Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

24 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 7111)
III. Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

Xin Cứu Ðộ Mẹ Ðất
Thích Trí Siêu

Mẹ Ðất bệnh thì chúng sinh bệnh

 

1/ Tỵ nạn thiên nhiên

Nhân danh kỹ nghệ văn minh tiến bộ, con người đã và đang tiếp tục tàn phá môi trường thiên nhiên : rừng cây, đất mầu, sông biển, không khí v.v... khiến cho dân cư ở đây, vì lâm vào tình trạng thất nghiệp đói kém, phải đi tỵ nạn về tỉnh hoặc thành phố với hy vọng kiếm được sinh nhai.

Trước đây 40 năm, dân số ở các thành thị trên thế giới có khoảng 600 triệu, ngày nay số đó đã lên tới 2 tỷ. Ðâu phải ai về tỉnh hoặc sống ở tỉnh cũng dư giả hoặc dễ sống hết đâu. Dân số càng đông thì tổ chức xã hội càng khó và phức tạp. Khổ nhất là cho các nước chậm tiến. Hàng triệu người sống chui rúc trong các chung cư bần dân, những cư xá lụp xụp. Nhà làm bằng mái tôn rỉ cũ xiêu vẹo, cửa sổ vá víu bằng bao ny lông hoặc giấy các tông, nước uống, nước rửa pha chảy lẫn lộn, trẻ con thiếu ăn, bụng phình trướng, quanh năm suốt tháng sống với tiếng ồn, mùi xú uế, hơi khói, chấy rận. Ðó là số phận của những người tỵ nạn thiên nhiên.

2/ Xã hội nô lệ hóa

Thông thường người ta đánh giá lịch sử của một dân tộc qua tiến trình văn minh. Từ lúc lên rừng hái quả, săn bắn cho đến canh nông trồng trọt, từ xây cất thành phố cho đến chế tạo phi thuyền. Người ta tin tưởng vào khoa học, vì nhờ khoa học mà các nước Âu Mỹ trở nên tiến bộgiàu có nhất trên thế giới. Các nước Á Phi rất mơ được như vậy, nhưng họ đâu có hay rằng giấc mơ kia là đầu mối của một cơn ác mộng. Các nước Âu Mỹ hiện nay cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, nạn thất nghiệp lan tràn, gia tăng. Ngay cả Hoa Kỳ, một quốc gia được xem là giàu có nhất thế giới, mỗi năm ngân quỷ quốc gia cũng thiếu hụt cả chục tỷ mỹ kim.

Khoa học thường đi đôi với duy vật. Ngày nay người ta đánh giá sự thành công của con người qua những tiêu chuẩn như : lương bổng của anh bao nhiêu ? Nhà anh ở khu nào ? Xe hơi của anh hiệu gì, mấy mã lực? Anh đi nghỉ hè ở đâu? v.v... Con người chỉ biết có tiền và làm sao cho có được nhiều tiền càng tốt. Nhiều tiền để làm gì chứ ? - Ðể tiêu thụ ! Chính vì tâm lý tiêu thụ này mà vật giá cứ tiếp tục leo thang và nạn lạm phát không thể ngưng được. Tệ hại hơn nữa, ở Âu Mỹ có mốt bán chịu (vente à crédit), như vậy lại càng kích thích tâm lý tiêu thụ. Dân chúng không có tiền mà cứ tha hồ mua sắm. Mua trước rồi sẽ trả sau. Không có xứ nào mà dân chúng thiếu nợ nhiều như ở Âu Mỹ. Nợ nhiều thì phải nai lưng ra làm việc để trả nợ. Ða số đến chết vẫn chưa trả hết nợ. Tưởng mình tự do, tự do mua sắm, tự do xài sang, tự do tiêu thụ, nhưng có ai ngờ đâu là mình đang làm nô lệ cho vật chất. Tiêu thụ nhiều thì phải sản xuất nhiều, muốn sản xuất nhiều thì phải khai thác nhiều, khai thác không nương tay, không kiêng nể, không nghỉ gì đến thế hệ con cháu sau này. Làm như xài hết quả đất này thì chúng ta còn có quả đất xơ-cua (secours) thứ hai vậy.

3/ Không khí, nước và thức ăn ô nhiễm.

