- Chương I: Cảnh giới của tâm thức
- Chương II: Những quyền năng kỳ bí
- Chương III: Những lời tiên tri
- Chương IV: Những trường hợp lạ lùng
- Chương V: Một chuyến du hành
- Chương VI: Một trường hợp cải hối
- Chương VII: Lễ xuất gia
- Chương VIII: Pháp môn thiền định
- Chương IX: Thiếu sinh học đường
- Chương X: Sư mẫu Kashi Moni
- Chương XI: Những trường hợp phục sinh
- Chương XII: Cuộc gặp gỡ trên Hy Mã Lạp Sơn
- Chương XIII: Đức tin và phép lạ
- Chương XIV: Chân sư
- Chương XV: Một vị thánh sống
- Chương XVI: Truyền pháp sang Hoa Kỳ
- Chương XVII: Trở về Ấn Độ
- Chương XVIII: Sư phụ từ trần
XỨ
PHẬT HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Một ngày nọ, tôi đang nhập định trong phòng của tôi tại Thiếu Sinh Học Đường, ở Ranchi. Bỗng nhiên tôi cảm thấy mình rơi vào một trạng thái dự cảm lạ thường. Trong trạng thái ấy, tôi cảm nhận một sự thôi thúc như đã có từ rất lâu xa trong quá khứ, rằng đã đến lúc tôi phải lên đường sang Hoa Kỳ. Tôi cũng mơ hồ nhận biết là có rất nhiều người đang chờ đợi tôi nơi vùng đất xa xôi ấy để được hướng dẫn việc tu tập theo pháp môn thiền định.
Trong khi tôi vẫn còn đang trong trạng thái xuất thần kỳ lạ ấy thì bất chợt cửa phòng mở ra. Một em thiếu sinh đã tìm được nơi tôi ở và vui mừng đẩy cửa chạy bay vào:
– A, thầy đây rồi! Thầy đây rồi!
Tôi từ từ mở mắt nhìn em và gọi:
– Bimal, em lại đây. Thầy đang có chuyện muốn nói với em.
Bimal dừng lại từ xa, rồi rón rén đi lại gần tôi. Em có vẻ hơi sợ vì vừa nhận ra là tôi đang ngồi thiền. Các em đều biết là khi tôi đang ngồi thiền thì không ai được phép quấy rầy, kể cả các thầy cô trong trường.
Tôi cười để trấn an em:
– Không sao đâu, Bimal. Thầy đang muốn cho em biết một tin này. Thầy sắp lên đường sang Hoa Kỳ.
Bimal mở to mắt nhìn tôi như vừa nghe thấy một chuyện động trời:
– Thầy đi sang Hoa Kỳ? Nhưng em nghe nói đất nước ấy ở xa, xa lắm kia mà?
– Đúng vậy. Nhưng dù xa đến đâu thì thầy cũng phải đi, vì những người ở đó đang cần đến thầy.
Chỉ nửa giờ sau đó, cả trường đã biết tin tôi dự định sang Hoa Kỳ, vì Bimal đã như một con sóc con chạy đi khắp nơi để thông báo.
Không để cho mọi người phải xôn xao và hoang mang quá lâu, ngay chiều hôm đó tôi triệu tập một phiên họp toàn thể và chính thức công bố dự định của mình. Tôi nói:
– Tôi hy vọng là tất cả các vị sẽ đồng tâm hiệp lực cùng nhau duy trì và phát triển cơ sở giáo dục này, theo đúng như nguyện vọng của đức thầy Lahiri Mahsaya mong mỏi. Từ Hoa Kỳ, tôi sẽ giữ liên lạc thường xuyên cùng quý vị, và sẽ trở về thăm quý vị khi nào có dịp.
Mọi người đều sửng sốt trước tuyên bố chính thức này, đến nỗi không ai nói được lời nào. Nhưng sau đó thì họ hiểu được quyết tâm của tôi khi tôi đưa ra một kế hoạch phân công cụ thể, ủy nhiệm người thay thế cương vị của tôi, và dặn dò tất cả những gì cần thiết khi tôi không còn có mặt ở nơi đây nữa.
Hôm sau, tôi từ biệt Ranchi và ngôi trường thân yêu với những con người đã từng gắn bó với tôi từ những ngày đầu gian khổ. Ai nấy đều rưng rưng nước mắt trước cuộc chia ly hoàn toàn bất ngờ này. Bằng đường xe lửa, tôi về đến Calcutta ngay trong ngày hôm ấy để khởi sự chuẩn bị cho việc lên đường.
Trong khi tôi còn chưa xác định việc mình sẽ ra đi như thế nào thì buổi chiều ngày sau đó tôi bất ngờ nhận được thư mời dự Đại hội Tôn giáo Toàn cầu tại Boston – Hoa Kỳ, với tư cách là đại biểu của Ấn Độ.
Tôi hết sức phân vân vì sự việc diễn ra như một sự sắp xếp kỳ diệu đến nỗi tôi khó lòng tin được đó là sự thật. Tôi liền đến Serampore để báo tin và đồng thời xin ý kiến của sư phụ Śrỵ Yukteswar.
Sư phụ đáp không suy nghĩ, có vẻ như người đã biết trước sự việc từ lâu:
– Con hãy đi. Đó là một dịp may hiếm có đấy.
– Bạch thầy! Con vẫn còn lo lắng vì con không giỏi tiếng Anh lắm, nhất là kỹ năng giao tiếp bằng Anh ngữ. Hơn nữa, con chưa từng phát biểu trước những hội nghị có đông người.
Sư phụ mỉm cười và trả lời bằng một câu tối nghĩa:
– Con đừng lo. Mọi người sẽ thích thú lắng nghe con.
Tối hôm đó, tôi đem sự việc trình bày với cha tôi. Ông hoàn toàn kinh ngạc vì không thể nào ngờ được! Hoa Kỳ là một xứ sở có vẻ như quá xa xôi đối với những người thuộc thế hệ lớn tuổi như ông. Ông lo sợ rằng sẽ không còn được nhìn thấy tôi lần nữa nếu để tôi ra đi. Ông nói:
– Con sẽ đi như thế nào? Ai sẽ lo phí tổn cho chuyến đi?
Hình như cha tôi nghĩ là những khó khăn ấy có thể sẽ ngăn cản được sự ra đi của tôi. Tôi liền cười đáp lời người:
– Nếu việc ra đi của con là cần thiết, con tin là mọi việc tự nó sẽ được giải quyết bằng cách này hay cách khác thôi.
Và tôi nói thêm:
– Biết đâu rằng vì thấy được tầm quan trọng của việc truyền bá đạo pháp sang Hoa Kỳ mà cha sẽ lo lắng phí tổn cho con đi cũng nên.
Tôi xem đó như một câu nói đùa chỉ để làm dịu bớt tầm quan trọng của sự việc. Chẳng ngờ là ngay hôm sau, cha tôi gọi tôi đến và đưa cho tôi một tấm ngân phiếu. Người nói:
– Cha hy vọng số tiền này sẽ đủ để trang trải chi phí cho chuyến đi sắp tới của con. Ngoài ra, cha muốn con hiểu rằng việc cha đưa cho con số tiền này không phải với tư cách một người cha cho con, mà với tư cách một đệ tử của đức thầy Lahiri Mahsaya muốn góp sức làm tròn ý nguyện của thầy. Cha cầu chúc con thành công trong việc truyền bá pháp môn thiền định sang phương Tây, và trước hết là sang Hoa Kỳ.
Tôi vô cùng xúc động trước những lời của cha tôi. Quả thật, khi hiểu rõ về mục đích chuyến đi của tôi, người đã có đủ dũng khí vượt qua được những tình cảm quyến luyến thường tình để thúc giục, động viên tôi lên đường.
Tuy vậy, cha tôi vẫn không tránh khỏi xúc động nghẹn ngào trước sự ra đi của tôi. Người nói:
– Có lẽ cha con ta sẽ không còn có dịp để gặp lại nhau trong kiếp này.
Cha tôi năm ấy đã 67 tuổi, và người lo sợ là sẽ qua đời sau khi tôi đi xa.
Bằng một linh cảm rất chắc chắn, tôi quả quyết nói với cha tôi:
– Cha đừng lo. Con sẽ còn có dịp trở về thăm cha.
Và như vậy là mọi điều kiện đều đã sẵn sàng cho chuyến đi Hoa Kỳ của tôi.
Nhưng trong lòng tôi vẫn chưa thực sự yên tâm về trọng trách mà mình sắp phải gánh vác. Tôi nghĩ đến xã hội văn minh phương Tây với tất cả những máy móc, tiện nghi đời sống vật chất quá dư thừa và những nền tảng tâm linh còn thiếu vắng. Trong những điều kiện ấy, thật không dễ dàng để truyền bá một pháp môn hoàn toàn không dựa vào vật chất. Điều đó giống như một cuộc cách mạng tâm linh mà vũ khí duy nhất của tôi là trình độ chứng ngộ của chính bản thân mình. Tôi tập trung mọi năng lực tinh thần của mình để củng cố niềm tin và quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ trọng đại mà sư phụ đã giao phó.
Và niềm tin của tôi đã được củng cố đến mức sắt đá chỉ sau một buổi thiền định mà tôi nhớ mãi suốt đời mình.
Hôm ấy, sau những giờ thiền định vào buổi sáng sớm, ngay khi tôi đã sắp sửa chấm dứt và đứng dậy, tôi bỗng có một cảm giác vô cùng kỳ lạ. Chung quanh tôi mọi vật dường như sáng dần lên mặc dù trời vẫn còn quá sớm, chưa có ánh sáng mặt trời. Thứ ánh sáng kỳ lạ ấy dần dần không chỉ bao phủ quanh tôi mà còn soi rõ cả khung cảnh chung quanh. Tôi còn cảm nhận được một mùi hương trầm ngây ngất lan tỏa đầy không khí giống như trong một cuộc đại lễ tôn giáo mà người ta sử dụng rất nhiều loại hương liệu này.
Trong cảm giác ngất ngây vì khung cảnh lạ thường ấy, tôi như nhìn thấy một làn khói dày đặc từ từ quyện lại thành một cột khói nhỏ ngay trước mặt tôi. Trong giây lát, tôi nhìn thấy một khuôn mặt, và rồi là cả thân hình của một vị tu sĩ trẻ, giống hệt chân dung đức thầy Lahiri Mahsaya mà tôi đã từng chiêm ngưỡng từ thuở bé.
Tôi bất chợt nhớ lại câu chuyện gặp gỡ kỳ diệu giữa đức thầy Lahiri Mahsaya và Tổ sư Babji. Một trực giác rất mạnh mẽ mách bảo ngay cho tôi biết người đang hiện thân trước mặt tôi là ai. Tôi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ xuống dưới chân ngài và gọi lớn:
– Đức Tổ sư Babji!
Đức Babji – vâng, chính là ngài – nở nụ cười từ hòa, đưa tay xoa đầu tôi và nói bằng thổ ngữ miền Bắc Ấn:
– Phải, chính ta là Babji. Ta biết tâm trạng của con hiện nay như thế nào, và ta muốn con hãy vững tâm lên đường sang Hoa Kỳ. Tuy nhiệm vụ của con là cực kỳ khó khăn, nhưng cơ duyên đã đến thì mọi việc sẽ tự nó chuyển biến theo cách tốt đẹp nhất mà con không cần phải lo lắng nhiều.
Dừng một chút, rồi ngài nói tiếp:
– Ta rất vui là con đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề và vai trò trách nhiệm của mình. Quả thật, Lahiri Mahsaya và Śrỵ Yukteswar chỉ là những người khơi mở, và chính con mới là người thực hiện nguyện vọng truyền bá đạo pháp của ta. Đó là lý do vì sao ta hiện thân đến đây hôm nay để trò chuyện với con.
Đức Babji đưa tay làm một cử chỉ ban ân huệ, rồi nói:
– Giờ thì ta tin là con đã có đủ niềm tin để lên đường. Ta chúc con gặp được mọi điều may mắn.
Ngài khoát tay ra hiệu từ biệt. Và chỉ trong thoáng chốc, nơi ngài đứng chỉ còn là một làn khói mỏng đang dần dần tan biến vào khoảng không.
Tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng kinh ngạc và pha lẫn một niềm vui sướng đến cùng cực. Giờ đây tôi không còn lo lắng gì về vùng đất xa lạ sắp đến và những nhiệm vụ khó khăn đang chờ đón. Tôi biết là mọi việc đều sẽ diễn tiến một cách tốt đẹp nếu chúng ta khởi sự bằng một tâm nguyện tốt đẹp.
Trước ngày tôi chính thức lên đường, sư phụ Śrỵ Yukteswar có lời dặn dò:
– Trong môi trường mới, con nên hết sức thận trọng. Đừng quá bảo thủ với những tập tục và tư tưởng của xứ Ấn, cũng không được chạy theo quá trớn nền văn minh vật chất của xã hội mới. Điều quan trọng nhất là con phải biết dung hòa những điểm tốt đẹp của cả hai vùng. Và phải ứng xử một cách khách quan như một nhà truyền giáo, không phải như đại diện của một dân tộc.
Và sư phụ nói thêm để tạo niềm tin cho tôi:
– Nếu con tiếp tục giữ vững được công phu tu tập hành trì, đạo hạnh của con sẽ là thứ vũ khí sắc bén giúp con thu phục được tất cả những ai cần đến một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. Những lời chỉ dạy của con sẽ làm thay đổi cuộc đơi của họ, không chỉ trong hiện tại mà còn là trong cả những kiếp sống vị lai. Và ta tin chắc rằng dù con có đi đến bất kỳ xứ sở xa xôi hẻo lánh nào, quanh con cũng sẽ luôn có nhiều người bạn tốt để hỗ trợ.
Những lời nói của sư phụ Śrỵ Yukteswar về sau đều ứng nghiệm với thực tế. Tôi đã có vô số những người bạn tốt trên đất Mỹ, những người sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công cuộc hoằng dương đạo pháp.
° ° °
Tháng 8 năm 1920.
Tôi chính thức lên đường sang Hoa Kỳ trên chiếc tàu City of Sparta. Kể từ sau khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt, đây là chuyến tàu đầu tiên từ Ấn Độ vượt biển sang Hoa Kỳ. Việc mua vé tàu cực kỳ khó khăn, đến nỗi tôi cũng không thể hiểu nổi là nhờ đâu mà cuối cùng mình cũng đã mua được một vé!
Trong thời gian lênh đênh trên biển, một trong những hành khách tình cờ biết được tôi là đại biểu của Ấn Độ đi dự Đại hội Tôn giáo tại Boston. Ông ta liền nói với tôi:
– Bạch Đại đức! Thời gian đi tàu hãy còn dài. Có thể nào nhân đây đại đức cho chúng tôi nghe một buổi thuyết pháp vào tối thứ Năm sắp tới đây được chăng?
Tôi thấy mình không có lý do gì để từ chối, nhất là khi tôi đã xác định việc hoằng pháp như là mục tiêu chính cho chuyến đi của tôi. Tuy nhiên, sau đó tôi bắt đầu thấy lo lắng về khả năng nói tiếng Anh còn kém cỏi của mình. Bởi vì đa số hành khách trên tàu đều là người phương Tây, nên tôi buộc phải trình bày bằng tiếng Anh nếu muốn cho mọi người hiểu được.
Và buổi tối thứ Năm rồi cũng đến.
Trong khoảng 10 phút đồng hồ, tôi đứng lặng trước cử tọa mà không nói được lời nào. Những ý tưởng của tôi trở nên rối rắm và tản mác khi tôi muốn diễn đạt chúng bằng Anh ngữ. Tôi nhắm mắt lại, nhớ đến sư phụ Śrỵ Yukteswar và cố gắng tập trung tư tưởng. Trong một lúc, tôi bắt đầu cảm thấy điềm tĩnh như trong một trạng thái thiền định, và đầu óc dần sáng suốt, minh mẫn hơn lên. Tôi bắt đầu nói, khởi sự từ những vấn đề đơn giản và dễ hiểu nhất.
Trong khoảng hơn 45 phút sau đó, tôi đã nói một cách trôi chảy, như thể không còn gặp chút khó khăn nào về vấn đề ngôn ngữ. Đề tài tôi trình bày được tiếp nhận một cách nồng nhiệt bởi tôi nhận thấy tất cả cử tọa đều say sưa chú ý lắng nghe. Và khi tôi chấm dứt buổi thuyết pháp, một số người không ngần ngại đã bày tỏ sự quan tâm của mình bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề. Tôi đã giải đáp trọn vẹn tất cả những câu hỏi được nêu ra, với những ví dụ minh họa rất sống động khiến cho mọi người đều cảm thấy hứng thú và lôi cuốn.
Ngay sáng hôm sau, một nhóm người trên tàu đến tìm gặp tôi. Họ là những Phật tử thuần thành hiện đang tài trợ cho một số các chương trình giáo dục Phật giáo tại Hoa Kỳ. Và họ chính thức mời tôi tham gia với tư cách giảng viên tại một số giảng đường Phật giáo của họ. Tôi nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để tôi truyền bá pháp môn thiền định.
Từ hôm đó, tôi tự tin hơn với khả năng nói tiếng Anh của mình. Tôi tranh thủ thời gian trên tàu để trò chuyện, trao đổi với mọi người nhằm rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp. Điều đó quả thật rất có lợi cho tôi trong những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ. Hơn thế nữa, tôi còn nhận được rất nhiều lời mời thăm viếng từ các hành khách ở những tiểu bang khác nhau. Tôi vui vẻ ghi nhận địa chỉ của từng người và hứa sẽ đến thăm sau khi đã tham gia Đại hội. Về sau tôi mới biết họ đều là những nhân vật quan trọng mà tiếng nói rất có ảnh hưởng trong cộng đồng. Chính nhờ đó mà công cuộc truyền bá đạo pháp của tôi được thuận lợi ngay từ những tháng đầu tiên.
Chuyến tàu City of Sparta đến Boston, Hoa Kỳ vào cuối tháng 9. Ngày 6 tháng 10, tôi chính thức tham gia Đại hội Tôn giáo và phát biểu với tư cách đại biểu của Ấn Độ. Phần trình bày của tôi đã được các đại biểu tham gia hoan nghênh nhiệt liệt. Sau Đại hội, ông Tổng thư ký của Hiệp hội Tôn giáo Thống nhất Hoa Kỳ có viết một bài đăng trên báo, trong đó ông giới thiệu và bình luận về phần trình bày của tôi tại Đại hội Tôn giáo. Nhờ sự khen ngợi của ông, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó tôi đã được rất nhiều người Mỹ biết đến và tìm cách liên lạc, thăm viếng nơi tôi ở.
Sau thời gian Đại hội, tôi quyết định lưu lại Boston để thực hiện những buổi thuyết pháp tại nhiều nơi. Tôi đã ở lại Hoa Kỳ được 4 năm và mở ra nhiều lớp dạy thiền định. Tôi cũng có cho xuất bản một tập thơ đạo lý với nhan đề là “Nhạc khúc tâm linh”.
Với những thành quả đã đạt được, tôi có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ rất nhiều người Mỹ và cả những đệ tử mới thu nhận. Vì thế, mùa hè năm 1924 tôi quyết định thực hiện một chuyến đi thuyết pháp vòng quanh đất Mỹ.
Chuyến đi đã thành công vượt ngoài sự mong đợi của tôi. Tại mỗi thành phố lớn đều có hàng nghìn người đến nghe tôi thuyết pháp. Và tên tuổi tôi lan rộng một cách nhanh chóng đến nỗi người ta náo nức chờ đón ngay từ khi tôi còn chưa đến. Kết quả là tôi đã thu nhận rất nhiều đệ tử và mở thêm nhiều lớp học ở khắp nơi.
Năm 1925, mọi việc vẫn tiếp tục diễn tiến thuận lợi và tôi thành lập một đạo viện lớn ở Los Angeles, nằm trên một sườn đồi. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh, tôi có viết thư cho sư phụ Śrỵ Yukteswar để kể rõ với người về mọi diễn tiến. Tôi cũng gửi cho người một tập hình ảnh, trong đó có cảnh đạo viện ở đây và quang cảnh một số buổi thuyết pháp rất đông người tham dự của tôi.
Sư phụ đã viết thư trả lời tôi bày tỏ sự vui mừng của thầy trước những thành tựu to lớn mà tôi đã đạt được. Thầy cũng cho tôi biết là mọi chuyện ở quê nhà đều vẫn tốt đẹp.
Trong những năm sau đó, tôi tiếp tục mở rộng thêm hoạt động bằng cách tham gia các buổi nói chuyện tại các câu lạc bộ tôn giáo, các trường học, giảng đường... ở rất nhiều nơi. Tôi cũng tham gia hỗ trợ cho một số các tổ chức tinh thần hoặc tổ chức từ thiện, thường là với vai trò cố vấn hoặc hướng dẫn cho những hoạt động của họ. Sự kêu gọi của tôi được rất nhiều người hưởng ứng, nên tôi có thể làm được rất nhiều điều cho các tổ chức từ thiện.
Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy nhớ quê nhà với những khung cảnh núi rừng trầm mặc mà ở đây không sao có được. Tôi cũng nhớ những sinh hoạt quen thuộc trong xã hội Ấn Độ mà từ ngày sang Hoa Kỳ tôi đã phải từ bỏ một phần nào. Tuy nhiên, tôi hài lòng mà nhận thấy mục đích đề ra của chuyến đi đã được thành công mỹ mãn, và tôi nghĩ rằng sư phụ tôi cũng sẽ lấy làm vui sướng về điều đó.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG XVI: TRUYỀN PHÁP SANG HOA KỲ
Năm 1920.Một ngày nọ, tôi đang nhập định trong phòng của tôi tại Thiếu Sinh Học Đường, ở Ranchi. Bỗng nhiên tôi cảm thấy mình rơi vào một trạng thái dự cảm lạ thường. Trong trạng thái ấy, tôi cảm nhận một sự thôi thúc như đã có từ rất lâu xa trong quá khứ, rằng đã đến lúc tôi phải lên đường sang Hoa Kỳ. Tôi cũng mơ hồ nhận biết là có rất nhiều người đang chờ đợi tôi nơi vùng đất xa xôi ấy để được hướng dẫn việc tu tập theo pháp môn thiền định.
Trong khi tôi vẫn còn đang trong trạng thái xuất thần kỳ lạ ấy thì bất chợt cửa phòng mở ra. Một em thiếu sinh đã tìm được nơi tôi ở và vui mừng đẩy cửa chạy bay vào:
– A, thầy đây rồi! Thầy đây rồi!
Tôi từ từ mở mắt nhìn em và gọi:
– Bimal, em lại đây. Thầy đang có chuyện muốn nói với em.
Bimal dừng lại từ xa, rồi rón rén đi lại gần tôi. Em có vẻ hơi sợ vì vừa nhận ra là tôi đang ngồi thiền. Các em đều biết là khi tôi đang ngồi thiền thì không ai được phép quấy rầy, kể cả các thầy cô trong trường.
Tôi cười để trấn an em:
– Không sao đâu, Bimal. Thầy đang muốn cho em biết một tin này. Thầy sắp lên đường sang Hoa Kỳ.
Bimal mở to mắt nhìn tôi như vừa nghe thấy một chuyện động trời:
– Thầy đi sang Hoa Kỳ? Nhưng em nghe nói đất nước ấy ở xa, xa lắm kia mà?
– Đúng vậy. Nhưng dù xa đến đâu thì thầy cũng phải đi, vì những người ở đó đang cần đến thầy.
Chỉ nửa giờ sau đó, cả trường đã biết tin tôi dự định sang Hoa Kỳ, vì Bimal đã như một con sóc con chạy đi khắp nơi để thông báo.
Không để cho mọi người phải xôn xao và hoang mang quá lâu, ngay chiều hôm đó tôi triệu tập một phiên họp toàn thể và chính thức công bố dự định của mình. Tôi nói:
– Tôi hy vọng là tất cả các vị sẽ đồng tâm hiệp lực cùng nhau duy trì và phát triển cơ sở giáo dục này, theo đúng như nguyện vọng của đức thầy Lahiri Mahsaya mong mỏi. Từ Hoa Kỳ, tôi sẽ giữ liên lạc thường xuyên cùng quý vị, và sẽ trở về thăm quý vị khi nào có dịp.
Mọi người đều sửng sốt trước tuyên bố chính thức này, đến nỗi không ai nói được lời nào. Nhưng sau đó thì họ hiểu được quyết tâm của tôi khi tôi đưa ra một kế hoạch phân công cụ thể, ủy nhiệm người thay thế cương vị của tôi, và dặn dò tất cả những gì cần thiết khi tôi không còn có mặt ở nơi đây nữa.
Hôm sau, tôi từ biệt Ranchi và ngôi trường thân yêu với những con người đã từng gắn bó với tôi từ những ngày đầu gian khổ. Ai nấy đều rưng rưng nước mắt trước cuộc chia ly hoàn toàn bất ngờ này. Bằng đường xe lửa, tôi về đến Calcutta ngay trong ngày hôm ấy để khởi sự chuẩn bị cho việc lên đường.
Trong khi tôi còn chưa xác định việc mình sẽ ra đi như thế nào thì buổi chiều ngày sau đó tôi bất ngờ nhận được thư mời dự Đại hội Tôn giáo Toàn cầu tại Boston – Hoa Kỳ, với tư cách là đại biểu của Ấn Độ.
Tôi hết sức phân vân vì sự việc diễn ra như một sự sắp xếp kỳ diệu đến nỗi tôi khó lòng tin được đó là sự thật. Tôi liền đến Serampore để báo tin và đồng thời xin ý kiến của sư phụ Śrỵ Yukteswar.
Sư phụ đáp không suy nghĩ, có vẻ như người đã biết trước sự việc từ lâu:
– Con hãy đi. Đó là một dịp may hiếm có đấy.
– Bạch thầy! Con vẫn còn lo lắng vì con không giỏi tiếng Anh lắm, nhất là kỹ năng giao tiếp bằng Anh ngữ. Hơn nữa, con chưa từng phát biểu trước những hội nghị có đông người.
Sư phụ mỉm cười và trả lời bằng một câu tối nghĩa:
– Con đừng lo. Mọi người sẽ thích thú lắng nghe con.
Tối hôm đó, tôi đem sự việc trình bày với cha tôi. Ông hoàn toàn kinh ngạc vì không thể nào ngờ được! Hoa Kỳ là một xứ sở có vẻ như quá xa xôi đối với những người thuộc thế hệ lớn tuổi như ông. Ông lo sợ rằng sẽ không còn được nhìn thấy tôi lần nữa nếu để tôi ra đi. Ông nói:
– Con sẽ đi như thế nào? Ai sẽ lo phí tổn cho chuyến đi?
Hình như cha tôi nghĩ là những khó khăn ấy có thể sẽ ngăn cản được sự ra đi của tôi. Tôi liền cười đáp lời người:
– Nếu việc ra đi của con là cần thiết, con tin là mọi việc tự nó sẽ được giải quyết bằng cách này hay cách khác thôi.
Và tôi nói thêm:
– Biết đâu rằng vì thấy được tầm quan trọng của việc truyền bá đạo pháp sang Hoa Kỳ mà cha sẽ lo lắng phí tổn cho con đi cũng nên.
Tôi xem đó như một câu nói đùa chỉ để làm dịu bớt tầm quan trọng của sự việc. Chẳng ngờ là ngay hôm sau, cha tôi gọi tôi đến và đưa cho tôi một tấm ngân phiếu. Người nói:
– Cha hy vọng số tiền này sẽ đủ để trang trải chi phí cho chuyến đi sắp tới của con. Ngoài ra, cha muốn con hiểu rằng việc cha đưa cho con số tiền này không phải với tư cách một người cha cho con, mà với tư cách một đệ tử của đức thầy Lahiri Mahsaya muốn góp sức làm tròn ý nguyện của thầy. Cha cầu chúc con thành công trong việc truyền bá pháp môn thiền định sang phương Tây, và trước hết là sang Hoa Kỳ.
Tôi vô cùng xúc động trước những lời của cha tôi. Quả thật, khi hiểu rõ về mục đích chuyến đi của tôi, người đã có đủ dũng khí vượt qua được những tình cảm quyến luyến thường tình để thúc giục, động viên tôi lên đường.
Tuy vậy, cha tôi vẫn không tránh khỏi xúc động nghẹn ngào trước sự ra đi của tôi. Người nói:
– Có lẽ cha con ta sẽ không còn có dịp để gặp lại nhau trong kiếp này.
Cha tôi năm ấy đã 67 tuổi, và người lo sợ là sẽ qua đời sau khi tôi đi xa.
Bằng một linh cảm rất chắc chắn, tôi quả quyết nói với cha tôi:
– Cha đừng lo. Con sẽ còn có dịp trở về thăm cha.
Và như vậy là mọi điều kiện đều đã sẵn sàng cho chuyến đi Hoa Kỳ của tôi.
Nhưng trong lòng tôi vẫn chưa thực sự yên tâm về trọng trách mà mình sắp phải gánh vác. Tôi nghĩ đến xã hội văn minh phương Tây với tất cả những máy móc, tiện nghi đời sống vật chất quá dư thừa và những nền tảng tâm linh còn thiếu vắng. Trong những điều kiện ấy, thật không dễ dàng để truyền bá một pháp môn hoàn toàn không dựa vào vật chất. Điều đó giống như một cuộc cách mạng tâm linh mà vũ khí duy nhất của tôi là trình độ chứng ngộ của chính bản thân mình. Tôi tập trung mọi năng lực tinh thần của mình để củng cố niềm tin và quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ trọng đại mà sư phụ đã giao phó.
Và niềm tin của tôi đã được củng cố đến mức sắt đá chỉ sau một buổi thiền định mà tôi nhớ mãi suốt đời mình.
Hôm ấy, sau những giờ thiền định vào buổi sáng sớm, ngay khi tôi đã sắp sửa chấm dứt và đứng dậy, tôi bỗng có một cảm giác vô cùng kỳ lạ. Chung quanh tôi mọi vật dường như sáng dần lên mặc dù trời vẫn còn quá sớm, chưa có ánh sáng mặt trời. Thứ ánh sáng kỳ lạ ấy dần dần không chỉ bao phủ quanh tôi mà còn soi rõ cả khung cảnh chung quanh. Tôi còn cảm nhận được một mùi hương trầm ngây ngất lan tỏa đầy không khí giống như trong một cuộc đại lễ tôn giáo mà người ta sử dụng rất nhiều loại hương liệu này.
Trong cảm giác ngất ngây vì khung cảnh lạ thường ấy, tôi như nhìn thấy một làn khói dày đặc từ từ quyện lại thành một cột khói nhỏ ngay trước mặt tôi. Trong giây lát, tôi nhìn thấy một khuôn mặt, và rồi là cả thân hình của một vị tu sĩ trẻ, giống hệt chân dung đức thầy Lahiri Mahsaya mà tôi đã từng chiêm ngưỡng từ thuở bé.
Tôi bất chợt nhớ lại câu chuyện gặp gỡ kỳ diệu giữa đức thầy Lahiri Mahsaya và Tổ sư Babji. Một trực giác rất mạnh mẽ mách bảo ngay cho tôi biết người đang hiện thân trước mặt tôi là ai. Tôi liền từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ xuống dưới chân ngài và gọi lớn:
– Đức Tổ sư Babji!
Đức Babji – vâng, chính là ngài – nở nụ cười từ hòa, đưa tay xoa đầu tôi và nói bằng thổ ngữ miền Bắc Ấn:
– Phải, chính ta là Babji. Ta biết tâm trạng của con hiện nay như thế nào, và ta muốn con hãy vững tâm lên đường sang Hoa Kỳ. Tuy nhiệm vụ của con là cực kỳ khó khăn, nhưng cơ duyên đã đến thì mọi việc sẽ tự nó chuyển biến theo cách tốt đẹp nhất mà con không cần phải lo lắng nhiều.
Dừng một chút, rồi ngài nói tiếp:
– Ta rất vui là con đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề và vai trò trách nhiệm của mình. Quả thật, Lahiri Mahsaya và Śrỵ Yukteswar chỉ là những người khơi mở, và chính con mới là người thực hiện nguyện vọng truyền bá đạo pháp của ta. Đó là lý do vì sao ta hiện thân đến đây hôm nay để trò chuyện với con.
Đức Babji đưa tay làm một cử chỉ ban ân huệ, rồi nói:
– Giờ thì ta tin là con đã có đủ niềm tin để lên đường. Ta chúc con gặp được mọi điều may mắn.
Ngài khoát tay ra hiệu từ biệt. Và chỉ trong thoáng chốc, nơi ngài đứng chỉ còn là một làn khói mỏng đang dần dần tan biến vào khoảng không.
Tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng kinh ngạc và pha lẫn một niềm vui sướng đến cùng cực. Giờ đây tôi không còn lo lắng gì về vùng đất xa lạ sắp đến và những nhiệm vụ khó khăn đang chờ đón. Tôi biết là mọi việc đều sẽ diễn tiến một cách tốt đẹp nếu chúng ta khởi sự bằng một tâm nguyện tốt đẹp.
Trước ngày tôi chính thức lên đường, sư phụ Śrỵ Yukteswar có lời dặn dò:
– Trong môi trường mới, con nên hết sức thận trọng. Đừng quá bảo thủ với những tập tục và tư tưởng của xứ Ấn, cũng không được chạy theo quá trớn nền văn minh vật chất của xã hội mới. Điều quan trọng nhất là con phải biết dung hòa những điểm tốt đẹp của cả hai vùng. Và phải ứng xử một cách khách quan như một nhà truyền giáo, không phải như đại diện của một dân tộc.
Và sư phụ nói thêm để tạo niềm tin cho tôi:
– Nếu con tiếp tục giữ vững được công phu tu tập hành trì, đạo hạnh của con sẽ là thứ vũ khí sắc bén giúp con thu phục được tất cả những ai cần đến một đời sống tinh thần tốt đẹp hơn. Những lời chỉ dạy của con sẽ làm thay đổi cuộc đơi của họ, không chỉ trong hiện tại mà còn là trong cả những kiếp sống vị lai. Và ta tin chắc rằng dù con có đi đến bất kỳ xứ sở xa xôi hẻo lánh nào, quanh con cũng sẽ luôn có nhiều người bạn tốt để hỗ trợ.
Những lời nói của sư phụ Śrỵ Yukteswar về sau đều ứng nghiệm với thực tế. Tôi đã có vô số những người bạn tốt trên đất Mỹ, những người sẵn sàng giúp đỡ tôi trong công cuộc hoằng dương đạo pháp.
° ° °
Tháng 8 năm 1920.
Tôi chính thức lên đường sang Hoa Kỳ trên chiếc tàu City of Sparta. Kể từ sau khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt, đây là chuyến tàu đầu tiên từ Ấn Độ vượt biển sang Hoa Kỳ. Việc mua vé tàu cực kỳ khó khăn, đến nỗi tôi cũng không thể hiểu nổi là nhờ đâu mà cuối cùng mình cũng đã mua được một vé!
Trong thời gian lênh đênh trên biển, một trong những hành khách tình cờ biết được tôi là đại biểu của Ấn Độ đi dự Đại hội Tôn giáo tại Boston. Ông ta liền nói với tôi:
– Bạch Đại đức! Thời gian đi tàu hãy còn dài. Có thể nào nhân đây đại đức cho chúng tôi nghe một buổi thuyết pháp vào tối thứ Năm sắp tới đây được chăng?
Tôi thấy mình không có lý do gì để từ chối, nhất là khi tôi đã xác định việc hoằng pháp như là mục tiêu chính cho chuyến đi của tôi. Tuy nhiên, sau đó tôi bắt đầu thấy lo lắng về khả năng nói tiếng Anh còn kém cỏi của mình. Bởi vì đa số hành khách trên tàu đều là người phương Tây, nên tôi buộc phải trình bày bằng tiếng Anh nếu muốn cho mọi người hiểu được.
Và buổi tối thứ Năm rồi cũng đến.
Trong khoảng 10 phút đồng hồ, tôi đứng lặng trước cử tọa mà không nói được lời nào. Những ý tưởng của tôi trở nên rối rắm và tản mác khi tôi muốn diễn đạt chúng bằng Anh ngữ. Tôi nhắm mắt lại, nhớ đến sư phụ Śrỵ Yukteswar và cố gắng tập trung tư tưởng. Trong một lúc, tôi bắt đầu cảm thấy điềm tĩnh như trong một trạng thái thiền định, và đầu óc dần sáng suốt, minh mẫn hơn lên. Tôi bắt đầu nói, khởi sự từ những vấn đề đơn giản và dễ hiểu nhất.
Trong khoảng hơn 45 phút sau đó, tôi đã nói một cách trôi chảy, như thể không còn gặp chút khó khăn nào về vấn đề ngôn ngữ. Đề tài tôi trình bày được tiếp nhận một cách nồng nhiệt bởi tôi nhận thấy tất cả cử tọa đều say sưa chú ý lắng nghe. Và khi tôi chấm dứt buổi thuyết pháp, một số người không ngần ngại đã bày tỏ sự quan tâm của mình bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề. Tôi đã giải đáp trọn vẹn tất cả những câu hỏi được nêu ra, với những ví dụ minh họa rất sống động khiến cho mọi người đều cảm thấy hứng thú và lôi cuốn.
Ngay sáng hôm sau, một nhóm người trên tàu đến tìm gặp tôi. Họ là những Phật tử thuần thành hiện đang tài trợ cho một số các chương trình giáo dục Phật giáo tại Hoa Kỳ. Và họ chính thức mời tôi tham gia với tư cách giảng viên tại một số giảng đường Phật giáo của họ. Tôi nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để tôi truyền bá pháp môn thiền định.
Từ hôm đó, tôi tự tin hơn với khả năng nói tiếng Anh của mình. Tôi tranh thủ thời gian trên tàu để trò chuyện, trao đổi với mọi người nhằm rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp. Điều đó quả thật rất có lợi cho tôi trong những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ. Hơn thế nữa, tôi còn nhận được rất nhiều lời mời thăm viếng từ các hành khách ở những tiểu bang khác nhau. Tôi vui vẻ ghi nhận địa chỉ của từng người và hứa sẽ đến thăm sau khi đã tham gia Đại hội. Về sau tôi mới biết họ đều là những nhân vật quan trọng mà tiếng nói rất có ảnh hưởng trong cộng đồng. Chính nhờ đó mà công cuộc truyền bá đạo pháp của tôi được thuận lợi ngay từ những tháng đầu tiên.
Chuyến tàu City of Sparta đến Boston, Hoa Kỳ vào cuối tháng 9. Ngày 6 tháng 10, tôi chính thức tham gia Đại hội Tôn giáo và phát biểu với tư cách đại biểu của Ấn Độ. Phần trình bày của tôi đã được các đại biểu tham gia hoan nghênh nhiệt liệt. Sau Đại hội, ông Tổng thư ký của Hiệp hội Tôn giáo Thống nhất Hoa Kỳ có viết một bài đăng trên báo, trong đó ông giới thiệu và bình luận về phần trình bày của tôi tại Đại hội Tôn giáo. Nhờ sự khen ngợi của ông, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó tôi đã được rất nhiều người Mỹ biết đến và tìm cách liên lạc, thăm viếng nơi tôi ở.
Sau thời gian Đại hội, tôi quyết định lưu lại Boston để thực hiện những buổi thuyết pháp tại nhiều nơi. Tôi đã ở lại Hoa Kỳ được 4 năm và mở ra nhiều lớp dạy thiền định. Tôi cũng có cho xuất bản một tập thơ đạo lý với nhan đề là “Nhạc khúc tâm linh”.
Với những thành quả đã đạt được, tôi có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ rất nhiều người Mỹ và cả những đệ tử mới thu nhận. Vì thế, mùa hè năm 1924 tôi quyết định thực hiện một chuyến đi thuyết pháp vòng quanh đất Mỹ.
Chuyến đi đã thành công vượt ngoài sự mong đợi của tôi. Tại mỗi thành phố lớn đều có hàng nghìn người đến nghe tôi thuyết pháp. Và tên tuổi tôi lan rộng một cách nhanh chóng đến nỗi người ta náo nức chờ đón ngay từ khi tôi còn chưa đến. Kết quả là tôi đã thu nhận rất nhiều đệ tử và mở thêm nhiều lớp học ở khắp nơi.
Năm 1925, mọi việc vẫn tiếp tục diễn tiến thuận lợi và tôi thành lập một đạo viện lớn ở Los Angeles, nằm trên một sườn đồi. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh, tôi có viết thư cho sư phụ Śrỵ Yukteswar để kể rõ với người về mọi diễn tiến. Tôi cũng gửi cho người một tập hình ảnh, trong đó có cảnh đạo viện ở đây và quang cảnh một số buổi thuyết pháp rất đông người tham dự của tôi.
Sư phụ đã viết thư trả lời tôi bày tỏ sự vui mừng của thầy trước những thành tựu to lớn mà tôi đã đạt được. Thầy cũng cho tôi biết là mọi chuyện ở quê nhà đều vẫn tốt đẹp.
Trong những năm sau đó, tôi tiếp tục mở rộng thêm hoạt động bằng cách tham gia các buổi nói chuyện tại các câu lạc bộ tôn giáo, các trường học, giảng đường... ở rất nhiều nơi. Tôi cũng tham gia hỗ trợ cho một số các tổ chức tinh thần hoặc tổ chức từ thiện, thường là với vai trò cố vấn hoặc hướng dẫn cho những hoạt động của họ. Sự kêu gọi của tôi được rất nhiều người hưởng ứng, nên tôi có thể làm được rất nhiều điều cho các tổ chức từ thiện.
Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy nhớ quê nhà với những khung cảnh núi rừng trầm mặc mà ở đây không sao có được. Tôi cũng nhớ những sinh hoạt quen thuộc trong xã hội Ấn Độ mà từ ngày sang Hoa Kỳ tôi đã phải từ bỏ một phần nào. Tuy nhiên, tôi hài lòng mà nhận thấy mục đích đề ra của chuyến đi đã được thành công mỹ mãn, và tôi nghĩ rằng sư phụ tôi cũng sẽ lấy làm vui sướng về điều đó.
Send comment