Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

08. Hộ trì chân lý

17 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 5881)
08. Hộ trì chân lý

TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP

Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003

8. HỘ TRÌ CHÂN LÝ

Trong Thường Già kinh (Trung bộ II, kinh số 95) Đức Phật phân biệt ba trình độ tiếp cận chân lý: hộ trì chân lý, giác ngộ chân lý và chứng đạt chân lý
 
Hộ trì chân lý nói theo ngôn ngữ thời nay là tôn trọng sự thật. Khi tin tưởng một điều gì, ta cứ việc tin, nhưng không nên xác quyết rằng: chỉ có điều ta tin mới thật đúng, ngoài ra đều sai. Bởi không chắc gì ngày mai chính chúng ta còn tin như vậy hay không và quan trọng hơn, không chắc gì niềm tin ấy là hoàn toàn đúng. Vậy tốt hơn là cứ tin, nhưng đừng cực đoan ôm chặt nó. Kinh Bách Dụ kể chuyện một người cha trong lúc cháy nhà, chạy lạc thằng con, về sau tìm được nắm xương cháy tưởng là con liền đem về thờ cúng. Một thời gian sau, đứa con tìm được nhà cha, trở về gõ cửa. Người cha không mở, cho là ma quái tới quấy phá, vì tin chắc con mình đã cháy thành nắm xương khô kia. Con người si chấp một niềm tin sai lạc cũng như người cha ngu si ấy: đã tin giả làm thật thì đến khi cái thật đến, vẫn cứ đóng chặt tâm hồn. Thái độ hộ trì chân lý trong trường hợp này là, khi tưởng đống xương là con thì cứ việc cúng quảy làm chay cho nó đi (cũng không hại gì, nó không hưởng được thì có cô hồn khác hưởng thay). Nhưng đừng quyết chắc như vậy khi chưa thấy tận mắt. Phật dạy có 5 điều không chắc đúng: Một là điều ta tin theo (tùy tín), hai là điều ta đồng ý (tùy hỉ). Ba là điều ta nghe đồn (tùy văn). Bốn là điều ta xác nhận sau khi cân nhắc suy tư. Năm là quan điểm, lý thuyết mà ta chấp nhận. Trong cả năm loại ấy, nếu là người hộ trì chân lý, ta sẽ không vội xác quyết: “Chỉ có niềm tin này, sự đồng ý này, lời đồn này, sự suy tư này, quan điểm này... là đúng, ngoài ra đều sai”. Nghĩa là ta có quyền tin thế này thế khác, có quan điểm nọ kia nhưng không bao giờ nên cả quyết niềm tin của mình, quan điểm của mình là duy nhất đúng.

Giác ngộ chân lý là khi một người xét rõ một vị thầy, thấy họ không có tham, sân, si; Pháp được họ khéo giảng, đưa đến vô tham, vô sân, vô si, người ấy sinh lòng tin, đến gần, giao thiệp, lóng tai nghe pháp, thọ trì, tìm hiểu ý nghĩa, hoan hỉ chấp nhận pháp ấy, khởi ý muốn tu tập theo, cố gắng cân nhắc, tinh cần. Nhờ tinh cần mà tự thân thể nhập được chân lý người ấy thấy. Như vậy là giác ngộ chân lý, nhưng chưa phải là chứng đạt chân lý.

Chứng đạt chân lý là sau khi thấy, còn phải luyện tập, hành trì cho thuần thục. Ta có thể lấy ví dụ giác ngộ như ngọn đèn vừa được thắp lên trong căn phòng tối tăm dơ dáy bụi bặm trải nhiều năm tháng. Chứng đạt là quét sạch hết bụi dơ ấy sau khi đã thấp đèn lên.

Muốn chứng đạt chân lý, phải trải qua 13 giai đoạn tuần tự như sau:
 
1. Trước hết là lòng tin đối với bậc Thầy xứng đáng sau khi đã tìm hiểu kỹ vị ấy như trên. Điều này rất quan trọng. Biết bao nhiêu người vì lầm tin thầy bà yêu nghiệt mà phải khổ một đời, lụy đến muôn kiếp. Nhưng cốt yếu ở đây vẫn là “chánh tâm”. Nếu tâm tà đi tìm thầy thì chỉ gặp thầy tà. Tâm cầu tài lợi thì chỉ gặp thầy bói. Cầu khỏi bệnh thì chỉ gặp thầy lang, có khi lang băm. Cầu khỏi nạn chỉ gặp thầy bùa, thầy cúng. Ưa bề ngoài thì dễ tin hạng thầy chỉ có bề ngoài. Lòng tin chân chánh là tin Phật phápnăng lực diệt khổ, giải thoát ngay hiện tại. Khi đã có lòng tin như vậy, phải tìm đến vị thầy cùng tin như vậy và có khả năng trao truyền phương pháp diệt khổ của Đức Thế Tôn.
 
