Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương I. Đức PhậtCon Người

31 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6973)
Chương I. Đức Phật và Con Người

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TÂM LINH
Thích Trí Hoằng
Hải Ấn 2002

Chương I. Đức PhậtCon Người

Đức PhậtCon Người

Cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm, vào một đêm trăng tròn tháng tư âm lịch Đức Phật đã đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni dưới cây Vô Ưu. Lúc đó trái đất rung chuyển, những cầu vồng hào quang bảy màu xuất hiện quanh mặt trời và quanh khu vườn đó. Các loài chim ca hót, các thú rừng nhảy múa và các cây hoa nở ra những đóa thơm ngát cúng dường. Những luồng gió mát thổi từ xa lại mang theo những hương trầm ngào ngạt. Thời gian như ngừng chuyển không gian như cô đọng. Tất cả hòa vào trong một bầu không khí hân hoan chào đón sự xuất hiện của một vĩ nhân, một bậc thầy của nhân loại. Một người mà sau này đã tìm ra con đường để giải thoát cho con người vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau và trái đất chúng tavinh dự chào đón sự xuất hiện của bậc vĩ nhân đó.

Con NgườiTối Thượng

Sự đản sinh của Đức Phật như một thách đố của con người đối với thần linh và sự thành đạo của Ngài như một đánh dấu sự trưởng thành của tâm thức nhân loại. Ngài đã siêu việt hóa khả năng vô biên của tâm linh để con người từ nay vĩnh viễn làm chủ vận mệnh của mình. Với nỗ lực của chính mình con người tự giải thoát mình ra khỏi mọi đau thương vật chất cũng như tinh thần.

Không biết bao nhiêu ngàn năm trước khi Đức Phật xuất hiện, con ngườiyếu đuối mê lầm, tưởng tượng ra một đấng sáng tạo, sau đó giao phó hoàn toàn vận mệnh của mình cho vị thần đó để rồi bị đày đọa trong những thế lực thần linh do chính mình tạo dựng. Con người đã cho vị thần đó tất cả mọi quyền năng để khi thần ban phúc thì được sung sướng; khi thần giáng họa thì phải chịu gian khổ. Từ đó cả một hệ thống giáo điều được thành lập để nô lệ hóa con người, bắt con người phải tuân phục những chuyện phi nhân, bắt con người phải nhắm mắt tin vào các tín điều phi lý. Ai không đồng ý đều bị thiêu sống. Cả thân xác lẫn linh hồn con người đã bị giam cầm trong cái địa ngục gọi là “thiên đường.” Không thể than van oán trách vào đâu được và không cách nào thoát ra khỏi sự khống chế của những giáo quyền đó.

Đến khi Đức Phật xuất hiện ánh sáng của sự giác ngộ đã xua tan những bóng đen quái ác để con người nhận thức ra rằng khổ đau hay hạnh phúc đều do chính TÂM mình tạo ra, chứ chẳng phải do một vị thần linh nào có quyền lực quyết định vận mạng của mình, hoặc có quyền ban phúc giáng họa cho mình cả. Họa hay phúc đều là hậu quả của những hành vi do mình tạo tác theo một định luật nhân quả. Đó là Nghiệp. Như cụ Nguyễn Du đã phát biểu trong Truyện Kiều:

“Đã mang lấy Nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.”

Hai câu thơ đó đã gói ghém ý nghĩa hùng tráng quan niệm về Nghiệp của đạo Phật. Một quan niệm chủ trương con người chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hành động của mình và sẵn sàng lãnh nhận mọi hậu quả đưa đến từ những hành động đó, tốt cũng như xấu. Không than trời trách đất, không than thân trách phận. Nhưng cũng không có nghĩa Phật tử chấp nhận khổ đau một cách thụ động như số mệnh đã an bài. Sự chấp nhận ở đây là sự nhận lãnh trách nhiệm về nghiệp xấu mình đã gây ra trong quá khứ chứ không trốn tránh. Nhưng đồng thời cũng tìm cách chuyển đổi ác nghiệp thành thiện nghiệp bằng những hành động vị tha và giữ tâm hồn từ bi thánh thiện.

Trong quá trình chuyển nghiệp đó nỗ lực cải thiện nội tâm được thực hiện liên tục cho đến lúc tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh. Đó chính là lúc con người tự tại giác ngộ vượt ra ngoài mọi chi phối của nghiệp lực, chính là lúc thành Phật. Khả năng thành Phật là khả năng tiềm tàng trong mỗi con người, trong mỗi sinh vật, ngay cả trong cỏ cây đất dá cũng đều có khả năng giác ngộ đó. Đức Phật dạy: “ Tất cả chúng sanh đều có Phật tính.” Hay “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành.” Đây chính là điểm căn yếu của giáo lý đạo Phật: Phật tínhPhật tính là khả năng giác ngộ tiềm tàng trong tự tâm của mỗi người. Đức Phật đã chỉ rõ cho con người thấy ai cũng có khả tính siêu việt đó. Sự khác biệt giữa người giác ngộ và kẻ phàm phu ở nơi công phu tu tập. Tâm của người giác ngộ như ly nước đã lắng đọng tất cả những bùn đất phiền não và sự trong sáng của nước hiển lộ. Còn tâm của kẻ phàm phu như ly nước bùn đất bị khuấy động trong một hỗn hợp đục ngầu của tham vọng, hận thùmê muội. Chính những bùn đất phiền não này đã che khuất sự trong sáng của chân tâm. Sự giác ngộ của Đức Phật là sự thành tựu của quá trình lắng đọng đó. Đây là sự khai phá tiềm năng vô biên của con người và cũng là một thành tựu to lớn mà Đức Phật đã mang đến cho con người: sự nhìn thấy bản tánh chân thật của mình và của vũ trụĐạo Phật bắt đầu từ nơi con ngườitìm thấy Niết Bàn ngay trong tự tâm của mình, chứ không bắt đầu ở thần thánhthiên đường xa xôi.

Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã giảng dạy đạo lý nhân bản đó suốt hơn bốn mươi lăm năm. Ngài không bao giờ tự xưng mình là Thượng Đế hay thần thánh gì cả, nhưng chỉ là một con người bình thường và đã giác ngộ.

Vùng đất dọc theo lưu vực sông Hằng đã ghi dấu bước chân của Ngài, một con người đầu tiên của thế giới loài người đã phát huy được những khả năng tiềm tàng vô biên của tâm thức. Đưa con người vượt thoát những chi phối của nội tâm cũng như ngoại cảnh, thế tục cũng như thần thánh, để tự tại bình thản bước những bước chân an lạc trên bãi cỏ xanh mướt màu ngọc thạch của đồng bằng sông Hằng. Trong ánh sáng bình minh ửng hồng của tâm thức nhân loại, vóc dáng của Ngài đã trải dài trên hai ngàn năm trăm năm lịch sử, đã vang vọng vào tận cùng tiềm thức của nhân loại khổ đau để ánh sáng giác ngộ đó mãi mãi là ngọn đuốc soi đường giúp con người vượt qua những đêm đen hãi hùng của tham vọng, hận thùmê muội.

Giải ThoátTối Thượng

Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn, đạo của ta cũng chỉ có một vị là vị giải thoát.” Câu nói đó đã bao hàm mục tiêu căn yếu của đạo Phật và trong hơn bốn mươi năm hoằng hóa Đức Phật cũng chỉ giảng dạy một con đường duy nhất đó là con đường thoát khổ. Bài thuyết pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế tại Vườn Nai cũng là bài thuyết pháp cuối cùng. Giáo lý đó là tư tưởng nòng cốt cho toàn bộ đạo lý giải thoát của Phật Giáo.

Đạo lý đó được cô đọng trong bài giảng đầu tiên cho năm anh em Kiều Trần Như: Tứ Diệu ĐếTứ Diệu Đế có nghĩa là bốn chân lý kỳ diệu, đó là:

-Khổ: khổ đau là căn bản của cuộc sống.
-Tập: nguyên nhân của khổ đau.
-Diệt: an lạc tịch diệtcăn bản của giải thoát.
-Đạo: con đường đưa đến giải thoát.

Khổ ở đây không hạn hẹp trong phạm vi tình cảm, nhưng bao gồm một phạm trù triết học rộng lớn về bản chất của sự vật, đó là vô thường, vô ngã hay không trường cửu, không đơn thuần và băng hoại. Trong kinh điển đề cập đến tám loại khổ (sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ ấm xí thạnh), tựu trung có thể quy vào ba loại khổvật chất, tinh thầntâm linh.

-Khổ về vật chất là nỗi khổ thiếu ăn, thiếu mặc, bệnh tật, thiếu thuốc, già nua, chết chóc.

Khổ về tinh thần bao gồm nhiều lãnh vực từ tình cảm đến trí thức. Về tình cảm có những nỗi khổ của những kẻ yêu nhau nhưng phải xa cách, nỗi khổ của những kẻ phải đối mặt với người thù, nỗi khổ của những kẻ bất đắc chí.. Về trí thức có những nỗi khổ của kẻ ngu dốt, nỗi khổ của những kẻ nô lệ vào trí thức, nô lệ chủ nghĩa, sử dụng trí thức để làm khổ nhân loại như chế tạo vũ khí giết người… hoặc cuồng tín vào giáo điều để đày đọa nhân loại trong các cuộc chiến tranh chủ nghĩa.

-Về tâm linh với nỗi khổ lớn của sự cuồng tín vào thần quyền, tự xiềng xích mình vào địa ngục của hoang tưởng đó. Sự nô lệ vào thần linh đã làm cho con người luôn luôn sợ hãi sự trừng phạt của trời thần quỷ vật và không bao giờ dám tự trách nhiệm lấy hành động của mình. Sự cuồng tín tôn giáo đã làm cho con người thù hận con người thay vì thương yêu nhau như các giáo chủ đã dạy. Cuộc chiến tranh tôn giáo tàn khốc giữa Thiên Chúa Giáo với Do Thái GiáoHồi Giáo kéo dài hơn ngàn năm. Cuộc tàn sát đẫm máu giữa Thiên Chúa và Tin Lành kéo dài hàng trăm năm tại Âu Châu. Ngày nay tại Bắc Ái Nhĩ Lan cuộc xung đột giữa các tôn giáo này vẫn còn tiếp diễn. Cũng như những cuộc đánh nhau giữa Hồi GiáoẤn Độ Giáo vẫn còn tiếp diễn. Tất cả đều do cuồng tínngu muộiPhật Giáo đã tự hào, suốt hơn hai ngàn năm trăm năm, chưa bao giờ đổ một giọt máu vì nhân danh tín ngưỡng Phật Giáo. Lúc Hồi Giáo tàn sát Phật Giáo tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ mười hai, chư tăngPhật tử cam tâm chịu chết chứ không chống trả, một số khác chạy thoát ra ngoài để rồi đạo Phật truyền ra khắp phương Đông. Ngày nay Phật giáo bị bách hại tại các nước phương Đông, thế rồi Phật Giáo lan tràn khắp phương Tây. Phật Giáo Tây Tạng cũng thế, tuy Trung Cộng tàn phá đất nước và tiêu diệt nhân dân Tây Tạng, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc nào cũng kêu gọi nhân dân Tây Tạng tiếp tục đấu tranh bất bạo động. Và trong tương lai chắc chắn thế nào Trung Cộng cũng phải nhường bước trước sức mạnh tâm linh đó.

Tập là nguyên nhân của khổ đau. Những nguyên nhân đó là gì? Đó là tham vọng, hận thùmê muội. Tất cả những khổ đau của con người từ cá nhân đến tập thể, quốc gia, xã hội đều bắt nguồn từ những nguyên nhân trên. Vì tham vọng con người làm khổ cho nhau, quốc gia xâm chiếm lẫn nhau. Vì hận thù con người xung đột lẫn nhau, chiến tranh tàn khốc kéo dài. Vì mê muội con người tự đày đọa mình vào những địa ngục tối tăm của sự ngu dốt.

Diệt là sự tịch diệt giải thoát. Khi tham vọng, hận thùmê muội chấm dứt thì những khổ đau không còn tồn tại, con người đạt được an vui giải thoát. Đó là Niết BànSự giải thoát là sự thanh tịnh tâm hồn. Khi con người không còn những tham vọng chính trị hay tôn giáo điên cuồng như ý muốn thống trị toàn thế giới, thì con người không những đã giải thoát cho mình mà còn mang lại hạnh phúc cho kẻ khác. Khi con người không còn hận thùganh ghét, đố kỵ không xem kẻ khác tử tưởng, chính kiến như kẻ thù thì con người đã giải thoát cho mình và góp phần vào việc xây dựng nền hòa bình trường cửu cho thế giới. Khi con người không còn ngu muội cuồng tín tin theo những chủ thuyết chính trị hay thế lực tôn giáo đầy tham vọnghận thù để tiêu diệt sự sống con người cho những mưu đồ đen tối, là con người đã tự giải thoát cho chính mình và đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Đạo là con đường đưa đến giải thoát. Đó là Bát Chánh Đạo, con đường của tám sự chân chánh. Đó là: sự hiểu biết chân chánh, sự suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, hành động chân chánh, sinh sống bằng nghề chân chánh, nỗ lực chân chánh, ghi nhớ chân chánh, thiền định chân chánh. Tựu trung, Bát Chánh Đạo chỉ nhằm đến một mục đích duy nhất là sự giữ gìn cho tâm được trong sáng. Khi tâm đã chân chánh, thì hành động sẽ chân chánh. Mọi tai họa trên thế giới đều bắt đầu bằng tâm bạo động, tâm chiếm đoạt, khi tâm con người đã trong sáng thanh tịnh thì thế giới sẽ hòa bình an lạc.

Trên đây là sơ lược về Tứ Diệu Đế. Đây là giáo lý căn bản của mọi tông phái Phật GiáoĐức Phật thường dạy vì chúng sanh có nhiều trình độhoàn cảnh khác nhau, do đó Ngài đã giảng dạy bằng nhiều cách khác nhau. Từ căn bản đó, Ngài đã thiết lập tám mươi bốn ngàn pháp môn, tức là tám mươi bốn ngàn đường lối tu tập khác nhau nhưng đều đưa đến giải thoát. Từ đó Phật giáo đã xuất hiện ra nhiều tông phái với những chủ trương khác nhau từ Thiền Tông với chủ trương phế bỏ kinh điển, đến Tịnh Độ Tông với sự hành trì bằng con đường tụng kinh bái sámMật Tông với phương pháp trì chú mật truyền, Hiển Tông với sự tuyên dương giáo nghĩa… Về hình thức, các tông phái này có vẻ như mâu thuẫn đối nghịch nhau về chủ trương cũng như phương pháp hành trì, nhưng thật ra các tông phái này đều là các tông phái Phật giáo, tất cả đều hướng về một mục đích duy nhấtgiác ngộ giải thoát. Còn những hình thức sai biệt kia chỉ là những phương tiện khác nhau mà thôi. Ví như những người đi về kinh đô bằng những phương tiện di chuyển khác nhau tùy theo khả năng và điều kiện riêng của mỗi người để tự chọn một phương cách thích nghi, nhưng tất cả đều hướng về một mục tiêu như nhau. Từ đó Phật giáo đã thiết lập một hệ thống kinh điển đồ sộ mà chưa một hệ thống tôn giáo triết học nào trên thế giới có thể so sánh được. Nhưng tất cả kinh điển đó đều chỉ diễn tả một nội dung duy nhất đó là sự giải thoát. Tính nhất quan này đã được hòa thượng Phước Hậu (1866-1953), chùa Báo Quốc Huế đã diễn tả trong một bài kệ:

Giáo pháp lưu truyền tâm vạn tư,

Học hành không thiếu cũng không dư.

Năm nay ngẫm lại chừng quên hết,

Chỉ nhớ trên đầu một chữ Như.

Chữ Như ở đây có nghĩa là Chân Như, Giải ThoátNgoài ra cũng có nghĩa là tất cả kinh Phật do Ngài A Nan kết tập đều bắt đầu bằng câu: Như Thị Ngã Văn (Tôi đã nghe Chân Như Thị Hiện như sau.)

Từ BiTrí TuệTối Thượng

Sự giải thoát chỉ đạt được trong sự giác ngộ hoàn toàn với lòng từ bi vô lượng. Sự giác ngộ chính là sự phát triển tột đỉnh của trí huệ, là sự hiểu biết toàn diệnTâm trí con người bị vô minh phiền não che lấp không nhìn thấy bản tính chân thật của sự vật, để từ đó ngộ nhận phát sinh, đó là căn nguyên của đau khổ. Sự đau khổ đó chỉ chấm dứt khi nào tâm con người trong sáng, ngộ nhận không còn, nhìn thấy sự thật hiển hiện. Quá trình tu tập để phát triển trí tuệ, để làm sáng tâm tríTham vọng ích kỷ được chuyển hóa thành vị tha, hận thù được chuyển hóa thành từ bi, mê muội được chuyển hóa thành trí tuệ. Trong quá trình chuyển hóa đó, nội tâm được gạn lọc. Những bùn cặn vô minh được tẩy trừ, để tâm trí hoàn toàn trong sạch. Đó chính là cao điểm của trí tuệ và sự giác ngộ. Ánh sáng của sự đạt đạo tỏa rạng khắp nơi, sự nghiệp này chỉ thành tựu trong sự vị tha vô biên với lòng từ bi vô hạn. Nếu giác ngộ không có từ bi thì đó là sự ích kỷ. Khi tâm hãy còn phân biệt chấp ngã, hãy còn nghĩ đến mình đến người thì mình hãy còn lăn lộn trong luân hồi lục đạo, đó chưa phải là giác ngộSự giải thoát chỉ trọn vẹn khi có sự kết hợp hài hòa giữa trí tuệ với từ bi.

Từ bitình thương cao rộng trong ý nghĩa Từ là làm cho kẻ khác bớt đau khổ và Bi là đem lại an vui hạnh phúc cho kẻ khác. Sau khi được giác ngộ giải thoát, không còn bị khổ đau vì sự chi phối của những điều kiện vật chất cũng như tinh thần. Các vị Phật, Bồ Tát đã phát lòng từ bi vô lượng thương tưởng đến những kẻ đang trầm luân trong biển khổ để tìm phương cách cứu độ. Với khổ đau vật chất, chúng ta chia sẻ cơm áo thuốc men, với khổ đau tinh thần chúng ta dùng lời an ủi, dùng Phật pháp để giác ngộ.

Trong kinh điển Đại Thừa thường đề cập đến các vị bồ tát với lòng từ bi vô lượng, như Bồ Tát Quan Thế Âm, trong Kinh Phổ Môn, với hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh. Ngài lắng nghe tiếng kêu đau thương của chúng sanh trong cõi Ta Bà để thị hiện cứu độ. Nơi nào có tiếng kêu đau thương, nơi đó có mặt của Ngài. Bồ Tát Quan Thế Âm đã phát nguyện: “Khi nào trong thế gian không còn chúng sanh đau khổ thì lúc đó Ngài mới nhập Niết Bàn.”

Trong Kinh Địa Tạng, Đức Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện xuống địa ngục để cứu độ chúng sanh với đại nguyện: “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sanh vị tận phương chứng Bồ Đề.” (Khi nào địa ngục chưa trống hết thì tôi chưa thành Phật, lúc nào chúng sanh chưa khỏi luân hồi thì tôi chưa chứng Bồ Đề.) Với đại nguyện đó Bồ Tát Địa Tạng đã xông pha vào các tầng địa ngục để cứu vớt chúng sanh. Chỉ những chúng sanh trong các cõi đó mới kinh nghiệm sâu xa về khổ đau. Trong triền miên đau khổ đó, sự phát tâm mới sâu sắc và ý chí mong cầu giải thoát mới mạnh mẽ. Có lẽ trong cõi địa ngục là nơi chúng sanh thực chứng Đệ Nhất Diệu Đế về sự khổ đau sâu sắc hơn hết. Nhưng sự thống khổ triền miên không cho chúng sanh cơ hội tu tập, nếu khôngtừ tâm bảo hộ của các vị bồ tát thì các chúng sanh đó chỉ triền miên với đau khổ mà thôi.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, Ngài A Nan với đại nguyện: “Như nhất chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ Nê Hoàn.” (Nếu còn một chúng sanh chưa thành Phật, tôi nguyện chưa nhập Niết Bàn.) Chúng sanh đây không phải chỉ là chúng sanh trong một cõi, nhưng là tất cả chúng sanh trong mười phương thế giới, trong vũ trụ bao la. Với con số thế giới vô cùng, chúng sanh vô tận đó để chúng ta thấy được tầm kích vĩ đại vô hạn về lòng từ bi của các vị Bồ Tát.

Trong Phật Giáo, từ bi (tình thương) đi đôi với trí tuệ (sự hiểu biết), đây là căn bản của sự tu tập chuyển hóa. Hai tiêu chuẩn này như đôi chân của con người, chúng ta sẽ bị què quặt nếu chỉ có một chân. Từ bi mà thiếu trí tuệ chỉ là sự thương vay khóc mướn. Trí tuệ thiếu từ bi chỉ là những kiến thức khô khan vô nhân. Do đó sự giải thoát chỉ thật sự là giải thoát khi nào con người đã phát triển cùng cực lòng thương và sự hiểu biết của mình. Với ánh sáng trí tuệ giải thoát, các vị Bồ Tát soi sáng nỗi khổ của chúng sanh bằng tình thương bao la. Đối xử mọi người mọi loài bằng tâm bình đẳng với tất cả sự thương yêu và sự hiểu biết để tìm phương cách cứu vớt.

Tóm lại, qua những tìm hiểu trên chúng ta thấy điểm nổi bật của đạo Phật là đặt trọng tâmcon người. Bắt đầu từ nỗi khổ đau của con người, để rồi tìm phương cách giải thoát nỗi đau khổ đó trong điều kiện và khả năng của con người. Trong sự khám phá về tiềm năng vô hạn của tâm thức con người, Đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng: chỉ có con người mới giải thoát mình ra khỏi mọi nỗi thống khổ, không một thần linh nào có thể thay đổi vận mệnh của con người, cũng như đày đọa con người. Đạo lý về Nghiệp cho chúng ta nhìn thấy sâu sắc hạnh phúc hay khổ đau là do con người tự tạo, con người làm chủ lấy vận mệnh của mình. Vì mê lầm chúng ta tạo ra một thần linh rồi trở lại nô lệ vào thần quyền đó. Sự giác ngộ chính là sự nhận thức đúng đắn sự thật đó mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17075)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38611)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21901)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21985)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69761)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6863)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38692)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43953)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44039)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42865)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44385)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23051)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39174)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21717)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42355)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35568)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46469)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30081)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30781)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26172)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20328)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25526)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18440)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17090)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40734)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21700)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25871)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41392)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24876)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23751)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15036)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19945)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37793)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19075)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17677)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23510)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36265)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40339)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19458)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21678)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46137)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35886)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28549)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28844)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32149)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26251)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33378)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24062)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24793)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54466)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant