Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 1: Một triển vọng đáng mừng

05 Tháng Ba 201100:00(Xem: 5234)
Chương 1: Một triển vọng đáng mừng

NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG 1: MỘT TRIỂN VỌNG ĐÁNG MỪNG

Một nhà hiền triết đã mô tả về ý nghĩa của một đời người chỉ trong một câu ngắn gọn: “Con người sinh ra chỉ để đau khổcuối cùng chết đi.”

Nói về sự đau khổ của cuộc đời, ngày nay hẳn không còn ai phải hoài nghi hay tranh cãi. Người ta thường chỉ không đồng ý với nhau trong việc nhận định về những đau khổ đó và nên đối phó với chúng như thế nào mà thôi.


Cách đây hơn 25 thế kỷ, người đầu tiên đã nhận thứcmô tả hết sức cụ thể về những đau khổ của đời người là một người Ấn Độ. Ngài đã chỉ rõ mọi nguyên nhân cội nguồn của đau khổ và vạch ra con đường thoát khổ, được hàng triệu triệu người trên khắp thế giới noi theo từ đó đến nay và mỗi người đều đạt được những sự lợi ích tinh thần nhất định, từ những phút giây thanh thản trong đời sống thường nhật cho đến những trạng thái giải thoát toàn diện thoát khỏi mọi khổ đau.


Lịch sử ghi nhận sự kiện đản sinh của bậc vĩ nhân đó với tên gọi Thái Tử Sĩ Đạt Ta, và về sau được tôn xưng là Đức Phật, với ý nghĩa là bậc Toàn Giác.


Phụ vương của Sĩ Đạt Ta là một vị vua có thế lực lớn ở miền Bắc Ấn Độ thời đó. Người quyết định truyền ngôi cho thái tử nên đã giữ chặt thái tử trong cung, không cho thái tử nhìn thấy những cảnh lầm than, đau khổ của người đời.


Thái Tử sống từ nhỏ trong cung cấm. Đến lúc trưởng thành, vua cha cưới cho thái tử một vị công chúa nhan sắc tuyệt trần. Từ nhỏ đến lớn, thái tử chưa hề bước chân ra khỏi bốn vách thành bao bọc quanh hoàng cung. Khi thái tử có được một hoàng nam, người thấy nhàm chán cảnh cung điện và muốn biết có những gì ở cuộc sống bên ngoài cung điện. Người mới xin phép vua cha xuất thành du ngoạn. Lần đầu tiên thái tử được nhìn thấy cảnh thành phố tấp nập, dân cư đông đảo và đời sống thực tế bên ngoài cung điện.


Sau khi du ngoạn bên ngoài bốn cửa thành, thái tử nhìn thấy những cảnh tượng làm cho người chú ý. Đó là cảnh một người già, một người bệnh tật và một xác chết. Thái tử lần đầu tiên thấy được những cảnh này, vô cùng xúc động, bèn hỏi tên đánh xe đi theo ngài: “Tại sao lại có những cảnh đau khổ như thế?”


Khi được biết rằng đó là những điều vẫn xảy ra với tất cả mọi người, không ai tránh khỏi, Thái tử vô cùng buồn bực, đến nỗi Ngài không còn ham thích gì cuộc sống xa hoa.


Khi trở về cung, ngài bắt đầu nuôi ý định xuất ly, từ bỏ tất cả mọi sản nghiệp, gia đình vợ con để xuất gia tầm đạo, tìm một phương cách để cứu vớt nhân loạichúng sinh thoát khỏi sự lầm than đau khổ.


Ý nguyện của ngài không được sự chuẩn thuận của vua cha. Vì thế, ngài đã phải đang đêm vượt thành để ra đi tầm đạo. Sau nhiều năm khổ công tìm kiếmtu tập, tham thiền quán tưởng, ngài đạt được trạng thái giác ngộ, trở thành một bậc toàn trí toàn giác, xứng đáng với danh hiệu Phật-đà, nghĩa là Bậc tỉnh giác. Sau đó ngài mới truyền dạy đạo giải thoát cho thế gian, chỉ cho tất cả mọi người thấy được con đường thoát khổ.


Chúng ta là những người trần gian phàm tục, không ai có thể làm giống như đức Phật Thích Ca, nghĩa là nhất thời dứt bỏ tất cả sự giàu sang, quyền thế, danh vọng, tình yêu và hạnh phúc gia đình để theo đuổi một mục đích quá cao xa như việc đi tìm chân lýtìm hiểu ý nghĩa chân thật nhất của cuộc đời! Tuy nhiên, mỗi người trong chúng ta đều phải trải qua những hình thức khổ đau nhất định trong cuộc đời mình và hẳn đã có lúc phải tự hỏi:


– Tại sao con người phải chịu đau khổ? Và ta có thể làm gì để thoát khổ?


Cách giải thích về những “tội lỗi bẩm sinh” mà con người phải nhận lấy ngay từ lúc sinh ra dường như không thuyết phục đối với nhiều người. Họ thấy không có lý do gì để người ta phải chịu đựng khổ đau chỉ vì những điều mà họ hoàn toàn không tự mình thực hiện! Nhưng nếu cho rằng có những điều chính ta đã thực hiện trong quá khứ để dẫn đến sự khổ hiện nay nhưng ta hoàn toàn không nhớ biết chỉ vì si mê thì nhiều người cũng không tin nhận được, vì họ cho rằng không có sự chứng minh cụ thể nào cả!


Những nhà văn có óc không tưởng đã phác họa về một thời kỳ trong tương lai mà bốn nỗi khổ của đức Phật nêu ra sẽ có hai điều không còn nữa, đó là bệnh tật và già yếu. Nhưng mặc dầu khoa học hiện đại đã có rất nhiều những phát minh đột phá, người ta vẫn chưa bao giờ chạm tới ngưỡng cửa của sự chấm dứt hoàn toàn bệnh tật hoặc làm cho con người không còn chịu tiến trình lão hóa. Cứ mỗi khi tìm được phương pháp điều trị cho một căn bệnh nan y nào đó, thì dường như là ngay lập tức sẽ thấy xuất hiện một căn bệnh mới, còn bất trị hơn cả căn bệnh trước đó! Và như thế lúc nào con người cũng phải luôn đứng trước những thách thức không thể vượt qua của bệnh tật. Còn nói đến tiến trình già yếu thì càng không thấy có triển vọng gì tốt đẹp! May mắn lắm thì người ta cũng chỉ hy vọng tìm ra một phương thuốc nào đó làm cho con người có thể trẻ hóa được chừng năm mười năm tuổi cũng đã là phi thường lắm rồi, đừng nói chi đến việc “cải lão hoàn đồng”!


Nhưng cho dù có vượt qua được sự bệnh tật và già yếu, con người hầu như cũng không thể tìm ra phương pháp giải quyết vấn đềcon người vẫn xem là kẻ thù lớn nhất: Đó là sự chết! Ranh giới giữa sống và chết bao giờ cũng hết sức mong manh, và con người chưa hiểu biết được bao nhiêu về vấn đề này nên có thể nói là hoàn toàn bất lực trong việc tác động vào nó. Cho dù người ta có thể làm ra những cỗ máy khổng lồ đủ sức san bằng cả một hòn núi nhỏ, thì họ cũng không thấy có chút hy vọng gì có thể làm cho một con chuột nhắt bé tí đã chết có thể sống lại dù chỉ trong chốc lát!


Trong khi chờ đợi một cách vô vọng những tiến bộ của con người theo hướng này, và trong khi sự cải tạo thế giới trên một bình diện hợp lý hơn vẫn còn chưa đem đến cho nhân loại sức khỏe, sự anh ổn và hạnh phúc, thì chúng ta vẫn luôn phải đương đầu với muôn ngàn sự bấp bênh trong đời sống, những mối nguy cơ, tai họađau khổ luôn rập rình đe dọa sự hạnh phúcbình an trong tâm hồn chúng ta! Những tai họa thiên nhiên như hỏa hoạn, bão lụt, dịch bệnh, động đất... kèm theo với những cuộc chiến tranh do chính con người gây ra luôn sẵn sàng cướp đi đời sống an ổn của bất cứ ai trong chúng ta. Đó chỉ là mới kể qua một vài sự tác động xấu từ bên ngoài, còn nói về những yếu tố bên trong, tức là phần nội tâm, thì con người lại luôn sẵn có vô số những sự yếu đuối, bất toàn, như lòng ích kỷ, ganh ghét, tham lam, thù hận, si mê .v..v... đều là những nguồn gốc sinh ra sự đau khổ cho chính bản thân mỗi người và cho những người chung quanh.


Trong những giây phút vui tươi ít ỏi của cuộc đời, khi chúng ta cảm thấy trong lòng vui vẻ hân hoan vì tiếng nhạc réo rắt du dương, hay khi nhìn thấy cảnh sắc muôn màu của lúc bình minh, chúng ta thường cảm thấy rằng trong vũ trụ tự nhiên hẳn luôn sẵn có sự an vui và ẩn giấu một ý nghĩa sâu xa thâm trầm nào đó, khác hơn là những nỗi khổ đau mà ta phải thường xuyên gánh chịu. Tuy nhiên, khi chúng ta quay trở về cõi đời thực tế với những sự va chạm phũ phàng, những thất vọng não nề cay đắng, thì chúng ta không khỏi nêu ra nhiều câu hỏi như là:


Ý nghĩamục đích của cuộc đời này là gì?


– Ta là ai?


– Tại sao ta sinh ra ở đây?


– Rồi ta sẽ đi về đâu?


– Tại sao ta phải chịu đau khổ?


– Có những mối quan hệ gì giữa ta và những người khác quanh ta?


– Giữa con người với cái sức mạnh vô hình huyền bí trong cõi thiên nhiên bao phủ cuộc đời chúng ta có mối liên hệ như thế nào chăng?


Những câu hỏi căn bản đó, nhân loại đã từng nêu ra từ những thời đại quá khứ xa xăm. Nhưng ngày nào người ta vẫn chưa tìm ra được câu giải đáp thì tất cả những giải pháp tạm thời để làm dịu bớt sự đau khổ, dầu là những phương tiện vật chất hay tinh thần, đều chỉ có ý nghĩa vô cùng hạn chế và không thể giúp cho ta có được hạnh phúc thực sự. Ngày nào mà vấn đề đau khổ của nhân loại về cơ bản vẫn chưa được giải quyết, thì có thể nói là những nỗ lực của con vẫn chưa giải quyết được gì cả, vì tất cả mọi thành tựu vật chất hay tinh thần xét cho cùng cũng không có ý nghĩa gì khi mà người ta phải luôn oằn vai dưới gánh nặng khổ đau. Ngày nào mà trên thế gian còn có một sinh vật nhỏ mọn tầm thường nhất đang quằn quại trong đau khổ mà người ta chưa giải thích được nguyên nhân, thì xem như người ta chưa thực sự giải thích được điều gì cả, và quan niệm triết lý của nhân loại về cuộc đời vẫn còn là thiếu sót, bất toàn.


Từ những thời đại cổ xưa nhất, loài người đã từng nêu ra những câu hỏi trên. Và càng suy ngẫm thì họ càng cảm thấy rằng những sự tranh đấu vất vảđau khổ của con người không hẳn là vô íchvô nghĩa như người ta có thể lầm tưởng. Bởi vì, trong khi những ý nghĩa vật chất nhìn thấy được là hoàn toàn không có giá trị chân thật, thì sự đào luyện và tiến hóa về tinh thần nhờ trải qua những kinh nghiệm khổ đau vẫn luôn là một điều có thật. Từ đó, người ta cảm thấy nhất định phải một sự liên quan giữa con người với thế giới tâm linh hay phần tinh thần phi vật thể. Chính từ những cảm nhận mơ hồ đầu tiên này mà người ta bắt đầu tin vào sự hiện diện vô hình của những đấng thần minh trong những khu rừng thẳm hoặc trên đồi cao, nơi gốc đa đầu làng hoặc giữa đồng hoang vắng vẻ... Cũng từ đó, người ta tin rằng mỗi sinh vật, từ con người cho đến loài cầm thú, đều có một linh hồn, và rằng linh hồn đó tuy phải chịu những đau khổ cùng với thể xác, nhưng vẫn sẽ tồn tại sau khi chết trong một hình thức phi vật chấttiếp tụcmột đời sống riêng của nó. Mặc dù những niềm tin như thế hầu hết đều là vô căn cứ, nhưng nó lại thực sự xuất phát từ những cảm nhận rất thật của con người trong suốt quá trình chiêm nghiệm về đời sống. Vì thế, những niềm tin này hầu như đã đồng thời xuất hiện ở khắp nơi trên trái đất, bất chấp mọi sự khác biệt về chủng tộc, địa lý...


Khi sự suy nghiệm của con người về vấn đề này đã trải qua được những quãng thời gian rất dài thì những lý thuyết khác nhau dần dần được phát sinh. Hoặc có người cho rằng ngoài cõi trần gian đau khổ này mà loài người đang sống trong sự hỗn tạp pha lẫn cả điều lành và điều dữ, điều thiện và điều ác, hẳn phải còn có một cảnh giới vô hình nào đó để là nơi thưởng phạt công minh đối với những hành động thiện ác của con ngườithế gian. Và xuất phát từ niềm tin đó mà người ta đã tin rằng có những cảnh thiên đàng hay địa ngục. Tùy theo sự tưởng tượng, hình dung khác nhau ở từng nơi mà người ta dựng nên những đấng cầm cân nảy mực khác nhau, hoặc miêu tả những cảnh thiên đàngđịa ngục khác nhau, nhưng tựu trung vẫn giống nhau ở điểm là khuyến thiện trừ ác và sự công bằng tuyệt đối của sự phán xét vô hình đó.


Những điều tin tưởnggiải thích như trên đã từng được nêu ra rất nhiều. Có những cách giải thích hãy còn giản dị thô sơ, chất phác, nhưng cũng có những cách giải thích tinh tế, sâu sắc hơn, và cũng có những cách giải thích được mọi người cho là hợp lý, thuyết phục. Và chính nhờ sự tin tưởng vào những giải thích được chấp nhận đó mà con người vẫn có thể tiếp tục sống và đương đầu với những nỗi khó khăn, đau khổ giữa cuộc đời, vì sự thậtnếu không có những niềm tin đó thì cho dù con ngườican đảm đến đâu cũng không thể nào vượt qua được những cơn khủng hoảng. Có người tin tưởng ở Đức Mahomet, có người tin tưởngĐức Phật, hoặc Chúa Jesus, hay Đức Krishna, hoặc một hình tượng tôn giáo nào khác nữa...


Có nhiều người tin rằng đời người có thể giải thích bằng một lý do duy nhất, đó là ý nghĩa của sự sống. Một số người khác không cần bận tâm tìm biết lý do gì cả, mà chỉ tận hưởng sự vui sướng, khoái lạc trong hiện tại. Đối với những người sinh trưởng trong nền giáo dụctín ngưỡng đạo Gia Tô, thì sự giải thích về đời người và những sự đau khổ của cuộc đời thường là như thế này:


Con người có một linh hồnlinh hồn vốn bất diệt; sự đau khổ là một thử thách đưa đến cho chúng ta, thiên đàng hay địa ngục là những điều thưởng phạt tùy theo cách hành động và cư xử của chúng ta trên thế gian.


Những người chấp nhận sự giải thích đó không hề nói rằng họ có đủ bằng chứng; vì đó chỉ là sự giải thích mà họ được hấp thụ từ cha mẹ và từ các giáo sĩ; và chính những vị này cũng đã hấp thụ từ những bậc phụ huynh và các giáo sĩ trong thế hệ của họ, rồi cứ như thế đi ngược dòng thời gian cho đến khi người ta tìm thấy nguyên ủy mọi sự nằm trong một quyển sách gọi là Kinh Thánh (Bible), và một người đã thiết lập, củng cố niềm tin ấy tên là Jesus.


Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng bộ sách này thật là hay tuyệt, và Đức Jesus, cho dù là một con người hay thực sự là con của Chúa Trời, vẫn phải xem là một nhân vật phi thường. Tuy nhiên, kể từ thời kỳ Phục Hưng (Renaissance) cho đến nay, người Tây phương ngày càng trở nên hoài nghi đối với những tín điều dựa trên niềm tin không được xác tín, dẫu cho đó là tin vào một quyển sách hay một con người. Bất cứ tín điều nào không thể chứng minh được bằng các phương tiện khoa học đều gây ra một sự hoài nghi mỗi lúc một tăng thêm.


Nhà thiên văn học Ptolemy (Ptolémée)
[1] nói rằng mặt trời xoay quanh trái đất; và đó là điều mà Hội Thánh Gia Tô đã chấp nhận và truyền dạy. Tuy nhiên, nhà Thiên văn Copernic[2] đã phát minh ra những khí cụ thiên văn học để chứng minh điều ngược lại, rằng chính trái đất xoay chung quanh mặt trời!

Triết gia Aristote nói rằng nếu người ta làm rơi cùng lúc hai vật có trọng lượng khác nhau từ trên cao, vật nặng hơn sẽ rơi xuống đất trước, và Hội Thánh đã hoàn toàn chấp nhận nền triết học cùng sự phát minh khoa học của Aristote. Tuy thế, với một cuộc thí nghiệm giản dị từ trên đài nghiêng ở thành phố Pise, Galileo
[3]
đã chứng minh rằng hai vật có trọng lượng khác nhau vẫn có thể rơi xuống đất cùng lúc nếu chúng có thể tích khác biệt tương ứng.
Trong Kinh Thánh có nhiều đoạn cho rằng trái đất vốn là một mặt phẳng rộng; tuy nhiên Christophe Colomb và Magellan cùng nhiều nhà thám hiểm khác nữa của thế kỷ XV đã làm đảo ngược giả thuyết trên đây bằng những chuyến du hành trên mặt biển, khởi hành từ một điểm và đi thẳng theo hướng đông nhưng cuối cùng lại đến được điểm khởi đầu, chứng tỏ rằng họ đã đi theo một đường tròn.

Những sự chứng minh trên đây cùng nhiều chứng minh khác nữa đã dần dần chứng tỏ rằng những giả thuyết dựa trên niềm tin vô căn cứ từ thời xưa không chắc gì là đúng. Do đó đã nảy sinh quan niệm khoa học và óc hoài nghi phán đoán của người thời nay.


Tuy nhiên, có một thực tế là trong sự tranh đấu để sống còn con người không thể tránh khỏi sự đau khổ. Sự đau khổ này, dường như người ta không tìm ra lý do nào để giải thích ngoài việc phải thừa nhận là nó không có mục đích gì cả! Lẽ nào người ta lại không thể có một cuộc sống không phải chịu đau khổ? Và những gì ta biết về sự chết cho đến nay vẫn chỉ là “một sự tan rã của những phân tử hóa học vật chất”, ngoài ra ta không còn biết gì hơn nữa.


Như vậy, với khuynh hướng khoa học, người ta đã thay thế niềm tin vào Kinh Thánh hay các vị giáo chủ bằng niềm tin vào năm giác quan và các thiết bị khoa học!


Với những ống kính hiển vi, viễn vọng kính, quang tuyến X, máy radar và những phát minh tối tân khác, khoa học đã nới rộng tầm hoạt động của năm giác quan đến mức vượt xa trước đây, nhưng người ta vẫn dựa vào sự nhận xét bằng năm giác quan, tức thị giác, thính giác, vị giác, khứu giácxúc giác như là nền tảng của mọi lý luận khoa học.


Tuy nhiên, trải qua vài chục năm gần đây, người ta đã trở nên phức tạp hơn và hoài nghi hơn đối với những điều họ hiểu biết hoặc tưởng rằng mình đã hiểu biết. Những khí cụ khoa học mà người ta phát minh ra đã chỉ cho họ thấy một cách mỉa mai rằng những giác quan của con người thật vô cùng thiếu sót, bất toàn và không thể giúp chúng ta hiểu biết vũ trụ một cách thật sự đầy đủ, chính xác. Những luồng sóng Hertz,
[4] chất phóng quang, nguyên tử lực... đó là chỉ mới kể có một vài hiện tượng khoa học của thời buổi hiện đại, đã chứng minh một cách rõ ràng rằng chung quanh chúng ta có những luồng âm ba rung động và những mãnh lực vô hình; và những phân tử nhỏ bé nhất của vật chất đều là những kho chứa đựng năng lực, hàm súc tiềm tàng một sức mạnh kinh khủngcon người trước đây không thể tưởng tượng nổi.

Chúng ta biết rằng những giác quan như tai, mắt... mà chúng ta dùng để tiếp xúc với ngoại giới, cũng ví như những cửa sổ nhỏ hẹp của căn nhà bé nhỏ là xác thân của chúng ta. Sự nhạy cảm của con mắt chúng ta đối với ánh sáng giúp chúng ta tiếp nhận chỉ có một phần nhỏ những luồng âm ba rung động của ánh sáng. Sự thụ cảm của lỗ tai ta đối với âm thanh chỉ giúp ta tiếp nhận một biên độ vô cùng nhỏ hẹp trong biển âm thanh rộng lớn của vũ trụ. Nhiều loại thú cầm, chim muông, côn trùng, sâu bọ có những thị giác, thính giáckhứu giác khác hẳn loài người; bởi đó vũ trụ của chúng bao hàm nhiều sự vật mà chúng ta từ lâu không nhận biết hoặc không thể nhận xét rõ. Thật đáng ngạc nhiên khi con người vốn tự hào về trí thông minh đứng đầu trong muôn loài nhưng lại thua kém một số loài cầm thú, chim muông và sâu bọ về năng lực của giác quan để biết về vũ trụ bên ngoài. Hơn nữa, vì phải phụ thuộc vào những công cụ, phương tiện khoa học mà chính trí óc siêu việt thông minh của họ đã phát minh, nên con người không thể tự mình nhận biếtquan sát mọi sự vật trong vũ trụ mênh mông rộng lớn.


Hãy tưởng tượng rằng chúng ta có thể nới rộng tầm hoạt độngnhận biết của giác quan đến mức nhạy cảm hơn đối với ánh sáng và âm thanh, dẫu rằng chỉ hơn mức bình thường một phần nào thôi. Phải chăng khi ấy ta sẽ nhận biết được nhiều sự vật mà trước kia ta không hề nghe, không hề thấy?


Hoặc nếu có một người nào đó bẩm sinh đã có được những giác quan phi thường, với một tầm nhận biết rộng lớn hơn, phải chăng điều tất nhiên là người này sẽ có thể nghe thấy, nhận biết những sự vật mà chúng ta không thấy, không nghe? Với một mức độ khác biệt nào đó, phải chăng người ấy có thể nghe, thấy và nhận biết vượt qua cả những khoảng không gian xa xôi, tương tự như máy vô tuyến truyền thanh hoặc truyền hình?


Đứng trước thế giới mênh mông vô tận với biết bao điều còn bí ẩn mà những khí cụ khoa học tối tân của thế kỷ hai mươi đã hé mở cho chúng ta nhận biết phần nào, thì người ta buộc phải nhìn nhận khả năng xảy ra những điều nói trên. Và nếu nhìn ngược dòng lịch sử loài người, chúng ta sẽ thấy đã từng có nhiều trường hợp đặc biệt được ghi chép về những khả năng nhận biết phi thường của một số người. Một trong số những người đó là ông Swedenborg,
[5] nhà bác học trứ danh của thế kỷ 18. Ông này có được một năng lực nhận biết rất phi thường. Người ta đều biết rõ một chuyện về năng lực phi thường của ông, vì chuyện này được rất nhiều người chứng kiến, trong số đó có cả nhà triết học Emmanuel Kant.

Một buổi chiều vào khoảng sáu giờ, ông Swedenborg đang ngồi dùng cơm với vài người bạn ở thành phố Gothenburg, bỗng nhiên ông giật mình và nói rằng một cơn hỏa hoạn lớn đang xảy ra ở Stockholm là chỗ ông ở, cách đó độ năm trăm cây số. Sau đó một lát, ông tuyên bố rằng ngọn lửa đã thiêu hủy ngôi nhà của một người láng giềng và hăm dọa cháy lan đến ngôi nhà của ông. Đến tám giờ, cũng chiều hôm đó, ông cho biết, với một giọng nói đã trấn tĩnh, rằng ngọn lửa đã được dập tắt ở khoảng cách nhà ông độ vài ba gian nhà khác.


Hai ngày sau, những lời của ông Swedenborg đã được xác nhận bằng những bài tường thuật về cuộc hỏa hoạn bộc phát đúng vào lúc ông giật mình và có cảm giác đầu tiên về cơn tai biến này!


Đây không phải là trường hợp duy nhất, tiểu sử của nhiều nhân vật tên tuổi cũng ghi chép hàng trăm trường hợp tương tự, trong số đó có những người nổi tiếng như Mark Twain, Abraham Lincoln, St. Saens.v.v... Trong vài trường hợp, chính những người thân quyến của họ đã có lúc nhìn thấy thình lình những hình ảnh lạ lùng về những sự việc xảy ra ở cách rất xa, hoặc sẽ xảy ra trong nhiều tháng hay nhiều năm về sau, với đầy đủ chi tiết.


Nói về trường hợp ông Swedenborg thì năng khiếu thần nhãn của ông từ đó trở nên một thứ giác quan mạnh mẽ phi thườngliên tục. Nhưng trong phần nhiều những trường hợp khác, năng khiếu đó dường như chỉ biểu lộ trong một lúc nhất định khi đương sự tạm thời rơi vào một trạng thái xuất thần.


Người Tây phương thường có khuynh hướng đón nhận những sự việc kể trên với một thái độ hoài nghi và thậm chí với ít nhiều cử chỉ khinh thường. Tuy nhiên, nay đã đến lúc mà người ta không thể nhìn vào những hiện tượng đó một cách khinh rẻ như thế được nữa. Đối với những người có một tinh thần cởi mở, sẵn sàng tìm hiểu những hiện tượng lạ lùng, đối với những người thông hiểu các trào lưu khoa học và những nhu cầu của thế hệ, thì bất cứ sự việc gì có liên hệ đến những khả năng lạ lùng huyền bí của con người đều có tánh cách lý thú và có một tầm quan trọng nhất định.


Trong số những nhà thông thái có tầm kiến thức rộng rãi và thừa nhận rằng những hiện tượng thần bí, siêu nhiên đáng được nghiên cứu bằng phương pháp khoa học, cũng như đã ra công sưu tầm về những hiện tượng đó, có bác sĩ J. B. Rhine,
[6] giáo sư trường Đại Học Duke. Từ năm 1930, tiến sĩ Rhine và những người cộng sự đã nghiên cứu sâu về những hiện tượng thần giao cách cảm và năng khiếu thần nhãn trong con người.

Bằng những cuộc thí nghiệm được kiểm soát chặt chẽ và tuân theo một phương pháp khoa học đặc biệt, tiến sĩ Rhine đã khám phá được một điều là trong phòng thí nghiệm, có nhiều người đã biểu lộ những khả năng cảm xúc bằng giác quan một cách phi thường. Người ta có thể tìm thấy những chi tiết về phương pháp thí nghiệm và những kết quả sưu tầm của tiến sĩ Rhine trong quyển sách nhan đề “The Reach of the Mind” (Tầm hoạt động của trí não” do chính ông xuất bản năm 1947 tại Hoa Kỳ.


Những nhà sưu tầm khác như Warcollier ở Pháp, Kotik ở Nga và Tichner ở Đức, với những phương pháp thí nghiệm tương tự, cũng đã đi đến những kết luận giống như của tiến sĩ J. B. Rhine.


Những bằng chứng khoa học hiển nhiên đã giải tỏa mọi điều nghi ngờ về tính chất có thật của những hiện tượng thần giao cách cảm và năng khiếu thần nhãn của con người. Tuy thế, cho đến nay khoa học chỉ mới chứng minh được rằng hiện tượng thần nhãn là một điều có thật, còn việc nó hoạt động ra sao và phát sinh từ những yếu tố nào thì người ta hoàn toàn không biết gì cả. Vì thế, người ta vẫn chưa thể vận dụng được năng khiếu đó trên địa hạt thực tế.


Thử tưởng tượng, nếu con người có thể tạo ra được cái năng khiếu phi thường đó, thì nó sẽ giúp ta nhìn thấy được những gì xảy ra trong không gian mà không cần sử dụng đến cặp mắt thường. Khi đó, con người sẽ có được một phương thức mới cực kỳ hiệu quả để thu hoạch những điều hiểu biết về vũ trụ.


Trải qua nhiều thế kỷ, con người đã làm được nhiều công trình lớn lao. Sự khôn ngoan khéo léo đã giúp ta chinh phục một phần nào không giantác động rất nhiều vào thế giới vật chất. Nhưng dù có được sự khôn ngoan khéo léo đó, xét cho cùng thì chúng ta vẫn là một sinh vật yếu đuối và bất toàn. Mặc dầu có được những thành công nhất định trên địa hạt vật chất, con người vẫn còn phải bất lực trên rất nhiều lãnh vực. Mặc dầu đã thu hoạch được những kết quả nhất định trên các lãnh vực nghệ thuật, văn hóa và khoa học, con người vẫn chưa tìm ra ý nghĩamục đích của sự đau khổ mà mỗi người đều phải chịu đựng từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời.


Trong thời gian qua, con người đã tìm ra những bí mật về năng lượng nguyên tử, điều đó là một bước đột phá trong việc kiểm soát thế giới vật chất. Nhưng có lẽ phải nhờ vào chính những sự khám phá gần đây về khả năng cảm xúc bằng giác quan siêu đẳng của con người và những mối liên quan lạ kỳ giữa ý thứctiềm thức, con người mới có thể tiến sâu hơn nữa vào lãnh vực nội tâm của chính mình.


Sau nhiều thế kỷ dọ dẫm tìm tòi, có lẽ sau cùng người ta sẽ tìm ra những câu giải đáp thỏa đáng cho những điều bí ẩn quan trọng của đời người, chẳng hạn như những lý do vì sao con người sinh ra ở thế gianmục đích cùng ý nghĩa của sự đau khổcon người phải chịu đựng là gì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19822)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20894)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19230)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40491)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21231)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41015)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24071)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23021)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17798)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26900)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20695)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33582)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 20948)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28856)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12672)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25233)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19109)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17498)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25729)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18977)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18945)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 28977)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18881)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33271)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38335)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31192)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18195)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24470)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19428)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17872)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 22979)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 17994)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32120)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17351)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17410)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16049)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18552)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20749)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18037)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20069)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14844)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20872)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15049)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15743)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12927)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14479)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14889)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29343)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12743)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14496)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant