công việc hằng ngày của chúng. Có rất nhiều kiến. Những con kiến đỏ bò lên hai chân của bạn nhưng có vẻ không bao giờ chúng thèm quan tâm đến bạn.
 Từ cabin này bạn cho những con sóc ăn. Có một con sóc đặc biệt thường đến vào mỗi buổi sáng và bạn có một túi đậu phộng và bạn cho nó từng hạt một: nó sẽ nhét đầy vào miệng, bò qua bệ cửa sổ rồi đến cái bàn với cái đuôi như đám bụi vểnh lên, gần chạm vào đầu của nó. Nó sẽ lấy nhiều hạt đậu lột vỏ sẵn này, hay thậm chí thỉnh thoảng còn lấy cả những hạt chưa lột vỏ, và nhảy trở lại qua bệ cửa sổ xuống hàng hiên và chạy men theo khoảng đất trống vào một cái cây khô có một cái lỗ ở trong là nhà của nó. Nó sẽ đến có lẽ khoảng một tiếng đồng hồ hoặc hơn nữa để lấy những hạt đậu này, quay trở lại và đến, quay trở lại và đến. Và lúc đó nó đã rất thuần thục, bạn có thể vỗ về nó, nó rất mềm mại, rất hòa nhã, nó nhìn bằng đôi mắt ngạc nhiên và ngay đó thân thiện liền. Nó biết rằng bạn không gây hại cho nó. Vào một ngày bạn đóng tất cả cửa sổ lại khi nó đã ở bên trong và cái túi đậu phộng ở trên bàn, nó lấy đầy một miệng như thường lệ rồi đi tới những cửa sổ và cửa lớn, tất cả đều đóng kín, và nhận ra rằng nó là một tù nhân. Nó đến lại, nhảy lò cò thẳng đường tới cái bàn, nhảy lên trên đó, nhìn vào người ta và bắt đầu quở mắng. Rốt cuộc, bạn không thể nhốt con vật đẹp đẽ sinh động đó như một tù nhân, thế là bạn mở những cửa sổ. Nó nhảy xuống nền nhà, trèo qua bệ cửa sổ, đi trở lại cái thân cây khô và quay lại lập tức để đòi thêm nữa. Từ lúc đó trở đi chúng tôi thực sự là những người bạn tốt. Sau khi nó đã nhét đầy đậu phộng vào cái lỗ đó, có thể để dành cho mùa đông, nó thường chạy thẳng lên những thân cây đuổi bắt những con sóc khác rồi luôn luôn quay về cái thân cây khô của nó. Rồi thì vài lần của một chiều tối nó sẽ đến bệ cửa sổ và ngồi ở đó và sẽ liến thoắng, nhìn tôi, kể cho tôi một điều gì đó về một ngày làm việc, và khi trời tối hơn nó chúc ngủ ngonquay về tổ ấm của nó ở cái lỗ trong cái cây chết già kia. Và sáng sớm hôm sau nó sẽ ngồi ở đó trên bệ cửa sổ kêu lên, liến thoắng, và ngày sẽ bắt đầu.
 Mọi thú vật trong cánh rừng đó, mọi con vật bé nhỏ, đều đang làm việc giống nhau – lượm lặt thực phẩm, đuổi bắt nhau khi nô đùa và khi tức giận, và những con thú lớn như con nai rất tò mò nhìn bạn. Và khi bạn leo lên một độ cao trung bình rồi men theo theo một con đường mòn có đá, bạn quay lại và có một con gấu to, đen cùng bốn con nhỏ, lớn bằng những con mèo to. Con mẹ đẩy chúng lên một cái cây, bốn con, và chúng leo thẳng lên đến chỗ an toàn, và sau đó con mẹ quay lại nhìn tôi. Lạ lùng là chúng tôi không sợ hãi. Chúng tôi nhìn nhau có lẽ hai hay ba giây hay nhiều hơn và sau đó bạn quay lưng lại đi xuống cùng con đường mòn. Chỉ sau đó, khi bạn đã ở an toàn trong cabin, bạn mới nhận ra sự chạm trán với gấu mẹ và bốn con gấu con này thật là nguy hiểm.

 Cuộc sống là một chu trình vô tận của trở thànhkết thúc. Vùng đất rộng lớn này vẫn còn hoang sơ vào những ngày đó; nó không có sự tiến bộ công nghệ khủng khiếp và cũng không có quá nhiều thô tục, như bây giờ. Ngồi trên những bậc thềm của cabin đó bạn quan sát và mọi thứ rất năng động – cây cối, những con kiến, những con thỏ, những con nai, con gấu và con sóc. Cuộc sống là hành động. Cuộc sống là một chuỗi hành động không ngừng nghỉ, liên tục cho đến khi bạn chết. Hành động phát sinh do ham muốn bị biến dạng, bị xuyên tạc, bị giới hạn, và cái hành động bị giới hạn này phải luôn luôn, dù bạn có làm bất cứ việc gì, gây ra xung đột vô tận. Bất kỳ sự việc nào bị giới hạn phải, trong ngay bản chất của nó, nuôi dưỡng nhiều vấn đề, nhiều khủng hoảng. Nó giống như một người đàn ông, giống như một con người, mà trong mọi thời gian đều đang nghĩ về bản thân, những vấn đề của anh ấy, những trải nghiệm của anh ấy, những sung sướng và vui thú của anh ấy, những công việc kinh doanh của anh ấy – hoàn toàn tự cho mình là trung tâm. Hoạt động của một con người như thế tự nhiên rất bị giới hạn. Người ta không bao giờ nhận ra sự giới hạn của tự cho mình là trung tâm này. Họ gọi nó là thành tựu, thể hiện bản thân, đạt được thành công, theo đuổi vui thú và trở thành một việc gì đó phía bên trong, sự thôi thúc, sự ham muốn để hiện hữu. Tất cả hoạt động như thế không những phải bị giới hạn và bị xuyên tạc mà những hành động tiếp nối của nó trong bất kỳ phương hướng nào chắc chắn phải nuôi dưỡng phân chia, như được trông thấy trong thế giới này. Ham muốn rất mạnh mẽ; các vị thầy tu và khất sĩ của thế giới đã cố gắng đè nén nó, đã cố gắng đồng hóa ngọn lửa hừng hực đó bằng những biểu tượng cao quí nào đó hay hình ảnh nào đó – đang đồng hóa ham muốn bằng một cái gì đó lớn lao hơn – nhưng nó vẫn còn là ham muốn. Bất kỳ hành động nào phát sinh từ ham muốn, dù nó được gọi là cao quí hay thấp hèn, vẫn còn bị giới hạn, bị xuyên tạc.

 Lúc này con chim giẻ cùi xanh đã quay trở lại; nó ở đó sau bữa ăn sáng, quở mắng để được chú ý. Và bạn quẳng cho nó một ít đậu phộng. Nó quở mắng trước, sau đó nhảy lò cò xuống đất, quặp một ít hạt trong mỏ, bay trở lại trên cành, bay đi, rồi bay lại quở mắng. Và nó cũng vậy, ngày này qua ngày khác, dần dần trở nên thuần thục. Nó đến gần sát bằng đôi mắt sáng rực, đuôi vểnh lên, màu xanh của nó chiếu sáng bằng sự rực rỡrõ ràng – một màu xanh không họa sĩ nào có thể nắm bắt được. Và nó quở mắng những con chim khác. Có thể đó là lãnh địa của nó và nó không muốn bất kỳ kẻ nào xâm nhập. Nhưng luôn luôn có kẻ xâm nhập. Những con chim khác chẳng mấy chốc sẽ đến. Tất cả bọn chúng đều thích nho khô và đậu phộng. Toàn bộ hoạt động của sự tồn tại đều ở đó.
 Mặt trời bây giờ đã ở cao trên bầu trời và có rất ít những cái bóng, nhưng hướng về chiều tối sẽ có những cái bóng dài, có hình dáng đẹp, như chạm trổ, sẫm đen trong rạng rỡ.

 Có một hành động của không thuộc ham muốn hay không? Nếu chúng ta hỏi một câu hỏi như thế, và chúng ta hiếm khi nào hỏi, người ta có thể tìm hiểu cặn kẽ, không có động cơ nào, để tìm ra một hành động của thông minh. Hành động của ham muốn không là thông minh; nó dẫn đến mọi loại những vấn đề và những tranh cãi. Có một hành động của thông minh không? Ở chừng mực nào đó người ta phải luôn luôn nghi ngờ trong những vấn đề này; nghi ngờ là một nhân tố phi thường của sự tinh lọc bộ não, tâm hồn. Nghi ngờ, được cân nhắc cẩn thận, mang lại rõ ràng, tự do vô biên. Trong những tôn giáo phương Đông, nghi ngờ, tra hỏi, là một trong những điều cần thiết để tìm ra sự thật, nhưng trong nền văn hóa tôn giáo của văn minh phương Tây, nghi ngờ là sự việc ghê tởm của quỷ dữ. Nhưng trong tự do, trong một hành động của không ham muốn, phải có bóng dáng của nghi ngờ. Khi người ta thực sự thấy, không bằng lý thuyết hay bằng lời nói, rằng hành động của ham muốnđồi bại, xuyên tạc, chính trực nhận đó là khởi đầu của thông minh và từ đó hành động hoàn toàn khác hẳn. Đó là, thấy điều giả dối như điều giả dối, sự thật trong điều giả dối, và sự thật như sự thật. Trực nhận như thế là chất lượng của thông minh đó mà cũng không là của bạn hay là của tôi, mà ngay lúc đó hành động. Hành động đó không xuyên tạc, không khoan nhượng. Nó không để lại một dấu vết, không một dấu chân trên bãi cát của thời gian. Thông minh đó không thể hiện hữu nếu khôngtừ bi vô biên, tình yêu, nếu bạn muốn. Không thể có từ bi nếu những hoạt động của tư tưởng bị điều phối trong bất kỳ một trung thành hay học thuyết riêng biệt nào, hay bị trói buộc vào một biểu tượng hay một con người. Phải có tự do để có từ bi. Và nơi nào có ngọn lửa đó, chính ngọn lửa đó là chuyển động của thông minh.
 
 
 

Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 1983

Ở đây cao khoảng 1400 feet giữa những vườn cây ăn quả, những vườn cam và những vườn bơ, cùng những quả đồi đằng sau ngôi nhà. Quả đồi cao nhất quanh đây khoảng 6500 feet. Có thể nó thường được gọi là một hòn núi và tên cũ của nó là Topa Topa. Những người da đỏ cổ xưa đã sống ở đây: họ chắc phải rất lập dị và là một chủng tộc rất dễ chịu. Họ có lẽ hung hăng nhưng những con người hủy diệt họ lại tàn bạo hơn nhiều. Ở đây trên cao, sau một ngày mưa, thiên nhiên đang nín thở chờ đợi một cơn bão khác, và thế giới của những bông hoa và những lùm bụi nhỏ đang vui vẻ reo hò trong buổi sáng yên tĩnh này, và ngay cả những chiếc lá cũng có vẻ rất rực rỡ, rất rõ ràng sắc nét. Có một bụi hồng đầy hoa, đỏ rực; vẻ đẹp của nó, hương thơm, tĩnh lặng của đóa hoa đó là một kỳ diệu.
 Đi xuống trong một chiếc xe hơi cũ được giữ gìn bóng láng, động cơ chạy êm ả – chạy xuống ngôi làng, qua ngôi làng, qua những ngôi trường, những ngôi nhà nhỏ kia và tiếp đó khoảng không gian trống đầy những cây bơ – chạy xuống nữa qua thung lũng hẹp sâu dốc đứng, lượn vòng vô ra trên một con đường bằng phẳng, xây dựng rất tốt; sau đó đi lên cao và lên cao và lên cao, có lẽ trên 5000 feet: ở đó chiếc xe ngừng lại và ở đó chúng tôi đã lên khá cao, nhìn xuống tất cả những quả đồi xanh đậm, cùng lùm bụi, cây cối và những thung lũng sâu. Có vẻ như là chúng tôi đã ở thật cao cùng các thần thánh.
 Rất ít người đã sử dụng con đường đó, mà tiếp tục qua sa mạc đến một thị trấn lớn cách đây nhiều dặm, xa thật xa bên trái của bạn. Khi bạn hướng về phía Nam bạn trông thấy biển cả xa xa – biển Thái bình dương. Ở đây rất yên tĩnh. Dù con người đã làm con đường này, may mắn thay không thấy một dấu vết của con người. Đã có những vụ cháy ở đây nhưng việc đó đã cách đây nhiều năm. Bạn có thể trông thấy những gốc cây bị đốt cháy, đen thui, nhưng quanh chúng lúc này đã xanh tươi lại. Đã có những cơn mưa lớn và mọi sự vật bây giờ đang nở hoa, tím, xanh và vàng, kèm theo đây đó những mảng đỏ rực. Thiên đường của quả đất chưa bao giờ đầy từ tâm như ở đây trên cao. 
 Chúng tôi ngồi bên lề đường khá sạch sẽ. Nó là quả đất; đất luôn luôn sạch sẽ. Và có những con kiến nhỏ, những con côn trùng nhỏ, đang bò, đang lăng xăng khắp mọi nơi. Nhưng không có những thú hoang ở đây, điều này thật lạ lùng. Có lẽ vào ban đêm có – những con nai, những con sói và có lẽ một số ít thỏ và thỏ rừng. Thỉnh thoảng một chiếc xe chạy qua, và nó phá vỡ sự yên lặng, sự trang nghiêmtinh khiết của tĩnh lặng. Đây thực sự là một nơi lạ thường.
 Từ ngữ không thể đo lường được bao la, những quả đồi nhấp nhô và không gian mênh mông, nó cũng không đo lường được bầu trời xanh và sa mạc xa xa. Đó là toàn quả đất. Người ta hầu như không dám nói chuyện, có tĩnh lặng đầy cuốn hút, không muốn bị quấy rầy.
 Và tĩnh lặng đó không thể đo lường được bằng những từ ngữ. Nếu bạn là một nhà thơ bạn có thể sẽ đo lường nó bằng những từ ngữ, diễn tả nó thành một bài thơ, nhưng điều được viết ra không là thực tại. Từ ngữ không là sự vật. Và ở đây, ngồi bên cạnh một tảng đá đang nóng dần, con người không hiện hữu. Những quả đồi nhấp nhô, những hòn núi cao hơn, những thung lũng rộng lớn, xanh sậm; không có bạn, không có gì cả ngoại trừ cái đó.
 Từ thời cổ xưa tất cả những nền văn minh đều có khái niệm đo lường này. Tất cả những tòa nhà tuyệt vời của chúng đều được đặt nền tảng trên sự đo lường toán học. Khi bạn nhìn thành lũy Acropolis và vẻ huy hoàng của ngôi đền Parthenon, và những cao ốc một trăm mười tầng của New York, tất cả chúng đều phải có sự đo lường này.
 Đo lường không chỉ bằng qui tắc; đo lường tồn tại trong ngay tại bộ não: cái cao và cái thấp, cái tốt hơn, cái nhiều hơn. Qui trình so sánh này đã tồn tại cho thời gian vượt khỏi thời gian. Chúng ta luôn luôn đang so sánh. Vượt qua những kỳ thi ở trường học, cao đẳng, đại học – nguyên cách sống của chúng ta đã trở thành một chuỗi của những đo lường được tính toán sẵn: cái đẹp đẽ và cái xấu xí, điều cao quí và điều thấp hèn – nguyên một tập hợp về những giá trị của con người, những tranh luận được chấm dứt trong những kết luận, quyền lực của con người, quyền lực của những quốc gia. Đo lường đã cần thiết cho con người. Và bộ não, đang bị điều kiện vào đo lường, vào so sánh, cố gắng đo lường cái không thể đo lường được – đo lường bằng những từ ngữ cái không bao giờ có thể đo lường được. Đã trải qua một tiến trình dài đăng đẳng từ thế kỷ này sang thế kỷ khác – những thần thánh lớn hơn và những thần thánh nhỏ hơn, đo lường sự bao la rộng lớn của vũ trụ và đo lường tốc độ của vận động viên. So sánh này đã mang lại quá nhiều sợ hãiđau khổ.
 Lúc này, trên tảng đá đó, một con thằn lằn bò đến để sưởi ấm gần nơi bạn ngồi. Bạn có thể nhìn thấy đôi mắt đen lánh của nó, cái lưng có vảy của nó và cái đuôi dài. Nó rất yên lặng, không cựa quậy. Mặt trời đã làm cho tảng đá đó khá ấm, và con thằn lằn, bò ra khỏi ban đêm lạnh lẽo của nó và đang sưởi ấm, đang chờ đợi con ruồi hay con côn trùng nào đó xuất hiện – nó sẽ đo lường khoảng cách và táp mồi gọn lỏn.
 Sống không so sánh, sống không có bất kỳ loại đo lường nào bên trong, không bao giờ so sánh bạn là gì với bạn nên là gì. Từ ngữ “thiền định” có nghĩa không chỉ là suy nghĩ cẩn thận, suy xét tỉ mỉ, thăm dò chi tiết, tìm tòi, ước lượng; nó còn có một ý nghĩa sâu xa hơn nhiều theo tiếng Phạn – đo lường, mà có nghĩa là “trở thành”. Trong thiền định phải không có đo lường. Thiền định này không được là một thiền địnhý thức trong những trạng thái, điều kiện đã được cố ý tuyển lựa. Thiền định này phải hoàn toàn không ý thức, không bao giờ đang biết rằng bạn đang thiền định. Nếu bạn cố ý thiền định nó lại là một hình thức khác của ham muốn, giống như bất kỳ những biểu lộ khác của ham muốn. Những mục tiêu có lẽ khác biệt; thiền định của bạn có lẽ để đến được trạng thái cao nhất, nhưng động cơ là sự ham muốn đạt được, giống như người kinh doanh, giống như người xây dựng một thánh đường nguy nga. Thiền định là một chuyển động không mọi động cơ, không những từ ngữhoạt động của tư tưởng. Nó phải là một sự việc nào đó không bị cố ý khi bắt đầu. Chỉ lúc đó thiền định mới là một chuyển động trong vô hạn, không đo lường được bởi con người, không một mục đích, không một kết thúc và không một khởi đầu. Và cái đó có một hành động lạ lùng trong cuộc sống hàng ngày, bởi vì tất cả cuộc sống là một và vì vậy trở thành thiêng liêng. Và thiêng liêng không bao giờ có thể bị giết chết. Giết chết một người khác là tàn khốc. Nó thấu tận trời xanh như một con chim bị nhốt trong lồng. Người ta không bao giờ nhận ra cuộc sống thiêng liêng như thế nào, không chỉ cuộc sống nhỏ nhoi của bạn mà còn cả cuộc sống của hàng triệu thứ khác nữa, từ những sự vật của thiên nhiên đến những con người phi thường. Và trong thiền định không đo lường, có ngay hành động của cái cao quí nhất, thiêng liêngthần thánh nhất.
 
 Vào một ngày trên bờ của một con sông* – những con sông đáng yêu làm sao đâu; không chỉ có một con sông thiêng liêng, tất cả những con sông khắp thế giới đều có thần thánh riêng của nó – vào một ngày một người đàn ông đang ngồi trên bờ của một con sông phủ trên thân thể một miếng vải có màu nâu hơi vàng. Bàn tay ông ấy được giấu kín, mắt ông ấy nhắm lại và thân thể ông ấy rất yên lặng. Ông ấy cầm một xâu chuỗi trong bàn tay và ông ấy đang lặp lại vài từ ngữ trong khi bàn tay đang di chuyển từ hạt chuỗi này sang hạt chuỗi khác. Ông ấy đã làm việc này trong nhiều năm và ông ấy không bao giờ bỏ sót một hạt. Và con sông đang chảy cuồn cuộn bên cạnh ông ấy. Dòng chảy của nó rất sâu. Nó bắt đầu ở giữa những hòn núi hùng vĩ, phủ tuyết xa xa; nó bắt đầu như một con suối nhỏ, và khi chảy về hướng nam nó tập hợp tất cả những con suối và những con sông nhỏ rồi trở thành một con sông lớn. Trong vùng đất đó của thế giới họ thờ phụng nó. Người ta không biết được trong bao nhiêu năm người đàn ông 

* Đây là một kỷ niệm khi ông ở tại Banaras trên bờ sông Ganges.
này đã lặp lại liên tục câu thần chú của ông ấy và lăn tròn những hạt chuỗi. Ông ấy đang thiền định – ít ra mọi người nghĩ rằng ông ấy đang thiền định và có thể ông ấy đã làm như thế. Vì thế tất cả những người đi qua đều nhìn ông ấy, yên lặng rồi sau đó tiếp tục cười đùa và huyên thuyên của họ. Cái hình hài gần như bất động đó – người ta có thể nhìn thấy qua miếng vải chỉ duy nhất một cử động loáng thoáng của những ngón tay – đã ngồi đó rất lâu rồi, hoàn toàn thâm nhập, vì ông ấy không nghe âm thanh nào khác hơn âm thanh của từ ngữ riêng của ông ấy và âm điệu của nó, âm nhạc của nó. Và ông ấy sẽ nói rằng ông ấy đang thiền định. Có cả ngàn người khác giống như ông ấy, khắp thế giới này, trong những tu viện yên tĩnh ở thật sâu giữa những quả đồi và những thị trấn và bên bờ những con sông.

 Thiền định không là những từ ngữ, một câu thần chú, hay tự thôi miên, thuốc men của những ảo tưởng. Nó phải xảy ra mà không có ý chí của bạn. Nó phải xảy ra trong tĩnh lặng tịch mịch của ban đêm, khi bạn bỗng nhiên thức giấc và thấy rằng bộ não yên lặng và có một chất lượng kỳ diệu của thiền định đang xảy ra. Nó phải xảy ra rất lặng lẽ như một con rắn ẩn mình giữa đám cỏ cao, xanh rì trong ánh ban mai trong lành. Nó phải xảy ra trong những hóc hẻm thật sâu của bộ não. Thiền định không là một thành tựu. Không có phương pháp, hệ thống hay luyện tập. Thiền định bắt đầu bằng sự kết thúc của so sánh, kết thúc của đang trở thành hay đang không trở thành. Như con ong thì thầm giữa những chiếc lá vì thế tiếng thì thầm của thiền định là hành động.
 
 

Thứ bảy, ngày 23 tháng 4 năm 1983

Những đám mây vẫn còn đang lơ lững trên những quả đồi, thung lũng và những hòn núi. Thỉnh thoảng có một khoảng trống trong bầu trời và mặt trời ló ra ở đó, rực rỡ, rõ ràng, nhưng chẳng mấy chốc nó biến mất. Người ta thích loại buổi sáng này, mát mẻ, trong lành, cùng toàn thế giới phủ xanh quanh bạn. Khi mùa hè đến mặt trời sẽ đốt cháy tất cả những thảm cỏ xanh tươi, và những đồng cỏ bên kia thung lũng sẽ bị nứt nẻ, rạn khô và tất cả cỏ cùng màu xanh rực sáng của nó sẽ không còn nữa. Vào mùa hè mọi tươi mát đều không còn.
Người ta thích những buổi sáng yên tĩnh này. Những quả cam rực rỡ và những chiếc lá, màu xanh lá cây sẫm, đang chiếu sáng. Và có một hương thơm trong không khí từ những bông hoa cam đang nở rộ, nồng nặc, hầu như gây ngộp thở. Có một loại cam khác sẽ được hái muộn trước khi có sức nóng của mùa hè. Lúc này có chiếc lá xanh, quả cam và hoa cam trên cùng một cái cây vào cùng một thời điểm. Nó là một thế giới đẹp đẽcon người quá dửng dưng với nó, đang làm hư hỏng quả đất, sông ngòi và những cái vịnh và những hồ nước ngọt.
Nhưng chúng ta hãy bỏ tất cả những việc đó lại đằng sau và đi men theo một con đường mòn chật hẹp, thẳng lên một quả đồi nơi có một con suối nhỏ sẽ cạn khô trong ít tuần nữa. Bạn và một người bạn đang đi bộ trên con đường, thỉnh thoảng nói chuyện, nhìn ngắm mọi sắc màu khác nhau của màu xanh lục. Chúng có nhiều màu xanh khác biệt làm sao đâu, từ màu xanh lạt nhất, màu xanh của sông Nile, và có lẽ thậm chí lạt hơn, xanh hơn, đến những màu xanh sẫm, thừa thãi, tràn đầy màu xanh riêng của nó. Và khi bạn đi thẳng lên cao trên con đường đó, ngay lúc đang xoay sở để đi sánh vai cùng nhau, bạn bất ngờ nhặt được một món gì đó đẹp vô cùng, lấp lánh, một món nữ trang cổ xưa có vẻ đẹp lạ kỳ. Bạn rất kinh ngạc khi tìm được nó trên con đường có quá nhiều thú vật trong khi chỉ một ít người giẵm chân lên này. Bạn sững sờ ngắm nghía nó. Nó được làm rất tinh tế, phức tạp đến độ không có bàn tay của thợ nữ trang nào có thể chế tạo được nó. Bạn cầm chặt nó một lúc, sửng sốt và bặt tăm. Sau đó bạn rất cẩn thận bỏ vào túi trong của bạn, cài khuy lại, và hầu như sợ rằng bạn có lẽ mất nó hoặc rằng nó có lẽ không còn vẻ đẹp lấp lánh, long lanh của nó. Và bạn chận bàn tay của bạn bên ngoài cái túi đựng nó. Người còn lại thấy bạn đang làm công việc này và thấy rằng bộ mặt và đôi mắt của bạn vừa trải qua một thay đổi khác thường. Có một ngất ngây, một kinh ngạc không thốt nên lời, một phấn khích làm nín thở.
Khi người bạn hỏi: “Anh đã tìm được cái gì mà gây phấn khích lạ lùng như thế?” Bạn trả lời bằng một giọng rất hòa nhã, dịu dàng (nó có vẻ quá lạ lùng đối với bạn khi nghe được giọng nói của bạn) rằng bạn đã nhặt được sự thật, chân lý. Bạn không muốn kể về nó, bạn hơi thẹn thùng; việc nói chuyện có lẽ làm mất nó. Và người đàn ông đang đi bên cạnh hơi bực bội vì bạn đã không thổ lộ cởi mở cho anh ấy, và anh ấy nói rằng nếu bạn đã tìm được chân lý, vậy thì hãy đi xuống vào thung lũng và tổ chức rồi rao giảng chân lý đó để cho những người khác sẽ hiểu rõ nó, để cho những người khác sẽ thấu triệt nó và có lẽ nó sẽ giúp ích cho họ. Bạn không trả lời, bạn ân hận rằng bạn đã thổ lộ cho anh ấy về nó.

Cây cối nở rộ hoa. Ngay cả ở đây trên cao khi có luồng gió nhẹ thổi lên từ thung lũng bạn ngửi được hương thơm hoa cam và nhìn xuống thung lũng bạn trông thấy nhiều cây cam và cảm nhận được bầu không khí không chuyển động, tĩnh, lặng như tờ. Nhưng bạn đã bất ngờ bắt gặp một cái gì đó rất quí báu, không bao giờ có thể thổ lộ được cho người nào khác. Họ có lẽ tìm ra nó, nhưng bạn có nó, nắm chặt nó và tôn kính nó.
Những học viện và những tổ chức khắp thế giới đã không giúp ích gì cho con người. Có tất cả những tổ chức vật chất dành cho những nhu cầu của con người; những học viện của chiến tranh, của dân chủ, những học viện của độc tài và những học viện của tôn giáo – chúng đã trải qua những thời gian hưng thịnh và chúng đang tiếp tục, và con người trông cậy vào chúng, nóng lòng cầu được giúp đỡ, không chỉ vật chất mà còn bên trong da thịt, bên trong những đau khổ dai dẳng, cái bóng của thời gian và những tư tưởngảnh hưởng sâu rộng. Đã có những học viện thuộc nhiều, nhiều loại từ những ngày cổ xưa nhất, và chúng đã không thay đổi bên trong của con người. Những học viện không bao giờ có thể thay đổi được con người phần tâm lý, sâu sắc. Và người ta thắc mắc tại sao con người đã tạo ra chúng, vì tất cả những học viện trong thế giới đều được tập hợp bởi con người, hy vọng rằng chúng có lẽ giúp ích anh ấy, rằng chúng có lẽ cho anh ấy một loại an toàn vĩnh cửu nào đó. Và lạ lùng thay chúng đã không làm được. Chúng ta có vẻ không bao giờ nhận ra sự thật này. Chúng ta đang tạo ra mỗi lúc một nhiều học viện hơn, mỗi lúc một nhiều tổ chức hơn – một tổ chức đối kháng một tổ chức khác.
Tư tưởng đang sáng chế tất cả những sự việc này, không chỉ những tổ chức dân chủ hay những tổ chức độc tài; tư tưởng cũng đang hiểu được, đang nhận ra, rằng việc gì nó đã tạo ra theo căn bản đã không thay đổi được cấu trúc, bản chất của cái tôi riêng của người ta. Những học viện, những tổ chức và tất cả những tôn giáo đều bị xếp đặt bởi tư tưởng, bởi tư tưởng uyên bác, khôn ngoan, xảo quyệt. Cái gì tư tưởng đã tạo tác, đã gây ra, định hình suy nghĩ riêng của nó. Và người ta hỏi chính bản thân, nếu người ta nghiêm túc, đứng đắn trong sự tìm hiểu của người ta: tại sao tư tưởng đã không nhận ra hoạt động riêng của nó? Liệu tư tưởng có thể ý thức được chuyển động riêng của nó hay không? Liệu tư tưởng có thể thấy được chính nó, thấy được điều gì nó đang làm, cả bên trong lẫn bên ngoài hay không?
Thật ra không có bên ngoài và bên trong: bên trong tạo ra bên ngoài, và sau đó bên ngoài định hình bên trong. Chuyển động ra vào của hành động và phản ứng là chuyển động của tư tưởng, và tư tưởng luôn luôn đang cố gắng chiến thắng bên ngoài, và thành công, đang gây ra nhiều vấn đề; trong khi đang giải quyết một vấn đề thì những vấn đề khác nảy sinh. Tư tưởng cũng định hình bên trong, tạo khuôn nó theo những đòi hỏi bên ngoài. Qui trình có vẻ vô tận này đã tạo ra xã hội này, xấu xa, hung dữ, vô luân và bạo lực. Và đã tạo ra nó rồi, bên trong trở thành một nô lệ cho nó. Bên ngoài định hình bên trong và bên trong định hình bên ngoài. Qui trình này đã và đang tiếp tục được hàng ngàn trên hàng ngàn năm và tư tưởng dường như không nhận ra hoạt động riêng của nó. Vì thế người ta hỏi: tư tưởng có khi nào ý thức được chính nó – ý thức được điều gì nó đang làm? Không có người suy nghĩ tách rời tư tưởng; tư tưởng đã tạo ra người suy nghĩ, người trải nghiệm, người phân tích. Người suy nghĩ, người quan sát, người hành động, là quá khứ, kèm theo tất cả di sản thừa kế của con người, di truyền, sinh học – những truyền thống, những thói quen và tất cả hiểu biết đã tích lũy. Rốt cuộc, quá khứhiểu biết, và người suy nghĩ không tách rời khỏi quá khứ. Tư tưởng đã tạo ra quá khứ, tư tưởngquá khứ; sau đó tư tưởng phân chia người suy nghĩ và điều được suy nghĩ, mà người suy nghĩ phải định hình, kiểm soát. Nhưng đó là một tin tưởng sai lầm; chỉ có tư tưởng. Bản ngã là “cái tôi lệ thuộc”, quá khứ. Sự tưởng tượng có thể chiếu rọi tương lai nhưng nó vẫn còn là hoạt động của tư tưởng
Thế là tư tưởng, mà là kết quả của hiểu biết, đã không thay đổi con người và sẽ không bao giờ thay đổi anh ấy vì hiểu biết luôn luôn bị giới hạn và sẽ luôn luôn bị giới hạn. Vậy thì lại nữa người ta hỏi: liệu rằng tư tưởng có thể ở trạng thái ý thức được chính nó, tư tưởng mà đã tập hợp tất cả ý thức của chúng ta – hành động và phản ứng, sự đáp trả thuộc cảm giác, sự đam mê nhục dục, những sợ hãi, những tham vọng, sự theo đuổi vui thú, tất cả thống khổ của sự cô độc và sự đau khổcon người đã gây ra cho anh ấy qua những cuộc chiến tranh, qua sự vô trách nhiệm của anh ấy, qua tự cho mình là trung tâm, dửng dưng? Tất cả việc đó là hoạt động của tư tưởng, mà đã sáng chế ra những giới hạn và vị chúa sống trong giới hạn. Tất cả việc đó là hoạt động của thời giantư tưởng.
Khi người ta đến được điểm này, người ta hỏi cái dụng cụ cũ kỹ, mà đã bị bào mòn, liệu rằng nó có thể gây ra một thay đổi cơ bản trong con người, mà, rốt cuộc ra, là bộ não. Khi tư tưởng nhận ra chính nó, hiểu được nơi nào hiểu biếtcần thiết trong thế giới vật chấtnhận ra sự giới hạn riêng của nó, ngay lúc đó nó trở nên yên lặng, tĩnh. Chỉ ngay lúc đó có một dụng cụ mới mà không bị sắp xếp bởi thời gian hoặc tư tưởng, hoàn toàn không liên quan đến hiểu biết. Chính dụng cụ này – có lẽ từ ngữ dụng cụ có thể sai lầmchính trực nhận này luôn luôn mới mẻ, vì nó không quá khứ, không ký ức; nó là thông minh được sinh ra bởi từ bi. Trực nhận đó mang lại một thay đổi mãnh liệt trong ngay những tế bào của bộ não và hành động của nó luôn luôn là hành động đúng đắn, rõ ràng, chính xác, không còn cái bóng của quá khứthời gian.
 
 

Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 năm 1983

Một buổi sáng mùa xuân, một buổi sáng không bao giờ đã là trước kia và không bao giờ sẽ lại là .
Một buổi sáng mùa xuân. Mỗi cọng cỏ nhỏ xíu, những cây hoa trà, những bụi hồng, tất cả đều đang nở hoa và có hương thơm trong không khí.
Một buổi sáng mùa xuân và quả đất rất sinh động, và ở trên cao trong thung lũng này tất cả núi non xanh rì và hòn núi cao nhất trong chúng tỏa ra sức sống phi thường, kiên địnhuy nghi. Một buổi sáng khi bạn dạo bộ trên con đường mòn nhìn ngắm vẻ đẹp và những con sóc đất, mỗi chiếc lá non nớt của mùa xuân đang lóng lánh trong ánh mặt trời. Những chiếc lá kia đã chờ đợi việc này suốt mùa đông và vừa lộ dạng, mềm mại mỏng manh. Và không cần lãng mạn, tưởng tượng, có một cảm giác thương yêutừ bi vô biên, vì có quá nhiều vẻ đẹp, không thể hủy hoại. Đã có cả ngàn buổi sáng mùa xuân nhưng chưa bao giờ có một buổi sáng như thế này, thật yên lặng, thật tĩnh, lặng lờ – có lẽ nó đồng tình với sự tôn sùng thành kính. Và những con sóc đều ra ngoài và những con thằn lằn cũng vậy.
Một buổi sáng mùa xuân và không khí như lễ hội; có lễ hội khắp mọi nơi trên thế giới vì đó là mùa xuân. Lễ hội được diễn đạt bằng rất nhiều phương cách khác nhau nhưng cái là không bao giờ có thể diễn đạt được bằng từ ngữ. Mọi nơi, cùng ca hát và nhảy múa, có một cảm thấy sâu sắc của mùa xuân.
Tại sao chúng ta dường như đang mất đi chất lượng rất mong manh của nhạy cảmnhạy cảm đến mọi sự vật quanh chúng ta, không chỉ đến những rối loạn và những vấn đề riêng của chúng ta? Nhạy cảm thực sự, không phải về một điều gì đó nhưng chỉ nhạy cảm, chỉ mong manh, giống như chiếc lá non đó, vừa được sinh ra mới đây vài ngày để đối diện với những cơn bão, mưa, bóng tối và ánh sáng. Khi chúng ta mong manh chúng ta dường như bị tổn thương; bị tổn thương chúng ta rút lui vào chính chúng ta, dựng lên một bức tường quanh chúng ta, trở nên khắc nghiệt, độc ác. Nhưng khi chúng ta mong manh mà không có những phản ứng hung bạo, xấu xa , mong manh với tất cả những chuyển động của thân tâm riêng của người ta; mong manh với thế giới, nhạy cảm đến độ không tiếc nuối, không bị xúc phạm, không kỷ luật tự áp đặt, lúc đó có chất lượng của hiện hữu bao la.
Chúng ta mất tất cả tánh mong manh này trong cái thế giới của nhốn nháo và hung bạo, thô tụchối hả của cuộc sống hàng ngày. Có tất cả những giác quan của con người được mài bén, không phải bất kỳ một giác quan riêng biệt nào nhưng có tất cả những giác quan hoàn toàn tỉnh thức, mà tất nhiên khôngý định buông thả – nhạy cảm với tất cả những chuyển động của tư tưởng, những cảm giác, những đau thương, sự cô độc, sự lo âu – cùng những giác quan kia hoàn toàn được tỉnh thức, có một loại cảm thấy khác hẳn vượt khỏi mọi đáp trả thuộc dục vọnggiác quan. Bạn có khi nào nhìn ngắm biển cả, hay những hòn núi hùng vĩ kia, dãy Hi mã lạp sơn, trải dài từ đường chân trời này sang đường chân trời kia – bạn có khi nào nhìn ngắm một bông hoa, bằng tất cả những giác quan của bạn? Khi có quan sát như thế không có trung tâm từ đó bạn đang quan sát, không “cái tôi”. “Cái tôi”, sự quan sát bị giới hạn của một hay hai giác quan, nuôi dưỡng chuyển động của ích kỷ. Rốt cuộc ra, chúng ta sống bằng những giác quan, bằng cảm giác, và khi tư tưởng tạo ra hình ảnh từ những cảm xúc thì lúc đó tất cả những phức tạp của ham muốn nảy sinh.

Vào sáng nay, bạn nhìn xuống về phía thung lũng, trông thấy sự lan rộng lạ lùng của màu xanh cây cỏ và thị trấn xa xa, cảm giác được không khí tinh khiết, nhìn ngắm tất cả những sinh vật đang bò loanh quanh của quả đất, nhìn ngắm không có sự quấy rầy của những hình ảnh tư tưởng đã tạo ra. Lúc này cơn gió nhẹ đang thổi từ thung lũng lên khe núi và bạn quay lại khi con đường mòn bẻ cong. Đi xuống, có một con mèo rừng đuôi ngắn ngay đằng trước bạn khoảng mười feet. Bạn có thể nghe được nó kêu gừ gừ, đang cà xát thân thể vào một tảng đá, lông chỉa ra từ hai tai, cái đuôi ngắn và chuyển động duyên dáng, khác thường của nó. Đó cũng là một buổi sáng mùa xuân cho con mèo nữa. Chúng tôi cùng đi xuống con đường mòn và hầu như không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào ngoại trừ tiếng kêu gừ gừ của nó, rất hứng thú, rất hài lòng khi ở ngoài trong ánh mặt trời mùa xuân; nó sạch sẽ đến nỗi lông của nó đang lấp lánh. Và khi bạn nhìn nó, toàn bản chất hoang dã đều ở trong con thú đó. Bạn giẵm phải một cành cây khô tạo ra một tiếng ồn, và nó chạy vụt đi, thậm chí chẳng thèm nhìn lại đằng sau; tiếng ồn đó biểu thị con người, một loài nguy hiểm nhất trong tất cả động vật. Con mèo đã biến mất ngay tích tắc trong những lùm bụi và tảng đá và mọi hân hoan vui vẻ đã không còn trong nó. Nó biết con người tàn ác như thế nào và nó không muốn chờ đợi; nó muốn chạy trốn thật nhanh, càng xa càng tốt.
Một buổi sáng mùa xuân và đó là bình an. Ý thức được có một người đang ở đằng sau nó, cách một vài feet, con mèo đúng là có bản năng đáp lại cái hình ảnh của con người là gì – con người mà đã giết chóc quá nhiều thứ, tàn phá quá nhiều thành phố, hủy diệt nền văn hóa này đến nền văn hoá khác, luôn luôn đeo đuổi những thèm khát của anh ấy, luôn luôn tìm kiếm một loại an toàn và vui thú nào đó.
Ham muốn, cái sức mạnh thôi thúc điều khiển trong con người, đã tạo ra quá nhiều thứ hữu dụng và dễ chịu; ham muốn cũng, trong những liên hệ của con người, đã tạo ra quá nhiều vấn đề và những hỗn loạnđau khổham muốn để thỏa mãn vui thú. Những vị thầy tu và khất sĩ của thế giới đã cố gắng vượt qua nó, đã cưỡng bách chính bản thân họ để tôn sùng một lý tưởng, một hình ảnh, một biểu tượng. Nhưng ham muốn vẫn luôn luôn ở đó như một ngọn lửa, đang cháy hừng hực. Và để tìm hiểu, để tìm ra cặn kẽ bản chất của ham muốn, sự phức tạp của ham muốn, những hoạt động của nó, những đòi hỏi của nó, những mãn nguyện của nó – luôn luôn càng lúc càng nhiều hơn ham muốn quyền lực, chức vụ, danh tiếng, địa vị, ham muốn biết được cái không thể gọi tên, cái vượt khỏi tất cả cuộc sống hàng ngày của chúng ta – đã khiến con người làm mọi loại sự việc hung ác và xấu xa. Ham muốn là kết quả của cảm xúc – kết quả cùng tất cả những hình ảnhtư tưởng đã tạo ra. Và ham muốn này không những nuôi dưỡng bất mãn mà còn cả thất vọng. Đừng khi nào kềm chế nó, đừng khi nào khép nó vào kỷ luật nhưng hãy thăm dò cặn kẽ bản chất của nó – nguồn gốc, mục đích, những phức tạp của nó là gì? Tìm tòi lục lọi sâu vào nó không là một ham muốn khác, vì nó không có động cơ; nó giống như khi hiểu rõ vẻ đẹp của một đóa hoa, ngồi xuống bên cạnh nó và ngắm nghía nó. Và khi bạn nhìn, nó bắt đầu phơi bày chính nó như nó thực sự là – màu sắc tinh tế lạ lùng, hương thơm, những cánh hoa, cuống hoa và quả đất mà từ đó nó lớn lên. Vì vậy hãy nhìn ham muốn này và bản chất của nó nhưng không còn tư tưởng, bởi vì tư tưởng luôn luôn đang định hình những cảm xúc, vui thú và đau khổ, phần thưởng và hình phạt. Ngay lúc đó người ta hiểu rõ, không bằng lời nói, cũng không bằng trí năng, toàn bộ nguyên nhân gây ra ham muốn, gốc rễ của ham muốn. Chính ngay lúc trực nhận nó, trực nhận tinh tế về nó, trong chính nó là thông minh. Và thông minh đó sẽ luôn luôn hành động sáng suốthợp lý khi đối đãi với ham muốn.
Thôi không nói nhiều quá, không suy nghĩ nhiều quá sáng nay, để được ấp ủ trọn vẹn trong buổi sáng mùa xuân này, để sống cùng nó, để dạo bộ trong nó, là một hân hoan vượt khỏi mọi đo lường. Nó không thể lặp lại được. Nó sẽ ở đó cho đến khi có một tiếng gõ trên cửa ra vào.
 
 
 

Thứ ba, ngày 26 tháng 4 năm 1983

Người ta trông thấy một con chim đang chết, bị bắn rơi bởi một người đàn ông. Nó đang bay lượn rất đẹp, cánh đập nhịp nhàng, thật tự do và không sợ hãi. Và khẩu súng xé nát nó; nó rơi xuống đất và tất cả sự sống đã không còn trong nó. Một con chó quặp nó, và người đàn ông lượm những con chim chết còn lại. Anh ấy đang nói chuyện với người bạn và dường như hoàn toàn dửng dưng. Tất cả mọi việc anh ấy quan tâm là hạ xuống thật nhiều chim chóc, và mọi thứ khác đều chẳng có gì quan trọng. Họ đang giết chóc khắp thế giới. Những động vật to lớn, tuyệt vời kia của đại dương, những con cá voi, bị giết đến cả triệu con, và con cọp và rất nhiều động vật khác bây giờ đang trở thành các loài bị hiểm họa tuyệt chủng. Con ngườiđộng vật duy nhất phải bị khiếp sợ.
Cách đây lâu rồi, đang ở trên cao trong những quả đồi cùng một người bạn, một người đàn ông đến và bảo với chủ nhà rằng một con cọp đã giết một con bò đêm qua, và liệu rằng chúng tôi có muốn xem thấy con cọp tối hôm đó không? Ông ấy có thể sắp xếp việc đó bằng cách dựng một cái đài trên cây và buộc một con dê dưới gốc cây, và tiếng kêu của con dê, của con thú nhỏ, sẽ quyến rũ con cọp và chúng tôi có thể xem thấy nó. Cả hai chúng tôi đều từ chối khi phải dùng phương pháp tàn ác như thế chỉ để thỏa mãn tính tò mò của chúng tôi. Nhưng muộn hơn ngày hôm đó người chủ nhà đề nghị chúng tôi dùng xe hơi đi vào rừng để xem con cọp nếu chúng tôi gặp may mắn. Vậy là gần chiều tối chúng tôi leo lên một chiếc xe hơi mui trần với một người tài xế đưa chúng tôi vào sâu trong cánh rừng khoảng nhiều dặm. Dĩ nhiên chúng tôi không thấy gì cả. Đêm đang đến khá tối và đèn pha được bật lên, và khi chúng tôi quay vòng lại, đó kìa nó đang ngồi giữa đường chờ đợi tiếp đón chúng tôi. Nó là một con thú rất to lớn, đốm thật đẹp, và đôi mắt của nó, bị chiếu bởi ánh đèn pha, trông rực sáng, long lanh. Nó tiến đến rống về phía chiếc xe, và khi nó đi ngang chỉ cách bàn tay chìa ra một vài inches, người chủ nhà nói, “Đừng chạm vào nó, nó rất nguy hiểm, lẹ lên vì nó nhanh hơn bàn tay của ông đó.” Nhưng bạn có thể cảm thấy năng lựợng của con thú đó, sức sống của nó; nó là một máy phát điện có năng lượng to lớn. Và khi nó đi qua người ta cảm thấy được một sức hút mãnh liệt về phía nó. Và nó biến mất vào cánh rừng.*
Rõ ràng người bạn đã xem thấy nhiều con cọp và lâu rồi trong thời thanh niên đã giúp đỡ giết chết một con, và từ đó trở đi ông ấy luôn hối tiếc vì hành động độc ác đó. Tàn ác dưới mọi hình thức bây giờ đang lan tràn khắp thế giới. Con người có thể chưa bao giờ hung tợn như bây giờ, quá bạo lực. Những nhà thờ và các vị linh mục của thế giới đã nói chuyện về hòa bình trên quả đất; từ vị chức sắc Thiên chúa giáo cao nhất đến vị linh mục làng quê cơ hàn đã thuyết giảng về cách sống một cuộc sống tốt lành, không gây tổn thương, không giết một sinh vật; đặc biệt người Phật giáoẤn độ giáo của những năm xa xưa đã nói, “Đừng giết con ruồi, đừng giết bất kỳ sinh vật nào, vì đời sau bạn sẽ phải trả lại nó.” Điều đó được diễn tả khá thô thiển nhưng một số người trong họ vẫn còn giữ gìn tinh thần này, ý định này để không giết và không làm tổn thương bất kỳ người nào. Nhưng giết chóc bằng những cuộc chiến tranh vẫn đang tiếp diễntiếp diễn. Con chó rất mau lẹ giết chết con thỏ. Hay một người bắn chết người khác bằng những cái máy tuyệt vời của anh ấy, và có lẽ chính anh ấy bị bắn chết bởi một người khác. Và giết chóc này vẫn đang tiếp tục từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác. Một số người sử dụng nó như một môn thể thao, những người khác giết chóc vì hận thù, tức giận, ghen tuông, và giết người có tổ chức bởi những quốc gia khác nhau với những vũ khí trang bị của chúng hiện nay vẫn tiếp 

* Krishnamurti nói về cuộc gặp gỡ với con cọp đầy đủ chi tiết hơn trong quyển “Ghi chép của Krishnamurti”.
tục. Người ta tự hỏi không hiểu con người sẽ có khi nào được sống thanh bình trên quả đất đẹp đẽ này, không bao giờ giết chết một sinh vật nhỏ bé, hay bị giết chết, hay giết chết một người khác, nhưng sống thanh bình cùng thánh thiện và tình yêu nào đó trong tâm hồn của con người.
Ở vùng đất này của thế giới, mà chúng ta gọi là phương Tây, người Thiên chúa giáo có lẽ đã giết chóc nhiều hơn bất kỳ người nào khác. Họ luôn luôn đang nói về hòa bình trên quả đất này. Nhưng muốn có hòa bình người ta phải sống thanh bình, và việc đó dường như hoàn toàn không thể được. Có những cuộc tranh luận ủng hộphản đối chiến tranh, những cuộc tranh luận rằng con người luôn luôn là kẻ giết chóc và sẽ luôn luôn như thế, và những người ủng hộ ý kiến rằng con người có thể tạo ra một sự thay đổi trong chính anh ấy và không giết chóc nữa. Đây là một câu chuyện rất xa xưa. Tàn sát không ngưng nghỉ đã trở thành một thói quen, một công thức đã được chấp nhận, bất kể mọi tôn giáo.
Một ngày nào đó người ta đang quan sát một con chim ưng có cái đuôi đỏ, thật cao trên bầu trời, lượn vòng không cần nỗ lực, không cần vẫy cánh, chỉ bay lượn vì vui vẻ, chính xác là được trợ lực bởi những luồng không khí. Sau đó nó được một con khác nhập vào, và chúng bay cặp kè trong một khoảng thời gian. Chúng là những sinh vật kỳ diệu trong bầu trời xanh đó, và gây thương tích cho nó bằng bất kỳ cách nào đều là một trọng tội với thiên đàng. Dĩ nhiên không có thiên đàng; con người đã sáng chế ra thiên đàng từ hy vọng, bởi vì cuộc sống của anh ấy đã trở thành một địa ngục, một xung đột vô tận từ khi sinh ra đến lúc chết đi, đến và đi, kiếm tiền, làm việc liên tục. Cuộc sống này đã trở thành một rối loạn, một lao dịch của đấu tranh không ngừng nghỉ. Người ta tự hỏi không hiểu rằng nhân loại, một con người, sẽ có khi nào được sống an bình trên quả đất này. Xung đột đã trở thành một phương cách trong cuộc sống của anh ấy – bên trong làn da và bên ngoài làn da, trong lãnh vực của tinh thần và trong xã hộitinh thần đó đã tạo ra.
Có lẽ tình yêu đã hoàn toàn biến mất khỏi thế giới này. Tình yêu ngụ ý sự rộng lượng, sự ân cần, không gây tổn thương bất kỳ ai, không làm người khác cảm thấy tội lỗi, sống quảng đại, lễ phép, và cư xử trong thái độtừ ngữtư tưởng của bạn được sinh ra từ lòng từ bi. Dĩ nhiên bạn không thể từ bi nếu bạn thuộc về những học viện tôn giáo có tổ chức – to lớn, quyền lực, truyền thống, giáo điều, mà nằng nặc đòi hỏi sự trung thành. Phải có tự do để thương yêu. Tình yêu đó không là vui thú, ham muốn, một hồi tưởng của những sự việc đã trải qua. Tình yêu không là trái nghịch của ghen tuông, hận thù và tức giận. 
Tất cả việc này nghe ra khá hoang tưởng, lý tưởng; một việc gì đó mà con người chỉ có thể khát khao mà thôi. Nhưng nếu bạn tin tưởng điều đó vậy thì bạn sẽ tiếp tục giết chóc. Tình yêu cũng thực sự, cũng mãnh liệt như chết. Nó không liên quan gì đến tưởng tượng, hay tình cảm, hay lãng mạn; và tất nhiên nó không liên quan gì đến quyền lực, địa vị, thanh danh. Nó tĩnh lặng như những dòng nước của biển cả và cũng mãnh liệt như biển cả; nó giống như những dòng nước của một con sông căng phồng đang chảy vô tận, không một khởi đầu hay một kết thúc. Nhưng người đàn ông giết chết một con hải cẩu con, hay những con cá voi to, chỉ quan tâm đến sinh nhai của anh ấy. Anh ấy sẽ nói, “Tôi sống nhờ vào việc đó, đó là công việc làm ăn của tôi.” Anh ấy hoàn toàn dửng dưng với cái đó, một sự việc mà chúng ta gọi là tình yêu. Anh ấy có lẽ thương yêu gia đình anh ấy – hay là anh ấy nghĩ rằng anh ấy thương yêu gia đình anh ấy – và anh ấy không quan tâm nhiều lắm đến phương cách anh ấy kiếm kế sinh nhai. Có lẽ đó là một trong những lý do tại sao con người sống một cuộc sống phân chia; anh ấy dường như không bao giờ thương yêu cái gì anh ấy đang làm – mặc dù có lẽ một ít người thương yêu . Nếu người ta sống vì công việc người ta thương yêu, nó sẽ rất khác biệt – người ta sẽ hiểu được tổng thể của sự sống. Chúng ta đã bẻ vụn sự sống thành những mảnh vỡ: thế giới kinh doanh, thế giới nghệ thuật, thế giới khoa học, thế giới chính trị và thế giới tôn giáo. Chúng ta dường như nghĩ rằng chúng ta đều tách biệt và nên được duy trì tách biệt. Thế là chúng ta trở thành đạo đức giả, làm một việc gì đó xấu xa, hư hỏng, trong thế giới kinh doanh và sau đó trở về nhà để sống an bình cùng gia đình của chúng ta; việc này nuôi dưỡng thói đạo đức giả, một chuẩn mực hai mặt của cuộc sống.
Đó thực sự là một quả đất diệu kỳ. Con chim đó đang đậu trên cái cây cao nhất nơi nó thường đậu mỗi buổi sáng, nhìn xuống thế giới, cảnh giác một con chim lớn hơn, một con chim có lẽ giết chết nó, nhìn ngắm những đám mây, những cái bóng trôi qua, và sự lan rộng bao la của quả đất trù phú này, những con sông, những cánh rừng này và tất cả những con người lao dịch từ sáng sớm đến tận khuya. Nếu người ta suy nghĩ tất cả việc này, trong thế giới tâm lý, nó đang ở tình trạng đầy đau khổ . Người ta cũng tự hỏi không hiểu con người có khi nào sẽ thay đổi, hoặc chỉ một ít người, rất ít, rất ít người. Sau đó sự liên hệ của một ít người đến nhiều người là gì? Hoặc là, sự liên hệ của nhiều người đến một ít người là gì? Nhiều người không có liên hệ đến một ít người. Một ít người lại có một liên hệ.
Đang ngồi trên tảng đá đó, nhìn xuống về phía thung lũng, có một con thằn lằn bên cạnh bạn, bạn không dám cựa quậy vì sợ rằng con thằn lằn sẽ bị quấy rầy hay hoảng sợ. Và con thằn lằn cũng đang quan sát. Và cũng vậy thế giới tiếp tục: sáng chế những vị chúa, tuân theo hệ thống chức sắc của những vị đại diện chúa; và tất cả những giả dối và nhục nhã của những ảo tưởng sẽ có thể tiếp tục, hàng ngàn vấn đề đang mỗi lúc một trở nên phức tạprối ren hơn. Chỉ có thông minh của tình yêu và từ bi mới có thể giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống. Thông minh đó là dụng cụ duy nhất không bao giờ có thể trở nên u tối, vô dụng.
 
 
 

Thứ tư, ngày 4 tháng 5* năm 1983

Một buổi sáng có sương mù, hầu như bạn không thể trông thấy những cây cam cách khoảng mười feet. Lạnh lẽo và tất cả những quả đồi và những hòn núi đều bị che giấu, và có những giọt sương trên những chiếc lá. Trời sẽ quang đãng sau đó. Vẫn còn là sáng sớm và mặt trời đẹp của California và cơn gió mát mẻ sẽ đến mau thôi.
Người ta không hiểu tại sao con người lại luôn luôn hung tợn như thế, xấu xa như thế trong những đáp lại của họ đến bất kỳ câu nói nào mà họ không thích, hung hăng, sẵn sàng gây sự. Việc này đã xảy ra hàng ngàn năm. Ngày nay hầu như người ta hiếm khi nào gặp được một con người nhân hậu, sẵn sàng nhượng bộ, hoàn toàn rộng lượngvui vẻ trong những liên hệ của anh ấy.
 Đêm qua có tiếng kêu của một con cú; nó là một con cú có đầu bành to, nó phải rất lớn. Và nó chờ đợi con bạn tình trả lời, và con mái đáp lại từ xa và tiếng kêu chìm trong thung lũng và bạn hầu như không thể nghe được. Một đêm hoàn toàn tĩnh, tối đen, và yên lặng lạ lùng.
 Mọi sự vật dường như sống trong trật tự, trong trật tự riêng của nó – biển cả cùng thủy triều lên xuống của nó, mặt trăng non và thời điểm mặt trăng tròn, mùa xuân đáng yêu và cái nóng bức của mùa hè. Ngay cả trận động đất của ngày hôm qua cũng có trật tự riêng của nó. Trật tự là chính bản thể của vũ trụtrật tự của sinh và chết và vân vân. Dường như chỉ có con người sống trong vô trật tự như thế, lộn xộn như thế. Anh ấy đã sống theo cách đó từ khi có con cú bắt đầu.
 
* Giữa 26-4 và 1-5 Krishnamurti đến San Francisco và có hai buổi nói chuyện ở Masonic Hall và một cuộc phỏng vấn trên radio.
Đang nói chuyện với người khách ngồi trên mái hiên nhà, cùng bụi hồng leo màu đỏ và một cây đậu tía non và mùi của quả đất lẫn cây cối, dường như rất đáng tiếc khi phải bàn luận về vô trật tự. Khi bạn nhìn quanh quẩn những quả đồi sẫm kia và hòn núi đá và nghe tiếng thì thầm của một con suối chẳng mấy chốc sẽ cạn vào mùa hè, tất cả đều có một trật tự kỳ lạ đến nỗi muốn nói về sự vô trật tự của con người, sự lộn xộnbất hạnh của con người, dường như hoàn toàn không phù hợp lắm. Nhưng nhờ vào người khách thân thiện, có hiểu biết, và có thể tư duy chín chắn nên câu chuyện được bắt đầu.
 Con chim nhái giọng đang đậu trên đường dây điện thoại; nó đang làm việc gì nó thường làm – bay vào không gian, lượn vòng rồi đậu trên sợi dây và tiếp đó diễu cợt thế giới. Việc này nó làm quá thường xuyên, và thế giới rõ ràng chẳng thèm lưu tâm. Và con chim vẫn tiếp tục diễu cợt.
 Sương mù đang tan dần, có ánh mặt trời mùa xuân đó và con thằn lằn đang ló ra, đang sưởi ấm thân thể trên tảng đá, và tất cả những sinh vật nhỏ xíu của quả đất đều bận rộn. Chúng có trật tự riêng của chúng, chúng có vui thú, đùa giỡn riêng của chúng. Tất cả chúng dường như rất vui vẻ, tận hưởng ánh mặt trời, không có một con người nào gần bên để gây tổn thương cho chúng, để phá hỏng một ngày của chúng.

 “Nếu người ta được phép hỏi,” vị khách bắt đầu, “Đối với ông điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống? Đối với ông điều gì là phẩm chất cốt lõi nhất mà con người phải tu dưỡng?”

 ‘Nếu bạn tu dưỡng, giống như bạn cày xới những cánh đồng của quả đất, vậy thì nó không là sự việc cốt lõi nhất. Nó phải xảy ra tự nhiên – bất kỳ cái gì xảy ra – tự nhiên, dễ dàng, không có bất kỳ những động cơ tự cho mình là trung tâm nào. Sự việc quan trọng nhất cho mỗi con người, chắc chắn, là sống trong trật tự, trong hòa đồng cùng tất cả những sự việc sự vật chung quanh anh ấy – ngay cả sự ồn ào của những thị trấn lớn, ngay cả một cái gì đó xấu xa, thô tục, mà không cho phép nó gây ảnh hưởng hay thay đổi dòng sống của anh ấy, thay đổi hay làm biến dạng trật tự mà trong đó anh âý đang sống. Chắc chắn, thưa bạn, trật tự là sự việc quan trọng nhất trong cuộc sống, hay, nói khác đi, một trong những sự việc quan trọng nhất.’

“Tại sao,” vị khách hỏi, “trật tự phải là một phẩm chất của một bộ não để có thể hành động đúng đắn, hạnh phúc, rõ ràng.”

‘Trật tự không được tạo ra bởi tư tưởng. Trật tự không phải là điều gì bạn tuân theo ngày này sang ngày khác, luyện tập, thích nghi đến. Giống như những con suối nhập vào biển cả, cũng vậy con suối của trật tự, con sông của trật tự, là vô tận. Nhưng trật tự đó không thể hiện hữu nếu có bất kỳ mọi nỗ lực, bất kỳ mọi đấu tranh để thành tựu, hay để loại bỏtrật tự và lẻn vào một tục lệ, vào vô số những thói quen được vạch ra rõ ràng. Tất cả việc đó không là trật tự. Xung đột là chính dòng chảy của vô trật tự, là nguyên nhân thực sự.’

“Mọi thứ đều đấu tranh, phải vậy không? Những cái cây kia, chúng đã đấu tranh để tồn tại, đấu tranh để tăng trưởng. Cây sồi tuyệt vời đó đằng sau ngôi nhà này, nó đã kháng cự những cơn bão, những năm mưa gió và mặt trời nóng cháy, nó đã đấu tranh để tồn tại. Cuộc sống là xung đột, nó là một rối loạn, một bão táp. Và ông đang nói, phải vậy không, rằng trật tự là một trạng thái trong đó không có xung đột? Nó có vẻ hầu như không thể có được, giống như nói chuyện bằng một ngôn ngữ lạ, một sự việc gì đó hoàn toàn khác lạ với cuộc sống riêng của người ta, cách suy nghĩ riêng của người ta. Liệu rằng ông, nếu tôi không xấc xược, có sống trong trật tự mà trong đó không còn bất kỳ mọi xung đột nào hay không?”

‘Liệu nó có rất quan trọng, thưa bạn, để khám phá rằng có một người khác đang sống mà không có nỗ lực, không có xung đột? Hay là đúng hơn bạn sẽ hỏi liệu rằng bạn, như một con người, sống trong vô trật tự, có thể tìm được cho chính mình nhiều nguyên nhân – hay có lẽ chỉ có một nguyên nhân – của vô trật tự này? Những bông hoa kia không biết đến trật tự hay vô trật tự, chúng chỉ tồn tại. Dĩ nhiên, nếu chúng không được tưới nước, được chăm sóc, chúng sẽ chết, và chết cũng là trật tự của chúng. Mặt trời nóng, rực rỡ sẽ giết chết chúng trong tháng tới, và đối với chúng đó là trật tự.’

Con thằn lằn đã sưởi ấm thân thể trên tảng đá và đang chờ đợi những con ruồi đến. Và chắc chắn chúng sẽ đến. Và con thằn lằn với cái lưỡi lanh lẹ sẽ nuốt chúng. Nó có vẻ như đó là bản chất của thế giới: những con vật lớn sống nhờ vào những con vật nhỏ, và những con lớn hơn sống nhờ vào những con lớn. Đây là cái vòng tuần hoàn trong thế giới của thiên nhiên. Và trong đó không có trật tự hay vô trật tự. Nhưng lần này hay lần khác chính chúng ta cũng nhận được cái cảm thấy của hòa đồng trọn vẹn và cũng của đau thương, lo âu, đau khổ, xung đột. Nguyên nhân của xung đột là đang liên tục trở thànhtrở thành, tìm kiếm sự nhận dạng, đấu tranh để hiện hữu. Chừng nào bộ não, mà đã bị điều kiện quá nhiều, còn đang đo lường, “nhiều hơn”, “tốt hơn”, còn đang chuyển động theo tâm lý từ việc này đến việc kia, chắc chắn nó phải gây ra một ý thức của xung đột, và đây là vô trật tự. Không chỉ những từ ngữ “nhiều hơn”, “tốt hơn”, nhưng cái cảm thấy, cái phản ứng của thành tựu, kiếm được – chừng nào còn có sự phân chia này, hai phần, phải có xung đột. Và từ xung đột là vô trật tự.
Có lẽ người ta nhận thức được tất cả những sự việc này, nhưng vì lơ đãng không lưu tâm với nhận thức này, người ta tiếp tục sống cùng một phương cách ngày này sang ngày khác tất cả những ngày trong cuộc sống của người ta. Phân chia này không chỉ bằng lời mà còn có phân chia sâu đậm hơn như người suy nghĩ và vật được suy nghĩ, như người suy nghĩ tách rời khỏi chính anh ấy. Người suy nghĩ được tập hợp bởi tư tưởng, người suy nghĩquá khứ, người suy nghĩhiểu biết, và cũng vậy tư tưởng sinh ra từ hiểu biết. Thật ra không có sự phân chia giữa người suy nghĩ và vật được suy nghĩ, chúng là một đơn vị không tách rời; nhưng tư tưởng đã chơi một trò lừa phỉnh vào chính nó, nó phân chia chính nó. Có lẽ sự phân chia liên tục của chính nó, cái mảnh riêng của nó, là nguyên nhân của vô trật tự. Chỉ cần thấy, nhận ra, sự thật của việc này, rằng người trực nhận là vật được trực nhận, kết thúctrật tự.

Con chim nhái giọng đã bay đi rồi và con bồ câu ai oán đậu ở đó cùng tiếng than khóc rầu rĩ của nó. Và chốc lát sau con bạn tình nhập vào. Cùng nhau chúng đậu trên sợi dây điện đó, yên lặng, bất động, nhưng đôi mắt của chúng chuyển động, nhìn, canh chừng hiểm nguy. Con chim ưng đuôi đỏ và những con chim săn mồi ở đó trước đây một hoặc hai tiếng đồng hồ đã bay đi rồi. Có lẽ chúng sẽ quay trở lại ngày mai. Và thế là buổi sáng chấm dứt, và bây giờ mặt trời rực sáng và có cả ngàn cái bóng. Quả đất tĩnh lặng trong khi con người lạc lõng và hoang mang.
 
 
 
 

Thứ sáu, ngày 6 tháng 5 năm 1983

Một buổi sáng dễ chịu, có mây, se lạnh trong không khí, và những quả đồi được mây che phủ và yên lặng. Có hương thơm hoa cam nở rộ, không nồng nặc lắm nhưng nó ở đó. Nó là một hương thơm xuyên thấu, đặc biệtthoang thoảng trong phòng. Và tất cả những đóa hoa sáng nay đều sẵn sàng chờ mặt trời ló dạng. Chốc lát nữa những đám mây sẽ bay đi và tiếp theo sẽ có ánh mặt trời rực rỡ.
Xe hơi chạy ngang qua ngôi làng nhỏ, qua nhiều thôn nhỏ, những giàn khoan dầu, những xe chở dầu, và mọi hoạt động quanh những vùng khí đốt kia, và cuối cùng bạn gặp biển. Bạn lại đi qua một thị trấn lớn, không lớn quá, qua nhiều cánh rừng cam và chanh khác nhau, và bạn bất ngờ trông thấy, không phải những mảng trồng dâu tây, không phải những cánh đồng nhỏ trồng cải bắp, nhưng hàng mẫu của chúng, hàng dặm của chúng – dâu tây, cần tây, rau spi-na, rau diếp và những loại rau khác – hàng dặm đất màu mỡ bằng phẳng ở giữa những quả đồi và biển cả. Ở đây mọi thứ đều được thực hiện trên qui mô rộng lớn, hầu như quá dư thừa – hàng dặm chanh và cam, bồ đàovân vân. Một vùng đất màu mỡ, đẹp. Và những quả đồi quá thân thiện sáng hôm đó.
Cuối cùng bạn đến được biển Thái bình dương màu xanh. Sáng nay nó giống như một cái ao nhỏ, rất êm đềm, lặng lờ lạ kỳ, và ánh ban mai trên nó. Người ta nên thực sự thiền định trên ánh sáng đó, không phải trực tiếp trên mặt trời nhưng phản ảnh của mặt trời trên dòng nước đang lấp lánh đó. Nhưng biển cả luôn luôn không giống như thế; cách đây một hai tháng nó cuồn cuộn trong cuồng nộ, đập vỡ đê chắn sóng, tàn phá nhà cửa quanh bãi biển, mang lại thảm khốc, thậm chí đến cả con đường cao ven theo nó. Bây giờ họ đang sửa chữa cái đê bị vỡ bằng tất cả số gỗ bị giạt vào bờ, những số lượng gỗ rất lớn. Dẫu vậy, hôm nay, giống như một con thú đã thuần hóa, bạn có thể vỗ về nó, bạn có thể cảm thấy chiều sâu và chiều rộng và vẻ đẹp của biển cả bao la này, quá xanh. Gần bờ biển hơn nó là màu xanh lục của sông Nile. Đi theo con đường đó bên cạnh biển trong không khí có muối là một việc dễ chịu nhất, chỉ nhìn ngắm những quả đồi, những đám cỏ phất phơ và biển nước mênh mông.
Tất cả sự việc này biến mất vào thị trấn xấu xí to lớn, một thành phố đã lan rộng hàng dặm và hàng dặm và hàng dặm. Nó không là một thành phố dễ chịu lắm, nhưng con người sống ở đó và có vẻ thích nó. 
Tôi không biết liệu rằng, đang ngồi trên bãi biển, bạn có khi nào nhìn ngắm biển, nhìn ngắm những con sóng đến và đi. Con sóng thứ bảy dường như là con sóng lớn nhất, ầm ầm hướng vào đất liền. Có rất ít thủy triều ở Thái bình dương – ít ra là không có ở đây, không giống như những cơn thủy triều kia mà rút ra nhiều dặm rồi lại ùa vào rất mau lẹ. Ở đây luôn luôn có thủy triều lên xuống không cách biệt lắm, vào và ra, được lặp lại từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Nếu bạn có thể nhìn ngắm biển cả đó, sự lấp lánh của ánh sáng lóa mắt, và nước trong xanh, bằng tất cả những giác quan của bạn được đánh thức cao độ đến vẻ đẹp tuyệt vời của chúng, trong sự quan sát đó không còn trung tâm, là bạn, đang quan sát. Thật tuyệt vời khi nhìn ngắm biển cả, và cát, sạch sẽ, được tắm rửa mỗi ngày. Không một dấu chân nào có thể còn sót lại ở đó, ngay cả những con chim bé tí của biển cả cũng không bao giờ để lại dấu vết của chúng, biển rửa sạch chúng.
Những ngôi nhà dọc theo bãi biển nhỏ xíu, gọn gàng; có lẽ những người giàu có sống dọc theo đó. Nhưng tất cả việc đó không có chút ý nghĩa nào cả – sự giàu có của họ, sự thô tục của họ, những chiếc xe thời trang của họ. Người ta thấy một chiếc xe Mercedes cổ với những ống khói ở bên ngoài nắp đậy ô tô, ba ống khói mỗi bên. Người chủ có vẻ rất tự hào về nó, họ đánh bóng nó, rửa sạch nó, chăm sóc nó từng li từng tí. Có lẽ họ đã mua cái máy đó thích thú hơn nhiều thứ khác. Bạn còn có thể chạy rất nhiều dặm đường cùng nó; nó được lắp ráp rất công phu để có độ bền chịu đựng
Ngồi trên bờ biển đang nhìn ngắm những con chim, bầu trời, và đang lắng nghe âm thanh xa xa của những chiếc xe chạy ngang, đó là một buổi sáng đẹp nhất. Bạn chảy ra cùng dòng nước rút và theo vào cùng dòng nước dâng lên. Bạn trôi ra thật xa và giạt vào bờ trở lại – chuyển động vô tận này của vào và ra và ra và vào. Bạn có thể trông thấy đến tận đường chân trời nơi bầu trời gặp gỡ những dòng nước. Đó là một cái vịnh to có nước xanh bạc và những ngôi nhà nhỏ xíu đều vây quanh nó. Và đằng sau bạn là những hòn núi, rặng này tiếp nối rặng kia. Nhìn ngắm không một tư tưởng nào, nhìn ngắm không mọi phản ứng, nhìn ngắm không bất kỳ nhận dạng nào, chỉ nhìn ngắm không ngưng nghỉ, không ở trạng thái hôn trầm và lơ đãng; bạn không là bạn nữa và chỉ còn nhìn ngắm. Nhìn ngắm những tư tưởng nổi lên và sau đó biến mất, tư tưởng tiếp nối tư tưởng, tư tưởng chính nó đang trở nên ý thức được chính nó. Không còn người suy nghĩ đang nhìn ngắm tư tưởng, người suy nghĩtư tưởng.
Ngồi trên bãi biển đang nhìn ngắm mọi người qua lại, hai hay ba cặp và một phụ nữ đơn độc, có vẻ rằng tất cả thiên nhiên, mọi thứ chung quanh bạn, từ biển xanh sâu thẳm đến những hòn núi đá cao ngất kia, cũng đang nhìn ngắm. Chúng ta đang nhìn ngắm, không đang chờ đợi, không đang mong ngóng bất kỳ việc gì sẽ xảy ra nhưng đang nhìn ngắm mà không có kết thúc. Trong nhìn ngắm đó có học hỏi, không phải sự tích lũy của hiểu biết qua học hỏi mà gần như thuộc máy móc, nhưng đang nhìn ngắm kỹ lưỡng, không bao giờ hời hợt nhưng thật sâu sắc, bằng một tức khắc và một trìu mến; ngay lúc đó không có người nhìn ngắm. Khi có một người nhìn ngắm hiển nhiên nó chỉ là nhìn ngắm của quá khứ, và đó không là đang nhìn ngắm, đó chỉ là đang nhớ lại và nó là động thái không sinh khí. Đang nhìn ngắm sinh động khác thường, mỗi khoảnh khắc một trống không. Những con cua bé tí kia và những con hải cẩu kia và tất cả những con chim kia bay lượn qua đều đang nhìn ngắm. Chúng đang nhìn ngắm để tìm kiếm con mồi, tìm kiếm cá, đang nhìm ngắm để tìm kiếm món ăn gì đó; chúng cũng vậy đang nhìn ngắm. Người nào đó đi ngang gần sát bạn và thắc mắc không hiểu bạn đang nhìn ngắm cái gì. Bạn đang nhìn ngắm không gì cả, và trong không gì cả đó mọi thứ hiện hữu.

Vào một ngày nào đó một người đàn ông đã đi nhiều, đã thấy nhiều, đã viết điều này hay điều khác, đến – một người đàn ông hơi già có bộ râu quai nón, được cắt tỉa rất cẩn thận; ông ấy ăn mặc chỉnh tề không có sự luộm thuộm thô tục. Ông ấy chăm sóc giày của ông ấy, quần áo của ông âý. Ông ấy nói tiếng Anh xuất sắc, dù ông ấy là một người ngoại quốc. Và hướng về người đàn ông ngồi trên bãi biển đang nhìn ngắm, ông ấy nói rằng ông ấy đã nói chuyện với quá nhiều người, tranh luận với một số giáo sư và học giả, và trong khi ông ấy ở Ấn độ ông ấy đã nói chuyện với một số nhà thông thái Ấn độ giáo. Và hầu hết mọi người trong họ, nó dường như, theo ông ấy, không quan tâm đến xã hội, không nhiệt tâm sâu xa đến bất kỳ sự đổi mới xã hội nào hay đến sự khủng hoảng hiện nay về chiến tranh. Ông ấy lo âu nhiều về xã hội trong đó chúng ta đang sống, dù ông ấy không là một người đổi mới xã hội. Ông ấy hoàn toàn không chắc chắn liệu rằng xã hội có thể được thay đổi, liệu rằng bạn có thể làm một việc gì đó cho nó. Nhưng ông ấy hiểu rõ xã hội ngày nay ra sao; sự đồi bại khủng khiếp, sự xuẩn ngốc của các chính khách, sự đê tiện, sự hãnh tiến, và sự tàn bạo đang tràn lan khắp thế giới.
Ông ấy nói, “Chúng ta có thể làm gì cho xã hội này? – không phải những đổi mới nhỏ nhoi tầm thường đó đây, thay đổi một Tổng thống bằng một người khác, hay một Thủ tướng bằng một người khác – họ đều cùng một dòng giống trong chừng mực nào đó; họ không thể làm nhiều lắm vì họ đại diện cho sự tầm thường hay còn kém hơn điều đó, sự thô tục; họ muốn phô trương, họ sẽ không bao giờ làm gì cả. Họ sẽ tạo ra những đổi mới nhỏ nhoi ngu xuẩn đó đây nhưng xã hội vẫn cứ tiếp tục bất chấp những thay đổi đó.” Ông ấy đã quan sát nhiều nền văn hóa, xã hội khác nhau. Chúng không khác biệt nhiều lắm về cơ bản. Ông ấy thể hiện là một người rất nghiêm túc bằng một nụ cười và ông ấy nói về vẻ đẹp của quốc gia này, sự bao la, muôn màu muôn vẻ, từ những sa mạc nóng cháy đến dãy núi Rockies cao ngất với vẻ hùng vĩ của nó. Người ta lắng nghe ông ấy như người ta thường lắng nghe và nhìn ngắm biển.
Xã hội không thể thay đổi nếu con người không thay đổi. Con người, bạn và những người khác, đã tạo ra những xã hội này từ thế hệ này sang thế hệ khác; tất cả chúng ta đã tạo ra những xã hội này từ sự tầm thường, hạn chế của chúng ta, từ sự tham lam, ganh tị, hung ác, bạo lực, ganh đua của chúng tavân vân. Chúng ta phải chịu trách nhiệm cho sự tầm thường, sự ngu dốt, sự thô tục, cho tất cả vô lý thuộc sắc tộc và chủ nghĩa giáo phái thuộc tôn giáo. Nếu mỗi người chúng ta không thay đổi hoàn toàn, xã hội sẽ không bao giờ thay đổi. Nó ở đó, chúng ta đã tạo ra nó, và sau đó nó biến đổi chúng ta. Nó tạo khuôn mẫu cho chúng ta, như chúng ta đã tạo khuôn mẫu cho nó. Nó đặt chúng ta trong một cái khuôn và cái khuôn đó lại đặt nó vào một cái khung mà là xã hội.
Thế là hành động này đang tiếp diễn vô tận, giống như biển cả có một thủy triều đi ra ngoài thật xa và sau đó đi vào, thỉnh thoảng rất, rất chậm, những lần khác lại nhanh, nguy hiểm. Vào và ra; hành động, phản ứng, hành động. Đây dường như là bản chất của chuyển động này, nếu khôngtrật tự thâm sâu trong chính con người. Chính trật tự đó sẽ tạo ra trật tự trong xã hội, không phải nhờ vào luật pháp, những chính phủ và mọi công việc như thế – mặc dù nếu còn có vô trật tự, hỗn loạn, thì cái luật pháp, cái quyền lực, được tạo ra bởi vô trật tự của chúng ta, vẫn sẽ còn tiếp tục. Luật pháp là tạo tác của con người, giống như xã hội – sản phẩm của con ngườiluật pháp
Vì thế bên trong, tinh thần, tạo ra bên ngoài tùy thuộc vào giới hạn của nó; và sau đó bên ngoài lại kiểm soát và tạo khuôn bên trong. Những người cộng sản đã nghĩ, và có thể vẫn còn nghĩ, rằng bằng cách kiểm soát bên ngoài, thiết lập những luật pháp, những quy định, những học viện nào đó, những hình thức độc tài nào đó, họ có thể thay đổi con người. Nhưng từ đó đến nay họ vẫn không thành công, và họ sẽ không bao giờ thành công. Đây cũng là hoạt động của những người xã hội. Những người tư bản thực hiện nó bằng một phương cách khác, nhưng nó cũng cùng một sự việc. Bên trong luôn chiến thắng bên ngoài, vì bên trong mạnh mẽ nhiều hơn, có sinh khí nhiều hơn bên ngoài.
Liệu rằng chuyển động này có thể kết thúc – bên trong đang tạo ra điều kiện sống của xã hội bên ngoài theo tâm lý, và bên ngoài, luật pháp, những học viện, những tổ chức, đang cố gắng tạo khuôn mẫu cho con người, bộ não, để hành động trong một phương cách nào đó, và bộ não, bên trong, tinh thần, tiếp theo đó lại đang thay đổi, đang tìm ra phương cách để chiến thắng hay lẩn tránh bên ngoài? Chuyển động đã và đang tiếp diễn liên tục từ khi con người có mặt trên quả đất này, thô thiển, hời hợt, thỉnh thoảng sâu sắc – nó luôn luôn là bên trong đang chiến thắng bên ngoài, giống như biển cả có những thủy triều của nó đi ra và đi vào. Người ta nên thực sự hỏi liệu rằng chuyển động này có thể kết thúc – hành động và phản ứng, hận thùhận thù nhiều hơn, bạo lực và bạo lực nhiều hơn. Nó có một kết thúc khi chỉ nhìn ngắm, không động cơ, không đáp trả, không phương hướng. Phương hướng hiện hữu khi có sự tích lũy. Nhưng nhìn ngắm, mà trong đó có chú ý, tỉnh thức, cùng một ý thức của từ bi vô biên, có thông minh riêng của nó. Nhìn ngắm cùng thông minh này hành động. Và hành động đó không là thủy triều đi ra và đi vào. Nhưng điều này đòi hỏi sự cảnh giác lớn lao, thấy sự việc sự vật mà không có từ ngữ, không có danh tính, không có bất kỳ phản hồi nào; trong nhìn ngắm đó có một đam mê, sức sống vô tận.
 
 
 
 

Thứ hai, ngày 9 tháng 5 năm 1983

Bạn đã ở khá cao rồi, đang nhìn xuống về phía thung lũng, và nếu bạn leo một dặm hay nhiều hơn thẳng lên cao và cao trên con đường mòn khúc khuỷu đó, qua mọi loại cây cối – những cây sồi sống, cây xô thơm, cây sồi độc – và qua một con suối luôn cạn khô vào mùa hè, bạn có thể trông thấy biển xanh xa thật xa, bên kia dãy núi này tiếp dãy núi khác. Ở đây trên cao tuyệt đối tĩnh. Tĩnh đến nỗi không có một hơi thở của không khí. Bạn nhìn xuống và những hòn núi nhìn xuống bạn. Bạn có thể tiếp tục leo thẳng lên hòn núi trong nhiều tiếng đồng hồ, leo xuống vào một thung lũng khác và leo lên lại. Bạn đã làm việc đó nhiều lần trước kia, hai lần đến được đỉnh cao nhất của những hòn núi đá kia. Vượt khỏi chúng ở phía bắc là một đồng bằng sa mạc bao la. Ở đằng đó rất nóng, ở đây lại khá lạnh; bạn phải mặc vào thêm một thứ gì đó bất kể mặt trời nóng.
Và khi bạn đi xuống, nhìn những cây cối khác nhau, những thảo mộc và những côn trùng nhỏ, bỗng nhiên bạn nghe tiếng leng keng của một con rắn rung chuông. Và bạn nhảy tránh, may mắn thoát khỏi nó. Bạn chỉ cách nó khoảng mười feet. Nó vẫn còn đang leng keng. Các bạn nhìn lẫn nhau và quan sát. Những con rắn không có lông mi. Con rắn này không dài lắm nhưng khá mập, mập bằng cánh tay của bạn. Bạn giữ khoảng cách của bạn và bạn quan sát nó rất cẩn thận, sự kết hợp hài hòa của nó, cái đầu tam giác của nó và cái lưỡi đen lánh loáng vào loáng ra của nó. Nó không nhúc nhích và bạn không nhúc nhích. Nhưng lúc này, cái đầu của nó và cái đuôi của nó hướng về bạn, nó trườn lui và bạn bước tới. Lại nữa nó cuốn thân dựng đứng và leng keng và các bạn quan sát lẫn nhau. Và lại nữa, với đầu và đuôi của nó hướng về bạn, nó bắt đầu lùi lại và tiếp tục di chuyển về phía trước; và lại nữa nó cuốn thân và leng keng. Các bạn làm việc này trong nhiều phút, có lẽ mười phút hay nhiều hơn; sau đó nó bị mệt. Bạn thấy rằng nó không chuyển động, đang chờ đợi, nhưng khi bạn đến gần, nó không leng keng. Nó tạm thời mất đi năng lượng của nó. Bạn rất gần nó. Không giống như con rắn hổ mang dựng đứng thân mình lên để mổ, con rắn này mổ bằng cách lao về phía trước. Nhưng không có chuyển động, nó quá mệt nhoài, thế là bạn bỏ nó lại. Nó là một con vật hoàn toàn nguy hiểm, độc hại. Có thể bạn sờ chạm được nó nhưng bạn do dự, dù không hoảng sợ. Bạn cảm thấy rằng tốt hơn bạn không nên sờ chạm nó và bạn để nó lại một mình.
Và khi bạn đi xuống xa hơn nữa bạn suýt giẵm lên một con cút với khoảng một tá hay nhiều con con hơn. Chúng chạy tán loạn vào những bụi cây gần bên, và con mẹ cũng biến mất vào một bụi cây và tất cả bọn chúng gọi nhau. Bạn đi xuống và chờ đợi, và nếu bạn có đủ kiên nhẫn chờ đợi, lúc này bạn trông thấy tất cả con con tụ họp lại dưới đôi cánh của con mẹ. Ở cao trên đó mát lạnh và chúng đang chờ đợi mặt trời sưởi ấm không khí và quả đất.
Bạn đi xuống băng qua con suối nhỏ, qua một đồng cỏ gần như đang mất đi màu xanh tươi của nó và quay trở lại căn phòng của bạn khá mệt mỏi nhưng lại hân hoan hứng khởi do chuyến dạo bộ và do mặt trời buổi sáng. Bạn thấy những cây cam cùng những quả cam vàng bóng của chúng, những bụi hoa hồng và những bụi đào hoa trắng hồng và những cây khuynh diệp cao .Mọi chuyện đều rất an lành trong ngôi nhà.
Một buổi sáng dễ chịu, đầy những hoạt động lạ lùng trên quả đất. Tất cả những sinh vật nhỏ xíu kia đều đang sống, đang vội vàng loanh quanh, đang sục sạo tìm kiếm bữa ăn sáng – con sóc kia, con chuột chũi kia. Chúng ăn những cái rễ mềm của thảo mộc và chúng rất phá hoại. Một con chó có thể giết chúng rất mau lẹ bằng một cái táp. Rất khô ráo, những trận mưa đã chấm dứt và qua rồi, để quay trở lại có lẽ trong bốn tháng nữa hay nhiều hơn. Mọi thứ trong thung lũng dưới kia vẫn đang lấp lánh. Thật lạ lùng khi có sự yên lặng ủ ê phủ lên nguyên quả đất. Bất kể sự ồn ào của những thị trấn và xe cộ, có một cái gì đó hầu như cảm thấy được và tiếp xúc được, một cái gì đó thiêng liêng. Nếu bạn hòa thuận cùng thiên nhiên, cùng tất cả những sự vật quanh bạn, vậy thì bạn hòa thuận cùng tất cả con người. Nếu bạn mất sự liên hệ của bạn cùng thiên nhiên hiển nhiên bạn sẽ mất sự liên hệ của bạn cùng con người

Nguyên một nhóm người của chúng tôi đang ngồi tại bàn gần chấm dứt bữa ăn thì bắt đầu một cuộc nói chuyện nghiêm túc như thường xảy ra nhiều lần trước kia. Đó là một buổi bàn luận về nghĩa lý của những từ ngữ, ảnh hưởng của từ ngữ, nội dung của từ ngữ, không chỉ là nghĩa lý thô thiển của từ ngữ mà còn là chiều sâu của nó, chất lượng của nó, cảm thấy của nó. Dĩ nhiên từ ngữ không bao giờ là sự kiện thực sự. Sự miêu tả, sự giải thích, không là cái đó mà được miêu tả, cũng không là cái đó mà có sự giải thích về nó. Từ ngữ, nhóm từ ngữ, sự giải thích không là sự kiện. Nhưng từ ngữ được sử dụng như một truyền đạt suy nghĩ của một con người, cảm thấy của một con người, và từ ngữ, mặc dù nó không truyền đạt được đến người khác, lại chứa đựng cảm thấy bên trong của chính người nói. Sự kiện, thực tại không bao giờ quy định bộ não, nhưng lý thuyết, kết luận, miêu tả, trừu tượng, đã quy định bộ não. Cái bàn không bao giờ quy định bộ não nhưng từ ngữ chúa lại quy định, dù rằng đó là chúa của người Ấn độ giáo, của người Thiên chúa giáo hay của người Hồi giáo. Khái niệm, hình ảnh, quy định bộ não, không phải sự kiện đang thực sự xảy ra, đang diễn ra.
Đối với người Thiên chúa giáo, từ ngữ Giê su hay Christ có sự quan trọng vô cùng, ý nghĩa lớn lao, nó khơi dậy một tình cảm sâu đậm, một cảm xúc. Những từ ngữ đó không có ý nghĩa nào cả với người Ấn độ giáo, với người Phật giáo, hay với người Hồi giáo. Những từ ngữ đó không là sự kiện, thực tại. Vì thế những từ ngữ đó, mà đã sử dụng được hai ngàn năm, đã quy định bộ não. Người Ấn độ giáo có những vị chúa riêng của anh ấy, những thần thánh riêng của anh ấy. Những thần thánh đó, giống như của người Thiên chúa giáo, là những chiếu rọi của tư tưởng, nảy sinh từ sợ hãi từ vui thú và vân vân.
Có vẻ rằng ngôn ngữ thực sự không quy định bộ não; cái gì quy định nó là lý thuyết của ngôn ngữ, sự trừu tượng của một cảm thấy nào đó và sự trừu tượng mang hình thức của một ý tưởng, một biểu tượng, một con người – không phải con người thực sự nhưng một con người được tưởng tượng ra, hay được mong đợi, hay được chiếu rọi bởi tư tưởng. Tất cả những trừu tượng kia, những kết luận, những ý tưởng kia, dù thuyết phục như thế nào chăng nữa, đều quy định bộ não. Nhưng sự kiện, thực tại, như cái bàn, không bao giờ quy định.
Ví dụ một từ ngữ như “đau khổ”. Từ ngữ đó có một ý nghĩa khác hẳn đối với người Ấn độ giáo và người Thiên chúa giáo. Nhưng đau khổ, dù được những từ ngữ miêu tả như thế nào chăng nữa, đều được chia sẻ bởi tất cả mọi người chúng ta. Đau khổsự kiện, sự thật. Nhưng khi chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi nó, qua một lý thuyết nào đó, hay qua một người nào đó được lý tưởng hóa, hay qua một biểu tượng, những hình thức tẩu thoát đó đúc khuôn bộ não. Đau khổ như một sự kiện, sự thật không đúc khuôn bộ não và nhận ra điều này quan trọng lắm.
Như từ ngữ “quyến luyến”; hiểu rõ từ ngữ đó, nắm chặt nó như thể trong bàn tay của bạn và nhìn ngắm nó, cảm thấy chiều sâu của nó, trọn vẹn nội dung của nó, những kết cục của nó, sự kiệnchúng ta quyến luyếnsự kiện, không phải từ ngữ; cảm thấy đó không định hình bộ não, không đặt nó vào một cái khuôn, nhưng khoảnh khắc người ta xê dịch khỏi nó, đó là, khi tư tưởng xê dịch khỏi sự kiện, chính xê dịch đi khỏi đó, chuyển động của tẩu thoát, không chỉ là một nhân tố thời gian, mà còn là sự khởi đầu của định hình bộ não vào một cái khuôn nào đó.
Đối với người Phật giáo từ ngữ Phật, cái ấn tượng, cái hình ảnh, tạo ra sự sùng kính vô biên, lòng mộ đạo, cảm thấy tuyệt vời; anh ấy tìm kiếm nơi ẩn náu trong hình ảnhtư tưởng đã hình thành. Và khi tư tưởng đó bị giới hạn, bởi vì tất cả hiểu biết luôn luôn bị giới hạn, chính hình ảnh đó gây ra xung độtcảm thấy của sùng kính đối với một người, hay đối với một biểu tượng, hay đối với một truyền thống đã được thiết lập từ lâu đời nào đó – nhưng chính cảm thấy của sùng kính, một mình nó, được tách khỏi tất cả những hình ảnh, những biểu tượng đến từ bên ngoài và vân vân, không là một nhân tố của sự quy định bộ não.
Đó kìa, đang ngồi ở ghế bên cạnh, là một người Thiên chúa giáo đã thay đổi. Và khi bên kia bàn có người đề cập đến từ ngữ Giê su thì ngay lập tức người ta có thể cảm thấy cái khuynh hướng sâu thẳm bên trong đầy tôn kính và kềm hãm của người đó. Từ ngữ đó đã quy định bộ não. Hoàn toàn lạ lùng khi quan sát toàn bộ hiện tượng truyền đạt bằng những từ ngữ này, mỗi chủng tộc lại cho tầm quan trọng và ý nghĩa khác biệt đến từ ngữvì vậy tạo ra một phân chia, một giới hạn, đến cảm thấynhân loại đau khổ. Đau khổ của nhân loại đều giống nhau, được chia sẻ bởi tất cả những con người. Người Nga có lẽ diễn tả nó theo một cách, người Ấn độ giáo, người Thiên chúa giáo theo một cách khác và vân vân, nhưng sự kiện của đau khổ, cảm thấy thực sự của đau buồn, sầu muộn, cô độc, cảm thấy đó không bao giờ tạo khuôn mẫu hay quy định bộ não. Thế là người ta trở nên rất chú ý đến, rất ý thức được, những tinh tế của từ ngữ, ý nghĩa, ảnh hưởng của nó.
 Cảm thấy vũ trụ, cảm thấy toàn cầu của tất cả những con người và sự liên hệ lẫn nhau của họ, chỉ có thể hiện hữu khi những từ ngữ như là “quốc gia”, “bộ lạc”, “tôn giáo”, đều hoàn toàn biến mất. Dù rằng từ ngữ đó có sâu sắc, quan trọng, hay không gì cả. Đối với hầu hết mọi người chúng ta những từ ngữ không còn diễn tả chính xác ý nghĩa của nó nữa, chúng đã mất đi ảnh hưởng của chúng. Một con sông không là một con sông cá biệt. Những con sông của nước Mỹ hay nước Anh hay Châu âu đều là những con sông, nhưng ngay khoảnh khắc có sự nhận dạng qua một từ ngữ, có sự phân chia. Và phân chia này là một nhận thức không thật của con sông đó, chất lượng của nước, chiều sâu của nước, khối lượng, dòng chảy, vẻ đẹp của con sông.
 
 
 
 

Thứ năm, ngày 12 tháng 5* năm 1983

Đã bình minh ở những vĩ tuyến phía bắc này. Ở những vĩ tuyến này bình minh bắt đầu rất sớm và kéo dài rất lâu. Khởi đầu của bình minh và khởi đầu của một ngày là một trong những việc đẹp đẽ nhất trên quả đất.
 Sau một đêm bão tố, cây cối bị vùi dập liên hồi, những chiếc lá bị lay động và những nhánh khô bị gẫy, những cơn gió đeo đuổi dai dẳng đã tẩy sạch không khí, khô ráo. Bình minh đang quét trên quả đất rất chậm chạp; có một chất lượng lạ thường sáng nay, đặc biệt sáng nay – có thể bởi những cơn gió của ngày hôm qua. Nhưng bình minh vào một ngày đặc biệt này là một việc gì đó còn hơn bình minh của những ngày khác. Nó hoàn toàn yên lặng. Bạn hầu như không dám thở vì sợ quấy rầy những sự vật khác. Những chiếc lá đứng yên, ngay cả những chiếc lá non nớt nhất. Dường như nguyên quả đất đang ngưng thở, có thể để bày tỏ sự sùng kính. Và dần dần mặt trời đã chạm đỉnh của những hòn núi, màu cam, màu vàng, và có những đốm ánh sáng trên những quả đồi khác. Và vẫn vậy có sự tĩnh lặng lớn lao. Rồi thì những tiếng ồn bắt đầu – bài hát của những con chim, con chim ưng đuôi đỏ bay lượn trong bầu trời, và con chim bồ câu bắt đầu âm điệu ai oán của nó – nhưng sự tĩnh lặng của bình minh ở trong buổi sáng, trong toàn quả đất.
 Nếu bạn đi xuống phía dưới quả đồi, ở cao bên kia thung lũng, qua những cánh rừng cam và vài bãi cỏ xanh, qua những cây khuynh diệp cao mảnh khảnh, bạn đến một quả đồi trên đó có nhiều tòa nhà. Nó là một học viện dành cho một thứ này hay thứ 

* Sinh nhật lần thứ 88 của Krishnamurti.
khác, và bên kia thung lũng có một sân gôn dài, được chăm sóc cẩn thận; chúng tôi đã chơi ở đó cách đây lâu rồi. Người ta đã quên cái sân này, những hố cát, nhưng kia kìa nó vẫn còn đó, được bảo dưỡng rất tốt. Người ta trông thấy khá nhiều người cùng những cái túi nặng nề đang chơi ở đó. Trong những ngày trước người ta có một cái túi đựng sáu cây gậy nhưng bây giờ có khoảng một tá. Nó đang trở nên quá chuyên nghiệp, quá đắt tiền.
 Bạn đi qua một quả đồi khác, và ở đó cũng vậy có nhiều học viện, những cơ quan, những tổ chức thuộc gần như đủ mọi loại. Khắp mọi nơi trên thế giới có vô vàn học viện, những khu diễn đàn, những tổ chức hướng dẫn bên ngoài và bên trong. Mọi nơi bạn đi trong thế giới tạm gọi là tự do này đều có mọi loại học viện, tổ chức, diễn đàn, để làm việc này và để làm việc kia, để mang lại hòa bình cho con người, để bảo tồn cuộc sống hoang dã, để cứu thoát nhiều loại động vậtvân vân. Hiện nay nó gây khá nhiều hoang mang và khá tầm thường – những nhóm của việc này và những nhóm của việc kia, mỗi nhóm có những người đứng đầu riêng của nó, những chủ tịch và thư ký riêng của nó, người thành lập nó và người theo anh ấy. Thật kỳ lạ làm sao khi có tất cả những học viện và những tổ chức nhỏ bé này. Và từ từ chúng bắt đầu thoái hóa; có thể đó là điều cố hữu trong tất cả những học viện, gồm cả những học viện giúp đỡ con người phía bên ngoài, như những học viện dành cho hiểu biết rộng rãi hơn. Những tổ chức đó có thể cần thiết, nhưng người ta khá giật mình khi thấy rằng cũng có những nhóm hướng dẫn nội tâm thuộc vô số kiểu và thực hành những loại thiền định khác nhau. Những nhóm này khá kỳ cục khi sử dụng hai từ ngữ “hướng dẫn nội tâm” kia – ai là người hướng dẫn và cái gì là điều hướng dẫn? Người hướng dẫn có khác điều hướng dẫn không? Có vẻ chúng ta không bao giờ đặt ra những nghi vấn cốt lõi.
 Có những tổ chức giúp đỡ con người trong thế giới vật chất, được điều khiển bởi những con người mà trong chính bản thân họ đều có những vấn đề của họ cùng những tham vọng và những thành tựu của họ, đang tôn sùng thành công, nhưng việc đó hầu như có vẻ không tránh khỏi và loại sự việc đó đã và đang diễn tiến được hàng ngàn và hàng ngàn năm. Nhưng có những học viện nghiên cứu về con người hay mang lại hòa bình cho con người không? Liệu những hệ thống khác nhau, được đặt nền tảng trên một kết luận nào đó, có thực sự giúp đỡ con người không? Hiển nhiên tất cả những người tổ chức trên thế giới cảm thấy rằng họ làm việc đó, nhưng liệu họ đã thực sự giúp đỡ con người được tự do khỏi nỗi thống khổ, đau thương, lo âu và mọi lao dịch trong cuộc sống của anh ấy? Liệu có một tác nhân bên ngoài, dù cao cả bao nhiêu, dù được thành lập trong một loại truyền thốngý tưởng kỳ bí nào đó, có thay đổi được con người hay không? 
 Điều gì theo cơ bản sẽ tạo ra một thay đổi triệt để trong sự tàn bạo của con người, chấm dứt những cuộc chiến tranh anh ấy đã trải quaxung đột vô tận trong đó anh ấy sống? Hiểu biết sẽ giúp anh âý được không? Nếu bạn thích dùng từ ngữ đó, tiến hóacon người đã tiến hóa qua hiểu biết. Từ những ngày cổ xưa anh ấy đã thâu lượm nhiều thông tin, hiểu biết về thế giới quanh anh ấy, trên anh ấy, từ chiếc xe bò kéo đến máy bay phản lực, từ chiếc máy bay phản lực đến bay lên mặt trăng, và vân vân. Có sự tiến bộ khủng khiếp trong tất cả những việc này. Nhưng hiểu biết này có cách nào chấm dứt được sự ích kỷ của anh ấy, sự hung hăng, liều lĩnh ganh đua của anh ấy không? Rốt cuộc ra, hiểu biếtnhận thức được và biết được tất cả những sự việc của thế giới, thế giới được tạo thành như thế nào, những thành tựu của con người từ khi bắt đầu đến ngày nay. Chúng ta đều được thông tin rõ ràng, một số vấn đề nhiều hơn, một số vấn đề ít hơn, nhưng ở bên trong chúng ta rất hoang sơ, gần như man rợ, dù bên ngoài chúng ta có lẽ có văn hóa nhiều bao nhiêu, dù được thông tin rõ ràng về nhiều, nhiều sự việc, có thể tranh luận, thuyết phục, để đến được vài quyết địnhkết luận. Việc này có thể tiếp tục không ngưng nghỉ ở phía bên ngoài. Có hàng tá và hàng tá những chuyên gia đặc biệt của mọi loại, nhưng người ta tra xét một cách nghiêm túc: liệu có thể có bất kỳ loại tác nhân bên ngoài nào, kể cả chúa, giúp đỡ được con người kết thúc sự đau khổ của anh ấy, sự lo âu, sự hoang mang, sự cô độc hoàn toàn của anh ấy và vân vân hay không? Hay là anh âý phải luôn luôn sống cùng việc đó, chịu đựng nó, quen thuộc nó và nói rằng nó là một phần của cuộc sống? Hầu hết nhân loại khắp thế giới chịu đựng nó, chấp nhận nó. Hay là họ có những học viện để cầu nguyện cho một sự việc nào đó phía bên ngoài – cầu nguyện cho hòa bình, tổ chức những cuộc biểu tình vì hòa bình, nhưng không có hòa bình trong tâm hồn con người
 Điều gì sẽ thay đổi con người? Anh ấy đã chịu đựng đau khổ liên tục, bị trói buộc trong mạng lưới của sợ hãi, luôn luôn theo đuổi vui thú. Việc này đã là dòng chảy của cuộc đời anh ấy, và có vẻ không có gì thay đổi nó được. Thay vì bi quan về tất cả nó, hay cay đắng, hay tức giận, nó giống như thế đó, cuộc sống là như thế đó, và chúng ta hỏi, làm thế nào tất cả việc đó có thể được thay đổi? Chắc chắn không bằng một tác nhân bên ngoài. Con người phải đối diện nó, không lẩn tránh nó, và tìm hiểu nó mà không van xin bất kỳ sự trợ giúp nào; anh ấy là chủ nhân của chính bản thân mình. Anh ấy đã làm ra xã hội này, anh ấy có trách nhiệm với nó, và chính trách nhiệm này đòi hỏi rằng anh ấy phải tạo ra một thay đổi trong chính bản thân anh ấy. Nhưng rất ít người lưu tâm đến tất cả việc này. Đối với đại đa số mọi người, suy nghĩ của họ hoàn toàn dửng dưng, vô trách nhiệm, đang tìm kiếm để thỏa mãn cuộc sống ích kỷ riêng của họ, đang làm thanh cao những thèm khát của họ nhưng vẫn còn đang giữ lại ích kỷ.
 Xem xét tất cả việc này không phải đang là một người bi quan hay đang cố gắng là một người lạc quan. Người ta phải xem xét tất cả việc này. Và bạn là người duy nhất có thể thay đổi chính bản thân bạn và xã hội mà bạn sống trong nó. Đó là một sự kiện, sự thật, và bạn không thể tẩu thoát nó. Nếu bạn cứ tẩu thoát nó vậy thì bạn sẽ không bao giờ có hòa bình trên quả đất này, không bao giờ có một ý thức của hân hoan vĩnh cửu, một phước lành.

 Bình minh đã qua và một ngày mới bắt đầu. Thực sự là một ngày mới, một buổi sáng mới. Và khi người ta nhìn quanh, người ta kinh ngạc vì vẻ đẹp của đất đai và cây cối và sự phong phú của nó. Thực sự là một ngày mới và điều kỳ diệu của nó hiện hữu, nó ở đó.
 
 

BROCKWOOD PARK,* HAMPSHIRE
Thứ hai, ngày 30 tháng 5 năm 1983 
 
Ở đây mỗi ngày đã có mưa ròng rã trên một tháng. Khi bạn đến từ một khí hậu như California nơi những cơn mưa đã ngừng cách đây một tháng, nơi những cánh đồng xanh tươi đang cạn khô và đang chuyển màu cháy nắng và mặt trời rất nóng [đã trên 90oF và vẫn còn nóng hơn, mặc dầu họ nói rằng sắp sửa có một mùa hè mát dịu] – khi bạn đến từ khí hậu đó bạn sẽ phải giật mình và ngạc nhiên khi nhìn thấy những bãi cỏ xanh tươi, những cái cây xanh tuyệt đẹp và những cây sồi có màu đồng chiếu sáng, một màu nâu lạt, đang lan rộng, đang trở nên dần dần sẫm hơn và sẫm hơn. Trông thấy chúng giữa những cây cối màu xanh là một niềm vui. Chúng sắp sửa có màu rất sẫm vì mùa hè bắt đầu. Và quả đất này rất đẹp. Quả đất, dù nó là sa mạc hay đầy những vườn cây ăn quả và những đồng cỏ xanh tươi, rực rỡ, luôn luôn đẹp đẽ.
 Dạo bộ trong những cánh đồng hòa cùng gia súc và những con cừu non, và trong những cánh rừng hòa cùng tiếng hót líu lo của chim chóc, không một tư tưởng nào trong cái trí của bạn, chỉ nhìn ngắm quả đất, cây cối, những con cừu và lắng nghe những con chim cu gọi nhau và những con chim bồ câu rừng; dạo bộ mà không còn bất kỳ cảm xúc nào, bất kỳ cảm tính nào, nhìn ngắm cây cối và toàn quả đất: khi bạn nhìn ngắm như thế, bạn học hỏi suy nghĩ riêng của bạn, ý thức về những phản ứng riêng của bạn và không cho phép một tư tưởng nào tẩu thoát khỏi bạn mà không 

*Từ 14-22 tháng 5 có một cuộc họp mặt tại Ojai và trong suốt thời gian đó Krishnamurti có bốn buổi nói chuyện và tổ chức những buổi gặp gỡ Câu hỏi và Trả lời. Ngày 27-5 ông đi máy bay đến nước Anh và tới ở tại Brockwood Park.
hiểu rõ tại sao nó đã đến, điều gì đã là nguyên nhân của nó. Nếu bạn cảnh giác, không bao giờ cho phép một tư tưởng rời khỏi, ngay đó bộ não trở nên rất yên lặng. Sau đó bạn nhìn ngắm trong yên lặng bao la và yên lặng đó có chiều sâu vô hạn, một vẻ đẹp vĩnh cửu không thể làm hư hỏng.

 Cậu bé giỏi trong những trò chơi, thực sự rất giỏi. Cậu ta cũng giỏi trong công việc học tập nữa; cậu ta rất nghiêm túc. Vì thế vào một ngày cậu ta đến gặp giáo viên và hỏi, “Thưa thầy, em có thể có một cuộc nói chuyện với thầy được không?” Người giáo dục đồng ý, “Được chứ, chúng ta có thể nói chuyện; chúng ta hãy ra ngoài dạo bộ.” Thế là họ nói chuyện. Đó là cuộc nói chuyện giữa người dạy học và người được dạy, một cuộc nói chuyện trong đó có sự tôn trọng ở cả hai bên, và vì người dạy học cũng nghiêm túc, nên cuộc nói chuyện rất thú vị, thân thiện, và họ đã quên rằng ông ấy là một thầy giáo với một học sinh; địa vị được quên bẵng, sự quan trọng của một người mà có nhiều hiểu biết, cái uy quyền, và người còn lại mà hiếu kỳ

 “Thưa thầy, em thắc mắc không hiểu thầy có biết tất cả việc này là gì không, tại sao em đang nhận một sự giáo dục, nó sẽ có một vai trò gì khi em lớn lên, em có vai trò gì trong thế giới này, tại sao em phải học hành, tại sao em phải lập gia đình và tương lai của em là gì? Dĩ nhiên em hiểu rằng em phải học hànhvượt qua vài loại kỳ thi nào đó và em hy vọng sẽ có thể vượt qua chúng. Em có thể sẽ sống được một số năm, có lẽ năm mươi, sáu mươi năm hay nhiều hơn, và trong tất cả những năm sắp đến đó cuộc sống của em và cuộc sống của những người chung quanh em sẽ ra sao? Em sẽ là gì và mục đích chính của nhiều tiếng đồng hồ dài trên sách vở và nghe các giáo viên là gì? Có lẽ có một cuộc chiến tranh hủy diệt; tất cả chúng ta có lẽ bị giết chết. Nếu chết chóc là tất cả đang chờ sẳn phía trước, vậy thì mục đích của tất cả sự giáo dục này là gì? Xin vui lòng lượng thứ, em đang hỏi những câu hỏi này hoàn toàn nghiêm túc vì em cũng đã nghe những thầy giáo khác và thầy chỉ ra nhiều vấn đề trong những sự việc này.”
 ‘Thầy muốn trả lời từng câu hỏi một. Em đã hỏi nhiều câu hỏi, em đã đưa ra nhiều vấn đề cho thầy, vì vậy trước hết chúng ta sẽ chú ý đến câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất: tương lai của nhân loại và của chính em là gì? Như em biết, bố mẹ em khá giàu códĩ nhiên họ muốn giúp đỡ em bằng mọi cách họ có thể làm được. Có lẽ nếu em lập gia đình họ có thể cho em một ngôi nhà, mua một ngôi nhà với mọi vật dụng cần thiết trong nó, và em có lẽ có một người vợ đẹp – có lẽ. Vì thế đó là cái gì mà em sẽ là phải không? Cái con người tầm thường như thông thường phải không? Có một công việc làm, yên tâm với tất cả những vấn đề quanh em và trong em – đó là tương lai của em phải không? Dĩ nhiên một cuộc chiến tranh có lẽ đến, nhưng nó có lẽ không xảy ra. Chúng ta hãy hy vọng con người có lẽ đến được nhận thức rằng những cuộc chiến tranh thuộc bất kỳ loại nào sẽ không bao giờ giải quyết được bất kỳ những vấn đề nào của con người. Con người có lẽ tiến bộ, họ có lẽ phát minh những máy bay tối tân hơn và vân vân nhưng những cuộc chiến tranh đã không bao giờ giải quyết được những vấn đề của con người và chúng sẽ không bao giờ giải quyết được. Vì thế trong lúc này chúng ta hãy quên rằng tất cả mọi người trong chúng ta có lẽ sẽ bị hủy diệt qua sự điên khùng của những quốc gia siêu cường, qua sự điên khùng của những người khủng bố hay của một kẻ mị dân cầm quyền một quốc gia nào đó đang muốn hủy diệt những kẻ thù bị sáng chế bởi họ. Chúng ta hãy quên tất cả việc đó trong lúc này. Chúng ta hãy suy xét xem tương lai của em là gì, biết rằng em là thành phần của phần còn lại của thế giới. Tương lai của em là gì? Như thầy đã hỏi, để là một con người tầm thường phải không? Tầm thường có nghĩa là đi nửa đoạn đường thẳng lên quả đồi, nửa đoạn đường trong mọi sự việc, không bao giờ đi thẳng lên ngay đỉnh của hòn núi hay không bao giờ đòi hỏi vận dụng hết năng lượng của em, khả năng của em, không bao giờ đòi hỏi sự hoàn hảo
 Dĩ nhiên em phải nhận ra rằng cũng sẽ có mọi áp lực từ bên ngoài – những áp lực để làm việc này, tất cả những áp lực và tuyên truyền thuộc các hệ tôn giáo chật hẹp khác nhau. Tuyên truyền không bao giờ có thể nói lên sự thật; sự thật không bao giờ có thể tuyên truyền được. Vì thế thầy hy vọng em nhận ra áp lực tác động vào em – áp lực từ bố mẹ của em, từ xã hội của em, từ truyền thống để là một nhà khoa học, để là một triết gia, để là một nhà vật lý, một người đảm nhận công việc nghiên cứu trong bất kỳ lãnh vực nào; hay để là một người kinh doanh. Nhận ra tất cả sự việc này, mà em phải làm tại cái tuổi của em, em sẽ đi hướng nào? Chúng ta đang nói về tất cả những sự việc này trong nhiều học kỳ, và có thể, nếu người ta được phép nói rõ, em đã vận hành trí óc của em vào tất cả sự việc này. Do đó vì chúng ta có một chút ít thời gian đi cùng nhau quanh quả đồi và quay trở lại, thầy đang hỏi em, không phải như một thầy giáo nhưng bằng thương yêu như một người bạn quan tâm chân thật, tương lai của em là gì? Ngay cả khi em đã quyết định sẽ vượt qua những kỳ thi nào đó và có một nghề nghiệp, một nghề nghiệp tốt, em vẫn còn phải hỏi, đó là tất cả à? Ngay cả khi em đã có một nghề nghiệp tốt rồi, có lẽ một cuộc sống tương đối hài lòng, em sẽ có nhiều lo âu, những khó khăn. Nếu em có một gia đình, tương lai của con cái em sẽ ra sao? Đây là một câu hỏi mà em phải tự trả lời cho chính em và có lẽ chúng ta có thể nói chuyện về nó. Em phải suy nghĩ về tương lai của con cái em, không chỉ tương lai riêng của em, và em phải suy nghĩ về tương lai của nhân loại, và quên rằng em là người Đức, người Pháp, người Anh hay người Ấn độ. Chúng ta hãy nói chuyện về nó, nhưng làm ơn hiểu rằng thầy không đang bảo em nên làm gì. Chỉ những người ngu dốt mới khuyên bảo, vì vậy thầy không ở trong bảng phân loại đó. Thầy chỉ đang hỏi bằng một thái độ thân thiện, mà thầy hy vọng em nhận ra; thầy không đang thúc ép em, điều khiển em, thuyết phục em. Tương lai của em là gì? Em sẽ trưởng thành nhanh hay chậm, duyên dáng, nhạy cảm? Em sẽ tầm thường, mặc dầu em có lẽ giỏi nhất trong nghề nghiệp của em? Em có lẽ xuất sắc, em có lẽ rất, rất giỏi khi làm bất cứ việc gì, nhưng thầy đang nói về sự tầm thường của cái trí, của tâm hồn, sự tầm thường của toàn thân tâm em.’

 “Thưa thầy, em thực sự không biết trả lời những câu hỏi này như thế nào. Em đã không suy nghĩ về nó nhiều lắm, nhưng khi thầy hỏi câu hỏi này, liệu rằng em có ý định trở thành giống như những người còn lại của thế giới, tầm thường, chắc chắn em không muốn như thế. Em cũng nhận ra sức quyến rũ của thế giới. Em cũng thấy được một phần trong con người em thèm muốn tất cả sự việc đó. Em muốn có một chút vui vẻ nào đó, những lần hạnh phúc nào đó, nhưng phần còn lại của em cũng hiểu được sự nguy hiểm của tất cả việc đó, những khó khăn, những thôi thúc, những cám dỗ. Vì vậy em thực sự không biết rõ kết cục em sẽ ở đâu. Và cũng vậy, vì thầy đã chỉ rõ trong nhiều dịp, chính em không biết được em là gì. Một việc rất chắc chắn, em thực sự không muốn là một con người tầm thường với một cái trí và tâm hồn nhỏ bé, mặc dù với một bộ não có lẽ thông minh cực kỳ. Em có lẽ học những quyển sách và kiếm được nhiều hiểu biết, nhưng có lẽ em vẫn còn là một con người rất nông cạn, bị giới hạn. Tầm thường, thưa thầy, là một từ ngữ rất đúng mà thầy đã sử dụng và khi tìm hiểu nó em bị kinh hãi – không phải về cái từ ngữ nhưng về toàn bộ những ngụ ý của sự việc gì thầy đã trình bày. Em thực sự không hiểu rõ, và có lẽ khi nói chuyện với thầy về việc đó mọi vấn đề có lẽ đều được thông suốt. Em không thể quá dễ dàng khi nói chuyện với bố mẹ em. Họ có thể cũng có cùng những vấn đề như em; về thân thể họ có lẽ trưởng thành nhiều hơn nhưng họ có lẽ ở cùng vị trí như em. Vì vậy nếu em được phép hỏi, thưa thầy, em xin phép có được một dịp khác, nếu thầy sẵn lòng, cho em thưa chuyện cùng thầy? Em thực sự cảm thấy khá hoảng hốt, căng thẳng, sợ hãi về khả năng của em để đương đầu tất cả việc này, đối mặt nó, thành tựu nó và không trở thành một con người tầm thường.”

 Đó là một trong những buổi sáng kia mà không bao giờ đã là trước kia: cánh đồng cỏ gần bên, những cây sồi màu đồng bất độngcon đường nhỏ dẫn vào cánh rừng sâu hơn – tất cả đều yên lặng. Không một con chim nào ríu rít và những con ngựa gần bên đang đứng bất động. Một buổi sáng như thế này, trong lành, non nớt, là một sự việc hiếm hoi. Có an bình trong vùng đất này và mọi thứ đều rất yên lặng. Có cảm thấy đó, cảm thấy tĩnh lặng tuyệt đối đó. Nó không là một cảm tính lãng mạn, không là tưởng tượng của thi ca. Nó đã là và là. Một việc đơn giản là tất cả sự việc này hiện hữu. Sáng nay những cây sồi màu đồng đầy tráng lệ tương phản những cánh đồng xanh trải dài rất xa, và một đám mây đầy ánh ban mai đang lười biếng trôi qua. Mặt trời vừa ló dạng, có một an bình vô biên và một ý thức tôn kính. Không phải sự tôn kính của chúa hay thần thánh tưởng tượng nào đó nhưng một tôn kính được sinh ra từ vẻ đẹp vô biên. Sáng nay người ta có thể buông bỏ tất cả những sự việc mà người ta đã thâu lượm và yên lặng hòa cùng những cánh rừng lẫn cây cối và bãi cỏ đứng yên. Bầu trời có màu thanh thanhmong manh và xa xa bên kia những cánh đồng một con chim cu đang kêu, những con chim bồ câu rừng đang gù gù và những con chim két bắt đầu tiếng líu lo buổi sáng của chúng. Từ xa vọng lại bạn có thể nghe một chiếc xe đang chạy qua. Có thể khi bầu trời thật yên lặng và nhẹ nhàng sẽ có mưa sau đó. Luôn luôn có mưa khi buổi sáng rất quang đãng. Nhưng sáng nay tất cả rất đặc biệt, một việc gì đó chưa bao giờ đã là trước kia và có thể không bao giờ lại là.

 ‘Thầy rất vui khi em tự nguyện quay lại đây, không cần mời mọc, và có lẽ nếu em sẵn sàng, chúng ta có thể tiếp tục nói chuyện về đề tài tầm thường và tương lai của cuộc đời em. Người ta có thể xuất sắc trong nghề nghiệp của người ta; chúng ta không đang nói rằng có sự tầm thường trong tất cả những nghề nghiệp; một người thợ mộc giỏi có lẽ không tầm thường trong công việc của ông ấy nhưng trong cuộc sống phía bên trong, hàng ngày của ông ấy, cuộc sống của ông ấy với gia đình, ông ấy có lẽ tầm thường. Lúc này cả hai chúng ta đều hiểu rõ nghĩa lý của từ ngữ đó và chúng ta nên cùng nhau tìm hiểu chiều sâu của từ ngữ đó. Chúng ta đang nói về sự tầm thường phía bên trong, những xung đột, những vấn đề và lao dịch thuộc tâm lý. Có thể có những nhà khoa học tài ba tuy nhiên phía bên trong lại sống một cuộc sống tầm thường. Vì vậy điều gì sắp sửa là cuộc sống của em? Trong vài lãnh vực em là một học sinh thông minh, nhưng em sẽ dùng bộ não của em vào việc gì? Chúng ta không đang nói về nghề nghiệp của em, điều đó sẽ được đề cập sau; điều gì chúng ta nên quan tâm là cái phương cách em sắp sửa sống. Dĩ nhiên em không là một tội phạm theo nghĩa thông thường của từ ngữ đó. Nếu em khôn ngoan, em sẽ không là một người áp bức; điều đó quá hung hăng. Em sẽ có thể có được một công việc tuyệt vời, làm những việc tuyệt vời trong bất kỳ công việc nào em lựa chọn để làm. Vì vậy chúng ta hãy gạt vấn đề đó đi trong chốc lát; nhưng ở bên trong, tương lai của em là gì? Có phải em sắp sửa giống như những người còn lại của thế giới, luôn luôn theo đuổi vui thú, luôn luôn bị lo âu bởi hàng tá những vấn đề thuộc tâm lý?’

 “Thưa thầy, lúc này em không có những lo âu nào cả, ngoại trừ những lo âu để vượt qua những kỳ thi và sự rã rời của tất cả việc đó. Về những phương diện khác có vẻ em không có những vấn đề nào. Có một tự do nào đó. Em cảm thấy hạnh phúc, trẻ trung. Khi em trông thấy tất cả những người già nua này em tự hỏi chính mình, có phải em sẽ kết thúc giống như thế phải không? Họ dường như đã có những nghề nghiệp tốt hay đã thực hiện được một điều gì đó mà họ muốn nhưng bất kể những việc đó họ trở nên buồn chán, tối tăm, và dường như họ đã không bao giờ có được sự hoàn hảo xuất sắc trong những chất lượng sâu sắc hơn của bộ não. Chắc chắc em không muốn là như thế. Đó không phải do kiêu ngạo nhưng em muốn có một cái gì đó khác hẳn. Đó không là một tham vọng. Em muốn có một nghề nghiệp tốt và mọi chuyện như thế nhưng chắc chắn em không muốn trở thành giống như những người già nua này mà dường như đã mất đi mọi thứ họ thích.”

 ‘Em có lẽ không muốn giống như họ nhưng cuộc sống là một sự việc rất tàn khốc và đòi hỏi nỗ lực cao. Nó sẽ không cho phép em được tự do một mình . Em sẽ chịu đựng áp lực lớn lao từ xã hội dù em sống ở đây hay nước Mỹ hay ở bất kỳ vùng đất nào khác của thế giới. Em sẽ liên tục bị thúc đẩy để trở thành giống như những người còn lại, trở thành một điều gì đó của một người đạo đức giả; nói những việc em thực sự không muốn nói, và nếu em lập gia đình mà có lẽ cũng gia tăng những vấn đề. Em phải hiểu rằng cuộc sống là một sự việc rất phức tạp – không chỉ là theo đuổi cái gì em muốn mà còn phải kiên trì với nó. Những con người trẻ tuổi này muốn trở thành một cái gì đó – những luật sư, những kỹ sư, những chính khách và vân vân; có sự thôi thúc, động cơ của tham vọng tìm kiếm quyền lực, tiền bạc. Đó là điều gì những người già em nói đến đều đã trải qua. Họ bị kiệt sức bởi xung đột liên tục, bởi những ham muốn của họ. Hãy quan sát việc đó, hãy quan sát những người chung quanh em. Tất cả họ đều cùng ở trong một con thuyền. Một số người rời bỏ con thuyền và lang thang không ngừng nghỉ và chết. Một số người tìm kiếm một góc an bình nào đó của quả đất và ẩn dật; một số người gia nhập một tu viện, trở thành những thầy tu của nhiều loại khác nhau, cam kết những lời thề rất nghiêm túc. Đa số người, hàng triệu và hàng triệu, sống một cuộc sống rất tầm thường, tầm nhìn của họ rất hạn chế. Họ có những đau khổ của họ, những vui thú của họ và họ dường như không bao giờ thoát khỏi chúng hay hiểu rõ chúng và vượt khỏi. Vì vậy một lần nữa chúng ta hỏi nhau, tương lai của chúng ta là gì, chính xác ra tương lai của em là gì? Dĩ nhiên em còn quá trẻ không thể thâm nhập vào câu hỏi này sâu sắc lắm, vì tuổi trẻ không liên quan gì lắm đến sự hiểu rõ thấu đáo của câu hỏi này. Em có lẽ là một người không tin có chúa; những người trẻ tuổi không tin gì cả, nhưng khi em lớn hơn lúc đó em dựa vào một hình thức nào đó của mê tín, tín điều thuộc tôn giáo, niềm tin thuộc tôn giáo. Tôn giáo không là một viên thuốc phiện, nhưng con người đã tạo ra tôn giáo trong hình ảnh riêng của anh ấy, sự an ủi mù quáng và vì vậy an toàn. Anh âý đã biến tôn giáo thành một thứ gì đó hoàn toàn không thông minh và không thực tế, không phải một việc gì đó mà em có thể sống cùng. Em bao nhiêu tuổi rồi?’

“Em sắp sửa mười chín tuổi, thưa thầy. Bà của em đã để lại cho em một chút gì đó khi em hai mươi mốt và có lẽ trước khi em vào đại học em có thể đi du lịch và quan sát thế giới. Nhưng em sẽ luôn luôn ôm theo nghi vấn này cùng em bất kỳ nơi nào em đi, bất kể tương lai của em là gì. Em có lẽ lập gia đình, có thể em sẽ, và có con cái, và thế là nghi vấn to lớn nổi lên – tương lai của con cái em là gì? Trong chừng mực nào đó em ý thức được điều gì các chính trị gia đang làm vào lúc này khắp thế giới. Như em có thể hiểu được nó là công việc xấu xa, vì thế em nghĩ em sẽ không là một chính trị gia. Em khá chắc chắn về việc đó nhưng em muốn có một công việc tốt. Em thích làm việc bằng hai bàn tay và bằng bộ não của em nhưng nghi vấn sẽ là làm thế nào không trở thành một con người tầm thường giống như chín mươi chín phần trăm con người của thế giới. Vì thế, thưa thầy, em sẽ làm gì đây? Ồ, vâng em hiểu rõ các nhà thờ và đền chùa và tất cả việc đó; em không bị chúng lôi cuốn. Trái lại em còn phản kháng tất cả việc đó – các vị linh mục và các chức sắc của uy quyền, nhưng làm thế nào em sẽ ngăn chặn chính em không trở thành một con người tầm thường, xoàng xĩnh, bình thường.”

‘Nếu thầy được phép đề nghị, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào đừng bao giờ hỏi “làm thế nào”. Khi em dùng từ ngữ “làm thế nào” em thực sự cần một người nào đó chỉ cho em phải làm gì, sự hướng dẫn nào đó, một hệ thống nào đó, một người nào đó kề kề một bên đến nỗi em mất tự do của em, khả năng quan sát của em, những hoạt động riêng của em, những suy nghĩ riêng của em, cách sống riêng của em. Khi em hỏi “làm thế nào” em thực sự đã trở thành con người nhai lại; em mất đi tánh tổng thể và cũng cả tánh chân thật bẩm sinh để nhìn ngắm bản thân em, để là em là gì và để vượt khỏi và ở trên em là gì. Đừng bao giờ, đừng bao giờ đặt câu hỏi “làm thế nào”. Em phải hỏi “làm thế nào” khi em muốn lắp ráp một động cơ hay một máy vi tính. Em phải học một điều gì đó về nó từ một người nào đó. Nhưng được tự do và có tánh sáng tạo thuộc tâm lý chỉ có thể xảy ra khi em ý thức rõ những hoạt động riêng bên trong em, cảnh giác điều gì em đang suy nghĩ và không bao giờ cho phép một suy nghĩ nào tẩu thoát mà không quan sát được bản chất của nó, nguồn gốc khởi đầu của nó. Quan sát, nhìn ngắm. Người ta học hỏi về chính mình rất nhiều bằng cách nhìn ngắm hơn là từ những quyển sách hay từ một nhà tâm lý hay từ một học giả, giáo sư uyên bác, thông minh, phức tạp.
Điều đó sẽ khó khăn lắm, người bạn của tôi ạ. Nó có thể xé vụn em trong nhiều phương hướng. Có quá nhiều cám dỗ tạm gọi như thế – thuộc sinh học, thuộc xã hội và em có thể bị chỉ trích gay gắt, phân rã hoàn toàn bởi sự tàn bạo của xã hội. Dĩ nhiên em sẽ phải đứng một mình nhưng việc đó phải xảy ra không do cưỡng bách, cả quyết hay khao khát nhưng nó xảy ra khi em bắt đầu nhận thấy những sự việc giả dối quanh em và trong chính em: những cảm xúc, những hy vọng. Khi em bắt đầu nhận thấy điều giả dối, ngay đó có khởi đầu của tỉnh thức, của thông minh. Em phải là một ngọn đèn cho chính em và đó là một trong những sự việc khó khăn nhất trong cuộc sống.’

“Thưa thầy, thầy đã đánh giá tất cả việc đó có vẻ quá khó khăn, quá phức tạp, quá kinh hoàng, quá hoảng sợ.”

‘Thầy chỉ đang vạch rõ cho em tất cả việc này. Nó không có nghĩa rằng những sự kiện nhất thiết phải gây sợ hãi cho em. Những sự kiện ở ngay đó để quan sát. Nếu em quan sát chúng, chúng không bao giờ gây sợ hãi cho em. Những sự kiện không gây sợ hãi. Nhưng nếu em muốn lẩn tránh chúng, quay lưng lại và chạy, vậy thì việc đó gây sợ hãi. Ngừng lại, nhìn thấy điều gì em đã làm xét theo tổng thể có lẽ không đúng lắm, sống cùng sự kiện và không diễn dịch sự kiện tùy theo vui thú hay lề thói phản ứng của em, điều đó không gây sợ hãi. Cuộc sống không đơn giản lắm đâu. Người ta có thể sống đơn giản nhưng cuộc sống tự nó rất rộng lớn, phức tạp. Nó lan rộng từ chân trời này sang chân trời khác. Em có thể sống chỉ cần một ít quần áo hay ăn một bữa một ngày, nhưng việc đó không là đơn giản. Vì thế hãy đơn giản, đừng sống trong một phương cách phức tạp, mâu thuẫnvân vân, chỉ giản dị bên trong …. Em đã chơi quần vợt sáng nay. Thầy đã nhìn em chơi và em có vẻ khá giỏi môn đó. Có lẽ chúng ta sẽ gặp lại nhau. Điều đó tùy thuộc em.’
“Em cảm ơn thầy, thưa thầy.”
 
 
 

OJAI,* CALIFORNIA
Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 1984.

Trên chuyến xe đó từ phi trường qua sự thô tục tầm thường của những thị trấn rộng lớn đang lan rộng trong nhiều, nhiều dặm, với những ánh đèn chói lòa và quá nhiều ồn ào, sau đó theo con đường xa lộ và qua một đường hầm nhỏ, bạn bỗng nhiên gặp biển Thái bình dương. Một ngày quang đãng không hơi thở của gió nhưng vì còn sớm nên có một trong lành trước khi sự ô nhiễm của khí monoxide tràn đầy không khí. Biển rất yên lặng, gần giống như một cái hồ mênh mông. Và mặt trời đang ở trên quả đồi, và những dòng nước sâu của biển Thái bình dương là màu sắc của sông Nile, nhưng tại mép bờ chúng là màu xanh lạt, êm ả vỗ vào bờ. Và có nhiều chim chóc và xa xa bạn trông thấy một con cá voi.
Đi theo con đường biển, có rất ít xe cộ sáng đó, nhưng nhà cửa khắp mọi nơi; có thể những người rất giàu có sống ở đó. Và bạn trông thấy những quả đồi dễ thương phía bên trái khi bạn đến biển Thái bình dương. Nhà cửa vươn thẳng lên giữa những quả đồi và con đường uốn mình vô ra, theo biển, và lại nữa gặp một thị trấn khác, nhưng may thay xa lộ không đi qua nó.
 
 

* Ngày 06-6-1983, Dorothy Simmons hiệu trưởng trường Brockwood Park bị bệnh đau tim. Sau đó Krishnamurti bận rộn công việc của trường nên không đọc thêm bài nào. Ngày 01-7 ông đến Saanen, Thụy sĩ, cho một cuộc hội họp quốc tế hàng năm. Ngày 15-8 ông quay lại Brockwwood cho một cuộc gặp mặt ở đó, và ngày 22-10 ông đáp máy bay đến Delhi. Ông chỉ quay lại Ojai ngày 22-2-1984. Tiếc thay ông chỉ đọc thêm ba bài nữa.
Có một trung tâm hải quân ở đó với những phương tiện giết người hiện đại của nó. Và bạn đi theo nó rồi quẹo về bên phải, bỏ lại biển đằng sau, và sau khi qua những giếng dầu, bạn đi xa khỏi biển, qua những cánh rừng cam, qua một sân gôn, đến một ngôi làng nhỏ, con đường khúc khuỷu qua những vườn cam, và không khí lan tỏa hương thơm của hoa cam nở rộ. Và tất cả những chiếc lá của những cây cam đều đang rạng rỡ. Dường như có an bình trong thung lũng này, rất yên tĩnh, tách biệt khỏi tất cả những đám đông ồn ào lẫn thô tục. Quốc gia này tuyệt đẹp, thật rộng lớn – với những sa mạc, những hòn núi phủ tuyết, làng mạc, những thị trấn lớn và cả những con sông lớn hơn. Đất đai đẹp tuyệt vời, bao la, ôm trọn tất cả. 
chúng tôi đến ngôi nhà này mà còn yên lặng và đẹp đẽ nhiều hơn, vừa mới xây xong và có sự sạch sẽ mà nhà cửa ở những thị trấn không có. Có nhiều hoa, hoa hồngvân vân. Một nơi dành cho tĩnh lặng, không phải để sống vô vị nhàm chán, nhưng dành cho tĩnh lặng thực sự, thăm thẳm, phía bên trong. Tĩnh lặng là một phước lành vô biên, nó chùi rửa bộ não, trao tặng sinh khí cho nó, và tĩnh lặng này mang lại một năng lượng lớn lao, không phải năng lựợng của tư tưởng hay năng lượng của máy móc nhưng năng lượng vô nhiễm đó, không bị tác động bởi tư tưởng. Nó là năng lượngvô số kỹ năng, khả năng. Và đây là nơi mà bộ não, rất năng động, có thể bặt tăm. Hoạt động rất mãnh liệt đó của bộ não có chất lượng và chiều sâu và vẻ đẹp của tĩnh lặng.

Dù rằng người ta đã lặp lại điều này thường xuyên, rằng giáo dục là sự trau dồi của nguyên bộ não, không phải một phần của nó; nó là sự trau dồi tổng thể con người. Một trường trung học hay đại học nên dạy cả khoa học lẫn tôn giáo. Khoa học thực sự có nghĩa là thâu lượm hiểu biết, phải vậy không? Khoa học là cái gì đã gây ra tình trạng căng thẳng hiện nay trong thế giới vì nó đã nhờ vào hiểu biết để tạo ra phương tiện hủy diệt nhất mà con người đã từng tìm được. Nó có thể quét sạch toàn bộ những thành phố bằng một vụ nổ, hàng triệu người có thể bị hủy diệt trong một giây. Một triệu con người có thể bị bốc hơi. Và khoa học cũng trao tặng chúng ta quá nhiều thứ ích lợitruyền thông, dược phẩm, giải phẫu và vô số những thứ nhỏ dành cho tiện nghi vật chất của con người, cho một lối sống dễ dàng trong đó những con người không cần tranh đấu liên tục để lượm lặt thức ăn, nấu nướng và vân vân. Và nó trao tặng cho chúng ta một vị chúa hiện đại, máy vi tính. Người ta có thể lên danh sách rất nhiều, nhiều thứ mà khoa học đã sáng chế ra để giúp đỡ con người và cũng để hủy diệt con người, hủy diệt trọn vẹn thế giới của nhân loại và vẻ đẹp vô tận của thiên nhiên. Những chính phủ đang lợi dụng những nhà khoa học, và những nhà khoa học thích được lợi dụng bởi những chính phủ vì nhờ đó họ có một vị trí, tiền bạc, sự công nhậnvân vân. Con người cũng hướng về khoa học để mang lại hòa bình trên thế giới, nhưng nó đã thất bại, cũng giống như chính trị và những chính trị gia đã thất bại khi muốn trao tặng con người sự hoà bình, sự an toàn trọn vẹn để sống và vun quén không chỉ những cánh đồng mà còn bộ não của họ, tâm hồn của họ, lối sống của họ, mà là nghệ thuật cao nhất.
Và những tôn giáo – những tôn giáo, những hệ thống tín ngưỡng và những giáo lý nông cạn, cổ truyền, được thừa nhận – đã mang lại sự hủy hoại to lớn trong thế giới. Chúng gánh trách nhiệm của những cuộc chiến tranh trong lịch sử phân chia con người chống lại con người – nguyên một châu lục với những niềm tin, những nghi lễ tôn giáo, những giáo điều được củng cố rất vững chắc chống lại một châu lục khác không tin tưởng cùng những sự việc, không có cùng những biểu tượng, không có cùng những nghi lễ. Đây không là tôn giáo, nó chỉ là sự lặp lại của một truyền thống, của vô số những nghi lễ mà đã mất đi ý nghĩa quan trọng ngoại trừ rằng chúng cống hiến một loại kích thích nào đó; nó đã trở thành một món giải trí quan trọng. Tôn giáo là một thứ gì đó hoàn toàn khác hẳn. Chúng ta đã thường xuyên nói về tôn giáo. Cốt tủy của tôn giáotự do, không phải để làm điều gì bạn thích, điều đó quá ngây ngô, quá không chín chắn và quá mâu thuẫn, mang lại xung đột, đau khổ và hoang mang quá to tát. Lại nữa tự do là một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Tự do có nghĩa là không xung đột, thuộc tâm lý, phía bên trong. Và cùng tự do bộ não trở thành tổng thể, không bị phân chia trong chính nó. Tự do cũng có nghĩa là tình yêu, từ bi, và không có tự do nếu khôngthông minh. Thông minh vốn có sẵn trong từ bi và tình yêu. Chúng ta có thể tìm hiểu điều này vô tận, không bằng lời nói hay trí năng, nhưng ở bên trong sống một cuộc sống của một bản chất như thế.
Và trong một trường trung học hay một trường đại học, khoa học là hiểu biết. Hiểu biết có thể mở rộng vô hạn, nhưng hiểu biết đó luôn luôn bị giới hạnhiểu biết được đặt nền tảng trên trải nghiệm và trải nghiệm đó có lẽ là một kết quả phỏng đoán, lý thuyết. Hiểu biết rất cần thiết nhưng chừng nào khoa học còn là hoạt động của một nhóm riêng biệt, hay một quốc gia riêng biệt, mà là hoạt động thuộc bộ tộc, hiểu biết như thế chỉ có thể gây ra xung đột nhiều hơn, thảm khốc nhiều hơn trong thế giới, đó là những gì đang xảy ra hiện nay. Khoa học cùng hiểu biết của nó không dành cho hủy diệt những con ngườirốt cuộc ra đầu tiên những nhà khoa học cũng là những con người, không chỉ là những chuyên gia ; họ cũng có tham vọng, tham lam, tìm kiếm an toàn cá thể riêng của họ giống như tất cả những con người còn lại trong thế giới. Họ giống như bạn và người khác. Nhưng khả năng đặc biệt của họ đang mang lại sự hủy diệt lớn lao cũng như là một số lợi lộc nào đó. Hai cuộc chiến tranh lớn vừa qua đã minh chứng việc này. Dường như nhân loại ở trong một chuyển động liên tục của hủy diệt và xây dựng lại – hủy diệt và xây dựng; hủy diệt những con người và sinh sản một dân số đông hơn. Nhưng nếu tất cả những nhà khoa học trên thế giới đặt những dụng cụ của họ xuống và nói, “Chúng tôi sẽ không đóng góp cho chiến tranh, cho sự tiêu diệt nhân loại”, họ có thể quay sự chú ý của họ, kỹ năng của họ, cam kết của họ đến việc tạo ra sự liên hệ tốt đẹp giữa thiên nhiên, môi trường và con người.
Nếu có hòa bình nào đó giữa một ít người, lúc đó một ít người này, không nhất thiết phải là những người giỏi nhất, sẽ vận dụng tất cả khả năng của họ để tạo ra một thế giới khác, rồi thì tôn giáo và khoa học có thể đi cùng nhau.
Tôn giáo là một hình thức của khoa học. Đó là, để biết và vượt khỏi mọi hiểu biết, thấu triệt bản chấtbao la của vũ trụ, không nhờ vào một viễn vọng kính, nhưng nhờ vào bao la của cái trí và tâm hồn. Và bao la này không liên quan gì đến bất kỳ tôn giáo có tổ chức nào. Con người quá dễ dàng trở thành một công cụ của niềm tin riêng của anh ấy, nhiệt thành riêng của anh ấy, cam kết vào một loại giáo điều nào đó không có thực tế, sự thật. Không đền chùa nào, không thánh đường nào, không nhà thờ nào, nắm giữ sự thật. Có lẽ chúng là những biểu tượng nhưng những biểu tượng không là thực tại, sự thật. Trong tôn thờ một biểu tượng bạn sẽ mất đi sự thật, chân lý. Nhưng bất hạnh thay biểu tượng lại được dâng tặng quá nhiều ý nghĩa hơn là sự thật, chân lý. Người ta tôn thờ biểu tượng. Tất cả những tôn giáo được đặt nền tảng trên những kết luận và những niềm tin nào đó, và tất cả những niềm tin đều phân chia, dù rằng đó là những niềm tin thuộc chính trị hay tôn giáo.
Nơi nào có phân chia nơi đó phải có xung đột. Và một trường học không là một nơi dành cho xung đột. Nó là một nơi dành cho sự học hỏi nghệ thuật sống. Nghệ thuật này quan trọng nhất, nó nổi trội hơn tất cả những nghệ thuật còn lại, vì nghệ thuật này chuyển đổitác động toàn bộ thân tâm con người, không phải một phần của anh ấy, dù phần đó có lẽ được dễ chịu đến chừng nào chăng nữa. Và trong trường học thuộc loại này, nếu người giáo dục cam kết thực hiện nó, không như một lý tưởng, nhưng như một thực tế của cuộc sống hằng ngàychúng ta hãy lặp lại, cam kết, không phải vào lý tưởng nào đó, điều hoang tưởng nào đó, kết luận cao quí nào đó, anh ấy thực sự có thể cố gắng tìm được trong bộ não anh âý một cách sống không bị trói buộc trong những vấn đề, tranh cãi, xung đột, đau khổ. Tình yêu không là một chuyển động của đau khổ, lo âu, cô độc; nó không thời gian. Và người giáo dục, nếu anh ấy muốn kiên trì bám chặt nó, có thể chuyển tải trong quá trình thâu lượm hiểu biết của những học sinh cái tinh thần tôn giáo thực sự này mà còn vượt khỏi tất cả mọi hiểu biết, mà có lẽ là kết thúc của hiểu biết – không phải có lẽ – nó là kết thúc của hiểu biết. Vì phải có tự do khỏi hiểu biết để hiểu rõ cái vĩnh cửu, cái thường hằng. Hiểu biết thuộc thời gian, và tôn giáotự do khỏi sự trói buộc của thời gian.
Có vẻ rằng rất khẩn cấp và quan trọng cho chúng ta phải tạo dựng một thế hệ mới, thậm chí chỉ cần nửa tá người trong thế giới sẽ gây ra một khác biệt rộng lớn. Nhưng người giáo dục cần được giáo dục. Nó là nghề nghiệp cao quý nhất trên thế giới.
 
 
 
 

Thứ tư, ngày 28 tháng 3 năm 1984

Biển Thái bình dương dường như không có những cơn thủy triều lớn, ít ra không ở bờ bên này của biển Thái bình dương dọc theo bờ biển California. Nó là một thủy triều rất nhỏ, nó đi vào và đi ra, không giống như những cơn thủy triều to lớn kia mà đi ra hàng trăm yard và đâm sầm vào lại. Có một âm thanh hoàn toàn khác hẳn khi thủy triều đang đi ra ngoài, khi dòng chảy của nước đang rút đi, từ khi nó đang đi vào bằng một cuồng nộ nào đó, một chất lượng âm thanh hoàn toàn khác biệt âm thanh của gió len lỏi giữa những chiếc lá.
Mọi thứ dường như đều có một âm thanh. Cái cây đó trong cánh đồng, trong cô đơn của nó, có âm thanh đặc biệt đó tách rời khỏi những âm thanh của tất cả những cây cối khác. Những cây gỗ sồi đỏ to lớn kia có âm thanh cổ xưa vĩnh cửu sâu lắng riêng của chúng. Yên lặng có âm thanh đặc trưng của nó. Và dĩ nhiên mọi huyên thuyên hàng ngày liên tục của những con người về công việc kinh doanh của họ, chính trị của họ và những tiến bộ công nghệ của họ và vân vân, đều có âm thanh riêng của nó. Một quyển sách rất hay có những rung động âm thanh đặc biệt của nó. Trống không bao la cũng có âm thanh rộn ràng của nó.
Chuyển động ra vào của thủy triều giống như hành động và phản ứng của con người. Những hành động và những phản ứng của chúng ta rất mau lẹ. Không có một khoảng ngừng trước khi phản ứng xảy ra. Một câu hỏi được đưa ra và ngay lập tức, tức khắc, người ta cố gắng tìm một câu trả lời, một giải pháp cho một vấn đề. Rốt cuộc, chúng ta là chuyển động ra vào của cuộc sống – bên ngoài và bên trong. Chúng ta cố gắng thiết lập một sự liên hệ với bên ngoài, đang nghĩ rằng bên trong là một cái gì đó tách rời, một cái gì đó không liên quan đến bên ngoài. Nhưng chắc chắn chuyển động của bên ngoài là dòng chảy của bên trong. Cả hai chúng là một, giống như những dòng nước của biển cả, chuyển động liên tục bền bỉ này của bên ngoài và bên trong , sự phản ứng đến thách thức. Đây là cuộc sống của chúng ta. Khi khởi đầu chúng ta tập hợp lại từ bên trong, sau đó bên trong trở thành nô lệ của bên ngoài. Cái xã hộichúng ta đã tạo ra là bên ngoài, rồi thì với xã hội đó bên trong trở thành kẻ nô lệ. Và sự phản kháng chống lại bên ngoài cũng chính là sự phản kháng của bên trong. Chuyển động ra vào liên tục này, lo lắng, ưu tư, sợ hãi: chuyển động này có thể kết thúc được không? Dĩ nhiên chuyển động ra vào của những dòng nước biển hoàn toàn được tự do khi so sánh với chuyển động ra vào của bên ngoài và bên trong này – bên trong đang trở thành bên ngoài, tiếp theo bên ngoài đang cố gắng kiểm soát bên trong vì thế giới bên ngoài đã trở thành quan trọng nhất; rồi thì phản ứng đến sự quan trọng đó từ bên trong. Việc này đã là phương cách của cuộc sống, một cuộc sống của đau khổ và vui thú liên tục.
Có vẻ chúng ta không bao giờ học hỏi về chuyển động này, rằng nó là một chuyển động. Bên ngoài và bên trong không là hai chuyển động riêng biệt. Những dòng nước của biển rút ra khỏi bờ biển, rồi thì cùng dòng nước đó đi vào, vỗ vào những bờ biển, những vách đá. Vì chúng ta đã tách rời thế giới bên ngoài và bên trong, mâu thuẫn bắt đầu, chính mâu thuẫn đó nuôi dưỡng xung độtđau khổ. Phân chia này giữa bên ngoài và bên trong rất không thật, quá ảo tưởng, nhưng chúng ta lại duy trì thế giới bên ngoài hoàn toàn tách rời bên trong. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân chính của xung đột, tuy nhiên có vẻ chúng ta không bao giờ học hỏihọc hỏi không ghi nhớ, học hỏi, mà là một hình thái của chuyển động liên tục mọi thời gianhọc hỏi sống không có mâu thuẫn này. Bên ngoài và bên trong là một, một chuyển động đồng nhất, không tách rời, nhưng tổng thể. Người ta có lẽ theo trí năng thấu hiểu nó, chấp nhận nó như một phát biểu lý thuyết hay một khái niệm trí năng, nhưng khi người ta sống cùng những khái niệm người ta không bao giờ học hỏi. Những khái niệm trở thành không biến đổi, cố định. Bạn có lẽ thay đổi chúng nhưng ngay chính thay đổi của một khái niệm đến một khái niệm khác vẫn còn không biến đổi, vẫn còn cố định. Nhưng cảm thấy, có nhạy cảm của hiểu rõ rằng cuộc sống không là một chuyển động của hai hoạt động riêng biệt, thế giới bên ngoài và bên trong, để nhìn thấy rằng nó là một, nhận ra rằng sự liên hệ qua lại là chuyển động này, là trạng thái ra vào này của đau khổ và vui thú, sung sướng và sầu thảm, cô độc và tẩu thoát, trực nhận không qua từ ngữ cuộc sống này như một tổng thể, không bị phân chia, không bị vỡ vụn, là học hỏi. Dẫu vậy, học hỏi về nó không là một vấn đề của thời gian, không là một tiến hành dần dần, vì lúc đó thời gian lại trở thành phân chia. Thời gian hành động trong sự phân chia của tổng thể. Nhưng thấy sự thật của nó trong một khoảnh khắc, vậy thì nó ở đó, hành động và phản ứng này, vô tận – ánh sáng và bóng tối này, đẹp đẽxấu xí này.
Cái đó mà là tổng thể được tự do khỏi chuyển động ra vào của cuộc sống, của hành động và phản ứng. Vẻ đẹp không có đối nghịch. Hận thù không là đối nghịch của tình yêu.
 
 

Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 1984

Đang đi bộ xuống con đường thẳng tắp vào một buổi sáng dễ thương, đã là mùa xuân, và bầu trời có màu xanh lạ thường; không một đám mây trong nó, mặt trời rất ấm áp, không nóng quá. Thật dễ chịu. Những chiếc lá đang chiếu sáng và có một lóe sáng trong không gian. Một buổi sáng đẹp lạ thường. Hòn núi cao ở đó, không thể nhìn xuyên qua được, và những quả đồi ở dưới có màu xanh lá cây đáng yêu. Và khi bạn yên lặng đi trên con đường, không có nhiều tư tưởng lắm, bạn trông thấy một chiếc lá chết, màu vàng và đỏ rực, một chiếc lá từ mùa thu. Chiếc lá đó đẹp làm sao, rất đơn giản trong cái chết của nó, rất sinh động, đầy vẻ đẹp và sinh khí của nguyên cái cây cùng mùa hè. Lạ lùng là nó đã không héo tàn. Nhìn gần nó hơn, người ta trông thấy tất cả những sợi gân, cái cuống và hình thể của chiếc lá đó. Chiếc lá đó là nguyên cái cây.

Tại sao con người lại chết đau khổ như thế, bất hạnh như thế, với một bệnh tật, tuổi già, suy yếu, thân thể co rút, xấu xí? Tại sao họ không thể chết tự nhiênđẹp đẽ như chiếc lá này? Có chuyện gì sai trái với chúng ta vậy? Bất kể tất cả những bác sĩ, thuốc men và những bệnh viện, những cuộc giải phẫu và tất cả những nỗi thống khổ của cuộc sống, và những vui thú nữa, chúng ta dường như không có thể chết đầy trang nghiêm, đơn giản, và kèm theo một nụ cười.

một lần, đang dạo bộ trên một con đường làng, người ta nghe phía sau một bài kinh, du dương, nhịp nhàng, cùng uy lực cổ xưa của tiếng Phạn. Người ta dừng chân và quay lại nhìn. Cậu con cả, để trần tới thắt lưng, đang mang một cái hũ bằng đất sét nung có một ngọn lửa đang cháy trong nó. Cậu ta đang giữ nó trong một cái bình khác và đằng sau cậu ta là hai người đàn ông khiêng người cha đã chết, được phủ bằng miếng vải trắng, và tất cả bọn họ đều đang đọc kinh. Người ta biết bài kinh đó là gì, người ta hầu như tham gia vào. Họ đi qua và người ta đi sau họ. Họ đang đi xuống con đường vừa đi vừa đọc kinh, và cậu con cả đang khóc lóc. Họ tiễn đưa người cha đến bãi biển nơi họ đã thu gom một đống gỗ lớn và họ đặt thân thể trên đống gỗ rồi nổi lửa thiêu. Tất cả việc đó đều quá tự nhiên, đều đơn giản lạ lùng: không có những bông hoa, không có xe tang, không có những chiếc xe phủ màu đen được kéo bởi những con ngựa đen. Tất cả đều rất yên lặng và rất trang nghiêm. Và người ta nhìn chiếc lá đó, và hàng ngàn chiếc lá của cái cây. Mùa đông đã mang chiếc lá đó từ mẹ của nó xuống con đường mòn và chẳng mấy chốc nó sẽ khô hoàn toàn rồi héo tàn, sẽ ra đi, được mang đi cùng những cơn gió và không còn nữa.
Khi bạn dạy các em môn toán, cách viết, cách đọc, và mọi công việc để thâu lượm hiểu biết, các em cũng nên được dạy dỗ sự trang nghiêm của chết, không phải như một sự việc bất hạnh, u sầu, mà cuối cùng một người phải đối diện, nhưng như một sự việc nào đó của cuộc sống hàng ngày – cuộc sống hàng ngày của nhìn ngắm bầu trời xanh kia và con châu chấu trên một chiếc lá. Nó là thành phần của học hỏi, giống như bạn mọc răng và trải qua mọi buồn phiền của những bệnh tật thời niên thiếu. Các em bé có tánh tò mò, hiếu kỳ lạ lùng. Nếu bạn hiểu được bản chất của chết, bạn không giảng giải rằng mọi thứ đều chết, cát bụi trở về cát bụi và vân vân, nhưng không có bất kỳ sợ hãi nào bạn từ tốn giảng giải điều đó cho các em và tạo cho các em hiểu rõ rằng sống và chết là một – không phải vào khúc cuối cuộc đời của một người sau năm mươi, sáu mươi hay chín mươi năm, nhưng rằng chết giống như chiếc lá đó. Hãy nhìn những người phụ nữ và đàn ông lớn tuổi, họ trông xấu xí làm sao, lạc lõng làm sao, và già yếu hom hem làm sao. Đó có phải bởi vì họ thực sự đã không hiểu rõ được cả khi sống lẫn khi chết? Họ đã tận dụng cuộc sống, họ đã làm hao mòn cuộc sống của họ bằng xung đột liên tục mà chỉ rèn luyệncủng cố sức mạnh cho cái tôi, “cái tôi lệ thuộc”, cái bản ngã. Chúng ta phí phạm những ngày của chúng ta trong vô số những loại xung độtbất hạnh khác nhau, kèm theo một chút sung sướng và vui thú nào đó, nhậu nhẹt, hút xách, những đêm thức khuya và làm việc, làm việc, làm viêc. Và vào khúc cuối cuộc đời của một người, người đó đối mặt cái sự việc được gọi là chết và bị nó gây kinh hãi. Người ta nghĩ rằng chết có thể luôn luôn hiểu rõ được, luôn luôn cảm nhận sâu sắc được. Cậu bé với tính hiếu kỳ có thể được giúp đỡ để hiểu rõ rằng chết không hoàn toàn là sự hủy hoại của thân thể bởi bệnh tật, tuổi giàtai nạn bất ngờ nào đó, nhưng hiểu rõ rằng kết thúc của mỗi ngày cũng là sự kết thúc của chính bản thân mình mỗi ngày.
Không có sống lại, đó là mê tín, một niềm tin giáo điều. Mọi sự vật trên quả đất, trên quả đất đẹp đẽ này, sống, chết, tồn tại và tàn tạ. Muốn hiểu rõ trọn vẹn chuyển động của cuộc sống này đòi hỏi thông minh, không phải thông minh của tư tưởng, hay những quyển sách, hay hiểu biết, nhưng thông minh của tình yêu và từ bi cùng nhạy cảm của nó. Người ta rất chắc chắn rằng nếu người giáo dục hiểu rõ ý nghĩa của chết và sự trang nghiêm của nó, sự đơn giản lạ thường của chết – hiểu rõ nó không bằng trí năng nhưng rất sâu sắc – vậy thì anh ấy có lẽ có thể chuyển tải cho em học sinh, cho đứa trẻ, rằng là chết, kết thúc, không là việc gì phải lẩn tránh, không là việc gì phải kinh hãi, vì nó là thành phần của toàn cuộc sống của một người, để cho khi em học sinh, đứa trẻ, lớn lên em sẽ không bao giờ còn kinh hãi sự kết thúc. Nếu tất cả những con người đã sống trước chúng ta, từ những thế hệ này qua những thế hệ khác, vẫn còn sống trên quả đất này thì sẽ khủng khiếp biết bao. Khởi đầu không là kết thúc.
Và người ta muốn giúp đỡ – không, đó là từ ngữ sai lầm – người ta muốn trong giáo dục mang chết vào một loại thực sự, thực tế nào đó, không phải của một người nào khác đang chết nhưng của mỗi người chúng ta, dù già hay trẻ, phải chắc chắn đối mặt sự kiện đó. Nó không là sự kiện buồn thảm của nước mắt, của cô độc, của phân ly. Chúng ta giết chóc quá dễ dàng, không chỉ những thú vật để có thức ăn cho con người mà còn giết chóc bừa bãi vô ích để vui chơi giải trí, được gọi là thể thao – giết chết một con nai vì đó là mùa săn bắn. Giết chết một con nai giống như giết chết người hàng xóm của bạn. Bạn giết chết thú vật vì bạn đã không còn hiệp thông cùng thiên nhiên, cùng tất cả sinh vật đang sống trên quả đất này. Bạn giết chóc trong những cuộc chiến tranh vì quá nhiều học thuyết, chính trị, quốc gia, lãng mạn. Nhân danh Chúa bạn đã giết con người. Bạo lực và giết chóc theo cùng nhau.
Khi người ta nhìn chiếc lá chết kia cùng tất cả vẻ đẹp và màu sắc của nó, có lẽ người ta sẽ hiểu rất sâu sắc, ý thức được, chết riêng của người ta phải là gì, không phải tại khúc cuối nhưng tại ngay khởi đầu. Chết không là sự việc khiếp sợ nào đó, một sự việc nào đó phải lẩn tránh, một sự việc nào đó phải trì hoãn, nhưng trái lại là một sự việc nào đó liên tục ngày ngày. Và từ đó có một cảm nhận lạ thường của bao la.

Bản dịch: 2006 Hiệu đính 2008



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17032)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38458)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21904)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69633)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38589)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43864)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43947)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42766)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22990)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39067)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21652)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42224)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35416)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46356)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29962)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30691)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26110)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20268)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25462)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18391)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17024)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40630)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25760)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41300)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24805)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14991)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19875)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37659)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19007)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17602)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23440)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36146)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40235)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19411)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21628)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46041)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35793)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28438)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28730)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32028)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26128)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33301)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24018)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24732)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54353)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant