TỪNG BƯỚC AN VUI
Thích Thông Phương
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo PL: 2549 - 2005
III- PHẢI BIẾT GỐC NGỌN TU HÀNH KHÔNG LẦM:
Người
tu hành, gốc là thắng được mình, làm chủ lại chình mình
mà khắc phục các thứ phiền não. Vì vậy hạ thủ công phu
phải biết gốc ngọn rõ ràng, tu hành đúng đắn thì đạt
kết quả như ý, trái lại là phí công nhiều.
Truyện
cổ
Phật giáo có câu chuyện:
Một
Ni cô nước Sa Ca La gặp vị Bà la môn tu khổ hạnh, dùng năm
loại lửa nướng thân mình, đầu tóc kho giòn, môi miệng
nứa nẻ. Đời gọi ông là La Hạt Chích (Cây Vải Bông Nướng).
Cô thấy vậy nói với ông:
-
Cái đáng thiêu ông không thiêu, lại lầm đi thiêu cái không
đáng thiêu, sao mà si mê vậy?
Vị
Bà
la môn nghe thế, lửa giận phừng lên, bảo:
-
Đồ con lừa! Ngươi nói cái gì là cái đáng thiêu?
Ni
cô
bảo:
-
Cái đáng thiêu chính là “tâm nóng giận” của ông đó!
Nếu người thiêu cháy được cái tâm đó thì mới là thiêu
thật sự. Giống như xe không đi thì đánh trâu, ai lại đánh
xe. Cũng vậy, phải đánh thức cái tâm kia, thiêu cháy tan cái
tâm đó thì thân hết bị giày vò đau khổ.
Ông nghe xong liền tỉnh ngộ, quỳ lạy.
Chú ý trong đây “cái đáng thiêu chính là tâm nóng giận của ông đó”. Thiêu cho sạch cái tâm nóng giận, cái niệm sân si đó, chính đây mới là điểm trọng yếu tu hành, là căn bản đưa đến giải thoát. Nhiều người nhân quả lộn ngược như trên, nên tu lâu ngày, công phu khổ nhọc mà vẫn không giải thoát được, vẫn kéo dài phiền não khổ đau. Đày đọa cái thân cho khổ để tiêu nghiệp nhưng tâm không thay đổi, chuyển hóa thanh tịnh thì tiêu nghiệp được chăng? Có khi dằn ép nó quá, lại dễ sinh bực bội, dễ phiền não nữa. Bởi thân là bốn đại hòa hợp thành, đất nước gió lửa, máu thịt gân xương nó có biết gì mà đánh, mà thúc nó? Cái thân khi tắt thở nằm cứng đờ, mặc người dẫm đạp, chửi mắng, nó có biết gì? Chính Tâm mới có biết, có khởi tham, sân, ngã mạn, ganh ghét, hơn thua rồi tự chuốc lấy phiền não khổ đau. Phải dừng ngay trong tâm, chuyển hóa nó thì mới thật tiêu nghiệp, được giải thoát. Và đó mới thật là thắng được mình, là việc bổn phận người tu.
Ngày xưa khi Phật còn tại thế, lúc nọ Nòai ở Xá Vệ, vào buổi chiều, có các Tỳ kheo sau cuộc hành trình nhiều nơi trở về, tụ tập bàn về các dạng khác nhau từ làng này qua làng nọ, chỗ bằng phẳng, chỗ gồ ghề, nhiều bùn, nhiều sỏi đá, đất sét đen, đất sét đỏ.
Phật
đến gặp và hỏi:
-
Các thầy đang làm gì?
Các
thầy
Tỳ kheo thuật lại việc đang bàn. Phật dạy:
-
Đó là đất bên ngoài, đúng hơn các thầy nên tẩy sạch
“đất trong tâm” của các thầy, đó mới là việc bổn
phận cần nên làm.