- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG
GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Chuyện này vẫn in sâu trong ký ức tôi như một kỷ niệm đáng kể và thích thú nhất trong những mối liên hệ của tôi với bà Blavatsky. Ngày 4 tháng 4 năm 1879, bạn Mulji và tôi rời khỏi Bombay bằng xe lửa trong một chuyến du hành đến những hang động Karli. Cùng đi có một em trai giúp việc là Babula.
Đến ga Narel, chúng tôi xuống xe và dùng kiệu đi lên đồi đến Matheran, là Trung tâm bồi dưỡng của Sở Y tế thành phố Bombay. Tôi được cho biết rằng chúng tôi đến động Karli do lời mời của một vị chân sư mà tôi đã có liên hệ mật thiết ở Mỹ trong thời gian soạn bộ sách “Vén màn Isis”, và những đồ vật thực cần thiết cho sự tiện nghi của chúng tôi khi đi đường đã được ngài ra lệnh cung ứng đầy đủ. Bởi vậy, tôi không ngạc nhiên chút nào khi gặp tại ga Narel một người Ấn Độ ăn vận ra dáng trung lưu. Người này tiến về phía chúng tôi và vái chào rồi đưa ra một thông điệp bằng thổ ngữ Marathi. Mulji thông dịch lại cho chúng tôi hiểu đó là những lời chào mừng của vị chủ nhân, và đề nghị chúng tôi tùy ý chọn cách đi kiệu hay đi ngựa để lên núi, vì cả hai loại phương tiện này đều sẵn sàng.
Bà Blavatsky và tôi chọn đi kiệu, còn Mulji và Babula chọn đi ngựa. Thế rồi, chúng tôi lên đường trong đêm trăng sáng rỡ như ban ngày, mỗi chiếc kiệu có mười hai người phu khiêng vóc dáng vạm vỡ, mạnh khỏe, nước da sậm, dường như là thổ dân Thakur. Họ vừa đi lên dốc với những bước chân vững chắc, vừa hát theo một điệu nhạc bình dân nghe êm tai để giữ nhịp bước cho nhanh.
Đó là một đêm của vùng nhiệt đới. Cuộc hành trình của chúng tôi đầy những nét thi vị với một nền trời đầy sao chói sáng trước khi trăng lên, với tiếng côn trùng vang vang khắp nơi trong rừng già, với những loài chim ăn đêm gọi đáp lẫn nhau, những loài dơi lớn bay lượn thấp thoáng nhưng âm thầm không một tiếng động, tiếng lá dừa xào xạc trước gió cùng hương thơm của hoa rừng tỏa ra một mùi vị ấm áp, cay nồng, với tiếng hát lạ tai của những người phu khiêng kiệu để giữ nhịp đều với những bước chân đi nhanh thoăn thoắt.
Sáng hôm sau, chúng tôi lên xe lửa đi Khandalla, một thị trấn có khí hậu mát mẻ thuộc vùng núi. Tại đây, người phục vụ của chúng tôi ở Narel lại tiếp đón chúng tôi với một chiếc xe bò rộng rãi để đưa chúng tôi đến lữ quán của Chính phủ. Tại đây, chúng tôi nghỉ ngơi suốt một ngày và đêm hôm sau.
Chiều hôm chúng tôi đến, bạn Mulji dạo chơi đến ga xe lửa để nói chuyện với người xếp ga vốn là một người quen cũ, và gặp một việc lạ lùng làm anh ta rất ngạc nhiên.
Một chuyến xe lửa đến từ Bombay và ngừng lại bến ga, khi đó anh ta nghe có người gọi tên mình rất lớn từ trong xe. Nhìn từ toa xe này đến toa xe khác, anh thấy một người Ấn Độ đang vẫy tay gọi, anh liền bước đến gần cửa sổ của toa xe ấy. Thì ra người lạ mặt là nhân vật kỳ bí mà bà Blavatsky đã đến viếng thăm tại ngôi nhà bí mật! Người ấy trao cho Mulji một bó hoa tươi, dường như cùng một loại hoa hồng mà anh đã thấy trong vườn hoa của biệt thự trên bờ biển, và là thứ hoa đẹp nhất mà anh đã từng được biết. Người lạ mặt nói trong khi đoàn xe bắt đầu chuyển bánh: “Anh hãy trao bó hoa này lại cho Đại tá Olcott và nói là của tôi gửi tặng.”
Thế rồi Mulji trao bó hoa cho tôi và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Một giờ sau đó, tôi nói với bà Blavatsky rằng tôi muốn gửi lời cảm ơn vị chân sư về hảo ý của ngài đối với chúng tôi, và nếu bà có thể trao thư của tôi đến tay ngài thì tôi sẽ viết. Bà bằng lòng.
Thế là tôi viết một thông điệp ngắn rồi đưa cho bà. Bà đưa cho Mulji và bảo anh ta hãy đi thẳng theo con đường trước mặt và giao bức thư ấy. Mulji hỏi: “Nhưng tôi phải trao thư cho ai và ở đâu? Vì tôi không thấy có tên và địa chỉ người nhận ở ngoài bao thư.” Bà nói: “Không hề gì, anh hãy cầm lấy, rồi anh sẽ biết phải giao cho ai.”
Mulji làm theo lời dặn và thẳng tiến trên đường, nhưng sau đó mười phút, anh ta chạy trở về không kịp thở và lộ vẻ rất ngạc nhiên. “Thư đi rồi”, anh ta nói qua hơi thở đứt đoạn. Tôi hỏi: “Sao? Anh nói gì?” Anh ta lắp bắp: “Thư... lá thư... người ấy lấy đi rồi...” Tôi gặn hỏi: “Ai lấy thư ấy? Người ấy là ai?” Anhta nói: “Thưa Đại tá, tôi không biết, nếu đó không phải là ma quỉ hiện hình. Người ấy có thể từ dưới lòng đất chui lên, tôi có cảm tưởng như vậy. Tôi đang từ từ tiến bước, nhìn bên mặt, bên trái, và không biết phải làm gì để thi hành ý muốn của bà Blavatsky. Chung quanh tôi không có một bóng cây hay bụi rậm để có thể ẩn núp, mà chỉ có con đường bụi bặm và trắng xóa. Thình lình xuất hiện ngay trước mặt tôi một người chỉ cách đó có vài thước, cơ hồ như từ dưới đất chui lên và tiến về phía tôi. Đó là người ở ngôi biệt thự có hoa hồng, người đã đưa cho tôi bó hoa để tặng ông ở ga Khandalla, mà tôi đã nhìn thấy trên chuyến xe lửa đi Poona!”
Tôi phản đối: “Vô lý, anh đã mơ hoảng rồi đấy!”
“Không đâu, tôi vẫn tỉnh táo như thường. Người ấy nói: ‘Anh định đưa thư cho tôi phải không, lá thư anh đang cầm nơi tay?’ Tôi ngạc nhiên và nói: ‘Thưa ngài, tôi cũng không biết, vì thư không có địa chỉ.’ Ông ta nói: ‘Thư ấy của tôi, anh đưa đây.’ Rồi ông ấy lấy thư trên tay tôi và nói: ‘Bây giờ anh hãy về đi.’ Tôi quay lưng đi vừa độ một lát và quay lại nhìn xem thì ông ta đã biến mất: con đường trống trơn! Tôi sợ quá, quay lại chạy về, nhưng vừa chạy được chừng năm mươi thước thì nghe một giọng nói bên tai tôi: ‘Đừng có điên lên như thế, hãy bình tĩnh một chút, mọi việc đều tốt lành.’ Điều này lại càng làm cho tôi sợ hơn nữa, vì chung quanh tôi không có một người nào. Tôi chạy một hơi không nghỉ về đến đây.”
Đó là câu chuyện tường thuật của Mulji và tôi lặp lại trung thực những lời anh ta đã nói với tôi. Nếu có thể tin ở bề ngoài, thì chắc chắn anh ta đã nói sự thật, vì cơn sợ hãi và xúc động của anh thật quá rõ rệt, không thể nói đó là sự giả vờ với một người rất vụng về như anh ta. Hơn nữa, có một nội dung yêu cầu trong bức thông điệp của tôi đã được chân sư trả lời trong một bức thư của ngài mà sau đó tôi đã nhận được tại lữ quán ở Bhurtpore, tỉnh Rajputana, cách chỗ Mulji gặp người lạ mặt trên một ngàn dặm đường. Và đó là một sự kiện đáng kể.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG BỐN: BIỆT THỰ HOA HỒNG
II.
Bây giờ tôi xin kể theo thứ tự thời gian một câu chuyện du hành lý thú, độc đáo. Những sự việc diễn biến ở đây đã được bà Blavatsky khai triển thêm một cách vô cùng phong phú trong quyển “Động thẳm rừng già của Ấn Độ”.Chuyện này vẫn in sâu trong ký ức tôi như một kỷ niệm đáng kể và thích thú nhất trong những mối liên hệ của tôi với bà Blavatsky. Ngày 4 tháng 4 năm 1879, bạn Mulji và tôi rời khỏi Bombay bằng xe lửa trong một chuyến du hành đến những hang động Karli. Cùng đi có một em trai giúp việc là Babula.
Đến ga Narel, chúng tôi xuống xe và dùng kiệu đi lên đồi đến Matheran, là Trung tâm bồi dưỡng của Sở Y tế thành phố Bombay. Tôi được cho biết rằng chúng tôi đến động Karli do lời mời của một vị chân sư mà tôi đã có liên hệ mật thiết ở Mỹ trong thời gian soạn bộ sách “Vén màn Isis”, và những đồ vật thực cần thiết cho sự tiện nghi của chúng tôi khi đi đường đã được ngài ra lệnh cung ứng đầy đủ. Bởi vậy, tôi không ngạc nhiên chút nào khi gặp tại ga Narel một người Ấn Độ ăn vận ra dáng trung lưu. Người này tiến về phía chúng tôi và vái chào rồi đưa ra một thông điệp bằng thổ ngữ Marathi. Mulji thông dịch lại cho chúng tôi hiểu đó là những lời chào mừng của vị chủ nhân, và đề nghị chúng tôi tùy ý chọn cách đi kiệu hay đi ngựa để lên núi, vì cả hai loại phương tiện này đều sẵn sàng.
Bà Blavatsky và tôi chọn đi kiệu, còn Mulji và Babula chọn đi ngựa. Thế rồi, chúng tôi lên đường trong đêm trăng sáng rỡ như ban ngày, mỗi chiếc kiệu có mười hai người phu khiêng vóc dáng vạm vỡ, mạnh khỏe, nước da sậm, dường như là thổ dân Thakur. Họ vừa đi lên dốc với những bước chân vững chắc, vừa hát theo một điệu nhạc bình dân nghe êm tai để giữ nhịp bước cho nhanh.
Đó là một đêm của vùng nhiệt đới. Cuộc hành trình của chúng tôi đầy những nét thi vị với một nền trời đầy sao chói sáng trước khi trăng lên, với tiếng côn trùng vang vang khắp nơi trong rừng già, với những loài chim ăn đêm gọi đáp lẫn nhau, những loài dơi lớn bay lượn thấp thoáng nhưng âm thầm không một tiếng động, tiếng lá dừa xào xạc trước gió cùng hương thơm của hoa rừng tỏa ra một mùi vị ấm áp, cay nồng, với tiếng hát lạ tai của những người phu khiêng kiệu để giữ nhịp đều với những bước chân đi nhanh thoăn thoắt.
Sáng hôm sau, chúng tôi lên xe lửa đi Khandalla, một thị trấn có khí hậu mát mẻ thuộc vùng núi. Tại đây, người phục vụ của chúng tôi ở Narel lại tiếp đón chúng tôi với một chiếc xe bò rộng rãi để đưa chúng tôi đến lữ quán của Chính phủ. Tại đây, chúng tôi nghỉ ngơi suốt một ngày và đêm hôm sau.
Chiều hôm chúng tôi đến, bạn Mulji dạo chơi đến ga xe lửa để nói chuyện với người xếp ga vốn là một người quen cũ, và gặp một việc lạ lùng làm anh ta rất ngạc nhiên.
Một chuyến xe lửa đến từ Bombay và ngừng lại bến ga, khi đó anh ta nghe có người gọi tên mình rất lớn từ trong xe. Nhìn từ toa xe này đến toa xe khác, anh thấy một người Ấn Độ đang vẫy tay gọi, anh liền bước đến gần cửa sổ của toa xe ấy. Thì ra người lạ mặt là nhân vật kỳ bí mà bà Blavatsky đã đến viếng thăm tại ngôi nhà bí mật! Người ấy trao cho Mulji một bó hoa tươi, dường như cùng một loại hoa hồng mà anh đã thấy trong vườn hoa của biệt thự trên bờ biển, và là thứ hoa đẹp nhất mà anh đã từng được biết. Người lạ mặt nói trong khi đoàn xe bắt đầu chuyển bánh: “Anh hãy trao bó hoa này lại cho Đại tá Olcott và nói là của tôi gửi tặng.”
Thế rồi Mulji trao bó hoa cho tôi và kể lại đầu đuôi câu chuyện. Một giờ sau đó, tôi nói với bà Blavatsky rằng tôi muốn gửi lời cảm ơn vị chân sư về hảo ý của ngài đối với chúng tôi, và nếu bà có thể trao thư của tôi đến tay ngài thì tôi sẽ viết. Bà bằng lòng.
Thế là tôi viết một thông điệp ngắn rồi đưa cho bà. Bà đưa cho Mulji và bảo anh ta hãy đi thẳng theo con đường trước mặt và giao bức thư ấy. Mulji hỏi: “Nhưng tôi phải trao thư cho ai và ở đâu? Vì tôi không thấy có tên và địa chỉ người nhận ở ngoài bao thư.” Bà nói: “Không hề gì, anh hãy cầm lấy, rồi anh sẽ biết phải giao cho ai.”
Mulji làm theo lời dặn và thẳng tiến trên đường, nhưng sau đó mười phút, anh ta chạy trở về không kịp thở và lộ vẻ rất ngạc nhiên. “Thư đi rồi”, anh ta nói qua hơi thở đứt đoạn. Tôi hỏi: “Sao? Anh nói gì?” Anh ta lắp bắp: “Thư... lá thư... người ấy lấy đi rồi...” Tôi gặn hỏi: “Ai lấy thư ấy? Người ấy là ai?” Anhta nói: “Thưa Đại tá, tôi không biết, nếu đó không phải là ma quỉ hiện hình. Người ấy có thể từ dưới lòng đất chui lên, tôi có cảm tưởng như vậy. Tôi đang từ từ tiến bước, nhìn bên mặt, bên trái, và không biết phải làm gì để thi hành ý muốn của bà Blavatsky. Chung quanh tôi không có một bóng cây hay bụi rậm để có thể ẩn núp, mà chỉ có con đường bụi bặm và trắng xóa. Thình lình xuất hiện ngay trước mặt tôi một người chỉ cách đó có vài thước, cơ hồ như từ dưới đất chui lên và tiến về phía tôi. Đó là người ở ngôi biệt thự có hoa hồng, người đã đưa cho tôi bó hoa để tặng ông ở ga Khandalla, mà tôi đã nhìn thấy trên chuyến xe lửa đi Poona!”
Tôi phản đối: “Vô lý, anh đã mơ hoảng rồi đấy!”
“Không đâu, tôi vẫn tỉnh táo như thường. Người ấy nói: ‘Anh định đưa thư cho tôi phải không, lá thư anh đang cầm nơi tay?’ Tôi ngạc nhiên và nói: ‘Thưa ngài, tôi cũng không biết, vì thư không có địa chỉ.’ Ông ta nói: ‘Thư ấy của tôi, anh đưa đây.’ Rồi ông ấy lấy thư trên tay tôi và nói: ‘Bây giờ anh hãy về đi.’ Tôi quay lưng đi vừa độ một lát và quay lại nhìn xem thì ông ta đã biến mất: con đường trống trơn! Tôi sợ quá, quay lại chạy về, nhưng vừa chạy được chừng năm mươi thước thì nghe một giọng nói bên tai tôi: ‘Đừng có điên lên như thế, hãy bình tĩnh một chút, mọi việc đều tốt lành.’ Điều này lại càng làm cho tôi sợ hơn nữa, vì chung quanh tôi không có một người nào. Tôi chạy một hơi không nghỉ về đến đây.”
Đó là câu chuyện tường thuật của Mulji và tôi lặp lại trung thực những lời anh ta đã nói với tôi. Nếu có thể tin ở bề ngoài, thì chắc chắn anh ta đã nói sự thật, vì cơn sợ hãi và xúc động của anh thật quá rõ rệt, không thể nói đó là sự giả vờ với một người rất vụng về như anh ta. Hơn nữa, có một nội dung yêu cầu trong bức thông điệp của tôi đã được chân sư trả lời trong một bức thư của ngài mà sau đó tôi đã nhận được tại lữ quán ở Bhurtpore, tỉnh Rajputana, cách chỗ Mulji gặp người lạ mặt trên một ngàn dặm đường. Và đó là một sự kiện đáng kể.
Send comment