Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương VII: Đức Phật mẫu Quán Thế Âm

09 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6093)
Chương VII: Đức Phật mẫu Quán Thế Âm

CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ
Tác giả: Yogananda - Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG VII: ĐỨC PHẬT MẪU QUÁN THẾ ÂM

Tôi đến thăm ngài Mahsaya, đệ tử của đức Ramakrishna vào một buổi chiều. Khi gặp tôi, ngài tươi cười nói với vẻ hiền hòa:

– Con hãy chờ trong chốc lát. Bây giờ ta cần phải chiêm ngưỡng đức Phật mẫu Quán Thế Âm.

Lời nói đơn sơ của ngài bất chợt gợi lên trong tôi một lòng sùng kính vô biên như đã có từ bao đời trước. Danh hiệu đức Quán Thế Âm như có một mãnh lực vô hình khiến cho tôi bùng lên một thứ cảm xúc mạnh mẽ không sao tả được.

Ngài Mahsaya có một dáng vẻ rất từ hòa, với chòm râu bạc trắng mềm mại và đôi mắt sáng ngời như soi rọi được khắp cõi vô cùng. Nhìn tư thế an vui tự tại của ngài trong lúc chiêm ngưỡng đức Quán Thế Âm, tôi có cảm tưởng đó là hiện thân toàn hảo nhất của sự tinh khiết.

Vị tu sĩ này nổi tiếng về lòng sùng kính vô hạn đối với đức Quán Thế Âm. Người ta nói là ngài có thể giao tiếp, cảm ứng được với đức Phật mẫu này, và tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về điều đó. Chính ngay khi bước chân đến gặp ngài, tôi đã cảm nhận được rất rõ ràng điều đó bằng trực giác của mình.

Trong đời tôi, nỗi đau khổ lớn nhất mà tôi đã từng nếm trải chính là khi tôi mất mẹ. Nhiều năm sau khi mẹ mất, tôi vẫn luôn cảm thấy một sự khát khao cháy bỏng được trông thấy lại hình dáng mẹ. Tôi đã cầu nguyện chỉ để được gặp lại người trong giấc mơ, và đôi khi lời cầu nguyện đó của tôi được đáp ứng. Tuy nhiên, từ khi tôi được tiến bộ phần nào trong việc tu tập tâm linh, thì lòng khao khát được gặp mẹ trở nên trầm lắng và sâu sắc hơn. Mặc dù tôi vẫn yêu mẹ như lúc nào, nhưng giờ đây tôi hiểu ra rằng mong ước của mình là vô lý và không mang lại ích lợi gì. Thay vì vậy, tôi cố gắng đạt đến những trình độ tâm linh cao hơn, và tin chắc là bằng cách đó tôi được đến gần mẹ tôi hơn.

Thời gian gần đây, tôi dần dần có một cảm giác mơ hồ về sự gần gũi giữa hình ảnh người mẹ đã khuất của tôi với đức Quán Thế Âm. Cảm giác ấy ngày càng rõ rệt, và tôi cảm thấy tấm lòng từ bi vô hạn mà đức Phật bà này dành cho mọi chúng sanh, trong đó có tôi, quả thật không thể phân biệt nổi với tình thương trời bể mà mẹ đã dành cho tôi. Tự trong thâm tâm, lý trí của tôi cho rằng lòng thương yêutôn kính mẹ đã khiến tôi thánh hóa địa vị của người lên như đức Quán Thế Âm. Nhưng trực giác của tôi lại hiểu khác. Sự gần gũi giữa hai hình tượng đến với tôi một cách hoàn toàn tự nhiên không do suy luận, và tôi âm thầm cầu nguyện, niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm mỗi ngày với lòng chí thành và cả với sự thương yêu trìu mến như ngày xưa tôi đến với mẹ tôi.

Tôi không nghĩ rằng cảm nhận của mình là đúng hay sai, nhưng tôi biết chắc một điều là do những thôi thúc đó tôi đã tìm đến tôn sư Mahsaya ngay khi được nghe biết về ông.

Tôn sư Mahsaya là người sống khiêm tốn và giản dị nhưng có kiến thức rất uyên thâm. Ngài có rất nhiều đệ tử. Ngài cũng có mở một lớp học để giúp cho việc học tập của các em học sinh trung học. Trong khi dạy dỗ các học trò xuất gia cũng như thế tục, ngài không bao giờ dùng đến những lời lẽ nghiêm khắc, cũng không dùng đến bất cứ một hình thức trừng phạt nào. Những điều ngài dạy thường rất ít khi đọc thấy trong sách vở, vì ngài truyền dạy bằng chính sự thực chứng trong đời sống tâm linh của mình, và các vị đệ tử noi theo tấm gương đạo hạnh của ngài nhiều hơn là những lời thuyết giảng khô khan.

Ngài đặc biệt sùng kính đối với đức Phật mẫu Quán Thế Âm, và cũng dạy đệ tử ngài hãy lễ kính đức Phật mẫu thay vì lễ kính ngài.

Trong khi chờ đợi tôn sư tiếp chuyện với mình, tôi cũng quỳ xuống bên cạnh người và chí thành chiêm ngưỡng đức Quán Thế Âm. Một lúc lâu sau, tôn sư ra khỏi thiền định và lấy tay xoa đầu tôi như một dấu hiệu để báo cho tôi biết là ngài đã sẵn sàng nói chuyện cùng tôi. Tôi cúi chào theo đúng nghi thức đối với một bậc thầy, rồi ngồi xuống bên ngài và nói:

– Bạch thầy, con nghe nói thầy có thể giao tiếp, cảm ứng được với đức Phật mẫu Quán Thế Âm?

– Đúng vậy, ta vẫn thường làm như thế.

– Con có thể thỉnh cầu thầy ban cho con một ân huệ, để con có được sự cảm ứng với đức Phật mẫu chỉ một lần giống như thầy được chăng?

Tôn sư Mahsaya yên lặng một lúc lâu. Rồi ngài nói:

– Đó không phải là điều ta có thể làm được. Không ai đã giúp ta làm được điều đó, và ta cũng không có khả năng giúp cho ai được như vậy cả.

Tôi hiểu ý ngài muốn nói gì. Nhưng vẫn khẩn khoản:

– Bạch thầy, nhưng bằng vào sự chứng nghiệm của bản thân thầy, thầy có thể ban cho con niềm tin và một sự dắt dẫn.

Tôn sư yên lặng. Tôi phủ phục quỳ dưới chân ngài với sự thành khẩn mà tôi chưa từng biểu hiện từ trước đến nay. Khoảng nửa giờ đồng hồ trôi qua, tôn sư phá tan sự yên lặng và nói:

– Con đã lầm rồi. Ta không thể ban cho con niềm tin được. Nhưng ta thấy rằng điều đó đã tự có nơi con. Nhân danh đức Phật mẫu, ta chấp nhận lời thỉnh cầu của con. Con sẽ được toại nguyện.

Tôi sung sướng không sao tả xiết. Lòng tôi ngập tràn một niềm hạnh phúc vô biên. Tôi tạ ơn tôn sư và từ biệt ngài để ra về.

Cuộc đời có những sự tình cờ không sao giải thích được. Căn nhà mà tôi đến để gặp ngài Mahsaya hôm nay, chính là căn nhà số 50 đường Amherst, tức là căn nhà cũ của gia đình tôi, nơi tôi đã sống những ngày thơ ấu khổ đau khi mẹ tôi qua đời. Từng bậc thang lầu cho đến những bức tường vô tri giác, đối với tôi như đều ghi khắc những kỷ niệm không sao quên được... Tình yêu thương với mẹ và lòng sùng kính vô biên đối với đức Quán Thế Âm, với tôi đều tăng lên gấp bội khi tôi được sống lại trong căn nhà này. Tôi luyến tiếc dạo quanh mấy vòng rồi mới bước ra khỏi cửa để trở về nhà.

Đêm hôm đó là một đêm mà và sau tôi không sao quên được. Tôi ngồi thiền như thường lệ cho đến khoảng 10 giờ đêm. Đột nhiên, căn gác nhỏ của tôi bỗng sáng rực lên một thứ ánh kỳ diệu khác thường, vừa rực rỡ vừa êm dịu, khiến tôi cảm thấy hoàn toàn thư thái. Ánh sáng ấy bao phủ quanh tôi trong một khoảng thời gian mà tôi không thể biết là bao lâu, vì lòng tôi cảm thấy kinh ngạcsung sướng đến độ không còn quan tâm đến thời gian trôi qua nữa. Thế rồi giữa vùng hào quang chói rạng đó, tôi nhìn thấy đức Quán Thế Âm hiện ra với hình dáng tuyệt đẹp mà không một pho tượng nào tôi đã từng xem qua có thể lột tả đúng được. Khuôn mặt ngài hiền dịu và bao dung, với một nụ cười làm xóa tan đi hết thảy những âu lo, phiền muộn. Ngài nói với tôi bằng một giọng ngân nga trong trẻo mà tôi chưa từng nghe thấy trên thế gian này bao giờ:

– Mukunda, Mẹ bao giờ cũng yêu thương con với một tình yêu thương không bao giờ khô cạn.

Bất chợt, tôi cảm thấy một niềm hân hoan không sao tả hết. Khi ấy, tôi tự hỏi mình: Đức Quán Thế Âm hay mẹ tôi đang nói? Và trong vùng hào quang linh diệu, đầu óc tôi bỗng dưng sáng suốt đến lạ thường, tôi thấy lóe lên trong đầu câu trả lời mà từ xưa nay tôi chưa hề nghĩ đến: “Tại sao mình phải để tâm phân biệt như thế? Mẹ là Quán Âm, Quán Âm là Mẹ, cả hai đều là biểu tượng của tình yêu thương không bờ bến. Chẳng phải ngài vừa xác nhận điều đó qua lời nói đó hay sao?” Và tôi thấy lòng thanh thản hơn bao giờ hết khi những gút mắt nội tâm cuối cùng đã được tháo tung bằng một cách vô cùng đơn giản. Vầng sáng quanh tôi đang từ từ tan biến sau khi linh ảnh của đức Quán Thế Âm không còn nữa. Tôi ngồi lặng rất lâu sau đó trong tư thế tọa thiền, không muốn đánh mất đi niềm phúc lạc vô biên vừa đạt được.

Hôm sau, tôi tìm đến tôn sư Mahsaya để tạ ơn ngài. Nhưng ngài tránh không cho tôi lễ lạy và nói:

Phật tánh trong con vẫn thường tồn. Nếu con biết tìm lại được tánh Phật ấy thì không cần phải lễ lạy ta.

Và ngài nói tiếp khi thấy tôi có vẻ còn hoang mang chưa hiểu:

– Ta không phải là thầy của con. Vị ấy sẽ xuất hiện trong tương lai vào một thời điểm thích hợp và dẫn dắt con trên đường học đạo.

Lời tiên tri của ngài về sau tất nhiên sẽ trở thành sự thật. Nhưng trước khi điều ấy xảy ra, tôi vẫn còn học hỏi được rất nhiều qua những lần tiếp xúc với ngài.

Tôi thường đến thăm ngài vào những buổi chiều khi thuận tiện. Một hôm, tôi mang đến một vòng hoa tươi và nói:

– Bạch thầy, đây là vòng hoa do tự tay con chọn lựa và kết thành. Con muốn dâng lên thầy để tỏ lòng tôn kính.

Nhưng tôn sư khéo léo từ chối và nói:

– Con hãy dành những sự tôn kính này để dâng lên Phật mẫu. Như vậy, cả ta và con đều đến dưới chân người và sẽ càng gần gũi nhau hơn.

Hôm ấy, tôn sư đề nghị tôi cùng đến viếng đền Dakshineswar và tôi nhận lời.

Hôm sau, chúng tôi xuống tàu vào buổi sáng để đi khoảng 4 dặm trên sông Hằng. Đền thờ đức Quán Thế Âm được xây dựng rất lớn với kiến trúc có tám mái tròn nhô lên cao vút. Tượng đức Quán Thế Âm được đặt trên một tòa sen khổng lồ đúc bằng bạc với một ngàn cánh hoa, chạm trổ công phu và được đánh bóng sáng rực. Tôn sư Mahsaya chiêm ngưỡnglễ bái tượng đức Quán Thế Âm với tấm lòng sùng kính vô biên. Và khi ngài xưng tụng danh hiệu đức Quán Thế Âm, sự sùng kính của ngài như lan tỏa khắp chung quanh và chính tôi cũng thấy dâng lên một niềm tin tưởng vô biên không tả được. Trong chuyến hành hương này, tôn sư cũng giảng cho tôi nghe về hạnh nguyện của đức Quán Thế Âm và vì sao người ta hoàn toànthể đạt được sự cảm ứng với ngài:

– Điều rất lạ lùng là mọi người ai cũng muốn thấy được sự linh ứng, nhưng tự thân họ lại có quá ít niềm tin và luôn sống trong sự nghi ngờ.

Tôi hoàn toàn có thể hiểu được nhận xét thực tiễn này của tôn sư.

Một thời gian sau khi tiếp xúc với tôn sư Mahsaya, tôi mới biết ngài còn có nhiều khả năng kỳ diệu khác mà ngài thể hiện rất tự nhiên như việc hít thở khí trời.

Một hôm, ngài Mahsaya đưa tôi đến lớp học. Trên đường, chúng tôi gặp một người quen cũ và anh này làm tôi phải nản lòng với chuyến đi chơi, vì anh ta bám lấy chúng tôi bằng một câu chuyện dài nhằng nhịt không sao dứt được. Ngài kề tai tôi nói nhỏ:

– Ta biết con không mấy thích câu chuyện vô vị này. Nhưng con đừng lo, khi chúng ta đi đến ngôi nhà ngói đỏ đằng kia, anh ta sẽ bỗng dưng nhớ ra một chuyện cần kíp, và vội vã đi khuất mắt chúng ta ngay thôi.

Tôi nghe ông nói và lấy làm ngạc nhiên pha lẫn chút hoài nghi. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đến chỗ ngôi nhà ngói đỏ. Anh chàng huyênh hoang ngay khi ấy bỗng dưng đứng sựng lại như chợt nhớ ra điều gì. Nhìn bộ dạng hốt hoảng của anh ta thật tức cười. Và anh ta hối hả đi ngay thậm chí quên chào từ biệt hoặc cho chúng tôi biết lý do của sự chia tay đột ngột ấy.

Tôi chuyển từ tâm trạng ngạc nhiên sang kinh ngạc dị thường, pha lẫn với niềm vui thoải mái vì không còn bị quấy rối bởi một gã lắm chuyện không đâu. Khi ấy, tôi hiểu là tôn sư Mahsaya chẳng những có khả năng đọc thấu lòng người, mà ngài còn nhìn thấy trước được những chuyện sắp đến nữa. Và câu chuyện xảy ra tiếp theo đây chứng minh cho ý nghĩ ấy của tôi về ngài.

Tôn sư vỗ vai tôi thân mật và hỏi:

– Con thích xem chiếu bóng không?

Vào thời đó ở Ấn Độ, việc được đi xem một buổi chiếu bóng là khá hấp dẫn, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng tôi không giống như những thanh niên bình thường khác, nên không thấy lôi cuốn mấy với những thú vui loại này. Tuy nhiên, tôi không muốn làm phật lòng tôn sư. Vả lại, dù đi đâu mà được ở bên người thì tôi cũng đều thấy vui. Vì thế, tôi vui vẻ gật đầu tán thành. Chúng tôi ghé lại gần bờ một hồ nước trước sân trường đại học Calcutta để ngồi nghỉ chân chốc lát trên một chiếc ghế đá. Tôn sư nói:

– Thầy ta ngày trước thường khuyên ta ngồi thiền gần những nơi có mặt ao hồ phẳng lặng, yên tĩnh. Khung cảnh như thế này thường dễ làm cho chúng ta đạt đến một tâm thức an bình, tĩnh lặng.

Lát sau, chúng tôi đi vào giảng đường của trường đại học. Người ta đang có một buổi chiếu bóng thuyết trình về một đề tài khoa học. Chúng tôi tìm một chỗ thích hợp và ngồi xem.

Tôi không mấy hứng thú với vấn đề đang trình bày, và cảm thấy hết sức nhạt nhẽo, vô vị với những hình ảnh được trình chiếu. Chỉ một lúc, tôn sư Mahsaya quay sang tôi nói nhỏ:

– Này con, tuy rằng ta biết con không thích buổi chiếu bóng này, nhưng chúng ta cũng không nên ngang nhiên bỏ đi ra, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Con hãy chuẩn bị, điện sắp bị mất trong giây lát, chúng ta hãy nhân đó mà đi ra ngay. Khi chúng ta ra đến hành lang, hệ thống điện sẽ hoạt động trở lại.

Ngay khi đó, đột nhiên tất cả chìm vào bóng tối. Có những tiếng la hốt hoảng trên khán đài vì bất ngờ. Chúng tôi nhanh chóng dắt tay nhau đi ra hành lang. Quả nhiên, khi chúng tôi đã đều bước trên hành lang phía bên ngoài, đèn điện liền vụt sáng trở lại khắp nơi.

Khi chúng tôi ra đến ngoài đường phố, ngài Mahsaya nói với tôi:

– Ta biết con không thích buổi chiếu bóng vừa rồi của người thế tục. Bây giờ ta sẽ cho con xem một buổi chiếu bóng khác, hy vọng sẽ làm con thích.

Nói xong, ngài đến gần và đưa tay áp nhẹ lên ngực tôi, gần vị trí của trái tim.

Đột nhiên, tôi không còn nghe thấy bất cứ một âm thanh nào nữa cả. Đường phố nhộn nhịp, xe cộ qua lại, tất cả diễn ra trước mắt tôi hệt như trong một bộ phim câm. Hơn thế nữa, tầm mắt tôi tự dưng như mở rộng một cách kỳ diệu. Tôi nhìn gần, nhìn xa, nhìn thấy cả phía sau lưng mình, nghĩa là khắp mọi nơi. Bất cứ tôi chú ý đến điểm nào, nơi ấy liền hiện rõ trước mắt tôi như trong gang tấc. Tầm mắt tôi không bị che khuất, cũng không còn bị trở ngại vì khoảng cách gần xa. Tôi thử nảy ra ý muốn nhìn ra xa, liền thấy rõ cả những khu phụ cận của thành phố cũng rõ ràng như đang ở ngay trước mắt mình.

Cảm giác kỳ diệu này làm cho tôi cảm thấy say sưa, ngây ngất trong một niềm vui sướng lạ lùng. Tôi cảm thấy toàn thân mình nhẹ nhàng, thư thái như không còn bị trói buộc bởi xác thịt phàm tục này. Tôi có cảm tưởng mình dễ dàng bay vút lên tận các vì tinh tú mà không có một trở ngại nào. Trạng thái khó tả này kéo dài với tôi trong một lúc, cho đến khi tôn sư Mahsaya đưa tay vỗ nhẹ vào ngực tôi lần nữa...

Tất cả trở lại bình thường. Tôi lại nghe thấy tiếng người cười nói xôn xao đi lại... Và trong một lúc, tôi có cảm giác thân xác mình nặng nề gấp trăm ngàn lần trước đây, đến nỗi tôi không muốn nhấc chân lên để đi theo thầy nữa. Tôi biết cảm giác ấy là vì tôi vừa bước ra khỏi trạng thái xuất thần kỳ diệu kia một cách quá đột ngột. Tôi thầm cảm ơn tôn sư đã cho tôi được nếm trải một kinh nghiệm tâm linh mà tôi biết sẽ còn rất lâu tôi mới có thể tự mình đạt đến.

– Ta hy vọng là con thích buổi chiếu bóng vừa rồi.

Tôn sư nói với một nụ cười rộng mở trên môi người. Tôi xúc động đến phát khóc lên được. Tôi đã muốn quỳ xuống lạy tạ ơn người ngay trên đường phố, nhưng người đã kịp giữ tôi lại bằng một thái độ dứt khoát:

– Con không nên làm vậy. Ta chỉ làm thế vì con xứng đáng được nhìn thấy trước một vài kinh nghiệm tâm linh như thế. Về sau con sẽ tự mình chứng nghiệm những điều còn cao siêu kỳ diệu hơn thế nữa.

Những lời dạy của ngài tôi còn ghi khắc mãi trong suốt cuộc hành trình tu tập của mình. Và phép mầu kỳ diệu ngài đã ban cho tôi lần ấy đã có giá trị động viên rất lớn đối với tôi, giúp tôi vượt qua rất nhiều những khó khăn, trở ngại về sau. Hơn tất cả, ngài đã giúp tôi củng cố một niềm tin không gì lay chuyển nổi đối với lòng từ bi vô lượng vô biên của đức Quán Thế Âm, một chỗ dựa vững chắc giúp tôi có thể an nhiên tự tại ngay trong cả những hoàn cảnh đầy bất trắc.

Nhiều năm về sau, tôi được chứng kiến nhiều phép mầu kỳ diệu của các bậc tôn sư, và tôi hiểu ra một điều là đức tin sâu vững của con ngườigiá trị vượt xa những năng lực tri thức. Những gì người ta phải cố gắng nhiều thế kỷ để đạt đến bằng tri thức, bằng khoa học, thì về phương diện tâm linh đôi khi có thể đạt đến chỉ trong một thời gian rất ngắn. Hơn thế nữa, tôi còn biết được rằng hạnh phúc chân thật và sự tồn tại của nhân loại không phải nhờ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật tối tân của một nền văn minh vật chất, mà là nhờ vào những thành tựu về mặt tâm linh mà các bậc thánh nhân đã đạt được và truyền lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10366)
Tập Kỷ Yếu này ghi nhận lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những hình ảnh sinh hoạt của Trường Hạ Minh Quang như một món quà tinh thần kỷ niệm cuối khóa cho mọi hành giả tham dự khóa tu... Giáo Hội ÚC Châu
(Xem: 9482)
Em muốn nói chuyện với tôi, bởi vì trong thâm tâm, em chưa mất hẳn niềm tin nơi tất cả chúng tôi. Và tôi muốn nói chuyện với em, bởi vì có lẽ tôi là một trong những người chưa chịu đầu hàng cuộc đời... Nhất Hạnh
(Xem: 9192)
Toàn bộ mục tiêu của tôn giáophổ cập từ ái và bi mẫn, nhẫn nhục, bao dung, khiêm tốn, tha thứ... Dalai Lama
(Xem: 31099)
Tập truyện này không nhắm dẫn chúng ta đi vào chỗ huyền bí không tưởng. Chỉ cần trở lại với tâm bình thường, một tâm bình thường mà thấy đất trời cao rộng vô cùng.
(Xem: 20641)
Những bài nói chuyện trong tập sách này được đề cập đến những vấn đề rất tổng quát của tâm, nhân dịp Lạt ma Yeshe đi thuyết giảng vòng quanh thế giới lần thứ hai cùng với Lạt ma Zopa...
(Xem: 22964)
Thơ Văn Lý Trần - Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội 1977, Nhiều Tác Giả
(Xem: 17552)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 11537)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
(Xem: 21247)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 8673)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật phápkiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
(Xem: 22011)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 13228)
Cuốn sách Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử Của Phật Giáo Việt Nam được Viện Hóa Đạo GHPGVNTN xuất bản vào năm 1964... Nam Thanh
(Xem: 38307)
Tuyển tập 115 bài viết của 92 tác giả và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân về chế độ Ngô Đình Diệm
(Xem: 13260)
Nhà Sư Vướng Lụy hay truyện Con Hồng Nhạn Lưu Ly - Nguyên tác Tô Mạng Thù; Bùi Giáng dịch
(Xem: 24094)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 14873)
50 năm qua Phật Giáo chịu nhiều thăng trầm vinh nhục, nhưng không phải vậy mà 50 năm tới Phật Giáo có thể được an cư lạc nghiệp để hoằng pháp độ sinh...
(Xem: 24390)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 10080)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
(Xem: 17512)
Quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam do HT Thích Thiện Hoa biên soạn là một tài liệu lịch sử hữu ích.
(Xem: 22529)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 22514)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7422)
Là người mới bắt đầu học Phật, tôi nhận thấy quyển sách nhỏ này thể hiện tốt tinh thần vừa giáo dục vừa khai sáng...
(Xem: 13979)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôncác loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
(Xem: 26909)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 26700)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 19718)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20674)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21212)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13143)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
(Xem: 13279)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
(Xem: 29692)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 13824)
Tây Tạng là quê hương của những bậc thánh nhân, những vị bồ tát, những đạo sĩ sống cô tịch và độc cư nơi rừng sâu núi thẳm để tu tập thiền định.
(Xem: 13848)
Đến đây, nếu để ý bạn sẽ thấy gần như mỗi người Tây Tạng đi đâu cũng xoay trên tay bánh xe mani (một ống đồng xoay trên một trục thẳng đứng)...
(Xem: 32280)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 23823)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 29635)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31366)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 34081)
Chính các ngài là những cánh tay đắc lực nhất đã giúp đức Phật hữu hiệu nhất trong công việc hoàng pháp độ sinh...
(Xem: 18346)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
(Xem: 19372)
Tất cả đang im lặng trong chàng. Triết Hựu có thể nghe được, trong một lúc mười muôn triệu thế giới đang dừng lại, chỉ còn một hơi thở và một trái tim.
(Xem: 32679)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 18624)
Thuở xưa, tại khu rừng Daliko bên bờ sông Đại Hằng, có cây bồ-đề đại thọ, ngàn năm tuổi, vươn lên cao, xòe tán rộng, che phủ cả một vùng.
(Xem: 30687)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 16048)
Trưởng giả Tu-đạt-đa (cũng gọi là Tu-đạt) là một nhà từ thiện lớn, luôn vui thích làm những chuyện phước đức, bố thí. Ông thường cứu giúp những người nghèo khó...
(Xem: 26645)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
(Xem: 32475)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39207)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40308)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 19195)
“Tỉnh thức trong công việc” của tác giả Michael Carroll là tuyển tập nhiều bài viết ngắn cùng chủ đề, được chia làm bốn phần, mỗi phần đề cập đến các phương diện chánh niệm trong kinh doanh.
(Xem: 19208)
Nằm giữa mây mù và rừng nguyên sinh hoang rậm, cả hệ thống những thiền viện, am, chùa cổ hiện ra - với toà ngang dãy dọc, với ngôi tháp đá tảng xanh 7 tầng...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant