- Chương I: Cảnh giới của tâm thức
- Chương II: Những quyền năng kỳ bí
- Chương III: Những lời tiên tri
- Chương IV: Những trường hợp lạ lùng
- Chương V: Một chuyến du hành
- Chương VI: Một trường hợp cải hối
- Chương VII: Lễ xuất gia
- Chương VIII: Pháp môn thiền định
- Chương IX: Thiếu sinh học đường
- Chương X: Sư mẫu Kashi Moni
- Chương XI: Những trường hợp phục sinh
- Chương XII: Cuộc gặp gỡ trên Hy Mã Lạp Sơn
- Chương XIII: Đức tin và phép lạ
- Chương XIV: Chân sư
- Chương XV: Một vị thánh sống
- Chương XVI: Truyền pháp sang Hoa Kỳ
- Chương XVII: Trở về Ấn Độ
- Chương XVIII: Sư phụ từ trần
XỨ
PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Khi một vị chân sư đã thực sự chứng ngộ, người tự nhiên có được những năng lực mầu nhiệm như biết được quá khứ, nhìn thấy trước tương lai, chữa khỏi bệnh tật cho người khác, hoặc có thể thực hiện những điều mà người đời tưởng như không thể nào làm được.
Một vị chân sư cũng có thể biết trước được những gì sắp xảy đến cho mình, kể cả việc mình sẽ chết lúc nào. Hơn thế nữa, nếu vì một lý do cần thiết chính đáng nào đó, một vị chân sư có thể tùy ý thay đổi ngày giờ ra đi của mình một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, biểu hiện quan trọng hơn cả việc chủ động về ngày giờ chết của một vị chân sư là việc vị ấy không hề có sự lo lắng hay buồn khổ về việc phải chấm dứt mạng sống ở thế gian. Điều đó cho thấy các ngài đã cảm nhận trước một cảnh giới tốt đẹp hơn sau khi từ bỏ cõi trần tục này.
Một vị chân sư cũng vui lòng nhận lấy những bệnh khổ, sự đau đớn hay bất hạnh, mặc dù vị ấy đã biết trước và có thể tránh né. Sở dĩ các vị làm như vậy, là vì các vị đã hiểu thấu luật nhân quả và không muốn tạo tác ra những nghiệp mới bằng vào những năng lực siêu nhiên mà mình có được.
Ngay cả việc sử dụng thần thông hay phép lạ để cứu giúp người khác cũng được một vị chân sư cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Vì các vị biết rằng, cách cứu giúp một người tốt nhất là phải chuyển hóa con người họ trở nên hiền thiện, thay vì là giúp họ thoát khỏi những khổ đau bất hạnh do chính họ đã gây ra bằng những hành vi bất thiện trong quá khứ.
Tuy nhiên, hành trạng của một vị chân sư đã chứng ngộ không dễ dàng có thể hiểu thấu bằng những nguyên tắc này hay nguyên tắc khác, theo cách mà người thế tục vẫn thường suy diễn. Điều đó là do nơi sự hiểu biết bao quát của các ngài. Trong một sự việc mà người thường cho là không nên làm, các ngài lại nhận thấy có một khía cạnh nào đó cần thực hiện. Ngược lại, trong những sự việc mà người thường cho là tốt đẹp, các ngài lại có thể nhìn ra yếu tố không nên làm. Nói chung, hành động của các ngài xuất phát từ tấm lòng từ bi muốn đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sanh với một trí tuệ hiểu biết sâu xa bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Những yếu tố ấy làm cho người thế gian không thể nào đủ sức hiểu thấu hoặc đánh giá đúng về hành trạng của các ngài.
Một số vị đã thị hiện trong những hình tướng xấu xí, bẩn thỉu. Các vị làm như vậy để phá tan đi những định kiến của người đời luôn phán đoán con người theo dáng vẻ bên ngoài. Bởi vì, hình tướng bên ngoài không thể nói lên giá trị chân thật hay sự giác ngộ về tâm linh của một con người.
Lại có những vị xuất hiện trong cuộc sống phàm tục của thế gian. Các vị cũng có vợ con, làm những công việc rất bình thường như người thế tục, thậm chí đôi khi còn chịu đựng những khổ đau, hoạn nạn không khác gì với một người phàm tục. Các vị làm như vậy là để giáo hóa những người thế gian được dễ dàng hơn, bởi các vị đã tạo cho họ một sự gần gũi không ngăn cách trong cuộc sống. Từ cuộc sống thế tục, một vị chân sư vươn lên và thể hiện sự giải thoát của mình, như một tấm gương sáng để những người khác noi theo. Thầy Lahiri Mahsaya là một trong những tấm gương như thế.
Ngoài ra, một vị chân sư cũng có thể viên tịch khi còn rất trẻ, hoặc có thể sống lâu đến 100, thậm chí 200 tuổi nếu cần thiết. Các vị làm như vậy không theo một nguyên tắc bó buộc nào, mà hoàn toàn dựa vào tâm niệm hóa độ chúng sanh.
° ° °
Một trong các vị chân sư Ấn Độ được biết đến nhiều nhất là tổ Bồ-đề Đạt-Ma.[9] Tổ Bồ-đề Đạt-ma sinh vào thế kỷ 5, là hoàng tử thứ ba của vua Hương Chí nước Ca-xí,[10] một vị vua ở miền Nam Ấn Độ. Ngài đã bỏ ngôi vua mà đi theo con đường tu tập để đạt được sự giải thoát khỏi những hệ lụy của thế gian.
Ngài là đệ tử của Tổ sư Bát-nhã Đa-la, là vị tổ thứ 27 được truyền thừa kể từ đức Phật Thích-ca. Theo lời dạy của thầy, ngài đã rời khỏi Ấn Độ và đem pháp môn thiền định truyền sang Trung Hoa, trở thành vị Tổ sư thiền đầu tiên ở xứ này.
Tổ Đạt-ma giáo hóa tại Ấn Độ trong vòng sáu mươi năm, truyền bá pháp môn thiền định cho rất nhiều người. Đến khoảng năm 520 thì ngài sang Trung Hoa.
Khi đến Trung Hoa, ngài đã gặp vua Lương Vũ Đế là một vị vua lúc ấy đang rất sùng mộ đạo Phật. Nhưng sau khi trao đổi thấy vua không đủ sức hiểu được đạo lý sâu xa mà ngài muốn truyền dạy, ngài liền qua sông mà tìm đến vùng núi Tung Sơn. Tương truyền rằng khoảng sông rộng không có đò ngang, ngài đã thả chiếc nón xuống làm thuyền vượt qua sông.
Đến Tung Sơn, ngài vào một hang động hoang vắng ngồi thiền tọa trong suốt chín năm trời, quay mặt vào vách không giao tiếp với ai cả.
Sau ngài gặp được đại sư Thần Quang là người hết lòng cầu đạo, đã dám tự chặt đứt cánh tay trái của mình để tỏ rõ quyết tâm, ngài liền đem những yếu chỉ của pháp môn thiền định mà truyền dạy cho. Thần Quang được đổi tên là Huệ Khả, trở thành Tổ sư thiền thứ hai, nối tiếp pháp môn này tại Trung Hoa.
Tổ Đạt-ma bị nhiều người ghen ghét vì không hiểu được đạo lý sâu xa của ngài, nên dùng thuốc độc lén bỏ vào thức ăn để đầu độc ngài. Tuy nhiều lần như vậy nhưng Tổ sư vẫn không hề hấn gì.
Sau khi ngài đã viên tịch, vua truyền dựng tháp thờ. Được ba năm sau, một viên quan tên là Châu Vân vâng lệnh triều đình đi sứ về, bỗng gặp tổ Đạt-ma đi trên đường núi, trên vai quảy một cây gậy, nơi đầu gậy treo đong đưa một chiếc dép. Châu Vân liền hỏi: “Bạch thầy, thầy đang đi về nơi đâu?” Tổ sư đáp: “Ta về Tây Thiên.”[11]
Châu Vân lấy làm lạ lắm, liền trình sự việc lên vua Ngụy Đế. Vua ra lệnh khai quật quan tài của Tổ sư lên để xem, thì thấy trong quan tài trống trơn chỉ còn lại một chiếc dép mà thôi. Vua truyền mang chiếc dép ấy đặt ở chùa Thiếu Lâm mà thờ phụng.
Vì thế, người đời sau thường vẽ tranh Tổ Đạt-ma quảy một cây gậy, trên đầu gậy chỉ có một chiếc dép.
Pháp môn thiền định do Tổ Đạt-ma truyền sang Trung Hoa, tiếp tục truyền nối đến tổ thứ sáu là Huệ Năng, tương truyền là người cũng đã nhiều lần hiển thị thần thông để nhằm mục đích hoằng dương chánh pháp.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG XIV: CHÂN SƯ
Những trường hợp về các vị chân sư đã chứng ngộ và thực hiện các phép thần thông được ghi nhận lại trong lịch sử rất nhiều, nhưng thường không phải là đề tài được các bậc thầy đời sau nhắc đến. Các ngài vẫn sợ rằng những người mới học đạo nếu không đủ hiểu biết có thể sẽ rất dễ bị cuốn hút bởi các phép lạ thay vì là những đạo lý chân chính đưa đến sự giải thoát.Khi một vị chân sư đã thực sự chứng ngộ, người tự nhiên có được những năng lực mầu nhiệm như biết được quá khứ, nhìn thấy trước tương lai, chữa khỏi bệnh tật cho người khác, hoặc có thể thực hiện những điều mà người đời tưởng như không thể nào làm được.
Một vị chân sư cũng có thể biết trước được những gì sắp xảy đến cho mình, kể cả việc mình sẽ chết lúc nào. Hơn thế nữa, nếu vì một lý do cần thiết chính đáng nào đó, một vị chân sư có thể tùy ý thay đổi ngày giờ ra đi của mình một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, biểu hiện quan trọng hơn cả việc chủ động về ngày giờ chết của một vị chân sư là việc vị ấy không hề có sự lo lắng hay buồn khổ về việc phải chấm dứt mạng sống ở thế gian. Điều đó cho thấy các ngài đã cảm nhận trước một cảnh giới tốt đẹp hơn sau khi từ bỏ cõi trần tục này.
Một vị chân sư cũng vui lòng nhận lấy những bệnh khổ, sự đau đớn hay bất hạnh, mặc dù vị ấy đã biết trước và có thể tránh né. Sở dĩ các vị làm như vậy, là vì các vị đã hiểu thấu luật nhân quả và không muốn tạo tác ra những nghiệp mới bằng vào những năng lực siêu nhiên mà mình có được.
Ngay cả việc sử dụng thần thông hay phép lạ để cứu giúp người khác cũng được một vị chân sư cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Vì các vị biết rằng, cách cứu giúp một người tốt nhất là phải chuyển hóa con người họ trở nên hiền thiện, thay vì là giúp họ thoát khỏi những khổ đau bất hạnh do chính họ đã gây ra bằng những hành vi bất thiện trong quá khứ.
Tuy nhiên, hành trạng của một vị chân sư đã chứng ngộ không dễ dàng có thể hiểu thấu bằng những nguyên tắc này hay nguyên tắc khác, theo cách mà người thế tục vẫn thường suy diễn. Điều đó là do nơi sự hiểu biết bao quát của các ngài. Trong một sự việc mà người thường cho là không nên làm, các ngài lại nhận thấy có một khía cạnh nào đó cần thực hiện. Ngược lại, trong những sự việc mà người thường cho là tốt đẹp, các ngài lại có thể nhìn ra yếu tố không nên làm. Nói chung, hành động của các ngài xuất phát từ tấm lòng từ bi muốn đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sanh với một trí tuệ hiểu biết sâu xa bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Những yếu tố ấy làm cho người thế gian không thể nào đủ sức hiểu thấu hoặc đánh giá đúng về hành trạng của các ngài.
Một số vị đã thị hiện trong những hình tướng xấu xí, bẩn thỉu. Các vị làm như vậy để phá tan đi những định kiến của người đời luôn phán đoán con người theo dáng vẻ bên ngoài. Bởi vì, hình tướng bên ngoài không thể nói lên giá trị chân thật hay sự giác ngộ về tâm linh của một con người.
Lại có những vị xuất hiện trong cuộc sống phàm tục của thế gian. Các vị cũng có vợ con, làm những công việc rất bình thường như người thế tục, thậm chí đôi khi còn chịu đựng những khổ đau, hoạn nạn không khác gì với một người phàm tục. Các vị làm như vậy là để giáo hóa những người thế gian được dễ dàng hơn, bởi các vị đã tạo cho họ một sự gần gũi không ngăn cách trong cuộc sống. Từ cuộc sống thế tục, một vị chân sư vươn lên và thể hiện sự giải thoát của mình, như một tấm gương sáng để những người khác noi theo. Thầy Lahiri Mahsaya là một trong những tấm gương như thế.
Ngoài ra, một vị chân sư cũng có thể viên tịch khi còn rất trẻ, hoặc có thể sống lâu đến 100, thậm chí 200 tuổi nếu cần thiết. Các vị làm như vậy không theo một nguyên tắc bó buộc nào, mà hoàn toàn dựa vào tâm niệm hóa độ chúng sanh.
° ° °
Một trong các vị chân sư Ấn Độ được biết đến nhiều nhất là tổ Bồ-đề Đạt-Ma.[9] Tổ Bồ-đề Đạt-ma sinh vào thế kỷ 5, là hoàng tử thứ ba của vua Hương Chí nước Ca-xí,[10] một vị vua ở miền Nam Ấn Độ. Ngài đã bỏ ngôi vua mà đi theo con đường tu tập để đạt được sự giải thoát khỏi những hệ lụy của thế gian.
Ngài là đệ tử của Tổ sư Bát-nhã Đa-la, là vị tổ thứ 27 được truyền thừa kể từ đức Phật Thích-ca. Theo lời dạy của thầy, ngài đã rời khỏi Ấn Độ và đem pháp môn thiền định truyền sang Trung Hoa, trở thành vị Tổ sư thiền đầu tiên ở xứ này.
Tổ Đạt-ma giáo hóa tại Ấn Độ trong vòng sáu mươi năm, truyền bá pháp môn thiền định cho rất nhiều người. Đến khoảng năm 520 thì ngài sang Trung Hoa.
Khi đến Trung Hoa, ngài đã gặp vua Lương Vũ Đế là một vị vua lúc ấy đang rất sùng mộ đạo Phật. Nhưng sau khi trao đổi thấy vua không đủ sức hiểu được đạo lý sâu xa mà ngài muốn truyền dạy, ngài liền qua sông mà tìm đến vùng núi Tung Sơn. Tương truyền rằng khoảng sông rộng không có đò ngang, ngài đã thả chiếc nón xuống làm thuyền vượt qua sông.
Đến Tung Sơn, ngài vào một hang động hoang vắng ngồi thiền tọa trong suốt chín năm trời, quay mặt vào vách không giao tiếp với ai cả.
Sau ngài gặp được đại sư Thần Quang là người hết lòng cầu đạo, đã dám tự chặt đứt cánh tay trái của mình để tỏ rõ quyết tâm, ngài liền đem những yếu chỉ của pháp môn thiền định mà truyền dạy cho. Thần Quang được đổi tên là Huệ Khả, trở thành Tổ sư thiền thứ hai, nối tiếp pháp môn này tại Trung Hoa.
Tổ Đạt-ma bị nhiều người ghen ghét vì không hiểu được đạo lý sâu xa của ngài, nên dùng thuốc độc lén bỏ vào thức ăn để đầu độc ngài. Tuy nhiều lần như vậy nhưng Tổ sư vẫn không hề hấn gì.
Sau khi ngài đã viên tịch, vua truyền dựng tháp thờ. Được ba năm sau, một viên quan tên là Châu Vân vâng lệnh triều đình đi sứ về, bỗng gặp tổ Đạt-ma đi trên đường núi, trên vai quảy một cây gậy, nơi đầu gậy treo đong đưa một chiếc dép. Châu Vân liền hỏi: “Bạch thầy, thầy đang đi về nơi đâu?” Tổ sư đáp: “Ta về Tây Thiên.”[11]
Châu Vân lấy làm lạ lắm, liền trình sự việc lên vua Ngụy Đế. Vua ra lệnh khai quật quan tài của Tổ sư lên để xem, thì thấy trong quan tài trống trơn chỉ còn lại một chiếc dép mà thôi. Vua truyền mang chiếc dép ấy đặt ở chùa Thiếu Lâm mà thờ phụng.
Vì thế, người đời sau thường vẽ tranh Tổ Đạt-ma quảy một cây gậy, trên đầu gậy chỉ có một chiếc dép.
Pháp môn thiền định do Tổ Đạt-ma truyền sang Trung Hoa, tiếp tục truyền nối đến tổ thứ sáu là Huệ Năng, tương truyền là người cũng đã nhiều lần hiển thị thần thông để nhằm mục đích hoằng dương chánh pháp.
Send comment