- Chương 1: Một đêm với tượng thần Sphinx
- Chương 2: Thần canh giữ sa mạc
- Chương 3: Ngọn Kim Tự Tháp
- Chương 4: Một đêm trong Kim Tự Tháp
- Chương 5: Nhà phù thủy thành Cairo
- Chương 6: Sự an tĩnh ở thánh địa Abydos
- Chương 7: Lễ điểm đạo huyền bí trong những đền cổ Ai Cập
- Chương 8: Khoa huyền môn thời cổ
- Chương 9: Ngôi đền Denderah
- Chương 10: Bí mật của những kỳ quan ở Karnak
- Chương 11: Tôi gặp một vị chân sư
- Chương 12: Thông điệp của chân sư
AI
CẬP HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tô điểm thêm cho biểu tượng này có hình mười hai vị thần và nữ thần khác nhau, kẻ đứng, người quì, sắp xếp chung quanh hình bầu tròn, hai tay đưa lên, lòng bàn tay duỗi thẳng nối tiếp nhau thành một vòng tròn. Như thế, toàn thể vũ trụ luân chuyển không ngừng được hình dung nơi đây một cách chính xác, tuy chỉ là dưới hình thức tượng trưng.
Đó chính là sự trình bày những thế giới luân chuyển theo một nhịp độ bất di bất dịch trên nền trời. Những người biết suy nghĩ, dẫu là người có óc hoài nghi nhất cũng không khỏi cảm thấy thán phục trí thông minh tuyệt vời đã phác thảo ra kiểu mẫu cho cái vũ trụ đó.
Nhìn thật kỹ sẽ có cảm giác rằng vòng hoàng đạo của đền Denderah dường như mô tả bầu trời vào một thời kỳ nhất định nào đó trong quá khứ. Vậy đó là thời kỳ nào? Đó lại là một vấn đề khác.
Chúng tôi không thể nêu ra đây những sự giải thích thiên văn trừu tượng và phức tạp. Chỉ biết rằng vị trí các tinh tú vào thời đó không trùng hợp với sự quan sát của chúng ta vào thời nay. Chẳng hạn, xuân phân điểm (quinoxe du printemps) không chiếm cùng một vị trí như hiện nay, theo đó mặt trời đang đi vào một chòm sao khác hẳn. Sự biến chuyển lớn lao đó diễn ra bằng cách nào? Do bởi sự xoay vần của trái đất, mà đường trục liên tục hướng về những vì sao Bắc đẩu khác nhau.
Điều đó cũng có nghĩa là mặt trời của chúng ta luân chuyển quanh một định tinh riêng của nó. Sự luân chuyển rất vi tế, khó nhận thấy, của đường phân điểm (quinoxe) trải qua một thời gian dài và chậm chạp, cũng thay đổi những vị trí mọc và lặn của một vài tinh tú đối với chòm sao. Khi đo lường sự vận chuyển trung bình của những tinh tú đó, người ta biết được có bao nhiêu ngàn năm đã trôi qua kể từ khi chúng nằm ở vị trí đầu tiên. Khoảng cách biệt đó gọi là tuế sai (précession des équinoxes). Đó là điểm giao tiếp của đường xích đạo và đường hoàng đạo, là chỗ đánh dấu xuân phân điểm, di chuyển một cách chậm chạp trên nền trời theo khoảng cách tuế sai đó.
Nói cách khác, điều đó có nghĩa là những tinh tú di chuyển ngược chiều với mười hai cung hoàng đạo, và mỗi năm chỉ vượt qua một phần tối thiểu của không gian. Sự luân chuyển vĩ đại đó của các tinh cầu trên nền trời, những sự biến đổi chậm chạp đó trong vũ trụ, tạo nên một thứ vũ trụ kế mà toàn thể bầu trời là một cái mặt đồng hồ, trên đó người ta có thể đọc theo cả hai chiều và ghi nhận những cuộc vận hành của các tinh cầu qua nhiều ngàn năm.
Khi xem xét một bản đồ thiên văn cũ, một nhà thiên văn học có thể xác định bản đồ đó được thiết lập vào thời kỳ nào. Việc nghiên cứu dĩ vãng xa xăm đôi khi có thể giúp ta tìm ra những sự kiện vô cùng quan trọng. Khi các nhà bác học tháp tùng theo Napoléon sang Ai Cập phát hiện ra vòng hoàng đạo tại đền Denderah, họ lấy làm vô cùng phấn khởi, và tưởng rằng họ đã tìm được cái chìa khóa để truy nguyên ra khoảng thời gian của nền văn minh cổ Ai Cập, vì họ thấy trong vòng hoàng đạo đó xuân phân điểm ở cách xa vị trí của nó bây giờ. Nhưng mãi về sau, khi người ta nhận thấy rằng ngôi đền này chỉ mới được dựng lên vào thời kỳ đế quốc Hy Lạp - La Mã, và vòng hoàng đạo Ai Cập này đã phối hợp với một hoàng đạo Hy Lạp, vấn đề này mới bị bác bỏ và từ đó người ta không xem xét lại vấn đề đó nữa.
Có ý kiến cho rằng vòng hoàng đạo này là của Hy Lạp, nhưng đó là một ý kiến sai lầm. Phải chăng nói như thế là kết luận rằng người Ai Cập không có vòng hoàng đạo của họ? Nếu vậy thì giới tăng lữ Ai Cập đã từng khảo cứu khoa chiêm tinh và khoa thiên văn trong bao nhiêu ngàn năm, trước khi người Hy Lạp đặt chân lên xứ Ai Cập, mà lại không có một vòng hoàng đạo chăng? Giới tăng lữ Ai Cập đã từng xem trọng khoa chiêm tinh đến nỗi họ đã sáp nhập khoa này vào tôn giáo của họ, làm sao họ có thể thực hành khoa chiêm tinh mà lại không có một vòng hoàng đạo?
Ngoài ra, những vị tăng lữ Ai Cập cũng rất tinh thông về khoa thiên văn. Thật vậy, người Ai Cập đã sao lục một phần vòng hoàng đạo của họ theo bản chính đã có từ trước tại đền Denderah, và ngôi đền này đã được xây dựng lại rất nhiều lần. Một tài liệu thiên văn như thế hẳn là phải có nhiều bản sao để bảo đảm cho nó được tồn tại muôn đời. Những tài liệu văn khố cổ xưa cũng được bảo trì bằng cách đó, nhưng lại bị rơi trong quên lãng và rốt cục đã biến mất theo những nhân viên bảo trì văn khố, tức là những vị tăng lữ thời cổ Ai Cập.
Những nhà khảo cổ đã phát hiện tại xứ Mésopotamie những viên gạch cổ xưa, trên đó các nhà thiên văn xứ ấy ghi nhận rằng mùa xuân bắt đầu khi mặt trời đi vào chòm sao Kim Ngưu. Vì lẽ rằng trong kỷ nguyên Thiên Chúa, ngày đó được ghi nhận là ngày mặt trời đi vào chòm sao Bạch Dương, tức là ngày 21 tháng 3 dương lịch, người ta nhận thấy rằng một sự thay đổi lớn lao như thế đưa nền văn minh xứ Chaldée thụt lùi về một thời kỳ dĩ vãng xa xăm nhất, đúng như chính người Chaldée đã tuyên bố.
Cũng vậy, xét theo vị trí của đường phân điểm trong vòng hoàng đạo đền Denderah thì nó đánh dấu một thời kỳ thái cổ đã qua hàng bao nhiêu thế kỷ. Nhờ đó, người ta truy nguyên ra nền văn minh cổ nhất của Ai Cập ở vào thời kỳ nào. Vị trí đó chỉ ra rằng từ đó đến nay có trên ba “đại niên” rưỡi đã trôi qua trên vũ trụ kế, tức là mặt trời đã xoay vòng chung quanh ngôi định tinh của nó hơn ba lần rưỡi. Sự đối chiếu so sánh thật chính xác những thống kê thiên văn xác định rằng, sự xê dịch trung bình của tuế sai là 50,2 giây mỗi năm. Do đó, người ta có thể tính ngược về quá khứ để đi đến điểm qui định bởi vị trí của đường hoàng đạo đền Denderah.
Vì vòng lớn của hoàng đạo chia làm 360 độ, nên khoảng tuế sai 25.800 năm sẽ lập thành một chu kỳ “đại niên”. Nói cách khác, mỗi chu kỳ trọn vẹn của mặt trời trải qua không dưới 25.800 năm, và như vậy tính ra được ít nhất cũng là 90.000 năm đã trôi qua kể từ thời điểm được ghi nhận trên vòng hoàng đạo đền Denderah.
Chín mươi ngàn năm! Phải chăng đó là một điều khó tin? Những vị tăng lữ tinh thông thiên văn Ai Cập đều chấp nhận con số này. Sử gia Hy Lạp Hérodote thuật lại lời các tăng lữ đã nói với ông rằng dân tộc Ai Cập tự cho mình là dân tộc cổ xưa nhất thế giới, và họ cất giữ trong các đạo viện và các đền thờ cổ những văn khố tài liệu xưa đến 12.000 năm trước khi ông đến viếng xứ này.
Người ta đều biết là Hérodote đã thu thập các tài liệu lịch sử một cách thận trọng và tỉ mỉ đến mức nào, và ông thật xứng đáng được gọi là “Người cha của lịch sử”. Các vị tăng lữ đó còn nói với ông rằng “Mặt trời đã từng mọc lên hai lần ở tại chỗ mà ngày nay nó lặn, và ngược lại.” Lời khẳng định lạ lùng này ngụ ý rằng hai cực của trái đất đã hoàn toàn đảo lộn những vị trí đầu tiên của chúng. Điều này ám chỉ rằng trên địa cầu đã từng có những cuộc biến thiên vĩ đại làm thay đổi cục diện các vùng lục địa và đại dương.
Những cuộc sưu tầm địa chất học đã xác nhận điều đó, nhưng còn thời kỳ xảy ra những cơn biến thiên đó thì lại lùi về một quá khứ rất xa xôi mịt mù không sao biết được.
Một hệ quả khác là khí hậu ở các vùng cực địa ngày xưa không phải lạnh lẽo mà giống như khí hậu của miền nhiệt đới ngày nay. Trạng thái đó của địa cầu chỉ có thể gây ra bởi những sự biến chuyển vĩ đại trong không gian, và điều này đã chứng thực lời nói của các vị tăng lữ Ai Cập. Những vị tăng lữ ấy không hề biết gì về khoa địa chất học hiện đại, họ chỉ có những tài liệu cổ khắc trên mặt đá của những cây thạch tiễn, trên những tấm bia đá, những mâm đồng, hoặc viết trên lá cây chỉ thảo. Ngoài ra còn có những giáo điều và lịch sử bí truyền chỉ được tiết lộ trong khoa huyền môn, hoặc được truyền khẩu cho môn đồ trong các đạo viện trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ.
Bằng cách nào mà giới tăng lữ, tuy không biết gì về địa chất học, lại biết được những sự biến thiên và dời đổi cuộc diện trên địa cầu, nếu không phải là nhờ những tài liệu cổ của họ? Sự hiểu biết đó càng xác nhận sự kiện rằng họ đã nắm giữ được những tài liệu đó, và cũng giải thích sự hiện hữu của những vòng hoàng đạo chính gốc mà bản hoàng đạo của đền Denderah chỉ ghi chép lại một phần.
Do những sự việc kể trên, một khoảng thời gian 90.000 năm không còn là chuyện mơ hồ khó tin. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là nền văn minh Ai Cập đã trải qua bấy nhiêu thời gian trên dải đất Ai Cập. Có thể rằng dân tộc và nền văn minh Ai Cập đã từng định cư trên một vùng lục địa khác và chỉ di cư sang châu Phi trong một thời kỳ về sau này. Lịch sử Ai Cập bắt đầu ở triều đại thứ nhất, nhưng ta phải nhớ rằng xứ ấy đã từng có người ở từ lâu trước thời kỳ của tài liệu cổ xưa nhất còn tồn tại đến bây giờ. Lịch sử của dân tộc Ai Cập cổ xưa và tên tuổi những vị vua chúa của họ là những điều mà các nhà Ai Cập học không hề biết. Lịch sử Ai Cập thời thái cổ gắn liền với lịch sử đã mất của châu Atlantide.
Các vị tăng lữ Ai Cập cũng là những nhà thiên văn, đã thừa hưởng vòng hoàng đạo của họ từ châu Atlantide. Đó là lý do vì sao vòng hoàng đạo của đền Denderah có thể cho thấy dấu vết của những cuộc vận hành tinh tú khổng lồ trải qua những dòng thời gian dài vô tận so với những vòng hoàng đạo của kỷ nguyên lịch sử. Sự khám phá mỗi di tích mới của nền văn minh cổ xưa đó làm cho chúng ta phải thốt ra những tiếng kêu ngạc nhiên. Trong khi mà, theo những quan niệm thông thường của chúng ta về sự tiến bộ, chúng ta luôn tưởng rằng càng đi thụt lùi về quá khứ thì chỉ có những giống người càng thô kệch và dã man hơn thôi. Nhưng trái lại, ta nhận ra là có những dân tộc văn minh, tiến hóa và rất sùng tín tôn giáo. Như vậy, dẫu cho ở vào thời kỳ tiền sử xa xăm, cũng đã từng có những dân tộc dã man và những dân tộc văn minh sống đồng thời với nhau trên địa cầu.
Khoa học tuy đã phác họa cho ta thấy một thời kỳ quá khứ của địa cầu là điều thách thức tầm hiểu biết thiển cận của chúng ta, nhưng vẫn chưa đủ dữ kiện để trình bày đầy đủ những chi tiết về các thời kỳ tiền sử và sự sinh hoạt của con người vào những thời kỳ đó.
Nhưng khoa học vẫn tiến bộ không ngừng, và sẽ có thể làm được điều đó. Vậy chúng ta chớ nên phủ nhận một cách vội vàng những truyền thống cổ Ai Cập về con số 90.000 năm, và cũng đừng vội chấp nhận con số năm hay sáu ngàn năm lịch sử của nhân loại như người ta vẫn thường nhìn nhận. Tuổi của địa cầu là yếu tố phủ nhận sự tin tưởng này của những người có một quan niệm quá nghèo nàn về tổ tiên chúng ta, sự hiểu biết về quá trình của vũ trụ sẽ có thể đem đến cho họ, tuy không phải là một cách dễ dàng, những cách nhìn nhận bao quát và rộng lớn hơn nữa.
lll
Tôi bước xuống cầu thang và trở ra cửa ngoài để quan sát phía bên trong ngôi đền lớn mà lúc đầu tôi đã lướt qua nhanh để tìm nơi thánh điện huyền môn mà tôi muốn xem trước hết.
Trong gian phòng rộng, hai mươi bốn cây cột lớn mang trên chóp vuông gương mặt chạm trổ nhưng đã bị sứt mẻ của nữ thần Hathor. Những mặt cột đền có khắc đầy những hàng ám tự.
Thật đáng buồn mà thấy rằng ngôi đền thờ nữ thần Hathor, vị nữ thần Ai Cập tượng trưng cho sắc đẹp và ái tình, đã thoát khỏi sự tàn phá của thời gian để rồi lại bị tàn phá nhiều hơn bởi bàn tay phũ phàng của con người. Hầu hết những pho tượng của nữ thần đều bị chặt, đẽo bằng búa rìu, do sự phẫn nộ của những người cuồng tín, những gương mặt bị sứt mẻ chỉ còn thấy những vành lỗ tai dài và những mái tóc dày.
Đền Denderah là một trong những ngôi đền to lớn đồ sộ nhất của Ai Cập, và trong số những đền mà người ta còn tế lễ thờ phụng khi hoàng đế La Mã Theodosius I, vào năm 379 đã ban hành một chỉ dụ ngăn cấm nền tôn giáo cổ đã suy tàn và làm cho nó chết hẳn. Viên sứ giả của hoàng đế là Cynegius đã thi hành lệnh cấm ấy một cách vô cùng gắt gao. Ông tuyên bố đóng cửa tất cả các đền thờ và các đạo viện, ngăn cấm mọi cuộc hành lễ điểm đạo và những nghi lễ cổ truyền.
Lúc đó, những đám đông dân chúng cuồng tín đã đột nhập đền Denderah, đuổi các tăng lữ và xâm phạm vào những nơi thánh điện thiêng liêng. Họ phá hủy các pho tượng nữ thần Hathor, cướp bóc những đồ vàng ngọc, chặt đẽo gương mặt xinh đẹp và chạm trổ tinh vi của nữ thần, ở bất cứ nơi nào họ bắt gặp. Ở những nơi khác, sự tàn phá còn khốc liệt hơn nữa, vì người ta phá hủy các tường rào, triệt hạ những cột đền và đập tan từng mảnh những pho tượng khổng lồ. Người ta phá hoại công trình của bao nhiêu ngàn năm.
Đó là những biến chuyển của nền tôn giáo mà những tín đồ lúc đầu đã chịu đựng những sự ngược đãi bắt bớ, chịu pháp nạn rồi tử vì đạo, và cuối cùng lại dành một sự ngược đãi tương tự cho kẻ khác. Họ cho rằng bổn phận của họ là phải phá hủy công trình của tiền nhân, để tạo nên một công trình khác thích hợp hơn với họ.
Lúc bước vào đền, tôi nghĩ đến các vì vua của triều đại Ptolémée, những vì vua kiêu hãnh đã từng đến ngôi đền này trên những cỗ xe thếp vàng óng ánh, trước một đám đông dân chúng cúi đầu im lặng và tôn kính. Thời đó đã có bao nhiêu là đám rước lễ long trọng, náo nhiệt tưng bừng diễn ra trên sân đền rộng lớn, mà ngày nay sân đền lại vắng tanh không một bóng người! Nhìn di tích của chánh điện mà lòng tôi còn thấy buồn man mác, huống chi là những hang động âm u ở dưới hầm mà tôi đang bước đến?
Những gian phòng tối đen dưới hầm này được xây bên trong những bức tường dày kinh khủng. Vách tường cũng được tô điểm bằng những hình ảnh chạm trổ rất công phu, mô tả những cuộc lễ điểm đạo thiêng liêng ngày xưa đã từng diễn ra dưới hầm này.
Rời khỏi những căn hầm tối đen như những nhà mồ, tôi trở lại chỗ cửa chính. Cổng đền ngày xưa được khép với những cánh cửa bằng đồng rất kiên cố, có thếp vàng sáng chói lộng lẫy. Tôi bước ra ngoài và đi quanh một vòng chung quanh đền.
Thật khó mà tin rằng khi vua Ả Rập (Pasha) Abbas Hilmi phát hiện ra ngôi đền này vào giữa thế kỷ 19, phần lớn đã bị chôn vùi dưới một đồi cát và sỏi vụn. Nó được phơi bày ra ánh sáng trở lại nhờ những nhát cuốc xẻng của những phu thợ đến làm công việc đào xới đồi cát này. Có bao nhiêu người đã đi qua vùng này ngày xưa nhưng không hề biết đến cái kho tàng thiêng liêng của dĩ vãng mà họ đang dày xéo dưới gót chân?
Tôi ngừng lại một lúc để nhìn lên mặt ngoài tường có hình nổi chạm trổ chân dung nữ hoàng Cléopâtre. Vị nữ hoàng Ai Cập này lúc đương thời đã cấp một ngân khoản lớn để tu bổ bức tường chung quanh đền, vào lúc đó đã bắt đầu sụp lở. Để ghi nhớ công đức của bà, người ta đã tạc tượng nữ hoàng ở trên tường. Hoàng tử Césarion cũng được khắc tượng ở một bên nữ hoàng. Ông có dung mạo giống cha một cách lạ thường, thật đúng là con của César.
Tượng nữ hoàng Cléopâtre VII, mất vào năm 30 trước Công nguyên, đánh dấu thời kỳ Ai Cập bắt đầu trực thuộc La Mã.
Nữ hoàng Cléopâtre, con gái của vua Ptolémée, cũng là vị cuối cùng trong các nữ hoàng Ai Cập. Khi hoàng đế Jules César cầm quân vượt biển Địa Trung Hải đi chinh phục xứ Ai Cập, thì nữ hoàng Cléopâtre đã trở thành một tình nhân của vua ngay từ khi César vừa đổ bộ lên đất liền. Chính do sự trung gian của César mà nữ hoàng đã hướng xứ Ai Cập đến việc liên kết với một xứ hải đảo xa xôi, mà định mệnh đã đặt để rằng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Ai Cập trên 18 thế kỷ về sau! Và những quân sĩ La Mã cũng đã đem vào Anh quốc tôn giáo Sérapis, cùng với bao nhiêu di sản tinh thần khác có nguồn gốc Ai Cập. Một sự liên lạc, tuy gián tiếp, đã bắt đầu có giữa hai nước kể từ khi đó.
Trên bức tường chạm trổ nữ hoàng Cléopâtre đội một thứ mão tròn như cái dĩa có sừng, giống như mão của nữ thần Hathor, dể lộ mái tóc dài thắt bím. Gương mặt đầy đặn và xinh đẹp, tướng mạo uy nghi của một bậc vương giả quen truyền lịnh và sai phái kẻ dưới, cương quyết thực hiện mọi kế hoạch đến cùng bằng mọi phương tiện. Chính do ảnh hưởng của nữ hoàng mà Jules César đã nuôi cái mộng dùng thành Alexandrie làm kinh đô của đế quốc La Mã và trung tâm của thế giới. Khi Cléopâtre qua đời thì nền độc lập của Ai Cập cũng không còn nữa.
Tôi hồi tưởng lại rằng Cléopâtre cũng là một bậc giai nhân tuyệt sắc của thế giới cổ xưa, và là một trong những người đàn bà đã từng đóng vai trò quyết định của lịch sử. Có ai ngờ rằng định mệnh của một bậc vĩ nhân, vận mệnh của cả một đế quốc rộng lớn, có đôi khi lại treo lơ lửng dưới cái nụ cười quyến rũ hiện ra trên đôi môi xinh đẹp của một giai nhân?
lll
Phần trên những vách tường đá của ngôi đền đều có khắc những hàng ám tự (hiéroglyphes). Truyền thuyết cho rằng loại ám tự của thời cổ Ai Cập là do vị thánh sư Thoth tức Tehuti phát minh ra. Điều này cũng có một sự thật về lịch sử. Vì chính một vị chân sư có danh hiệu là Thoth đã đem thứ chữ này, như một sự tiết lộ của thánh thần, cho những con cháu của dân Atlante di cư sang vùng đất mới trên bờ sông Nile, trước khi những luồng sóng cuối cùng nhận chìm châu Atlantide xuống đáy biển. Vị chân sư Thoth cũng là tác giả của quyển Sách của người chết.
Người Ai Cập mô tả loại ám tự của họ là thứ ngôn ngữ của thần minh. Đó là bởi vì không những họ tin rằng loại chữ này được thần minh ban cho họ, mà cũng vì ý nghĩa ẩn giấu của nó được giữ kín đối với quần chúng và chỉ tiết lộ cho những vị môn đồ huyền môn đã được điểm đạo. Những nhà Ai Cập học hiện đại chỉ có thể hiểu được ý nghĩa thông thường của ám tự theo sự hiểu biết của người bình dân, điều đó đã là một thành quả vẻ vang rồi. Còn cái ý nghĩa ẩn giấu, bí truyền thì họ mù tịt chẳng biết gì cả. Đó là vì muốn thấu triệt loại chữ ám tự, ngôn ngữ của thần minh, người ta phải cần phải hiểu nó trên khía cạnh tâm linh, nếu không thì không thể nào hiểu được tận cùng chỗ sâu xa huyền diệu của nó. Điều này cũng tương tự như trường hợp của người môn đồ muốn thấu hiểu những pháp môn bí truyền được tiết lộ cho y trong các lễ điểm đạo của phái huyền môn Ai Cập.
Nhờ công trình của các nhà Ai Cập học, và một phần cũng do bàn tay của định mệnh, những kho tàng tâm linh quí báu thể hiện nơi những hàng ám tự khắc trên tường đá trong các đền thờ hoặc viết trong những pho sách cổ bằng lá cây chỉ thảo mới được phiên dịch ra và lưu truyền lại cho hậu thế. Vai trò của định mệnh trong sự khám phá này thật là lạ lùng. Nếu Napoléon không đem quân viễn chinh sang Ai Cập thì loại ngôn ngữ huyền bí khắc trên tường và viết trên giấy chỉ thảo này ngày nay có lẽ cũng vẫn còn câm lặng không hề có người đọc. Chính Napoléon từng là người của định mệnh đến một mức độ phi thường. Ông ta không hề tiếp xúc với một quốc gia nào, một cá nhân nào hay một nhân vật nào mà không ảnh hưởng sâu rộng đến vận mạng của họ. Người ta bảo ông là khí cụ của định mệnh, hay là của thần Némésis.
Cuộc viễn chinh của Napoléon sang Ai Cập đã dọn đường cho sự tìm tòi khảo cứu về cách sinh hoạt và tư tưởng của xứ Ai Cập thời cổ. Khi xứ Ai Cập bị đặt dưới quyền đô hộ của Hy Lạp, loại ngôn ngữ cổ xưa này bắt đầu suy sụp. Lẽ tự nhiên là chính quyền toan tính phổ biến ngôn ngữ và nền giáo dục Hy Lạp trong những giai cấp có học thức. Những chức vụ quan trọng trong chính quyền đều dành cho những người Ai Cập giỏi chữ Hy Lạp. Nhà cầm quyền Hy Lạp đóng cửa đạo viện cổ ở Héliopolis, là nơi đào tạo rất đông những tăng lữ Ai Cập thời xưa và nơi truyền bá sự học hỏi ngôn ngữ Ai Cập.
Trừ ra một số ít tăng lữ vẫn duy trì việc dùng tiếng Ai Cập trong vòng bí mật, chữ Hy Lạp đã thật sự trở nên một thứ quốc ngữ ở Ai Cập. Đến cuối thế kỷ 3, trong xứ Ai Cập người ta hầu như không còn tìm thấy một người nào có thể giải thích những ý nghĩa thông thường nhất của ám tự cổ nữa, đừng nói chi đến việc sử dụng thứ chữ ấy.
Mười lăm thế kỷ đã trôi qua. Việc dùng ám tự dường như đã hoàn toàn biến mất ở Ai Cập, thì đột nhiên xuất hiện trước hải cảng Alexandrie, do một cơn bão thổi tấp vào bến, và vượt qua sự canh tuần của hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của đô đốc Nelson, chiếc thuyền chở Napoléon và định mệnh của người.
Không bao lâu, quân đội viễn chinh Pháp được chuyển đến xứ Ai Cập. Người ta đào đất ở nhiều nơi để xây móng đắp nền làm những công sự phòng thủ. Một trong những địa điểm đầu tiên được lựa chọn do tầm quan trọng chiến lược của nó là ở vùng châu thổ sông Nile, kế cận hải cảng Rosetta.
Một viên sĩ quan trẻ tuổi, trung úy pháo binh Boussard, đã phát hiện một điều vô cùng quan trọng như một sự tình cờ đưa đến cái chìa khóa để truy ra ý nghĩa của các ám tự Ai Cập. Trong khi đào đất đắp nền xây pháo đài St. Julien gần thành phố Rashýd thuộc Rossetta, những quân sĩ của ông ta thình lình đào được một khối đá đen đã bể. Về sau nó được gọi là khối đá Rossetta (Rossetta Stone). Trung úy Boussard hiểu ngay rằng tảng đá này có một tầm quan trọng rất lớn vì nó có khắc chữ; đó là một sắc lệnh của giới tăng lữ thành Memphis ban bằng sắc danh dự cho vua Ptolémée V. Bản chính bằng chữ Hy Lạp khắc trên năm mươi bốn dòng, kèm theo hai bản dịch ra ám tự và cổ tự.
Khối đá Rossetta được gửi ngay về châu Âu. Tại đây, các nhà bác học ra công nghiên cứu cho đến khi họ có thể thiết lập toàn bộ chữ cái ám tự Ai Cập tương đương với những chữ cái Hy Lạp. Cái chìa khóa này từ đó đã giúp cho các nhà khảo cổ và Ai Cập học đọc được những bản ám tự khắc trên tường và trong các sách chỉ thảo đã từng là những điều bí hiểm trong bao nhiêu thế kỷ.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG 9 : NGÔI ĐỀN DENDERAH
Trước khi rời khỏi thánh điện nhỏ trên nóc bằng của ngôi đền Denderah, tôi dừng lại để quan sát một vòng hoàng đạo (zodiaque) rất đẹp khắc trên trần. Tôi biết rằng đó chỉ là một bản sao được lưu lại, vì bản chánh đã bị tháo gỡ và đem về Paris cách đây trên một thế kỷ. Nhưng bản sao lại này có vẻ như hoàn toàn chính xác so với bản chính. Vòng tròn đó chứa đầy những hình ảnh các loài thú, hình người và các vị thần, được xếp chung trong một bầu tròn và chung quanh là mười hai cung hoàng đạo.Tô điểm thêm cho biểu tượng này có hình mười hai vị thần và nữ thần khác nhau, kẻ đứng, người quì, sắp xếp chung quanh hình bầu tròn, hai tay đưa lên, lòng bàn tay duỗi thẳng nối tiếp nhau thành một vòng tròn. Như thế, toàn thể vũ trụ luân chuyển không ngừng được hình dung nơi đây một cách chính xác, tuy chỉ là dưới hình thức tượng trưng.
Đó chính là sự trình bày những thế giới luân chuyển theo một nhịp độ bất di bất dịch trên nền trời. Những người biết suy nghĩ, dẫu là người có óc hoài nghi nhất cũng không khỏi cảm thấy thán phục trí thông minh tuyệt vời đã phác thảo ra kiểu mẫu cho cái vũ trụ đó.
Nhìn thật kỹ sẽ có cảm giác rằng vòng hoàng đạo của đền Denderah dường như mô tả bầu trời vào một thời kỳ nhất định nào đó trong quá khứ. Vậy đó là thời kỳ nào? Đó lại là một vấn đề khác.
Chúng tôi không thể nêu ra đây những sự giải thích thiên văn trừu tượng và phức tạp. Chỉ biết rằng vị trí các tinh tú vào thời đó không trùng hợp với sự quan sát của chúng ta vào thời nay. Chẳng hạn, xuân phân điểm (quinoxe du printemps) không chiếm cùng một vị trí như hiện nay, theo đó mặt trời đang đi vào một chòm sao khác hẳn. Sự biến chuyển lớn lao đó diễn ra bằng cách nào? Do bởi sự xoay vần của trái đất, mà đường trục liên tục hướng về những vì sao Bắc đẩu khác nhau.
Điều đó cũng có nghĩa là mặt trời của chúng ta luân chuyển quanh một định tinh riêng của nó. Sự luân chuyển rất vi tế, khó nhận thấy, của đường phân điểm (quinoxe) trải qua một thời gian dài và chậm chạp, cũng thay đổi những vị trí mọc và lặn của một vài tinh tú đối với chòm sao. Khi đo lường sự vận chuyển trung bình của những tinh tú đó, người ta biết được có bao nhiêu ngàn năm đã trôi qua kể từ khi chúng nằm ở vị trí đầu tiên. Khoảng cách biệt đó gọi là tuế sai (précession des équinoxes). Đó là điểm giao tiếp của đường xích đạo và đường hoàng đạo, là chỗ đánh dấu xuân phân điểm, di chuyển một cách chậm chạp trên nền trời theo khoảng cách tuế sai đó.
Nói cách khác, điều đó có nghĩa là những tinh tú di chuyển ngược chiều với mười hai cung hoàng đạo, và mỗi năm chỉ vượt qua một phần tối thiểu của không gian. Sự luân chuyển vĩ đại đó của các tinh cầu trên nền trời, những sự biến đổi chậm chạp đó trong vũ trụ, tạo nên một thứ vũ trụ kế mà toàn thể bầu trời là một cái mặt đồng hồ, trên đó người ta có thể đọc theo cả hai chiều và ghi nhận những cuộc vận hành của các tinh cầu qua nhiều ngàn năm.
Khi xem xét một bản đồ thiên văn cũ, một nhà thiên văn học có thể xác định bản đồ đó được thiết lập vào thời kỳ nào. Việc nghiên cứu dĩ vãng xa xăm đôi khi có thể giúp ta tìm ra những sự kiện vô cùng quan trọng. Khi các nhà bác học tháp tùng theo Napoléon sang Ai Cập phát hiện ra vòng hoàng đạo tại đền Denderah, họ lấy làm vô cùng phấn khởi, và tưởng rằng họ đã tìm được cái chìa khóa để truy nguyên ra khoảng thời gian của nền văn minh cổ Ai Cập, vì họ thấy trong vòng hoàng đạo đó xuân phân điểm ở cách xa vị trí của nó bây giờ. Nhưng mãi về sau, khi người ta nhận thấy rằng ngôi đền này chỉ mới được dựng lên vào thời kỳ đế quốc Hy Lạp - La Mã, và vòng hoàng đạo Ai Cập này đã phối hợp với một hoàng đạo Hy Lạp, vấn đề này mới bị bác bỏ và từ đó người ta không xem xét lại vấn đề đó nữa.
Có ý kiến cho rằng vòng hoàng đạo này là của Hy Lạp, nhưng đó là một ý kiến sai lầm. Phải chăng nói như thế là kết luận rằng người Ai Cập không có vòng hoàng đạo của họ? Nếu vậy thì giới tăng lữ Ai Cập đã từng khảo cứu khoa chiêm tinh và khoa thiên văn trong bao nhiêu ngàn năm, trước khi người Hy Lạp đặt chân lên xứ Ai Cập, mà lại không có một vòng hoàng đạo chăng? Giới tăng lữ Ai Cập đã từng xem trọng khoa chiêm tinh đến nỗi họ đã sáp nhập khoa này vào tôn giáo của họ, làm sao họ có thể thực hành khoa chiêm tinh mà lại không có một vòng hoàng đạo?
Ngoài ra, những vị tăng lữ Ai Cập cũng rất tinh thông về khoa thiên văn. Thật vậy, người Ai Cập đã sao lục một phần vòng hoàng đạo của họ theo bản chính đã có từ trước tại đền Denderah, và ngôi đền này đã được xây dựng lại rất nhiều lần. Một tài liệu thiên văn như thế hẳn là phải có nhiều bản sao để bảo đảm cho nó được tồn tại muôn đời. Những tài liệu văn khố cổ xưa cũng được bảo trì bằng cách đó, nhưng lại bị rơi trong quên lãng và rốt cục đã biến mất theo những nhân viên bảo trì văn khố, tức là những vị tăng lữ thời cổ Ai Cập.
Những nhà khảo cổ đã phát hiện tại xứ Mésopotamie những viên gạch cổ xưa, trên đó các nhà thiên văn xứ ấy ghi nhận rằng mùa xuân bắt đầu khi mặt trời đi vào chòm sao Kim Ngưu. Vì lẽ rằng trong kỷ nguyên Thiên Chúa, ngày đó được ghi nhận là ngày mặt trời đi vào chòm sao Bạch Dương, tức là ngày 21 tháng 3 dương lịch, người ta nhận thấy rằng một sự thay đổi lớn lao như thế đưa nền văn minh xứ Chaldée thụt lùi về một thời kỳ dĩ vãng xa xăm nhất, đúng như chính người Chaldée đã tuyên bố.
Cũng vậy, xét theo vị trí của đường phân điểm trong vòng hoàng đạo đền Denderah thì nó đánh dấu một thời kỳ thái cổ đã qua hàng bao nhiêu thế kỷ. Nhờ đó, người ta truy nguyên ra nền văn minh cổ nhất của Ai Cập ở vào thời kỳ nào. Vị trí đó chỉ ra rằng từ đó đến nay có trên ba “đại niên” rưỡi đã trôi qua trên vũ trụ kế, tức là mặt trời đã xoay vòng chung quanh ngôi định tinh của nó hơn ba lần rưỡi. Sự đối chiếu so sánh thật chính xác những thống kê thiên văn xác định rằng, sự xê dịch trung bình của tuế sai là 50,2 giây mỗi năm. Do đó, người ta có thể tính ngược về quá khứ để đi đến điểm qui định bởi vị trí của đường hoàng đạo đền Denderah.
Vì vòng lớn của hoàng đạo chia làm 360 độ, nên khoảng tuế sai 25.800 năm sẽ lập thành một chu kỳ “đại niên”. Nói cách khác, mỗi chu kỳ trọn vẹn của mặt trời trải qua không dưới 25.800 năm, và như vậy tính ra được ít nhất cũng là 90.000 năm đã trôi qua kể từ thời điểm được ghi nhận trên vòng hoàng đạo đền Denderah.
Chín mươi ngàn năm! Phải chăng đó là một điều khó tin? Những vị tăng lữ tinh thông thiên văn Ai Cập đều chấp nhận con số này. Sử gia Hy Lạp Hérodote thuật lại lời các tăng lữ đã nói với ông rằng dân tộc Ai Cập tự cho mình là dân tộc cổ xưa nhất thế giới, và họ cất giữ trong các đạo viện và các đền thờ cổ những văn khố tài liệu xưa đến 12.000 năm trước khi ông đến viếng xứ này.
Người ta đều biết là Hérodote đã thu thập các tài liệu lịch sử một cách thận trọng và tỉ mỉ đến mức nào, và ông thật xứng đáng được gọi là “Người cha của lịch sử”. Các vị tăng lữ đó còn nói với ông rằng “Mặt trời đã từng mọc lên hai lần ở tại chỗ mà ngày nay nó lặn, và ngược lại.” Lời khẳng định lạ lùng này ngụ ý rằng hai cực của trái đất đã hoàn toàn đảo lộn những vị trí đầu tiên của chúng. Điều này ám chỉ rằng trên địa cầu đã từng có những cuộc biến thiên vĩ đại làm thay đổi cục diện các vùng lục địa và đại dương.
Những cuộc sưu tầm địa chất học đã xác nhận điều đó, nhưng còn thời kỳ xảy ra những cơn biến thiên đó thì lại lùi về một quá khứ rất xa xôi mịt mù không sao biết được.
Một hệ quả khác là khí hậu ở các vùng cực địa ngày xưa không phải lạnh lẽo mà giống như khí hậu của miền nhiệt đới ngày nay. Trạng thái đó của địa cầu chỉ có thể gây ra bởi những sự biến chuyển vĩ đại trong không gian, và điều này đã chứng thực lời nói của các vị tăng lữ Ai Cập. Những vị tăng lữ ấy không hề biết gì về khoa địa chất học hiện đại, họ chỉ có những tài liệu cổ khắc trên mặt đá của những cây thạch tiễn, trên những tấm bia đá, những mâm đồng, hoặc viết trên lá cây chỉ thảo. Ngoài ra còn có những giáo điều và lịch sử bí truyền chỉ được tiết lộ trong khoa huyền môn, hoặc được truyền khẩu cho môn đồ trong các đạo viện trải qua hàng bao nhiêu thế kỷ.
Bằng cách nào mà giới tăng lữ, tuy không biết gì về địa chất học, lại biết được những sự biến thiên và dời đổi cuộc diện trên địa cầu, nếu không phải là nhờ những tài liệu cổ của họ? Sự hiểu biết đó càng xác nhận sự kiện rằng họ đã nắm giữ được những tài liệu đó, và cũng giải thích sự hiện hữu của những vòng hoàng đạo chính gốc mà bản hoàng đạo của đền Denderah chỉ ghi chép lại một phần.
Do những sự việc kể trên, một khoảng thời gian 90.000 năm không còn là chuyện mơ hồ khó tin. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là nền văn minh Ai Cập đã trải qua bấy nhiêu thời gian trên dải đất Ai Cập. Có thể rằng dân tộc và nền văn minh Ai Cập đã từng định cư trên một vùng lục địa khác và chỉ di cư sang châu Phi trong một thời kỳ về sau này. Lịch sử Ai Cập bắt đầu ở triều đại thứ nhất, nhưng ta phải nhớ rằng xứ ấy đã từng có người ở từ lâu trước thời kỳ của tài liệu cổ xưa nhất còn tồn tại đến bây giờ. Lịch sử của dân tộc Ai Cập cổ xưa và tên tuổi những vị vua chúa của họ là những điều mà các nhà Ai Cập học không hề biết. Lịch sử Ai Cập thời thái cổ gắn liền với lịch sử đã mất của châu Atlantide.
Các vị tăng lữ Ai Cập cũng là những nhà thiên văn, đã thừa hưởng vòng hoàng đạo của họ từ châu Atlantide. Đó là lý do vì sao vòng hoàng đạo của đền Denderah có thể cho thấy dấu vết của những cuộc vận hành tinh tú khổng lồ trải qua những dòng thời gian dài vô tận so với những vòng hoàng đạo của kỷ nguyên lịch sử. Sự khám phá mỗi di tích mới của nền văn minh cổ xưa đó làm cho chúng ta phải thốt ra những tiếng kêu ngạc nhiên. Trong khi mà, theo những quan niệm thông thường của chúng ta về sự tiến bộ, chúng ta luôn tưởng rằng càng đi thụt lùi về quá khứ thì chỉ có những giống người càng thô kệch và dã man hơn thôi. Nhưng trái lại, ta nhận ra là có những dân tộc văn minh, tiến hóa và rất sùng tín tôn giáo. Như vậy, dẫu cho ở vào thời kỳ tiền sử xa xăm, cũng đã từng có những dân tộc dã man và những dân tộc văn minh sống đồng thời với nhau trên địa cầu.
Khoa học tuy đã phác họa cho ta thấy một thời kỳ quá khứ của địa cầu là điều thách thức tầm hiểu biết thiển cận của chúng ta, nhưng vẫn chưa đủ dữ kiện để trình bày đầy đủ những chi tiết về các thời kỳ tiền sử và sự sinh hoạt của con người vào những thời kỳ đó.
Nhưng khoa học vẫn tiến bộ không ngừng, và sẽ có thể làm được điều đó. Vậy chúng ta chớ nên phủ nhận một cách vội vàng những truyền thống cổ Ai Cập về con số 90.000 năm, và cũng đừng vội chấp nhận con số năm hay sáu ngàn năm lịch sử của nhân loại như người ta vẫn thường nhìn nhận. Tuổi của địa cầu là yếu tố phủ nhận sự tin tưởng này của những người có một quan niệm quá nghèo nàn về tổ tiên chúng ta, sự hiểu biết về quá trình của vũ trụ sẽ có thể đem đến cho họ, tuy không phải là một cách dễ dàng, những cách nhìn nhận bao quát và rộng lớn hơn nữa.
lll
Tôi bước xuống cầu thang và trở ra cửa ngoài để quan sát phía bên trong ngôi đền lớn mà lúc đầu tôi đã lướt qua nhanh để tìm nơi thánh điện huyền môn mà tôi muốn xem trước hết.
Trong gian phòng rộng, hai mươi bốn cây cột lớn mang trên chóp vuông gương mặt chạm trổ nhưng đã bị sứt mẻ của nữ thần Hathor. Những mặt cột đền có khắc đầy những hàng ám tự.
Thật đáng buồn mà thấy rằng ngôi đền thờ nữ thần Hathor, vị nữ thần Ai Cập tượng trưng cho sắc đẹp và ái tình, đã thoát khỏi sự tàn phá của thời gian để rồi lại bị tàn phá nhiều hơn bởi bàn tay phũ phàng của con người. Hầu hết những pho tượng của nữ thần đều bị chặt, đẽo bằng búa rìu, do sự phẫn nộ của những người cuồng tín, những gương mặt bị sứt mẻ chỉ còn thấy những vành lỗ tai dài và những mái tóc dày.
Đền Denderah là một trong những ngôi đền to lớn đồ sộ nhất của Ai Cập, và trong số những đền mà người ta còn tế lễ thờ phụng khi hoàng đế La Mã Theodosius I, vào năm 379 đã ban hành một chỉ dụ ngăn cấm nền tôn giáo cổ đã suy tàn và làm cho nó chết hẳn. Viên sứ giả của hoàng đế là Cynegius đã thi hành lệnh cấm ấy một cách vô cùng gắt gao. Ông tuyên bố đóng cửa tất cả các đền thờ và các đạo viện, ngăn cấm mọi cuộc hành lễ điểm đạo và những nghi lễ cổ truyền.
Lúc đó, những đám đông dân chúng cuồng tín đã đột nhập đền Denderah, đuổi các tăng lữ và xâm phạm vào những nơi thánh điện thiêng liêng. Họ phá hủy các pho tượng nữ thần Hathor, cướp bóc những đồ vàng ngọc, chặt đẽo gương mặt xinh đẹp và chạm trổ tinh vi của nữ thần, ở bất cứ nơi nào họ bắt gặp. Ở những nơi khác, sự tàn phá còn khốc liệt hơn nữa, vì người ta phá hủy các tường rào, triệt hạ những cột đền và đập tan từng mảnh những pho tượng khổng lồ. Người ta phá hoại công trình của bao nhiêu ngàn năm.
Đó là những biến chuyển của nền tôn giáo mà những tín đồ lúc đầu đã chịu đựng những sự ngược đãi bắt bớ, chịu pháp nạn rồi tử vì đạo, và cuối cùng lại dành một sự ngược đãi tương tự cho kẻ khác. Họ cho rằng bổn phận của họ là phải phá hủy công trình của tiền nhân, để tạo nên một công trình khác thích hợp hơn với họ.
Lúc bước vào đền, tôi nghĩ đến các vì vua của triều đại Ptolémée, những vì vua kiêu hãnh đã từng đến ngôi đền này trên những cỗ xe thếp vàng óng ánh, trước một đám đông dân chúng cúi đầu im lặng và tôn kính. Thời đó đã có bao nhiêu là đám rước lễ long trọng, náo nhiệt tưng bừng diễn ra trên sân đền rộng lớn, mà ngày nay sân đền lại vắng tanh không một bóng người! Nhìn di tích của chánh điện mà lòng tôi còn thấy buồn man mác, huống chi là những hang động âm u ở dưới hầm mà tôi đang bước đến?
Những gian phòng tối đen dưới hầm này được xây bên trong những bức tường dày kinh khủng. Vách tường cũng được tô điểm bằng những hình ảnh chạm trổ rất công phu, mô tả những cuộc lễ điểm đạo thiêng liêng ngày xưa đã từng diễn ra dưới hầm này.
Rời khỏi những căn hầm tối đen như những nhà mồ, tôi trở lại chỗ cửa chính. Cổng đền ngày xưa được khép với những cánh cửa bằng đồng rất kiên cố, có thếp vàng sáng chói lộng lẫy. Tôi bước ra ngoài và đi quanh một vòng chung quanh đền.
Thật khó mà tin rằng khi vua Ả Rập (Pasha) Abbas Hilmi phát hiện ra ngôi đền này vào giữa thế kỷ 19, phần lớn đã bị chôn vùi dưới một đồi cát và sỏi vụn. Nó được phơi bày ra ánh sáng trở lại nhờ những nhát cuốc xẻng của những phu thợ đến làm công việc đào xới đồi cát này. Có bao nhiêu người đã đi qua vùng này ngày xưa nhưng không hề biết đến cái kho tàng thiêng liêng của dĩ vãng mà họ đang dày xéo dưới gót chân?
Tôi ngừng lại một lúc để nhìn lên mặt ngoài tường có hình nổi chạm trổ chân dung nữ hoàng Cléopâtre. Vị nữ hoàng Ai Cập này lúc đương thời đã cấp một ngân khoản lớn để tu bổ bức tường chung quanh đền, vào lúc đó đã bắt đầu sụp lở. Để ghi nhớ công đức của bà, người ta đã tạc tượng nữ hoàng ở trên tường. Hoàng tử Césarion cũng được khắc tượng ở một bên nữ hoàng. Ông có dung mạo giống cha một cách lạ thường, thật đúng là con của César.
Tượng nữ hoàng Cléopâtre VII, mất vào năm 30 trước Công nguyên, đánh dấu thời kỳ Ai Cập bắt đầu trực thuộc La Mã.
Nữ hoàng Cléopâtre, con gái của vua Ptolémée, cũng là vị cuối cùng trong các nữ hoàng Ai Cập. Khi hoàng đế Jules César cầm quân vượt biển Địa Trung Hải đi chinh phục xứ Ai Cập, thì nữ hoàng Cléopâtre đã trở thành một tình nhân của vua ngay từ khi César vừa đổ bộ lên đất liền. Chính do sự trung gian của César mà nữ hoàng đã hướng xứ Ai Cập đến việc liên kết với một xứ hải đảo xa xôi, mà định mệnh đã đặt để rằng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Ai Cập trên 18 thế kỷ về sau! Và những quân sĩ La Mã cũng đã đem vào Anh quốc tôn giáo Sérapis, cùng với bao nhiêu di sản tinh thần khác có nguồn gốc Ai Cập. Một sự liên lạc, tuy gián tiếp, đã bắt đầu có giữa hai nước kể từ khi đó.
Trên bức tường chạm trổ nữ hoàng Cléopâtre đội một thứ mão tròn như cái dĩa có sừng, giống như mão của nữ thần Hathor, dể lộ mái tóc dài thắt bím. Gương mặt đầy đặn và xinh đẹp, tướng mạo uy nghi của một bậc vương giả quen truyền lịnh và sai phái kẻ dưới, cương quyết thực hiện mọi kế hoạch đến cùng bằng mọi phương tiện. Chính do ảnh hưởng của nữ hoàng mà Jules César đã nuôi cái mộng dùng thành Alexandrie làm kinh đô của đế quốc La Mã và trung tâm của thế giới. Khi Cléopâtre qua đời thì nền độc lập của Ai Cập cũng không còn nữa.
Tôi hồi tưởng lại rằng Cléopâtre cũng là một bậc giai nhân tuyệt sắc của thế giới cổ xưa, và là một trong những người đàn bà đã từng đóng vai trò quyết định của lịch sử. Có ai ngờ rằng định mệnh của một bậc vĩ nhân, vận mệnh của cả một đế quốc rộng lớn, có đôi khi lại treo lơ lửng dưới cái nụ cười quyến rũ hiện ra trên đôi môi xinh đẹp của một giai nhân?
lll
Phần trên những vách tường đá của ngôi đền đều có khắc những hàng ám tự (hiéroglyphes). Truyền thuyết cho rằng loại ám tự của thời cổ Ai Cập là do vị thánh sư Thoth tức Tehuti phát minh ra. Điều này cũng có một sự thật về lịch sử. Vì chính một vị chân sư có danh hiệu là Thoth đã đem thứ chữ này, như một sự tiết lộ của thánh thần, cho những con cháu của dân Atlante di cư sang vùng đất mới trên bờ sông Nile, trước khi những luồng sóng cuối cùng nhận chìm châu Atlantide xuống đáy biển. Vị chân sư Thoth cũng là tác giả của quyển Sách của người chết.
Người Ai Cập mô tả loại ám tự của họ là thứ ngôn ngữ của thần minh. Đó là bởi vì không những họ tin rằng loại chữ này được thần minh ban cho họ, mà cũng vì ý nghĩa ẩn giấu của nó được giữ kín đối với quần chúng và chỉ tiết lộ cho những vị môn đồ huyền môn đã được điểm đạo. Những nhà Ai Cập học hiện đại chỉ có thể hiểu được ý nghĩa thông thường của ám tự theo sự hiểu biết của người bình dân, điều đó đã là một thành quả vẻ vang rồi. Còn cái ý nghĩa ẩn giấu, bí truyền thì họ mù tịt chẳng biết gì cả. Đó là vì muốn thấu triệt loại chữ ám tự, ngôn ngữ của thần minh, người ta phải cần phải hiểu nó trên khía cạnh tâm linh, nếu không thì không thể nào hiểu được tận cùng chỗ sâu xa huyền diệu của nó. Điều này cũng tương tự như trường hợp của người môn đồ muốn thấu hiểu những pháp môn bí truyền được tiết lộ cho y trong các lễ điểm đạo của phái huyền môn Ai Cập.
Nhờ công trình của các nhà Ai Cập học, và một phần cũng do bàn tay của định mệnh, những kho tàng tâm linh quí báu thể hiện nơi những hàng ám tự khắc trên tường đá trong các đền thờ hoặc viết trong những pho sách cổ bằng lá cây chỉ thảo mới được phiên dịch ra và lưu truyền lại cho hậu thế. Vai trò của định mệnh trong sự khám phá này thật là lạ lùng. Nếu Napoléon không đem quân viễn chinh sang Ai Cập thì loại ngôn ngữ huyền bí khắc trên tường và viết trên giấy chỉ thảo này ngày nay có lẽ cũng vẫn còn câm lặng không hề có người đọc. Chính Napoléon từng là người của định mệnh đến một mức độ phi thường. Ông ta không hề tiếp xúc với một quốc gia nào, một cá nhân nào hay một nhân vật nào mà không ảnh hưởng sâu rộng đến vận mạng của họ. Người ta bảo ông là khí cụ của định mệnh, hay là của thần Némésis.
Cuộc viễn chinh của Napoléon sang Ai Cập đã dọn đường cho sự tìm tòi khảo cứu về cách sinh hoạt và tư tưởng của xứ Ai Cập thời cổ. Khi xứ Ai Cập bị đặt dưới quyền đô hộ của Hy Lạp, loại ngôn ngữ cổ xưa này bắt đầu suy sụp. Lẽ tự nhiên là chính quyền toan tính phổ biến ngôn ngữ và nền giáo dục Hy Lạp trong những giai cấp có học thức. Những chức vụ quan trọng trong chính quyền đều dành cho những người Ai Cập giỏi chữ Hy Lạp. Nhà cầm quyền Hy Lạp đóng cửa đạo viện cổ ở Héliopolis, là nơi đào tạo rất đông những tăng lữ Ai Cập thời xưa và nơi truyền bá sự học hỏi ngôn ngữ Ai Cập.
Trừ ra một số ít tăng lữ vẫn duy trì việc dùng tiếng Ai Cập trong vòng bí mật, chữ Hy Lạp đã thật sự trở nên một thứ quốc ngữ ở Ai Cập. Đến cuối thế kỷ 3, trong xứ Ai Cập người ta hầu như không còn tìm thấy một người nào có thể giải thích những ý nghĩa thông thường nhất của ám tự cổ nữa, đừng nói chi đến việc sử dụng thứ chữ ấy.
Mười lăm thế kỷ đã trôi qua. Việc dùng ám tự dường như đã hoàn toàn biến mất ở Ai Cập, thì đột nhiên xuất hiện trước hải cảng Alexandrie, do một cơn bão thổi tấp vào bến, và vượt qua sự canh tuần của hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của đô đốc Nelson, chiếc thuyền chở Napoléon và định mệnh của người.
Không bao lâu, quân đội viễn chinh Pháp được chuyển đến xứ Ai Cập. Người ta đào đất ở nhiều nơi để xây móng đắp nền làm những công sự phòng thủ. Một trong những địa điểm đầu tiên được lựa chọn do tầm quan trọng chiến lược của nó là ở vùng châu thổ sông Nile, kế cận hải cảng Rosetta.
Một viên sĩ quan trẻ tuổi, trung úy pháo binh Boussard, đã phát hiện một điều vô cùng quan trọng như một sự tình cờ đưa đến cái chìa khóa để truy ra ý nghĩa của các ám tự Ai Cập. Trong khi đào đất đắp nền xây pháo đài St. Julien gần thành phố Rashýd thuộc Rossetta, những quân sĩ của ông ta thình lình đào được một khối đá đen đã bể. Về sau nó được gọi là khối đá Rossetta (Rossetta Stone). Trung úy Boussard hiểu ngay rằng tảng đá này có một tầm quan trọng rất lớn vì nó có khắc chữ; đó là một sắc lệnh của giới tăng lữ thành Memphis ban bằng sắc danh dự cho vua Ptolémée V. Bản chính bằng chữ Hy Lạp khắc trên năm mươi bốn dòng, kèm theo hai bản dịch ra ám tự và cổ tự.
Khối đá Rossetta được gửi ngay về châu Âu. Tại đây, các nhà bác học ra công nghiên cứu cho đến khi họ có thể thiết lập toàn bộ chữ cái ám tự Ai Cập tương đương với những chữ cái Hy Lạp. Cái chìa khóa này từ đó đã giúp cho các nhà khảo cổ và Ai Cập học đọc được những bản ám tự khắc trên tường và trong các sách chỉ thảo đã từng là những điều bí hiểm trong bao nhiêu thế kỷ.
Send comment