Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

III. Giúp Đỡ Cho Người Khác Đang Chết

26 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 13086)
III. Giúp Đỡ Cho Người Khác Đang Chết

CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT 
VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI CHẾT
Sách dịch từ nguyên tác “Preparing for Death and Helping the Dying” 
by Ven. Sangye Khadro - Dịch giả: Hoàng Phước Đại, Đồng An

III. GIÚP ĐỠ CHO NGƯỜI KHÁC ĐANG CHẾT

Đạo Phật dạy rằng giúp đỡ người khác chết thanh thản và có trạng thái tâm thức tích cực là một trong những hành động cao đẹp nhất chúng ta giúp đỡ người đang chết. Bởi vì cách thức người đó chết, quyết định sự tái sinh tốt hay xấu. 

Tuy nhiên, giúp đỡ người chết không phải một nhiệm vụ dễ dàng. Khi con người kề cận cái chết, họ trải qua những khó khăn và thay đổi. Họ có nhu cầu chăm sóc thân thể, quan tâm và trò chuyện với họ. Đôi lúc, họ muốn ngồi yên lặng một mình. Họ suy tư về cuộc đời, hy vọng về sự sống, hy vọng được chăm sóc và được hướng dẫn bởi ai đó thông thái hơn bản thân họ. 

Như vây một trong những kỹ năng quan trọng giúp đỡ người chết là cố gắng hiểu cái họ cần, cái chúng ta có thể chăm sóc họ. Chúng ta có thể làm tốt điều này bằng cách quan tâm đến họ, làm cho cảm nhận rằng chúng ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giúp họ thỏa mái và hạnh phúcthanh thản

Có nhiều cuốn sách hướng dẫn làm thế nào chăm sóc người chết về thể xác và tinh thần. Ở đây chúng ta sẽ tập trung vào nhu cầu tinh thần và làm thế nào để chăm sóc tinh thần cho họ.

1. Giúp đỡ với sự chân thành của chúng ta

Như đề cập ở trên, khi kề cận cái chết, con người sẽ trải qua những cảm xúc lẫn lộn như là sợ hãi, hối tiếc, đau buồn, níu kéo với người thân và đồ vật trong cuộc sống và thậm chí giận dữ. Họ có thể có những khó khăn khi đối mặt với những cảm xúc này và bản thân họ bị chôn vùi trong những cảm xúc, như người chết đuối giữa biển khơi. Điều hữu ích với họ trong thời điểm khó khăn này là ngồi bên họ, lắng nghe chân thành và đưa ra những lời khuyên hợp lý để làm họ bình tĩnh hơn.

Để thực hiện điều này có hiệu quả, chúng ta cần biết cách đối phó với những cảm xúc của chúng ta. Cái chết gây ra những cảm xúc bối rối trong tâm thức của chúng ta cũng như trong tâm thức người chết - sợ hãi, buồn chán, níu kéo, cảm giác bất lực…. Một vài cảm xúc chúng ta không bao giờ trải qua trước kia, và chúng ta có thể ngạc nhiên và thậm chí lúng túng để nhận thức chúng. Như vậy chúng ta cần biết cách để giải quyết chúng trước khi có thể thực sự giúp đỡ của người khác xử lý chúng. 

Một trong những phương pháp tốt nhất để xử lý những cảm xúc này là quan tâm đến thiền định. Nhận thức của chúng ta về vô thường: Sự thậtbản thân chúng ta, thế giới quanh chúng ta thay đổi thường xuyên. Không bao giờ có cùng một trạng thái. Ý thứcchấp nhận về vô thường là một trong những cách giải quyếtsức mạnh nhất với những níu kéo, sợ hãi không muốn có sự thay đổi. Cũng như việc tích lũy những niềm tin thành kính với Tam bảo ( Phật, Pháp, Tăng ) là cực kì hữu ích trong việc cung cấp sức mạnh và khuyến khích chứng ta cần phải đối mặt và giải quyết với những cảm xúc bất thường. 

Nếu người chết là thành viên của gia đình hoặc bạn bè, chúng ta sẽ có thêm những thách thức để xử lý với tình cảm đặc biệt với người đã chết. Điều tốt nhất, chúng ta có thể làm là học cách để sát cánh cùng với người đó. Níu kéo với họ là không thực tế và gây ra nhiều khổ đau hơn cho cả hai người. Dựa vào đó, nhìn nhận về vô thường là phương thuốc hiệu quả nhất với những luyến tiếc. 

2. Tạo ra hy vọngtìm kiếm sự tha thứ

Có hai điều quan trọng cần giúp người chết là tạo cho họ hy vọngtìm kiếm sự tha thứ. Khi kề cận cái chết, nhiều người trải qua sự hối lỗi, luyến tiếc, buồn rầu, và có cảm giác thất vọng. Bạn có thể giúp họ để họ bày tỏ suy nghĩ của họ, lắng nghe chân thành và không có phán xét. Nhưng khuyến khích họ nhớ lại điều tốt họ đã làm trong cuộc sống và cảm giác tích cực về cách họ đã sống. Tập trung vào những thành côngđức hạnh không đề cập đến những thất bại và những việc làm sai lầm của họ trước đây. Nếu họ đưa ra nhận xét về bản thân hãy nhắc họ bản tính tự nhiên của con ngườitốt đẹpđức hạnh ( trong Đạo Phật gọi đó là Bản tính Phật ) và những sai lầm và thất bại của họ là tạm thời và có thể xóa bỏ đưọc giống những hạt bụi trên ô cửa sổ.

Một vài người có thể quan tâm đến những sai lầm nghiêm trọng trước đây mà họ không thể nào tự tha thứ cho mình. Nếu họ tin vào Chúa hoặc Phật thì hãy tạo niềm tin cho họ rằng bản tính của Chúa và Phật là đức hạnh, yêu thương không điều kiệnchân thành, vì vậy Chúa hoặc Phật sẽ luôn luôn tha thứ những sai lầmchúng ta vấp phải. 

Nếu bản thân họ không có niềm tin như vậy nhưng họ cần là sự tha thứ của chính họ. Chúng ta có thể giúp họ làm điều này bằng khuyến khích họ bày tỏ sự hối tiếc trong lương tâm về những sai lầm của họ và xin được tha thứ. Đó là tất cả những điếu họ cần phải làm. Nhắc họ rằng bất kỳ mọi hành động đã làm trong quá khứ đã qua đi và không thể thay đổi được nữa, vì vậy tốt nhất là hãy lãng quên chúng. Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi từ giây phút này. Nếu bản thân thực sự hối tiếc về những sai lầm của họ và mong sửa đổi, thì không có ltâm do gì cô ta không tìm được sự tha thứ. Nếu người bị tổn thương vẫn còn sống khuyến khích bản thân người gây ra lỗi lầm bày tỏ sự hối tiếc và xin được tha thứ.

Tất cả tôn giáo đều nhấn mạnh về sức mạnh sự tha thứsức mạnh này nó cân thiết và sau lắng hơn khi cái chết đang xảy ra với người đó. Thông qua tha thứ và nhận tha thứ chúng ta thoát khỏi được những hối tiếc trong lương tâm chúng ta về điều chúng ta đã làm và chuẩn bị cho bản thân chúng ta hòan thiện hơn trong cuộc hành trình về cái chết.

3. Làm thế nào giúp người đang chết là Phật tử

Nếu người chết là Phật tử, chúng ta nên tìm hiểu để biết mức độ hiểu biết về Đạo Phật của họ như thế nào và trả lời của họ sẽ giúp chúng ta lựa chọn cách thức giúp đỡ tinh thần cho họ. Chẳng hạn nếu cá nhân đó có lòng tin mãnh liệt vào Quan Thế Âm thì bạn sẽ khuyến khích họ thực hành cầu nguyện Quan Thế Âm càng nhiều càng tốt. Hoặc nếu cá nhân đó đang thực hành thiền định, khuyến khích họ thực tập điều này càng thường xuyên càng tốt. Nói tóm lại, chúng ta khuyên họ thực hành bất kì một lời dạy và thực tập nào họ thành thạo và phù hợp với họ, nhắc họ thực hành và bạn có thể tạo cho họ sự tin tưởng và khuyến khích họ thực hành.

Nếu có thể, hãy bài trí hình ảnh của Đức Phật, Quan Âm, Bồ Tát vào những nơi người đó có thể dễ dàng nhìn thấy. Bạn có thể treo ảnh của vị tu sĩ mà họ tôn kính và đã theo học đạo. Có thể tạo lợi ích bằng cách niệm các hồng danh của Phật để cầu xin cho người đó, bởi vì Đức Phật sẽ giúp cho tất cả chúng sinh tránh bị tái sinhtrạng thái đau khổ

Bạn nên nói chuyện hoặc đọc những lời dạy từ cuốn sách về vô thường và những lời dạy khác của Đức Phật, nhưng với điều kiện người đó chấp nhận lắng nghe và không nên có thái độ gò ép họ. Ngoài ra, không nên đưa ra những lời khuyên có thể gây ra cho họ lúng túng hoặc khó hiểu ( Chẳng hạn không nên đề cập chủ đề nào đó quá khó hiểu hoặc quá mới và xa lạ với họ ) Điều quan trọng nhất là giúp cho họ có sự thanh thảntrạng thái tâm thức tích cực và trong quá trình cái chết diễn ra. 

Có thể người đang hấp hối không biết cách để thiền định hoặc cầu nguyện. Trong trường hợp này bạn có thể thiền định hoặc là cầu nguyện với những người xung quanh trong sự có mặt của họ. Cúng dường hành động lợi lạc này giúp họ có tâm thức thanh thản trong lúc chết và tái sinh thuận lợi. Bạn có thể dạy họ cách cầu nguyện, bằng cách sử dụng những lời cầu nguyện thông thường trong Đạo Phật, hoặc hướng dẫn cầu nguyện theo cách diễn đạt riêng bằng lòng chân thành của họ. Chẳng hạn, có thể cầu nguyện Đức Phật, Quan Thế Âm, và bất kì danh vị Phật nào mà họ biết để giúp họ xóa bỏ những khổ đau, giữ tâm thức thỏai mãi và có sự tái sinh tốt đẹp sau này. 

Sau đây một thiền định đơn giản bạn có thể hướng dẫn cho người sắp chết thực hành: yêu cầu họ tưởng tượng trước mặt họ hình ảnh của vị Phật bất kì mà họ thành kính và xem đó là hiện thân của tất cả những điều tốt đẹp và phẩm chất đức hạnh như là sự chân thành yêu thương, tha thứtrí tuệ. Hình ảnh vị Phật mà họ đang hình dung sẽ chiếu vào thân thể và tâm thức của họ, gột sạch những tiêu cực mà họ đã làm hoặc nghĩ trước đây và ban cho họ những tâm nghĩ đức hạnhtích cực trong tâm thức của họ. Tâm thức của người đó sẽ đồng nhất với tâm thức của Phật, hòan tòan đức hạnhtốt đẹp. Nếu người chết không thể thiền định ( ví họ quá yếu, hoặc không tỉnh tảo ) bạn có thể làm điều đó thay cho họ, tưởng tượng hinh ảnh Đức Phật đang hiện diện trên đầu của người đó.

Cũng như giúp đỡ tâm thức họ thoát khỏi sợ hãilo âu, khuyên họ không nên lo lắng về với người thân hoặc tài sản thuộc sở hũu của họ. Và làm cho họ tin rằng tất cả mọi thứ đều được chăm sóc cẩn thận và không nên lo ngại khi có niềm tin vào Tam Bảo ( Tin vào Phật, tin vào Pháp, tin vào Tăng ). Bạn có thể giúp họ gieo trồng những tâm nghĩ tích cực như là niềm tin, tình yêu thươngchân thành và tránh những tâm nghĩ tiêu cực

4. Làm thế nào giúp người đang chết không phải là Phật tử

Nếu cái chết xảy ra với người thuộc tôn giáo khác, chúng ta xem xét mức độ hiểu biết về tôn giáo của họ và tìm cách nói chuyện phù hợp với đức tin của họ. Chẳng hạn, nếu họ tin vào Chúa và thiên đường, hãy khuyên họ thành kính cầu nguyện Chúa và có niềm tin được ở bên Chúa trên thiên đàng khi rời khỏi cuộc sống này. Có thái độ tôn kính với niềm tinthực hành của họ. Điều quan trọng nhất là giúp đỡ người đó có thái độ tích cực trong suy nghĩ, phù hợp với tôn giáoniềm tin của họ. Không nên thuyết phục áp đặt niềm tin của bạn để cố gắng chuyển hóa họ. Làm như vậy chúng ta sẽ không thành kính, không nhiệt thành và có thể gây ra xung đột, khó xử.

Nếu cá nhân không theo tôn giáo thì chúng ta phải lựa chọn những từ ngữ không mang tính chất tôn giáo để nói chuyện, giúp họ thoát khỏi tâm trạng đau buồn, giận dữ, quyến luyến, phát triển những suy nghĩ tích cựctrạng thái tâm thức thanh thản. Nếu họ biểu lộ sự quan tâm tìm hiểu đức tin của bạn thì bạn có thể kể cho họ nghe về tôn giáo của bạn, nhưng phải hết sức cẩn thận không nên thuyết giáo. Sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn thảo luận quan điểm tôn giáo của bạn với sự chân thành cởi mở cùng mọi người xung quanh. Chẳng hạn nếu một người nào đó hỏi bạn điều gì xảy ra sau khi chúng ta chết, thay vì phải giải thích ngay thuyết luân hồi, bạn có thể nói những điều như “ Tôi không chắc lắm. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?” Và chúng ta bắt đầu thảo luận từ đấy. 

Nếu họ chân thành muốn tìm hiểu Đạo Phật và phương thức tu tập. Bạn có thể giải thích điều này bằng sự hiểu biết của bạn cho họ nghe. Bạn có thể nói chuyện về cuộc sống của Đức Phật, về Tứ Diệu Đế, về sụ gìn giữ tình yêu thương chân thành. Chúng ta hết sức cẩn thận giải thích cho họ hiểu, tránh gây ra hoang mang tiêu cực với họ. 

Hãy nhớ mục đích cuối cùng của bạn là giúp họ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực càng nhiều càng tốt, có suy nghĩ tích cựctrạng thái tinh thần thoải mái thanh thản

Nếu người đó không phải là Phật tử và không muốn nghe bất kỳ lời cầu nguyện hoặc thực hành Đạo Phật, bạn vẫn có thể lặng lẽ thực hành không cần họ có biết hay không. Chẳng hạn, bạn có thể ngồi bên họ, thiền định về sự yêu thương, nhân hậu và gửi năng luợng yêu thương từ trái tim bạn đến họ, làm cho họ thanh thản. Bạn có thể hình dung Đức Phật hoặc Quan Thế Âm, trên đầu người đó và lặng lẽ cầu nguyện hoặc niệm chú trong khi tưởng tượng các hòa quang Phật đang soi sáng vào người đó, làm tâm thức họ trở nên thoải mái. Điều này có thể tác dụng hiệu quả với họ cho dù họ không có biết bạn đang thực hành thay họ.

5. Thời điểm cái chết diễn ra

Bạn có thể tiếp tục thiền định, cầu nguyện, đọc chú, niệm hồng danh của Đức Phật hoặc những việc tương tự khi có người đang hấp hối và kéo dài việc cầu nguyện, đọc chú càng lâu càng tốt sau khi họ đã ngưng thở. Nhớ rằng, theo Đạo Phật, ngưng trệ hô hấp không phải là dấu hiệu hoàn toàn của cái chết. Nó chỉ là dấu hiệu giai đoạn thứ tư trong tám giai đoạn của quá trình xảy ra sự chết và cái mốc thật sự cái chết diễn ra khi trạng thái tâm thức đã rời xa thể xác sau giai đoạn thứ tám. 

Sau khi họ đã ngừng thở, bao lâu sau tâm thức sẽ rời xa thể xác? Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra cái chết ( chẳng hạn với người đã bị thương nghiêm trọng trong một tai nạn xe hơi, tâm thức có thể rời thân xác sớm hơn so với cái chết tự nhiên), và trạng thái tâm thức của người đó ( những người có kinh nghiệm thiền định thì tâm thức có thể lưu lại ở giai đoạn thứ tám, kéo dài hơn những người không thực hành thiền định.) Làm sao chúng ta có thể biết được khi nào con người chết thật sự? Theo phong tục người Tây Tạng, có một vài dấu hiệu báo hiệu tâm thức đã rời khỏi thân xác: Nhịp của tim đã ngưng, có mùi bốc lên, phát ra từ thân xác và có ít dịch tiết ra hoặc là ở mũi hoặc ở bộ phận sinh dục. Như vậy, tốt nhất là chúng ta để thân xác người chết yên tĩnh cho đến khi những dấu hiệu này xảy ra. Dấu hiệu này có thể xuất hiện khoảng vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày sau khi hơi thở đã ngưng hẳn. Điều này có thể thực hiện được nếu người đó chết ở nhà. Nhưng sẽ bất tiện nếu người đó chết ở bệnh viện, bởi vì ở bệnh viện có nguyên tắc một xác chết được giữ trong thời gian ngắn nhất định ở nhà xác hoặc ở các khoa điều trị. Bạn có thể giải quyết rắc rối này bằng cách nhờ nhân viên bệnh viện chuyển xác người đó đến một phòng khác, nơi mà gia đình có thể lưu xác người đã chết vài giờ để chúng ta có thể cầu nguyện và niệm chú. 

Tốt nhất là không đụng chạm vào cơ thể người chết từ khi có dấu hiệu ngưng thở cho đến khi tâm thức đã thoát ra khỏi thể xác. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải chạm vào thân thể trong lúc này, việc đầu tiên chúng ta phải làm là giật tóc ở trên chóp đầu ( hoặc chỉ sờ vào đầu nếu người chết không có tóc ) Điều này sẽ làm cho tâm thức của người chết rời khỏi thóp, bắt đầu một cuộc tái sinh may mắn. Họ sẽ tái sinh vào cảnh giới an lạc. Sau đó bạn có thể chạm vào các bộ phận khác của cơ thể. 

Truyền thống Phật giáo khuyên chúng ta không nên khóc trước mặt người đang hấp hối hoặc đã ngừng thở. Chúng ta không nên bàn luận về của cải hoặc phân chia tài sản trước mặt họ trong lúc này. Bởi vì nghe những lời như vậy có thể làm rối loạn tâm thức của họ. Các thành viên trong gia đình và bạn bè có thể đi sang phòng khác để khóc hoặc để bàn bạc thảo luận các vấn đề thiết thực. Chúng ta chỉ nên chú trọng cầu nguyện, niệm chú và các hướng dẫn tinh thần khác trước mặt người đang hấp hối hoặc đã chết. 

Nếu trong vùng đó có các tu sĩ Phật giáo hoặc cư sĩ biết cách cầu siêu, thì bạn có thể mời họ làm lễ cầu siêu. Nếu không có, bạn có thể tự tổ chức cầu nguyện, thực hành những gì bạn biết với sự thành kính, chân thànhthương xót cho người đã khuất.

6. Giúp đỡ sau khi người thân qua đời

Sau khi người thân qua đời, chúng ta có thể tiếp tục tạo lợi ích cho họ bằng những việc làm tích cựccông đức như đọc kinh Phật ( hoặc nhờ kỳ kheo, tỳ kheo ni đọc ), cúng dường, phóng sinh, thiền định…giúp họ có cơ hội tái sinh thuận lợi, nhanh chóng thoát khỏi vòng luân hồi và đi đến giác ngộ. Chúng ta hoàn toàn yên tâm thực hành những điều trên, cho dù người thân là Phật tử hay không phải là Phật tử.

Nên dùng tiền bạc của người chết hoặc của thành viên gia đình người chết để tạo công đức, như đóng góp cho hội từ thiện. Thực hành công đức cúng dường có thể giúp người vừa qua đời được siêu thoát

KẾT LUẬN

Hy vọng những ý tưởng trình bày trong cuốn sách giúp bạn nhận thức và giảm sợ hãi đối với cái chết của bạn và của người khác. Từ lĩnh vực tôn giáo tinh thần đến khoa học hiện đại như tâm lý học, xã hội học đều đưa ra hướng dẫn giúp chúng ta có cuộc sống thanh thản, dũng cảm đối mặt với cái chêt. Khi người thân chúng ta đối mặt với cái chết, chúng ta là nguồn động viên, an ủi họ. Mong rằng tất cả chúng ta đều giải thóat khỏi khổ đau, thanh thản, hạnh phúc trước vòng luân hồi của sanh tử






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26478)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 19888)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18115)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32663)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18731)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31462)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32400)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20013)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26177)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20195)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23700)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23779)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15040)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 14972)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant