- Chương Một: Vài nét phác họa tính cách của bà Blavatsky
- Chương Hai: Hành trình sang Ấn Độ
- Chương Ba: Một động phù thủy
- Chương Bốn: Biệt thự hoa hồng
- Chương Năm: Viếng động Karli
- Chương Sáu: Một chuyến đi lên miền Bắc
- Chương Bảy: Nữ tu sĩ Maji
- Chương Tám: Pháp môn Yoga
- Chương Chín: Viếng thăm Tích Lan
- Chương Mười: Một cuộc khủng hoảng nội bộ
- Chương Mười Một: Thị trấn Simla
- Chương Mười Hai: Vài mẩu chuyện bên lề
- Chương Mười Ba: Adjar
- Chương Mười Bốn: Cái giếng thần
- Chương Mười Lăm: Bí quyết của sự chữa bệnh
- Chương Mười Sáu: Chân sư K.H. tại Lahore
- Chương Mười Bảy: Damodar biệt tích
NHỮNG
GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Tôi được biết rằng vị Quốc vương có tục lệ tặng quà rất hậu bằng tiền và đồ y trang quý giá cho các vị tân khách, nhưng tôi quyết từ chối không nhận dù chỉ một ru-pi, vì việc ấy không phù hợp với thói quen của tôi.
Vị sứ giả không biết phải xử sự ra sao giữa hai đàng với những lập trường cứng rắn như thế. Một cuộc trao đổi điện tín tiếp theo sau đó vẫn không làm cho tình trạng được tốt đẹp hơn. Rốt cuộc, vấn đề được giải quyết bằng một cách làm thỏa mãn cả đôi bên. Chúng tôi thỏa thuận rằng quà tặng của nhà vua sẽ được tôi tiếp nhận với tư cách Hội trưởng Hội Thông thiên học, vì trên cưong vị này thì tôi sẵn sàng chấp nhận mọi sự đóng góp hay biếu tặng cho Hội, dù là số tiền lớn hay nhỏ, miễn không gây thiệt hại cho bất cứ người nào.
Khi đến thủ đô Jammu, tôi được đưa đến tòa Vương cung. Tại đây, vị Quốc vương tiếp đón tôi một cách niềm nở, trang trọng theo nghi lễ, tỏ cho tôi thấy rằng tôi được nghênh tiếp như một vị thượng khách.
Sau khi đã phân ngôi chủ khách và trao đổi những lời chúc mừng xã giao thông thường, Quốc vương mới cùng tôi đàm luận về triết học và đạo lý. Tôi nhận thấy ông thông thạo triết lý Phệ-đà và cũng thông suốt các môn phái triết học Ấn Độ. Quốc vương hoàn toàn tin tưởng nơi sự hiện diện của các đấng chân sư, và tin rằng các ngài sẽ giúp cho xứ Ấn Độ có được những gì tùy theo nghiệp quả của nó cho phép chứ không hơn nữa.
Quốc vương cũng nói qua về vấn đề sức khỏe kém của ông. Ông biết tôi đã từng chữa khỏi bệnh cho nhiều người, và gần đây tôi đã được lệnh ngưng công việc đó, nhưng hỏi rằng tôi có thể nào giúp cho ông giảm bớt cơn nhức đầu dữ dội mà ông đang chịu đựng. Lẽ tự nhiên tôi bằng lòng, và sau khi Quốc vương đã tháo gỡ cái khăn vấn đầu, tôi mới khoát tay truyền điện cho ông. Tôi rất thích thú mà làm cho Quốc vương hết đau nhức, và khi cuộc hội kiến chấm dứt, Quốc vương yêu cầu tôi hãy đến viếng ông mỗi ngày hai lần trong thời gian lưu trú tại đây, để chúng tôi còn trao đổi với nhau về các vấn đề tôn giáo cao siêu mà cả hai chúng tôi đều ưa thích.
Ngày hôm sau, tôi đến hoàng cung hai lần để tiếp tục cuộc đàm thoại về đạo lý và cũng để truyền điện chữa bệnh cho Quốc vương. Vị Thủ tướng cũng có mặt cùng với những quan viên khác, gồm cả vị Chánh án Tư pháp, và thỉnh thoảng cũng xen vào câu chuyện đạo lý, theo lối tự nhiên của người phương Đông.
Vị Chánh án đã cùng tôi đàm luận suốt buổi tối hôm đó, và trong buổi nói chuyện, ông ta nói rằng Quốc vương rất quý mến tôi đến mức sẵn sàng thỏa mãn bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi nghe thì biết vậy thôi, nhưng không lưu ý lời nói ấy. Tuy nhiên, sau khi ông Chánh án đã ra về, tôi lấy làm ngạc nhiên vì bạn Brown đã dựa vào lời nói ấy mà yêu cầu tôi xin cho y được bổ nhiệm chức Thẩm phán.
Tôi nói: “Sao? Anh đến Ấn Độ để hiến thân vào công việc phụng sự. Tôi đã viết thư cảnh cáo anh đừng có trông đợi gì ngoài việc chấp nhận hy sinh. Anh lại vừa có cái vinh hạnh được một vị chân sư đến viếng và gửi thư cho anh, đó là một ân sủng đặc biệt mà nhiều hội viên kỳ cựu nhất của Hội Thông thiên học cũng chưa có được! Thế mà nay anh lại sẵn sàng ngã quỵ trước sự cám dỗ đầu tiên và xin được nhận một chức vụ ngoài khả năng của mình?”
Tôi giải thích cho anh ta rằng nếu thật sự vị Quốc vương kính trọng tôi, đó là vì ông ta biết rằng tôi không hề nhận lấy bất cứ một món quà tặng hay một ân huệ nào cho riêng mình, hay cho bất cứ một người thân nào. Sau cùng, anh ta đã nghe ra và không nói thêm gì nữa, nhưng việc này đã phơi bày tâm địa của anh ta một cách rõ ràng trước mắt tôi, và cuộc đời anh ta sau đó đã xác nhận đúng những gì tôi cảm nhận về trình độ và con người của anh ta.
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
CHƯƠNG MƯỜI SÁU: CHÂN SƯ K. H. TẠI LAHORE
V.
Ngày hôm sau, chúng tôi nhổ trại và rời Lahore đi Jammu theo lời mời của vị Quốc vương xứ Kashmir. Một quan viên ban tiếp tân của nhà vua được gửi đến Lahore để tiếp đón và đưa tôi về kinh đô.Tôi được biết rằng vị Quốc vương có tục lệ tặng quà rất hậu bằng tiền và đồ y trang quý giá cho các vị tân khách, nhưng tôi quyết từ chối không nhận dù chỉ một ru-pi, vì việc ấy không phù hợp với thói quen của tôi.
Vị sứ giả không biết phải xử sự ra sao giữa hai đàng với những lập trường cứng rắn như thế. Một cuộc trao đổi điện tín tiếp theo sau đó vẫn không làm cho tình trạng được tốt đẹp hơn. Rốt cuộc, vấn đề được giải quyết bằng một cách làm thỏa mãn cả đôi bên. Chúng tôi thỏa thuận rằng quà tặng của nhà vua sẽ được tôi tiếp nhận với tư cách Hội trưởng Hội Thông thiên học, vì trên cưong vị này thì tôi sẵn sàng chấp nhận mọi sự đóng góp hay biếu tặng cho Hội, dù là số tiền lớn hay nhỏ, miễn không gây thiệt hại cho bất cứ người nào.
Khi đến thủ đô Jammu, tôi được đưa đến tòa Vương cung. Tại đây, vị Quốc vương tiếp đón tôi một cách niềm nở, trang trọng theo nghi lễ, tỏ cho tôi thấy rằng tôi được nghênh tiếp như một vị thượng khách.
Sau khi đã phân ngôi chủ khách và trao đổi những lời chúc mừng xã giao thông thường, Quốc vương mới cùng tôi đàm luận về triết học và đạo lý. Tôi nhận thấy ông thông thạo triết lý Phệ-đà và cũng thông suốt các môn phái triết học Ấn Độ. Quốc vương hoàn toàn tin tưởng nơi sự hiện diện của các đấng chân sư, và tin rằng các ngài sẽ giúp cho xứ Ấn Độ có được những gì tùy theo nghiệp quả của nó cho phép chứ không hơn nữa.
Quốc vương cũng nói qua về vấn đề sức khỏe kém của ông. Ông biết tôi đã từng chữa khỏi bệnh cho nhiều người, và gần đây tôi đã được lệnh ngưng công việc đó, nhưng hỏi rằng tôi có thể nào giúp cho ông giảm bớt cơn nhức đầu dữ dội mà ông đang chịu đựng. Lẽ tự nhiên tôi bằng lòng, và sau khi Quốc vương đã tháo gỡ cái khăn vấn đầu, tôi mới khoát tay truyền điện cho ông. Tôi rất thích thú mà làm cho Quốc vương hết đau nhức, và khi cuộc hội kiến chấm dứt, Quốc vương yêu cầu tôi hãy đến viếng ông mỗi ngày hai lần trong thời gian lưu trú tại đây, để chúng tôi còn trao đổi với nhau về các vấn đề tôn giáo cao siêu mà cả hai chúng tôi đều ưa thích.
Ngày hôm sau, tôi đến hoàng cung hai lần để tiếp tục cuộc đàm thoại về đạo lý và cũng để truyền điện chữa bệnh cho Quốc vương. Vị Thủ tướng cũng có mặt cùng với những quan viên khác, gồm cả vị Chánh án Tư pháp, và thỉnh thoảng cũng xen vào câu chuyện đạo lý, theo lối tự nhiên của người phương Đông.
Vị Chánh án đã cùng tôi đàm luận suốt buổi tối hôm đó, và trong buổi nói chuyện, ông ta nói rằng Quốc vương rất quý mến tôi đến mức sẵn sàng thỏa mãn bất cứ điều gì tôi muốn. Tôi nghe thì biết vậy thôi, nhưng không lưu ý lời nói ấy. Tuy nhiên, sau khi ông Chánh án đã ra về, tôi lấy làm ngạc nhiên vì bạn Brown đã dựa vào lời nói ấy mà yêu cầu tôi xin cho y được bổ nhiệm chức Thẩm phán.
Tôi nói: “Sao? Anh đến Ấn Độ để hiến thân vào công việc phụng sự. Tôi đã viết thư cảnh cáo anh đừng có trông đợi gì ngoài việc chấp nhận hy sinh. Anh lại vừa có cái vinh hạnh được một vị chân sư đến viếng và gửi thư cho anh, đó là một ân sủng đặc biệt mà nhiều hội viên kỳ cựu nhất của Hội Thông thiên học cũng chưa có được! Thế mà nay anh lại sẵn sàng ngã quỵ trước sự cám dỗ đầu tiên và xin được nhận một chức vụ ngoài khả năng của mình?”
Tôi giải thích cho anh ta rằng nếu thật sự vị Quốc vương kính trọng tôi, đó là vì ông ta biết rằng tôi không hề nhận lấy bất cứ một món quà tặng hay một ân huệ nào cho riêng mình, hay cho bất cứ một người thân nào. Sau cùng, anh ta đã nghe ra và không nói thêm gì nữa, nhưng việc này đã phơi bày tâm địa của anh ta một cách rõ ràng trước mắt tôi, và cuộc đời anh ta sau đó đã xác nhận đúng những gì tôi cảm nhận về trình độ và con người của anh ta.
Send comment