Hãy thở đi bạn, chúng ta là sinh vật mà! Sinh vật nào mà chả hít thở. Cây cỏ kia còn phải hít thở nữa huống chi là con người. Hít thở là sự sống và cũng là một niềm tự do. Nhưng niềm tự do đó đang bị tước đoạt. Hít thở sao cho nổi khi không khí chỉ toàn là khói bụi, xăng nhớt?

Một bản thống kê năm 1989 cho biết, ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng một triệu tấn độc tố hóa học được tống khứ lên bầu khí quyển từ các xưởng kỹ nghệ. Con số này phải được nhân lên gấp ba nếu ta kể luôn cả khói xe hơi, thuốc sát trùng, phế thải kỹ nghệ trong nước bốc hơi lên.

Sống ở tỉnh hay thành phố mà muốn hít thở được một chút không khí trong lành thật không phải là chuyện dễ. Ra đường thì khói xe hơi, khói kỹ nghệ, vào sở làm thì khói thuốc lá, về nhà thì không khí bế tắc. Do đó mỗi cuối tuần, rất nhiều người tìm cách mau mau thoát khỏi cái tỉnh "phòng ngạt" để về miền quê may ra hít thở được một chút không khí trong lành.

Tìm đâu ra một chút nước sạch để uống ?

Ở các xứ chậm tiến, nhất là vùng thành thị, viêc vứt đổ rác rến phân tiểu trong giòng nước, sông hồ là một chuyện rất thường không có gì là lạ cả. Vi trùng, vi khuẩn, sán lải đua nhau sinh nở trong các ống cống, ống dẫn nước. Xứ đã nghèo, dân chúng lại thất học không biết giữ gìn vệ sinh, tìm được một chút nước sạch để uống không phải chuyện dễ. Ở các xứ văn minh, nước không bị nhiễm ô bởi phân tiểu, rác rến nhưng bởi sự phế thải hóa học. Về nước uống, 20 triệu dân Âu châu tùy thuộc về sông Rhin, nhưng con sông này đã bị nhiễm ô trầm trọng. Biết được nước bị nhiễm ô, thay vì tìm cách chữa trị tận gốc, người ta lại lợi dụng luôn tình thế, chế bán các loại nước suối (eau minérale) đủ thứ nhãn hiệu. Bán cho những dân ý thức được sự ô nhiễm của nước và chỉ muốn uống nước trong lành. Ở trên trái đất này có 7 phần 10 là nước, nước có rất nhiều, có khắp nơi, ngay cả trong nhà chỉ cần vói tay vặn một cái là có nước chảy. Vậy mà không uống được, lại phải ra chợ mua nước suối uống. Tệ hơn nữa, khi uống nước suối người ta lại càng hãnh diện vì nó biểu lộ sự giàu sang, đài các trưởng giả. Chúng ta cần nhận thức rằng việc tiêu thụ nước suối chính là hậu quả của sự tàn phá và nhiễm ô môi sinh. Ngay cả việc chế bán nước suối cũng vậy, phải khai quật các nguồn suối, chế tạo bình ny lông, vô chai, chất lên xe vận tải đi hàng ngàn cây số đến trưng bán ở các siêu thị. Tất cả cái đó đều góp tăng thêm sự nhiễm ô.

Về thức ăn, bộ canh nông Anh quốc đã phải công nhận rằng tất cả thức ăn bày bán trên thị trường, không có thứ nào mà không bị nhiễm thuốc sát trùng, không nhiều thì ít. Ðâu phải chỉ nhiễm có thuốc sát trùng mà thôi, các thức ănchúng ta dùng hàng ngày còn bị nhiễm rất nhiều độc tố hóa học khác, nhất là các chất kích thích tố (hormones) và trụ sinh (antibiotiques). Các súc vật như gà, vịt, heo, bò ngày nay được nuôi dưỡng những chất trên để da thịt mập mạp, nặng ký để bán.

Thức ăn không những bị ô nhiễm mà lại còn khan hiếm nữa. Là người Việt, may mắn sống ở hải ngoại, vật chất dư giả, chúng ta ít có khi nào để ý tới sự khan hiếm của thức ăn trên thế giới, nhất là ở các xứ chậm tiến Á Phi, mỗi năm có đến hàng triệu trẻ em chết đói. Chúng ta càng ăn sung mặc sướng, hưởng thụ tha hồ bao nhiêu thì dân ở các xứ này càng chết đói bấy nhiêu.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26631)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19998)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18196)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32845)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18788)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31645)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32564)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20140)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26343)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20326)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23793)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23905)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15122)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15035)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant