- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG
GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Vài người giặt giũ y phục trên những bậc thang bằng đá. Những nhà tu khổ hạnh mình trần bôi tro thánh biểu hiệu cho dòng tu hay môn phái của họ. Những phụ nữ lấy bùn lau chùi và đánh bóng những bình đựng nước bằng đồng cho đến khi sáng chói như mới, múc đầy nước sông Hằng vào bình rồi cắp bên hông, thong thả đi lên bờ.
Những nhóm người khác tiến đến khu vực hỏa táng. Tại đây xác người chết được thiêu trên đống lửa hồng, trong khi những tử thi khác chờ đến lượt.
Ánh nắng ban mai chiếu sáng rực trên những bình đựng nước bằng đồng của các cô gái Ấn, làm nổi bật màu sắc lòe loẹt trên y phục đỏ thắm của họ cùng những khăn vấn đầu màu sặc sỡ của bọn đàn ông. Những đám đông lũ lượt nối tiếp nhau lên xuống không ngớt trên những nấc thang rộng rãi từ mặt nước sông đưa lên đến mặt đường lộ của thành phố tấp nập ồn ào.
Trong khi đó, những chiếc thuyền hình dáng lạ mắt với mũi thuyền chạm hình con công từ từ lướt trên giòng sông. Cảnh tượng ấy thật không đâu có, ngoài ra ở thánh địa Ba-la-nại vào những buổi sáng sớm. Điều gây một ấn tượng sâu xa hơn nữa là cũng một cảnh tượng ấy vẫn tái diễn hằng ngày kể từ những thế hệ xa xưa nhất. Những gì người ta nhìn thấy ngày hôm nay dường như đã từng diễn ra kể từ khi đấng hóa thân Krishna xuất hiện giữa loài người.
Nhưng khung cảnh này sẽ còn tồn tại bao lâu nữa thì không ai có thể nói trước. Bàn tay tàn phá của thời gian đã tác động vào những dinh thự lâu đài trên bờ sông. Vài ngôi dinh cơ đồ sộ nguy nga nhất và vài khu vực trên những bậc thang tam cấp bằng đá đã loang lổ, sụp đổ. Những ngôi kiến trúc to lớn, nền tảng bị lung lay vì những trận ngập lụt của nước sông Hằng lên cao, đã ngả nghiêng xiêu vẹo, hoặc sụp xuống dưới mặt nước. Những tảng vôi, hồ, đã rơi xuống từ những vách tường loang lổ của các ngôi dinh thự, để lộ ra ngoài những viên gạch đỏ. Một ngôi đền Hồi giáo vĩ đại với những bầu tròn và tháp nhọn nhô lên cao như có vẻ ngự trị khắp vùng, được xây bằng những tảng đá của những ngôi đền Ấn giáo cổ mà quân Hồi đã phá huœy.
Khu hỏa táng là một nơi xác xơ tiêu điều. Tại đó những đống cuœi lửa thiêu xác được chất trên những đống gạch ngói hoang tàn.
Tôi có cảm tưởng rằng những tín đồ Ấn giáo ngày nay xuống sông tắm gội mỗi buổi sáng, dường như làm những nghi thức tôn giáo này một cách hời hợt cẩu thả cho có hình thức thế thôi, chứ không phải do động lực thúc đẩy sâu xa của lòng sùng tín chân thành như xưa kia.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG MƯỜI BA: ADYAR
I.
Trong chuyến đi Ba-la-nại, một buổi sáng chúng tôi ngồi thuyền lướt trên mặt nước sông Hằng, và bận về chúng tôi cho thuyền trôi dọc theo bờ sông để ngắm cảnh tượng độc đáo của muôn nghìn tín đồ Ấn giáo sùng tín xuống tắm dưới sông vào buổi sáng sớm. Hàng nghìn tín đồ lũ lượt đi xuống những bậc tam cấp xây bằng đá ven bờ sông. Họ ngồi kiết-già nhập định trên những bục gỗ có mái che bằng lá dừa, hoặc đứng dưới sông, chỗ mực nước vừa tới đầu gối, chắp tay lẩm bẩm đọc kinh cầu nguyện.Vài người giặt giũ y phục trên những bậc thang bằng đá. Những nhà tu khổ hạnh mình trần bôi tro thánh biểu hiệu cho dòng tu hay môn phái của họ. Những phụ nữ lấy bùn lau chùi và đánh bóng những bình đựng nước bằng đồng cho đến khi sáng chói như mới, múc đầy nước sông Hằng vào bình rồi cắp bên hông, thong thả đi lên bờ.
Những nhóm người khác tiến đến khu vực hỏa táng. Tại đây xác người chết được thiêu trên đống lửa hồng, trong khi những tử thi khác chờ đến lượt.
Ánh nắng ban mai chiếu sáng rực trên những bình đựng nước bằng đồng của các cô gái Ấn, làm nổi bật màu sắc lòe loẹt trên y phục đỏ thắm của họ cùng những khăn vấn đầu màu sặc sỡ của bọn đàn ông. Những đám đông lũ lượt nối tiếp nhau lên xuống không ngớt trên những nấc thang rộng rãi từ mặt nước sông đưa lên đến mặt đường lộ của thành phố tấp nập ồn ào.
Trong khi đó, những chiếc thuyền hình dáng lạ mắt với mũi thuyền chạm hình con công từ từ lướt trên giòng sông. Cảnh tượng ấy thật không đâu có, ngoài ra ở thánh địa Ba-la-nại vào những buổi sáng sớm. Điều gây một ấn tượng sâu xa hơn nữa là cũng một cảnh tượng ấy vẫn tái diễn hằng ngày kể từ những thế hệ xa xưa nhất. Những gì người ta nhìn thấy ngày hôm nay dường như đã từng diễn ra kể từ khi đấng hóa thân Krishna xuất hiện giữa loài người.
Nhưng khung cảnh này sẽ còn tồn tại bao lâu nữa thì không ai có thể nói trước. Bàn tay tàn phá của thời gian đã tác động vào những dinh thự lâu đài trên bờ sông. Vài ngôi dinh cơ đồ sộ nguy nga nhất và vài khu vực trên những bậc thang tam cấp bằng đá đã loang lổ, sụp đổ. Những ngôi kiến trúc to lớn, nền tảng bị lung lay vì những trận ngập lụt của nước sông Hằng lên cao, đã ngả nghiêng xiêu vẹo, hoặc sụp xuống dưới mặt nước. Những tảng vôi, hồ, đã rơi xuống từ những vách tường loang lổ của các ngôi dinh thự, để lộ ra ngoài những viên gạch đỏ. Một ngôi đền Hồi giáo vĩ đại với những bầu tròn và tháp nhọn nhô lên cao như có vẻ ngự trị khắp vùng, được xây bằng những tảng đá của những ngôi đền Ấn giáo cổ mà quân Hồi đã phá huœy.
Khu hỏa táng là một nơi xác xơ tiêu điều. Tại đó những đống cuœi lửa thiêu xác được chất trên những đống gạch ngói hoang tàn.
Tôi có cảm tưởng rằng những tín đồ Ấn giáo ngày nay xuống sông tắm gội mỗi buổi sáng, dường như làm những nghi thức tôn giáo này một cách hời hợt cẩu thả cho có hình thức thế thôi, chứ không phải do động lực thúc đẩy sâu xa của lòng sùng tín chân thành như xưa kia.
Send comment