2. Đến gần: Có tin tưởng một vị thầy, thì tất nhiên phải đến gần họ, mới nung nấu niềm tin chánh pháp được. 
 
3. Thân cận giao thiệp: Sau khi đến gần, phải thân cận thường xuyên vị thầy. Nếu Phật tử mà 3 năm mới tới thăm thầy một bận, thầy quên mặt mũi gốc gác mình mất rồi, làm sao hướng dẫn mình trên đường học đạo! Hoặc tới chùa mà chỉ ra vườn xuống bếp, tránh mặt thầy, thì cũng vô phương học đạo.
 
4. Lóng tai: ám chỉ một thái độ sẵn sàng đón nhận sự dạy bảo của thầy về Phật pháp. Có nhiều Phật tử ưa thân cận giới xuất gia chỉ để tâm sự vụn, gần gũi giao thiệp chỉ để thỏa chí tò mò, kiểu tìm bạn bốn phương, thì thầy trò đều thất lợi. Có Phật tử tới chùa chỉ nói chuyện thế gian, khi động đến Phật pháp thì lánh mặt ra vườn xem cây cảnh. Như vậy là không lóng tai.
 
5. Nghe pháp: Có thái độ sẵn sàng, tâm hồn chuẩn bị lóng tai nghe pháp, Pháp mới lọt vào tai được.
 
6. Thọ trì: Nghe xong, phải thọ trì, nghĩa là ghi nhớ vào lòng, giữ gìn không mất. Người cố thọ trì pháp thì nghe pháp mới có ích lợi, như lưỡi vừa động tới thức ănmặn lạt biết ngay. Người nghe mà không thọ trì thì pháp chỉ vô tai này ra tai kia, như cái muỗng suốt đời tiếp xúc đồ ăn mà vẫn vô tri giác. Phật dạy:

Người ngu dẫu trọn đời
Thân gần bậc hiền trí
Vẫn không biết chân lý
Như cái muỗng múc canh.
Người trí dù một khắc
Thân cận với bậc hiền
Cũng thấy ngay chân lý
Như lưỡi nếm vị canh.
 (Pháp cú 64-65)

7.Tìm hiểu ý nghĩa: Nhớ kỹ những điều đã nghe rồi, phải tìm hiểu ý nghĩa cho chín chắn, để khỏi tu tập sai lầm. Thọ trì pháp mà không hiểu ý nghĩa là hạng người “hay chữ lỏng” rất nguy hại. Thà dốt đặt còn hơn hay chữ lỏng, nghĩa là không biết mà cứ tưởng mình biết, biết sai tưởng biết đúng:

Ngu tự biết mình ngu
Nhờ vậy thành có trí
Ngu tự cho có trí
Mới thật là chí ngu.
 (Pháp cú 63)
 
8. Hoan hỷ chấp nhận: Khi đã hiểu rõ ý nghĩa của pháp, cần có sự hân hoan chấp nhận pháp ấy, xem Pháp như phao cứu mạng giữa biển khổ, luôn luôn sống cái tâm trạng vui mừng của một kẻ trộm vừa gặp được kho báu lớn, hay của một gã cùng tử tìm thấy viên bảo châu buộc trong áo rách.
 
9. Ước muốn tu tập: Kế tiếp phải phát sinh ý muốn tu theo Pháp. Chấp nhận mà không muốn tu thì chỉ là một sự chấp nhận suông, rốt cuộc không ích gì. Có Phật tử nói đạo rất cao siêu nhưng tuyệt không dính dấp gì tới đạo trong nếp sống của họ hàng ngày, vì họ không có ước muốn tu tập.
 
10. Nỗ lực: Đã muốn tu thì phải cố gắng dụng tâm trong việc tu hành, biến tất cả việc làm, tất cả hoàn cảnh trong đời sống thành pháp tu.
 
11. Cân nhắc: Khi nỗ lực quyết tu tập pháp rồi phải cân nhắc pháp môn nào thích hợp, không thích hợp với mình. 
 
12. Tinh cần: Sau khi đã cân nhắc chọn cho mình một pháp môn thích đáng, phải tinh cần theo pháp môn ấy cho chuyên nhất. Có những Phật tử vì thiếu tinh cần nên dễ bị người khác lay chuyển, dễ rơi vào tà ma ngoại đạo, hoặc luôn luôn thay đổi thầy, chạy từ pháp môn này qua pháp môn khác.
 
13. Chứng đạt chân lý: Sau khi tinh cần chuyên nhất với một pháp môn trong một thời gian dài, cuối cùng hành giả mới chứng đạt chân lý, giải thoát đau khổ.

 
Như vậy sự thành đạt trí tuệ là cả một con đường dài cam go, không thiếu cạm bẫy. Mỗi chặng đường đều mở ra một khúc quanh mới mà hành giả thiếu thiện xảo có thể bỏ cuộc hoặc lạc đường.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26635)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20003)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18198)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32846)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18797)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31649)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32570)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20143)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26349)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20326)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23796)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23907)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15128)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15037)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant