Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương V. Thiền Âm Thanh

31 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 6842)
Chương V. Thiền Âm Thanh

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN TÂM LINH
Thích Trí Hoằng
Hải Ấn 2002

Chương V. Thiền Âm Thanh

Thiền Âm Thanh

Thông thường khi nghĩ đến thiền chúng ta nghĩ đến sự tĩnh lặng, sự tọa thiền v.v… nghĩa là một pháp môn tu của Phật Giáo trong tiếng Việt gọi là Thiền, Trung Quốc gọi là Ch’an và Nhật gọi là Zen, pháp môn này dùng sự tĩnh lặng để tĩnh tâm. Chữ Thiền chúng ta đề cập ở đây không phải để chỉ một tông phái, nhưng là phương pháp tĩnh tâm của Phật Giáo nói chung. Đó là thiền định.

Thiền, tiếng Phạn là dhyàna có nghĩa là tĩnh lặng, tư duychuyển hóa để lắng dừng các tư tưởng loạn động, để tập trung vào một cảnh giới, một đối tượng và để chuyển hóa các ác nghiệp thành thiện nghiệp, để đạt tới giác ngộ giải thoát. Đây là con đường tu tậpmục tiêu chung của tất cả các tông phái trong Phật Giáo, không riêng gì Thiền Tông mới thiền định. Để đạt đến sự định tâm đó mỗi tông phái sử dụng các phương thức khác nhau. Thiền Tông dùng sự tĩnh tọa để đạt đến sự tĩnh tâm, còn các tông phái khác như Mật Tông có khi dùng màu sắc, có khi dùng âm thành làm phương thức hành trì. Trong bài này chúng ta đi vào các tông phái dùng âm thanh làm phương thức tu tập, nhất là trong Tịnh Độ Tông

Pháp Âm

“Chúng ta vẫn nghe truyền lại sự ca ngợi về âm thanh của Đức Phật vô cùng vi diệu. Những âm thanh của Đức Phật phát ra thanh tao ngân như chuông, vang như sóng biển, trầm ấm như tiếng đồng, bừng sáng tươi mát như rạng đông, dịu dàng mà xác quyết, khiến cho những người chỉ nghe âm thanh của Đức Phật, lòng tràn ngập hân hoan an ổn thanh thoát.” (Kinh Đức Phật Độ Magandiya).

Trong các kinh khác tán thán pháp âm của Phật mạnh mẽ như tiếng sấm sét (lôi âm) có khả năng phá vỡ vô minh vọng tưởng để đạt Niết Bàn giải thoát, hoặc hùng dũng như tiếng sư tử gầm (sư tử hống) vang dội khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, từ những từng trời cao ngất đến tận địa ngục A TỳOai thần của chư Phật và Bồ Tát khi thuyết pháp tiếng vang rền chấn động khắp nơi. Tiếng thuyết pháp đó phát ra phá tan trăm pháp, các thiên ma đều phải hàng phục, các tà kiến ngoại đạo đều bị bẻ gãy và trở thành suy nhược, các phiền não đều bị thu phụcđoạn diệt. Kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn tán thán pháp âm của Bồ Tát Quán Thế Âm: “Diệu âm, quán thế âm, Phạm âm, hải triều âm, thắng bỉ thế gian âm, thị cố tu thường niệm.” Nghĩa là: tiếng vi diệu, tiếng thương đời, tiếng như Phạm Thiên, tiếng như sóng biển, tiếng siêu việt trong thế gian, vì thế phải nên thường xuyên trì niệm danh hiệu của Ngài.

Pháp Môn

Từ sự ca tụng âm thanh vi diệu của Đức Phật trong kinh điển Pali đến sự tán thán pháp âm của Chư Phật và Bồ Tát trong kinh điển Đại Thừa, từ khởi thủy Phật Giáo đã ý thức vai trò quan trọng của âm nhạc trong vấn đề tu trìÂm thanh trong sáng hào hùng của Chư Phật và Bồ Tát là những phương thức cứu độ, khiến người nghe ưu sầu tiêu tán, phiền não đoạn trừ, tâm thiện phát sinh, tiến tu giải thoát. Đến khi Đại Thừa phát triển vấn đề âm nhạc đã phát triển thành pháp môn tu tập. Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Diệu Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát này đã dùng mười vạn các loại nhạc khí làm phương tiện tu tập và tấu lên những âm nhạc vi diệu thanh thoát để cúng dường chư Phật. Các kinh Đại Thừa khác đều thấy có sự hiện diện của âm nhạc thanh thoát từ thiên cung (thiên nhạc) trong các buổi thuyết pháp của Chư Phật. Điển hình là trong Kinh A Di Đà: “Trong cõi nước của Đức Phật A Di Đà nhạc trời thanh thoát thường trỗi lên.” “Cõi nước kia thường có các giống chim với màu sắc sặc sỡ đẹp lạ thường như chim bạch hạc, chim khổng tước, chim anh vũ, chim xá-lợi, chim ca-lăng-tần-già, chim cọng mạng.. các loài chim ấy ngày đêm sáu thời hót lên những âm thanh hòa nhã. Những âm thanh ấy diễn thuyết những giáo pháp vi diệu như Ngũ Căn, Ngũ Lục, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần… Những diệu pháp như thế khiến chúng sanh trong quốc độ đó khi nghe xong liền phát tâm niệm tưởng đến Phật, Pháp, Tăng.” “Quốc độ của vị Phật đó khi làn gió nhẹ thổi đến làm rung các hàng cây trân báu cùng những mạng lưới châu báu, phát ra những âm thanh vi diệu, ví như trăm nghìn các loại âm nhạc đồng thời trỗi lên. Ai nghe được các âm thanh đó đều tự nhiên phát sinh tâm niệm tưởng Phật, Pháp, Tăng.” Đến đây âm nhạc đã được tận dụng trong việc tu trìhóa độ. Các loài chim đã hót lên những âm thanh vi diệu, những tiếng thanh thoát đó phát khởi từ sự giác ngộ, những tiếng hót đó không phải chuyên chở một nội dung Phật Pháp như những bài hát thông thường của thế gian, mà chính là những bài thuyết pháp không lời. Người nghe dùng cảm quan trực giác của mình để cảm nhận những giáo pháp vi diệu của Đức Phật qua phương tiện âm nhạcngôn ngữ thế gian không còn đủ khả năng chuyển tải nội dung thâm diệu của Phật Pháp. Trong đoạn tiếp sau đó nhạc khí đã được sử dụng qua âm thanh cao quý của các loại châu báu để tấu lên những bản nhạc hào hùng như trăm ngàn các loại nhạc khí đồng thời tấu lên vang lừng khắp tam thiên đại thiên thế giới khiến người nghe phản tỉnh trở về với tự tánh giác ngộ của mình. Trong quá trình tu chứng, có những vị La Hán, Bồ Tát giác ngộ bằng âm thanh. Những thời kỳ đầu của Phật Giáo có những vị nghe pháp âm vi diệu của Phật chứng quả giải thoát, đó là những bậc Thanh VănBồ Tát Quán Thế Âm lắng nghe tiếng kêu đau thương của thế gian để thực hành từ bi hóa độthực hành pháp môn “phản văn văn tự tánh” nghĩa là trở về tự tâm để lắng nghe tiếng giác ngộ từ bản tánh thanh tịnh của mình. Trong Thiền Tông cũng có những hành giả giác ngộ qua sự lắng nghe tiếng kêu khô khan của viên sỏi ném vào bụi trúc, hay nghe tiếng thác đổ, nước chảy, mưa rơi… trong tâm thức giác ngộ tất cả đều trở thành những pháp âm vi diệu.

Từ những kinh điển trên đã phát khởi một pháp môn tu tập dùng âm thanh vi diệu của âm nhạc để tu tậpPháp môn này đã phổ biến trong các truyền thống. Tại các Chùa thuộc truyền thống Nguyên Thủy, các sư có giọng tụng đọc rất hay, tuy không sử dụng nhạc khí nhưng âm điệu rất hùng mạnh và nhịp nhàng. Có khi các vị tụng các bản kinh Pali hàng giờ mà không bị vấp váp. Qua những thời tụng kinh như vậy chúng tacảm tưởng như đang được nghe thuyết pháp chính từ kim khẩu của Đức Phật. Trong truyền thống Đại Thừa, âm nhạc đã được khai triển đến mức triệt để, nhất là trong Mật TôngTịnh Độ Tông.

Với Mật Tông, âm nhạc được sử dụng rất phong phú. Những buổi lễ trì niệm hàng giờ, có khi kéo dài từ ngày này sang ngày khác, các vị Lạt Ma sử dụng rất nhiều các loại khí như chuông, trống, thanh la, não bạt, ốc, linh… Kèm vào đó là các hình ảnh đầy màu sắc của các bức tranh Phật, Bồ Tát, Mạn Đà La cùng các y phục sặc sỡ thay đổi theo từng nghi thức. Các giọng tán tụng trầm hùng của các thầy tạo cho buổi lễ trang nghiêmlinh thiêng.

Trong Tịnh Độ TôngThiền Tông, âm nhạc chiếm một địa vị quan trọng trong phương thức hành trì. Riêng trong Tịnh Độ Tông, nhạc khí rất phong phú như chuông, mõ, trống, tang, linh, khánh, mộc bảng, ốc, thanh la, náo bạt, phách, chén v.v… Ngoài ra còn sử dụng thêm nhạc bát âm (gồm có đàn nhị, đàn nguyệt, sáo, trống, kèn, sanh tiền, mõ, phách) trong các đại lễNghi lễ Phật Giáo Việt Nam ảnh hưởng sâu đậm lễ nhạc của Khổng Giáo, do đó chúng ta thấy ngoài những nhạc cụ gõ thuần túy của chùa như chuông, mõ, tang, linh… còn sử dụng thêm các nhạc khí bên ngoài và cả nhạc cung đình. Từ đó hình thành một nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam vô cùng phong phú. Các nghi thức cũng được cử hành trong tiết nhịp hài hòa tạo nên một không khí trang nghiêmgiải thoát. Các điệu tán tụng cũng thay đổi tùy theo từng vùng của đất nước, âm hưởng sâu đậm dân nhạc Việt Nam tạo nên những sắc thái riêng biệt của từng miền.

Âm Điệu Cung Bậc

Trong các truyền thống Phật Giáo, sự đọc tụng chú trọng vào sự thành tâm. Do đó âm điệu mang tính chất trầm hùng và tha thiết. Các thanh âm trầm thấp này có tác dụng làm dịu thần kinh, bớt căng thẳng và vơi phiền não; tác động vào não bộ làm êm dịu các thần kinh cảm giác cũng như ảnh hưởng vào các huyệt đạo quan trọng trên đầu. Khi các âm thanh trầm ấm xướng lên, người nghe cảm thấy an lạc. Đức Phậtâm thanh tuyệt hảo, trầm ấm và hùng mạnh như đoạn kinh trên đã diễn tả, do đó không những giúp cho người nghe được an lạc mà còn giúp khai mở tuệ giác để đưa đến giác ngộ giải thoát. Trong những lúc tang tóc đau buồn, được nghe một thời tụng kinh mọi người cảm thấy tâm tư nhẹ nhõm, hầu như những đau buồn tan biến đi. Âm thanh trầm phát ra khi tâm hồn an tĩnh, thông thường chúng ta hay dùng chữ “trầm tĩnh” là trong ý nghĩa đó. Khi chúng ta giận dữ thì không thể nào có được âm thanh trầm ấm, trái lại âm thanh lúc đó “the thé” là âm thanh cao sắc và lạnh lùng, khiến người nghe nổi điên. Trong lúc giận tất cả những thần kinh cảm giác bị căng thẳng, não bộ tiết ra những độc tố làm người ta tái mặt, sự giận dữ bộc phát, tất cả lý trí bị đẩy lùi và con người chỉ còn hành động theo bản năng bạo động. Vì thế để chuyển hóa sân hận, si mê, âm nhạc sử dụng trong chùa theo cung bậc trầm thấp để làm thần kinh êm dịu, để chuyển hóa những độc tố trong não bộ thành những tinh chất tốt thuận tiện cho việc phát triển tâm linh. Trên căn bản đó các pháp khí (nhạc cụ) đến các giọng đọc tụng đều theo đó làm tiêu chuẩn.

Pháp Khí

Pháp Khí là các khí cụ, nhạc cụ để diễn tả diệu pháp của Đức Như Lai. Các pháp khí như chuông được pha chế đồng với các kim loại khác cho âm thanh trầm ấm, vang dội. Khi từng tiếng chuông gióng lên tan loãng vào không gian, chìm lắng trong vô tận, đưa người về cảnh giới tịch mặc của nội tâm. Âm ba của chuông xoáy sâu vào tâm thức con người, không những xoa dịu thần kinh mà còn giúp con người khai mở những linh giác khác, chuyển hóa các phiền não tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển tâm linh. Sau khi nghe chuông mọi người cảm nhận tinh thần an lạc thư thái vì chuông có năng lực làm cho người sống được an vui, kẻ khuất được siêu thoát. Từ đó chuông được mệnh danh là “tiếng chuông cảnh tỉnh.” Như cụ Chu Mạnh Trinh đã tán thán: “Thoảng bên tai một tiếng chày kình. Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.” Chuông chùa được thỉnh từng tiếng thong thả, khi tiếng đầu dứt mới tiếp tiếng sau, chúng tathì giờ để chiêm nghiệm nội tâm. Chuông chùa không bao giờ được kéo dồn dập. Khi chuông phát ra những âm thanh dồn dập thì làm cho tâm con người loạn động. Nếu chuông không có âm thanh trầm ấm thì không phải là chuông chùa.

Trống là một pháp khí quan trọng. Tiếng trống biểu lộ sự hào hùng dũng mãnh của Phật phápGiáo pháp của Đức Phật được ví như tiếng sấm sét phá tan vô minh vọng tưởng, như tiếng sóng biển, miên man bất tận, vang dội suốt chín từng cao và xuống đến tận ngục A Tỳ. Sau ba hồi chuông trống Bát Nhã chúng ta cảm thấy như mọi ưu tư phiền muộn đều được đánh bạt đi, trong tận cùng cái động như sấm sét đó chúng ta cảm nhận nguồn an tĩnh vô biên, tâm tư rộng mở thênh thang để chuẩn bị tiếp nhận những lời kinh giải thoát. Âm tính của trống là trầm hùng giúp con người khai phát hùng tâm tráng chí. Trong truyền thống Tây Tạng, trống được dùng để giữ nhịp trong lúc tụng kinh.

Mõ là một pháp khí với âm sắc trầm ấm khô khan được sử dụng trong các chùa thuộc truyền thống Tịnh Độ và Thiền để giữ nhịp tụng kinh. Tiếng mõ trầm ấm vang lên theo nhịp đập của tim hòa theo tiếng tụng kinh đều đều hùng tráng. Tiếng kinh hòa theo tiếng lòng để lắng dừng các si mê vọng tưởng, mở rộng đôi mắt tuệ nhìn thẳng vào nội tâm của mình để chuyển ác nghiệp thành thiện nghiệp, để biến khổ đau thành an lạc, biến thế gian thành Niết Bàn. Chúng ta đã sơ lược một vài pháp khí quan trọng được sử dụng trong các truyền thống. Ngoài ra các pháp khí nhỏ khác như tang, linh, tù và, thanh la, náo bạt… cũng đều mang chung một tính chấtphương tiện để diễn tả Pháp âm, để giúp hành giả phát triển tâm linh hướng về giải thoát.

Thanh Giọng

Thanh giọng chính của việc tụng kinh là thanh giọng trầm. Chúng ta có thể nói tất cả các truyền thống đều đặt trên căn bản đó. Trong cách hành trì, truyền thống Mật Tông, Tịnh Độ TôngThiền Tông đã khai triển triệt để các phương cách tán tụng và hình thành một nền lễ nhạc Phật Giáo phong phú. Trong Mật Tông, các vị Lạt Ma Tây Tạng đã phát triển được những giọng đọc tụng trầm thấp tới mức độ không còn có thể nào xuống thấp hơn được nữa với thanh giọng con người. Với giọng trầm thấp đó, các thầy đã khai phát được những năng lực tiềm ẩn trong con người và khiến người nghe cảm nhận nguồn an lạc thanh thoát. Khi tham dự một buổi lễ của Tây Tạng, mọi người như cảm thấy như hòa mình vào trong không khí linh thiêng đó và cảm nhận một nguồn năng lực an vui tràn ngập tâm hồn.

Trong Tịnh Độ Tông cũng như Thiền Tông các điệu tán tụng rất đa dạng và phong phú. Căn bản của các điệu tán tụng vẫn lấy thanh âm trầm thấp làm âm căn bản và nhịp điệu đều đặn theo nhịp của tim và của hơi thở trong mục đích an tâm. Thỉnh thoảng cũng có khi vị chủ lễ xướng giọng cao nhưng việc đó chỉ để gia tăng hùng lực của buổi lễ. Khi lên cao cũng không cao đến mức động tâm, loạn tưởng. Tựu trung có một làn điệu căn bản trong các cách tán tụng của Phật Giáo Việt Namthuật ngữ chuyên môn gọi là “Hơi Thiền” hay “Thiền Vị.” Nghĩa là một làn hơi trầm ấm, nhịp nhàng với âm điệu giải thoát, khiến người nghe tỉnh ngộ, phát tâm hướng thiện. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào các thể điệu tán tụng hành trì trong các chùa thuộc truyền thống Đại Thừa. Phật Giáo Việt Nam là một kết hợp của nhiều truyền thống như Tịnh Độ Tông, Thiền TôngMật Tông cũng như phối hợp với các lễ nhạc của Khổng Giáo, Lão Giáo và nhạc dân tộc để hình thành một nền lễ nhạc Phật Giáo Việt Nam rất đa diện và phong phú.

Lễ Nhạc Phật Giáo Việt Nam

Các thể điệu hành trì của lễ nhạc Phật Giáo Việt Nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lược qua các thể điệu chính như xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.

Xướng Hô Kệ Thán Độc:

-Xướng là cách đọc lớn chậm rãi những bài kệ, đoạn kinh ca ngợi Tam Bảo bằng giọng trang nghiêm thành kính.

-Hô là một điệu ngâm mạnh mẽ đầy hùng lực với mục đích “chuyển mê khai ngộ” đưa hành giả vào sự định tâm. Ví dụ: Hô Thiền hay Hô Canh được thực hiện vào trước các buổi tọa thiền sáng sớm hay chiều tối.

-Kệ cũng là một điệu ngâm với âm điệu dịu dàng ngân nga để phát triển lòng từ bi và trí tuệ. Kệ chuông Đại Hồng mỗi sáng và tối cũng như kệ trống vào lúc sáng tinh sương để thức tỉnh người nghe.

-Thán là một điệu ngâm sử dụng làn hơi dài và có tính chất “ai” (bi ai) để diễn tả cảnh vô thường, sớm còn tối mất. Hơi “ai” ở đây cũng chừng mực không bi lụy, âm điệu có hơi buồn để giúp người phản tỉnh, đi vào nội quán.

-Độc hay tuyên độc là cách đọc chậm rãi, rõ ràng, ngân nga ở những chỗ cuối câu như đọc sớ, đọc văn tế…

Năm điệu trên chỉ do một người thực hiện còn các thể điệu dưới do đại chúng hành trì.

Tán Tụng Trì Niệm

-Tán là một điệu hát ca ngợi Phật Pháp, âm hưởng nhiều của dân nhạc từng miền. Các điệu tán của miền Trung khác với các điệu của Nam và Bắc. Tại miền Bắc lễ nhạc Phật Giáo chịu ảnh hưởng sâu đậm dân nhạc địa phương như hát chèo, quan họ v.v.. Tại miền Nam cũng thế chúng ta tìm thấy hơi hướng các điệu hò, điệu ru của dân nhạc đồng bằng sông Cửu Long. Còn lễ nhạc tại các Chùa ở miền Trung chịu ảnh hưởng sâu đậm dân nhạc xứ Huế và nhạc cung đình. Cũng như lễ nhạc tại các Chùa ở Bắc và Nam, lễ nhạc Phật Giáo Huế có rất nhiều điệu tán:

-Tán rơi là điệu tán dùng làn hơi dài với nhịp lơi, ngân nga trầm bổng để diễn tả các bài kệ hay một đoạn kinh.

-Tán xắp dùng làn hơi ngắn hơn sử dụng nhịp ngắn để diễn tả các bài kệ tán thán chư Phật.

-Tán trạo cũng dùng làn hơi ngắn như tán xắp nhưng nhịp mõ đánh “trường canh” đều đặn. Âm điệu có hơi “ai” và chịu ảnh hưởng sâu đậm của các điệu hò Huế.

-Tụng là cách đọc lớn tiếng, trang nghiêm thành kính, âm điệu trầm thấp, nhịp điệu đều đặn theo sự hướng dẫn của tiếng mõ. Có thể tụng theo hai cách: tụng theo hơi “thiền” và hơi “ai.” Hơi “thiền” là tụng đều đặn không lên xuống trầm bổng, âm điệu hùng mạnh, nhịp mõ đánh đều và hơi nhanh, khiến hành giả chú tâm vào lời kinh tiếng kệ, tập trung tư tưởng vào dòng âm thanh liên tục để phát triển tuệ giác. Còn tụng theo hơi “ai” là tụng lên xuống trầm bổng, ngân nga chậm rãi, hành giả quán tưởng đến vô thường, khổ, vô ngã để phát triển tâm từ bi cứu độ. Các Phật tử Việt Nam thường hay tụng các bộ kinh như Pháp Hoa, Địa Tạng, Phổ Môn, Di Đà, Lương Hoàng Sám, Thủy Sám, Hồng Danh… ở đây chúng ta cần phân biệt giữa Tụng và Đọc. Tụng Kinhphương pháp Thiền dùng âm thanh để phát triển trí tuệ giải thoát. Còn Đọc Kinh để nghiên cứu nghĩa lý thâm diệu của Phật pháp. Do đó trong khi Tụng Kinh vấn đề hiểu không phải là vấn đề quan trọng, nhưng vấn đề chính yếu là ở tâm thành, tập trung hết tư tưởng vào lời kinh tiếng kệ, qua những âm điệu trầm bổng giúp chúng ta tìm được sự định tâm là nguồn an lạc giải thoát. Các bản kinh chúng ta sử dụng phần nhiều bằng Hán Văn. Các bản dịch này do các đại sư uyên thâm Phật Phápvăn tài quán thế chuyển âm. Do đó lời kinh trang trọng, âm điệu dồi dào, ý tứ sâu sắc. Các bản văn này cũng được viết theo thể biền văn, tuy là văn vần nhưng khi đọc lên có âm điệu trầm bổng. Do đó có người cho rằng đọc kinh Hán văn dễ cảm hơn. Còn các bản dịch ra quốc ngữ phần lớn thì dễ đọc, dễ hiểu nhưng không giữ được âm điệu của nguyên văn. Nếu chúng ta có được một bản dịch không những lời hay, nghĩa đúng mà còn giữ được âm vận của nguyên tác, thì đó là một sự chuyển âm hoàn hảo.

-Trì là cách đọc liên tục đều đặn các câu thần chú. Có khi đọc ra tiếng, nhưng cũng có lúc đọc thầm. Các câu thần chú là các danh hiệu của các vị Phật, Bồ Tát. Do đó vấn đề dịch nghĩa là điều không cần thiết. Trì Chúphương pháp dùng trực giác để cảm nhận các thanh âm linh thiêng của nội tâm và của vũ trụ. Con đường này vượt qua lý trí, tâm tư chỉ tập trung vào các thanh âm mà không cần đến ngữ nghĩa. Các câu chú này kết hợp kỳ diệu các âm thanh lại với nhau để khi đọc lên âm ba của các thanh âm này tác động vào các huyệt chính trên đầu mang lại cho hành giả những cảm giác sảng khoái, sự kính tín và sự định tâm. Những âm ba này như tiếng sóng dạt dào, miên man bất tận, hết đợt sóng này đến đợt sóng khác tiếp tục vỗ mạnh vào tâm thức của hành giả, cho đến lúc tâm thức si ám vỡ ra để ánh dương quang của sự giác ngộ chói sáng, như chú gà con phá vỡ vỏ trứng để bước vào thế giới mênh mông của sự sống. Các thiền sinh Mỹ tu tập tại Chùa Hải Ấn (Connecticut) trì tụng câu thần chú “Om Mani Padme Hum” (Án Ma Ni Bát Di Hồng) rất chuyên tâm. Trước khi tọa thiền, mọi người trì tụng chậm rãi câu thần chú trên, mỗi một hơi thở cho một thanh âm. Tiếng thần chú vang rền, trầm hùng, uy lực của thần chú dũng mãnh, khiến mọi người cảm nhận một sự an lạc vô biên và sự tĩnh lặng sâu sắc. Chỉ sau năm lần trì tụng như thế tâm tư mọi người đã lắng đọng và sẵn sàng để đi vào những giây phút nhập định sảng khoái. Đây chúng ta có thể nói họ đã kinh nghiệm được phần nào sự an lạc của sơ định “ly sinh hỷ lạc”, nghĩa là đã bỏ lại bên ngoài Chùa những ưu tư phiền muộn của cuộc sống để tìm thấy lại nguồn hạnh phúc vô biên của tự tâm. Uy lực của thần chú vô cùng lớn lao, có thể dứt trừ nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn, tăng trưởng khả năng giác ngộ giải thoát.

-Niệm có nhiều nghĩa: tụng niệm và niệm tưởng. Tụng niệm là đọc danh hiệu của các vị Phật, Bồ Tát thành tiếng hoặc niệm thầm (mặc niệm)… Còn niệm tưởng là đọc danh hiệu lên đồng thời quán tưởng đến hình tướng của vị Phật hay Bồ Tát đó. Các chùa Việt Nam đều hành trì phương pháp “trì danh niệm Phật” nghĩa là niệm tụng danh hiệu. Mỗi miền có một hay nhiều lối trì tụng khác nhau. Có khi niệm đều với âm điệu trầm hùng, nhưng cũng có khi niệm theo âm điệu trầm bổng. Các Chùa Trung Quốc có lối “ngũ hội niệm Phật” rất hay. Các niệm này khi nhanh khi chậm, khi trầm khi bổng… âm thanh ngân nga, dìu dặt… khiến người nghe tưởng chừng như đang thưởng thức thiên nhạc tại thế giới Cực Lạc. Sự hành trì về Niệm Phật cũng gần như lối trì chú, nghĩa là trì niệm đến chỗ “nhất tâm bấn loạn,” các thanh âm của danh hiệu Phật, Bồ Tát vang lên cùng với sự hiển hiện của các Ngài trước mắt. Hành giả không còn thấy người niệm cũng như đối tượng được niệm, tất cả hòa tan vào nhau trong một nguồn sáng vô biên, những âm thanh trầm hùng bất diệt như tiếng sóng biển, vang dội đến tận cùng tâm thức, phá tan đi những vọng tưởng điên đảo để hiển lộ mặt trời giác ngộ.

Vấn Đề Hiện Đại

Qua bao biến thiên, Phật Giáo Việt Nam luôn cùng chung số phận với đất nước. Trong các cuộc vận động canh tân đổi mới, Phật Giáo cùng đất nước đứng lên trong phong trào đấu tranh cho xứ sở. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, các thế hệ sĩ phu Việt Nam bằng mọi cách phải giành lại độc lập cho dân tộc. Sau các cuộc nổi dậy của Cần Vương và Văn Thân thất bại, từ đầu thế kỷ các nhà cách mạng tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã ý thức vấn đề nâng cao dân tríphương tiện đấu tranh hữu hiệu, từ đó phát động phong trào đổi mới và vận động lấy chữ Quốc Ngữ làm chữ viết chính thức. Nhờ công cuộc canh tân đó, cách mạng đã thành công, đất nước được độc lập. Nhưng dân tộc phải trả một giá quá đắt, không những về nhân mạng, tài sản mà cả đến những giá trị văn hóa. Hậu quả là ngày nay trên phương diện học thuật không còn mấy người đọc được Hán Văn hay chữ Nôm, một gia sản văn hóa đồ sộ mà tổ tiên đã hơn hai ngàn năm gây dựng. Chúng ta như bị cắt đứt với quá khứ, các văn bản, các cổ thư trong các thư viện bị mối mọt gặm nhấm, bị thời gian tàn phá dần. Đối với Phật Giáo cũng thế, ngoài cái đau lòng vì đất nước bị đô hộ, dân tộc bị nô lệ, đạo lý truyền thống cũng đang trước nguy cơ tiêu diệt do thực dân cấu kết với các thế lực tôn giáo vô minh quốc tế. Do đó các bậc tôn túc tiền bối đã phát động phong trào chấn hưng Phật Giáo từ đầu thế kỷ. Nhờ phong trào này Phật Giáo đã cứu nguy cho đạo pháp và dân tộc khỏi đi vào con đường nô lệ vong bản. Trong công cuộc chấn hưng đó, không phải Phật Giáo không có sự hy sinh. Ở đây chúng ta cố nhìn lại những mất mát đó để tìm cách cứu vãn những giá trị truyền thống cao quý khỏi bị chôn vùi trong tro tàn của lịch sử.

Vấn đề canh tân ảnh hưởng trên nhiều sinh hoạt của Phật Giáo, ở đây chúng ta chỉ xét trên phương diện tu tập. Vấn đề hành trì các nghi thức tán tụng tại các chùa giảm thiểu rất nhiều. Chúng tôi thuộc thế hệ học tăng của những năm sáu mươi. Chương trình đào tạo đặt nặng về kinh điển giáo lý và nhất là thế học. Còn các nghi thức tán tụng không đặt vào chương trình đào luyện. Vấn đề này do các chùa tự dạy và theo sở thích cá nhân của từng người. Nghi lễ đã được giản lược đến mức tối đa, các khoa nghi, đàn tràng, chẩn tế, bạt độ… chỉ còn một ít các vị thuộc thế hệ trước biết được mà thôi. Các nghi thức cũng ngắn gọn và bằng quốc ngữ. Các bản kinh Hán Văn lần lần được chuyển ngữ. Do đó từ hình thức thờ tự cho đến nghi thức tụng niệm đều được đơn giản hóa, mới mẻ và trẻ trung cho thích hợp với trào lưu canh tân. Và chúng ta đã canh tân trong một “tự ty mặc cảm lớn” với sự tủi nhục của một dân tộc nhược tiểu mất nước.

Trong chiều hướng đó, ngày nay cũng có vài vị cố gắng thay đổi danh hiệu các vị Phật và Bồ Tát với ý nghĩ làm như thế nghi lễtính cách Việt Nam hơn. Ví dụ sự thay đổi cách niệm Phật: Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni hay Nam Mô Bụt Thích Ca Mâu Ni, hoặc là Nam Mô Bồ Tát Quan Thế Âm v.v… thay vì niệm theo lối cũ: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật hay là Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát.. Đây là một nỗ lực đáng quý trong ý hướng làm mới đạo Phật. Trên phương diện ý hướng là thế, nhưng trên thực tế sự thay đổi này tạo nhiều trở ngại cho sự hành trì. Vì cả trên phương diện lý thuyết cũng như thực hành các luận cứ này không có cơ sở chắc chắn. Vì ngày nay các tiêu chuẩn ấn định cho nhân danh và địa danh vẫn đặt căn bản trên ngôn ngữ gốc. Những thay đổi này chỉ là những thay đổi trên hình thức, trên danh từ do đó đã trở ngại rất nhiều cho sự tu tập. Có cần thiết chăng là sự thay đổi pháp môn tu tập cho hợp với căn cơ của mình.

Trong khi chúng ta niệm một danh hiệu hay gọi một danh xưng, lâu ngày danh hiệu đó quan hệ mật thiết với chúng ta không những trên phương diện lý trí mà cả trên phương diện tình cảm. Mỗi âm thanh phát lên là cả một thế giới hiển hiện. Ví dụ danh từ “cha mẹ” thay đổi theo từng vùng: ba má, bố đẻ, thầy mợ, cha mạ, ba mẹ v.v… Tuy nhiên đứa con thuộc vùng nào thì dùng tiếng vùng đó, tiếng địa phương đó đã thấm thía vào máu thịt cho nên khi gọi lên danh từ đó cũng gọi lên tất cả nghĩa tình thắm thiết. Vì thế khi thay đổi tên gọi chúng ta sẽ cảm thấy xa lạ ngay. Ví dụ bắt người miền Nam phải gọi cha mẹ là “bố đẻ” thì quả là khó khăn vô cùng, và ngược lại người Bắc phải gọi cha mẹ bằng “ba má” thì khó khăn cũng không kém. Hoặc có người nhân danh chính thống để bắt mọi người phải gọi cha mẹ bằng “bố cái” theo danh xưng cổ “Bố Cái Đại Vương” thì quả là một khó khăn lớn cho nhân dân cả nước.

Đối với việc niệm Phật cũng thế, nếu chúng ta thay đổi tên gọi của Phật chúng ta đã đánh mất đi cả thế giới tình cảm tâm linh gắn bó với danh xưng đó. Hơn nữa tại ba miền vấn đề danh xưng đã thống nhất rồi, đều dùng danh từ Phật, còn chữ Bụt chỉ là tiếng cổ còn sót lại trong văn chương bình dân mà thôi. Có những danh từ cổ ngày nay chúng ta không còn dùng nữa. Nếu có những cảm hứng cá nhân trong việc sử dụng một vài danh từ cổ, thì đó chỉ là trường hợp riêng tư. Ví dụ: có người vẫn thích dùng từ “Thăng Long” thay vì Hà Nội, không phải vì thế danh xưng Hà Nội trở thành sai lầm và bị thay đổi đi. Chúng ta không thể lấy cảm hứng cá nhân làm tiêu chuẩn chung cho mọi người.

Thiết tưởng cứu cánh của sự tu tập đặt ở sự chuyển hóa nội tâm. Còn tất cả những danh xưng, hình tướng chỉ là phương tiện. Phương tiện nào đạt đuợc sự tinh hóa nội tâm đều là phương tiện tốt. Chúng ta không nên quá câu nệ vào phương tiện mà quên cứu cánh.

Đối với đức Phật chúng ta gọi Ngài thế nào cũng được, miễn là chúng ta có sự tôn kính. Cũng như đối với cha mẹ, chúng ta gọi bằng danh xưng gì cũng được, miễn là có lòng hiếu nghĩa. Trước khi đức Thích Ca giáng trần, trong quá khứ có rất nhiều vị giác ngộ, mà không hề biết đến tên đức Phật.

Do đó “Sư nói sư phải, vải nói vải hay” nếu cứ mãi chấp nê vào vấn đề danh từ, chúng ta sẽ rơi vào mê hồn trận của thế giới chữ nghĩa, đây là một chướng ngại lớn trong việc tu tập. Đức Phật gọi đó là “sở trí chướng” (chướng ngại do kiến thức). Chính vì thế, chủ trương của Thiền Tông là: “Bất lập ngôn ngữ văn tự, trực chỉ minh tâm kiến tánh lập địa thành Phật” (không thiết lập giáo thuyết trên căn bản văn tự chữ nghĩa, đi thẳng vào sự soi sáng nội tâm, nhìn rõ bản tánh để giác ngộ thành Phật tại chỗ). Các tông phái Phật Giáo khi dùng âm thanh ngôn ngữ trong việc hành trì đều ý thức rõ rằng đó chỉ là phương tiện chứ không phải cứu cánh.

Tân Nhạc Phật Giáo

Khi văn hóa Tây Phương tràn ngập phương Đông, các nghệ sĩ Phật tử tại gia cũng như xuất gia biết sử dụng thông minh các phương tiện âm nhạc Tây Phương để sáng tác nhạc Phật Giáo. Từ những bài nhạc sinh hoạt Gia Đình Phật Tử của các huynh trưởng Phạm Mạnh Cương, Lê Cao Phan, Bửu Bác, Lê Mộng Nguyên, Phạm Thế Mỹ, Ngô Mạnh Thu v.v… cho đến những bài Tâm Cao, Đạo Ca, Thiền Ca… của Phạm Duy; cũng những ca khúc của Võ Tá Hân, Hoàng Quang Huế… cũng như của các văn nghệ sĩ khác, qua sự diễn xuất tuyệt vời của các nghệ sĩ như Thanh Thúy, Hà Thanh… đã đưa nền tân nhạc Phật Giáo đến đỉnh cao của nghệ thuật. Khởi hứng từ suối nguồn tâm linh tịch mặc của đạo học phương Đông, các nhạc sĩ Việt Nam đã sử dụng nhuần nhuyễn phương tiện kỹ thuật của âm nhạc Tây Phương để diễn đạt những cảm ứng tâm linh, những tình cảm tôn giáo cùng những kinh nghiệm giải thoát bản thân để sáng tác những bài chứng đạo ca, ca ngợi sự sống, ca ngợi con người, ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi lòng thương, ca ngợi giải thoát… mở ra một hướng sáng tác mới đi sâu vào thế giới tâm linh huyền nhiệm, với mong ước mang lại hạnh phúc cho mình cho người và làm vơi đi những khổ đau của con người. Vì không chuyên môn trong lãnh vực tân nhạc, người viết chỉ xin ghi lại vài dòng vắn tắt để ca ngợi hạnh nguyện Bồ Tát của các nghệ sĩ Phật tử.

Tóm lại, Thiền Âm Thanh là một pháp môn dùng âm thanh để tu tập, trong đó âm thanhphương tiện để định tâm, để khai mở những khả năng tâm linh mầu nhiệm tiềm tàng trong mỗi người. Từ pháp âm vi diệu của Đức Phật, làm an định lòng người, mở đường giải thoát. Để từ đó pháp môn dùng âm thanh triển khai tuệ giác được hình thành. Từ Nguyên Thủy cho đến Đại Thừa âm thanh giữ vị trí quan trọng, nhất là trong các truyền thống Thiền, Tịnh ĐộMật Tông. Với sự hỗ trợ của kinh Pháp Hoa, âm nhạc đã trở thành con đường tu tập. Phật Giáo Việt Nam đã tiếp thu và phát triển cùng cực trong việc sử dụng âm nhạc cho việc tu tập qua các làn điệu tán tụng trong nhà Thiền. Từ các pháp khí đến thanh giọng âm nhạc thiền chú trọng vào sự định tâm. Các âm điệu trầm hùng giúp con người lắng đọng tâm tư, tư duy nội hướng và khai mở nguồn tuệ giác vô biên. Qua bao biến thiên, nhạc Thiền vẫn còn được duy trì.

Ngày nay với những cố gắng riêng tư, với những kinh nghiệm cá biệt, rất nhiều các Phật tử Việt Nam tại gia cũng như xuất gia đã dùng phương tiện nhạc cụ, nhạc lý Tây phương để đóng góp tích cực vào việc phong phú hóa nền nhạc Thiền đó. Hy vọng trong tương lai âm nhạc Phật Giáo đạt được nhiều thành tựu cao hơn và phục hồi lại được phong độ của nền âm nhạc tâm linh giải thoát này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17033)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38468)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21821)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21905)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69642)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6794)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38590)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43867)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 43954)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42773)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44267)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 22994)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39068)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21656)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42226)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35423)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46363)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 29969)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30696)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26114)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20270)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25464)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18393)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17027)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40634)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21626)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25764)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41302)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24807)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23670)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 14992)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19878)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37666)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19014)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17604)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23443)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36153)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40237)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19414)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21632)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46044)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35794)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28440)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28732)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32035)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26133)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33303)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24022)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24736)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54357)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant