Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cư Trần Lạc Đạo

01 Tháng Hai 201100:00(Xem: 13227)
Cư Trần Lạc Đạo

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực

Toronto, Canada 1999 - PL 2543

Mục Lục
Lời Tựa 
Lời Giới Thiệu (bìa sau) 

Tập 01

cutranlacdao-bia-01-content
01 An LạcHạnh Phúc
02 Bát Chánh Ðạo

03 Bát Phong

04 Bất Tùy Phân Biệt

05 Chánh KiếnChánh Tín

06 Công Ðức và Phước Ðức

07 Hạnh Bố Thí

08 Mười Ðiều Tâm Niệm

09 Nguồn Gốc của Khổ Ðau

10 Phước Báu

11 Thập Ðại Nguyện

12 Xuân Di Lặ





Tập 02 

cutranlacdao-bia-02-content
01 Ăn mặn, Ăn chay

02 Ân oán cõi đời

03 Bát nhã Tâm kinh

04 Cầu Trời có được gì không?

05 Chánh ngữ

06 Dọn kho ăn Tết

07 Giác ngộGiải thoát

08 Làm sao gặp Phật?

09 Lương tâmPhật tâm

10 Pháp môn Chăn trâu

11 Qua cơn mê






Tập 03 

cutranlacdao-bia-03-content
01 Tâm thư

02 Ái ngữ

03 Cốt tủy của Đạo Phật

04 Chữ tâm trong Đạo Phật

05 Đầu năm đi chùa

06 Dâng sớ cầu an

07 Giá trị của con người

08 Không có, có không

09 Luật Nhân quả

10 Năm người mù rờ voi

11 Phước huệ song tu

12 Thủ ấn của Phật Thích Ca

13 Tu tâm, dưỡng tánh

14 Y nghĩa bất y ngữ

15 Ý nghĩa của cuộc sống

16 Gia đình hòa thuận

17 Tội nghiệp

18 Nhân nào quả nấy

19 Biết mình có phước

20 Tứ nhiếp Pháp 

Kính dâng Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.
Kính dâng Hòa Thượng Bổn Sư chứng minh.

Ngưỡng mong chư Tôn Ðức, chư Thiện Hữu Tri Thức từ bi chỉ dạy.

Hoan hỷ cúng dường chư Phật Tử khắp nơi .
Thành tâm tri ơn các báo chí Việt Ngữ và Phật Giáo,
đã giúp đỡ phổ biến trong các năm qua.

Ðược chỗ không. Không chỗ được.
Thực tu thực chứng. Vô tu vô chứng.
(Cư-sĩ Chính-Trực)

Như hà thị đạo?
Bình thường tâm thị đạo.
Thế nào là đạo?
Tâm bình thường là đạo.

Như hà thị Phật?
Tức Tâm Tức Phật.
Thế nào là Phật?
Phật tức Tâm, Tâm tức Phật.

No gains without pains.
Nhân bất phong sương vị lão tài.

Người không sương gió, khó thành công.
Người không khổ đau, sao ngộ đạo.
(Cư-sĩ Chính-Trực)


Lời Tựa 

Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực, có thể thực sự áp dụng để tu tâm dưỡng tánh trong mọi hoàn cảnh của đời sống hằng ngày của người Phật Tử, với niềm hy vọng đem lại An Lạc Hạnh Phúc và Giác Ngộ Giải Thoát.

San Sẻ Phật Pháp: Vô Biên Phước Ðức.
Thấm Nhuần Phật Pháp: Vô Lượng Công Ðức.

Nhằm mục đích hoằng dương Chánh Pháp, các bài viết trong tập sách này được thành tâm dâng tặng các tổ chức, các tập san, các tạp chí, các hoạt động hoằng hóa lợi sanh, hoan hỷ cúng dường chư Phật Tử mười phương tùy nghi xử dụng, được phép in lại, đăng báo, thu băng, phát thanh, từng bài hoặc toàn tập, để phổ biến dưới mọi hình thức, một cách bất vụ lợi, không được bán dưới bất cứ hình thức nào.

Kính chúc quí độc giả cư trần lạc đạo.

Toronto, những ngày vào Thu năm 2000
Cư-sĩ Chính-Trực

302 - 2 Dorado Court,

Toronto, Ontario M3M 2E8,

Canada


Lời Giới Thiệu (bìa sau)


Sống đời vui đạo
(Sống trong tương đối - Vui với tuyệt đối)

Thương ghét, phải quấy, đẹp xấu, đúng sai, hơn thua, chính là vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm. Ðó chính thực là con trâu, mà người tu theo Phật phải chăn phải dắt, phải kềm phải chế, phải điều phải khiển, phải thuần phải phục, thúc liễm luôn luôn. Chăn trâu thành công thì Tánh Giác hiển lộ. Ðiều quan trọng là: "Con người hãy chăn dắt con trâu, chớ để con trâu dẫn dắt con người! Nếu để con trâu dẫn dắt, không biết con người sẽ đi về đâu?". Cho nên mới có pháp tu gọi là "Pháp Môn Chăn Trâu", chính là nghĩa đó vậy.

Chăn trâu nghĩa là: áp dụng Chánh Pháp, vào trong cuộc sống, của mình hằng ngày, dẹp trừ vọng tâm, vọng tưởng vọng thức, vọng niệm liên miên, chuyển hóa ba nghiệp, thân khẩu ý mình, bất lương bất thiện, thành ra ba nghiệp, hoàn toàn thanh tịnh. Chăn trâu nghĩa là: không theo sức mạnh, sức kéo sức lôi, của tâm tham lam, sân hận si mê.

Ðây mới chính là ý nghĩa thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật: Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là Chơn Tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành vọng tâm. Cũng ví như là: Khi có gió thổi, mặt biển nổi sóng, gọi là biển động. Mặc dù có gió thổi, mặt biển vẫn bình yên, đó là biển thái bình, ví như bản tâm thanh tịnh. Tu theo đạo Phật, không phải chỉ có: cúng kiến lễ lạy, van xin cầu nguyện, không còn gì khác!

Nếu con người biết sẵn sàng tha thứ cho người khác, cũng như đã từng nhiều lần trong đời, tha thứ cho chính bản thân mình, thì cảnh giới thiên đàng niết bàn cực lạc chính là đây, ngay trên thế gian này!

Sinh sự thì sự sinh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện khấn vái chỉ đem lại sự bình an tâm hồn tạm thời mà thôi. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâm. Thiên đàng hay địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng tất cả thực sự chỉ là các trạng thái ở trong thâm tâm của tất cả chúng ta. Cũng ví như biển động hay biển lặng, tuy khác nhau, nhưng đều là hai trạng thái của biển mà thôi vậy.

Cảnh giới tịch diệt an lạc đó không dành riêng cho bất cứ ai, không thuộc bất cứ tôn giáo nào, không thuộc bất cứ sắc dân nào, không thuộc bất cứ thời đại nào. Bất cứ ai dẹp được một phần các tâm niệm sanh diệt, thì người đó sống được một phần trong cảnh giới an lạc tịch diệt.

Cư-sĩ Chính-Trực
(Toronto - Canada)

 
 

Chân thành cám ơn Cư sĩ Chính Trực 
đã gửi tặng TVHS phiên bản điện tử bộ sách này (Tâm Diệu, 05-2002)

Source: thuvienhoasen



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19984)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18186)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32824)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18780)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31611)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32537)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20109)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26283)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20301)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23779)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23883)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15108)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15018)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant