Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương VII: Đức Phật mẫu Quán Thế Âm

09 Tháng Ba 201100:00(Xem: 6139)
Chương VII: Đức Phật mẫu Quán Thế Âm

CÁC BẬC CHÂN SƯ YOGI ẤN ĐỘ
Tác giả: Yogananda - Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG VII: ĐỨC PHẬT MẪU QUÁN THẾ ÂM

Tôi đến thăm ngài Mahsaya, đệ tử của đức Ramakrishna vào một buổi chiều. Khi gặp tôi, ngài tươi cười nói với vẻ hiền hòa:

– Con hãy chờ trong chốc lát. Bây giờ ta cần phải chiêm ngưỡng đức Phật mẫu Quán Thế Âm.

Lời nói đơn sơ của ngài bất chợt gợi lên trong tôi một lòng sùng kính vô biên như đã có từ bao đời trước. Danh hiệu đức Quán Thế Âm như có một mãnh lực vô hình khiến cho tôi bùng lên một thứ cảm xúc mạnh mẽ không sao tả được.

Ngài Mahsaya có một dáng vẻ rất từ hòa, với chòm râu bạc trắng mềm mại và đôi mắt sáng ngời như soi rọi được khắp cõi vô cùng. Nhìn tư thế an vui tự tại của ngài trong lúc chiêm ngưỡng đức Quán Thế Âm, tôi có cảm tưởng đó là hiện thân toàn hảo nhất của sự tinh khiết.

Vị tu sĩ này nổi tiếng về lòng sùng kính vô hạn đối với đức Quán Thế Âm. Người ta nói là ngài có thể giao tiếp, cảm ứng được với đức Phật mẫu này, và tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về điều đó. Chính ngay khi bước chân đến gặp ngài, tôi đã cảm nhận được rất rõ ràng điều đó bằng trực giác của mình.

Trong đời tôi, nỗi đau khổ lớn nhất mà tôi đã từng nếm trải chính là khi tôi mất mẹ. Nhiều năm sau khi mẹ mất, tôi vẫn luôn cảm thấy một sự khát khao cháy bỏng được trông thấy lại hình dáng mẹ. Tôi đã cầu nguyện chỉ để được gặp lại người trong giấc mơ, và đôi khi lời cầu nguyện đó của tôi được đáp ứng. Tuy nhiên, từ khi tôi được tiến bộ phần nào trong việc tu tập tâm linh, thì lòng khao khát được gặp mẹ trở nên trầm lắng và sâu sắc hơn. Mặc dù tôi vẫn yêu mẹ như lúc nào, nhưng giờ đây tôi hiểu ra rằng mong ước của mình là vô lý và không mang lại ích lợi gì. Thay vì vậy, tôi cố gắng đạt đến những trình độ tâm linh cao hơn, và tin chắc là bằng cách đó tôi được đến gần mẹ tôi hơn.

Thời gian gần đây, tôi dần dần có một cảm giác mơ hồ về sự gần gũi giữa hình ảnh người mẹ đã khuất của tôi với đức Quán Thế Âm. Cảm giác ấy ngày càng rõ rệt, và tôi cảm thấy tấm lòng từ bi vô hạn mà đức Phật bà này dành cho mọi chúng sanh, trong đó có tôi, quả thật không thể phân biệt nổi với tình thương trời bể mà mẹ đã dành cho tôi. Tự trong thâm tâm, lý trí của tôi cho rằng lòng thương yêutôn kính mẹ đã khiến tôi thánh hóa địa vị của người lên như đức Quán Thế Âm. Nhưng trực giác của tôi lại hiểu khác. Sự gần gũi giữa hai hình tượng đến với tôi một cách hoàn toàn tự nhiên không do suy luận, và tôi âm thầm cầu nguyện, niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm mỗi ngày với lòng chí thành và cả với sự thương yêu trìu mến như ngày xưa tôi đến với mẹ tôi.

Tôi không nghĩ rằng cảm nhận của mình là đúng hay sai, nhưng tôi biết chắc một điều là do những thôi thúc đó tôi đã tìm đến tôn sư Mahsaya ngay khi được nghe biết về ông.

Tôn sư Mahsaya là người sống khiêm tốn và giản dị nhưng có kiến thức rất uyên thâm. Ngài có rất nhiều đệ tử. Ngài cũng có mở một lớp học để giúp cho việc học tập của các em học sinh trung học. Trong khi dạy dỗ các học trò xuất gia cũng như thế tục, ngài không bao giờ dùng đến những lời lẽ nghiêm khắc, cũng không dùng đến bất cứ một hình thức trừng phạt nào. Những điều ngài dạy thường rất ít khi đọc thấy trong sách vở, vì ngài truyền dạy bằng chính sự thực chứng trong đời sống tâm linh của mình, và các vị đệ tử noi theo tấm gương đạo hạnh của ngài nhiều hơn là những lời thuyết giảng khô khan.

Ngài đặc biệt sùng kính đối với đức Phật mẫu Quán Thế Âm, và cũng dạy đệ tử ngài hãy lễ kính đức Phật mẫu thay vì lễ kính ngài.

Trong khi chờ đợi tôn sư tiếp chuyện với mình, tôi cũng quỳ xuống bên cạnh người và chí thành chiêm ngưỡng đức Quán Thế Âm. Một lúc lâu sau, tôn sư ra khỏi thiền định và lấy tay xoa đầu tôi như một dấu hiệu để báo cho tôi biết là ngài đã sẵn sàng nói chuyện cùng tôi. Tôi cúi chào theo đúng nghi thức đối với một bậc thầy, rồi ngồi xuống bên ngài và nói:

– Bạch thầy, con nghe nói thầy có thể giao tiếp, cảm ứng được với đức Phật mẫu Quán Thế Âm?

– Đúng vậy, ta vẫn thường làm như thế.

– Con có thể thỉnh cầu thầy ban cho con một ân huệ, để con có được sự cảm ứng với đức Phật mẫu chỉ một lần giống như thầy được chăng?

Tôn sư Mahsaya yên lặng một lúc lâu. Rồi ngài nói:

– Đó không phải là điều ta có thể làm được. Không ai đã giúp ta làm được điều đó, và ta cũng không có khả năng giúp cho ai được như vậy cả.

Tôi hiểu ý ngài muốn nói gì. Nhưng vẫn khẩn khoản:

– Bạch thầy, nhưng bằng vào sự chứng nghiệm của bản thân thầy, thầy có thể ban cho con niềm tin và một sự dắt dẫn.

Tôn sư yên lặng. Tôi phủ phục quỳ dưới chân ngài với sự thành khẩn mà tôi chưa từng biểu hiện từ trước đến nay. Khoảng nửa giờ đồng hồ trôi qua, tôn sư phá tan sự yên lặng và nói:

– Con đã lầm rồi. Ta không thể ban cho con niềm tin được. Nhưng ta thấy rằng điều đó đã tự có nơi con. Nhân danh đức Phật mẫu, ta chấp nhận lời thỉnh cầu của con. Con sẽ được toại nguyện.

Tôi sung sướng không sao tả xiết. Lòng tôi ngập tràn một niềm hạnh phúc vô biên. Tôi tạ ơn tôn sư và từ biệt ngài để ra về.

Cuộc đời có những sự tình cờ không sao giải thích được. Căn nhà mà tôi đến để gặp ngài Mahsaya hôm nay, chính là căn nhà số 50 đường Amherst, tức là căn nhà cũ của gia đình tôi, nơi tôi đã sống những ngày thơ ấu khổ đau khi mẹ tôi qua đời. Từng bậc thang lầu cho đến những bức tường vô tri giác, đối với tôi như đều ghi khắc những kỷ niệm không sao quên được... Tình yêu thương với mẹ và lòng sùng kính vô biên đối với đức Quán Thế Âm, với tôi đều tăng lên gấp bội khi tôi được sống lại trong căn nhà này. Tôi luyến tiếc dạo quanh mấy vòng rồi mới bước ra khỏi cửa để trở về nhà.

Đêm hôm đó là một đêm mà và sau tôi không sao quên được. Tôi ngồi thiền như thường lệ cho đến khoảng 10 giờ đêm. Đột nhiên, căn gác nhỏ của tôi bỗng sáng rực lên một thứ ánh kỳ diệu khác thường, vừa rực rỡ vừa êm dịu, khiến tôi cảm thấy hoàn toàn thư thái. Ánh sáng ấy bao phủ quanh tôi trong một khoảng thời gian mà tôi không thể biết là bao lâu, vì lòng tôi cảm thấy kinh ngạcsung sướng đến độ không còn quan tâm đến thời gian trôi qua nữa. Thế rồi giữa vùng hào quang chói rạng đó, tôi nhìn thấy đức Quán Thế Âm hiện ra với hình dáng tuyệt đẹp mà không một pho tượng nào tôi đã từng xem qua có thể lột tả đúng được. Khuôn mặt ngài hiền dịu và bao dung, với một nụ cười làm xóa tan đi hết thảy những âu lo, phiền muộn. Ngài nói với tôi bằng một giọng ngân nga trong trẻo mà tôi chưa từng nghe thấy trên thế gian này bao giờ:

– Mukunda, Mẹ bao giờ cũng yêu thương con với một tình yêu thương không bao giờ khô cạn.

Bất chợt, tôi cảm thấy một niềm hân hoan không sao tả hết. Khi ấy, tôi tự hỏi mình: Đức Quán Thế Âm hay mẹ tôi đang nói? Và trong vùng hào quang linh diệu, đầu óc tôi bỗng dưng sáng suốt đến lạ thường, tôi thấy lóe lên trong đầu câu trả lời mà từ xưa nay tôi chưa hề nghĩ đến: “Tại sao mình phải để tâm phân biệt như thế? Mẹ là Quán Âm, Quán Âm là Mẹ, cả hai đều là biểu tượng của tình yêu thương không bờ bến. Chẳng phải ngài vừa xác nhận điều đó qua lời nói đó hay sao?” Và tôi thấy lòng thanh thản hơn bao giờ hết khi những gút mắt nội tâm cuối cùng đã được tháo tung bằng một cách vô cùng đơn giản. Vầng sáng quanh tôi đang từ từ tan biến sau khi linh ảnh của đức Quán Thế Âm không còn nữa. Tôi ngồi lặng rất lâu sau đó trong tư thế tọa thiền, không muốn đánh mất đi niềm phúc lạc vô biên vừa đạt được.

Hôm sau, tôi tìm đến tôn sư Mahsaya để tạ ơn ngài. Nhưng ngài tránh không cho tôi lễ lạy và nói:

Phật tánh trong con vẫn thường tồn. Nếu con biết tìm lại được tánh Phật ấy thì không cần phải lễ lạy ta.

Và ngài nói tiếp khi thấy tôi có vẻ còn hoang mang chưa hiểu:

– Ta không phải là thầy của con. Vị ấy sẽ xuất hiện trong tương lai vào một thời điểm thích hợp và dẫn dắt con trên đường học đạo.

Lời tiên tri của ngài về sau tất nhiên sẽ trở thành sự thật. Nhưng trước khi điều ấy xảy ra, tôi vẫn còn học hỏi được rất nhiều qua những lần tiếp xúc với ngài.

Tôi thường đến thăm ngài vào những buổi chiều khi thuận tiện. Một hôm, tôi mang đến một vòng hoa tươi và nói:

– Bạch thầy, đây là vòng hoa do tự tay con chọn lựa và kết thành. Con muốn dâng lên thầy để tỏ lòng tôn kính.

Nhưng tôn sư khéo léo từ chối và nói:

– Con hãy dành những sự tôn kính này để dâng lên Phật mẫu. Như vậy, cả ta và con đều đến dưới chân người và sẽ càng gần gũi nhau hơn.

Hôm ấy, tôn sư đề nghị tôi cùng đến viếng đền Dakshineswar và tôi nhận lời.

Hôm sau, chúng tôi xuống tàu vào buổi sáng để đi khoảng 4 dặm trên sông Hằng. Đền thờ đức Quán Thế Âm được xây dựng rất lớn với kiến trúc có tám mái tròn nhô lên cao vút. Tượng đức Quán Thế Âm được đặt trên một tòa sen khổng lồ đúc bằng bạc với một ngàn cánh hoa, chạm trổ công phu và được đánh bóng sáng rực. Tôn sư Mahsaya chiêm ngưỡnglễ bái tượng đức Quán Thế Âm với tấm lòng sùng kính vô biên. Và khi ngài xưng tụng danh hiệu đức Quán Thế Âm, sự sùng kính của ngài như lan tỏa khắp chung quanh và chính tôi cũng thấy dâng lên một niềm tin tưởng vô biên không tả được. Trong chuyến hành hương này, tôn sư cũng giảng cho tôi nghe về hạnh nguyện của đức Quán Thế Âm và vì sao người ta hoàn toànthể đạt được sự cảm ứng với ngài:

– Điều rất lạ lùng là mọi người ai cũng muốn thấy được sự linh ứng, nhưng tự thân họ lại có quá ít niềm tin và luôn sống trong sự nghi ngờ.

Tôi hoàn toàn có thể hiểu được nhận xét thực tiễn này của tôn sư.

Một thời gian sau khi tiếp xúc với tôn sư Mahsaya, tôi mới biết ngài còn có nhiều khả năng kỳ diệu khác mà ngài thể hiện rất tự nhiên như việc hít thở khí trời.

Một hôm, ngài Mahsaya đưa tôi đến lớp học. Trên đường, chúng tôi gặp một người quen cũ và anh này làm tôi phải nản lòng với chuyến đi chơi, vì anh ta bám lấy chúng tôi bằng một câu chuyện dài nhằng nhịt không sao dứt được. Ngài kề tai tôi nói nhỏ:

– Ta biết con không mấy thích câu chuyện vô vị này. Nhưng con đừng lo, khi chúng ta đi đến ngôi nhà ngói đỏ đằng kia, anh ta sẽ bỗng dưng nhớ ra một chuyện cần kíp, và vội vã đi khuất mắt chúng ta ngay thôi.

Tôi nghe ông nói và lấy làm ngạc nhiên pha lẫn chút hoài nghi. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đến chỗ ngôi nhà ngói đỏ. Anh chàng huyênh hoang ngay khi ấy bỗng dưng đứng sựng lại như chợt nhớ ra điều gì. Nhìn bộ dạng hốt hoảng của anh ta thật tức cười. Và anh ta hối hả đi ngay thậm chí quên chào từ biệt hoặc cho chúng tôi biết lý do của sự chia tay đột ngột ấy.

Tôi chuyển từ tâm trạng ngạc nhiên sang kinh ngạc dị thường, pha lẫn với niềm vui thoải mái vì không còn bị quấy rối bởi một gã lắm chuyện không đâu. Khi ấy, tôi hiểu là tôn sư Mahsaya chẳng những có khả năng đọc thấu lòng người, mà ngài còn nhìn thấy trước được những chuyện sắp đến nữa. Và câu chuyện xảy ra tiếp theo đây chứng minh cho ý nghĩ ấy của tôi về ngài.

Tôn sư vỗ vai tôi thân mật và hỏi:

– Con thích xem chiếu bóng không?

Vào thời đó ở Ấn Độ, việc được đi xem một buổi chiếu bóng là khá hấp dẫn, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng tôi không giống như những thanh niên bình thường khác, nên không thấy lôi cuốn mấy với những thú vui loại này. Tuy nhiên, tôi không muốn làm phật lòng tôn sư. Vả lại, dù đi đâu mà được ở bên người thì tôi cũng đều thấy vui. Vì thế, tôi vui vẻ gật đầu tán thành. Chúng tôi ghé lại gần bờ một hồ nước trước sân trường đại học Calcutta để ngồi nghỉ chân chốc lát trên một chiếc ghế đá. Tôn sư nói:

– Thầy ta ngày trước thường khuyên ta ngồi thiền gần những nơi có mặt ao hồ phẳng lặng, yên tĩnh. Khung cảnh như thế này thường dễ làm cho chúng ta đạt đến một tâm thức an bình, tĩnh lặng.

Lát sau, chúng tôi đi vào giảng đường của trường đại học. Người ta đang có một buổi chiếu bóng thuyết trình về một đề tài khoa học. Chúng tôi tìm một chỗ thích hợp và ngồi xem.

Tôi không mấy hứng thú với vấn đề đang trình bày, và cảm thấy hết sức nhạt nhẽo, vô vị với những hình ảnh được trình chiếu. Chỉ một lúc, tôn sư Mahsaya quay sang tôi nói nhỏ:

– Này con, tuy rằng ta biết con không thích buổi chiếu bóng này, nhưng chúng ta cũng không nên ngang nhiên bỏ đi ra, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến những người khác. Con hãy chuẩn bị, điện sắp bị mất trong giây lát, chúng ta hãy nhân đó mà đi ra ngay. Khi chúng ta ra đến hành lang, hệ thống điện sẽ hoạt động trở lại.

Ngay khi đó, đột nhiên tất cả chìm vào bóng tối. Có những tiếng la hốt hoảng trên khán đài vì bất ngờ. Chúng tôi nhanh chóng dắt tay nhau đi ra hành lang. Quả nhiên, khi chúng tôi đã đều bước trên hành lang phía bên ngoài, đèn điện liền vụt sáng trở lại khắp nơi.

Khi chúng tôi ra đến ngoài đường phố, ngài Mahsaya nói với tôi:

– Ta biết con không thích buổi chiếu bóng vừa rồi của người thế tục. Bây giờ ta sẽ cho con xem một buổi chiếu bóng khác, hy vọng sẽ làm con thích.

Nói xong, ngài đến gần và đưa tay áp nhẹ lên ngực tôi, gần vị trí của trái tim.

Đột nhiên, tôi không còn nghe thấy bất cứ một âm thanh nào nữa cả. Đường phố nhộn nhịp, xe cộ qua lại, tất cả diễn ra trước mắt tôi hệt như trong một bộ phim câm. Hơn thế nữa, tầm mắt tôi tự dưng như mở rộng một cách kỳ diệu. Tôi nhìn gần, nhìn xa, nhìn thấy cả phía sau lưng mình, nghĩa là khắp mọi nơi. Bất cứ tôi chú ý đến điểm nào, nơi ấy liền hiện rõ trước mắt tôi như trong gang tấc. Tầm mắt tôi không bị che khuất, cũng không còn bị trở ngại vì khoảng cách gần xa. Tôi thử nảy ra ý muốn nhìn ra xa, liền thấy rõ cả những khu phụ cận của thành phố cũng rõ ràng như đang ở ngay trước mắt mình.

Cảm giác kỳ diệu này làm cho tôi cảm thấy say sưa, ngây ngất trong một niềm vui sướng lạ lùng. Tôi cảm thấy toàn thân mình nhẹ nhàng, thư thái như không còn bị trói buộc bởi xác thịt phàm tục này. Tôi có cảm tưởng mình dễ dàng bay vút lên tận các vì tinh tú mà không có một trở ngại nào. Trạng thái khó tả này kéo dài với tôi trong một lúc, cho đến khi tôn sư Mahsaya đưa tay vỗ nhẹ vào ngực tôi lần nữa...

Tất cả trở lại bình thường. Tôi lại nghe thấy tiếng người cười nói xôn xao đi lại... Và trong một lúc, tôi có cảm giác thân xác mình nặng nề gấp trăm ngàn lần trước đây, đến nỗi tôi không muốn nhấc chân lên để đi theo thầy nữa. Tôi biết cảm giác ấy là vì tôi vừa bước ra khỏi trạng thái xuất thần kỳ diệu kia một cách quá đột ngột. Tôi thầm cảm ơn tôn sư đã cho tôi được nếm trải một kinh nghiệm tâm linh mà tôi biết sẽ còn rất lâu tôi mới có thể tự mình đạt đến.

– Ta hy vọng là con thích buổi chiếu bóng vừa rồi.

Tôn sư nói với một nụ cười rộng mở trên môi người. Tôi xúc động đến phát khóc lên được. Tôi đã muốn quỳ xuống lạy tạ ơn người ngay trên đường phố, nhưng người đã kịp giữ tôi lại bằng một thái độ dứt khoát:

– Con không nên làm vậy. Ta chỉ làm thế vì con xứng đáng được nhìn thấy trước một vài kinh nghiệm tâm linh như thế. Về sau con sẽ tự mình chứng nghiệm những điều còn cao siêu kỳ diệu hơn thế nữa.

Những lời dạy của ngài tôi còn ghi khắc mãi trong suốt cuộc hành trình tu tập của mình. Và phép mầu kỳ diệu ngài đã ban cho tôi lần ấy đã có giá trị động viên rất lớn đối với tôi, giúp tôi vượt qua rất nhiều những khó khăn, trở ngại về sau. Hơn tất cả, ngài đã giúp tôi củng cố một niềm tin không gì lay chuyển nổi đối với lòng từ bi vô lượng vô biên của đức Quán Thế Âm, một chỗ dựa vững chắc giúp tôi có thể an nhiên tự tại ngay trong cả những hoàn cảnh đầy bất trắc.

Nhiều năm về sau, tôi được chứng kiến nhiều phép mầu kỳ diệu của các bậc tôn sư, và tôi hiểu ra một điều là đức tin sâu vững của con ngườigiá trị vượt xa những năng lực tri thức. Những gì người ta phải cố gắng nhiều thế kỷ để đạt đến bằng tri thức, bằng khoa học, thì về phương diện tâm linh đôi khi có thể đạt đến chỉ trong một thời gian rất ngắn. Hơn thế nữa, tôi còn biết được rằng hạnh phúc chân thật và sự tồn tại của nhân loại không phải nhờ vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật tối tân của một nền văn minh vật chất, mà là nhờ vào những thành tựu về mặt tâm linh mà các bậc thánh nhân đã đạt được và truyền lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17094)
Vượt qua một cây cầu dài và hơi bị rung lắc, bắc qua sông Falgu, chúng tôi đến khu vực được ngành du lịch Ấn Độ giới thiệu là làng Sujātā.
(Xem: 38649)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 21918)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
(Xem: 21996)
Những Truyện Cổ Việt Nam Mang Màu Sắc Phật Giáo - Lệ Như Thích Trung Hậu, Sưu tầm & giới thiệu
(Xem: 69791)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 6874)
Ý tưởng về quyển sách này có từ việc tôi tình cờ đọc qua một quyển sách nhỏ có tên là “Món Quà Mang lại Bình An & Hạnh Phúc”
(Xem: 38717)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 43996)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 44079)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42899)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44407)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 23069)
Ở đây lời khuyên của Đức Phật đưa ra cho chúng ta là hãy sống thiện, chuyên cần và hành động một cách hiểu biết nếu chúng ta muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta.
(Xem: 39199)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 21728)
Nhìn chiếc cổng tre hai cánh mở bám đầy rêu xanh, an nhiên giữa tuyết sương, năm tháng - bất chợt, người con nhớ đến một câu thơ của ai đó: Cửa sài hai cánh mở...
(Xem: 42381)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 35594)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 46500)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 30117)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 30803)
Tuệ Sỹ Đạo Sư - Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1, Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang ấn hành... Nguyên Siêu
(Xem: 26187)
Nếp Sống Tỉnh Thức Của Đức Đạt Lai Lạt Ma (Trọn bộ 2 tập), tác giả Thích Nữ Giới Hương, Nhà xuất bản Hồng Đức 2012
(Xem: 20354)
Chúng ta phải tạo ra cho mình một thứ tình thân ái mới mẻ hơn để giao tiếp với thiên nhiên. Trước đây chúng ta đã không làm tròn được bổn phận đó.
(Xem: 25554)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với đời sống văn hóatâm linh của người Úc... Thích Nguyên Tạng
(Xem: 18461)
Vào nhà của đức Như-Lai, mặc áo của đức Như-Lai, ngồi chỗ của Như-Lai... HT. Thích Trí Quang
(Xem: 17107)
Nguyên tác: "Buddha The Healer", Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka; Dr. Ananda Nimalasuria; Phạm Kim Khánh dịch
(Xem: 40755)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 21713)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
(Xem: 25897)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 41414)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
(Xem: 24890)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
(Xem: 23775)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đờihạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
(Xem: 15058)
Nếu như những tôn giáo khác chú trọng quyền năng của đấng Sáng thế, đòi hỏi sự tuân phục và niềm tin tuyệt đối, thì Phật giáo, từ ngàn xưa, luôn đẫm tinh thần dân chủ.
(Xem: 19962)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
(Xem: 37811)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 19081)
Ngõ Thoát - tức Phương Trời Cao Rộng 3, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1996
(Xem: 17685)
Bụi Đường - tức Phương Trời Cao Rộng 2, truyện dài của Vĩnh Hảo, Chiêu Hà xuất bản tại California, Hoa Kỳ năm 1995, tái bản năm 1996
(Xem: 23523)
Núi Xanh Mây Hồng - Truyện vừa của Vĩnh Hảo, Khởi viết tại Sài Gòn 1980, hoàn tất tại Long Thành 1982
(Xem: 36299)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
(Xem: 40355)
Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ... Thích Đồng Bổn
(Xem: 19489)
Đây là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp... Hoang Phong dịch
(Xem: 21700)
Ở trên khuôn viên của núi Mihintale hiện còn có một hang động và người ta cho rằng hang động ấy là nơi mà Tôn giả Mahinda đã ở lại đấy trong lần đầu tiên ngài đến Mihintale.
(Xem: 46164)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
(Xem: 35911)
Cốt Nhục Của Thiền là một tác phẩm ghi lại 101 câu chuyện về thiền ở Trung Hoa và Nhật Bản - Trần Trúc Lâm dịch
(Xem: 28588)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 28855)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32173)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 26276)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 33395)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 24071)
Đại Hội Khoáng Đại kỳ IV được triệu tập vào các ngày 17, 18, 19/03/2011 tại Chùa Pháp Hoa, 20 Butler Ave, Pennington, SA 5013, Australia
(Xem: 24803)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
(Xem: 54499)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant