- Chương 1: Một triển vọng đáng mừng
- Chương 2: Dùng thần nhãn để khám bệnh
- Chương 3: Những bí ẩn của đời người
- Chương 4: Vài loại quả báo về thể xác
- Chương 5: Quả báo của sự chế nhạo
- Chương 6: Vài suy nghĩ về luật nhân quả
- Chương 7: Quả báo không tức thì
- Chương 8: Quả báo đối với sức khỏe
- Chương 9: Kích thước mới của khoa tâm lý
- Chương 10: Những hạng người khác nhau
- Chương 11: Quả báo tâm lý
- Chương 12: Nguyên nhân của những trạng thái tâm lý lạ lùng
- Chương 13: Quả báo đối với hôn nhân
- Chương 14: Những thiếu phụ cô đơn
- Chương 15: Thắc mắc về vấn đề hôn nhân
- Chương 16: Ngoại tình và ly dị
- Chương 17: Nghiệp quả giữa cha mẹ và con cái
- Chương 18: Vài loại nghiệp quả gia đình
- Chương 19: Nhân quả đối với nghề nghiệp
- Chương 20: Phương châm trong việc chọn nghề
- Chương 21: Bí quyết đào tạo khả năng
- Chương 22: Tiềm năng của con người
- Chương 23: Những khía cạnh của luật nhân quả
- Chương 24: Một phương châm xử thế
- Chương 25: Kết luận
NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã giải thích vấn đề này như thế nào? Có một câu tục ngữ Pháp nói về vấn đề hôn nhân như sau:
“Hôn nhân ví như một thành trì bị bao vây, những người ở ngoài thì cố sức vào, còn những người ở trong thì muốn chạy ra!”
Câu này dường như đã nói lên một sự thật quá phũ phàng. Hôn nhân đã làm cho nhiều người đau khổ đến nỗi người ta phải ngạc nhiên mà thấy rằng vẫn còn rất nhiều kẻ khác muốn lọt vào vòng, không màng đến những đe dọa của nó đối với sự yên tĩnh của tâm hồn, và chỉ nhìn thấy những điều vui sướng mà nó hứa hẹn!
Mặc dầu người ta đã biết rằng hôn nhân có những sự khó khăn đau khổ như thế, nhưng những người độc thân nói chung thường cảm thấy rằng họ thiếu mất một cái gì quí báu, và cảm thấy đời sống khô khan, vô vị vì họ đã bỏ lỡ một cuộc đời!
Điều tất nhiên là trong tình trạng đó, yếu tố dục tình đóng một vai trò quan trọng. Sống độc thân, ít nhất là ở những xứ gọi là “văn minh”, có nghĩa là hoàn toàn tiết dục, hay ít nhất cũng là hạn chế hoạt động tình dục, dù đó là phụ nữ hay đàn ông.
Ở xã hội Tây phương ngày nay, việc sống độc thân, nhất là đối với phụ nữ, được xem là một sự “bất hạnh”. Những trường hợp kể ra dưới đây đều là những trường hợp của phụ nữ, vì trong các tập hồ sơ Cayce, phụ nữ tỏ ra băn khoăn thắc mắc về vấn đề này nhiều hơn đàn ông, và những trường hợp đau khổ của họ cũng bộc lộ rõ rệt hơn. Cô đơn! Có một cái gì tẻ lạnh ở trong danh từ này, một cái gì buồn thảm không thể nói ra cho xiết. Cũng vậy, khi một phụ nữ thốt ra câu “Tôi sống độc thân” thì có lẽ đó là câu nói buồn thảm nhất về hoàn cảnh hiện thời của cô ta.
Nếu không có một sự soi sáng tâm linh để giải đáp cho vấn đề này thì sự độc thân có lẽ là một trong những vấn đề khó khăn, tẻ lạnh nhất của đời người. Dưới đây là trường hợp của một người phụ nữ luôn cảm thấy khổ sở vì phải sống một cuộc đời quạnh hiu, đơn chiếc.
Cô là một người Na Uy rất đẹp và duyên dáng, làm thư ký ở New York. Cô đã trải qua hai đời chồng. Người chồng trước qua đời sau khi thành hôn một thời gian rất ngắn. Sau đó cô tái giá với một người khác lớn tuổi hơn cô nhiều, nhưng cuộc hôn nhân này lại không có hạnh phúc, và cuộc ly dị đã đến rất mau. Cô không có con, tất cả những người thân trong gia đình đều đã qua đời và cô chỉ còn trơ trọi có một mình. Công việc của một thư ký giúp cô có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, nhưng đó chỉ là những giao tiếp bề ngoài. Cô ước mong tái giá lần nữa, nhưng dịp may mãi không thấy đến và cho đến nay cô vẫn sống cô đơn.
Khi yêu cầu ông Cayce soi kiếp, những câu hỏi của cô biểu lộ một tâm sự buồn thảm và đau thương:
– Tại sao tôi lại bị cô đơn tẻ lạnh như thế này? Có một lý do đặc biệt nào khiến tôi không thể tìm thấy một bạn tri kỷ trong hôn nhân? Tại sao tôi lại thất bại như thế này?
Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce cho biết rằng tình trạng cô độc này có một nguyên nhân rất sâu xa. Hai kiếp về trước ở Na Uy, cô đã làm một việc lầm lạc tai hại gây nên tình trạng bi đát hiện nay. Đó là cô đã tự tử trong một cơn thất chí! Trong kiếp đó, cô là mẹ của hai đứa con nhỏ và chồng cô vì một lý do nào đó đã bị trục xuất khỏi làng. Sau khi sinh đứa con thứ hai, cô quá thất vọng và nhảy xuống vực sâu tự tử. Ông Cayce nói:
– Bởi đó mà trong kiếp này cô phải chịu những lúc quạnh hiu, sầu thảm, hầu như không thể chịu nổi!
Quả báo trong trường hợp này thật là rõ rệt. Trong một lúc thất vọng, người đàn bà này đã tự tử, làm cho chồng con bị thiếu mất đi cái tình trìu mến săn sóc mà họ cần nơi người vợ và người mẹ. Cô đã không đếm xỉa đến bổn phận gia đình và trách nhiệm đối với chồng con, và bởi đó cô tạo nên cái hoàn cảnh bơ vơ lạc loài trong kiếp này.
Chỉ khi nào người ta bị thiếu thốn tình thương thì người ta mới biết quí trọng cái giá trị của nó. Đó là một trường hợp đáng cho ta suy gẫm.
Điều này cho thấy là mỗi người chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình, kể cả việc tự mình chấm dứt sự sống của mình, vì điều đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người khác. Mọi cử chỉ lãnh đạm, thản nhiên, thờ ơ hay khinh bạc, mọi sự lạm dụng và những hành vi trái đạo trong đời sống hằng ngày đều phải nhận chịu những quả báo tương ứng.
Trường hợp cô đơn dưới đây cũng gần giống như trường hợp trên, tuy rằng với những chi tiết khác hẳn. Đó là một phụ nữ người Anh dạy học ở một trường mẫu giáo và rất mong muốn lập gia đình. Cha mẹ đã qua đời từ khi cô còn nhỏ; cô được các bà dì nuôi nấng trong một bầu không khí lãnh đạm, khô khan và nghiêm khắc, kết quả là biến cô thành một con người không thể hòa hợp với những người đồng lứa tuổi. Suốt đời cô luôn cảm thấy cô độc đơn chiếc, cách biệt với mọi người, và những khuynh hướng của một tâm hồn khép chặt đã biểu lộ nơi cô.
Cô đã trải qua một cuộc tình duyên, nhưng đó chỉ là một sự hấp dẫn về thể chất, và mối tình này đã chấm dứt khi sự khác biệt về tâm tính với người yêu của cô ngày càng bộc lộ rõ rệt. Từ đó trở đi, cô cảm thấy cuộc đời dường như trống rỗng và vô vị. Cô làm việc sốt sắng và thành công về phương diện nghề nghiệp; thông minh lanh lợi và biết giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có những lúc cô đắm chìm trong một cơn thất vọng sầu thảm kéo dài nhiều tuần lễ và khó nguôi.
Trong những cơn khủng hoảng đó, cô thường nghĩ đến sự tự vẫn. Người ta không thể tưởng tượng rằng một người đàn bà vừa có nhan sắc vừa khôn ngoan lại có thể bị những cơn thất chí buồn bực sâu xa đến như thế!
Cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng trong bốn kiếp về trước cô sống ở Ba Tư và đã tự tử khi những bộ lạc Ả Rập tấn công xứ này. Trong kiếp đó, cô là con gái của người tù trưởng trong xứ, và bị bắt làm tù binh của vị quốc vương Ả Rập, cùng lúc với nhiều người khác. Sau đó, cô bị đem gả làm hầu thiếp cho một viên phó tướng Ả Rập, sinh hạ một đứa con gái, và sau đó ít lâu vì thất chí nên tự vẫn. Đứa con gái nhỏ sống vất vưởng không người săn sóc giữa bọn tướng giặc, cho đến ngày kia có một vị giáo sĩ đi hành hương thấy vậy động lòng trắc ẩn và đem em bé ấy về nuôi cho đến khi trưởng thành.
Cuộc soi kiếp cho biết rằng người mẹ đã tự tử chỉ vì không thể chịu khuất phục theo ý muốn của người khác; và chỉ vì muốn thỏa mãn lòng tự kiêu của mình chứ không phải vì lý do tự vệ để bảo tồn trinh tiết, hay giữ gìn lý tưởng.
Cuộc soi kiếp không cho biết thêm chi tiết nào khác, nhưng người ta có thể hiểu rằng người đàn bà này có tâm địa kiêu căng, ngã mạn, tự tôn, và thà rằng cô tự hủy mình chớ không chịu bị đè nén, khuất phục, mặc dầu cô còn có một trách nhiệm với đứa con gái nhỏ mới sinh ra. Xét về tâm tính của cô trong kiếp này, nó biểu lộ dưới những cử chỉ tự do và hiên ngang như đàn ông, người ta sẽ hiểu rằng có lẽ thói tự kiêu của cô trong kiếp sống ở Ba Tư, chính là điều chướng ngại ngăn cách cô với phái nam trong kiếp sống hiện tại. Chính sự thiếu mềm dẻo, tế nhị, sự cứng cỏi ương ngạnh của cô làm cho những người đàn ông đều tránh xa và không muốn làm thân với cô.
Điều lạ lùng là trong kiếp này, cô luôn mong muốn có con. Nếu các bà dì của cô không ngăn cản thì có lẽ cô đã nuôi một đứa con nuôi từ lâu. Có một điều cô mang theo từ kiếp trước là cô thường nghĩ đến sự tự vẫn.
Từ khi có cuộc soi kiếp đưa đến những giải thích về tình trạng của cô, cô không còn nghĩ đến sự tự vẫn như một lối thoát nữa, vì hiểu rằng những gì mà cô muốn trốn tránh trong hiện tại sẽ trở lại với cô trong tương lai.
Tuy thế, trong một cuộc soi kiếp nữa, cô được cho biết rằng cô còn có thể hy vọng một cuộc hôn nhân trong kiếp này, nhưng vào lúc đã quá tuổi xuân; và trong khi chờ đợi, cô nên giúp đỡ bằng mọi cách những người mà cô tiếp xúc trong đời sống hằng ngày.
Khi được hỏi rằng còn bao lâu nữa cô mới có hạnh phúc đó thì ông Cayce trả lời rằng:
– Khi nào cô tỏ ra xứng đáng thì điều đó sẽ đến.
Khi cô hỏi:
– Tại sao trong khoảng năm năm qua tôi không gặp được một người đàn ông nào cả?
Thì câu trả lời là:
– Đó là sự thử thách tâm tính và mục đích sống của cô trong kiếp sống hiện tại.
Trên đây là hai trường hợp mà sự tự tử và bỏ con cái bơ vơ trong kiếp trước đã gây nên quả báo cô đơn tẻ lạnh và thất vọng trong sự mong ước thành lập gia đình trong kiếp này. Trong những tập hồ sơ Cayce, còn có một trường hợp thứ ba. Đó là của một nữ giáo sư âm nhạc ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Bà này cũng ở trong một tình trạng tương tự với những lý do giống nhau là đã tự tử trong kiếp truớc dưới thời kỳ quân chủ ở nước Pháp.
Tuy nhiên, người ta không thể căn cứ vào ba trường hợp để đi đến một kết luận chung về quả báo của những người bị sống trong cảnh cô đơn, độc chiếc, mà sự tự tử có lẽ là nguyên nhân gây ra trong kiếp trước. Ông Manly Hall, tác giả quyển “Luân hồi: sự tuần hoàn cần thiết của đời người”, nói rằng quả báo của sự tự vẫn là trong kiếp sau, đương sự sẽ bị chết vào lúc mà người ấy ham muốn sống và yêu đời nhất.
Trong các hồ sơ Cayce, không thấy có trường hợp nào xác nhận điều đó, dù rằng nghe ra thì có vẻ như rất hợp lý.
Tuy nhiên, sự cô đơn và không chồng trong kiếp hiện tại có thể có nhiều nguyên nhân khác. Thí dụ như trường hợp dưới đây cho ta thấy một lý do khác hẳn. Xét về trường hợp này, người ta nghĩ đến câu nói của ông Oscar Wilde:
– Trong đời chỉ có hai điều khổ, điều thứ nhất là muốn mà không được; và điều thứ hai là được như ý muốn!
Câu nói mâu thuẫn lạ kỳ này căn cứ trên sự kiện rằng con người vì bởi vô minh nên thường xét đoán sai lầm giá trị của cuộc đời. Trong kho tàng cổ tích có chuyện một bà tiên cho người kia được đưa ra ba điều ước nguyện và sẽ được như ý muốn. Câu chuyện ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng con người thường có những ước vọng dại dột điên rồ, và phải gánh chịu lấy hậu quả tai hại của sự dại dột ấy. Câu chuyện có một ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc về hai sự kiện này: Một là phần đông người đời không biết rõ họ muốn gì; và hai là sự đau khổ của con người là phần nhiều do những sự ước vọng sai lầm vì sự thiển cận và thiếu óc sáng suốt.
Trường hợp sau đây đã xảy ra từ thời kỳ ở châu Atlantide và đương sự hãy còn chịu quả báo ở kiếp này. Đó là một người đàn bà độ bốn mươi tuổi, có một thân hình nặng nề và thô kệch, nhưng điều này phần lớn là do bởi sự thiếu thể dục và sinh hoạt cẩu thả. Bà không bao giờ dùng đồ trang sức; quần áo cũng rất xuề xòa, không chạy theo thời trang. Bà chọn y phục theo tiêu chuẩn tiết kiệm hơn là để chưng diện và làm đẹp. Bà có nét mặt đều đặn và nếu được săn sóc ở mỹ viện thì cũng có thể trở thành một phụ nữ rất đẹp. Ngoài ra bà cũng có những cử chỉ duyên dáng, mặn mà, dễ thương. Trình độ văn hóa chỉ đến mức Tiểu học; bà làm việc trong các nhà máy và làm việc thủ công để nuôi thân.
Trong một cuộc trắc nghiệm tâm lý, bà có điểm cao nhất về mặt giao tế xã hội và tôn giáo, vì những thích thú lớn nhất của đời bà là đọc các sách Thánh Kinh tôn giáo và làm việc cứu tế xã hội dưới một hình thức nào đó. Tuy vậy, bà vẫn sống một cuộc đời cô độc, đơn chiếc. Những người trong gia đình không ai cùng chia sẻ những quan niệm của bà về tôn giáo. Trong đời bà, bà không hề biết có gì gọi là hương vị ái tình hay tình yêu lãng mạn.
Nói về quan điểm tâm lý, người đàn bà này thuộc về một trường hợp rõ rệt của sự “phản ứng nam tính” (protestation masculine), nghĩa là từ chối hay phủ nhận vai trò nữ tính của mình. Sự phản ứng này biểu lộ rõ rệt trong cái thái độ hiếu chiến và chống đối những gì thuộc về nữ tính của bà; thí dụ như việc không chịu trang điểm hay làm đẹp để hấp dẫn đàn ông. Khoa tâm lý học có thể đưa ra một giải thích về thái độ đó, nhưng sự giải thích này vẫn còn rất thiếu sót.
Cuộc soi kiếp bằng thần nhãn của ông Cayce đã đưa ra sự giải đáp cho vấn đề này. Trong một kiếp sống trước, bà là thân nhân của Thánh Jean Baptiste, và nhờ đó bà sinh trưởng trong một bầu không khí đạo đức thâm nghiêm. Điều đó cũng là cái nguyên nhân làm cho bà có khuynh hướng tín ngưỡng tôn giáo trong kiếp này. Trong tiền kiếp trước đó, bà sinh làm một người đàn ông ở xứ Palestine thời cổ, tại đây người này làm nghề thợ mộc và thợ đồng; điều này dường như đã để lại cho bà những quan niệm thực tế và những khả năng về máy móc trong kiếp hiện tại. Trong kiếp trước đó nữa, bà là một phụ nữ có địa vị cao ở châu Atlantide. Tại đây, một mối tình dang dở trong đời đã đem đến cho bà một sự xáo trộn tinh thần và nhiều đau khổ. Kết quả là bà “quyết định từ nay về sau sẽ không bao giờ yêu một người nào có thể làm cho bà bị thất vọng và gây cho bà những vết thương lòng”. Và đó là cái nguyên nhân làm cho bà quyết định sống tự do ngoài vòng trói buộc và đau khổ của tình trường.
Bởi đó, tình trạng độc thân và đơn chiếc của người phụ nữ này không phải là do quả báo gây ra. Trong trường hợp này không có sự liên hệ về nhân quả như trong những trường hợp tự tử đã kể trên, mà chỉ có sự ảnh hưởng của một dòng tâm thức liên tục, do sức mạnh ý chí của chính bà trong quá khứ. Ngày xưa, bà đã quyết định một thái độ là sẽ không bao giờ yêu ai, nhất là không để cho tình cảm lôi cuốn bà đến gần đàn ông. Bà có quyết định này, không phải do một điều ước nguyện tâm linh hay do lòng bác ái; mà là do ý muốn của bản ngã, quyết không bao giờ để cho bị ảnh hưởng bởi tình yêu dành cho kẻ khác. Trong nhiều giai đoạn của các kiếp sống theo sau đó, bà không bao giờ tìm thấy có lý do nào để thay đổi thái độ đó. Và ngày nay, bà phải chịu những hậu quả tương ứng của cái quyết định đó, cho đến khi nào bà có thể thay đổi ý định và có thái độ xử thế khác hơn về vấn đề này.
Cuộc soi kiếp không cho biết rõ rằng bà có hy vọng thành hôn hay không trong kiếp này. Nhưng ít nhất, bà đã cố gắng để có thể đem sự săn sóc và tình thương cho kẻ khác. Vì thiếu tình yêu, bà mới nhận thấy cái giá trị của nó. Trong sự cô đơn, bà đã thấy sự chai lòng, sắt đá của mình xưa kia là một điều sai lầm cần phải sửa đổi.
Nhà tâm lý học Carl Jung nói rằng mỗi người đều có đủ hai phần nam tính và nữ tính trong bản chất của mình, nhưng cái nọ có phần trội hơn cái kia, tùy theo trường hợp riêng của mỗi người. Tâm thức con người hàm chứa những khả năng tiềm tàng chưa khai mở thuộc về đối tượng khác phái. Sự kiện tâm lý này ông Carl Jung đã khám phá sau nhiều năm khảo cứu tìm tòi, và tỏ ra hoàn toàn phù hợp với quan niệm trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce về nguyên nhân và sự tiến hóa tâm lý của con người.
Nam và nữ đều có những đặc tính riêng; đại khái như uy lực, cương cường, tranh đấu, hung bạo, thuộc về nam tính; sự hiền từ, dịu dàng, mềm mỏng, thụ động, thuộc về nữ tính. Người thuần nam tính là một người rất thiếu sót và bất toàn. Bởi đó, anh ta cần được bổ khuyết bằng những đức tính thuộc về phái nữ. Trong hôn nhân, hai cá tính nam và nữ đều hỗ trợ cho nhau đến một mức độ nào đó, do sự kết hợp của những đức tính tương phản nhau.
Trong một cặp vợ chồng, mỗi người đều có sự dung hòa, bổ khuyết, sửa đổi cho người kia. Nhưng sự sửa đổi này vẫn còn bất toàn. Trong một kiếp sống ở thế gian, một người trội hơn về phần nam tính không đủ dung hòa bằng những đặc điểm nữ tính của người vợ anh ta, và ngược lại. Nhưng nhiều kiếp sống liên tục sẽ làm cho đàn ông và đàn bà có những kinh nghiệm dung hòa lẫn nhau. Một lần nữa, thuyết luân hồi đưa đến cho ta một giải đáp về các vấn đề khó khăn là chính do nhiều kiếp luân hồi mà con người mới có thể phát triển tâm linh một cách hoàn toàn.
Bất luận rằng những nguyên nhân của sự cô đơn hiu quạnh là như thế nào, dầu cho đó là sự tự vẫn, sự quyết định không yêu ai, hay một lý do nào khác, người ta cũng phải nhìn nhận rằng tình trạng độc thân và cảm giác cô độc có thể xem là một cơ hội để tu dưỡng về phần nội tâm. Vì muốn có bạn, ta phải tỏ ra sự thiện chí và tình thân hữu; vì muốn được yêu thương, ta phải biết dành tình thương cho người khác. Bằng cách trau dồi tình thương và lòng bác ái để đáp ứng được nguyện vọng của mình, những kẻ cô đơn hiu quạnh có ngày cũng sẽ thoát được ra khỏi tình trạng buồn chán trong hiện tại và đạt được hạnh phúc của tình yêu.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG 14: NHỮNG THIẾU PHỤ CÔ ĐƠN
Khi người ta xét vấn đề hôn nhân theo quan điểm luân hồi và nhân quả, nghiệp duyên từ những kiếp quá khứ xa xôi, người ta không khỏi tự hỏi rằng tại sao lại có những người sống cô đơn không lập gia đình? Có nhiều phụ nữ, mặc dầu có một dung nhan khá đẹp và tính nết bình thường, nhưng cơ hội kết hôn dường như không bao giờ đến với họ!Những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã giải thích vấn đề này như thế nào? Có một câu tục ngữ Pháp nói về vấn đề hôn nhân như sau:
“Hôn nhân ví như một thành trì bị bao vây, những người ở ngoài thì cố sức vào, còn những người ở trong thì muốn chạy ra!”
Câu này dường như đã nói lên một sự thật quá phũ phàng. Hôn nhân đã làm cho nhiều người đau khổ đến nỗi người ta phải ngạc nhiên mà thấy rằng vẫn còn rất nhiều kẻ khác muốn lọt vào vòng, không màng đến những đe dọa của nó đối với sự yên tĩnh của tâm hồn, và chỉ nhìn thấy những điều vui sướng mà nó hứa hẹn!
Mặc dầu người ta đã biết rằng hôn nhân có những sự khó khăn đau khổ như thế, nhưng những người độc thân nói chung thường cảm thấy rằng họ thiếu mất một cái gì quí báu, và cảm thấy đời sống khô khan, vô vị vì họ đã bỏ lỡ một cuộc đời!
Điều tất nhiên là trong tình trạng đó, yếu tố dục tình đóng một vai trò quan trọng. Sống độc thân, ít nhất là ở những xứ gọi là “văn minh”, có nghĩa là hoàn toàn tiết dục, hay ít nhất cũng là hạn chế hoạt động tình dục, dù đó là phụ nữ hay đàn ông.
Ở xã hội Tây phương ngày nay, việc sống độc thân, nhất là đối với phụ nữ, được xem là một sự “bất hạnh”. Những trường hợp kể ra dưới đây đều là những trường hợp của phụ nữ, vì trong các tập hồ sơ Cayce, phụ nữ tỏ ra băn khoăn thắc mắc về vấn đề này nhiều hơn đàn ông, và những trường hợp đau khổ của họ cũng bộc lộ rõ rệt hơn. Cô đơn! Có một cái gì tẻ lạnh ở trong danh từ này, một cái gì buồn thảm không thể nói ra cho xiết. Cũng vậy, khi một phụ nữ thốt ra câu “Tôi sống độc thân” thì có lẽ đó là câu nói buồn thảm nhất về hoàn cảnh hiện thời của cô ta.
Nếu không có một sự soi sáng tâm linh để giải đáp cho vấn đề này thì sự độc thân có lẽ là một trong những vấn đề khó khăn, tẻ lạnh nhất của đời người. Dưới đây là trường hợp của một người phụ nữ luôn cảm thấy khổ sở vì phải sống một cuộc đời quạnh hiu, đơn chiếc.
Cô là một người Na Uy rất đẹp và duyên dáng, làm thư ký ở New York. Cô đã trải qua hai đời chồng. Người chồng trước qua đời sau khi thành hôn một thời gian rất ngắn. Sau đó cô tái giá với một người khác lớn tuổi hơn cô nhiều, nhưng cuộc hôn nhân này lại không có hạnh phúc, và cuộc ly dị đã đến rất mau. Cô không có con, tất cả những người thân trong gia đình đều đã qua đời và cô chỉ còn trơ trọi có một mình. Công việc của một thư ký giúp cô có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, nhưng đó chỉ là những giao tiếp bề ngoài. Cô ước mong tái giá lần nữa, nhưng dịp may mãi không thấy đến và cho đến nay cô vẫn sống cô đơn.
Khi yêu cầu ông Cayce soi kiếp, những câu hỏi của cô biểu lộ một tâm sự buồn thảm và đau thương:
– Tại sao tôi lại bị cô đơn tẻ lạnh như thế này? Có một lý do đặc biệt nào khiến tôi không thể tìm thấy một bạn tri kỷ trong hôn nhân? Tại sao tôi lại thất bại như thế này?
Trong cuộc soi kiếp, ông Cayce cho biết rằng tình trạng cô độc này có một nguyên nhân rất sâu xa. Hai kiếp về trước ở Na Uy, cô đã làm một việc lầm lạc tai hại gây nên tình trạng bi đát hiện nay. Đó là cô đã tự tử trong một cơn thất chí! Trong kiếp đó, cô là mẹ của hai đứa con nhỏ và chồng cô vì một lý do nào đó đã bị trục xuất khỏi làng. Sau khi sinh đứa con thứ hai, cô quá thất vọng và nhảy xuống vực sâu tự tử. Ông Cayce nói:
– Bởi đó mà trong kiếp này cô phải chịu những lúc quạnh hiu, sầu thảm, hầu như không thể chịu nổi!
Quả báo trong trường hợp này thật là rõ rệt. Trong một lúc thất vọng, người đàn bà này đã tự tử, làm cho chồng con bị thiếu mất đi cái tình trìu mến săn sóc mà họ cần nơi người vợ và người mẹ. Cô đã không đếm xỉa đến bổn phận gia đình và trách nhiệm đối với chồng con, và bởi đó cô tạo nên cái hoàn cảnh bơ vơ lạc loài trong kiếp này.
Chỉ khi nào người ta bị thiếu thốn tình thương thì người ta mới biết quí trọng cái giá trị của nó. Đó là một trường hợp đáng cho ta suy gẫm.
Điều này cho thấy là mỗi người chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình, kể cả việc tự mình chấm dứt sự sống của mình, vì điều đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho người khác. Mọi cử chỉ lãnh đạm, thản nhiên, thờ ơ hay khinh bạc, mọi sự lạm dụng và những hành vi trái đạo trong đời sống hằng ngày đều phải nhận chịu những quả báo tương ứng.
Trường hợp cô đơn dưới đây cũng gần giống như trường hợp trên, tuy rằng với những chi tiết khác hẳn. Đó là một phụ nữ người Anh dạy học ở một trường mẫu giáo và rất mong muốn lập gia đình. Cha mẹ đã qua đời từ khi cô còn nhỏ; cô được các bà dì nuôi nấng trong một bầu không khí lãnh đạm, khô khan và nghiêm khắc, kết quả là biến cô thành một con người không thể hòa hợp với những người đồng lứa tuổi. Suốt đời cô luôn cảm thấy cô độc đơn chiếc, cách biệt với mọi người, và những khuynh hướng của một tâm hồn khép chặt đã biểu lộ nơi cô.
Cô đã trải qua một cuộc tình duyên, nhưng đó chỉ là một sự hấp dẫn về thể chất, và mối tình này đã chấm dứt khi sự khác biệt về tâm tính với người yêu của cô ngày càng bộc lộ rõ rệt. Từ đó trở đi, cô cảm thấy cuộc đời dường như trống rỗng và vô vị. Cô làm việc sốt sắng và thành công về phương diện nghề nghiệp; thông minh lanh lợi và biết giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có những lúc cô đắm chìm trong một cơn thất vọng sầu thảm kéo dài nhiều tuần lễ và khó nguôi.
Trong những cơn khủng hoảng đó, cô thường nghĩ đến sự tự vẫn. Người ta không thể tưởng tượng rằng một người đàn bà vừa có nhan sắc vừa khôn ngoan lại có thể bị những cơn thất chí buồn bực sâu xa đến như thế!
Cuộc soi kiếp của ông Cayce cho biết rằng trong bốn kiếp về trước cô sống ở Ba Tư và đã tự tử khi những bộ lạc Ả Rập tấn công xứ này. Trong kiếp đó, cô là con gái của người tù trưởng trong xứ, và bị bắt làm tù binh của vị quốc vương Ả Rập, cùng lúc với nhiều người khác. Sau đó, cô bị đem gả làm hầu thiếp cho một viên phó tướng Ả Rập, sinh hạ một đứa con gái, và sau đó ít lâu vì thất chí nên tự vẫn. Đứa con gái nhỏ sống vất vưởng không người săn sóc giữa bọn tướng giặc, cho đến ngày kia có một vị giáo sĩ đi hành hương thấy vậy động lòng trắc ẩn và đem em bé ấy về nuôi cho đến khi trưởng thành.
Cuộc soi kiếp cho biết rằng người mẹ đã tự tử chỉ vì không thể chịu khuất phục theo ý muốn của người khác; và chỉ vì muốn thỏa mãn lòng tự kiêu của mình chứ không phải vì lý do tự vệ để bảo tồn trinh tiết, hay giữ gìn lý tưởng.
Cuộc soi kiếp không cho biết thêm chi tiết nào khác, nhưng người ta có thể hiểu rằng người đàn bà này có tâm địa kiêu căng, ngã mạn, tự tôn, và thà rằng cô tự hủy mình chớ không chịu bị đè nén, khuất phục, mặc dầu cô còn có một trách nhiệm với đứa con gái nhỏ mới sinh ra. Xét về tâm tính của cô trong kiếp này, nó biểu lộ dưới những cử chỉ tự do và hiên ngang như đàn ông, người ta sẽ hiểu rằng có lẽ thói tự kiêu của cô trong kiếp sống ở Ba Tư, chính là điều chướng ngại ngăn cách cô với phái nam trong kiếp sống hiện tại. Chính sự thiếu mềm dẻo, tế nhị, sự cứng cỏi ương ngạnh của cô làm cho những người đàn ông đều tránh xa và không muốn làm thân với cô.
Điều lạ lùng là trong kiếp này, cô luôn mong muốn có con. Nếu các bà dì của cô không ngăn cản thì có lẽ cô đã nuôi một đứa con nuôi từ lâu. Có một điều cô mang theo từ kiếp trước là cô thường nghĩ đến sự tự vẫn.
Từ khi có cuộc soi kiếp đưa đến những giải thích về tình trạng của cô, cô không còn nghĩ đến sự tự vẫn như một lối thoát nữa, vì hiểu rằng những gì mà cô muốn trốn tránh trong hiện tại sẽ trở lại với cô trong tương lai.
Tuy thế, trong một cuộc soi kiếp nữa, cô được cho biết rằng cô còn có thể hy vọng một cuộc hôn nhân trong kiếp này, nhưng vào lúc đã quá tuổi xuân; và trong khi chờ đợi, cô nên giúp đỡ bằng mọi cách những người mà cô tiếp xúc trong đời sống hằng ngày.
Khi được hỏi rằng còn bao lâu nữa cô mới có hạnh phúc đó thì ông Cayce trả lời rằng:
– Khi nào cô tỏ ra xứng đáng thì điều đó sẽ đến.
Khi cô hỏi:
– Tại sao trong khoảng năm năm qua tôi không gặp được một người đàn ông nào cả?
Thì câu trả lời là:
– Đó là sự thử thách tâm tính và mục đích sống của cô trong kiếp sống hiện tại.
Trên đây là hai trường hợp mà sự tự tử và bỏ con cái bơ vơ trong kiếp trước đã gây nên quả báo cô đơn tẻ lạnh và thất vọng trong sự mong ước thành lập gia đình trong kiếp này. Trong những tập hồ sơ Cayce, còn có một trường hợp thứ ba. Đó là của một nữ giáo sư âm nhạc ở tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Bà này cũng ở trong một tình trạng tương tự với những lý do giống nhau là đã tự tử trong kiếp truớc dưới thời kỳ quân chủ ở nước Pháp.
Tuy nhiên, người ta không thể căn cứ vào ba trường hợp để đi đến một kết luận chung về quả báo của những người bị sống trong cảnh cô đơn, độc chiếc, mà sự tự tử có lẽ là nguyên nhân gây ra trong kiếp trước. Ông Manly Hall, tác giả quyển “Luân hồi: sự tuần hoàn cần thiết của đời người”, nói rằng quả báo của sự tự vẫn là trong kiếp sau, đương sự sẽ bị chết vào lúc mà người ấy ham muốn sống và yêu đời nhất.
Trong các hồ sơ Cayce, không thấy có trường hợp nào xác nhận điều đó, dù rằng nghe ra thì có vẻ như rất hợp lý.
Tuy nhiên, sự cô đơn và không chồng trong kiếp hiện tại có thể có nhiều nguyên nhân khác. Thí dụ như trường hợp dưới đây cho ta thấy một lý do khác hẳn. Xét về trường hợp này, người ta nghĩ đến câu nói của ông Oscar Wilde:
– Trong đời chỉ có hai điều khổ, điều thứ nhất là muốn mà không được; và điều thứ hai là được như ý muốn!
Câu nói mâu thuẫn lạ kỳ này căn cứ trên sự kiện rằng con người vì bởi vô minh nên thường xét đoán sai lầm giá trị của cuộc đời. Trong kho tàng cổ tích có chuyện một bà tiên cho người kia được đưa ra ba điều ước nguyện và sẽ được như ý muốn. Câu chuyện ấy chỉ cho chúng ta thấy rằng con người thường có những ước vọng dại dột điên rồ, và phải gánh chịu lấy hậu quả tai hại của sự dại dột ấy. Câu chuyện có một ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc về hai sự kiện này: Một là phần đông người đời không biết rõ họ muốn gì; và hai là sự đau khổ của con người là phần nhiều do những sự ước vọng sai lầm vì sự thiển cận và thiếu óc sáng suốt.
Trường hợp sau đây đã xảy ra từ thời kỳ ở châu Atlantide và đương sự hãy còn chịu quả báo ở kiếp này. Đó là một người đàn bà độ bốn mươi tuổi, có một thân hình nặng nề và thô kệch, nhưng điều này phần lớn là do bởi sự thiếu thể dục và sinh hoạt cẩu thả. Bà không bao giờ dùng đồ trang sức; quần áo cũng rất xuề xòa, không chạy theo thời trang. Bà chọn y phục theo tiêu chuẩn tiết kiệm hơn là để chưng diện và làm đẹp. Bà có nét mặt đều đặn và nếu được săn sóc ở mỹ viện thì cũng có thể trở thành một phụ nữ rất đẹp. Ngoài ra bà cũng có những cử chỉ duyên dáng, mặn mà, dễ thương. Trình độ văn hóa chỉ đến mức Tiểu học; bà làm việc trong các nhà máy và làm việc thủ công để nuôi thân.
Trong một cuộc trắc nghiệm tâm lý, bà có điểm cao nhất về mặt giao tế xã hội và tôn giáo, vì những thích thú lớn nhất của đời bà là đọc các sách Thánh Kinh tôn giáo và làm việc cứu tế xã hội dưới một hình thức nào đó. Tuy vậy, bà vẫn sống một cuộc đời cô độc, đơn chiếc. Những người trong gia đình không ai cùng chia sẻ những quan niệm của bà về tôn giáo. Trong đời bà, bà không hề biết có gì gọi là hương vị ái tình hay tình yêu lãng mạn.
Nói về quan điểm tâm lý, người đàn bà này thuộc về một trường hợp rõ rệt của sự “phản ứng nam tính” (protestation masculine), nghĩa là từ chối hay phủ nhận vai trò nữ tính của mình. Sự phản ứng này biểu lộ rõ rệt trong cái thái độ hiếu chiến và chống đối những gì thuộc về nữ tính của bà; thí dụ như việc không chịu trang điểm hay làm đẹp để hấp dẫn đàn ông. Khoa tâm lý học có thể đưa ra một giải thích về thái độ đó, nhưng sự giải thích này vẫn còn rất thiếu sót.
Cuộc soi kiếp bằng thần nhãn của ông Cayce đã đưa ra sự giải đáp cho vấn đề này. Trong một kiếp sống trước, bà là thân nhân của Thánh Jean Baptiste, và nhờ đó bà sinh trưởng trong một bầu không khí đạo đức thâm nghiêm. Điều đó cũng là cái nguyên nhân làm cho bà có khuynh hướng tín ngưỡng tôn giáo trong kiếp này. Trong tiền kiếp trước đó, bà sinh làm một người đàn ông ở xứ Palestine thời cổ, tại đây người này làm nghề thợ mộc và thợ đồng; điều này dường như đã để lại cho bà những quan niệm thực tế và những khả năng về máy móc trong kiếp hiện tại. Trong kiếp trước đó nữa, bà là một phụ nữ có địa vị cao ở châu Atlantide. Tại đây, một mối tình dang dở trong đời đã đem đến cho bà một sự xáo trộn tinh thần và nhiều đau khổ. Kết quả là bà “quyết định từ nay về sau sẽ không bao giờ yêu một người nào có thể làm cho bà bị thất vọng và gây cho bà những vết thương lòng”. Và đó là cái nguyên nhân làm cho bà quyết định sống tự do ngoài vòng trói buộc và đau khổ của tình trường.
Bởi đó, tình trạng độc thân và đơn chiếc của người phụ nữ này không phải là do quả báo gây ra. Trong trường hợp này không có sự liên hệ về nhân quả như trong những trường hợp tự tử đã kể trên, mà chỉ có sự ảnh hưởng của một dòng tâm thức liên tục, do sức mạnh ý chí của chính bà trong quá khứ. Ngày xưa, bà đã quyết định một thái độ là sẽ không bao giờ yêu ai, nhất là không để cho tình cảm lôi cuốn bà đến gần đàn ông. Bà có quyết định này, không phải do một điều ước nguyện tâm linh hay do lòng bác ái; mà là do ý muốn của bản ngã, quyết không bao giờ để cho bị ảnh hưởng bởi tình yêu dành cho kẻ khác. Trong nhiều giai đoạn của các kiếp sống theo sau đó, bà không bao giờ tìm thấy có lý do nào để thay đổi thái độ đó. Và ngày nay, bà phải chịu những hậu quả tương ứng của cái quyết định đó, cho đến khi nào bà có thể thay đổi ý định và có thái độ xử thế khác hơn về vấn đề này.
Cuộc soi kiếp không cho biết rõ rằng bà có hy vọng thành hôn hay không trong kiếp này. Nhưng ít nhất, bà đã cố gắng để có thể đem sự săn sóc và tình thương cho kẻ khác. Vì thiếu tình yêu, bà mới nhận thấy cái giá trị của nó. Trong sự cô đơn, bà đã thấy sự chai lòng, sắt đá của mình xưa kia là một điều sai lầm cần phải sửa đổi.
Nhà tâm lý học Carl Jung nói rằng mỗi người đều có đủ hai phần nam tính và nữ tính trong bản chất của mình, nhưng cái nọ có phần trội hơn cái kia, tùy theo trường hợp riêng của mỗi người. Tâm thức con người hàm chứa những khả năng tiềm tàng chưa khai mở thuộc về đối tượng khác phái. Sự kiện tâm lý này ông Carl Jung đã khám phá sau nhiều năm khảo cứu tìm tòi, và tỏ ra hoàn toàn phù hợp với quan niệm trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce về nguyên nhân và sự tiến hóa tâm lý của con người.
Nam và nữ đều có những đặc tính riêng; đại khái như uy lực, cương cường, tranh đấu, hung bạo, thuộc về nam tính; sự hiền từ, dịu dàng, mềm mỏng, thụ động, thuộc về nữ tính. Người thuần nam tính là một người rất thiếu sót và bất toàn. Bởi đó, anh ta cần được bổ khuyết bằng những đức tính thuộc về phái nữ. Trong hôn nhân, hai cá tính nam và nữ đều hỗ trợ cho nhau đến một mức độ nào đó, do sự kết hợp của những đức tính tương phản nhau.
Trong một cặp vợ chồng, mỗi người đều có sự dung hòa, bổ khuyết, sửa đổi cho người kia. Nhưng sự sửa đổi này vẫn còn bất toàn. Trong một kiếp sống ở thế gian, một người trội hơn về phần nam tính không đủ dung hòa bằng những đặc điểm nữ tính của người vợ anh ta, và ngược lại. Nhưng nhiều kiếp sống liên tục sẽ làm cho đàn ông và đàn bà có những kinh nghiệm dung hòa lẫn nhau. Một lần nữa, thuyết luân hồi đưa đến cho ta một giải đáp về các vấn đề khó khăn là chính do nhiều kiếp luân hồi mà con người mới có thể phát triển tâm linh một cách hoàn toàn.
Bất luận rằng những nguyên nhân của sự cô đơn hiu quạnh là như thế nào, dầu cho đó là sự tự vẫn, sự quyết định không yêu ai, hay một lý do nào khác, người ta cũng phải nhìn nhận rằng tình trạng độc thân và cảm giác cô độc có thể xem là một cơ hội để tu dưỡng về phần nội tâm. Vì muốn có bạn, ta phải tỏ ra sự thiện chí và tình thân hữu; vì muốn được yêu thương, ta phải biết dành tình thương cho người khác. Bằng cách trau dồi tình thương và lòng bác ái để đáp ứng được nguyện vọng của mình, những kẻ cô đơn hiu quạnh có ngày cũng sẽ thoát được ra khỏi tình trạng buồn chán trong hiện tại và đạt được hạnh phúc của tình yêu.
Send comment